Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CHUYỆN PHÍM VỀ CON TRÂU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.81 KB, 4 trang )

Chuyện phiếm về
CON TRÂU
Chẳng biết vì sao con trâu lại nằm kế con chuột. Chuột thì bé mà trâu
thì to, hai con đứng cạnh nhau chẳng khác nào Minh Nhí khoác vai Bé
Bự đi bát phố.
Nhưng xưa nay hai con vật ấy vẫn đứng xếp hàng cạnh nhau mà không
thấy có xích mích cãi cọ gì. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì một tiểu đội
mười hai con giáp xếp hàng dọc so le quá cỡ như thế coi chẳng khác
nào mười hai cái răng lòi xỉ!
Người ta thường dùng thành ngữ đầu voi đuôi chuột để chê bai những
người ưa phô trương thanh thế mà hiệu quả công việc thì chẳng ra gì,
nhưng tình huống của năm nay lại khác: Ðầu Chuột đuôi... Trâu, biểu lộ
một sự nở hậu. Ði mua nhà mua đất mà gặp một địa thế nở hậu thì ai
cũng ham, làm ăn mà trước thì nhỏ, sau khuyếch trương lớn lên thì ai
cũng khoái, nhưng về mặc sắc đẹp thì cái bộ phận đàng trước (vòng số
một) nhỏ như con chuột nhắt mà đàng sau (vòng số ba) bự như con
trâu thì ai thấy cũng chạy dài!
Thực ra con trâu chẳng có dính dáng gì tới sắc đẹp. Con gà con chó,
thậm chí con ruồi còn biết vuốt ve đôi cánh để làm đẹp nhưng con trâu
thì không.
Thú vui của nó là vùi mình xuống sình, sình sẽ khô đi tạo ra một lớp áo
sần sùi, nứt nẻ. Ðó là tổ ấm của những gia đình sâu bọ, rệp, rận...
chúng sinh sôi nảy nở tràn lan. Và những con sáo đen, chích chòe, chào
mào... bay đến đậu trên mình trâu để vừa ăn sâu bọ, vừa gãi ngứa cho
trâu.
*
Họ hàng với trâu là bò. Vì cả hai đều bụi đời, đều phong sương như
nhau nên người ta thường dùng từ ”trâu bò“ để chỉ sự lăn lóc cực nhọc
không quản ngại gian khó. Con trâu diễm phúc hơn con bò vì có tên
trong mười hai con giáp, ngược lại con bò diễm phúc hơn con trâu vì
được nhắc nhở trong lịch sử điện ảnh và thời trang.


Chiếc quần bò nổi tiếng cùng những chàng cao bồi miền viễn tây Hoa
Kỳ thực ra là quần JEAN.
Từ xứ Texas cát bụi và ngang tàng ấy chiếc quần bò được đưa vào điện
ảnh.
Thời trang cao bồi là một kiểu ăn mặc độc đáo mà cho đến bây giờ vẫn
còn để lại những dấu vết trong trang phục.
Riêng chiếc quần bò thì hiện nay cả những người đẹp liễu yếu đào tơ
như Claudia Schiffer, Liv Tyler, Elle Macpherson... và hàng trăm triệu
bạn trẻ trên hành tinh này vẫn còn ưa thích.
*
Trâu là một con vật bất hạnh. Ngay cả cái tên cũng xấu.
Chẳng có ông bố nào lại dại dột đặt tên con mình là Trâu. Thử tưởng
tượng có anh chàng nào đó đến tán tỉnh một cô gái, cô hỏi anh tên gì
mà lại đáp “anh tên Trâu“ thì khó nghe quá. Thế nhưng người miền Bắc
lại phát âm Trâu thành Châu, đâm ra dễ nghe!
Vì Châu là ngọc.
Nguyễn Du tả Kiều khóc Ðạm Tiên có câu:
Sầu tuôn dứt nối, châu sa vắng dài.
Thì rõ ràng muốn ví nước mắt nàng Kiều với hạt ngọc. Biết đâu các cụ
ngày xưa vì quý con trâu nên mới lấy hạt ngọc mà đặt tên cho nó. Sự
quý trọng ấy phản ánh rất rõ trong ca dao:
Muốn giàu thì nuôi trâu cái
Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu.
hoặc:
Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Ðủ biết ông bà ta ngày xưa coi trâu quý như châu ngọc, cũng như cô gái
có cái trinh tiết quý ngàn vàng những khi lỡ dại đánh mất chữ trinh,
mang bầu, thì trớ trêu thay cô không sợ mất ngàn vàng mà sợ làng phạt
vạ mất... trâu!
Phình phình lớn giữa lớn ra

Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu
Ở nhà, làng bắt mất trâu.
Vậy thì khuyên các ông bố trẻ nếu có sinh con, bất luận trai gái, cứ
mạnh dạn mà đặt là TRÂU cho nó... sang.
*
Cho nên tên Trâu là xấu mà vẫn có cái đẹp. Sừng trâu tuy không xấu
nhưng trông dữ dằn như hai cái lưỡi hái của tử thần. Tuy vậy người ta
lại dùng nó để đặt tên cho một loại bánh mà ai cũng ưa thích. Ðó là
bánh croissant (bánh sừng trâu).
Mà không phải chỉ có bánh. Cái vòng số một của phụ nữ cũng liên quan
đến sừng trâu. Quý bà quý cô nào có cặp vú săn chắc, núm nhọn hơi
vểnh lên một chút thì được hân hạnh gọi tên là vú sừng trâu. Ðó là
dáng vú đẹp nhất, lý tưởng nhất, gợi cảm nhất mà quý bà quý cô (và
hình như cả quý ông nữa) đều mơ ước.
*
Sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư “ trong một bài tập đọc có đoạn nói về
con trâu như sau:
“Ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu đội nón mê
như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên
mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên
đám cỏ. “
Thực ra đó là kiểu thi vị hóa cái nghề chăn trâu cực nhọc của những em
bé nông thôn nghèo. Cũng giống như họa sĩ Tú Duyên vẽ đứa trẻ mục
đồng ngồi trên mình trâu thổi sáo. Nhưng có đứa trẻ chăn trâu nào biết
thổi sáo đâu. Chúng dãi nắng dầm mưa, mặc quần xà loõng đi chân đất,
ăn uống thì bữa đói bữa no, áo quần vá víu thảm hại, chúng bắt cua bắt
ốc, săn chuột đồng, kỳ đà, cắc ké... nướng ăn chứ có nhàn hạ sung
sướng gì mà “tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn
trên thảm cỏ...”
Ngày trước thì con trâu làm đầy tớ cho người nông dân, người nông dân

lại làm đầy tớ cho bọn cường hào ác bá, lũ con cái nhà nông vì thế cơ
cực lắm.
*
Ít có ai ngờ con trâu lại có quan hệ mật thiết với một nhà hiền triết vĩ
đại Trung Hoa, đó là Lão Tử. Theo truyện Phong Thần thì người mẹ của
Lão Ðam nằm mơ thấy có ông tiên cưỡi con trâu ngũ sắc từ trên trời
bay xuống, liền mang thai. Bà có bầu suốt....70 năm (phá mọi kỷ lục
Guiness) và sinh ra một...cụ già. Ðặt tên là Ðam.
Ðam là tên cúng cơm của Lão Tử. Lão tử là một nhân vật độc đáo không
những về triết lý vô vi mà về cả... thời trang nữa. Thời điểm đó (cách
đây gần 3.000 năm) người ta ai ai cũng cưỡi ngựa, riêng Lão Tử thì cưỡi
trâu. Ông ngao du sơn thủy trên mình trâu như một gã mục đồng. Tư
tưởng của ông uyên thâm và lãng mạn. Hiện nay, sau ba ngàn năm, tư
tưởng ấy bắt đầu chinh phục châu Âu và châu Mỹ. Không có cuốn tự
điển bách khoa nào trên thế giới mà không có tên ông.
Nhưng con trâu năm sắc của ông thì ít người biết đến.
Trâu là một con vật trầm lặng và hiền triết. Nó là điệu blue buồn của
thôn dã, là bản nostalgie nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
"Gõ sừng“ là phong cách của Lão Tử, là mode của một thời đã qua
nhưng còn đọng lại trong nỗi u hoài ngàn đời của nhân loại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×