Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài dự thi tìm hiểu lịch sử tỉnh đảng bộ thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.33 KB, 22 trang )

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập
đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí
Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ?
Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng
tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị
trấn nơi em đang sinh sống?
Câu 3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu
phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại
hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục
tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc
phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?

Ngôi nhà diễn ra lễ thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam.
Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi
giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu
biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng
khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối
lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại
Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức
cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng
trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa


phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách
mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng,
xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị
thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện
Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và


Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy
đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên Trường, huyện Thọ
Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào
ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn
ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có
thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ,
nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai
đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính
Đảng.
Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ Thanh Hóa đã trải qua 17 kỳ đại hội các đồng chí Bí
thư, chủ tịch qua các thời kỳ cụ thể như sau:

STT Đại hội Thời gian địa điểm
1
Lần 1
Tháng 2 năm 1948, tại

Bí thư
Đồng chí Hồ Viết

Chủ tịch
Đồng chí Đặng Thai

làng Thuần Hậu, xã Xuân

Thắng là cán bộ

Mai làm Chủ tịch Ủy


Minh, huyện Thọ Xuân

Khu ủy IV tăng

ban Kháng chiến hành

cường - làm Bí thư chính. Đồng chí Bùi

2

Lần 2

Đại hội Đảng bộ tỉnh

Tỉnh ủy.

Đạt làm Phó Bí thư

Đại hội đã bầu

Tỉnh ủy
Đồng chí Tôn Quang

Thanh Hóa lần thứ II được BCH Đảng bộ tỉnh Phiệt làm Chủ tịch Ủy
tổ chức vào tháng 4 năm

nhiệm kỳ II và bầu ban Kháng chiến hành

1949, tại làng Tạo Vực, xã đồng chí Nguyễn
Vĩnh Minh, huyện Vĩnh


Văn Thân, cán bộ

Lộc. .

Khu ủy IV tăng
cường làm Bí thư

chính.


Tỉnh ủy. Tháng
12/1949, đồng chí
Đặng Thí làm Bí
thư Tỉnh ủy. Đồng
chí Ngô Đức làm
Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
3

Lần 3

Đại hội Đảng bộ tỉnh

ủy.
Đại hội đã bầu

Thanh Hóa lần thứ III

BCH Đảng bộ tỉnh


được tổ chức từ ngày 20/6

và bầu đồng chí

đến ngày 5/7/1950, tại

Trần Hữu Duyệt

làng Sơn Trung, xã Hợp

(cán bộ Khu ủy IV

Thành, huyện Nông Cống

tăng cường làm Bí

(nay thuộc huyện Triệu

thư Tỉnh ủy kiêm

Sơn).

Chủ tịch Ủy ban
Kháng chiến hành
chính. Đồng chí
Ngô Đức làm Phó
Bí thư Thường

4


Lần 4

Đại hội lần thứ IV của

trực Tỉnh ủy.
Đại hội đã bầu

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

BCH Đảng bộ tỉnh làm Phó Bí thư, Chủ

đã được tổ chức từ ngày

và bầu đồng chí

tịch Ủy ban Kháng

mùng 1 đến mùng 5 tháng

Trần Hữu Duyệt

chiến hành chính

5 năm 1952

tiếp tục làm Bí thư

Đồng chí Ngô Thuyền


Tỉnh ủy. Sau đó,
đồng chí Võ
Nguyên Lượng
làm Bí thư Tỉnh
5

Lần 5

ủy.
Đại hội lần thứ V Đảng bộ Bầu Ban Thường

Đồng chí Lê Thế Sơn


tỉnh Thanh Hóa được tổ

vụ tỉnh ủy gồm 11

làm Phó Bí thư, Chủ

chức từ ngày 25 tháng 2

đồng chí do đồng

tịch

đến ngày 5 tháng 3 năm

chí Nguyễn Trọng


1961

Vĩnh làm Bí thư
Tỉnh ủy. Sau đó,
Trung ương điều
động đồng chí
Trọng Vĩnh đi
chuyên gia Lào,
đồng chí Ngô
Thuyền lên làm Bí

6

Lần 6

Đại hội Đảng bộ tỉnh

thư Tỉnh ủy.
Đại hội đã bầu

Thanh Hóa lần thứ VI

BCH Đảng bộ tỉnh

diễn ra từ ngày 7 đến ngày gồm 31 ủy viên
17 tháng 7 năm 1963.

chính thức, 4 ủy
viên dự khuyết,
bầu đồng chí

Nguyễn Trọng
Vĩnh làm Bí thư
Tỉnh ủy. Đồng chí
Ngô Thuyền làm
Phó Bí thư Tỉnh
ủy. Đồng chí Lê
Thế Sơn làm Phó

7

Lần 7

Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đã bầu

Thanh Hóa lần thứ VIII

BCH Đảng bộ tỉnh Hiều làm Phó Bí thư,

diễn ra từ ngày 19 đến

gồm 35 Ủy viên

ngày 28 tháng 5 năm

chính thức và 2 Ủy chính tỉnh

1975, tại thị xã Thanh Hóa viên dự khuyết.

(nay là TP Thanh Hóa).

Bầu Ban Thường

Đồng chí Hoàng Văn
Chủ tịch Ủy ban hành


vụ Tỉnh ủy gồm 9
đồng chí do đồng
chí Võ Nguyên
Lượng làm Bí thư
Tỉnh ủy. Đồng chí
Lê Thế Sơn làm
Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
8

Lần 8

Đại hội Đảng bộ tỉnh

ủy.
Bầu Ban Thường

Thanh Hóa lần thứ VIII

vụ Tỉnh ủy gồm 11 Hiều là Phó Bí thư

diễn ra từ ngày 19 đến


đồng chí do đồng

Tỉnh ủy phụ trách

ngày 28 tháng 5 năm

chí Lê Thế Sơn

công tác chính quyền.

1975, tại thị xã Thanh Hóa làm Bí thư Tỉnh
ủy, đồng chí Phạm
Len làm Phó Bí
thư Thường trực
9

Lần 9

Đại hội Ban chấp hành

Tỉnh ủy và
Hội nghị BCH đã

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

bầu 11 đồng chí

lần thứ IX được tổ chức


vào Ban Thường

làm 2 vòng: Vòng I được

vụ Tỉnh ủy, bầu

tổ chức từ ngày 11 đến

đồng chí Hoàng

ngày 19 tháng 11 năm

Văn Hiều làm Bí

1976.

thư Tỉnh ủy, đồng

Tham dự Đại hội có 451

chí Lê Thế Sơn

đại biểu thay mặt cho gần

làm Phó Bí thư

9 vạn đảng viên trong toàn Thường trực Tỉnh
Đảng bộ, trong đó, có 8

ủy và đồng chí


đại biểu do Trung ương

Trịnh Ngọc Bích

giới thiệu về dự và ứng

làm Phó Bí thư

cử.

Đồng chí Hoàng Văn


Tỉnh ủy phụ

10

Lần 10

Đại hội Đảng bộ tỉnh

đồng chí Hoàng

Thanh Hóa lần thứ X được Văn Hiều được
tổ chức từ ngày 5 đến

bầu lại làm Bí thư

ngày 12 tháng 10 năm


Tỉnh ủy, đồng chí

1979.

Lê Thế Sơn làm
Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
ủy và đồng chí
Trịnh Ngọc Bích
làm Phó Bí thư
Tỉnh ủy, phụ trách

11

Lần 11

Đại hội Ban chấp hành

công tác
Bầu Ban Thường

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

vụ Tỉnh ủy gồm 13 làm Phó Bí thư Tỉnh

lần thứ XI được tổ chức

đồng chí, đồng chí


ủy – phụ trách công

làm 2 vòng.

Hà Trọng Hòa

tác chính quyền

Đồng chí Hà Văn Ban

được bầu làm Bí
thư Tỉnh ủy, đồng
chí Trịnh Ngọc
Chữ làm Phó Bí
thư Thường trực .
12

Lần 12

Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bầu BCH Đảng bộ Đồng chí Hà Văn Ban

Thanh Hóa lần thứ XII

tỉnh gồm 69 đồng

diễn ra trong các ngày từ

chí, trong đó có 16 ủy phụ trách công tác


23 đến 29 tháng 10 năm

Ủy viên dự khuyết. chính quyền

1986. Tham dự Đại hội có

Ban chấp hành

550 đại biểu chính thức.

Đảng bộ tỉnh đã
bầu 15 đồng chí
vào Ban Thường

làm Phó Bí thư Tỉnh


vụ Tỉnh ủy, đồng
chí Hà Trọng Hòa
được bầu lại làm
Bí thư Tỉnh ủy,
đồng chí Quách Lê
Thanh làm Phó Bí
thư Thường trực
13

Lần 13

Đại hội Đảng bộ tỉnh


Tỉnh ủy,
Đại hội đã bầu

Thanh Hóa lần thứ XIII

BCH Đảng bộ tỉnh Minh làm Phó Bí thư

được tổ chức làm 2 vòng.

gồm 51 đồng chí,

Tỉnh ủy phụ trách

Vòng I diễn ra từ ngày 25

Ban Thường vụ

công tác chính quyền.

đến ngày 27 tháng 4 năm

Tỉnh ủy 13 đồng

1991

chí - do đồng chí

Đồng chí Mai Xuân


Lê Văn Tu làm Bí
thư Tỉnh ủy, đồng
chí Lê Xuân Sang
làm Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
ủy và đồng chí
Mai Xuân Minh
làm Phó Bí thư
Tỉnh ủy phụ trách
công tác chính
14

Lần 14

Đại hội Đảng bộ tỉnh

quyền.
Đại hội đã bầu

Thanh Hóa lần thứ XIV

BCH Đảng bộ tỉnh Minh làm Phó Bí thư

được tổ chức từ ngày 7

gôm 51 đồng chí,

Tỉnh ủy phụ trách

đến ngày 10 tháng 5 năm


Ban Thường vụ

công tác chính quyền;

1996.

Tỉnh ủy gồm 13
đồng chí, do đồng
chí Lê Văn Tu làm

Đồng chí Mai Xuân


Bí thư Tỉnh ủy;
đồng chí Trịnh
Trọng Quyền làm
Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
15

Lần 15

ủy và
Đại hội XV - Đảng bộ tỉnh Đồng chí Trịnh

Đồng chí Phạm Minh

Thanh Hóa


Trọng Quyền được Đoan được bầu làm

Diễn ra từ ngày 02 đến

bầu làm Bí thư

Phó Bí thư Tỉnh ủy,

ngày 05/01/2001

Tỉnh ủy; đồng chí

Chủ tịch UBND tỉnh.

Phạm Văn Tích
được bầu làm Phó
Bí thư Thường
16

Lần 16

Đại hội XVI - Đảng bộ

trực Tỉnh ủy
Đại hội đã bầu

tỉnh Thanh Hóa

BCH Đảng bộ tỉnh Lợi làm Phó Bí thư


Đại hội Đảng bộ tỉnh

gồm 59 đống chí,

Tỉnh ủy, Chủ tịch

Thanh Hóa lần thứ XVI

Ban Thường vụ

UBND tỉnh

đ¬ược tổ chức trong các

Tỉnh ủy gồm 15

ngày từ 19 đến 22 tháng

đồng chí; đồng chí

12 năm 2005, tại TP

Phạm Văn Tích

Thanh Hóa

đư¬ợc bầu làm Bí

Đồng chí Nguyễn Văn


th¬ư Tỉnh ủy, đồng
chí Lê Ngọc Hân
được bầu làm Phó
Bí thư thường trực
17

Lần 17

Đại hội XVII - Đảng bộ

Tỉnh ủy và
Ban Thường vụ

Đồng chí Trịnh Văn

tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh ủy gồm 17

Chiến được bầu làm

Diễn ra từ ngày 18 đến

đồng chí. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy,

ngày 20/10/2010 tại

Mai Văn Ninh

Thành phố Thanh Hóa,


được bầu làm Bí

Chủ tịch UBND tỉnh.


thư Tỉnh ủy; đồng
chí Hoàng Văn
Hoằng được bầu
làm Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh
18

Lần 18

ủy;
Đại hội XVIII - Đảng bộ Trịnh Văn Chiến, Nguyễn Đình Xứng,
tỉnh

Thanh

Hóa Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy,

Theo thông cáo báo chí, Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND tỉnh;
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh;

Đỗ

Trọng


tỉnh lần thứ XVIII nhiệm Hưng, Phó Bí thư
kỳ 2015 - 2020 dự kiến tổ Thường trực Tỉnh
chức trong thời gian 3,5 ủy;
ngày, từ 22-25/9/2015, tại
Trung tâm hội nghị 25B
với 450 đại biểu chính
thức được triệu tập.
Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng
Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn
nơi em đang sinh sống?
Trả lời
Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, phát xít Nhật hoàn toàn thay thế thực
dân Pháp cai trị Việt Nam. Chính sách bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật và bọn quan lại
phong kiến Nam Triều đã khiến hàng chục vạn người dân ở Thanh Hóa bị chết đói, hàng
ngàn gia đình phải ly tán, tha phương cầu thực, bỏ lại xóm làng xơ xác, tiêu điều. Hậu quả
của chính sách hà khắc, đã làm cho mâu thuẫn nhân dân Thanh Hóa với chế độ cai trị ngày
càng trở nên gay gắt, nung nấu ý chí vùng lên đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay
nhân dân.
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh phá kho thóc Nhật cứu nước của nhân dân Thanh
Hóa trong những ngày tiền khởi nghĩa đã tạo ra bước phát triển mới của phong trào cách


mạng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy tình thế khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Những cuộc
đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, được tổ chức rộng rãi và phát triển mạnh mẽ đã tập
dượt cho quần chúng cách mạng từng bước đi từ đấu tranh chính trị đến kết hợp đấu tranh vũ
trang, tiến tới tổng khởi nghĩa vũ trang, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến.

UBNDCM Lâm thời do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch ra mắt tại Thị xã Thanh Hoá ngày
23/8/1945 (tranh sơn dầu)
Cuộc khởi nghĩa ở Hoằng Hóa đã mở đầu cho tổng khởi nghĩa trong toàn

tỉnh. Ngày 24/7/1945, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và ban cán sự Việt Minh, lực lượng
vũ trang của huyện Hoằng Hóa đã bao vây tấn công toán quân địch đi đàn áp cơ sở cách
mạng ở khu Đằng Xá, Đằng Trung bắt được tên tri phủ Phạm Trọng Bào. Sau đó, ban lãnh
đạo đã phát động nhân dân trong huyện kéo về thị uy, bao vây phủ đường, buộc bọn nha lại
chức dịch phải đầu hàng, giao nộp toàn bộ sổ sách ấn triện cho cách mạng.
Thắng lợi của khởi nghĩa Hoằng Hóa đã cổ vũ thúc đẩy mạnh mẽ cao trào chuẩn bị
khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Cùng với Hoằng Hóa, nhiều khu căn cứ cách mạng gồm hàng
trăm làng được hình thành và mở rộng ở Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Hà Trung, Hậu
Lộc… Các cuộc đấu tranh với nhiều hình thức phong phú như: mít tinh tuần hành hoặc tấn
công các đồn bốt của địch ngày càng dồn dập và rộng khắp địa bàn toàn tỉnh.
Ngày 13/8/1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô
Đình Bảng, làng Mao Xá, huyện Thiệu Hóa (nay thuộc xã Thiệu Toán). Căn cứ vào tình hình


cách mạng ở Thanh Hóa lúc bấy giờ, hội nghị nhận định tình thế cách mạng đã chín muồi; vì
vậy, đã tập trung bàn và xây dựng kế hoạch chuẩn bị tiến tổng khởi nghĩa. Chiều 15/8, khi
nhận được tin Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, hội nghị đánh giá thời cơ khởi nghĩa đã
đến và đã rất nhạy bén, sáng suốt quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong toàn tỉnh.

Nhà ông Tô Đình Bảng, thôn Mao Xá, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa nơi tổ chức Hội
nghị tỉnh Đảng bộ quyết định tổng khởi nghĩa, ngày 15/8/1945.
Về tổ chức, hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh gồm 7 đồng chí:
đồng chí Lê Tất Đắc (Trưởng ban), Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Lê Chủ, Nguyễn
Văn Huệ, Đinh Chương Lân, Ngô Đức; đồng thời quyết định thành lập Ủy ban nhân dân lâm
thời tỉnh gồm 7 ủy viên, đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch. Hội nghị phân công cán bộ lãnh
đạo khởi nghĩa ở các phủ, huyện và chỉ định chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời các phủ
huyện. Về phương pháp giành chính quyền: Hội nghị chủ trương tiến hành khởi nghĩa ở
những nơi có phong trào mạnh, sau đó sẽ tập trung lực lượng hỗ trợ cho những nơi phong
trào còn yếu; giành chính quyền ở miền xuôi rồi tiến đến giành chính quyền ở miền núi.

Nửa đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8 lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong toàn
tỉnh. Theo kế hoạch đã định, khắp vùng đồng bằng miền xuôi Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo
của Ủy ban khởi nghĩa các huyện Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn,
Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, quần chúng cách mạng không


phân biệt già, trẻ, nam, nữ, tôn giáo, kể cả một số thanh niên Phan Anh yêu nước, địa chủ
nhỏ và vừa, tiểu thương, tiểu chủ, tri thức v.v... đều nhất tề vùng dậy bao vây, tấn công các vị
trí, mục tiêu đã được phân công.
Tại trung tâm các huyện lỵ, các đơn vị tự vệ vũ trang xung kích đã nhanh chóng uy
hiếp, đánh chiếm phủ, huyện, đường, nhanh chóng giành chính quyền về tay cách mạng. Ở
các tổng, làng, tự vệ vũ trang với những vũ khí thô sơ như: dáo, mác, gậy gộc, liềm hái v.v…
được sự cổ vũ và tham gia hăng hái của các tầng lớp nhân dân đã nhanh chóng lật đổ ách
thống trị của cường hào, phản động địa phương, tịch thu vũ khí, ấn tín, đồng triện.
Đến sáng ngày 19/8, chính quyền các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc,
Nga Sơn, Hà Trung, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa đã nằm trong tay nhân dân.
Chiều 19, tại các huyện này, các cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của quần chúng cách
mạng và ra mắt chính quyền đã được tổ chức trọng thể. Một số huyện, thị như Tĩnh Gia,
Nông Cống công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền chậm hơn nhưng cũng đạt được kết quả
thắng lợi.
Sau khi giành chính quyền ở các huyện miền xuôi, thực hiện kế hoạch của Ủy ban
khởi nghĩa tỉnh và sau này là của Ủy ban nhân dân lâm thời cách mạng Thanh Hóa, một số
cán bộ lân cận đã lên hỗ trợ các châu miền núi giành chính quyền. Tại các châu miền núi
như: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước được sự tiếp
sức của lực lượng cách mạng của các phủ, huyện miền xuôi nhân dân các dân tộc miền
núi đã vùng lên đánh đổ được bọn thổ ti lang đạo để thiết lập nên chính quyền nhân dân.
Riêng tại thị xã Thanh Hóa từ sáng sớm ngày 19/8 đông đảo các tầng lớp nhân dân thị
xã cùng với băng, cờ khẩu hiệu, biểu ngữ cách mạng tiến hành biểu tình xuất phát từ lò
Chum tiến về Trường Thi, rồi đoàn biểu tình đi qua Cửa Tả, tiến vào nội thành bao vây dinh
Tỉnh trưởng buộc Tổng đốc Nguyễn Trác phải giao nộp ấn tín, tài liệu và đầu hàng cách

mạng vô điều kiện.
Trong niềm hân hoan, phấn khởi của nhân dân, ngày 23/8/1945 tại phố Vườn Hoa,
UBND cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa ra mắt trước nhân dân tỉnh nhà. Chủ tịch UBND
cách mạng lâm thời Lê Tất Đắc đọc lời tuyên ngôn, tuyên bố xóa bỏ chính quyền phong kiến
thực dân và thành lập chính quyền cách mạng, công bố bản chương trình của Việt Minh về
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Bản tuyên ngôn kêu gọi toàn thể nhân dân tiếp tục phát


huy thắng lợi đã giành được, thực hiện khẩu hiệu “Chiến đấu ủng hộ chính quyền cách
mạng”, “Chiến đấu ủng hộ Việt Nam độc lập”.
Sau 71 năm đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Hiện nay, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; bộ mặt
đô thị, nông thôn trong tỉnh được xây dựng khang trang, hiện đại, văn minh.
3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu
phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Trả lời
Đại thắng mùa Xuân 1975 là những “mốc son bằng vàng” tạc vào lịch sử dân tộc
trong thế kỷ XX. 43 mùa xuân đã đi qua nhưng âm hưởng hào hùng của một thời đánh Mỹ,
thắng Mỹ lật nhào chế độ ngụy quyền Sài Gòn để Nam - Bắc trọn niềm vui thống nhất vẫn
mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Truyền thống đó
tiếp tục được khơi dậy trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc theo con đường
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Những đóng góp của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống mĩ.
Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, toàn tỉnh đã có hàng ngàn các gia đình cả ba
thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có từ
3 đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ. Toàn tỉnh có 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn
cán bộ, Đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây dựng
và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Không chỉ làm tròn nhiệm
vụ là hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt, Thanh Hóa còn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế

giúp nước bạn Lào và Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng, góp phần
củng cố thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị.
Những thành tích to lớn trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân thì Thanh Hóa trở
thành địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến
lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam... Các đầu mối giao thông thủy, bộ, đường
sắt như Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... nếu ách tắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự chi viện
cho chiến trường miền Nam và cách mạng Lào. Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại thì
giao thông vận tải là mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất. Giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu
đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao thông của ta. Với quyết tâm cao độ đánh địch mà


tiến, mở đường mà đi, địch cứ đánh ta cứ đi, tất cả vì miền Nam ruột thịt chúng ta đã đảm
bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tỉnh ta đã chủ động
sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, nhiều đường tránh rẽ, làm
cầu phao luồng, làm cầu phao liên hợp... huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi lực
lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan vẫn nối đuôi nhau chở hàng hóa, vũ khí phục vụ
chiến trường.

Nữ dân quân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ.
Các phong trào thi đua: “Hòn đá chống Mỹ”, “Ba giỏi” được nhân rộng đã huy động sức
mạnh của toàn dân phục vụ chiến đấu. Người dân đã không ngần ngại dỡ nhà làm cầu, lấy đá
lát đường, cứu chữa phương tiện, hàng hóa bị máy bay địch bắn phá. Công ty vận tải thuyền
nan và đoàn vận tải Lam Sơn, Công ty xe đạp thồ và đoàn vận tải Điện Biên và các đoàn vận
tải cơ giới trong gần 10 năm chống Mỹ phá hoại đã vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa đáp
ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu, sản xuất và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... là
những “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của bộ đội pháo binh chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân tự vệ với lũ “quạ trời” Mỹ tối tân hiện đại với những tên gọi “thần
sấm”, “con ma”, “pháo đài bay B52”. Chỉ bằng các loại pháo cao xạ 57, 37, 12,7 ly cùng

súng trường, những phương tiện tối tân, hiện đại của kẻ thù đã gục ngã trước tinh thần, ý chí
thép của quân, dân ta. Đặc biệt ngay trong những trận đầu diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng
4/1965 quân dân Thanh Hóa đã bắn tan xác 47 máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. Kỳ tích
oanh liệt đó đưa Hàm Rồng trở thành bản hùng ca bất tử, là niềm tự hào của quân dân ta và
bạn bè yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới. Đó cũng là nỗi khiếp đảm, ám ảnh
của lũ giặc trời Mỹ mỗi khi xâm phạm vùng trời, vùng đất này.


Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại vào Thanh Hóa mang tính chất hủy diệt của không
quân, hải quân Mỹ càng làm nung nấu lòng căm thù cao độ của mọi tầng lớp nhân dân.
Người người, nhà nhà, làng xã, huyện và toàn tỉnh đều bước vào cuộc chiến với ý chí ngoan
cường, quyết tâm sắt đá. Những thành tích nổi bật của các cụ lão quân Hoằng Trường
(Hoằng Hóa), nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc) cùng nhiều lực lượng dân quân, tự vệ ở Hà
Trung, Tĩnh Gia... chỉ bằng súng bộ binh nhưng đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ được Bác Hồ
gửi thư khen ngợi, làm nức lòng quân dân cả nước. Trong cuộc đọ sức quyết liệt gần 8 năm
quân dân toàn tỉnh đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay Mỹ trong đó có 3
chiếc B52, bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 56 tàu chiến trong đó có 52 khu trục hạm thuộc
hạm đội 7 của Mỹ. Cũng trong những năm tháng ấy bao lớp thanh niên của tỉnh đã xung
phong lên đường nhập ngũ, hoặc tham gia thanh niên xung phong với ý chí, quyết tâm “Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước” và hoài bão: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Cuộc đời đẹp
nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, để cùng quân, dân cả nước đánh Mỹ, thắng Mỹ, lật
nhào chế độ ngụy quyền để non sông liền một dải, Nam - Bắc vui sum họp một nhà.
Phát huy truyền thống thắng Mỹ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh
Những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của, những chiến công oanh liệt, lẫy
lừng của quân, dân tỉnh ta cũng như những mất mát, hy sinh trong 21 năm kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Nhiều cá nhân, tập thể có thành
tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần thưởng cao quí. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 25
đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 16 đơn vị và cá nhân là AHLĐ, 71 cá nhân
là Anh hùng LLVTND, 1.125 bà mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, 32.146 người là thương binh
và 56.559 là liệt sĩ.

Khi đất nước hòa bình thống nhất cùng với cả nước Thanh Hóa lại xung trận từ chủ
nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu chuyển sang lao động sản xuất, cải tạo, dựng xây
đất nước. Khắc phục những hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự bao vây, cấm vận
của kẻ thù, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân khắc phục
mọi khó khăn, tích cực thi đua lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững
chắc vùng biển, biên cương, vùng trời Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện sâu
sắc của Đảng từ Đại hội VI (1986), tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, tỉnh ta đã phát động nhiều
phong trào thi đua yêu nước. Tập trung xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, huy động sức


mạnh tổng lực của mọi tầng lớp xã hội, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội. Tỉnh đã quan tâm xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH
bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng miền.
Những năm qua tỉnh ta dồn sức cho các vùng kinh tế động lực như Nghi Sơn - Tĩnh
Gia, Sầm Sơn - TP Thanh Hóa, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành làm đầu tàu
thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hợp lý công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Nhờ cải thiện
mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nên tỉnh ta huy động được nhiều nguồn lực cho đầu
tư phát triển. Huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đứng thứ 6 cả nước. Nhiều cơ sở
hạ tầng thiết yếu, nhiều công trình dự án trọng điểm được khởi công xây dựng. Nhờ những
nỗ lực phấn đấu không ngừng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây liên tục
phát triển. Thời kỳ 1996-2000 đạt 7,3%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 đạt 9,1%/năm, thời kỳ
2006 - 2010 đạt 11,3%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 11,4%/năm. Năm 2016 vượt qua những
khó khăn, thách thức tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 9,05% vượt kế
hoạch đề ra (KH là 9%).
Với sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự đồng thuận của các
tầng lớp nhân dân, chúng ta tin tưởng Thanh Hóa sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm
2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại.

Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những
nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này
đã đề ra?
Trả lời
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII diễn ra từ ngày 23- 29/10/1986
tại Hội trường 25B của tỉnh. Đại hội đã đóng góp ý kiến cho Dự thảo Văn kiện Đại hội toàn
quốc lần thứ VI của Đảng, đánh giá tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ XI, xác định phương
hướng, nhiệm vụ, triển khai sự nghiệp đổi mới và bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
Đại hội nhất trí đánh giá, trong 3 năm (1983-1985) ta có những chuyển biến tiến bộ trên
nhiều mặt sản xuất, đời sống, văn hoá, xã hội. Nổi bật là sản xuất nông nghiệp có bước phát
triển tương đối toàn diện với tốc độ khá, đặc biệt giành thắng lợi lớn về sản xuất lương thực
và nắm lương thực (đạt 80 vạn tấn năm 1985). Cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều ngành kinh tế,


văn hoá được tăng cường; tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 7%/năm (so với thời kỳ
1976- 1980 tăng 1%).
Cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã nâng cao tinh thần cảnh giác
với âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng
lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu ở các tuyến biên giới, bờ biển; phát hiện và ngăn chặn
kịp thời nhiều vụ vượt biển trốn ra nước ngoài, âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động,
chống chiến tranh tâm lý của địch, chi viện tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Công tác xây dựng Đảng đã bám sát nhiệm vụ chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đấu tranh chống tiêu
cực, đoàn kết nội bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.
Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ là: Từ lương thực, xuất khẩu, sản xuất hàng
hóa phong phú, đa dạng mà đi lên. Xây dựng cơ cấu kinh tế sát hợp. Gắn phát triển kinh tế
với xã hội, coi trọng chiến lược xây dựng con người, lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức
khỏe làm cơ bản. Thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lấy dân làm

gốc, lấy cơ sở làm nền tảng, lấy sức mạnh tại chỗ là chính. Tập trung sức mạnh tổng hợp,
khai thác tiềm năng sức mạnh của 4 vùng kinh tế. Trọng điểm là khai thác thế mạnh trung du
- miền núi, tăng cường đầu tư khai thác kinh tế biển, tạo thế đi lên vững chắc của đồng
bằng...
Khẩu hiệu hành động là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và ý chí cách mạng tiến công, đổi
mới tư duy, đổi mới tổ chức và cán bộ, tiếp cận tiến bộ khoa học hiện đại, thực hiện cơ chế
quản ly mới, sáng tạo cách làm, đi lên với tốc độ nhanh, năng suất, chất lượng và hiệu quả.”
Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII gồm 54 đồng chí chính thức và 18
đồng chí dự khuyết. Ban chấp hành Đảng bộ đã bầu 15 đồng chí vào Ban thường vụ Tỉnh ủy,
Bầu đồng chí Hà Trọng Hòa làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Quách Lê Thanh làm phó Bí thư
trực Đảng; đồng chí Hà Văn Ban làm phó Bí thư phụ trách chính quyền; đồng chí Vũ Thế
Giao làm phó Bí thư, trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy.
Câu 5. Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi, chuyển biến của tỉnh
Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông, em phải làm
gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác
Hồ từng căn dặn?
Trả lời


Trong quá trình tìm hiểu về Bác Hồ với Thanh Hóa bản thân em đã tìm hiểu về những
lần Bác về Thanh Hóa nhưng ấn tượng nhất là lần đầu tiên Bác về Theo những tài liệu lịch
sử ghi lại, lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/2/1947. Sáng hôm đó Bác
nói chuyện với hơn 40 cán bộ chủ chốt của tỉnh Thanh Hóa tại núi Rừng Thông huyện Đông
Sơn. Buổi tối trong khoảng thời gian rất ngắn, Bác đã nói chuyện với đồng bào thị xã Thanh
Hóa trong cuộc mít tinh đón Người tại nhà Bác Cổ (nay là Hiệu sách nhân dân thành phố
Thanh Hóa). Sau đó Bác đi dâng hương tại đình Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung.
Bác đã căn dặn Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh Kiểu mẫu. Thực hiện lời dạy của Bác các
thế hệ nhân dân Thanh Hóa đã không ngừng phấn đấu, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng đất nước


Chùm ảnh tư liệu quý giá qua 4 lần Bác về thăm
Thanh Hóa


Bác Hồ đã tặng cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta tấm ảnh chân dung của Người với dòng chữ “Hồ Chí Minh 12.12.1961” là bút
tích của Bác viết trên tấm ảnh. (Ảnh tư liệu).

Tượng đài Kỷ niệm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ nhất tại Rừng Thông, TP. Thanh Hóa. (Ảnh tư liệu).

Buổi chiều Bác Hồ gặp gỡ các đại biểu nhân sĩ, tri thức, phú hào tại Trại Phủ Hùng. Bác nói về kháng chiến,
kiến quốc và Bác động viên “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”.


Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên dải đất Bác Hồ về thăm tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên
và nói chuyện với đồng bào thị xã Thanh Hóa. (Ảnh tư liệu).

Bác Hồ đã dành thời gian đến thăm trại trẻ, con của cán bộ miền Nam tập kết. Các cháu đón Bác, quây quần bên Bác, được Bác
chia kẹo. (Ảnh tư liệu).

Ngày 13/6/1957, Bác Hồ nói chuyện với hơn 4.000 đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo Thanh Hóa.


Bác Hồ tham gia kéo lưới với bà con ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. (Ảnh tư liệu).

Bác Hồ đến thăm cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 57 tại Sầm Sơn làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Tổ quốc. (Ảnh
tư liệu).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sân bay Lai Thành, thị xã Thanh Hóa. (Ảnh tư liệu).



Bác Hồ khen phụ nữ Yên Trường có nhiều thành tích như: “Cô An (ngồi bên trái với Bác) đã làm được 100 mét khối thủy
lợi (khi bình quân đầu người trong xã mới 18m), làm được 140 tạ phân và 300 ngày công. (Ảnh tư liệu).

Ngày 12-12-1961 tại Tỉnh ủy, Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với anh chị em Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa ,các nhà báo và
các cháu thiếu niên, nhi đồng. (Ảnh tư liệu).



×