Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ, ph, nhiệt độ đến khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn vibrio harveyi của kháng thể igy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học thủy sản

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ, pH, NHIỆT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG
TRUNG HÒA ĐỘC TỐ CỦA VI KHUẨN Vibrio harveyi CỦA KHÁNG
THỂ IgY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hạnh
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kiều
MSSV: 56133026

Khánh Hòa – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÍ SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học thủy sản

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ, pH, NHIỆT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG
TRUNG HÒA ĐỘC TỐ CỦA VI KHUẨN Vibrio harveyi CỦA KHÁNG
THỂ IgY



GVHD: ThS. Phạm Thị Hạnh
SVTH: Trần Thị Kiều
MSSV: 56133026

Khánh Hòa, tháng 7/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ kháng thể,
pH và nhiệt độ đến khả năng trung hoà độc tố vi khuẩn V. harveyi của kháng thể
đặc hiệu IgY” là công trình hoàn toàn do tôi nghiên cứu và thực hiện duới sự hướng
dẫn của cô giáo ThS. Phạm Thị Hạnh. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác
và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm
này. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Bộ Giáo Dục  Đào tạo và pháp luật
về lời cam đoan này.

Sinh viên

Trần Thị Kiều

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được
rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ các cá nhân và tập thể. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng
tri ân và lời biết ơn sâu sắc nhất đến những giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Ban chủ
nhiệm Viện Nuôi Trồng Thủy Sản nhà Trường Đại học Nha Trang và các thầy cô giáo

viên bộ môn trong viện đã tạo điều kiện học tập và dạy dỗ, trang bị nền tảng kiến thức
cho tôi trong suốt khóa học tại Trường Đại Học Nha Trang.
Tiếp theo, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Phạm Thị Hạnh – người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, đặc biệt là
Th.S Võ Đức Duy người đã chỉ bảo và tạo điều kiện về trang thiết bị thí nghiệm trong
quá trình thực hiện đề tài cũng như đã truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ tôi hoàn thành
bài luận văn này. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và
bạn bè, những người đã luôn bên cạnh và động viên tôi trong học tập cũng như trong
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kiều

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ, pH, nhiệt độ đến khả năng
trung hòa độc tố của vi khuẩn Vibrio harveyi của kháng thể IgY. Nghiên cứu được thực
hiện từ tháng 02/2018 đến tháng 06/2018 tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
Các mức nồng độ kháng thể IgY được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này là 20,
15, 10, 5 mg/ml. Thí nghiệm được sử dụng ở các mức pH là 2, 4, 6, 7, 8, 10 và 12. Các
mức nhiệt độ được sử dụng để thí nghiệm là 0, 4, 20, 30, 40, 60, 80°C. Từ các nội dung
nghiên cứu trên kết quả cho thấy ở nồng độ 20 mg/ml, pH =7 và ở nhiệt độ 0 - 30°C thì
kháng thể IgY có khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn Vibrio harveyi là tốt nhất.
Từ khóa: IgY, vi khuẩn V. harveyi, độc tố, nhiệt độ, pH, nồng độ kháng thể.


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1

Tổng quan về kháng thể IgY. ............................................................................. 3

1.1.1

Cấu trúc của IgY .......................................................................................... 3

1.1.2

Tính chất của kháng thể IgY ........................................................................ 5

1.1.4

Ưu điểm của việc sử dụng kháng thể trong công tác phòng và trị bệnh. ...... 9


1.2

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng IgY trên thế giới và Việt Nam. ................. 11

1.2.1

Trên thế giới .............................................................................................. 11

1.2.2

Ở Việt Nam ............................................................................................... 14

1.3

Một số hiểu biết về vi khuẩn V. harveyi ........................................................... 16

1.4

Bệnh do Vibrio sp và tác hại đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản ........................ 18

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 21
2.1

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ....................................................... 21

2.2

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 21

2.2.1


Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi .................................................................. 21

2.2.2

Kháng thể IgY ........................................................................................... 21

2.2.3

Dụng cụ, thiết bị và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ............................ 21

2.3

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................... 23

2.4

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 24

2.4.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kháng thể đến khả năng trung hoà độc

tố vi khuẩn V. harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY. ................................................ 24

iv


2.4.2


Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng trung hoà độc tố vi khuẩn V.

harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY. ....................................................................... 25
2.4.3

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trung hoà độc tố vi

khuẩn V. harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY ......................................................... 25
2.5

Phương pháp xử lí và phân tích số liệu............................................................. 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 27
3.1

Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn V. harveyi

của kháng thể IgY. ..................................................................................................... 27
3.2

Ảnh hưởng của pH đến khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn V. harveyi của

kháng thể IgY. ............................................................................................................ 28
3.1

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn V. harveyi

của kháng thể IgY. ..................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 34
4.1


Kết luận ............................................................................................................ 34

4.1

Kiến nghị .......................................................................................................... 34

TÀI LIẸU THAM KHẢO ............................................................................................. 35
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 40

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Một số bệnh ở động vật thủy sản do Vibrio spp. gây ra (Bùi Quang Tề, 2006)
....................................................................................................................................... 18
Bảng 2. 1: Dịch chiết kháng thể IgY tại bốn nồng độ (20, 15, 10, 5 mg/ml). ................ 24

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sự phân bố các loại kháng thể trong trứng gà. ................................................ 4
Hình 1. 2: Cấu trúc phân tử IgY của gà so với IgG của động vật có vú ........................... 5
Hình 1. 3: Vi khuẩn V. harveyi ...................................................................................... 17
Hình 2. 1: Kháng thể IgY sau khi được chiết xuất bằng phương pháp PEG .................. 21
Hình 2. 2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................... 23
Hình 3. 1: Hiệu quả trung hòa của kháng thể IgY tại các nồng độ 20, 15, 10, 5 mg/ml ở
thể tích 50, 20 và 10µl. Đối chứng không cho kháng thể và được pha loãng bằng PBS.
..................................................................................................................................... 27

Hình 3. 2: Hiệu quả trung hòa độc tố của kháng thể IgY trước (A) và sau (B) khi cho
kháng thể vào ở pH 7 ................................................................................................... 28
Hình 3. 3: Hiệu quả của kháng thể IgY đối với sự trung hòa độc tố của V. harveyi sau
khi ủ ở pH 2, 4, 6, 8, 10 và 12 trong 0, 1, 2 và 4 giờ. Đối chứng không thêm kháng thể
và được pha loãng với PBS.......................................................................................... 30
Hình 3. 4: Kháng thể IgY được xử lí ở các mức nhiệt độ khác nhau trong 10 phút và
được ủ ở 4 giờ. ............................................................................................................. 32

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IgY

Yolk Immunoglobin (globulin miễn dịch IgY hay kháng thể IgY)

Ig G

Immunoglobin G

kDa

Kilo Dalton

CFU

Colony Forming Unit

PEG


Polyethylene Glycol

PBS

Phosphate Buffered Saline

TCBS

Thiosunphate Citrate Bile Salt Agar

MB

Marine Broth

OD

Optical Density

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

ANOVA Analysis Of Varience
SPSS

Statistical Pakage for the Social Sciences

IVI

Viện vaccine Quốc tế


CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng dịch Mỹ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

AHPND Acute hepatopancreatic necrosis disease (bệnh hoại tử gan tụy cấp)
PG

Porphyromonas Gingivalis (vi khuẩn gây viêm lợi, viêm nha chu)

DC

Decay Care

Hp

Helicobacter pylori

viii


MỞ ĐẦU
Trong nuôi trồng thuỷ sản, mô hình nuôi thâm canh đã được người nuôi áp
dụng rộng rãi nhằm đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất. Điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến vật nuôi, dẫn đến sự bùng phát, lây lan dịch bệnh. Trong số
các bệnh xảy ra ở động vật thuỷ sản, bệnh do tác nhân vi khuẩn gây thiệt hại nặng

nề nhất bởi chúng gây ra những đợt dịch trên diện rộng. Các loại thuốc kháng sinh
truyền thống đã dần mất tác dụng, ngày càng xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn gây
bệnh mới. Nguyên nhân gây bệnh được xác định, trong đó một trong những
nguyên nhân nổi cộm nhất là hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Thời gian qua,
người nuôi sử dụng kháng sinh không đúng liều và lượng trong việc kiểm soát vi
khuẩn gây bệnh cũng như đưa kháng sinh với một lượng nhỏ vào thức ăn thuỷ sản
như một chất kích thích sinh trưởng đã dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn đáng
báo động hiện nay.
Trước thực trạng trên, nhiều biện pháp phòng và trị bệnh do vi khuẩn đã
được nghiên cứu và áp dụng. Một trong những biện pháp ưu việt hiện nay là gây
miễn dịch thụ động trên vật nuôi bằng cách cho chúng sử dụng kháng thể đặc hiệu
với chủng vi khuẩn gây bệnh cần ngăn chặn. So với việc sử dụng kháng sinh trong
công tác trị bệnh, phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thuỷ sản bằng
phương pháp này đã mang lại nhiều ưu điểm như: diệt khuẩn triệt để, hiệu quả cả
trong công tác phòng và trị bệnh, không gây tác dụng phụ, không gây hiện tượng
kháng thuốc của vi khuẩn.
Ở động vật thủy sản, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng kháng thể IgY
có hiệu quả trong việc bảo vệ các loài thủy sinh vật khỏi nhiều vi khuẩn gây bệnh
như Edwardsiella tarda, Yersinia ruckeri, Aeromonas hydrophila, và V.
alginolyticus. Đã có các nghiên cứu công bố các điều kiện tối ưu cho kháng thể
IgY phát huy tác dụng diệt khuẩn [23]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm
hiểu ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ, pH lên đặc tính sinh học của kháng
thể hay ảnh hưởng của nồng độ kháng thể IgY đến hiệu quả trung hoà độc tố vi
khuẩn.

1


Xuất phát từ những lí do trên, đề tài:” Ảnh hưởng của nồng độ kháng thể,
pH và nhiệt độ đến khả năng trung hoà độc tố vi khuẩn V. harveyi của kháng

thể đặc hiệu IgY” đã được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá và tìm ra được các ngưỡng nồng độ, pH và nhiệt độ tối ưu nhất
của kháng thể IgY trong việc trung hòa độc tố của vi khuẩn V. harveyi.
- Nghiên cứu này có thể là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về phòng và
trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) của kháng thể IgY.
Đề tài này thực hiện với những nội dung sau:
- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến đến khả năng trung hoà độc tố vi
khuẩn V. harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của pH đến khả năng trung hoà độc tố vi khuẩn V.
harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ kháng thể đến khả năng trung hoà độc
tố vi khuẩn V. harveyi của kháng thể đặc hiệu IgY.
Do thời gian thực tập ngắn, hướng nghiên cứu này cũng khá mới trong lĩnh
vực thủy sản tại Việt Nam cũng như kiến thức của bản thân về lĩnh vực này còn
nhiều hạn chế nên đồ án tốt nghiệp không thể tránh còn nhiều thiếu sót. Rất mong
quý thầy cô và quý bạn đọc đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn. Trân
trọng cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về kháng thể IgY.
Kháng thể IgY (viết tắt từ Yolk Immunoglobulin – có nghĩa là kháng thể lòng đỏ
trứng) là một lớp kháng thể có nhiều trong máu các loài chim, bò sát, cá. IgY cũng được
tìm thấy trong lòng đỏ trứng gà với hàm lượng cao.[4]
Gà có hệ miễn dịch tương tự như ở động vật có vú và người, bao gồm hệ miễn
dịch tự nhiên và hệ miễn dịch thu được. Hệ miễn dịch thu được ở gà bao gồm tuyến ức
và túi Bursa Fabricus. Tuyến ức có chức năng huấn luyện và biệt hoá tế bào lympho T,
túi Bursa Fabricus huấn luyện và biệt hoá tế bào lympho B. Hai loại tế bào này cùng các

thành phần khác của hệ miễn dịch tạo nên đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào.[41]
Đáp ứng miễn dịch dịch thể ở gà tạo ra kháng thể. Tương tự như các kháng thể
khác, kháng thể IgY là một protein được hình thành khi hệ miễn dịch phản ứng lại
những kháng nguyên bên ngoài và đặc hiệu với các kháng nguyên đó.[2]
1.1.1 Cấu trúc của IgY
Theo Rose và Hatta (1974), loài gà có ba lớp kháng thể là IgA, IgM và IgY. Hai
lớp kháng thể IgA, IgM ở gà tương ứng với hai lớp này ở động vật có vú về trọng lượng
phân tử, đặc điểm hình thái học và tính linh động. So với IgA và IgM ở gà, IgY có trọng
lượng phân tử thấp hơn, có trong máu gà và được chuyển qua chứa trong lòng đỏ trứng
[42] [27].

3


Hình 1. 1: Sự phân bố các loại kháng thể trong trứng gà.

IgY có cấu tạo tương tự IgG ở động vật có vú, gồm hai chuỗi nặng H (heavy
chain) và hai chuỗi nhẹ L (light chain). Chúng liên kết với nhau bằng các cầu nối
disulfua (S-S-). Trọng lượng phân tử của IgY là 180 kilo-dalton (kDa), lớn hơn so với
IgG của động vật có vú (159 kDa). Chuỗi nhẹ L của IgY gồm một vùng thay đổi
VL (variable region) và một vùng cố định CL (constant region). Chuỗi nặng H gồm một
vùng thay đổi VH và bốn vùng cố định ký hiệu từ C1 đến C4, với trọng lượng phân tử
là 68 kDa. [20] [33]
Khác với chuỗi nặng của IgG, chuỗi nặng của IgY không có vùng bản lề. Một số
nghiên cứu chỉ ra rằng vùng C3, C4 của IgY tương tự như các vùng Cγ2 và Cγ3 của
IgG còn vùng bản lề của IgG được thay bằng vùng C2 ở IgY, điều này làm cho chuỗi
nặng của IgY kém linh hoạt hơn (Hình 1.2). Đây có thể là lý do làm cho IgY có nhiều
đặc tính sinh học khác với IgG ở động vật có vú [53].


4


Hình 1. 2: Cấu trúc phân tử IgY của gà so với IgG của động vật có vú

Nguồn: Warr et al. (1995)
1.1.2 Tính chất của kháng thể IgY
Tương tự như các kháng thể khác, IgY có khả năng trung hòa các vi sinh vật và
độc tố của vi sinh vật, chúng có tác dụng bắt giữ mầm bệnh, ức chế và kích hoạt các
vùng gen để sinh ra peptide kháng khuẩn AMP, cytokine, IL, chemokine...để tiêu diệt
mầm bệnh. Trong máu và trong dịch gian bào của gà, IgY đóng vai trò tương tự như
IgG của động vật có vú. IgY tham gia hoạt động opsonin hóa kháng nguyên, IgY gây
ngưng tập kháng nguyên hữu hình, kết tủa kháng nguyên hòa tan.[9]
Tính chất lý hoá của kháng thể IgY: IgY có điểm đẳng điện nằm trong khoảng
5,7 - 7,6, thấp hơn IgG (6,1 – 8,5) (Polson và cộng sự, 1980) [39]. Davalos và cộng sự
(2000) đã giải thích nguyên nhân là do phần kỵ nước nhất của kháng thể IgY (đoạn Fc)
lớn hơn IgG [19].
Tính ổn định của IgY trong môi trường pH: Shimizu và cộng sự (1988; 1992;
1993) nghiên cứu về sự ổn định của IgY trong môi trường pH thay đổi [45-47], cho biết:
Hoạt lực của IgY giảm ở pH=3,5 và gần như mất hoàn toàn ở pH=3. Trong môi trường
kiềm, hoạt lực của IgY vẫn ổn định nhưng khi pH tăng lên 11 thì hoạt lực IgY mới thay
5


đổi, và bị giảm đáng kể ở pH=12 hoặc cao hơn. Kết quả tương tự đã được báo cáo bởi
các nhóm nghiên cứu của Lösch (1986), Hatta (1993) và Lee (2002b). Khi hoạt tính của
IgY bị giảm nhanh ở pH thấp cho thấy: Cấu trúc IgY có thay đổi, trong đó phần Fab bị
biến tính, bao gồm cả vị trí gắn kháng nguyên. [36] [27] [35]
Khả năng kháng enzyme: Kháng thể IgY tương đối kháng trypsin hoặc
chimotrypsin, nhưng khá nhạy với pepsin. Theo nghiên cứu của Hatta và cộng sự (1993)

cho thấy: hoạt lực của IgY đã bị mất hoàn toàn sau khi ủ 8 giờ với pepsin, nhưng với
trypsin hoặc chimotrypsin thì hoạt lực của IgY vẫn còn, tương ứng với 39% và 41%
[27].
Sự ổn định của IgY đối với pepsin phụ thuộc nhiều vào pH và tỷ lệ enzyme/ chất
nền. Ở pH = 5 hoặc cao hơn, IgY tương đối kháng với pepsin và giữ lại các hoạt động
liên kết kháng nguyên và liên kết tế bào của nó. Tuy nhiên, ở độ pH 4.5 trở xuống, cả
hai hoạt động đều bị mất (Shimizu và cộng sự, 1988) [45]. Kết quả của Hatta và cộng
sự. (1993), người cũng quan sát thấy hành vi IgY với pepsin theo thời gian ủ khác nhau
và pH xác nhận tính nhạy cảm của IgY với pepsin ở pH thấp. Tiêu hóa IgY với pepsin ở
pH=2 dẫn đến thủy phân hoàn toàn phân tử kháng thể, chỉ để lại các peptide nhỏ. Tuy
nhiên, IgY tiêu hóa với pepsin ở pH=4 giữ lại 91% và 63% hoạt tính của nó sau 1giờ và
thời gian ủ 4 giờ, tương ứng. Sau khi tiêu hóa trypsin, IgY giữ lại các hoạt động liên kết
kháng nguyên và liên kết tế bào của nó mặc dù có sự phân hủy rõ ràng của các
polypeptide. Không giống như tiêu hóa trypsin, không có sự phân tách rõ ràng của chuỗi
IgY được quan sát cho tiêu hóa chymotrypsin và các hoạt động của IgY vẫn cao đối với
các tiêu hóa này (Shimizu và cộng sự, 1988; Otani và cộng sự, 1991). [45] [38]
Tính ổn định với nhiệt và áp suất: IgY đã được xử lý nhiệt ở các mức nhiệt độ
khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Shimizu
(1992), Hatta (1993) và các cộng sự cho thấy hoạt tính của IgY đã thay đổi. Khả năng
liên kết với kháng nguyên của IgY giảm khi tăng mức nhiệt xử lý và thời gian gia nhiệt.
[46] [27]
IgY ổn định ở nhiệt độ khoảng 60°C và 70°C. Hoạt tính của IgY giảm khi nung
nóng ở 70°C trong 15 phút và bị biến tính nhiều khi nung nóng ở 75°C (Chang và cộng

6


sự, 1999) [16]. IgY bền với áp suất, ở áp suất 4000kg/cm2, IgY vẫn còn hoạt tính
(Shimizu và cộng sự, 1992) [46].
Tính ổn định của IgY khi được làm lạnh hay sấy khô: Theo Skrabanja và cộng

sự (1994), quá trình làm lạnh và đông khô là quá trình nhiệt thấp, làm thay đổi cấu tạo,
kết tập hay bám hút protein, điều này có thể làm mất hoạt tính của protein [50]. Khả
năng gắn kết kháng nguyên cũng như tính tan của IgY giảm đáng kể khi làm đông hay
lạnh khô dưới điều kiện hàm lượng muối và protein cao (Chansarkar, 1998) [17]. Sức
bền của IgY với nhiệt sau quá trình đông khô đã được Fu và cộng sự (2006) thử nghiệm.
Kết quả cho thấy, ở các mức nhiệt độ khác nhau từ 25 °C – 90 °C trong vòng 15 phút,
kháng thể không bị mất hoạt tính, ngoại trừ ở mức nhiệt 90 °C [21]. Một số báo cáo của
Shimuzu và cộng sự (1988), Walsh và cộng sự (2000) đã cho thấy IgY vẫn còn hoạt
tính, khả năng bám dính hay giữ nguyên cấu trúc khi được chiết xuất và bảo quản bằng
phương pháp lạnh và khô, tuy nhiên nếu quá trình làm lạnh và khô được lặp đi lặp lại
nhiều lần sẽ làm mất hoạt tính của IgY [45].
Với phương pháp phun khô hay đông khô nước lòng đỏ trứng, kháng thể IgY chứa
trong bột lòng đỏ sấy khô đều không bị biến đổi cũng như không giảm hàm lượng.
Thậm chí với mức nhiệt thử nghiệm cao từ 140°C - 170°C, hoạt tính của IgY vẫn còn.
Tuy nhiên, bột thu được từ phương pháp phun khô chứa độ ẩm cao hơn bột đông khô
(Yokoyama và cộng sự, 1992) [56].
1.1.3 Cơ chế hoạt động của kháng thể IgY
Một số cơ chế giả thiết được đưa ra nhằm giải thích các hoạt động đặc hiệu của
IgY đối với các yếu tố gây bệnh như sau:
Cơ chế ngưng kết:
Theo Tsobokura và cộng sự (1997) cho rằng khả năng khống chế sự phát triển của
vi trùng hay các “colony” của vi trùng được quan sát khi kết hợp với IgY xảy ra giống
như kết quả của sự ngưng kết vi trùng, dẫn đến khả năng làm giảm số lượng colony
(CFU) [54]. Tuy nhiên phản ứng ngưng kết chỉ là ngăn ngừa bởi sự bám dính linh hoạt
do cấu trúc bản lề ở phân tử kháng thể IgY (Gallagher and Voss, 1974) [22].
Cơ chế ngăn chặn sự tiếp xúc:

7



Nhiều nghiên cứu cho rằng cơ chế chủ yếu của IgY đặc hiệu là khả năng ngăn
chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với cơ thể (Jin và cộng sự,1998; Lee và cộng sự, 2002)
[28] [34]. Jin và cộng sự có thí nghiệm chứng minh được hoạt động của IgY ngăn cả sự
tiếp xúc của Escherichia coli K88 đối với màng nhầy ruột ở lợn con [28]. Đặc biệt đối
với các thành phần vỏ của vi trùng Gram-âm như protein, lipopolysacharide, fimbriae
(hoặc pili), và flagella – Đó chính là những yếu tố chính của vi trùng được nhận biết và
bao bọc lại bởi các kháng thể poly-clonal IgY (Sim và cộng sự, 2000) [49]. Kết quả của
sự bám dính bởi IgY dẫn đến ngăn cản đến sự phát triển của vi trùng và mầm bệnh.
Cũng có người đánh giá sâu hơn nữa là có thể còn cơ chế là kháng thể đặc hiệu IgY
dính bám và tác động đến ảnh hưởng đến chuỗi hoạt động của hàng loạt tín hiệu bên
trong tế bào, dẫn đến kết quả làm giảm khả năng sinh độc tố của mầm bệnh.
Cơ chế đánh dấu và bị tiêu hủy bởi thực bào Phagocytosis:
Nie và cộng sự (2004) đã xác định được kháng thể IgY thực hiện việc đánh dấu để
tiêu hủy tế bào vi trùng gây bệnh Staphylococcus aureus bằng bạch cầu trung tính
Neutrophils [37]. Cũng tương tự như vậy, Zhen và cộng sự (2008) có thí nghiệm cho
thấy sự có mặt của kháng thể IgY làm tăng hoạt tính tiêu hủy tế bào gây bệnh đối với E.
coli bằng hai cách đó là biến đổi monocyte thành macrophage trong sữa (milk
macrophage) hoặc tăng tế bào bạch cầu trung tính đa nhân [57]. Với sự có mặt của
kháng thể IgY thì sự biến đổi về cấu trúc bề mặt của vi trùng gây bệnh cũng được phát
hiện đối với Salmonellosis typhimurium (Lee và cộng sự, 2002) [34] và E. coli O111
(Zhen và cộng sự, 2008) [57]. Những biến đổi này có thể được giải thích do sự thay đổi
của các đám điện tử và/hay vùng tích điện trên bề mặt của tế bào vi trùng dẫn đến hiện
tượng thực bào phagocytosis.
Cơ chế trung hòa độc tố:
Nha bào của Staphylococcus aureus là yếu tố có độc lực chính đối với bệnh viêm
vú bò. Wang và cộng sự (2011) đã nghiên cứu được hiệu lực của IgY chống lại sự hình
thành nha bào của S. aureus. Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm cho thấy IgY có thể
phòng ngừa được sự xâm nhập của S.aureus vào tế bào biểu mô tuyến vú và cơ chế
phòng bệnh này được giải thích là do hoạt tính trung hòa độc tố của IgY hơn là khả
năng ngăn chặn sự phát triển của vi trùng đối với bệnh viêm vú bò. [55]

8


1.1.4 Ưu điểm của việc sử dụng kháng thể trong công tác phòng và trị bệnh.
Hiện nay các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ khá cao trong các loại bệnh, trong đó
bệnh nhiễm khuẩn đang là vấn đề đáng quan tâm bởi việc chữa trị các bệnh này đang rất
khó khăn do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng. Các phương pháp chữa
trị cũng như các loại thuốc kháng sinh truyền thống đã và đang dần mất tác dụng. Hiện
trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và các nghiên cứu hiện nay tập trung vào
việc phát triển các phác đồ điều trị thay thế có khả năng tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
Các giải pháp thay thế hàng đầu bao gồm sử dụng phages, prebiotic, probiotics,
cytokine, kháng thể lòng đỏ trứng gà, thảo dược và các phương pháp điều trị miễn dịch
khác. Trong số các giải pháp này, việc sử dụng kháng thể IgY được chiết xuất từ lòng
đỏ trứng gà thông qua đường uống đã mở ra một hướng phát triển mới đầy hứa hẹn cho
việc thiết kế và phát triển các chiến lược dự phòng và điều trị mới chống lại các bệnh
truyền nhiễm ở cả người và động vật, đặc biệt là chống lại tác nhân gây bệnh đường
ruột. [58]
Kháng thể IgY cũng như các lớp kháng thể khác có thể nhận ra các cấu trúc nhỏ
trên các phân tử khác, điều này đã làm chúng trở thành một công cụ không thể thiếu
trong phòng thí nghiệm, chúng được ứng dụng vào nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị
[4]. Kháng thể được sử dụng cho các mục đích này chủ yếu là các kháng thể đơn dòng
hoặc đa dòng, được sản xuất bằng cách gây miễn dịch trên thỏ, chuột, cừu, ngựa,… Tuy
nhiên, quy trình sản xuất này gây đau đớn cho vật nuôi, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
của chúng. Để giảm thiểu việc sử dụng số lượng lớn động vật cũng như làm đau chúng
thì việc sử dụng gà đẻ để sản xuất kháng thể được thay thế. Năng suất kháng thể trong
gà mái đẻ cao gấp gần 18 lần so với thỏ (Schade và cộng sự, 1996) [44]. Hơn nữa, vì
nồng độ kháng thể của lòng đỏ cao, hơn 100 mg kháng thể có thể thu được từ một quả
trứng (Akita và cộng sự, 1992). Vì gà đẻ khoảng 20 quả trứng mỗi tháng, nên có thể thu
được 2 g kháng thể mỗi tháng từ một gà đẻ đơn. [11]
So với kháng sinh, IgY có những ưu điểm vượt trội. Kháng sinh chỉ sử dụng để trị

bệnh nhiễm khuẩn trên vật nuôi. Khi sử dụng, kháng sinh có thể gây các phản ứng phụ
cho cơ thể, tiêu diệt cả hệ vi khuẩn có lợi của vật nuôi, trong một số trường hợp cần cân
nhắc cẩn trọng khi dùng kháng sinh, đặc biệt là hiện nay hiện tượng kháng thuốc của vi
khuẩn đã đến mức báo động. Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc dùng thuốc để trị bệnh cho
9


vật nuôi gặp rất nhiều khó khăn, khó kiểm soát, công tác quản lý dịch bệnh chủ yếu vẫn
là khâu phòng bệnh. Với kháng thể IgY, không chỉ tác dụng trị bệnh do vi khuẩn hữu
hiệu mà còn dùng rất hiệu quả trong công tác phòng bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng kháng
thể IgY rất an toàn cho vật nuôi, không gây các phản ứng phụ, tác động tại chỗ, đặc biệt
là không gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Hơn thế nữa, các loại kháng thể
khác nhau sẽ đặc trị các mầm bệnh đã kích thích hệ miễn dịch tạo ra nó. Như vậy,
kháng thể không chỉ để trị các bệnh nhiễm khuẩn mà còn có thể trị các bệnh nhiễm
virus, nhiễm nấm, …. ở vật nuôi. [26]
Mặc dù IgY có cấu trúc và đặc tính sinh học tương đồng với IgG nhưng với kháng
thể IgG của người, khả năng sản xuất kháng thể cũng như kiểm soát, định hướng sản
xuất phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ chung của cơ thể, tính đặc hiệu không cao với
mọi loại tác nhân và có ái lực với kháng nguyên không cao bằng IgY. Trong khi đó,
kháng thể IgY của gà có ái lực cao gấp 3-5 lần và có khả năng phản ứng nhanh hơn với
cùng một kháng nguyên [26]. IgY có thể được sản xuất với lượng lớn ở quy mô công
nghiệp, có thể dễ dàng kiểm soát loại kháng thể IgY nào được tạo ra, ngay cả khi vi
khuẩn, virus đã thay đổi cơ chế gây bệnh và tạo ra các chủng mới, có thể chủ động lựa
chọn các loại kháng nguyên, thử nghiệm và sản xuất các loại kháng thể phù hợp.
Hiện nay, việc sử dụng vaccine trong công tác phòng bệnh ở động vật thuỷ sản đã
được quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu, góp phần vào mục tiêu phát triển nuôi trồng
thuỷ sản theo hướng bền vững. Tuy nhiên, vaccine khi được sử dụng để phòng bệnh thì
tác dụng mang lại còn chậm, cơ thể vật chủ cần có thời gian để sinh ra kháng thể đặc
hiệu với tác nhân sau khi được tiêm ngừa, quá trình sản xuất thường kéo dài vì cần thời
gian nghiên cứu và vaccine chỉ được sản xuất để phòng các bệnh có nguy cơ đại dịch vì

kinh phí và hiệu quả. Vaccine có tác dụng toàn thân và đa số sử dụng theo đường tiêm.
Với kháng thể IgY, hiệu quả phòng và trị bệnh thể hiện ngay, IgY có thể được sản xuất
để phòng các bệnh không có nguy cơ đại dịch, các chế phẩm IgY đa số sử dụng theo
đường miệng, tác động tại chỗ nên an toàn cho vật nuôi.

10


1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng IgY trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1 Trên thế giới
Kể từ khi nhà khoa học Klemperer (1893) phát hiện ra kháng thể có trong máu gà
chuyển qua lòng đỏ trứng thì nhiều công trình nghiên cứu sau đó đã chứng minh tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng loại kháng thể này trong công tác phòng trị bệnh
[32]. Cho đến nay, kháng thể IgY đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ y tế,
chăn nuôi đến thực phẩm.
Từ 1986, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu (IRIG – Nhật bản) tiên phong nghiên
cứu và ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Tại đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm tiêm vào gà mái các tác nhân gây bệnh
có chọn lọc và đã được xử lý, nhằm kích thích gà mẹ sinh ra kháng thể chống lại tác
nhân gây bệnh, sau đó thu hoạch trứng gà và chiết xuất loại kháng thể mong muốn từ
lòng đỏ. Công trình nghiên cứu kéo dài trên dưới 10 năm. Kết quả, nhiều loại kháng thể
lòng đỏ trứng gà được tạo ra thành công, đặt tên là Ovalgen.
Trong đó, Ovalgen F – kháng thể IgY thu được từ lòng đỏ trứng gà mái sau khi
tiêm chủng hỗn hợp các kháng nguyên của virus cúm H1N1, H3N2, B, H5N1 đã được
chứng minh là có khả năng bất hoạt các virus cúm, có hiệu quả cao trong việc ngăn
ngừa nhiễm virus cúm gia cầm (H5N1), cúm mùa… IgY gắn vào bề mặt của virus mang
kháng nguyên do vậy ngăn chặn các giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp xúc giữa virus
và tế bào đường hô hấp (mũi, miệng, hầu họng).
Ovalgen DC – kháng thể IgY thu được từ lòng đỏ trứng gà mái sau khi tiêm
chủng kháng nguyên glucosyltransferase (Gtase) của vi khuẩn S. mutans – tác nhân gây

bệnh sâu răng. Ovalgen DC ức chế sự bám dính của vi khuẩn S. mutans vào bề mặt
răng, ức chế sự hình thành glucan bởi vi khuẩn S. mutans do vậy có tác dụng phòng
ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng, giúp răng khỏe mạnh.
Ovalgen PG - kháng thể IgY thu được từ trứng gà mái sau khi tiêm chủng kháng
nguyên Gingipain của vi khuẩn P. gingivalis – tác nhân gây bệnh viêm lợi (nướu).
Ovalgen PG ức chế tác động của vi khuẩn P. gingivalis vào lợi, ngăn ngừa và hỗ trợ
điều trị viêm lợi.
11


Kết quả một nghiên cứu của Yamane trên người có vi khuẩn Hp dương tính.
Nghiên cứu sử dụng trị số test thở Urea (UBT) và trị số xét nghiệm vi khuẩn trong phân
(HpSA) để đánh giá hiệu quả việc sử dụng. Người nghiên cứu được cho sử dụng
OvalgenHP hàng ngày trong 12 tuần. Trị số UBT được đánh giá sau 4, 8 và 12 tuần. Kết
quả cho thấy cả hai trị số đánh giá vi khuẩn Hp trong dạ dày đều giảm đáng kể sau hai
tháng sử dụng, một tỷ lệ không nhỏ có mức UBT về âm tính (<30‰).
Tsubokura và cộng sự (1997) cho thấy các kháng thể IgY với vùng Fab (vùng bắt
giữ kháng nguyên) có khả năng vây bắt và ngưng kết nhóm vi khuẩn, ức chế khả năng
sinh sản của chúng. Ngoài ra, kháng thể IgY còn có khả năng kích hoạt các quá trình đại
thực bào Phagocytosis.[54]
IgY kích hoạt làm tăng số lượng và khả năng của các tế bào đại thực bào trung
tính và macrophage đối với E. coli. Tuy nhiên, khác với IgG, IgY không có vị trí gắn bổ
thể nên không gây hoạt hóa bổ thể của động vật có vú và không phản ứng với yếu tố
dạng thấp. Đây là những ưu điểm khi sử dụng kháng thể IgY cho các ứng dụng điều trị
bệnh ở người và động vật. (Nie và cộng sự, 2004; Zhen và cộng sự, 2008). [37] [57]
Năm 2009, Chalghoumi và cộng sự sử dụng kháng thể có nguồn gốc từ lòng đỏ
trứng đã bảo vệ chuột, heo và bê khỏi các tác nhân Salmonella enteritidis typhimurium,
Campylobacter jejuni, Escherichia coli ETEC, murine và rotovirus bò, coronavirus bò.
[15]
Kháng thể IgY đặc hiệu với C. jejuni được Tsubo-kura và cộng sự (1997) sử dụng

để gây miễn dịch thụ động bằng đường miệng cho gà nhằm phòng và trị bệnh nhiễm
khuẩn. Để phòng bệnh nhiễm khuẩn, 0,5 g IgY được chuẩn bị cùng 106 CFU vi khuẩn,
kết quả phòng bệnh được đánh giá thông qua số lượng vi khuẩn trong phân gà. Để trị
bệnh nhiễm khuẩn, gà được cảm nhiễm vi khuẩn trước, sau 4 ngày dùng 0,2 g kháng thể
để trị bệnh. Kết quả cho thấy, số lượng vi khuẩn C. jejuni trong phân gà giảm so với
nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm điều trị, tỷ lệ gà hết bệnh đạt 80–95%. [54]
Gu ̈rtler và cộng sự (2004) sử dụng 3 g bột trứng gà (tương đương 2,5% thức
ăn/gà/ngày) chứa kháng thể chống lại S. enteritidis cho nhóm gà thí nghiệm dùng, nhóm
gà đối chứng sử dụng bột trứng không chứa kháng thể đặc hiệu S. enteritidis. Thí
nghiệm kéo dài 23-26 ngày. Kết quả cho thấy, trứng gà ở nghiệm thức thí nghiệm có tỷ
12


lệ nhiễm khuẩn thấp (13,3%) trong khi tỷ lệ trứng nhiễm khuẩn ở lô đối chứng cao gấp
đôi (26,0%). [24]
Tác dụng bảo vệ của việc bổ sung thức ăn với bột lòng đỏ trứng không miễn dịch
và bột lòng đỏ trứng miễn dịch (có chứa kháng thể kháng S. enteritidis) trong việc loại
trừ nhiễm S. enteritidis ở gà đẻ được Sugita-Konishi và cộng sự (2000), Brady và cộng
sự (2002) nghiên cứu. Gà được cảm nhiễm bằng đường miệng với 109 CFU S.
enteritidis. Bốn tuần sau khi thử nghiệm vi khuẩn, gà được cho ăn hàng ngày 15% bột
lòng đỏ trứng trong 28 ngày. Kết quả cho thấy, cả hai loại bột lòng đỏ trứng trên đều
giúp gà giảm nhanh số lượng S. enteritidis trong phân và thải trừ vi khuẩn sau 2 tuần
cho ăn. [51] [13]
Để kiểm tra tính đặc hiệu của kháng thể IgY trong việc bảo vệ gà mái chống lại S.
e. typhimurium, C. jejuni và E. coli, gà được cho uống bột lòng đỏ trứng từ gà không
tiêm chủng ở nồng độ từ 1 đến 10% (w/w) đối với nghiệm thức cảm nhiễm S. e.
typhimurium và C. jejuni, và từ 5 đến 10% (w/w) cho nghiệm thức cảm nhiễm E. coli.
Kết quả cho thấy bột lòng đỏ trứng, ở nồng độ gần 5% có thể loại bỏ S. e. typhimurium
và làm giảm đáng kể sự thải loại vi khuẩn của gà sau 2 tuần cho ăn. Ở nồng độ cao hơn
(7,5%) cũng có thể làm giảm sự xâm nhập của C. jejuni và E. coli. Do đó, việc uống bột

lòng đỏ trứng không miễn dịch có thể làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường
ruột, điều này cũng nói lên rằng, ngoài IgY, lòng đỏ trứng có thể chứa thêm các yếu tố
khác chống nhiễm trùng. Trong số các yếu tố kháng khuẩn không đặc hiệu của lòng đỏ
trứng, yếu tố kháng khuẩn có nguồn gốc từ lipoprotein trong lòng đỏ trứng (LDAMF)
ức chế sự phát triển của chủng Streptococcus và sialyoligosaccharides trong plasma
trứng (EPDS) ngăn ngừa nhiễm Salmonella trong in vitro. (Gu ̈ rtler và cộng sự, 2004;
Sugita-Konishi và cộng sự, 2000, 2002).[24] [51, 52]
Ảnh hưởng của kháng thể đặc hiệu đến khả năng diệt khuẩn S. enteritidis ở gà thịt
đã được Sugita-Konishi và cộng sự (2002); Schade và cộng sự (2005); Rahimi và cộng
sự (2007) nghiên cứu. Gà được uống 15 ml lòng đỏ trứng chứa kháng thể đặc hiệu pha
với 3.84 ml nước. Mỗi ngày một lần trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả cho thấy,
lượng vi khuẩn trong phân gà được sử dụng kháng thể thấp hơn (0.27 log10 CFU) so

13


với gà không sử dụng kháng thể (3.98 log10 CFU). Điều này cũng được thấy ở gan,
lách và ileum của gà. [52] [43] [40].
Trong các thí nghiệm của Melo và cộng sự (2005) được tiến hành in vitro, các
kháng thể IgY đặc hiệu chống lại độc lực BfpA của vi khuẩn E. coli có khả năng ngăn
chặn sự tự huỷ của tế bào Vera khi bị độc lực vi khuẩn tác động.
Việc phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn Yershinia ruckeri trên cá hồi
khi sử dụng phương pháp miễn dịch thụ động khá hiệu quả, dùng kháng thể IgY đặc
hiệu với vi khuẩn Y. ruckeri trộn vào thức ăn và cho cá hồi sử dụng. Kết quả cho thấy tỷ
lệ nhiễm bệnh và chết của cá giảm rõ rệt (tác giả). Gutierrez và cộng sự (1993) cũng sử
dụng kháng thể IgY chống vi khuẩn Edwasiella tarda để trị bệnh cho lươn giống Nhật.
Kết quả cho thấy, lươn giống sử dụng thức ăn có chứa kháng thể ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ
sống cao. Trong khi đó, số lươn ở nghiệm thức đối chứng, không sử dụng kháng thể
trong khẩu phần thức ăn bị nhiễm bệnh và chết sau 15 ngày lây nhiễm E. tarda.[25]
Cá hồi nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio anguillarum khi được sử dụng kháng thể

IgY bằng phương pháp gây miễn dịch thụ động cũng đạt được hiệu quả trong công tác
điều trị bệnh (Arasteh và cộng sự, 2004) [12]. Năm 2006, Xiao-liang và cộng sự thử
nghiệm điều trị bệnh nhiễm khuẩn Aeromonas hydrophyla ở cá chép, kết quả cho thấy
việc điều trị bệnh cho cá chép có hiệu quả.
Trong nghiên cứu sơ bộ của Srisapoome, Punyokun, Hongprayoon, & Areechon
(2006), các kháng thể trong trứng gà khi được gây miễn dịch bằng vi khuẩn V. harveyi
sau khi được tách chiết và đưa vào thức ăn, nhóm tác giả đã đánh giá sự trung hòa của
IgY đối với vi khuẩn V. harveyi. Kết quả cho thấy IgY có tiềm năng tốt để kiểm soát
hiệu quả bệnh phát sáng ở tôm sú. Tuy nhiên, để tiếp tục sử dụng làm phụ gia thức ăn
trong biện pháp kiểm soát, điều kiện tối ưu để duy trì sự ổn định IgY cần được nghiên
cứu thêm.
1.2.2 Ở Việt Nam
Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện vắc xin quốc tế (IVI) hợp
tác với trung tâm Kiểm soát và phòng dịch Mỹ (CDC), các trường đại học Yonsei
Konkuk tại Seoul, Hàn Quốc và trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương của Việt Nam
cho thấy, kháng thể IgY ở những nơi gia cầm được tiêm chủng ngừa virút cúm H5N1 có
14


thể dùng để phòng chống lây nhiễm cúm H5N1 trên người. Một nhóm chuột thí nghiệm
sau khi bị gây nhiễm với virút cúm H5N1 nhưng được điều trị với kháng thể IgY đã hồi
phục hoàn toàn. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc chống lại cúm A/H5N1 bởi
hiện nay hầu hết gia cầm ở Việt Nam đã được tiêm chủng ngừa virút cúm H5N1.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, kháng thể IgY có thể được sử dụng dưới hình thức
dung dịch nhỏ mũi hay dung dịch súc họng khi điều trị cho người. Đối với cúm H1N1
hiện nay cũng có thể dùng kháng thể này bằng cách gây miễn dịch cho đàn gia cầm, sau
đó thu hoạch trứng và tinh chiết kháng thể IgY.
Năm 2011, Tim Sunnary nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà kháng
trực khuẩn mủ xanh. Nghiên cứu đã tạo được globulin miễn dịch từ lòng đỏ trứng có độ
tinh sạch và hiệu giá cao kháng trực khuẩn mủ xanh bằng cách gây mẫn cảm cho gà mái

với hỗn hợp kháng nguyên bất hoạt của 7 chủng trực khuẩn mủ xanh phân lập từ các vết
bỏng ở Việt Nam. Chế phẩm IgY thu được có khả năng ức chế rõ ràng trực khuẩn mủ
xanh in vitro và trên vết thương bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh thực nghiệm [9].
Vi khuẩn tả (VKT) (Vibrio cholerae) được Hoàng Trung Kiên và cộng sự (2013)
gây miễn dịch trên gà mái với chủng VKT được bất hoạt bằng nhiệt, đồng thời xác định
khả năng phân lập kháng thể IgY kháng VKT từ trứng của gà được gây miễn dịch trước
đó. Kết quả cho thấy: Gà được gây miễn dịch với kháng nguyên là VKT bất hoạt (nồng
độ kháng nguyên tương đương với mật độ VKT) có sự hình thành kháng thể IgY đặc
hiệu với kháng nguyên VKT sau 1 tuần gây miễn dịch. Kháng thể IgY phân lập từ trứng
của gà được gây miễn dịch cho phản ứng dương tính với kháng nguyên VKT (trên
ELISA) và có khả năng gây ngưng kết VKT trong môi trường lỏng. [6]
Đến năm 2015, Hoàng Trung Kiên và cộng sự tiếp tục nghiên cứu tác dụng bảo vệ
của kháng thể IgY kháng VKT và kháng độc tố tả (ĐTT) trên chuột nhắt trắng sơ sinh.
Chuột nhắt trắng sơ sinh (3 - 5 ngày tuổi) được gây nhiễm VKT theo đường tiêu hóa,
sau đó uống dung dịch chứa kháng thể IgY kháng VKT hoặc kháng ĐTT. Đánh giá tác
dụng bảo vệ của kháng thể IgY bằng tỷ lệ và thời gian sống thêm của nhóm chuột
nhiễm VKT được uống kháng thể so với nhóm đối chứng (không uống kháng thể). Kết
quả thu được: 60 giờ sau khi gây nhiễm VKT, 40% chuột uống kháng thể IgY kháng

15


×