Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN làm quen văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.6 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI
HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết lúc còn sống Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người, nhất là
các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bửa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các
cháu.
Bác hồ nói:

“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn của trẻ thật thơ ngây,
hồn nhiên và trong sáng. Vì thế mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non là hết sức quan trọng vì đây là cấp học đầu
tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể
chất, tình cảm xã hội, nhận thức, thẩm mỹ và trí tuệ của trẻ. Trong đó hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan
trọng.
Ở lứa tuổi này trẻ cũng có sự khát khao muốn hòa nhập vào cộng đồng người lớn
của chúng ta, vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hết sức cần thiết, mà
chính đó là những loại hình nghệ thuật, đặc sắc, mà không thể thiếu được trong đời
sống con người, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ
học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê
hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt,
biết yêu cái đẹp, cái thiện, gét cái ác độc, phê phán những việc xấu….Vì thế muốn trẻ
tiếp thu và lĩnh hội được đều này đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải linh hoạt,
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

1



GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen tác
phẩm văn học đó cũng là lí do chọn đề tài của tôi.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
a. Cơ sở lý luận
Văn học là một trong những môn học quan trọng đối với trẻ mầm non, đây cũng
chính là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát,
diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy
trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông
qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính
yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Qua tác phẩm văn học,
trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình
bạn, tình cô cháu,… Văn học có thể đề cặp đến những lực lượng siêu nhiên như thần
linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm
thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp
dẫn của đời sống tinh thần. trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú
trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về
những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận
đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện,
chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến tới kể chuyện sáng tạo theo ý của mình, góp
phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức,
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho
trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. vì thế nội dung tác phẩm
thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát
huy được tính tích cực cá nhân, tự tin, độc lập, sáng tạo, hình thành tư duy, khả năng

Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

2

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ
thuật, sáng tạo.
Vì vậy để dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo hướng đổi mới như hiện
nay, giáo viên phải cần có sự thay đổi về cách tổ chức các hoạt động trong môi trường
học tập một cách phong phú.
Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được những mục tiêu như:
Nắm vững nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen
tác phẩm văn học
Luôn có sự tự tin, linh hoạt và có ý thức sáng tạo trong việc thiết kế và tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen với văn học theo chủ đề.
Cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu
trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm
quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng và cần thiết
b. Thực trạng
Trong công tác giáo dục cháu ở độ tuổi 5 - 6 tuổi thì việc cho trẻ làm quen với
văn học là hết sức cần thiết và quan trọng nên đầu năm tôi rất chú trọng dạy cháu làm
quen với tác phẩm văn học, qua 2 tiết dạy đầu tiên cho tôi thấy kết quả nhận thức về
văn học của trẻ còn rất hạn chế. Chưa có sự hào hứng, hứng thú, chưa bộc lộ được
cảm xúc qua tác phẩm văn học, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp về tác phẩm và
chưa hiểu được nội dung bài thơ, câu chuyện vì mỗi trẻ đều có khả năng nhận thức
khác nhau nên trẻ cảm thấy chán không tham gia học, đa số trẻ còn nhút nhát, ít tham
gia phát biểu ý kiến, còn thụ động ….lớp có 27 cháu tỉ lệ tham gia học chỉ có 7/27

cháu
Việc giáo dục trẻ hiểu và cảm nhận được cái hây, cái đẹp của tác phẩm văn học
không phải là chuyện đơn giản mà là hết sức cần thiết đối với trẻ mẫu giáo nói chung,
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

3

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


trẻ lớp lá 3 nói riêng và cũng là một quá trình hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự
kiên trì và nhẫn nại. Vì vậy chúng ta cần tập cho trẻ có thói quen cảm nhận ngay từ
lúc ở cấp bậc mầm non
Qua thực tế lớp tôi như vậy bản thân tôi băn khoăn lo lắng và suy nghĩ làm thế
nào tìm ra biện pháp để giúp trẻ hứng thú làm quen văn học như sau.
c. Biện pháp thực hiện
1/ Tạo môi trường nghệ thuật trong lớp cho trẻ
Trẻ mẫu giáo như là những trang giấy trắng vì vậy mọi hoạt động học tập và
vui chơi có ý nghĩa đối với trẻ nên việc tạo môi trường là một vấn đề hết sức quan
trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động. Vì thế tôi luôn trang trí lớp theo
từng chủ đề. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo
dục theo chủ đề, Ngoài ra tôi còn vẽ những mẫu chuyện có trong chương trình để vào
góc nghệ thuật để giờ hoạt động góc cháu ngồi vào đó hướng dẫn cho trẻ cách tô,
cách lựa chọn màu phù hợp theo từng nội dung bức tranh. qua hoạt động này cũng sẽ
giúp trẻ phát triển về thẩm mỹ, khéo léo của đôi tay. khi cháu thực hiện hoàn thành
sản phẩm, tôi đóng lại thành cuốn mang sang góc học tập, dạy cháu tập kể chuyện
theo tranh sáng tạo theo ý mình. Như thế các cháu cảm thấy thích hơn khi được hoạt
động trên sản phẩm của mình
Tôi không ngừng sưu tầm nhiều chuyện tranh và tạo ra nhiều bộ tranh thơ chữ

to, truyện chữ to theo chủ đề , phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để thay vào
góc học tập, khi ngồi vào đó thì trẻ tự đọc, tự lật sách, như mình được trở thành người
lớn đều này sẽ giúp cho trẻ không cảm thấy chán.
Vào các giờ hoạt động góc tôi hướng các bé nhận thức yếu về tác phẩm văn học
vào góc học tập và tôi thường tham gia “Kể chuyện cùng trẻ”, tôi hướng dẫn trẻ cầm
sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một
trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Tóm tắt nội dung câu chuyện,
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
GVTH: Phan Thị Kiều Tiên
4
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học


bài thơ một cách rỏ ràng dễ hiểu, để trẻ dễ dàng tiếp thu, đặt những câu hỏi đơn giản
khuyến khích trẻ trả lời. trẻ trả lời đúng khích lệ cháu bằng những câu “Con giỏi
lắm”, “Con thật là thông minh”…..được cô khen từ đó trẻ mạnh dạn hơn…
- Động viên cháu xem tranh và tự kể chuyện, đọc thơ theo ý của mình, cô bao quát,
nhắc nhở cháu, vì như thế các cháu sẽ không thấy bị áp đặt, gò bó
2/ Nội dung, phương pháp dạy theo hướng đổi mới
Muốn cho trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen văn học theo phương pháp mới,
điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp một cách chính
xác.
Hiện nay theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, thì đòi hỏi người giáo viên
phải có hình thức tổ chức linh hoạt, để trẻ được trãi nghiệm, hoạt động nhiều từ đó
làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Để đạt được đều đó tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy mới như: Biến giờ
học thành những trò chơi, những hội thi… thật hấp dẫn đối với trẻ
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để
đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát
huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp

với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó.
Bên cạnh đó tôi còn có kế hoạch tự làm những dụng cụ hóa trang bằng nguyên
vật liệu thiên nhiên, con gối, mũ mão….Thiết kế giáo án điện tử bằng những hình ảnh
sinh động, ngộ nghĩnh…
3/ Môi trường học tập
Muốn cháu tham gia học một cách tích cực và tự nguyện, khi lên tiết dạy tôi
chuẩn bị tốt mọi hoạt động như:

Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

5

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


-Tiết dạy thơ : Tranh ảnh bài thơ phải rõ ràng, màu sắc đẹp, (Ngoài ra tôi còn
sử dụng CNTT tạo thành những hình ảnh động….)Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có
hệ thống và logic. Khi cháu trả lời câu hỏi, …. Dù đúng hay sai cô phải có lời khuyến
khích, tuyên dương động viên trẻ. Và tôi sẽ biến các hoạt động dạy đọc thơ, đàm
thoại, hay hoạt động nhóm … thành những trò chơi, hội thi thật hấp đẫn như: “Hội
thi: bé yêu thơ”…. Tuỳ theo từng bài dạy mà tôi tổ chức hoạt động thật linh hoạt và
sáng tạo
- Trước khi lên lớp tôi chuẩn bị thật chu đáo về chất giọng, đọc thật diễn cảm,
kết hợp với cử chỉ điệu bộ để thu hút trẻ vào hoạt động
- Tiết kể chuyện cho bé nghe: Tôi sẽ thiết kế bài dạy bằng ứng dụng công nghệ
thông tin đưa những hình ảnh các con vật, (nhận vật) động để thu hút sự tập trung của
trẻ, bên cạnh đó tôi lồng ghếp các trò chơi như: Trò chơi “Mở ô số”, “Rung chuông
vàng…..” vào phần đàm thoại cuả hoạt động
Khi lên tiết dạy tôi linh hoạt hòa nhập vào nhân vật, (Con vật) để tập trung sự

chú ý của trẻ
-Tiết dạy bé kể chuyện: Chuẩn bị chu đáo phần tranh theo nội dung câu
chuyện để tất cả trẻ đều được tham gia tập kể, Đặt ra nhiều cầu hỏi đơn giản mà đảm
bảo nội dung chuyện, động viên, khuyến khích cháu tham gia trả lời. Từ đó trẻ sẽ bộc
lộ được cảm xúc của mình…. Hoạt động này tôi sẽ tổ chức thành hội thi “Giọng kể ai
hay….”
-Tiết tập đóng kịch: Theo từng thể loại chuyện mà tôi chuẩn bị trang phục, mũ
mão… để trẻ được hòa nhập vào nhân vật, (con vật) trong chuyện , trẻ tự bộc lộ cảm
xúc qua vai diễn của mình, từ đó trẻ sẽ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ
động.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài
chuyển hoạt động một cách linh hoạt
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

6

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


Thiết kế bài dạy sáng tạo, linh hoạt,lồng ghép các trò chơi, trò chơi dân gian,
….để khi trẻ tham gia học mà như vừa được chơi.
Hoạt động này tôi có thể lồng ghép vào các môn học khác như: Hoạt động tạo
hình, hoạt động âm nhạc……
4/ Văn học mọi lúc, mọi nơi đối với trẻ
Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và
hoạt động làm quen văn học nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy
nhàm chán. Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, hò, vè
có thể gọi trẻ kể lại 1 đoạn của câu chuyện …..có thể cho trẻ quan sát tranh chuyện,
thơ mà sắp tới dự kiến sẽ dạy

Tôi thường xuyên quan sát theo dõi về việc đọc, kể của trẻ nhằm điều chỉnh kịp
thời đối với từng cá nhân trẻ.
5/ Giáo viên kết hợp với phụ huynh
Trong những buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi giành một ít thời gian để nhấn
mạnh về tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học ở trẻ Mẫu giáo lớn:
Các bậc Phụ huynh cứ tưởng rằng việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
tưởng chứng như rất đơn giản nhưng thật ra nó rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ.
Vì các tác phẩm văn học nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm
chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
Khuyến khích phụ huynh thường xuyên kể chuyện, đọc thơ, ca dao ….cho
trẻ nghe vì qua đó giúp trẻ thơ nhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và
nhận thấy sự thể hiện của phụ huynh (Của cô giáo). Khả năng tự chủ, tự vệ của trẻ rất
mong manh cho nên những hình tượng nghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ,
cần dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chổ đứng và tình thế của người khác như hiểu
được sự cực nhọc mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

7

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


hạnh của con người, rồi tận tình làm nhẹ vơi đi gánh nặng đó. Từ những vẻ đẹp nhỏ
nhặt thường ngày trong cư xử mang “tính người” ấy sẽ nãy sinh ra những hành động
cao thượng nhân ái vì con người.
Bên cạnh đó tôi luôn khuyến khích, động viên phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương và sưu tầm tranh ảnh cùng với trẻ có trên báo, tạp chí để trẻ
mang vào lớp tự làm sách truyện từ tranh ảnh đó, làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật
liệu đó. Qua đó nhằm phát triển sự khéo léo đôi tay của trẻ. Và từ đó trẻ cảm thấy

hứng thú hơn khi sử dụng bức tranh, đồ dùng, đồ chơi do mình tạo ra..
Hiện nay như chúng ta đã biết công nghệ thông tin đã bùng nổ, thì ngoài giờ học
ở trường ra về nhà một số cháu rất thích ngồi vào máy vi tính với những trò chơi,
phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi luôn nhắc nhở phụ huynh mua đĩa hát thiếu nhi, đĩa kể
chuyện… để trẻ xem, nghe
- Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào những giờ đón, trả trẻ về việc học
tập của từng trẻ, trao đổi về các hoạt động học ở lớp từ đó tôi nhờ phụ huynh giúp đỡ
thêm cho cháu khi ở nhà. bằng cách phụ huynh sưu tầm những câu chuyện, bài thơ
dạy trẻ đọc hoặc đọc cho trẻ nghe…giải thích cho trẻ hiểu về nội dung, bài thơ, câu
chuyện,….để trẻ cảm nhận được cái hây, cái đẹp của tác phẩm, khuyến khích trẻ kể
lại. ….
D. Kết quả thực hiện :
Từ những lý thuyết và thực tiễn trên tôi đã trải nghiệm vào lớp của mình, đến nay
tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
- Bản thân luôn nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen tác phẩm
văn học. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt
động này.

Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

8

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


- Giờ hoạt động làm quen tác phẩm văn học bây giờ là một niềm say mê sáng tạo
của tôi, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn
trẻ.
- Cháu tham gia học một cách hứng thú và tự nguyện

- Đầu năm lớp có 27 cháu thì có rất nhiều cháu cảm nhận về văn học còn rất hạn
chế. Chưa có sự hào hứng, hứng thú, chưa bộc lộ được cảm xúc qua tác phẩm văn
học, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp về tác phẩm và chưa hiểu được nội dung bài
thơ, câu chuyện. sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy hiệu quả rất khả quan từ
1 lớp có nhiều cháu như thế nhưng đến thời điểm này tất cả trẻ đều thích và say mê
học môn làm quen với tác phẩm văn học, cháu nào cũng thích đọc, kể chuyện…. Tuy
nhiên, còn các cháu người dân tộc còn nhút nhát, chưa thể hiện cảm xúc,…của mình.
Nhưng kết quả này làm tôi rất phấn khởi.
III. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
a./ Bài học kinh nghiệm
Qua những biện pháp ở trên tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải có năng lực và trình độ chuyên môn để dạy trẻ.
- Giáo viên phải nắm được nội dung, phương pháp và biết thiết kế, tổ chức hoạt
động một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Thường xuyên theo dõi các cháu trong lớp để có biện pháp bồi dưỡng cho từng
trẻ.
- Tạo môi trường nghệ thuật trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ.
- Tạo môi trường học tập dưới nhiều hình thức mới, hấp dẫn
- Thông qua các hoạt động khác.
- kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên để giúp trẻ học tốt.
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

9

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


- Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi, mong được sự đóng góp
nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để bản thân

tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong việc dạy và học.
b. Kiến nghị
Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người làm công tác giáo dục trực
tiếp giảng dạy để có thêm kiến thức, những phương pháp mới….và cũng để trẻ tiếp
thu vào hoạt động làm quen văn học ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn. Rất mong
muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm tài liệu tham
khảo về môn hoạt động làm quen văn học. để phục vụ cho tiết dạy được tốt hơn.
Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ
dùng đồ chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn. Xin chân thành cám
ơn.
Song Lộc, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Người thực hiện

Phan Thị Kiều Tiên

Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

10

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên


BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ và tên: Phan Thị Kiều Tiên
2. Năm sinh: 1987

3. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mẫu giáo Ban Mai.
4.Trình độ chuyên môn: Trung học sư phạm Mầm non
II. NỘI DUNG:
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi hứng thú
hoạt động làm quen văn học”
2. Nội dung sáng kiến:
- Tạo môi trường nghệ thuật trong lớp cho trẻ.
- Nội dung, phương pháp dạy theo hướng đổi mới.
- Môi trường học tập
- Giáo viên kết hợp với phụ huynh.
3. Mô tả nội dung sáng kiến:
4. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho trường Mẫu Giáo Song Lộc và cho tất cả
các trường trong toàn Huyện.
5. Thời gian thực hiện: Từ ngày 05 tháng 10 năm 2016 đến ngày 30 tháng 03
năm 2017.
6. Hiệu quả sáng kiến: Từ những lý thuyết và thực tiễn trên tôi đã trải nghiệm
vào lớp của mình, đến nay tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
- Bản thân luôn nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen tác phẩm
văn học. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt
động này.
- Giờ hoạt động làm quen tác phẩm văn học bây giờ là một niềm say mê sáng tạo
của tôi, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn
trẻ.
- Cháu tham gia học một cách hứng thú và tự nguyện
Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

11

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên



- Đầu năm lớp có 27 cháu thì có rất nhiều cháu cảm nhận về văn học còn rất hạn
chế. Chưa có sự hào hứng, hứng thú, chưa bộc lộ được cảm xúc qua tác phẩm văn
học, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp về tác phẩm và chưa hiểu được nội dung bài
thơ, câu chuyện. sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy hiệu quả rất khả quan từ
1 lớp có nhiều cháu như thế nhưng đến thời điểm này tất cả trẻ đều thích và say mê
học môn làm quen với tác phẩm văn học, cháu nào cũng thích đọc, kể chuyện…. Tuy
nhiên, còn các cháu người dân tộc còn nhút nhát, chưa thể hiện cảm xúc,…của mình.
Nhưng kết quả này làm tôi rất phấn khởi.
XÁC NHẬN

NGƯỜI BÁO CÁO

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Phan Thị Kiều Tiên

Đề tài: Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
4 -5tuổi hứng thú hoạt động làm quen văn học

12

GVTH: Phan Thị Kiều Tiên



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×