Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá thực trạng trang bị và hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu lưới vây xa bờ tại nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN
------------------------------------------------------------

HUỲNH THỊ THUÝ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRANG BỊ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI TRÊN TÀU
LƯỚI VÂY XA BỜ TẠI NHA TRANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

Nha Trang – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN
------------------------------------------------------------

HUỲNH THỊ THUÝ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRANG BỊ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI TRÊN TÀU
LƯỚI VÂY XA BỜ TẠI NHA TRANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VŨ KẾ NGHIỆP

Nha Trang – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em trong thời gian qua
và được sự hướng dẫn của thầy Vũ Kế Nghiệp – Cán bộ hướng dẫn. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong bài báo cáo này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích được chính
tác giả thu thập từ lần đi làm đề tài tốt nghiệp này và từ các nguồn khác nhau được ghi rõ
trong phần Tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung bài đồ án tốt nghiệp của mình.
Nha Trang, tháng 6 năm 2018
Ký tên

Huỳnh Thị Thúy


LỜI CẢM ƠN
Đồ án được hoàn thành tại cảng Hòn Rớ. Có được đồ án tốt nghiệp này, em xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban quản lý cảng đã tận tình giới thiệu, chỉ dẫn cụ
thể những tàu lưới vây mà em đang làm đồ án. Xin chân thành cảm ơn đến những anh
chị làm việc tại Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà đã cung cấp cho em những số liệu liên
quan đến ngành Khai thác thuỷ sản tại Khánh Hoà. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến bà con ngư dân làm nghề lưới vây xa bờ đã cung cấp cho em số liệu thực tế về
những thông tin liên quan đến ngành nghề để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp

của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy những môn học chuyên ngành –
kiến thức nền để em có thể thực hiện được đồ án. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
đến thầy Vũ Kế Nghiệp – Cán bộ hướng dẫn, thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chia
sẻ và động viên em rất nhiều trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này. Và cũng không khỏi
gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Trọng Lương – Cố vấn học tập, người đã hướng cho
em chọn đề tài này cũng là người chia sẻ, góp ý, giúp đỡ em một vài vấn đề có liên quan
cần thiết trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài đồ án tốt nghiệp
mặc dù đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, rút kinh
nghiệm, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................xii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Tình hình khai thác thuỷ sản và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trong khai thác
thuỷ sản trên thế giới ................................................................................................ 3

1.1.1. Khai thác thuỷ sản trên thế giới................................................................... 3
a. Lao động trong nghề cá................................................................................ 3
b. Tàu thuyền.................................................................................................. 4
c. Dự báo ngành thuỷ sản thế giới trong tương lai........................................... 4
1.1.2. Nghề lưới vây thế giới ................................................................................ 5
1.1.3. Thiết bị điện tử hàng hải sử dụng trong khai thác thuỷ sản trên thế giới ...... 8
1.2. Tình hình khai thác thuỷ sản và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trong khai thác
thuỷ sản ở Việt Nam................................................................................................. 9
1.2.1. Khai thác thuỷ sản ở Việt Nam ................................................................... 9
a. Sản lượng ................................................................................................. 10
b. Tàu thuyền................................................................................................ 10
c. Xuất khẩu thuỷ sản ................................................................................... 11
d. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản....................................................... 12
1.2.2. Nghề lưới vây Việt Nam ........................................................................... 12
a. Vùng biển vịnh Bắc Bộ............................................................................. 12
b. Vùng biển miền Trung .............................................................................. 13
iii


1.2.3. Thiết bị điện tử hàng hải ở Việt Nam ........................................................ 14
1.2.4. Nghề khai thác thuỷ sản ở tỉnh Khánh Hoà ............................................... 15
1.3. Hiện trạng nghề khai thác thuỷ sản ở thành phố Nha Trang............................. 17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.......................................................... 17
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 17
a. Vị trí địa lý ............................................................................................... 17
b. Địa hình.................................................................................................... 18
c. Thuỷ văn................................................................................................... 18
d. Khí hậu ..................................................................................................... 18
e. Tài nguyên sinh vật................................................................................... 18
1.3.1.2. Kinh tế - xã hội................................................................................... 19

1.3.2. Ngư trường và nguồn lợi........................................................................... 19
1.3.2.1. Ngư trường......................................................................................... 19
a. Đặc điểm ngư trường vùng biển miền Trung............................................. 19
b. Ngư trường khai thác ................................................................................ 20
1.3.2.2. Nguồn lợi ........................................................................................... 21
1.3.3. Cơ cấu ngành nghề khai thác thuỷ sản ...................................................... 23
a. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác ................................................................... 23
b. Lao động................................................................................................... 23
c. Tổ chức khai thác...................................................................................... 24
1.3.3. Sản lượng khai thác .................................................................................. 25
1.3.4. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới vây cỡ công suất từ 90 CV trở lên ................ 25
1.4. Tính năng một số thiết bị điện tử hàng hải dùng trong khai thác thuỷ sản........ 26
1.4.1. Máy đàm thoại .......................................................................................... 26
a. Chức năng sử dụng ................................................................................... 27
b. Nguyên tắc chung để vận hành máy đàm thoại.......................................... 27
c. Đánh giá ưu nhược điểm của máy đàm thoại............................................. 27
1.4.2. Máy định vị .............................................................................................. 28
iv


a. Chức năng sử dụng ................................................................................... 28
b. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy định vị ......................................... 28
c. Đánh giá ưu nhược điểm của máy định vị ................................................. 29
1.4.3. Máy định vị - nhận dạng tự động HAIYANG (định vị - hải đồ màu AIS) 29
a. Chức năng sử dụng ................................................................................... 29
b. Những tính năng ưu việt của máy định vị - nhận dạng tự động HAIYANG
[9]................................................................................................................. 30
1.4.4. Máy radar ................................................................................................. 30
1.4.5. Máy dò đứng............................................................................................. 31
a. Chức năng sử dụng ................................................................................... 31

b. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng máy dò đứng ...................................... 31
c. Đánh giá ưu nhược điểm của máy dò đứng ............................................... 32
1.4.6. Máy dò ngang ........................................................................................... 32
a. Chức năng sử dụng [11]............................................................................ 32
b. Tính năng ưu việt của máy dò ngang [11] ................................................. 33
1.5. Đánh giá tổng quan........................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 34
2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 34
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................... 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 34
2.3.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp....................................................................... 34
2.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp ........................................................................ 35
2.3.1.3. Những trang bị cần thiết phục vụ quá trình làm đồ án tốt nghiệp ........ 35
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 35
2.3.2.1. Xử lý số liệu thứ cấp........................................................................... 35
2.3.2.2. Xử lý số liệu sơ cấp ............................................................................ 35
2.4. Phương pháp tính toán .................................................................................... 36
v


2.5. Phương pháp đánh giá ..................................................................................... 38
2.5.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác ................................................. 38
2.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế..................................................... 38
2.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội...................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................39
3.1. Thực trạng trang bị và hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên
tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang ......................................................................... 39
3.1.1. Thực trạng trang bị các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu lưới vây xa bờ.... 39
3.1.1.1. Những thông tin cơ bản của các tàu lưới vây xa bờ có trang bị thiết bị

điện tử hàng hải tại Nha Trang ......................................................................... 39
a. Tàu thuyền................................................................................................ 39
b. Ngư cụ...................................................................................................... 39
c. Thông tin về chuyến biển.......................................................................... 41
3.1.1.2. Những thông tin về người vận hành các thiết bị điện tử hàng hải........ 42
3.1.1.3. Các loại thiết bị điện tử hàng hải đang được trang bị trong nghề lưới vây
xa bờ tại thành phố Nha Trang ......................................................................... 45
a. Tỷ lệ phần trăm các thiết bị điện tử hàng hải được trang bị trên tàu lưới vây
xa bờ ............................................................................................................ 45
b. Mật độ thiết bị điện tử hàng hải đang được trang bị trên tàu lưới vây xa
bờ ................................................................................................................. 48
c. Nguyên nhân ngư dân chọn những loại thiết bị điện tử hàng hải này trang bị
trên tàu ......................................................................................................... 49
d. Giá thành và thời gian lắp đặt các loại thiết bị điện tử hàng hải................. 50
3.1.1.4. Vị trí lắp đặt các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu lưới vây xa bờ ....... 52
a. Vị trí các thiết bị điện tử hàng hải được bố trí trên tàu lưới vây xa bờ ....... 52
b. Khoảng cách, phạm vi giữa các thiết bị điện tử hàng hải........................... 53
c. Hiệu quả hoạt động của các thiết bị điện tử hàng hải khi được lắp đặt như
vậy................................................................................................................ 54
3.1.2. Thực trạng về sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu lưới vây xa bờ
tại Nha Trang ..................................................................................................... 55
vi


3.1.2.1. Các tính năng được sử dụng của từng thiết bị điện tử hàng hải trên tàu
lưới vây xa bờ .................................................................................................. 55
a. Máy đàm thoại tầm gần, tầm xa, bộ đàm cầm tay, nhắn tin ....................... 55
b. Máy định dạng, máy định vị, máy radar .................................................... 56
c. Máy dò đừng, máy dò ngang..................................................................... 57
3.1.2.2. Nhận biết của ngư dân về những tín hiệu trên màn hình các thiết bị điện

tử hàng hải ....................................................................................................... 58
3.2. Đánh giá thực trạng trang bị và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trên tàu lưới
vây xa bờ tại Nha Trang ......................................................................................... 59
3.2.1. Đánh giá thực trạng về mặt số lượng các thiết bị điện tử hàng hải được trang
bị trên từng tàu lưới vây xa bờ............................................................................. 59
3.2.2. Hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trong quá trình khai thác ... 61
3.2.2.1. Hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trong quá trình hành trình
61
3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trong quá trình thả lưới
bao vây đàn cá ................................................................................................. 62
3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng trang bị và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải
trên tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang .................................................................. 64
3.2.3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong sử dụng thiết bị điện tử hàng hải . 64
a. Khó khăn .................................................................................................. 64
b. Thuận lợi .................................................................................................. 65
3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác................................................................ 66
3.2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................... 67
a. Chi phí sản xuất ........................................................................................ 67
b. Cách bảo quản sản phẩm sau khi đưa lên tàu............................................. 69
c. Doanh thu trong một chuyến biển ............................................................. 69
d. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận.......................................................................... 70
3.2.3.4. Đánh giá hiệu quả xã hội .................................................................... 72
a. Tình hình an toàn trên tàu ......................................................................... 72
b. Tình hình việc làm, thu nhập của các thuyền viên trên tàu ........................ 73
vii


3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên
tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang ............................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 79

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

AIS

Automatic Indentification System - Hệ thống nhận dạng tự động

2

COARSE

Nút tần số phát

3

ĐVT

Đơn vị tính

4


FINE

Nút tần số thu

5

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

6

KTTS

Khai thác thuỷ sản

7

LSB

Điều chế biên dưới

8

MIC GAIN

Nút phát tín hiệu trả lời

9


Ne

Công suất máy chính

10

PP

Polypropylen

11

RF GAIN

Nút khuếch đại tín hiệu thu

12

SQL

Nút hạn chế tiếng ồn

13

TBĐTHH

Thiết bị điện tử hàng hải

14


THCS

Trung học cơ sở

15

THPT

Trung học phổ thông

16

TUNE

Nút tự động dò tìm tần số

17

USB

Điều chế biên trên

18

XK

Xuất khẩu

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Sản lượng thuỷ sản trên thế giới..................................................................3
Bảng 1. 2. Sản lượng khai thác cá ngừ của các nước ASEAN năm 2011......................7
Bảng 1. 3. Sản lượng thuỷ sản năm 2017 ...................................................................10
Bảng 1. 4. Trữ lượng cá nổi lớn ................................................................................. 13
Bảng 1. 5. Thống kê tàu thuyền và lao động nghề cá thành phố Nha Trang đến tháng
3/2018 ....................................................................................................................... 24
Bảng 3. 1. Thông tin tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ tại Nha Trang........................... 39
Bảng 3. 2. Thông tin ngư cụ của tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang............................. 40
Bảng 3. 3. Thông tin về chuyến biển của tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang ................ 41
Bảng 3. 4. Tuổi đời và tuổi nghề của người vận hành TBĐTHH................................ 43
Bảng 3. 5. Chứng chỉ chuyên môn của người vận hành máy ......................................43
Bảng 3. 6. Tỷ lệ % các hình thức sử dụng TBĐTHH ................................................. 44
Bảng 3. 7. Các TBĐTHH trang bị trên tàu lưới vây xa bờ..........................................49
Bảng 3. 8. Thông tin về giá thành các loại máy.......................................................... 50
Bảng 3. 9. Thời gian lắp đặt của các loại TBĐTHH ................................................... 51
Bảng 3. 10. Vị trí lắp đặt của các TBĐTHH trên tàu lưới vây xa bờ........................... 52
Bảng 3. 11. Số lượng các TBĐTHH được trang bị trên tàu lưới vây xa bờ................. 59
Bảng 3. 12. Hiệu quả trang bị TBĐTHH trước và sau năm 2016 ............................... 60
Bảng 3. 13. Những khó khăn trở ngại ban đầu khi trang bị, sử dụng TBĐTHH..........64
Bảng 3. 15. Chi phí cố định của các tàu lưới vây đánh bắt xa bờ................................ 67
Bảng 3. 16. Chi phí biến đổi trung bình trong một chuyến biển............................... 68
Bảng 3. 17. Doanh thu trung bình của một chuyến biển ............................................. 69
Bảng 3. 18. Những thông tin trên tàu của các tàu lưới vây xa bờ................................ 72

x



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. 1. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2005 – 2017 (Nguồn: [25]) ............... 11
Đồ thị 1. 2. Số lượng tàu thuyền phân bố trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ...................... 16
Đồ thị 1. 3. Số lượng tàu của các họ nghề khai thác chính ở Nha Trang (Nguồn: [6]) ....23
Đồ thị 1. 4. Sản lượng sản phẩm thuỷ sản khai thác biển giai đoạn 2013 – 2017
(Nguồn: [12])............................................................................................................. 25
Đồ thị 1. 5. Phân loại tàu lưới vây theo công suất (Nguồn: [6])..................................26
Đồ thị 3. 1. Trình độ học vấn của người sử dụng TBĐTHH trên tàu lưới vây xa bờ tại
thành phố Nha Trang .................................................................................................42
Đồ thị 3. 2. Các hình thức sử dụng TBĐTHH ............................................................ 44
Đồ thị 3. 3. Tỷ lệ (%) các TBĐTHH được trang bị trên tàu lưới vây xa bờ ................ 45
Đồ thị 3. 4. Tỷ lệ % các hiệu máy đàm thoại được trang bị trên tàu lưới vây xa bờ ....47
Đồ thị 3. 5. Tỷ lệ % các hiệu máy định dạng, định vị, radar, máy dò đứng, máy dò
ngang được trang bị trên tàu lưới vây xa bờ ............................................................... 48
Đồ thị 3. 6. Sản lượng trung bình/chuyến biển của các tàu lưới vây xa bờ ................. 66

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Chòi quan sát đặt trên cột buồm để quan sát đàn cá .....................................5
Hình 1. 2. Tàu lưới vây của Mỹ ...................................................................................6
Hình 1. 3. Tàu lưới vây cá ngừ hiện đại .......................................................................6
Hình 1. 4. Tàu lưới vây Châu Âu .................................................................................6
Hình 1. 5. Puli thuỷ lực................................................................................................7
Hình 1. 6. Tời lưới 3 con lăn ...........................................................................................7
Hình 1. 7. Máy radar hải đồ FAR – 2117 .....................................................................8
Hình 1. 8. Hình ảnh trên màn hình máy tính khi Máy thuỷ âm đa tia gắn phần mềm
WASSP .......................................................................................................................9
Hình 1. 9. Máy định vị - nhận dạng tự động HAIYANG............................................ 14

Hình 1. 10. Bản đồ tỉnh Khánh Hoà ........................................................................... 15
Hình 1. 11. Bản đồ hành chính thành phố Nha Trang................................................. 17
Hình 1. 12. Cá ngừ vằn .............................................................................................. 21
Hình 1. 13. Cá thu ngàng ........................................................................................... 22
Hình 1. 14. Máy đàm thoại tầm xa IC – 718 .............................................................. 26
Hình 1. 15. Máy định vị FURUNO GP – 32 .............................................................. 28
Hình 1. 16. Máy định vị - nhận dạng tự động HAIYANG..........................................29
Hình 1. 17. Máy radar................................................................................................ 30
Hình 1. 18. Máy dò đứng FUSO FEC – 609 .............................................................. 31
Hình 1. 19. Máy dò quét CH – 250 ............................................................................ 32
Hình 2. 1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................ 34
Hình 3. 1. Vị trí lắp đặt và khoảng cách giữa các TBĐTHH trên tàu lưới vây xa bờ
..................................................................................................................................54
Hình 3. 2. Máy nhắn tin trên tàu composite KH92179TS ........................................... 56
Hình 3. 3. Máy định vị trên tàu KH93179TS ............................................................. 57
Hình 3. 4. Máy dò đứng ............................................................................................. 62
Hình 3. 5. Máy dò quét .............................................................................................. 63
Hình 3. 6. Máy dò chụp ............................................................................................. 63

xii


MỞ ĐẦU
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017, ước tăng
6,81% so với năm 2016. Trong đó, ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê cho biết, trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp
và thuỷ sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,9%, cao hơn mức tăng 1,36% của
năm 2016, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung của nền kinh tế. Trong
đó, ngành thuỷ sản có mức tăng cao nhất với 5,54% do sản xuất thuỷ sản năm 2017 có
nhiều khởi sắc so với năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung

[19]. Điều đó có nghĩa ngành thuỷ sản chiếm một phần quan trọng trong việc phát triền
nền kinh tế của nước ta.
Để ngành thuỷ sản nói chung và các loại nghề khai thác thuỷ sản (KTTS) nói
riêng (nghề lưới rê, nghề lưới chụp, nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề câu…) ngày
càng phát triển đòi hỏi mỗi một ngành nghề đều phải trang bị cho mình những thiết bị
cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình khai thác được hiệu quả như hệ thống đèn, các loại
máy khai thác (máy tời thu lưới, thu dây, hệ thống cần cẩu…), các thiết bị điện tử hàng
hải (TBĐTHH) như: máy đàm thoại, định vị, đo sâu dò cá… Trong những nhân tố
này, TBĐTHH chiếm một vị trí không hề nhỏ đến hiệu quả khai thác của các loại
nghề thuỷ sản.
TBĐTHH trên tàu cá bao gồm máy điện hàng hải và thiết bị vô tuyến điện. Đây là
những thiết bị điện tử đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho các
hoạt động đánh bắt xa bờ có hiệu quả về mặt kinh tế cũng như đảm bảo an toàn cho
chuyến biển khi hành trình và khi tiến hành các hoạt động khai thác.
Để biết được hiệu quả mà các TBĐTHH mang lại cũng như mức độ sử dụng và
mong muốn của ngư dân trong việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng các thiết bị này. Dưới đây, tôi xin trình bày về nội dung “Đánh thực trạng trang
bị và hiệu quả sử dụng các TBĐTHH trên tàu lưới vây xa bờ tại Nha Trang”.
Hầu như TBĐTHH có mặt ở tất cả các loại nghề khai thác. Tuy nhiên, vì đặc thù
của nghề lưới vây là đánh bắt chủ động, phát hiện đàn cá sau đó thả lưới bao vây vùng
nước có cá kịp thời trước khi cá chạm lưới rồi quay đầu hoặc cố bơi xuống dưới, hòng
thoát ra ngoài. Nên việc trang bị những TBĐTHH giúp ích cho người thuyền trưởng rất
nhiều trong việc hành trình đến ngư trường một cách gần nhất và an toàn nhất, phát hiện
đàn cá, phán đoán kích cỡ đàn, theo dõi dòng chảy để từ đó đưa ra quyết định thả lưới
một cách chính xác.
Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng được đánh giá là nơi có
nhiều thuận lợi để phát triển nghề KTTS. Tuy nhiên, nghề KTTS ở Khánh Hoà vẫn gặp


không ít khó khăn do chi phí đầu vào quá cao, nguồn lợi ven bờ có dấu hiệu cạn kiệt,

cùng với đó là sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế có nhiều lợi thế hơn [5]. Do vậy,
em chọn thành phố Nha Trang làm nơi thực hiện đồ án tốt nghiệp nhằm hướng ngư dân
vươn khơi và yên tâm hơn để bám biển dài ngày khi trang bị cho tàu mình những
TBĐTHH cần thiết.
Thông qua những thông tin, số liệu đã thu thập được từ lần đi thực tế trong đợt làm
đồ án tốt nghiệp vừa qua để đánh giá hiệu quả sử dụng mà TBĐTHH mang lại, nhằm
tạo điều kiện để khuyến khích ngư dân đầu tư trang bị các TBĐTHH phù hợp cho từng
tàu tham gia hoạt động khai thác.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình khai thác thuỷ sản và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trong khai
thác thuỷ sản trên thế giới
1.1.1. Khai thác thuỷ sản trên thế giới
Tổng sản lượng khai thác toàn cầu năm 2014 đạt 93,4 triệu tấn. Trong đó, khai thác
biển 81,5 triệu tấn; khai thác nội địa 11,9 triệu tấn (Bảng 1. 1). Đối với sản lượng khai
thác biển, Trung Quốc vẫn đứng đầu, tiếp theo là Indonesia, Mỹ và Nga [23].
Bảng 1. 1. Sản lượng thuỷ sản trên thế giới
ĐVT: Triệu tấn

2009

2010

2011

2012


2013

2014

Khai thác nội địa

10,5

11,3

11,1

11,6

11,7

11,9

Khai thác biển

79,7

77,9

82,6

79,7

81,0


81,5

Tổng sản lượng khai thác

90,2

89,1

93,7

91,3

92,7

93,4

Năm
Khai thác thuỷ sản

(Nguồn: [23])
Sau hiện tượng EI Nino năm 1998 từ năm 2015 đến nay sản lượng thuỷ sản đã
được phục hồi trở lại [23]. Tình hình đánh bắt tự nhiên trên thế giới ngày càng được
phát triển mạnh, số đội tàu tăng, nhiều công nghệ đánh bắt tiên tiến, các thiết bị điện tử
hiện đại cũng được trang bị trên tàu ngày một nhiều.
Nghề cá quy mô nhỏ thu hút sự tham gia của 90% lao động nghề KTTS. Tiếng nói
của họ ngày càng được được lắng nghe nhiều hơn, quyền lợi của họ được tôn trọng và
sinh kế của họ cũng được đảm bảo. Nói chung, sinh kế bền vững trong khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản là một phần quan trọng trong cách tiếp cận chiến lược của FAO
đối với nghề cá [24].
a. Lao động trong nghề cá

Năm 2014, có khoảng 56,6 triệu người tham gia vào nghề khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản trực tiếp, trong đó có 36% tham gia toàn thời gian và 23% bán thời gian, số còn
lại thỉnh thoảng tham gia hoặc tình trạng không xác định. Thời điểm nảy, 84% lao động
tham gia nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới là người Châu Á, tiếp đến
là Châu Phi (10%), Mỹ Latinh và Caribe (4%). Phụ nữ chiếm 19% số lao động trực tiếp
tham gia vào khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, nhưng lại chiếm khoảng ½ lực lượng lao
động gián tiếp như chế biến và kinh doanh thuỷ sản [24].
3


b. Tàu thuyền
Tính đến năm 2014, tổng số tàu thuyền KTTS trên thế giới ước tính đạt 4,6 triệu
chiếc. Tương đương với số liệu năm 2012. Số lượng tàu thuyền ở Châu Á cao nhất, gồm
3,5 triệu chiếc và chiếm 75% tổng số tàu thuyền KTTS trên toàn thế giới, tiếp đến là
Châu Phi (15%), Mỹ Latinh và Caribe (6%), Bắc Mỹ (2%) và Châu Âu (2%) [24].
Nhìn chung, tình trạng nghề cá biển trên thế giới không có cải thiện mặc dù có sự
phát triển đáng chú ý ở một vài khu vực. Theo báo cáo đánh giá phân tích của FAO về
sản lượng nghề cá thương phẩm, sản lượng bền vững sinh học đã giảm từ 90% năm
1974 xuống 68,6% năm 2013. Vì vậy, 31,4% trữ lượng cá được đánh giá là bị khai thác
ở mức không bền vững về mặt sinh học và bị khai thác quá mức. Trong tổng trữ lượng
cá được đánh giá năm 2013, trữ lượng cá được khai thác đủ chiếm 58,1% và trữ lượng
khai thác dưới mức là 10,5%; 10 loài năng suất nhất chiếm 27% sản lượng nghề khai
thác cá biển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phần lớn trữ lượng các loài này được khai
thác đủ mà không có khả năng tăng sản lượng, phần còn lại bị khai thác quá mức và gia
tăng sản lượng chỉ có thể đạt được sau khi phục hồi nguồn lợi thành công [24]. Đến nay,
việc đưa ra những định hướng khai thác, chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm phục hồi nguồn
lợi trên thế giới vẫn đang là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả các cơ quan ban ngành liên
quan đến thuỷ sản phối hợp với ngư dân một cách nhịp nhàng để ngư dân khai thác hiệu
quả nhưng vẫn đảm bảo các đối tượng chưa trưởng thành vẫn có thể sinh trưởng ổn định.
c. Dự báo ngành thuỷ sản thế giới trong tương lai

Theo Marc Taconet – một cán bộ cấp cao của FAO dự báo về tương lai cho ngành
thuỷ sản thế giới như sau:
-

Hiện tại, tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá sẽ ở quy mô lớn và rất lớn.
Một số ảnh hưởng của nó đã được cảm nhận trên toàn cầu, ví dụ: axit hoá đang tác
động tiêu cực đến nuôi trồng thuỷ sản có vỏ ở vùng Đông Bắc Thái Bình Dương,
các loài cá tự nhiên ở Địa Trung Hải có khả năng bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng
lên. Đổi lại, sinh khối cá dự kiến sẽ tăng lên ở vùng ôn đới và vĩ độ cao, cơ hội
nuôi trồng thuỷ sản có thể tăng lên ở các khu vực ngập nước như Đông Nam Á

-

trong tương lai [22].
Đối với việc đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản quá mức như hiện nay, kèm theo đó là ít
loại được đánh bắt trong các mức sinh học bền vững. Do đó, dự báo đến năm 2026
sẽ làm suy giảm lượng cá làm bột cá và dầu cá. Tuy nhiên, tổng số loài trong danh
mục loài bị đánh bắt quá mức giảm từ 90% năm 1970 xuống còn 70% vào năm
2013. Cho thấy: nghề cá cũng là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, với
chuỗi giá trị nghề cá hiện đang chiếm hơn 200 triệu việc làm. Giai đoạn từ năm
4


2015 – 2026, tổng nguồn cung thuỷ sản tăng từ 169 triệu tấn lên 194 triệu tấn. Vào
năm 2050, thế giới sẽ cần thêm 50% thực phẩm để đáp ứng sự tăng dân số. Tương
đương với yêu cầu 100 triệu tấn thuỷ sản, điều này chỉ ra một điều quan trọng là
thế giới cần bắt đầu khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, giảm sản lượng đánh bắt không
mong muốn và tăng sự phục hồi nguồn cung thức ăn nuôi trồng thuỷ sản [22].
1.1.2. Nghề lưới vây thế giới
Trên thế giới, nghề lưới vây là nghề đánh bắt cá nổi quan trọng và hiệu quả nhất.

Việc tìm kiếm đàn cá và đánh día độ lớn của đàn cá để điều khiển tàu là nhiệm vụ quan
trọng nhất trong quá trình đánh bắt cá. Để hỗ trợ việc tìm kiếm đàn cá thường bố trí chòi
quan sát trên đỉnh cột buồm và trên các tàu lớn còn bố trí đài quan sát và máy bay trực
thăng đáp xuống thượng tầng của tàu [13].

Hình 1. 1. Chòi quan sát đặt trên cột buồm để quan sát đàn cá (Nguồn: [13])
Về bố trí mặt boong: Hầu hết tàu khai thác trên thế giới đều bố trí boong khai thác
phía sau lái giúp hoạt động khai thác được thao tác một cách thuận tiện và nhanh chóng
trong việc thu, thả lưới. Điển hình là tàu lưới vây của Mỹ, tàu lưới vây cá ngừ hiện đại
và tàu lưới vây Châu Âu [13].

5


Hình 1. 2. Tàu lưới vây của Mỹ (Nguồn: [13])

Hình 1. 3. Tàu lưới vây cá ngừ hiện đại (Nguồn: [13])

Hình 1. 4. Tàu lưới vây Châu Âu (Nguồn: [13])
Về thiết bị mặt boong: Để thu lưới người ta thường dùng puli thuỷ lực hoặc tời
lưới 3 con lăn và xếp lưới trên boong tàu. Trên các tàu lưới vây cỡ lớn còn trang bị
bơm hút cá lên tàu. Đối với tàu lưới vây loại nhỏ việc thu, thả lưới thường được sử
dụng bằng tay [13].
6


Hình 1. 5. Puli thuỷ lực (Nguồn: [13])

Hình 1. 6. Tời lưới 3 con lăn (Nguồn: [13])
Đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây thế giới là họ cá ngừ. Sản lượng cá

ngừ khai thác được của các nước trong khối ASEAN là 574.214 tấn chiếm 13,23% tổng
sản lượng cá ngừ của thế giới, được thể hiện trong bảng 1. 2 [13].
Bảng 1. 2. Sản lượng khai thác cá ngừ của các nước ASEAN năm 2011
ĐVT: Tấn
Các nước ASEAN

Sản lượng

% ASEAN

Tổng sản lượng

574.214

100,00

Philippines

330.010

57,47

Indonesia

105.196

18,30

Malaysia


59.591

10,40

Thái Lan

28.700

4,99

Việt Nam

50.717

8,84
(Nguồn: [13])

7


Từ bảng 1. 2 cho thấy, Philippines có sản lượng cá ngừ lớn nhất 330.010 tấn chiếm
57,47% tổng sản lượng cá ngừ toàn khối, Indonesia 105.196 tấn chiếm 18,3%, Malaysia
59.591 tấn chiếm 10,4%, Thái Lan 28.700 tấn chiếm 4,99%, Việt Nam 50.717 tấn chiếm
8,84% (sản lượng chỉ lớn hơn của Thái Lan).
1.1.3. Thiết bị điện tử hàng hải sử dụng trong khai thác thuỷ sản trên thế giới
Các TBĐTHH trang bị trên các tàu lưới vây thế giới đều là những thiết bị hiện đại
mang nhiều tính năng tối ưu và tân tiến nhất (ví dụ: máy định vị vệ tinh, radar, máy đo
sâu, máy dò ngang Sonar):
-


Radar hải đồ FAR – 2117 tích hợp giữa máy Định vị - Hải đồ GP – 3700 và máy
Radar 15x3 (hải đồ được phủ lên trên màn hình radar):
 Thiết bị này có 2 tính năng riêng (hải đồ và radar) giúp tiết kiệm được diện
tích bố trí trong cabin tàu nhưng không làm giảm đi tính năng hiện đại của
từng bộ phận. Có thể tách rời giữa hai tính năng để theo dõi theo ý muốn.
 Tín hiệu khử nhiễu tự động.
 Tích hợp được khả năng bám mục tiêu.

Hình 1. 7. Máy radar hải đồ FAR – 2117 (Nguồn: [27])
-

Máy dò ngang FSV – 35, FSV – 85 có tính năng cao cấp hơn về quét chùm tia,
thang đo, công suất, linh kiện.

-

Máy thuỷ âm đa tia (Multi beam sonar) có sử dụng phần mềm WASSP (có thể
nhìn thấy tất cả những gì dưới biển bằng hình ảnh 2D, 3D hiển thị trên màn hình
máy tính).
8


o Lợi ích:
 Gồm 112 hoặc 224 tia mỗi lần quét, mang đến một góc nhìn 120 từ mạn trái
sang mạn phải. Khoảng cách quan sát được gấp 3 lần so với độ sâu.
 Thu được hình ảnh trong thời gian thực cũng có thể xem được ở quá khứ.
 Tiết kiệm nhiên liệu.
 Khám phá vùng biển mới nhanh hơn và chính xác hơn.
o Ứng dụng:
 Nghề lưới vây: đo tốc độ, đo độ chìm của dây giềng; biết được thông tin chi

tiết của đáy biển giúp tàu tránh va, tránh rạn, tránh thiệt hại hoặc mất ngư cụ
(phán đoán để kéo lưới trước khi chúng mắc vào rạn).
 Nghề lưới kéo: xác định được đàn cá để đưa miệng lưới đến giữa đàn cá,
tăng khả năng đánh bắt.

Hình 1. 8. Hình ảnh trên màn hình máy tính khi Máy thuỷ âm đa tia gắn phần
mềm WASSP (Nguồn: [27])
1.2. Tình hình khai thác thuỷ sản và sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trong khai
thác thuỷ sản ở Việt Nam
1.2.1. Khai thác thuỷ sản ở Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, với bờ biển dài 3.260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh
hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000
hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2 được che chắn tốt dễ
trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát
sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương
với khoảng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.
Năm 2017, do tình hình thời tiết không thuận lợi đối với hoạt động khai thác hải
sản của vùng biển Việt Nam trong khu vực biển Đông đã hứng chịu nhiều cơn bão và
áp thấp nhiệt đới (16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới). Trong đó, cơn bão số 10 (bão
9


Doksuri – tháng 9/2017) được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 4 năm qua (sau siêu
bão HAIYAN – tháng 11/2013) với tâm bão kéo dài từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình với
sức gió mạnh cấp 11 – 12, giật cấp 15 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho
người dân miền Trung, cơn bão số 12 (bão Damrey – đầu tháng 11/2017) gây thiệt hại
nặng nề đối với các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên. Bên cạnh đó, thuỷ sản Việt Nam còn bị
Ủy ban Châu Âu chính thức cảnh báo thẻ vàng vào ngày 23/10/2017 đã gây nên nhiều
trở ngại cho hoạt động khai thác của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ giá xăng thấp,

dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển tạo điều kiện cho ngư dân vẫn bám biển dài ngày nên
việc KTTS biển ở các tỉnh còn lại tương đối ổn định. Sản lượng KTTS vẫn đạt được
những kết quả khả quan [25].
a. Sản lượng
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản năm 2017 [25], tổng sản lượng thuỷ sản đạt
hơn 7,28 triệu tấn tăng 5,6% so với năm 2016 được thể hiện trong bảng 1. 3.
Bảng 1. 3. Sản lượng thuỷ sản năm 2017
ĐVT: Nghìn tấn
TT
1

2

Thực hiện
năm 2016

Ước thực
hiện năm
2017

Sản lượng

Kế hoạch năm
2017

Sản lượng khai thác

3.300

3.237


3.421

Sản lượng khai thác hải sản

-

3.047

3.221

Sản lượng khai thác nội địa

-

190

200

Sản lượng nuôi trồng

3.700

3.658

3.858

Tổng sản lượng

7.000


6.895

7.279
(Nguồn: [25])

Từ bảng 1. 3 cho thấy, ước cả năm 2017 sản lượng KTTS đạt 3.421 nghìn tấn, tăng
5,7% so với năm 2016, trong đó: ước khai thác biển đạt 3.221 nghìn tấn, tăng 5,7% so
với năm 2016; khai thác nội địa ước đạt 200 nghìn tấn, tăng 5,7% so với năm 2016. Sản
lượng thuỷ sản nuôi trồng trên 3.858 triệu tấn, tăng 5,5% [25].
b. Tàu thuyền
Tính đến năm 2017, số lượng tàu tham gia khai thác là 109.586 tàu, trong đó có
26.308 tàu có chiều dài <6 m, 37.818 tàu cá có chiều dài từ 6 – 12 m, 18.899 tàu cá có
chiều dài từ 12 – 15 m và 26.561 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Số tàu nghề lưới
vây tăng 7%, nghề câu tăng 4%. Số tàu nghề lưới kéo, lưới rê đã giảm 2.636 chiếc so
với năm 2016 (tỷ lệ giảm là 3% đối với tàu lưới kéo và 5,3% đối với tàu lưới rê) [25].
10


c. Xuất khẩu thuỷ sản
Từ năm 2012 – 2016, kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của Việt Nam luôn đứng
thứ 4 trong số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giày và dầu thô [25].
Thành tựu của thuỷ sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh cả về giá trị và sản
lượng trong giai đoạn 2001 – 2017. Năm 2017, sản phẩm thuỷ sản được XK sang 167
nước và vùng lãnh thổ. Ba thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 17% và Nhật Bản
16% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc 15% và ASEAN 18%. Số
nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong các giai đoạn
2001 – 2015 [25].
Sau 10 năm, kim ngạch XK thuỷ sản tăng gần gấp 3 lần từ 2,739 tỷ USD năm 2005
lên 7,922 tỷ USD năm 2014. Giá trị XK và tốc độ tăng trưởng bình quân được thể hiện cụ

thể trong đồ thị 1. 1.

Đồ thị 1. 1. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2005 – 2017 (Nguồn: [25])
Từ đồ thị 1. 1 cho thấy, sau năm 2014 XK thuỷ sản gặp khó khăn do giá tôm giảm,
đồng USD tăng mạnh so với các tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh
tranh. Do đó, năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân giảm đáng kể xuống đến -16%,
giá trị XK do vậy chỉ đạt 6,677 tỷ USD giảm 18,65% so với năm 2014. Đến năm 2016,
giá trị XK bắt đầu ổn định trở lại đạt 7,053 tỷ USD tăng 5,36% so với năm 2015, tốc độ
tăng trưởng bình quân cũng từ đó mà tăng lên thành 9%. Năm 2017, mặc dù phải đối
mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như: tác động của chương trình thanh tra cá
da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, XK thuỷ sản cả năm

11


×