BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015-2016
**********////////*********
Dựa vào kế hoạch đăng ký đầu năm và nội dung đã thực hiện theo từng
tháng bản thân tôi rút ra kinh nghiệm và viết bài Thu hoạch về nội dung bồi
dưỡng thường xuyên năm học 2015-2016 như sau .
BÀI LÀM
A.NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1
I.Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :các cuộc
vận động “Hai không ”cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức ,tự học và sáng tạo ”
-Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Bộ
Chính trị ( khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về “Tổ
chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hơn 4 năm qua, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ
chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vận
động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Kết quả triển khai
cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách
trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta.
- Các cuộc vận động " Hai không" cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo
là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
- Cuộc vận động " Hai không" cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" chính thức phát động ngày 16/11/2007 trong
đội ngu cán boojunhaf giáo và người lao động. Qua các năm thực hiện tích cực
chỉ đạo việc vận động đã thấm sâu vào đời sống sinh hoạt và công tác giảng dạy
đội ngũ nhà giáo CBQL, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ được xã hội đồng tình ủng hộ.
- Những năm qua sụ nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện và
vững chắc các đơn vị từ tỉnh, huyện đến cơ quan trong ngành đã tổ chức nhiều
lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
II.Quyết định số 2797/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/08/2015 của Bộ Giaó dục
và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016.
-Căn cứ vào Nghị định số 32 /2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008
của chính phủ quy định chức năng ,nhiệm vụ ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Giaó dục và Đào tạo .
-Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ về sửa đổi ,bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giaó dục.
-Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 áp dụng chung
cho GD Mầm non ,GD Phổ thông và GD Thường xuyên trong toàn quốc như
sau :
1.Tựu trường sốm nhất vào ngày 1/8/2015.muộn nhất vào ngày 25/8/2015
2.Tổ chức khai giảng vào tuần cuối tháng 8 và tuần đầu tháng 9.Khuyến
khích các nhà trường tổ chức khai giảng vào Ngày toàn dân đưa trẻ tới trường
5/9 hằng năm .
3.Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập )trước
ngày 25/5/2016.
4.Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2016.
III.Thông tư số 30/2014/ TT – BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
-Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung
và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
-Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường
phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động giáo dục tiểu học.
-Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động
quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của
học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định
lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực,
phẩm chất của học sinh tiểu học.
Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi
giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học
sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua
của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi
bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự
điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến
bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha
mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác
với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động
giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu
quả giáo dục.
Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến
khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học
sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục
tiêu giáo dục tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó
đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
IV.Thông tư số 21/2010/TT- BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo về việc ban hành thi GVDG các cấp học phổ thông và giáo dục
thường xuyên.
-Thông tư này hướng dẫn công tác thi giáo viên dạy giỏi trong nghành GD
bao gồm :Tổ chức phát động phong trào thi đua :Hình thức và tiêu chuẩn danh
hiệu thi đua ;Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng ;Thẩm quyền quyết định ,trao
tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng ;Hội đồng thi đua ,khen
thưởng ,Hội đồng khoa học ,sáng kiến các cấp; quỹ thi đua ,khen thưởng .
-Thông tư này không quy định về tiêu chuẩn ,thủ tục ,hồ sơ xét tặng kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp GD ’’ và nh hiệu “Nhà giáo nhân dân” Nhà giáo ưu
tú ”
V.Điều lệ trường tiểu học theo thong tư số 41/2010/TT-BGD& ĐT
ngày 30/10/2010 của Bộ Giaó dục và Đào tạo .
-Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm:
tổ chức và quản lí nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục;
giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội.
Điều lệ này áp dụng cho trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ
thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện
chương trình giáo dục tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
cấp tiểu học.
-Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc
dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
-Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em
đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng
đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động
giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa
bàn trường được phân công phụ trách.
-Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
-Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
-Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
-Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
-Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện
hoạt động giáo dục.
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
-Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
-Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
-Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên
biệt
-Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm : lớp
dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn, lớp dành cho trẻ khuyết tật không được
đi học ở nhà trường
-Tên trường được quy định như sau: trường tiểu học và tên riêng của
trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển
trường và các giấy tờ giao dịch.
-Biển tên trường:Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh) và tên huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
-Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
-Cuối cùng: ghi địa chỉ, số điện thoại của trường.
-Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ
chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của
loại trường chuyên biệt đó.
-Tổ chức và hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, các lớp
tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt
-Điều kiện thành lập trường tiểu học và điều kiện để được cho phép hoạt
động giáo dục
-Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo
dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học
-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia
tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập,
chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
-Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo
dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
VI.CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN VỀ DẠY HỌC CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT ,TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN .
- Thông tư này quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn (sau đây gọi tắt là giáo dục hòa nhập ) bao gồm :Tổ chức hoạt đọng giáo
dục ,hòa nhập ,nhiệm vụ và quyền của giáo viên ,cán bộ quản lý và nhân viên hỗ
trợ ở cơ sở giáo dục hòa nhập ;nhiệm vụ và quyền của trẻ em có hàn cảnh khó
khăn ở cơ sở giáo dục hòa nhập ,cơ sở vật chất ,thiết bị và đồ dung dạy học .
-Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục Mầm non ,cơ sở
GDPT ;các tổ chức ,cá nhân có lien quan đến lĩnh vực giáo dục hòa nhập .
-Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn quy định tại Thông tư này là những trẻ em
dưới 16 tuổi có nhiều khó khăn trong học tập ,bao gồm :
- Trẻ em người dân tộc thiểu số chưa biết Tiếng Việt ;
-Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa ;
-Trẻ em lang thang đường phố .
-Mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được học tập bình đẳng trong các
cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ,được giáo dục các kỹ năng
sống ,học văn hóa ,hướng nghiệp ,học nghề để hòa nhập cộng đồng .
- Mọi trẻ em được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống
,nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ.
VII.QUY ĐỊNH CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GVTH BAN HÀNH KÈM
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2007/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 4/5/2007 CỦA
BGD VÀ ĐÀO TẠO .
Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .
1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà
giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí
sau:
3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao
động. Bao gồm các tiêu chí sau:
4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh
thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong
nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Bao gồm
các tiêu chí sau:
5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ
nhân dân và học sinh.
6. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa
của các môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức
trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân
công giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về
một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh
yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
7. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học
tiểu học.
8. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
9. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan
đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
10. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
11. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
12. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính
năng động sáng tạo của học sinh.
B.NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2.
I. Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học ,kiểm tra đánh giá theo
chương trình sgk hiện hành .
1) Về tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh
Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu làđạt
được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
2) Việc sử dụng sách giáo khoa hợp lí
Phải xuất phát từ từng đối tượng cụ thể, ở từng lớp, xem xét khả năng nhận thức
của học sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào đó của tư duy toán
học.
3) Sử dụng hợp lí công nghệ thông tin trong bài giảng
-Dạy học không có đầy đủ dụng cụ dạy học thì tiết dạy không đạt yêu cầu.
4) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Cần có thời gian để giáo viên chuẩn bị. Giáo viên nên tìm tòi phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học không nên tổ chức đại trà, có thể khuyến
khích.
.
5) Sử dụng tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ và
việc biên soạn đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Sử dụng tài liệu Kiểm
tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ để tham khảo, vì có một số nội
dung tương đối cao so với năng lực học sinh của trường.
6) Các hình thức tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kì đạt kết quả tốt.
II.Bồi dưỡng tập huấn kĩ năng sử dụng đồ dung dạy học ,thiết bị
dạy học .
1.Vị trí vai trò
-Trong quá trình sản suất nào ,trog qua trình DHGD người ta phải sử dụng
phương tiện nhất định .
-Thiết bị DH có vị trí và tầm quan trọng trong dạy học các môn học nó quy định
sự thành công trong vieẹc đổi mới PP DH Ở Tiểu học .
2.Hệ thống .
-Thiết bị dạy học là công cụ lao động của GV và HS .Nó bao gồm mhiều loại
hình khác nhau ;Tranh ảnh ,bản đồ ,bảng biểu ,mô hình .,,….
3.Hướng dẫn sử dụng .
-Khi sử dụng thiết bị DH phải căn cứ vào trình độ chung của HS .
-Trong dạy học GV nên để cho HS tự thực hành trên ĐDHT.
-Qua việc tìm hiểu cho thấy thực tế của các giờ DH có sử dụng ĐDDH đã làm
HS hứng thú trong học tập .
III.Bồi dưỡng việc dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng .
1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân theo
những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động,
công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là
đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản
phẩm đó.
-Có tính khách quan, Chuẩn không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ
chủ quan của người sử dụng Chuẩn.
-Có tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp
dụng.
-Có tính khả thi, nghĩa là Chuẩn có thể thực hiện được (Chuẩn phù hợp
với trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn
với những thực tiễn đang diễn ra).
-Có tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng.
-Không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những
lĩnh vực có liên quan.
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo
dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học,
hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học.
2.Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu
cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có
thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và
có thể đạt được.
3.Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu
cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng.
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần
phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT.
Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; là sự nhận
biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự
kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của
trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi
được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm,
một sự vật, một hiện tượng.
Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm,
sự vật, hiện tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự
vật, hiện tượng. Thông hiểu là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp
nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối
quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.
Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh
cụ thể mới như vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt
ra. Vận dụng là khả năng đòi hỏi HS phải biết khai thác kiến thức, biết sử dụng
phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin
nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của các bộ phận cấu thành và
thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định,
xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương
pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc
đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên các
tiêu chí nhất định ; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các
tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích).
Sáng tạo là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác,
bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
-Có thể cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :
- Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới.
- Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.
- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.
- Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ
cũ.
Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những
mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng phát triển chúng.
IV. - Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học.( Cách soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử sử dụng giáo án, bài giảng
điện tử)
- Giáo án điện tử:
Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài gi
ảng điện tử.
- Giáo án nền:
Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạ
y học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy học, kiểm tra
đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.
- Ứng dụng CNTT trong dạy-học
- Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy
Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình
giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tín
hmáy chiếu (projector),Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là
những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạ
yhọc khác từ truyền thống
Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiế
u hấp dẫn để làm bàigiảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệ
u ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn c
ác mẫu giao diện đẹp.
Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng đượ
c những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạ
y học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên
mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn
như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giả
ng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc
biệt là khả
năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh
động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô p
hỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người s
ử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều.
C.NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3
TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
-Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc
hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
-Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu
học. Trong phương pháp học thì cốt nõi là phương pháp tự học.
- Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút
gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là
tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo
phương pháp tích cực
1. Phương pháp hỏi đáp
- Hỏi đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để
học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên;
qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
2. Phương pháp hoạt động nhóm
-Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích,
yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ
định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao
cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
3. Phương pháp giải quyết vấn đề.
-Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh
doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những
vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng
đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như
một mục tiêu giáo dục và đào tạo
TH40: Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở tiểu
học
1. Xác định mục tiêu bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống.
2. Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng
sống.
3. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ
năng sống.
Kế hoạch bài dạy kỹ năng sống .
(Chuẩn bị trước khi hướng dẫn bài)
1. Mục tiêu của bài: gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần đạt được sau khi học một chủ đề về Kĩ năng sống. (Thời gian:
90-120 phút)
2. Phương tiện: gồm những yêu cầu về tài liệu và thiết bị cần
thiết cho mỗi chủ đề như: giấy A0, A4 màu, bút dạ, bảng, thẻ màu,
máy chiếu được sử dụng trong bài học.
Lưu ý: Cần sử dụng những phương tiện sẵn có, rẻ tiền, dễ kiếm, phù
hợp với điều kiện thực tế và có thể sử dụng lại cho các lần học sau.
Tài liệu:
- Các phiếu bài tập hoặc phiếu hoạt động
- Các bài tập tình huống
- Những tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm,
3. Tiến hành hướng dẫn bài
- Ôn bài cũ: Câu hỏi/trò chơi/câu đố để người học nhớ lại nội
dung đã học lần trước (Hoạt động 1)
-Giới thiệu những nội dung khái quát cơ bản mà các HS sẽ học
trong bài (Hoạt động 2)
-Dẫn dắt bài: Nêu tình huống bằng câu chuyện/ Nêu vấn đề
bằng câu hỏi để học viên trải nghiệm vấn đề…(Hoạt động 3)
-Tìm hiểu bài: Thảo luận nhóm/cặp đôi/Sắm vai/ Động não để
học viên phân tích về vấn đề nêu trên và hướng dẫn viên tóm tắt các ý
chính sau hoạt động (Hoạt động 4)
-Áp dụng thực hành của học viên: Câu hỏi liên hệ cuộc sống/ bài
tập ghi lại việc áp dụng để Học viên liên hệ vào cuộc sống thực của
mình về vấn đề nêu ra ở các hoạt động trên. (Hoạt động 5)
4 Tổng kết bài: Hướng dẫn viên tổng kết chốt lại những nội
dung quan trọng cần nhắc nhở HS sau khi tham gia học một chủ đề và
Kĩ năng sống (Hoạt động 6)
5. Đánh giá: Đánh giá cá nhân hoặc đánh giá nhóm về mức độ nhận
thức, mức độ hứng thú của học sinh với buổi học. Cũng có thể là học sinh tự
đánh giá một kĩ năng nào đó của mình. (Hoạt động 7)
TH17. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
1.Vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học:
-Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các
quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dụcđào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng
cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp
người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan,
trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
2. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường tiểu học:
*Thiết bị dạy học: Là một bộ phận CSVC của nhà trường.
Bao gồm: những đối tượng vật chất và phương tiện , kĩ thuật dạy học. Được GV
và người học sử dụng để tiến hành các hoạt động dạy học.
3. Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị dạy học:
- Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất - TBGD vào quá trình dạy học - giáo
dục:
*Yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng phương tiện dạy học vào kế
hoạch chuyên môn của mình theo từng đề tài giảng dạy trong từng học kì, kế
hoạch này được tổ chuyên môn thông qua.
*Thường xuyên phát động thi đua sử dụng phương tiện dạy học theo tinh
thần của các phương pháp dạy học tiên tiến; đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng công tác chuyên môn, từng học kì nên tổ chức hội giảng sử dụng phương
tiện dạy học.
*Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng
các phương tiện dạy học cho giáo viên qua nhiều hình thức, cho đi huấn luyện
các lớp do Sở giáo dục, BGD tổ chức, tổ chức huấn luyện qua tổ chuyên môn
v.v..
*Xây dựng những qui trình sử dụng cơ sở vật chất TBDH và yêu cầu mọi
người phải thực hiện.
*Tổ chức bảo quản CSVC-TBDH trường học.
Cán bộ phụ trách thiết bị ( thực hành) có vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện chuyên môn:
-Giúp hiệu trưởng quản lý tài sản nhà trường ( Thống kê thiết bị -sắp xếp
thiết bị ).
-Giúp Cán bộ QLGD quản lý, theo dõi, việc sử dụng có hiệu quả trang
thiết bị dạy học ( Hồ sơ sổ sách theo dõi mượn trả thiết bị, thí nghiệm thực
hành )
-Do vậy cán bộ phụ trách thiết bị phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ.
* Sắp xếp thiết bị (hoá chất, mẫu vật.)khoa học, ngăn nắp.
* Sắp xếp thiết bị theo khối, bài hoặc theo đặc thù bộ môn.
*Bày trí thiết bị dễ lấy, bảo quản tốt các thiết bị đắc tiền ( kính hiển vi .)
* Tinh thần trách nhiệm cao, hồ sơ sổ sách đầy đủ.
Để có một bộ môn chất lượng đáp ứng đựoc yêu cầu thì việc sử dụng đồ
dùng dạy học cần được kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học một cách
logic, để có hiệu quả cao thực sự trong việc đổi mới hơn nữa, công việc này tất
cả mọi giáo viên trong nhà trường đều có thể sử dụng trong giảng dạy ở tất cả
các khối lớp khi dạy ở bậc tiểu học.
TH19. TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học
* Vai trò
-Giúp HS lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc;
-Phát triển kĩ năng thực hành ở HS;
- Phát triển trí tuệ của HS;
-Giáo dục nhân cách HS;
- Hợp lí hóa quá trình hoạt động dạy học.
* Những yêu cầu đối với ĐDDH tự làm
-Đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan
đến nội dung bài học; gắn với chương trình và SGK
- Phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học bộ môn
- Đảm bảo tính trực quan, tăng hứng thú nhận thức của HS
- Có tính khoa học, sư phạm, kĩ thuật, mĩ thuật và kinh tế
- Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong trường học
- ĐDDH tự làm cần đơn giản, sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa
phương.
* Kế hoạch tự làm ĐDDH ở trường tiểu học
-GV phải có kế hoạch tự mình và huy động HS cùng tham gia sưu tầm, thu
gom các hiện vật, vật liệu phục vụ cho kế hoach tự làm ĐDDH trong năm.
Căn cứ vào khả năng, số lượng, tính chất của ĐDDH tự làm mà GV lựa chọn
hình thức tổ chức phù hợp.
-GV cần hướng dẫn cụ thể, việc vừa sức, gắn với nội dung học tập một
cách thiết thực, tránh hình thức và tốn nhiều công sức, thời gian của HS.
Đối với các thành phần khác trong cộng đồng, có thể nhờ giúp đỡ về kỹ thuật,
công cụ, vật liệu, cơ sở vật chất,… hoặc giúp đỡ theo đơn đặt hàng.
* Một số định hướng
Sưu tầm mẫu vật: gồm các dạng sau:
- Vật sấy khô, ép khô để dùng nhiều năm (bách thảo, côn trùng, một số loại
hoa quả,…)
Vật tươi sống để trực tiếp giới thiệu khi giảng dạy
(con cá, con bướm, hoa, lá, quả,…)
- Sưu tầm một số vật thực (tem thư, phong bì, các loại hộp giấy, một số
loại công cụ như kìm, búa, một số đồ dùng điện như: dây điện, bóng điện, công
tắc, cầu chì,…)
*Chức năng của phương tiện
-Phương tiện –đồ dùng dạy học bao gồm các chức năng sau :
-Truyền tụ tri thức
-Hình thành kỹ năng
-Phát triển hứng thú học tập
-Tổ chức điều khiển quá trình dạy học .
-Gíup giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học và
giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh ,kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu suất cao .
*Tính khoa học sư phạm :
-Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lượng phương tiện
dạy học
*Tính nhân trắc học :
-Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm
sinh lý của GV và HS ,gây được sự hứng thú cho HS và thích ứng với công việc
của thầy và trò .
*Tính thẩm mỹ :
-Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi
trường sư phạm
*Tính khoa học kỹ thuật :
-Các phwơng tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản ,dễ điều khiển ,chắc
chắn ,có khối lwọng và kích thước phù hợp với công nghệ chế tạo hợp lý .
*Tính tinh tế :
-Là một chỉ tiêu quan trọng khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử
dụng các thiết bị dạy học mẫu .
2. Tự làm đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật
*Một số đồ dùng tự làm
-Chuẩn bị các mãu vẽ ví dụ :Hình tròn ,chữ nhật ,hình vuông ,đường diềm
…
-Tự vẽ tranh để làm đồ dùng dạy học cho hs quan sát rõ hơn và biết so
sánh cũng như đúng sai .
-Sưu tầm các đồ dùng vật dụng sẵn có để làm mẫu vẽ .
-Nặn các con vật mẫu để học sinh quan sát .
-Làm các ô tô hay con vật bằng các chai lọ,bìa cát tông ,vỏ hộp ……
-Sưu tầm tranh ảnh trên báo trí ,báo ảnh ,bưu ảnh ,lịch ……
***************%%%%**************
Người thực hiện
Trần Văn Hữu
PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..