Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch trung quốc đối với cộng đồng địa phương nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA TĂNG
KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG NHA TRANG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Trần Phúc
Sinh viên thực hiện:
Trương Thị Hồng Thanh
Mã số sinh viên:
56131572

Khánh Hòa - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA TĂNG
KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG NHA TRANG

GVHD: ThS. Lê Trần Phúc


SVTH: Trương Thị Hồng Thanh
MSSV: 56131572

Khánh Hòa, tháng 06/2018


i


ii


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/viện: Kinh tế
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo KLTN của sinh viên)
Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch Trung Quốc đối
với cộng đồng địa phương Nha Trang…………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Trần Phúc…………………………………………
Sinh viên được hướng dẫn: Trương Thị Hồng Thanh……MSSV: 56131572……
Khóa: 56…………………………Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành……..
Lần KT
1
2
3
4
5

6
7

Ngày

Nội dung

Nhận xét của GVHD

Kiểm tra giữa tiến độ của Trưởng BM
Ngày kiểm tra:
Đánh giá công việc hoàn thành:……..%
Ký tên
……………...……
Được tiếp tục:
Không tiếp tục:
…..……………
8
9
10
11
12
13
Nhận xét chung (sau khi sinh viên hoàn thành ĐA/KL):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điểm hình thức:……/10
Đồng ý cho sinh viên:

Điểm nội dung:......./10

Được bảo vệ

Điểm tổng kết:………/10
Không được bảo vệ

Khánh Hòa, ngày … tháng … năm…
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc
gia tăng khách du lịch Trung Quốc đối với cộng đồng địa phương Nha Trang” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những lý luận, số liệu được thống kê, phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và được
đề cập cụ thể. Mọi tài liệu tham khảo cũng như mọi sự giúp đỡ hoàn thiện đề tài đã
được trích dẫn và cảm ơn.

Khánh Hòa, ngày 25 tháng 06 năm 2018
Tác giả khóa luận

Trương Thị Hồng Thanh

v


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý

phòng ban Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế cùng các quý thầy cô đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
ThS. Lê Trần Phúc đã giúp tôi hoàn thành trọn vẹn đề tài khóa luận tốt nghiệp. Qua
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong Bộ môn
Quản trị Du lịch của Trường Đại học Nha Trang đã chỉ bảo và cung cấp cho tôi
những thông tin hữu ích, những kiến thức cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người dân địa phương đang sinh sống và làm
việc tại thành phố biển Nha Trang đã giúp đỡ và nhiệt tình tham gia cuộc khảo sát
nghiên cứu của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trương Thị Hồng Thanh

vi


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................... i
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.... iv
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ vi
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3

5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 5
1.1 Lý luận chung về du lịch .......................................................................................5
1.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................................. 5
1.1.2 Vai trò của du lịch ..................................................................................... 6
1.1.3 Khách du lịch............................................................................................. 6
1.2 Lý luận về cộng đồng địa phương .........................................................................7
1.2.1 Khái niệm về cộng đồng địa phương ........................................................ 7
1.2.2 Thái độ của cộng đồng địa phương ........................................................... 8
1.2.3 Nhận thức của cộng đồng địa phương ....................................................... 8
1.2.4 Tác động của cộng đồng địa phương đến du lịch...................................... 8
1.3 Ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch đối với cộng đồng địa phương ........9
1.3.1 Đối với kinh tế ........................................................................................... 9
1.3.2 Đối với văn hoá - xã hội .......................................................................... 10
1.3.3 Đối với môi trường .................................................................................. 11

vii


1.4 Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ...................................................13
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ, PHÂN TÍCH
DỮ LIỆU ....................................................................................................................... 17
2.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................17
2.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................... 17
2.1.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 17
2.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi .............................................................................. 18
2.2 Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu .....................................................................23
2.2.1 Thông kê mô tả ........................................................................................ 23
2.2.2 Kiểm định thang đo ................................................................................. 23
2.2.3 Phân tích nhân tố ..................................................................................... 24

2.2.3.1 Mô hình phân tích nhân tố ........................................................................ 24
2.2.3.2 Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố........................................ 25
2.2.4 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 25
2.2.4.1 Các giả định khi xây dựng mô hình hồi quy........................................... 26
2.2.4.2 Xây dựng mô hình hồi quy ....................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 29
3.1 Thực trạng khách du lịch Trung Quốc gia tăng và dự định về việc sinh sống của
cộng đồng địa phương tại Nha Trang.........................................................................29
3.1.1 Giới thiệu khái quát về Nha Trang .......................................................... 29
3.1.2 Thực trạng gia tăng nhanh chóng của khánh du lịch Trung Quốc đến
Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................... 30
3.1.3 Dự định về việc sinh sống của cộng đồng địa phương tại Nha Trang .... 31
3.2 Kết quả khảo sát cộng đồng ................................................................................32
3.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 32
3.2.2 Điểm đánh giá trung bình ........................................................................ 34
3.2.2.1 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với kinh tế............................... 34
3.2.2.2 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với văn hóa - xã hội ............... 34
3.2.2.3 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với môi trường ....................... 35

viii


3.2.2.4 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với kinh tế .............................. 36
3.2.2.5 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với văn hóa - xã hội .............. 37
3.2.2.6 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với môi trường....................... 37
3.2.2.7 Nhận xét chung .......................................................................................... 38
3.2.3 Kiểm định thang đo ................................................................................. 39
3.2.4 Phân tích nhân tố ..................................................................................... 40
3.2.5 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 47
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 51

4.1 Kết luận ...............................................................................................................51
4.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 51
4.1.2 Về kết quả nghiên cứu ............................................................................. 51
4.1.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 51
4.1.2.2 Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố ............................................... 52
4.1.2.3 Phân tích hồi quy ....................................................................................... 53
4.2 Giải pháp và kiến nghị ........................................................................................53
4.2.1 Một số giải pháp ...................................................................................... 53
4.2.1.1 Nhóm giải pháp tiếp tục duy trì và phát huy lợi ích đối với môi trường
tự nhiên và xã hội ................................................................................................... 53
4.2.1.2 Nhóm giải pháp hạn chế và giảm thiểu tác hại đối với môi trường tự
nhiên và xã hội........................................................................................................ 57
4.2.1.3 Nhóm giải pháp tiếp tục duy trì và phát huy lợi ích đối với kinh tế ..... 59
4.2.2 Đề xuất kiến nghị .................................................................................... 59
4.2.2.1 Đối với cơ quan quản lý và nhà nước ...................................................... 59
4.2.2.2 Đối với cơ sở kinh doanh du lịch ............................................................. 61
4.3 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 62
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 67

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá.
SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý số liệu thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội.

x



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................15
Bảng 2.1 Thang đo lợi ích đối với kinh tế ................................................................ 19
Bảng 2.2 Thang đo lợi ích đối với văn hóa - xã hội .................................................. 20
Bảng 2.3 Thang đo lợi ích đối với môi trường ......................................................... 20
Bảng 2.4 Thang đo tác hại đối với kinh tế ................................................................ 21
Bảng 2.5 Thang đo tác hại đối với văn hóa - xã hội ................................................. 21
Bảng 2.6 Thang đo tác hại đối với môi trường ......................................................... 22
Bảng 2.7 Thang đo chất lượng đời sống của cộng đồng địa phương........................ 22
Bảng 3.1 Số lượt khách Trung Quốc đến Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2016 .......... 30
Bảng 3.2 Dự định về việc sinh sống của cộng đồng địa phương tại Nha Trang ...... 31
Bảng 3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 32
Bảng 3.4 Số năm sinh sống của người dân địa phương tại Nha Trang ..................... 33
Bảng 3.5 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với kinh tế .................................. 34
Bảng 3.6 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với văn hóa - xã hội ................... 35
Bảng 3.7 Điểm đánh giá trung bình về lợi ích đối với môi trường ........................... 35
Bảng 3.8 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với lợi ích kinh tế ...................... 36
Bảng 3.9 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với văn hóa - xã hội................... 37
Bảng 3.10 Điểm đánh giá trung bình về tác hại đối với môi trường ........................ 38
Bảng 3.11 Điểm đánh giá trung bình chung ............................................................. 38
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ..................................................... 40
Bảng 3.13 Bảng KMO và kiểm định Bartlett............................................................ 41
Bảng 3.14 Phương sai trích ....................................................................................... 41
Bảng 3.15 Ma trận nhân tố xoay ............................................................................... 42
Bảng 3.16 Hệ số xác định R2 .................................................................................... 48
Bảng 3.17 Phân tích ANOVA ................................................................................... 48
Bảng 3.18 Hệ số hồi quy ........................................................................................... 49

xi



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch Trung
Quốc đến chất lượng đời sống cộng đồng địa phương Nha Trang ...........................13
Hình 3.1 Hình ảnh vị trí thành phố Nha Trang .........................................................29
Hình 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của cộng đồng địa phương
tại Nha Trang khi lượng khách du lịch Trung Quốc tăng ......................................... 46
Hình 3.3 Mô hình đánh giá ảnh hưởng của việc gia tăng khách Trung Quốc đối với
chất lượng đời sống của cộng đồng địa phương Nha Trang ..................................... 49

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt
Nam đứng thứ 6 trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm
2017, và đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch (Diệu Linh, 2017). Theo đó,
du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, dần trở thành
một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam trong những năm gần đây.
Riêng thị trường khách du lịch Trung Quốc đã đột ngột tăng trưởng mạnh
trong những năm qua. Vào năm 2015, lượng khách Trung Quốc đến Khánh Hòa là
182,356 lượt (tăng gấp 5,5 lần so với năm 2014) nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm
2016, tổng số khách lưu trú đã đạt đến con số 142,176 lượt, chiếm 40% lượng
khách du lịch quốc tế và gần bằng 78% so với cả năm 2015, và tổng số lượt khách
Trung Quốc đến Khánh Hòa năm 2016 là 542,938 lượt (Cục thống kê tỉnh Khánh
Hòa, 2016).
Theo thống kê của Sở Du lịch Khánh Hòa, trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành
du lịch toàn tỉnh đã đón hơn 4,3 triệu lượt khách lưu trú (tăng 20% so với cùng kỳ

năm 2016 và đạt 78,57% kế hoạch năm). Trong đó, khách quốc tế gần 1,5 triệu lượt,
tăng 74% so với cùng kỳ, đạt 89% kế hoạch năm. Hai thị trường khách chính là
Trung Quốc và Nga tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao với tổng lượng khách đến
Khánh Hòa, chiếm khoảng 80% số lượt khách quốc tế. Số ngày khách quốc tế lưu
trú trung bình đạt hơn 4 ngày/khách (N.T, 2017).
Công suất sử dụng buồng phòng của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh trung
bình đạt khoảng 70%. Tổng doanh thu du lịch hơn 13,098 tỷ đồng (tăng 31% so với
cùng kỳ, đạt 79,38% kế hoạch năm). Doanh thu trên đến từ các hoạt động như: cho
thuê buồng ngủ, dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách, dịch vụ vui chơi giải trí, ăn
uống, bán hàng hóa… Tổng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch ước đạt
khoảng 15,9 triệu lượt (N.T, 2017).

1


Theo báo cáo từ Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 2 tháng đầu năm 2018,
khách truyền thống Châu Âu, Mỹ… tiếp tục suy giảm, trong khi dòng khách Trung
Quốc, Nga tăng mạnh. Theo đó, khách Anh đến Khánh Hòa đạt hơn 2,1 nghìn lượt,
khách Pháp hơn 1,7 nghìn lượt, khách Đức hơn 1,5 nghìn lượt, khách Mỹ hơn 3,7
nghìn lượt. Các dòng khách truyền thống, có mức chi tiêu cao kể trên giảm từ 715% so với cùng kỳ năm ngoái (Viết Hảo, 2018) thì việc gia tăng khách du lịch
Trung Quốc đã giúp cho ngành du lịch Khánh Hòa vẫn giữ được nhịp độ tăng
trưởng cao. Đây là thị trường nhiều tiềm năng bởi dân số đông, có khả năng chi trả
cao, thích du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển và mua sắm. Có thể thấy, chỉ trong một
thời gian ngắn, khách Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu thị trường khách quốc tế
đến Khánh Hòa. Làn sóng này đã mang đến nguồn lợi lớn cho hoạt động kinh tế của
du lịch toàn tỉnh, các doanh nghiệp lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, vận
chuyển du lịch… đồng loạt chuyển hướng sang phục vụ khách Trung Quốc. Nhưng
bên cạnh những tác động tích cực, việc gia tăng khách du lịch Trung Quốc cũng gây
ra không ít lúng túng cho các cơ quan chức năng; đặc biệt là chất lượng đời sống
của cộng đồng địa phương cũng bị ảnh hưởng trên các phương diện kinh tế, văn hóa

- xã hội và môi trường.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá tác động
của gia tăng khách du lịch đến đời sống cộng đồng địa phương (Liu, Sheldon và Var,
1987; Perdue và cộng sự, 1990; Haralambopoulos và Pizam, 1996; Gilbert và Clark,
1997; Brunt và Courtney, 1999; Andereck và Vogt, 2000…). Tuy nhiên, hiện nay thì
tại Việt Nam nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng vẫn còn ít các nghiên cứu
chú trọng tìm hiểu mối quan hệ này nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho các
quyết định quản lý của các cơ quan chức năng. Đây cũng chính là lý do tác giả lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch Trung Quốc
đối với cộng đồng địa phương Nha Trang”.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá mức độ tác động của việc gia tăng
khách du lịch Trung Quốc đối với đời sống của người dân Nha Trang trong những
năm qua cả về mặt tích cực và tiêu cực, làm cơ sở đề xuất những giải pháp hữu ích
cho các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh du lịch tại thành phố Nha Trang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu: (i) Xác định các nhân tố chịu ảnh
hưởng từ sự gia tăng của khách du lịch Trung Quốc đối với đời sống của cộng đồng
địa phương Nha Trang; (ii) Xác định mức độ ảnh hưởng của việc gia tăng khách du
lịch Trung Quốc đối với đời sống của cộng đồng địa phương Nha Trang; và (iii) Đề
xuất một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao những tác động tích cực và hạn
chế những tác động tiêu cực đến đời sống của cộng đồng địa phương khi lượng
khách du lịch Trung Quốc đến đây ngày một tăng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: sự ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch Trung
Quốc đối với chất lượng đời sống của cộng đồng địa phương Nha Trang.
- Đối tượng khảo sát: người dân sinh sống và làm việc tại thành phố Nha Trang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ đầu tháng 5 năm 2018 đến cuối tháng 6 năm 2018.
- Không gian nghiên cứu: tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng trong đề tài này. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu định tính: Thu thập và xử lý các nguồn thông tin thứ cấp, khảo
sát định tính các đối tượng liên quan phục vụ thiết kế bảng câu hỏi định lượng;
- Nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát người dân đang sinh sống và làm
việc tại Nha Trang để thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp.
3


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ, kết cấu của khóa luận chia làm 4 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 4. Kết luận và kiến nghị.

4


Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Lý luận chung về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn
chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,
mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau nên có nhiều định nghĩa khác
nhau về du lịch.
Theo Liên minh các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official
Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization - WTO): Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền (Viện Khoa học thống kê, 2012).
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 (ban hành ngày
19/06/2017) thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Những định nghĩa khác nhau cho chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động
có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết
sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành
văn hóa - xã hội. Ngày nay, theo tổ chức du lịch thế giới WTO, khái niệm du lịch
được mở rộng thêm rất nhiều: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác

5



với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở
nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm.” (Viện Khoa học thống kê, 2012).
1.1.2 Vai trò của du lịch
Ngành du lịch đang tăng trưởng một cách nhanh chóng với sự hỗ trợ toàn diện
từ cộng đồng địa phương, những người trực tiếp và gián tiếp tham gia vào ngành
này. Du lịch được công nhận là một trong những đặc điểm chính của văn hoá và
kinh tế ngày nay và nó mang lại cơ hội cho cộng đồng địa phương. Sự phát triển của
ngành du lịch rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế cũng như các lĩnh vực có
liên quan như: giao thông, dịch vụ giải trí và dịch vụ khách hàng (Telfer, 2002).
Mặt khác, du lịch cũng trở thành phương tiện để hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là thay
đổi tình hình kinh tế bởi vì ngành du lịch có khả năng tạo ra thu nhập, trao đổi tiền
tệ cũng như tạo cơ hội việc làm (Hanafiah, Harun & Jamaludin, 2010). Nhưng nếu
các cơ quan quản lý, doanh nghiệp kinh doanh phát triển du lịch không theo kế
hoạch, nó có thể dẫn đến suy thoái môi trường và tạo nên sự chênh lệch về kinh tế
và xã hội giữa cộng đồng địa phương. Hiện nay, số lượng bài nghiên cứu về thái độ
của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch trong tương lai đang gia tăng
do mối liên hệ giữa hỗ trợ cộng đồng và định hướng phát triển trong tương lai.
(Angelkova, Koteski, Jakovlev & Mitrevska, 2011).
1.1.3 Khách du lịch
Tại Điều 3, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 có định nghĩa:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa,
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài, trong đó:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

6



- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.2 Lý luận về cộng đồng địa phương
1.2.1 Khái niệm về cộng đồng địa phương
- Khái niệm về cộng đồng:
Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu
đưa ra với nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005) định nghĩa: Cộng đồng là một tập
đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề
nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm
một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc.
Theo Midgley (1986): Cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong
một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
Trong cuốn sách Du lịch cộng đồng (Bùi Thị Hải Yến, 2012) viết: “Cộng đồng
được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi
tên như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu
chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”.
- Khái niệm về cộng đồng địa phương:
Theo cuốn Phát triển cộng đồng do Nguyễn Hữu Nhân (2004) biên soạn:
“Cộng đồng địa phương được hiểu là tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư
trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương đó”.
Trong sách Du lịch cộng đồng tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012): “Cộng đồng
địa phương là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được
gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất
định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền
thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng mối quan
tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ
nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”.


7


1.2.2 Thái độ của cộng đồng địa phương
Thái độ là khuynh hướng tâm lý thể hiện qua việc đánh giá một vấn đề cụ thể
với biểu hiện ở mức độ tích cực hay tiêu cực (Early & Chaiken, 1993). Thái độ của
cộng đồng rất quan trọng trong sự thành công của phát triển du lịch bền vững vì
việc hiểu biết về dân cư địa phương chính là cơ sở giá trị để cơ quan quản lý hay
doanh nghiệp du lịch đề ra chính sách định hướng du lịch phát triển. Cộng đồng địa
phương có vai trò quan trọng vì họ là những người sẽ bị tác động nhiều nhất bởi các
kế hoạch phát triển du lịch cả về mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, bằng cách xác
định rõ về thái độ của các cộng đồng địa phương, các chính sách được đề ra có thể
giảm thiểu sự xung đột giữa khách du lịch và cư dân (Zhang và cộng sự, 2006). Vì
vậy, khi hiểu được thái độ của cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý và doanh
nghiệp du lịch sẽ áp dụng những chính sách phù hợp, giảm thiểu những ảnh hưởng
tiêu cực xuất phát từ du lịch đối với cộng đồng địa phương.
1.2.3 Nhận thức của cộng đồng địa phương
Nhận thức có thể được bao hàm trong "thái độ" (Lindberg & Johnson, 1997),
"ý kiến của cộng đồng" (Williams & Lawson, 2001), hoặc "phản ứng" (Fredline &
Faulkner, 2000). Do đó, nhận thức của cộng đồng địa phương về chi phí và lợi ích
của du lịch là yếu tố chính trong sự hài lòng của khách du lịch và rất quan trọng cho
sự thành công của ngành du lịch (Andriotis & Vaughan, 2003).
Zhang và Lai Lei (2009) đã chỉ ra rằng sự đối lập giữa thái độ của cộng đồng
địa phương và định hướng phát triển du lịch, vì vậy, thái độ và nhận thức của dân
cư địa phương có ảnh hưởng đến du lịch và mức độ tham gia của cộng đồng vào
phát triển du lịch. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của cư dân, cũng
như bản chất và mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau tùy theo từng cộng đồng địa
phương. Nzama (2008) cũng đã từng tuyên bố rằng có một mối quan hệ mật thiết
giữa sự gắn kết của nhận thức cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch.

1.2.4 Tác động của cộng đồng địa phương đến du lịch
Phát triển du lịch chính là con dao hai lưỡi tác động đến đời sống dân cư địa
phương; thái độ của cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành

8


công nghiệp du lịch trong hiện tại và tương lai. Thái độ tích cực của cộng đồng sẽ
khuyến khích và làm gia tăng mức độ hài lòng của khách du lịch và góp phần thúc
đẩy sự truyền miệng trong marketing du lịch. Do đó, kế hoạch phát triển du lịch cần
phù hợp trong mối tương quan và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Vì vậy,
tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu về vai trò của dân cư địa phương đến du lịch
thông qua thái độ, nhận thức và tác động của cộng đồng.
Sự tác động của cộng đồng có thể được định nghĩa là mức độ mà cư dân tham
gia vào các hoạt động hàng ngày trong các cộng đồng mà họ sống (Lee, 2013).
Jafari (2001) cho rằng nghiên cứu phát triển du lịch nên xem xét vai trò của lợi ích
nhận thức về quy hoạch và phát triển du lịch. Do đó, nghiên cứu này xem xét lợi ích
cá nhân mà cộng đồng địa phương thu được từ phát triển du lịch và cách họ nhận
thức được tác động phát triển cũng như sự hỗ trợ của họ đối với sự phát triển trong
tương lai.
Harrill (2004) cũng nhấn mạnh rằng những cư dân có được lợi ích kinh tế cao
từ phát triển du lịch thường dành sự tham gia và ủng hộ nhiều nhất cho ngành du
lịch. Do phát triển du lịch thường liên quan đến lợi ích kinh tế và chi phí văn hóa xã hội nên cư dân địa phương phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ vấn đề
trên, và lợi ích kinh tế chính là điều duy trì sự hài lòng của cộng đồng trong quá
trình phát triển du lịch. (Dyer và cộng sự, 2007; Cavus và Tanrisevdi, 2003;
Faulkner và Tideswell, 1997).
1.3 Ảnh hưởng của việc gia tăng khách du lịch đối với cộng đồng địa phương
1.3.1 Đối với kinh tế
Nghiên cứu của Allen (1988), Perdue (1990) cho rằng du lịch có tác động tích
cực đến nền kinh tế dân cư sở tại. Haralambopoulos và Pizam (1996) đã tìm thấy sự

tác động mạnh mẽ khi khách du lịch gia tăng đối với những lợi ích kinh tế của du
lịch, bao gồm: doanh thu, thuế thu nhập cá nhân, tăng mức sống, và sự cải thiện thái
độ làm việc của cộng đồng.
Mặc dù lợi ích kinh tế thường được giả định chủ yếu là nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân (Liu, Sheldon và Var, 1987) nhưng bên cạnh các nghiên

9


cứu chứng minh những tác động tích cực về phương diện kinh tế đối với cộng đồng
địa phương, cũng có một số nghiên cứu tìm ra những điểm tiêu cực về kinh tế đến
dân cư sở tại. Nghiên cứu của Liu và Var (1986) cho thấy có sự tồn tại của hiệu ứng
tiêu cực như sự gia tăng trong chi phí sinh hoạt. Haralambopoulos và Pizam (1996)
cũng đã thực hiện một nghiên cứu nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ mà theo đó người
dân cảm nhận sự gia tăng trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Điều đó cho thấy,
sự gia tăng của khách du lịch có tác động hai mặt đến điều kiện kinh tế của người
dân sinh sống và làm việc tại Nha Trang.
1.3.2 Đối với văn hoá - xã hội
Nghiên cứu của Brunt và Courtney (1999) cũng chỉ ra rằng đối với xã hội thì
du lịch có thể khuyến khích sự gia tăng và cải thiện nhận thức văn hóa, cơ sở vật
chất và các hoạt động liên quan. Đồng thời, khi du lịch phát triển thì các dịch vụ
cộng đồng cũng được cải thiện hơn; xây dựng thêm các công viên giải trí, các cơ sở
văn hóa và các hoạt động văn hóa cũng được khuyến khích đầu tư (Brunt và
Courtney, 1999). Cùng chung quan điểm đó, những nhà nghiên cứu khác đã phát
hiện ra rằng dân cư sở tại cảm thấy du lịch khuyến khích cải thiện các hoạt động
văn hóa, các di sản văn hóa (Gilbert và Clark, 1997), phát triển các công viên thiên
nhiên (McCool và Martin, 1994), và mang đến nhiều cơ hội giải trí (Perdue và cộng
sự, 1990). Hơn nữa, sự phát triển của du lịch bền vững sẽ làm tăng nhận thức của
cộng đồng về giá trị văn hóa, xã hội. Tương tác giữa cộng đồng và khách du lịch có
thể tác động tích cực đến việc tạo ra cơ hội, mang lại hòa bình xã hội, hội nhập các

nền văn hóa khác nhau và cách cư xử tiêu cực dưới dạng các vấn đề liên quan. Du
lịch có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong một khu vực bằng cách tăng số
lượng các điểm tham quan, cơ hội giải trí và dịch vụ. Du lịch cũng cung cấp cơ hội
của người dân để gặp gỡ những người thú vị, kết bạn, tìm hiểu về thế giới và phơi
bày những quan điểm mới (Kumar và cộng sự, 2003).
Ngoài ra, du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng đời sống
và những thay đổi gây bất lợi đến sự hài lòng của cuộc sống cộng đồng (Ap và
Crompton,1993; Bastias-Perez và Var, 1995; McCool và Martin, 1994; Ross, 1992;

10


Tooman, 1997). Nghiên cứu của Dogan (1989) tìm thấy rằng du lịch phát triển có
ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hóa xã hội của cư dân như tập quán, thói quen
hàng ngày, đời sống xã hội, niềm tin và giá trị. Tại những địa phương du lịch phát
triển mạnh, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc
sẽ làm ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư nơi đó.
Có rất nhiều mối lo ngại, như theo nghiên cứu của Ap and Crompton (1993),
McCool và Martin (1994) có thể liên quan đến vấn đề giao thông, đông đúc, đậu đỗ
xe; gia tăng tội phạm; tăng chi phí sinh hoạt; xung đột giữa khách du lịch và người
dân và tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của cộng đồng. Nếu tốc độ tăng
trưởng cao không đi kèm với việc đầu tư kế hoạch quản lý, thì việc giữ gìn, phát
huy bản sắc dân tộc và văn hóa địa phương rất khó để thực hiện (Rosenow và
Pulsipher, 1979). Dogan (1989) cũng đã nghiên cứu và thấy rằng có rất nhiều hậu
quả tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư như suy giảm các truyền
thống bản địa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; gia tăng tỷ lệ tội phạm và
xung đột xã hội.
Du lịch đã thường xuyên bị chỉ trích vì phá vỡ cấu trúc xã hội truyền thống và
mô hình hành vi (Kousis, 1989), gây suy giảm và tổn thất giá trị văn hóa địa
phương. Có thể nói rằng việc phát triển du lịch nói chung và sự gia tăng khách du

lịch nói riêng, cụ thể là khách Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của
cộng đồng địa phương tại Nha Trang trên cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
1.3.3 Đối với môi trường
Mặc dù du lịch thường được coi là ngành công nghiệp không khói, nhưng trên
thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng. Du lịch có những ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường vì sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhưng chưa thật sự
bền vững. Ngoài ra, một số chính sách định hướng của cơ quan quản lý, doanh
nghiệp du lịch đang tập trung nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu của du khách và chưa
đặt nặng vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Điều này có thể gây bất lợi cho
cộng đồng, từ đó ngành công nghiệp có tiềm năng vô tình đem lại những tác động
tiêu cực đến địa phương (Doggart và N. Doggart, 1996).

11


×