Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Chủ đề tình yêu trong thơ vi thuỳ linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.13 KB, 74 trang )

Bai tiêu luân

Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Nhưng ở những thời kỳ lịch
sử khác nhau, tương ứng với những điều kiện văn hoá- xã hội, tư tưởng nhân
sinh, thẩm mĩ nhất định, mỗi nền văn học lại có những quan niệm và cách thể
hiện riêng về tình yêu. Trong văn học dân gian Việt Nam, đề tài tình yêu được
nói đến khá phong phú qua các câu ca dao, điệu hò, những câu hát trao duyên...
Nhưng sang đến thời kỳ văn học trung đại, đề tài này chỉ được đề cập đến một
cách chung chung, dè dặt. Tình yêu gắn với tình cảm vợ chồng, gắn với khuôn
mẫu trong xã hội phong kiến "tam cương ngũ thường" (người quân tử) và "tam
tòng tứ đức" (người phụ nữ). Đến thời hiện đại, với sự trỗi dậy của cái tôi cá
nhân, đề tài tình yêu được thể hiện mạnh mẽ nồng nhiệt và đắm say hơn trong
phong trào Thơ mới 1932- 1945 bởi những tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương v.v. Như vậy, tương
ứng với từng thời đại lịch sử - thẩm mĩ khác nhau, chủ đề tình yêu trong thơ của
mỗi tác giả lại được khai thác, xử lý theo những cách thức nghệ thuật không
giống nhau. Chính điều đó đã góp phần tạo nên diện mạo thi ca riêng, độc đáo
của họ.
1.2. Trong những năm gần đây, một trong những hiện tượng thơ nổi bật
gây nhiều chú ý, phải kể đến Vi Thuỳ Linh. Ngay khi xuất hiện tập thơ đầu tiên
Khát (1999), Vi Thuỳ Linh đã tạo được một ấn tượng khá mạnh mẽ trên thi đàn.
Sau đó cùng với sự xuất hiện tiếp tục các tập thơ Linh (2000), Đồng Tử (2005),
Vili in love (2008), Vi Thuỳ Linh đã trở thành một hiện tượng thơ nữ gây nhiều
tranh cãi trong giới phê bình và độc giả. Thơ Linh viết nhiều về tình yêu, tình
dục như một nhu cầu bản năng, tự nhiên chính đáng của con người. Đó cũng là
một biểu hiện của khát vọng tự do, giải phóng cá tính. Có thể nói, tình yêu là
một chủ đề hết sức nổi bật trong thơ Vi Thùy Linh. Nó gắn liền với một quan
niệm riêng về tình yêu cá nhân và những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ trong nghệ
thuật thể hiện của tác giả.


SV: Anh Lung

Page 1


Bai tiêu luân
1.3. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cách
toàn diện và tập trung về hiện tượng thơ tình Vi Thuỳ Linh. Vì thế, chúng tôi
quyết định chọn Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh làm đề tài nghiên cứu
của khoá luận.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến tập thơ thứ 4 Vili in love được công bố vào đầu tháng 11. 2008,
Vi Thuỳ Linh đã khẳng định được chỗ đứng riêng của mình trong dòng chảy thơ
ca đương đại Việt Nam. So với thế hệ đàn chị như Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn,
Nguyễn Thị Hồng Ngát, ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn,… và những nhà thơ cùng
thời như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Phan Thị Vàng Anh, Trương Quế Chi,
… Vi Thuỳ Linh thực sự có những thế mạnh riêng. Với một quan niệm "dấn
thân" sáng tạo quyết liệt và cả những "tuyên ngôn" mạnh bạo, thậm chí có phần
thách thức trên báo chí và các phương tiện truyền thông, với một cá tính thơ
cứng cỏi, mạnh mẽ và sức viết khá dồi dào, Vi Thuỳ Linh đã trở thành một hiện
tượng trong giới viết trẻ hôm nay. Trong vòng 10 năm, Vi Thuỳ Linh đã có bốn
tập thơ: Khát (1999), Linh (2000), Đồng tử (2005), Vili in love (2008). Những
tập thơ của Vi Thuỳ Linh đã gây tranh luận xôn xao trong giới độc giả cũng như
trong giới nghiên cứu, phê bình.
Xoay quanh những sáng tác của Vi Thuỳ Linh có hai xu hướng đánh giá
trái ngược nhau. Có những người tích cực ủng hộ cho giọng thơ mới này như:
Trần Đăng Khoa, Inrasara, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh
Thảo, Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo… Nhưng cũng có những người phản
đối kịch liệt, thậm chí xem nhẹ thơ Vi Thuỳ Linh, tiêu biểu như: Nguyễn Thanh
Sơn, Chu Thị Thơm, Trần Mạnh Hảo… Có thể kể đến một số bài viết sau:

- Một ước mơ dữ dội: Làm mẹ của Thanh Thảo, báo Kiến thức gia đình, số
170, 2000.
- Khi nhục cảm đã vượt qua con chữ của Chu Thị Thơm, GD & TĐ số 27,
3. 2001.

SV: Anh Lung

Page 2


Bai tiêu luân
- Linh ơi…! trong cuốn Phê bình văn học của tôi của Nguyễn Thanh Sơn,
Nxb Trẻ, 2002.
- Thơ Vi Thuỳ Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ của Nguyễn Việt
Chiến, lời tựa tập Khát, 2005.
- Đọc lại Vi Thuỳ Linh của Trần Đăng Khoa, lời tựa tập Linh, 2005.
- Người tận lực tham ô tuổi trẻ của Phạm Xuân Nguyên, 9. 2005
- Bài Hiện tượng Vi Thuỳ Linh của Nguyễn Huy Thiệp, báo Sinh viên Việt
Nam, 9 - 2005.
- Thơ đương đại - một góc nhìn của Phạm Minh Đăng, thotre.com.vn.
- 10 khuôn mặt thơ trẻ đương đại của Bùi Công Thuấn, Thotre.com.vn.
- Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời của Trần Thiện Khanh,

- Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ của Inrasara, Nxb Hội nhà
văn, 2007. v.v.
Nguyễn Huy Thiệp trong bài Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, đã xem Vi Thuỳ
Linh như một hiện tượng nổi bật trong thơ trẻ hiện nay. Theo Nguyễn Huy
Thiệp: "Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam. Một tiếng thơ lạ.
Vi Thuỳ Linh mới chỉ đi những bước đầu tiên trên con đường thơ truân chuyên
gian khó của mình…". Ông cũng thể hiện sự tin tưởng vào lớp nhà thơ trẻ, đặc

biệt là Vi Thuỳ Linh. Ông cho rằng: các nhà thơ trẻ phải ý thức được "sự
nghiệp" của mình nếu như họ muốn dẫn thân vào "hội đoạn trường" để mà biết
cách bền gan tu chí. Đồng thời "những nhà thơ trẻ rất cần nâng đỡ về mặt tinh
thần, tình cảm, cần sự chỉ dẫn của những người đi trước"[13, tr.121 -124].
Trong bài Thơ Vi Thuỳ Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ,
Nguyễn Việt Chiến đã có nhận xét: "Lặng lẽ theo dõi Vi Thuỳ Linh trên thi - đàn
- trẻ nhiều biến động trong những năm qua, tôi có cảm giác trong con - người thơ ấy luôn trỗi dậy các cơn "cuồng lũ" từ những mê - lộ - chữ. Sự chất chứa
khiến ta liên tưởng tới một miệng núi lửa đang trào sôi nham thạch, dự báo
nhiều khoảnh khắc thơ". Ông còn viết: "Tuy Vi Thuỳ Linh có lúc như tín đồ cực
SV: Anh Lung

Page 3


Bai tiêu luân
đoan của Thi - giáo làm không ít người khó chịu, nhưng nhìn vào sáng tác thơ
của nhà thơ trẻ này cứ đều đặn trên thi đàn đã làm cho những người khó tính
cũng phải ghi nhận những nỗ lực và mong muốn đổi mới thi ca của Linh".
Nguyễn Việt Chiến cũng đưa ra một dự cảm về một cuộc cách mạng thơ trong
tương lai: "Với khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng sáng tạo luôn tràn đầy
trong tâm thế, cây bút này vượt lên bằng cá - tính - thơ của mình để cùng những
nhà thơ trẻ hôm nay báo hiệu một ngày mới đang đến với thi ca đương đại Việt
Nam" [12, tr.5 -7] .
Trần Đăng Khoa đã nhận xét về thơ Vi Thùy Linh như sau: "Phải nói rằng
Vi Thuỳ Linh là người dũng cảm và tự tin. Chị vịn vào nội lực ấy để mà đứng
dậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt…". Ông cho rằng thơ Vi
Thuỳ Linh “ngổn ngang và rậm rạp trong suy nghĩ trăn trở của ngày hôm nay,
chị vứt hết mọi loè loẹt của từng con chữ, chị bỏ vần điệu, thậm chí bỏ cả nhạc
điệu - là cái tối thiểu cần phải có trong thơ" [13, tr.6].
Báo Kiến thức gia đình số 170, 2000 có bài Một ước mơ dữ dội: Làm mẹ nhà

thơ Thanh Thảo cũng đánh giá cao thơ Vi Thuỳ Linh và cho rằng đó là "hiện tượng
chín sớm trong thơ". Tác giả viết: "Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng của thơ Việt
Nam hiện đại. Đó là một hiện tượng chín sớm trong thơ và cả trong đời. Cô gái 20
tuổi đã có ước mơ dữ dội làm mẹ và nghĩ một cách thâm trầm sâu sắc đến không ngờ
về thiên chức người mẹ trong thế giới". Và: "bằng cú pháp thơ già dặn, cách nói thơ
đơn giản và trực diện, bài thơ của Vi Thuỳ Linh như một hồ nước chứa những cơn
sóng ngầm từ bên dưới"[13, tr.120].
Phạm Xuân Nguyên trong bài Người tận lực tham ô tuổi trẻ để sống thơ,
đã nhận xét: "Vẫn một niềm khát khao của Linh như ngày nào, khao khát vừa
ngây thơ vừa đau đớn, đau đớn mà hạnh phúc. Tôi gặp lại ở đây những khát
vọng cháy bỏng và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu". Khi đọc xong tập thơ
Đồng tử, ông viết: "Nhưng tôi nhận thấy một đằm sâu hơn trong nhiều bài thơ
tình lần này Linh đứng ở vai Anh để vỗ về âu yếm an ủi mình". Và: "nhiều bài
thơ tình yêu của Linh trong tập này cũng chín hơn, hay hơn. Bởi Linh đã có
SV: Anh Lung

Page 4


Bai tiêu luân
Đồng tử của mình". Ông khẳng định: "Thơ Vi Thuỳ Linh ở Đồng tử cho thấy cô
vẫn chưa hết thơ"[14, tr.122 -123].
Trong bài Thơ đương đại- một góc nhìn, Phạm Minh Đăng xem "Vi Thuỳ
Linh xuất hiện giữa thi đàn như một cú sốc nặng đối với một nền thơ tuy đã mở
cửa nhưng vẫn còn khuất gió, cái cú sốc đó nặng đến mức nhiều người chẳng
chịu đọc thơ cô nhưng vẫn hăng hái đứng lên bảo vệ cho một các đạo đức từ lâu
đã bị quên bẵng đi". Tác giả cho rằng: "Thơ Vi Thuỳ Linh đẹp ở sắc thái nhục
thể. Chưa bao giờ tôi thấy tiếng nói của người nữ trở nên tự do và ướt mượt
nhục cảm đến thế" và "thơ cô đâu có phải là những sản phẩm ngẫu nhiên bắt
nguồn từ dục vọng đơn thuần"[4, tr.42- 43].

Trên Thotre. com, Bùi Công Thuấn xem Vi Thuỳ Linh là một trong mười
khuôn mặt thơ trẻ đương đại: "Đối với Vi Thuỳ Linh, tình yêu và thơ là định
mệnh. Thơ tình của Vi Thuỳ Linh là thơ tình của người đang yêu, đang đắm say
hạnh phúc và hoan lạc". Bùi Công Thuấn so sánh thơ Vi Thuỳ Linh với Xuân
Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, và cho rằng thơ tình Vi Thuỳ Linh đã mới hơn
nhiều: "Người đọc nhận thấy trong thơ Vi Thuỳ Linh có chất đắm say của Xuân
Diệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thuỷ chung của Xuân Quỳnh, những tinh
tế ngôn ngữ của Nguyên Sa nhưng ở Vi Thuỳ Linh, đúng như nhà thơ tự nhận
định, thơ Vi Thuỳ Linh được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằng
giọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính"[26].
Trần Thiện Khanh trong bài Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời, đã
nhận xét: "Tư duy của Thuỳ Linh khá phức tạp. Chị có một tư duy đa phức,
không nên đòi hỏi và không thể đòi hỏi ở chị mỗi lúc tư duy phải tuyệt đối chính
xác. Chị không thuộc về một trật tự nào cả". Trần Thiện Khanh nhận thấy sự
mâu thuẫn trong tư duy của Vi Thuỳ Linh nhưng đó là "được phép tự mâu thuẫn
để cái vỏ của thơ ca nơi chị căng cựa nứt ra". Tuy vậy, tác giả cũng cho rằng:
"lời của Linh vẫn hay bị hơ quá lửa"[8].
Tuy nhiên, không phải mọi ý kiến đều nghiêng về phía khen ngợi thơ
Linh, Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Linh ơi…! không đánh giá cao thơ Linh.
Ông phê phán thơ Linh: "Tập thơ của Linh mới chỉ đọc 10 bài thơ đầu đã thấy
SV: Anh Lung

Page 5


Bai tiêu luân
dày đặc những ngôn từ to tát, những huyễn hoặc, kích động, cực đại, khuếch tán,
phi thường hợp nhất, trầm cảm, khủng hoảng, bạo động, tối khẩn huỷ diệt". Ông
còn đưa ra sự so sánh: "Nếu ví nhà thơ như một người thợ gốm, và bài thơ như
chiếc bình, Linh cũng giống như nhiều nhà thơ trẻ khác, những người luôn muốn

mô tả tình cảm của trong cái cực đại của nó, và không thể chờ đợi để đưa ra
những từ ngữ thích đáng, đã chẳng mấy bận tâm giữ cho lửa đều mà chỉ chăm
đốt lửa trong lò thật bốc. Và vì thế không nên ngạc nhiên khi mở những chiếc
bao thơi thay vì chiếc bình với chất men mịn màng, ta lại thấy những mảnh vụn
méo mó của những câu thơ quá lửa" [23, tr.103 - 107].
Chu Thị Thơm trong bài Khi nhục cảm đã vượt qua con chữ, đã có nhận
xét khi đọc những vần thơ đầy nhục cảm của Vi Thuỳ Linh trong Chân dung:
"Cứ nhất thiết thèm chồng là cứ phải để tư duy phiêu lưu với hình thể nồng
nỗng, trần truồng, hồng hộc đợi chờ trong sự bất thường như thế chăng". Chu
Thị Thơm phê phán thơ Linh hết sức kịch liệt. Chu Thị Thơm xem thơ Linh là
thứ thơ "Anh - Em - Chăn - Gối - Giường - Sừng" và không có giá trị [29].
Inrasara, trong bài Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ, đã nhận
xét như sau: "Vi Thuỳ Linh có được hơi thơ khá lạ nhờ sự tiếp xúc của thông tin
đại chúng, ít nhiều nó đã thổi được làn gió hắt hiu vào khí hậu thơ đang tù đọng
của chúng ta". Tuy nhiên, Inrasara cũng đưa ra nhận định rằng, đòi hỏi thơ Vi
Thùy Linh “gồng gánh "tinh thần nữ quyền" hay "biểu tượng giải phóng phụ nữ
trong văn học" là một yêu cầu quá tải"[7, tr.96 - 98].
Bên cạnh những bài viết trên còn có một số bài viết khác đã nghiên cứu
về những khía cạnh khác nhau trong thơ Vi Thuỳ Linh. Trên cơ sở kế thừa, tiếp
thu, phát triển với những ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình, chúng tôi
sẽ cố gắng chỉ ra những nét mới mẻ trong quan niệm cũng như cách thể hiện chủ
đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu, cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
miêu tả, thống kê…
SV: Anh Lung

Page 6



Bai tiêu luân
4. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung tìm hiểu chủ đề tình yêu trong
thơ Vi Thuỳ Linh trên cơ sở khảo sát 4 tập thơ: Khát (1999), Linh (2000), Đồng
tử (2005), Vili in love (2008).

SV: Anh Lung

Page 7


Bai tiêu luân
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi xác định
khóa luận này có những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và xác định vị trí của thơ Vi Thuỳ Linh trong dòng thơ trữ tình
đương đại Việt Nam.
- Khảo sát đặc điểm của chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh
- Khảo sát những phương thức biểu hiện trong thơ Vi Thùy Linh
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm thơ trữ tìnhViệt Nam thời kỳ sau Đổi mới
và hiện tượng thơ Vi Thùy Linh
Chương 2: Nét độc đáo của chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh
Chương 3: Phương thức thể hiện tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh

SV: Anh Lung


Page 8


Bai tiêu luân
Chương 1
Khái quát đặc điểm thơ trữ tình Việt Nam
thời kỳ sau đổi mới và hiện tượng thơ Vi Thuỳ Linh
1. 1. Khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội
Cách mạng Tháng 8/ 1945 và hai cuộc kháng chiến tiếp liền sau đó đã
khơi dậy và phát triển đến cao độ ý thức cộng đồng mà cốt lõi là lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp trong đời sống xã hội Việt Nam. Có thể nói
nền văn học cách mạng suốt 30 năm từ năm 1945- 1975 đã xây dựng và phát
triển trên nền tảng tư tưởng ấy. Cảm hứng chủ đạo của nền văn học là chủ nghĩa
yêu nước, khát vọng độc lập tự do và lý tưởng XHCN. Văn học Việt Nam thời
kỳ trước 1975 thường tìm đến những chân giá trị mang tầm cộng đồng, dân tộc
như lý tưởng, lẽ sống hay những phẩm chất truyền thống. Thơ tình yêu thời kỳ
này cũng vậy. Nó tìm về trú dưới mái nhà đạo đức. Bởi vì thời kỳ này tiêu chuẩn
phẩm chất chính trị, đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giá con người.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cuộc sống con người dần trở lại với những
quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt của đời thường,
phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi
thay của xã hội. Đặc biệt, sau đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định
đường lối đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư
tưởng… Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và tiến
tới xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức
tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm tới mỗi người và từng số phận.
Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ
đề mới. Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc về con
người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng
nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa

là cái đích cuối cùng của văn học. Con người trong văn học hôm nay được nhìn
ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của nhiều mối quan hệ: con người với xã
SV: Anh Lung

Page 9


Bai tiêu luân
hội, con người với lịch sử, gia đình, gia tộc, với thiên nhiên, với những người
khác và với chính mình... Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở
nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm,
tự nhiên, bản năng, những khát vọng cao cả và những dục vọng tầm thường...
Sau chiến tranh nhiều vấn đề được nhìn nhận lại, ý thức cá nhân được trỗi dậy
và được phản ánh sâu sắc trong văn học. Văn học quan tâm đào sâu đến đời
sống riêng tư của con người. Xu hướng dân chủ và sự thức tỉnh ý thức cá nhân
đã đưa tới sự phát triển phong phú, sôi nổi đa dạng của văn học sau 1975, đặc
biệt là sau thời kỳ đổi mới đất nước.
1. 2. Khái quát về tình hình phát triển của thơ trữ tình Việt Nam thời
kỳ sau Đổi mới
1.2.1. Những biến đổi của nền văn học thời kỳ sau đổi mới được thể hiện
rõ ràng trong sự đổi mới của các thể loại văn học. Đây là vấn đề đã thu hút được
khá rộng rãi giới nghiên cứu, phê bình. Nhìn chung, các thể loại văn xuôi là khu
vực vẫn được xem có nhiều thành tựu nổi trội và có những hiện tượng tiên
phong trong công cuộc đổi mới văn học. Nhưng nhìn một cách tổng thể từ sau
Đổi mới đến nay, đặc biệt hơn 10 năm lại đây thì thơ trữ tình lại là lĩnh vực có
những cách tân đáng chú ý.
Thơ trữ tình Việt Nam sau đổi mới là bức tranh phong phú sắc màu với sự
đóng góp của nhiều thế hệ. Có những nhà thơ đã là "đại thụ" trong làng thơ Việt
Nam, được khẳng định từ thời tiền chiến như Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế
Hanh… Cũng có những nhà thơ được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh như

Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Nguyễn
Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, ý Nhi, Phan Thị Thanh
Nhàn;… Bên cạnh đó, ta thấy nổi lên một loạt những nhà thơ thuộc thế hệ đầu
tiên của thời bình như Lê Thị Kim, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Phạm
Thị Ngọc Liên, Mai Văn Phấn, Phùng Khắc Bắc, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Bình Phương;… Đến những năm 80, có sự trở về của Lê Đạt, Dương Tường,
Hoàng Hưng, Hoàng Cầm với những thi phẩm nổi tiếng bởi những tìm tòi cách
SV: Anh Lung

Page 10


Bai tiêu luân
tân hình thức mới lạ. Nhưng nổi bật hơn cả là thế hệ nhà thơ trẻ hiện nay. Đây là
thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời bình, không vướng bận bởi tư duy văn học
cũ. Đó là những tác giả như Bình Nguyên Trang, Dạ Thảo Phương. Nguyễn
Thuý Hằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền
Thư, Ly Hoàng Ly,… Tuy thành tựu đạt được không giống nhau nhưng họ đều
gặp nhau ở khao khát đổi mới thơ ca.
Cùng với những thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội, thơ trữ tình Việt
Nam sau Đổi mới đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội: tình
yêu, tình vợ chồng, tình bạn, những vấn đề mang tính riêng tư sâu kín trong tâm
hồn con người… Tuy cách lựa chọn và thể hiện đề tài của các nhà thơ rất khác
nhau nhưng nhìn chung họ đã mang đến cho nền thơ ca Việt Nam một bức tranh
phong phú muôn màu. Trước 1975, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh vì vậy
những vấn đề mang tính chất riêng tư của con người ít được chú ý đề cập. Chiến
tranh là mất mát, là hi sinh, chúng ta phải cầm súng để dành lại độc lập tự do
cho đất nước. Thế nên, như một lẽ tất nhiên, văn học giai đoạn này là văn học
của sử thi, văn học của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Do vậy, thơ tình ở giai
đoạn này cũng không thể tránh khỏi những áp lực của tư duy sử thi:

Trước cơn giông là đôi mắt em cười
Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi
Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại
Thì hẳn chỗ cuối cùng anh gặp - vẫn là em
(Những đoạn thơ tình giữa 2 cuộc chiến tranh phá hoại - Bằng Việt)
Tuy nhiên, mỗi nhà thơ có một quan niệm về đời sống và tình yêu khác
nhau, do đó, màu sắc sử thi trong thơ tình của họ cũng mang những sắc thái
riêng. Đây là tình yêu trong "thời lửa đạn" của Xuân Quỳnh:
Anh trở về sau những tháng năm xa
Cây đã lớn lòng ta nhiều đổi khác
Như đất nước vừa qua thời lửa đạn
Lại ngỡ ngàng chim nhỏ, tháng giêng xuân
SV: Anh Lung

Page 11


Bai tiêu luân
(Những con đường tháng giêng - Xuân Quỳnh)
Tình yêu thời chiến tranh gắn liền với cuộc đời, hoà vào dòng đời cách
mạng chung. Đó là cái thời mà như Chế Lan Viên đã viết: Đất nước có chung
tâm hồn, có chung khuôn mặt; thời mà Tố Hữu phải chia nhỏ trái tim thành ba
phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều. Phần cho thơ và phần để
em yêu (Bài ca xuân 61)… Thơ tình thời chiến tranh vẫn nói đến cái riêng,
nhưng cái riêng đó vẫn nằm trong cái chung, bao trùm bởi cái chung của cộng
đồng. Bài Nhớ của Phan Thị Thanh Nhàn là một ví dụ. Đấy là một nỗi nhớ rất
riêng nhưng cũng rất chung:
Ô kìa ai đến là quen
Bộ quân phục cũ mũ mềm trán cao
Dáng đi nhanh nhẹn làm sao

Mắt nhìn xa bước tự hào hiên ngang
Mừng vui em gọi vội vàng
Ai ngờ lúc đến gần hơn em nhầm…
… Hẳn là anh cũng nhiều phen
Đường hành quân tưởng thấy em đến gần
Tình yêu thời chiến trong sáng đến mức gần như tuyệt đối. Nó đề cao sự
hoà điệu, đồng điệu của hai tâm hồn, rất ít khi nói về sự rung động của cảm giác,
càng không có những "va chạm" thân xác kiểu như Xuân Diệu trong Thơ mới:
Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực. Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài (Xa cách).
Tình yêu thời kỳ này được đẩy về miền lý tưởng chứ không giữ lại ở nơi hiện
thực. Vì thế cho nên người ta rất ít nói, thậm chí im lặng, trao gửi cho nhau cũng
trong im lặng, bằng im lặng:
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói
Hương bưởi thơm cho lòng bối rối
(Hương thẩm - Phan Thị Thanh Nhàn)
SV: Anh Lung

Page 12


Bai tiêu luân
Sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội
và sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân đã tác động sâu sắc đến đời sống văn
học. Mọi giá trị đời sống được nhìn nhận lại. Văn học nói chung và thơ ca nói
riêng mở rộng sự quan tâm đến mọi ngõ ngách phong phú, phức tạp của cuộc
sống con người. Những điều mà trước chiến tranh con người không dám nói tới
trong thơ thì nay được trỗi dậy. Thơ ca nói nhiều đến nỗi mất mát, hi sinh,
những điều riêng tư thầm kín của con người. Những điều về tình yêu, tình dục

trước đây vẫn được xem là kiêng kị thì nay được nói nhiều ở trong thơ. Vào
những năm đầu của thời kỳ đổi mới, bài thơ Tan vỡ của Dư Thị Hoàn ra đời đã
gây xôn xao dư luận một thời. Tác giả dám nói đến những điều mà thơ thời kì
trước đó rất ít khi công khai đề cập đến:
Nếu không có một lần
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em
Bên cạnh những đề tài cũ, thể loại cũ, thơ của thế hệ đổi mới đi sâu khai
thác bản thể, khám phá tình yêu, nhục cảm, cái tôi cá nhân bí ẩn và đầy bất trắc.
Tiếng thơ của họ bên cạnh những khao khát yêu thương, sẻ chia, bù đắp những
khao khát chồng vợ, tổ ấm gia đình hạnh phúc còn xuất hiện một cảm hứng mới
rất hiện đại mang đầy bản năng trong ngôn từ, cảm xúc - tính nhục cảm:
Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên
Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên
Trên lưng Anh bơi mải miết ngón ngón em dài trắng
Môi em trườn đêm căng
Duỗi chân dài em nối những ranh giới, những núi đồi, sông
biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt.
Vào lúc Anh lên em lên Anh
Thụ tạo giấc mơ ấp ủ
SV: Anh Lung

Page 13


Bai tiêu luân
Em đạt khát khao làm mẹ
(Nơi ánh sáng - Vi Thuỳ Linh)

Thơ tình trước Đổi mới đề cao cái chung, cái ta của cộng đồng. Trái lại,
thơ tình sau thời kỳ Đổi mới lại hướng đến đề cao cái riêng, cái tôi bản thể của
con người. Thơ hiện nay bên cạnh cái tôi mang những nét chung vốn có như
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ngợi ca dân tộc... thì còn có một cái tôi bản thể
khẳng định vai trò của cá nhân mình trong đời sống xã hội. Một cái tôi trong
mọi mối ràng buộc, trách nhiệm với toàn bộ biến động tâm hồn, tình yêu, dục
vọng, cả những khổ đau, hạnh phúc riêng tư nhất. Họ có nhu cầu nói về chính
những va chạm của mình ở mọi cấp độ đời sống, khẳng định cái tôi hiện hữu
giữa đất trời. Đó là một cái tôi hoà vào mạch chảy đương đại, sự thôi thúc của cá
nhân trước đời sống muôn vẻ. Sự thôi thúc của tuổi trẻ như chú ngựa bị ghìm
cương sau nhiều năm tháng, dữ dội, mãnh liệt nay được cất vó nơi thảo nguyên
xanh tươi đón gió và nắng trời, băng qua mọi bờ vực, mọi rào cản để tìm cho
mình một chân trời mới. Cái tôi bản thể đầy tự tin và kiêu hãnh muốn tung bờm
dạo chơi sau nhiều năm tháng ngủ yên trong cái chuồng chật hẹp nay đã thức
dậy tạo nên những thanh âm mới. Đây là một tiếng nói mới tuyên chiến mạnh
mẽ với cái cũ:
Thức dậy đi hỡi chú ngựa non của đồng ngực trẻ
Thức dậy và tung bờm cất vó
Phóng như điên
Chỉ cơn điên mới cứu khỏi nỗi sợ hãi
… Thức dậy dẫm chân và lắc đầu kiêu hãnh
(Bài ca ngựa non - Trần Lê Sơn ý)
Như vậy, có thể nói rằng thơ trữ tình Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới đã có
những bước chuyển mình đáng ghi nhận trên nhiều phương diện.
1.2.2. Nhưng đáng chú ý hơn cả có lẽ vẫn là sáng tác của những nhà thơ
trẻ hiện nay. Khái niệm "nhà thơ trẻ" ở đây có thể hiểu như thế nào? Theo cách
chúng tôi hiểu, trước hết, đó là thế hệ những người sáng tác trẻ về tuổi đời (chủ
SV: Anh Lung

Page 14



Bai tiêu luân
yếu là những cây bút thuộc thế hệ 7X, 8X), lẫn tuổi nghề (tác phẩm của họ chủ
yếu xuất hiện thời kì sau Đổi mới). Đấy là thế hệ nghệ sĩ sinh ra và trưởng thành
trong thời bình, trong một môi trường tư tưởng xã hội có nhiều đổi mới sâu sắc,
mang tính dân chủ, cởi mở. Do đó, họ không bị vướng mắc bởi những tư duy cũ
thời cơ chế quan liêu bao cấp. Mặt khác, do điều kiện đất nước đổi mới và mở
cửa, họ có điều kiện để tiếp xúc rộng rãi với nhiều luồng tư tưởng văn hoá, văn
học hiện đại trên thế giới. Bởi vậy, thơ họ thường có những phá cách và thể
nghiệm nghệ thuật táo bạo, mới mẻ. Có thể điểm qua một số gương mặt tiêu
biểu mà dư luận ít nhiều đã biết đến như: Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn
Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Trần Lê Sơn ý, Trương Quế Chi, Nguyễn Thế
Hoàng Linh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phan Thị Vàng Anh, nhóm "Mở miệng",
nhóm thơ nữ trẻ Sài Gòn, … Mỗi người có một cách nói khác nhau, nhưng họ
đều muốn khẳng định mạnh mẽ cái tôi và nỗ lực cách tân thơ Việt. Họ dám chấp
nhận mạo hiểm, thử thách và phiêu lưu, chối bỏ sự đơn điệu của thơ truyền
thống, tiến vào rừng rậm của thơ ca.
Khi nhận diện những gương mặt thơ trẻ không thể không nhắc đến hai
nhà thơ nữ đã từng có những tập thơ gây xôn xao dư luận, đó là Vi Thuỳ Linh
với bốn tập thơ: Khát, Linh, Đồng Tử, Vili in love, Phan Huyền Thư với Nằm
nghiêng, Rỗng Ngực. Điểm chung giữa họ là ý thức phái tính, lời tuyên ngôn nữ
quyền. Cả Linh và Thư đều viết nhiều về vấn đề tình yêu, tình dục với những
cách nói táo bạo mãnh liệt. Đọc thơ Linh bắt gặp ở đó bản năng phụ nữ ở người
làm thơ bùng nổ qua những câu chữ ào ạt, say sưa giãi bày, không tiết chế cảm
xúc, muốn nói thật lớn, thật to những đam mê khao khát của mình, yêu hết mình
và sẵn sằng chết khi không được yêu:
Em sẵn sàng chết vì Anh, nhưng không phải là cái chết đau đớn
Nếu Anh không của em
Em sẽ vắt mình đến giọt sống cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi

ổn định
Thế giới không bao giờ yên ổn
SV: Anh Lung

Page 15


Bai tiêu luân
(Không thanh thản )
Nhưng ngược lại, dường như Phan Huyền Thư lại là một đối âm. Đọc
Nằm nghiêng hay Rỗng Ngực, ta có thể nhận thấy ở chị ý thức viết bằng sự tỉnh
táo, sắc sảo của lý trí. Cho nên trong thơ chị, thay vào sự phô diễn lộ liễu cái tôi
là sự gia tăng chất hài hước trong những bức tự hoạ với giọng điệu "giễu cợt",
"tưng tửng":
Yêu
tiếp tục trò chơi ma
ý nghĩ
Con mèo già
Cô độc. Mắt quá sáng
Buồn
vạch khóc vào đêm
(Gửi: Ngày hôm qua)
Trương Quế Chi cũng là một trong những tác giả được chú ý nhiều trong
giới viết trẻ hiện nay. Thơ chị khẳng định một “cái tôi" trẻ trung, cái tôi tự chịu
trách nhiệm trước những biến thiên đời sống. Đó là nhu cầu của một cái “tôi
đang lớn” với bao dằn vặt, suy tư, tự vấn, muốn lột xác câu chữ nhằm thoát khỏi
đơn điệu thường ngày:
Thỉnh thoảng nhạt miệng
Nếm chữ mình
Ngâm muối

Những con dế hát nhiều
Có ngày đồng loạt
Lột xác
Gội đầu mỗi tối
Rửa trôi
Tiếng bước chân mình đơn điệu
(Tản mạn tuổi 19)
SV: Anh Lung

Page 16


Bai tiêu luân
1.3. Khái quát về thơ Vi Thuỳ Linh
Hơn 10 năm gần đây, sự xuất hiện của thế hệ thơ trẻ đã đem lại cho nền
thơ ca Việt Nam một luồng gió mới lạ. Sự mới lạ ấy được thể hiện trên nhiều
phương diện nội dung, đề tài cũng như hình thức biểu đạt. Một trong những hiện
tượng thơ đáng chú ý trong dòng chảy đó là Vi Thuỳ Linh.
Vi Thuỳ Linh sinh năm 1980, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã tốt nghiệp
phân viện báo chí và tuyên truyền. Hiện nay cô đang là nhà báo nhưng đồng thời
cũng là một nhà thơ. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, Linh đã
xuất bản hai tập thơ Khát và Linh. Đây được xem như là sự khởi đầu cho sự
nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Vi Thuỳ Linh. Là một nhà thơ trẻ, nhưng Vi
Thuỳ Linh đã sớm được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (2007). Cô là tác giả
trẻ nhất trong Tuyển tập thơ nữ từ xưa đến nay (Nxb phụ nữ, được in song ngữ
Việt- Anh). Linh cũng là một trong những tác giả đạt giải Bông hồng vàng của
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC do khán giả bình chọn (2006) cùng với Kỷ
niệm chương của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (7. 03. 2008). Vi Thuỳ Linh là tác
giả trẻ Việt Nam dự liên hoan thơ quốc tế tại cộng hoà Pháp (11. 2003). Như
vậy, với hơn 10 năm sáng tác, Vi Thuỳ Linh đã đạt được những thành quả đáng

ghi nhận.
Thơ Vi Thuỳ Linh đã trải qua một hành trình khá dài từ Khát (1999), Linh
(2000), đến Đồng tử (2005), và tập thơ thứ tư với cái tên rất ấn tượng Vili in love
(2008). Thực tế sáng tác của chị cho thấy một tiềm năng sáng tạo khá bền bỉ.
Bằng một lối thơ cuộn chảy phăng phăng được khơi nguồn từ cảm xúc nồng
nhiệt đắm say đối với cuộc đời, Linh đã dâng cho đời những vần thơ mang vẻ
đẹp bản năng và đầy sức hấp dẫn. Trên con đường nghệ thuật khổ ải ấy, Vi Thuỳ
Linh luôn nỗ lực tự làm mới thơ ca, tự hoàn thiện mình qua những vần thơ nóng
bỏng thiết tha. Sự sáng tạo nghệ thuật của Linh đã nhận được sự ủng hộ của
nhiều bạn đọc yêu thơ chị và một số nhà nghiên cứu, nhà thơ của thế hệ đi trước
như: Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Thuỵ Khuê, Nguyễn
Trọng Tạo… Đây là những người tích cực cổ vũ cho giọng thơ này. Họ đều thấy
SV: Anh Lung

Page 17


Bai tiêu luân
ở Vi Thuỳ Linh những trăn trở, những khát vọng được yêu, được sống thành
thực, và nỗ lực phá bỏ mọi thói quen, mọi cân xứng cũ mòn, cứng nhắc.
Trước sự thể hiện mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, những khao khát bản
năng, những yếu tố tính dục được đưa vào trong thơ Linh như một thủ pháp
nghệ thuật để chiếm lĩnh đời sống. Nhìn từ một góc độ nào đó, những yếu tố
tính dục trong thơ Vi Thuỳ Linh như một sự khẳng định nhu cầu bản năng của
con người. Theo quan niệm của Linh thì đó là nhu cầu tự nhiên mà con người
cần phải có. Thơ Linh không ít lần xuất hiện những câu như:
Khoả thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên
(Chân dung)
Và:

Ngón mềm trườn trên thân thể
Tất cả tan vào thao thiết nguồn yêu
(Một mình tháng Tư)
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường nhận xét khi đọc thơ Vi Thuỳ Linh:
"Vi Thuỳ Linh là một cơn lốc - lốc ý tưởng, lốc chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi
khi là khoái cảm)". Tác giả cho rằng: "Vi Thuỳ Linh là biểu tượng giải phóng
phụ nữ trong thơ ca". Và đây là một phần tuyên ngôn của "cơn lốc":
Miêu tả mình kỹ càng trong những bài thơ không có chữ Hết
Thơ cho những người phụ nữ thoát ảo ảnh cam chịu buông xuôi
Cự tuyệt vai trò thứ yếu
Chẳng chịu lượng sức mình
Vì trái tim đa tình bẩm sinh
Chối bỏ kiểu yêu vụng trộm
Không thoả hiệp sống tẻ nhạt
Khăng khăng cực đoan sống cho hết mình
Tình yêu - Phát minh vĩ đại nhất mọi thời
Cứ ôm hôn nhau giữa đường phố, quảng trường
SV: Anh Lung

Page 18


Bai tiêu luân
Ta sinh ra thế giới
(Hồng hồng tuyết tuyết)
Nguyễn Việt Chiến lại ví: "Vi Thuỳ Linh như một người dệt tầm gai nhẫn
nại đan dệt những cảm xúc của mình với những nỗi đau vô hình trong tay - ngôn
- ngữ luôn bị trầy xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và hữu
hình trong tình yêu và đời sống con người" [12, tr.7]. Trong bài Người dệt tầm
gai, Vi Thuỳ Linh đã tìm được một nhịp điệu nội tại ẩn chứa những thao thức

trong tình yêu và khát vọng được yêu của người phụ nữ:
Không kỳ vọng những điều lớn lao
Em lặng lẽ dệt nỗi buồn- những sợi tầm gai- không ai nhìn thấy
Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ Anh mãi…
Tưởng chừng không vượt khỏi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn
tay trầy xước
Thơ Linh xuất hiện hình ảnh nguời đàn bà dệt tầm gai nhẫn nại chờ hạnh
phúc. Phải chăng đây chính là chân dung của Vi Thuỳ Linh trong một đời sống
thơ luôn khao khát sáng tạo dù nhiều gian nan chồng chất trên con đường thơ ca
của mình? Nhà thơ, nhạc sĩ Vũ Mão trong lời tựa tập Đồng tử, đã nhận xét: "Tôi
đã có ấn tượng khi đọc một số bài của tác giả và nghe ca khúc phổ thơ Linh…
Trong thơ Linh có một sức trẻ dồi dào, mạnh mẽ vươn tới cái đẹp bằng sự sáng
tạo độc đáo. Đây là tác giả đáng được ghi nhận trong lớp nhà thơ trẻ hiện nay.
Thơ Vi Thuỳ Linh khiến tôi tin yêu và hi vọng".
Nhưng có một số người lại phê phán kịch liệt thơ Linh. Chu Thị Thơm
cho thơ Vi Thuỳ Linh là thứ thơ "nổi loạn", thậm chí "thác loạn", "tục tĩu".
Hoàng Xuân Tuyền cho thơ Linh là "những ghi chép lộn xộn" và không xem đó
là thơ. Nguyễn Thanh Sơn cũng không đánh giá cao thơ Vi Thuỳ Linh. Tác giả
từ chối gọi những câu trong bài Thế giới hiện hữu là thơ. Thậm chí, nhà phê

SV: Anh Lung

Page 19


Bai tiêu luân
bình này còn cho rằng những câu thơ hay của Vi Thuỳ Linh nhiều khi là kết quả
của "sự may rủi".
Nhìn chung, những đánh giá xung quanh hiện tượng thơ Vi Thuỳ Linh

đang còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược gay gắt. Cần phải
đánh giá về hiện tượng thơ này như thế nào? Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề
một cách khách quan trên văn bản. Thực tế, thơ Vi Thuỳ Linh có nhiều điểm
khiến độc giả quan tâm, không chỉ trong ngôn ngữ, giọng điệu, mà còn trong
cách suy nghĩ, quan niệm của tác giả.
Trước hết, đọc thơ Vi Thùy Linh chúng ta thấy một cá tính vô cùng táo
bạo và thành thật. Linh không ngần ngại phô bày bản ngã, thể hiện khao khát tự
do mãnh liệt – tự do được sống và yêu; và quyết không bao giờ hoá trang để
nhập vai người khác. Linh là Một, là Riêng, là Thứ nhất (Xuân Diệu), nhưng
cũng là một bản thể đầy mâu thuẫn. Thơ Linh cũng như con người Linh, là một
cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng rất đỗi chín chắn với những chiêm
nghiệm suy tư về thời gian, về lẽ sống, về cuộc đời. Cho nên, như một tất yếu,
nổi bật trong thơ Linh là một tình yêu say đắm, đầy đam mê. Tình yêu và thơ đối
với Linh là định mệnh. Đối tượng Linh hướng tới ở đây là Anh - một đối tượng
trữ tình độc đáo. Khảo sát trên toàn bộ bốn tập thơ ta thấy có đến 146 bài viết về
tình yêu dành cho Anh, chiếm trên 80% trên tổng số 185 bài. Bên cạnh tình yêu
Linh dành cho Anh, Linh còn thể hiện một quan niệm mới mẻ về tình yêu, tình
dục. Thơ Linh vì thế mà xuất hiện rất nhiều những khát khao nhục thể, những
đòi hỏi hết sức bản năng của con người. Cô đã giải thích điều này qua quan niệm
cá nhân về tình yêu. Nếu trước đây người ta quan niệm tình yêu là trong trắng,
tinh khiết mà ít đề cập đến tình yêu ở khía cạnh khác như những ham muốn tình
dục, thì bây giờ Linh quan niệm: "Tình dục nằm trong tình yêu, là sự hoà quyện
giữa thể xác và tâm hồn" [VnExpress. Net].
Song thơ Vi Thùy Linh cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy. Cũng
chính vì muốn khẳng định mạnh mẽ cái tôi cá nhân, nên thơ chị nhiều khi sa vào
tình trạng đại ngôn, và thiếu đi sự cô đọng cần thiết. Có những câu thơ hay, bị
SV: Anh Lung

Page 20



Bai tiêu luân
lạc trong rừng rậm um tùm những câu tầm thường như: Hối hả khai hoá miền
cằn cỗi để hồi quang trinh bạch, hối hả ôm chặt người đàn ông mong đợi, hoặc
cách nói cường điệu, mòn sáo như: đỉnh yêu độc đạo, thơ chất con đường lửa,
tuyệt đỉnh, linh giác... Nhiều bài thơ, câu thơ thiếu sự dồn nén, và có khi chỉ là
những luận đề rỗng nghĩa, ồn ào, chẳng hạn:
Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm microsot
Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình
Ngày đêm nơron thần kinh căng cứng cập nhật giữ liệu
Con người không ngây thơ không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn
Màu dollar sắp nhuộm cả da trời
(Thế giới hiện hữu)
Tuy nhiên, cả với những nhược điểm kể trên, thơ Vi Thuỳ Linh vẫn là một
hiện tượng rất đáng lưu ý trong dòng thơ trẻ sau 1986.

SV: Anh Lung

Page 21


Bai tiêu luân

SV: Anh Lung

Page 22


Bai tiêu luân
Chương 2

Nét độc đáo của chủ đề
tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh
Cùng viết về đề tài tình yêu nhưng mỗi nhà thơ lại có một quan niệm và
nghệ thuật thể hiện riêng. Chúng ta đã từng biết đến tình yêu nồng nàn, say đắm
của Xuân Diệu:
Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
(Xa cách - Xuân Diệu)
Trong thời đại mà Xuân Diệu sống, quan niệm về tình yêu như thế đã
được xem là táo bạo, là mới mẻ. Nhưng đến những thế hệ sau này như Vi Thuỳ
Linh, cách nhìn nhận về tình yêu lại có những nét độc đáo, mới mẻ khác. Điều
đó bị quy định bởi lí do thời đại và cả cái “tạng chất” tâm hồn riêng của từng tác
giả. Tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh được thể hiện trong cách ứng xử thể hiện ở
hình tượng cái tôi cá nhân, cách xây dựng hình tượng Anh - đối tượng trữ tình
độc đáo, cũng như một quan niệm rất mới mẻ về tình yêu, tình dục và ý thức
khẳng định về giá trị của nữ giới trong đời sống, trong tình yêu và thơ ca.
2.1. Tình yêu là cách để khẳng định mãnh liệt cái tôi Vi Thuỳ Linh
2.1.1. Khái niệm cái tôi và đặc điểm cái tôi Vi Thuỳ Linh
2.1.1.1. Khái niệm cái tôi
Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ xưa nhất, đánh dấu ý
thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, để nhận ra mình là một
con người khác với tự nhiên, là một cá thể khác với người khác. Đó chính là cái
tôi nhân cách. Hay nói cách khác đó chính là cái tôi của người nghệ sỹ ngoài
cuộc đời. Người nghệ sỹ tự ý thức về cuộc sống, là cá tính, là tính cách riêng để
phân biệt người này với người khác.
Trong đời sống hàng ngày, cái tôi này chi phối tới mọi hoạt động, tư
tưởng, tình cảm và thái độ của con người. Theo H. Bergson (1859 - 1941) thì đó
SV: Anh Lung

Page 23



Bai tiêu luân
là "cái tôi bề mặt". Trong sáng tạo nghệ thuật, cái tôi nhân cách của người nghệ
sỹ chính là nền tảng để tạo nên sự riêng biệt và độc đáo không trộn lẫn giữa nhà
thơ này với nhà thơ khác. Khi sáng tạo, mỗi nhà thơ đều tạo dựng cho mình một
thế giới nghệ thuật riêng, một cái nhìn riêng về con người và về cuộc đời, gắn
với một phương thức tự thể hiện độc đáo. Chỉ khi ấy cái tôi nghệ thuật mới xuất
hiện. Như vậy, cái tôi nhân cách đã trở thành cái tôi nghệ thuật, cái tôi sáng tạo.
2.1.1.2. Vi Thuỳ Linh - một cái tôi mãnh liệt, say đắm, đam mê
Vi Thuỳ Linh là một tác giả trẻ đầy cá tính, táo bạo và mãnh liệt trong tình
yêu. Vi Thuỳ Linh luôn khao khát bộc lộ cái tôi của mình trước cuộc đời. Đó là
một cái tôi mạnh mẽ, luôn khao khát yêu, khao khát được tận hưởng tình yêu với
người mình yêu một cách say đắm, đam mê. Đọc thơ Linh, người đọc như bị
chìm ngập vào thế giới của yêu đương, của tình ái. Những dòng thơ vọt trào,
nóng bỏng, mãnh liệt tuôn chảy như "dòng nham thạch" hiện lên trong thơ Linh
đầy cuốn hút:
Những con kiến rừng yêu mùa nào để đẻ trứng đúng vào tháng Tư
Cả tháng Tư em bồn chồn như cả rừng kiến đốt
Như con ong
Em khích động Anh bằng tưởng tượng có thật
Và đáp lại tất cả thèm muốn
Anh và em trong trắng trong vũ - trụ - sơ - sinh.
(Sinh ngày 4 tháng 4)
Nổi bật nhất trong thơ Vi Thuỳ Linh là một tình yêu mãnh liệt, một tình
yêu tuyệt đối, tình yêu như là cứu cánh. Dường như những khao khát yêu đương
đã nổ tung thành những bài thơ yêu. Mỗi bài là một mảng lấp lánh sáng rực của
khối tình cuồng si ấy:
Anh yêu của em
Em yêu Anh cuồng điên

Yêu đến tan cả em
ào tung ký ức.
SV: Anh Lung

Page 24


Bai tiêu luân
(Người dệt tầm gai)
Trong thế giới tình yêu của Linh luôn có một khao khát dữ dội và cuồng
nhiệt. Trạng thái luôn khao khát và mong đợi dường như đầy ắp trong những vần
thơ mà Linh viết. Tâm trạng đó Linh luôn muốn gửi đến Anh - một người mà
Linh luôn tôn thờ và ngưỡng vọng:
Trong dữ dội, em khao khát bình yên
Em muốn ngủ bên Anh như rễ cây trong đất.. .
... Đất của em ơi!
(Một mình tháng Tư)
Không phải ngẫu nhiên mà Vi Thuỳ Linh đặt tên cho tập thơ của mình là
Khát. Trạng thái luôn luôn kiếm tìm, luôn luôn khao khát và mong đợi ấy dâng
đầy trong những vần thơ của Linh. "Những sông suối dâng trào không làm vơi
cơn khát. Biển cả mênh mông không làm dịu thịt da nến sáng. Cơn khát tình trào
dâng, lửa cháy rừng là chính trái tim nàng đã khơi lên từ ngày nào mười sáu
tuổi. Mỗi bài thơ là một đám cháy, những đám cháy đã dâng lên thành con sóng
lửa, nối tiếp nhau, mãnh liệt, dữ dội tưởng không bao giờ dứt" (Nguyễn Trọng
Tạo). Tâm trạng luôn khao khát tình yêu là một trong những khía cạnh thể hiện
rõ chất "Linh" ấy trong thế giới thơ tình Vi Thuỳ Linh. Người con gái ấy không
ngần ngại nói lên cảm xúc mãnh liệt, những đòi hỏi mang tính bản năng giới
tính của mình một cách táo bạo và thẳng thắn:
Khoả thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần Anh gối lên đùi.

Mình ôm lấy Anh ôm mình
Biết sự bình yên của mặt đất
Và:
Cứ để chăn trễ nải
Biết đâu
Một tối trở về
Chồng nằm trong đó
SV: Anh Lung

Page 25


×