Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 2018 2019 mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 11 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Hồng Hải
Năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm mầm non
Tổ chuyên môn: 5 tuổi
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên lớp 5TB
Câu 1: Điểm mới trong chính sách dành cho giáo viên mầm non
Điểm mới trong chính sách dành cho giáo viên mầm non
Theo đó, giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc ở
các cơ sở giáo dục mầm non công lập này nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo
viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao
động và xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV, được hưởng các
chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên
chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Thời gian và bậc lương
hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và
thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc
ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được Nhà nước hỗ trợ tài liệu
và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với
giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ theo quy định.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực
tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập tiếng
nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số theo quy định. Tiền mua tài liệu
học tập được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3
năm.
Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường


tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số


tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000
đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm.
Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và
không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất
nghiệp.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 20.02.2018.
Câu 2: Là giáo viên đồng chí sẽ làm gì để chống lại bạo hành trẻ em.
Phương hướng rèn luyện phẩm chất nhà giáo của Đ/c.
Giáo dục mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc chăm
sóc, tưới tắm những mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta
phải thẳng thắn thừa nhận một thực tế là việc đầu tư và đãi ngộ cho đội ngũ
giáo viên mầm non chưa tương xứng với áp lực khổng lồ của công việc chăm
trẻ và dạy trẻ.
Hệ thống trường mầm non công lập đang quá tải về cơ sở vật chất cùng
nguồn nhân lực khiến mỗi lớp học trung bình hơn 30 cháu thường chỉ có hai
giáo viên đứng lớp. Các cơ sở mầm non tư thục mở ào ạt, thiếu sự quản lý,
giám sát của cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng cơ sở không phép vẫn hoạt
động, giáo viên đứng lớp lại không có bằng chuyên môn nghiệp vụ. Từ đây,
những hành vi tiêu cực, phản cảm có cơ hội “nảy mầm”.
Đối tượng giáo dục đặc biệt ở đây là con trẻ với những đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi riêng đòi hỏi nhiều hơn sự thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc và
yêu thương. Nhưng chỉ hai giáo viên phải “quay” giữa mấy chục cháu như thế
thì chất lượng giáo dục chắc chắn có phần hạn chế và áp lực tâm lý nảy sinh
là tất nhiên. Dù vậy, dư luận xã hội lắm lúc chưa có cái nhìn đồng cảm, chia
sẻ với áp lực công việc của các cô dẫn đến chỉ trích, kiện tụng đáng tiếc.

Thay vì lên lớp theo định biên số tiết như các cấp học khác, giáo viên
mầm non lại phải gánh một khối lượng công việc quá lớn. Từ lúc đón trẻ vào
7h đến trả trẻ vào 5h chiều, các cô phải nhận trách nhiệm chăm cháu ăn, dạy
cháu học, trông chừng cháu chơi… Đảm bảo cho cháu phát triển thể chất và
trí tuệ, tổ chức các hoạt động giáo dục và cả bảo vệ trẻ tránh các va chạm,
xích mích do nghịch ngợm, hiếu động… là nhiệm vụ mỗi ngày của các cô.


Nghịch lý là mức lương cho giáo viên mầm non quá thấp. Vì vậy,
không hiếm trường hợp giáo viên mầm non phải bỏ việc, nhảy việc vì áp lực
công việc và lương thấp.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo và tuyển dụng giáo viên mầm non đang
có nhiều lỗ hổng cần thay đổi. Các trường sư phạm tuyển sinh thông qua kiến
thức phổ thông và năng khiếu âm nhạc, hội họa… mà bỏ quên mất một tiêu
chí quan trọng: ý chí chọn ngành cũng như những phẩm chất cần thiết của
một người giáo viên - bảo mẫu. Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần
thiết, người giáo viên mầm non cần có lòng yêu nghề mến trẻ, sự khoan dung,
độ lượng và cả đức hy sinh lớn.
Nhưng thực tế thì số người đến với nghề bằng lòng yêu trẻ chiếm tỉ lệ
bao nhiêu trong số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm? Hay đó là một ngã rẽ bắt
buộc phải chọn vì miếng cơm manh áo? Dẫu biết rằng những “ác mẫu” xuất
hiện thời gian qua chỉ là thiểu số nhưng đó là tiếng chuông báo động mạnh
mẽ cho ngành giáo dục cần có những đổi thay tích cực hơn.
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cũng như chú trọng bồi dưỡng đạo đức
nghề giáo cho đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những yêu cầu cấp
thiết hiện nay. Siết chặt công tác tuyển sinh sư phạm và tăng cường sự giám
sát, quản lý đối với cấp học mầm non từ cơ quan chức năng sẽ là những động
thái tích cực được dư luận ủng hộ.
Bên cạnh đó, tôi nghĩ ngành giáo dục cần tạo môi trường sư phạm tốt,
giảm áp lực công việc để giáo viên mầm non yên tâm công tác. Tăng cường

các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút người tài đến với giáo dục cũng như tăng
mức lương, mức thưởng cho giáo viên tương xứng với khối lượng công việc
sẽ là giải pháp hữu hiệu đặt những “viên gạch” nền móng vững chắc cho chất
lượng giáo dục mầm non.
Ngoài ra, cần mạnh tay xử lý, sàng lọc những giáo viên không đủ năng
lực, phẩm chất để làm trong sạch đội ngũ nhà giáo và củng cố niềm tin của xã
hội vào giáo dục.
Câu 3: qua bài học về Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh
Đ/c rút ra bài học gì cho bản thân?
Ðối với Bác, mọi việc hằng ngày, bao giờ cũng được lựa chọn, sắp đặt
có mục đích rõ ràng. Làm việc khoa học và chu đáo nên cùng với những công


việc của đất nước, Người vẫn dành được thời gian đi thăm đồng bào, chiến sĩ,
anh chị em công nhân, các cháu nhi đồng; chăm sóc vườn cây, ao cá; chơi
bóng chuyền hay tập thái cực quyền; nghe một làn điệu dân ca, một câu hò xứ
sở... Do làm chủ được thời gian, chủ động trong công việc, cho nên Bác luôn
biểu hiện một phong cách ung dung, tự tại, lạc quan, bình tĩnh, tự tin, sáng
suốt ngay cả trong những tình huống phức tạp, nguy hiểm của bản thân mình
hay cùng Trung ương, Chính phủ chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua
những thác ghềnh, lãnh đạo toàn dân tiến hành hai cuộc kháng chiến giải
phóng dân tộc, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Bác còn là một nghệ thuật mà
Người đã đạt đến đỉnh cao, biểu hiện của nhiệt tình cách mạng luôn cháy
bỏng, một quyết tâm sắt đá, một nghị lực phi thường qua một quá trình phấn
đấu, rèn luyện bền bỉ, dẻo dai, luôn luôn vì lợi ích của quốc gia, dân tộc; vì
hòa bình và tiến bộ trên toàn thế giới.
Học tập ở Bác tác phong làm việc khoa học, chu đáo; bản thân tôi đã có
thể làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non. Theo Điều 30 của Điều lệ
Trường mầm non quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non thì tôi phải

thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện theo chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội
quy của trường;
- Bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em;
- Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ;
- Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các
bậc cha mẹ;
- Rèn luyện đạo đức; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng
và của các cấp quản lý giáo dục;
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật.
Với những nhiệm vụ nêu trên nếu bản thân tôi làm việc không khoa học;
không có chương trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể… thì tôi không thể hoàn


thành công việc một cách chu đáo; đạt kết quả tốt. Học tập Bác, tôi phải hết
sức cẩn thận trong việc đề ra kế hoạch làm việc trong ngày tại nhóm, lớp đầy
đủ, tỷ mỷ. Mọi việc hằng ngày, bao giờ tôi cũng phải lựa chọn, sắp đặt có mục
đích rõ ràng và khi đã lên chương trình, kế hoạch thực hiện rồi thì dù cho
công việc có nhiều, có khó… tôi cũng phải quyết tâm thực hiện, kể cả những
công việc cá nhân của tôi. Giải pháp của riêng tôi thì nếu quá khó; cần sự trợ
giúp thì tôi báo về lãnh đạo nhờ sự trợ giúp hoặc xin ý kiến giải quyết kịp
thời. Hiện nay, do làm chủ được thời gian, chủ động trong công việc, cho nên
tôi đã hiểu nhiều về những quy định của người giáo viên mầm non phải thực
hiện để từ đó tôi an tâm làm việc và lạc quan, bình tĩnh, tự tin, sáng tạo ngay
cả trong những tình huống phức tạp, khó khăn của bản thân mình hay cùng
với Tổ Chuyên môn Nhà trẻ làm tốt hơn công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và

giáo dục trẻ tại nhóm, lớp; góp phần cùng xây dựngnhà trường phát triển bền
vững.
Ðể có được một tác phong làm việc khoa học, chu đáo như vậy, theo tôi
nghĩ đúng như những câu chuyện kể về Bác mà tôi đã được nghe, được đọc:
Người đã phải trải qua những năm tháng gian khổ rèn luyện, học tập và đấu
tranh mới có được./.
Câu 4: Xây dựng một hoạt động PTNN cho trẻ. ( Đã xây dựng mẫu chỉ
cần thay đổi tên truyện)
Giáo án LQVH: Kể chuyện “Ba cô gái”
( 5-6 tuổi). Loại tiết 1
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt động của các nhân vật và
hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.
- Trẻ nhớ và phân biệt được giọng điệu của các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: nói to, rõ ràng, mạch lạc, trả lời đủ
câu.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.


3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết hiếu thảo với mẹ, sống tốt sẽ được hưởng những điều tốt
đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1.Ổn định , gây hứng thú:

Cô và trẻ cùng hát bài hát Bàn tay mẹ
Cô hỏi trẻ tình cảm trẻ dành cho mẹ?
Giới thiệu trẻ về câu chuyện : “Ba cô gái”
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1 : Kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Cô kể lần 1 (Không tranh)
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Tóm tắc, giảng nội dung : Câu chuyện nói về một người đàn bà
nghèo đã làm lụng vất vả để nuôi ba cô con gái khôn lớn, rồi lần lượt các
cô đi lấy chồng. Nhưng khi hay mẹ bị ốm thì cô chị Cả và chị Hai lại
không về thăm mẹ, chỉ có chị Út chạy về thăm mẹ ngay. Vì vậy, cô Út
được mọi người yêu mến và sống rất hạnh phúc.
+ Kể lần 2. Kể chuyện trên sa bàn
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Trong câu chuyện vừa rồi người mẹ đã sinh ra mấy người con?
- Bà lão tuy nghèo khổ nhưng đối xử với con như thế nào?
- Ba cô gái có thương mẹ không?
- Khi các cô gái lớn lên và đi lấy chồng chuyện gì đã xảy ra với bà lão?
- Bà lão thấy mình ốm quá và đã nhờ sóc con làm việc gì?
- Sóc đến nhà chị cả và việc gì đã xảy ra ở đó?
- Sóc đến nhà chị hai và việc gì đã xảy ra ở đó?
- Sóc đến nhà cô ba và việc gì đã xảy ra ở đó?
- Nghe tin mẹ ốm cô ba đã làm gì?
- Vì hiếu thảo với mẹ nên cuộc sống của cô ba như thế nào?


2.3 Hoạt động 3 :Củng cố:
- Cô kể chuyện lần 3. Cho xem hoạt hình “Ba cô gái”
- Cho trẻ nhắc lại tên truyện, tên nhân vật.

- Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và những người
thân trong gia đình.
Trò chơi “Bí mật sau ô số”
Mỗi bé chọn một ô cửa, sau mỗi ô cửa có một bức tranh của một nhân vật
trong truyện, bé hãy lặp lại câu nói của nhân vật đó.
3.Kết thúc :
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho cả lớp hát, vận động theo bài hát mẹ yêu
Câu 5: Thiết kế trò chơi trong góc học tập theo 1 chủ đề

Phần thiết kế chơi góc học tập về mảng môi trường xung quanh



Phần thiết kế chơi góc học tập về mảng làm quen với toán



Phần thiết kế chơi góc học tập về mảng làm quen với chữ cái



×