Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tác động của giá xuất khẩu đến giá thị trường nội địa nghiên cứu sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ NGỌC HOÀNG

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XUẤT KHẨU ĐẾN GIÁ THỊ TRƯỜNG
NỘI ĐỊA - NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA
TẠI NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỖ NGỌC HOÀNG

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XUẤT KHẨU ĐẾN GIÁ THỊ TRƯỜNG
NỘI ĐỊA – NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA
TẠI NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105


Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018

Ngày bảo vệ:

28/8/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Phạm Hồng Mạnh
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài “Tác động của giá xuất khẩu đến giá
thị trường nội địa – Nghiên cứu sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang” là công
trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu thống kê, dữ liệu trong luận văn là
trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn


Đỗ Ngọc Hoàng

iii


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian 2 năm học tập tại trường, được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình
của quý Thầy Cô - giảng viên khoa kinh tế Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt
kiến thức quí báu cho tôi, giúp tôi đạt kết quả như ngày hôm nay.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Thanh Thủy đã tận tâm,
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô - Trường Đại học Nha Trang, các bạn lớp
cao học kinh tế 2015 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Tôi chân thành cảm ơn các chị công tác tại công ty TNHH Tín Thịnh và các cô
chú chủ nậu/ vựa, các cô chú ngư dân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu để làm
luận văn.
Con gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để con hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Hoàng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT....................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
1.5 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................3
1.6 Kết cấu của luận văn..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT......5
2.1 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng ................................................................................5
2.2 Chuỗi giá trị trong thủy sản và đặc trưng của chuỗi giá trị thủy sản.........................5
2.3 Sự biến động giá giữa các thị trường.........................................................................7
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chuỗi cá ngừ sọc dưa và tác động của
giá xuất khẩu đến giá bán của ngư dân............................................................................8
2.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 8
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước..................................................................................... 8
2.5 Khung phân tích của đề tài ......................................................................................13
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 15
2.5.2 Diễn giải các biến và các giả thuyết nghiên cứu .................................................. 18
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................19
v


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................20

3.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................20
3.1.1 Mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression Vector) ....................20
3.1.2 Mô hình hiệu chỉnh sai số Vector (VECM) .........................................................21
3.1.3 Kiểm định tính dừng............................................................................................. 23
3.1.4 Kiểm định quan hệ đồng liên kết..........................................................................23
3.1.5 Mô hình tự hồi quy và kiểm định nhân quả Granger ........................................... 24
3.1.6 Mô hình ước lượng ............................................................................................... 25
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................29
3.3 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thống kê............................................29
3.3.1 Cách tính giá bán của mỗi thị trường theo quý .................................................... 29
3.3.2 Xử lý dữ liệu thống kê .......................................................................................... 29
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........32
4.1 Chuỗi cá ngừ sọc dưa ..............................................................................................32
4.1.1 Cá ngừ sọc dưa và một số đặc điểm sinh học của cá ngừ sọc dưa ....................... 32
4.1.2 Tình hình khai thác và đánh bắt cá ngừ sọc dưa một số nước trên thế giới ......... 33
4.1.3 Tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ sọc dưa tại Việt Nam .............................. 34
4.1.4 Một số sản phẩm xuất khẩu từ cá ngừ sọc dưa..................................................... 36
4.2 Chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang.............................................................38
4.2.1 Đặc điểm ảnh hưởng đến khai thác cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang...................... 38
4.2.2 Các tác nhân có thể có trong chuỗi giá trị thủy sản đối với mặt hàng cá ngừ sọc
dưa xuất khẩu................................................................................................................. 41
4.2.3 Quy trình định giá trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa.......................................... 45
4.3 Kết quả ước lượng tác động của giá xuất khẩu đến giá bán của các nậu vựa và giá
bán của ngư dân .............................................................................................................48
4.3.1 Phân tích thống kê, mô tả các biến trong mô hình ............................................... 48
4.3.2 Kiểm định tính dừng............................................................................................. 49
vi



4.3.3 Kiểm định tính đồng liên kết ................................................................................ 50
4.3.4 Kết quả ước lượng mô hình VCEM ..................................................................... 51
4.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 57
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................60
5.1 Kết luận....................................................................................................................60
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................61
5.2.1 Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.........................................................61
5.2.2 Doanh nghiệp........................................................................................................63
5.2.3 Ngư dân ................................................................................................................64
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADF

Augmented Dickey – Fuller

Kiểm định nghiệm đơn vị

ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ECM

Error Correction Model


Mô hình hiệu chỉnh vector

EU

European Union

Khối liên minh Châu Âu

FDI

Foreign direct investerment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Free On Board

Miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi

FPE

Final prediction error

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm trong nước


OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương bé nhất

SUR

Sequese Unrelated Regression

Hồi quy gần như không liên quan

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

VAR

Vector Autoregression

Tự hồi quy véc tơ

VECM

Vector Error Correction Model

Mô hình hiệu chỉnh sai số


VNĐ
WTO

Đồng Việt Nam
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước có liên quan.................................... 11
Bảng 2.2: Mô hình ước lượng của một số nhà nghiên cứu ........................................... 15
Bảng 3.1: Thể hiện kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 26
Bảng 3.2: Thể hiện kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 27
Bảng 3.3: Thể hiện kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 28
Bảng 4.1: Quy trình sản xuất sản phẩm cá ngừ sọc dưa loin hấp đông lạnh................. 37
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 48
Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) ..................................................... 49
Bảng 4.4: Kiểm định tính đồng liên kết của sản phẩm cá ngừ sọc dưa nguyên con đông lạnh...50
Bảng 4.5: Kiểm định tính đồng liên kết của sản phẩm cá ngừ sọc dưa loin hấp đông lạnh....51
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng VECM đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa nguyên con
đông lạnh ....................................................................................................................... 53
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng VECM đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa loin hấp đông lạnh...56

ix


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Chuỗi giá trị sản phẩm khai thác biển .............................................................7
Hình 2.2: Sự thay đổi giá ở thị trường này là tín hiệu cho thay đổi ở thị trường khác ........8
Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ................................................................13
Hình 2.4: Mối liên kết giá giữa các thị trường đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa ........14
Hình 2.5: Mô hình phân tích nghiên cứu.......................................................................16
Hình 2.6: Mô hình phân tích nghiên cứu.......................................................................17
Hình 2.7. Mô hình phân tích nghiên cứu.......................................................................29
Hình 3.1: Giá bán từ ngư dân, chủ nậu/ vựa và giá xuất khẩu sản phẩm nguyên con
đông lạnh và loin hấp của cá ngừ sọc dưa từ quý 1/2009 đến quý 2/2017 ...................30
Hình 4.1: Cá ngừ sọc dưa (Sarda orientalis ) ...............................................................32
Hình 4.2: Sản lượng khai thác cá ngừ sọc dưa trên thế giới năm 2014.........................33
Hình 4.3: Sản lượng khai thác cá ngừ trên thế giới năm 2015......................................34
Hình 4.4: Sản phẩm cá ngừ sọc dưa nguyên con ..........................................................38
Hình 4.5: Sản phẩm cá ngừ sọc dưa loin hấp ................................................................38
Hình 4.6: Kênh phân phối trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tỉnh Khánh Hòa ............41
Hình 4.7: Hình ảnh hoạt động khai thác cá ngừ sọc dưa của ngư dân Nha Trang........43
Hình 4.8: Giá bán của ngư dân trong giai đoạn từ quý 1/2009 đến quý 2/2017 ...........46
Hình 4.9: Giá bán của nậu/ vựa trong giai đoạn từ quý 1/2009 đến quý 2/2017 ..........46

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này tiến hành phân tích tác động của giá xuất khẩu đến giá cả tại thị
trường nội địa (giá nậu/ vựa và giá bán từ ngư dân) đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa
tại Nha Trang. Với các mục đích cụ thể là xác định được các tác nhân trong chuỗi giá
trị thủy sản đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa xuất khẩu, nhận dạng các nhân tố chính
có thể tác động đến giá cả thị trường nội địa đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa, và xác
định liệu có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa giá xuất khẩu và giá
thị trường nội địa mặt hàng cá ngừ sọc dưa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số chính sách,

giải pháp nhằm góp phần ổn định giá thị trường nội địa và cải thiện mức thu nhập của
người ngư dân
Nghiên cứu này dùng dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ số
liệu thống kê các báo cáo doanh thu và tờ khai xuất khẩu của công ty TNHH Tín
Thịnh, bảng kê nguyên liệu mua vào và phỏng vấn trực tiếp ngư dân và nậu/vựa trên
địa bàn thành phố Nha Trang.
Các phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm xem xét các tác
nhân, quy trình định giá trong chuỗi trong chuỗi giá trị các ngừ sọc, xây dựng mô hình
nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả, kiểm định định tính dừng, kiểm định đồng
liên kết theo phương pháp Johansen với kiểm định Trace Statistics, ước lượng mô hình
VECM trên bộ dữ liệu được thu thập
Kết quả nghiên cứu cho thấy trường hợp sản phẩm cá ngừ sọc dưa nguyên con
đông lạnh gồm 3 biến: giá bán của ngư dân (GBND), giá bán của chủ nậu vựa
(GBCNV), giá xuất khẩu cá ngừ sọc dưa nguyên con đông lạnh (GXKNC) thì giá bán
của cá ngừ sọc dưa trên các thị trường khác nhau có tồn tại mối tương quan trong dài
hạn. Và cũng tương tự trường hợp sản phẩm cá ngừ sọc dưa loin hấp đông lạnh gồm 3
biến: giá bán của ngư dân (GBND), giá bán của chủ nậu vựa (GBCNV), giá xuất khẩu
cá ngừ sọc dưa loin hấp đông lạnh (GXKLH) thì giá bán của cá ngừ sọc dưa trên các
thị trường khác nhau có tồn tại mối tương quan trong dài hạn.
Vế mối quan hệ tác động trong ngắn hạn, thì trong sản phẩm cá ngừ sọc dưa
nguyên con đông lạnh, trường hợp đánh giá tác động đến giá xuất khẩu, giá bán ngư
xi


dân và giá nậu vựa đều không có tác động trong ngắn hạn đến giá xuất khẩu. Trong
trường hợp đánh giá tác động đến giá bán của chủ nậu/vựa, giá bán của ngư dân và giá
xuất khẩu đều không có tác động trong ngắn hạn đến giá bán nậu vựa. Trong trường
hợp đánh giá tác động đến giá bán của ngư dân, thì giá xuất khẩu không có tác động
trong ngắn hạn đến giá bán ngư dân, nhưng giá nậu vựa có tác động ngắn hạn đến giá
ngư dân, và tác động cùng chiều với giá bán của ngư dân. Còn trong sản phẩm cá ngừ

sọc dưa loin hấp đông lạnh, kết quả thu được cho thấy, giá bán ngư dân, giá nậu vựa
và giá xuất khẩu đều không có tác động trong ngắn hạn lẫn nhau.
Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, chính sách cụ thể phù hợp cho các bên liên
quan như: nhà nước và các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và ngư dân đánh bắt thủy sản.
Từ khóa: Tác động, giá xuất khẩu, giá thị trường nội địa, Nghiên cứu sản phẩm
cá ngừ sọc dưa, Nha Trang.

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế, là “đòn bẩy”
kinh tế trong cơ chế thị trường, được coi là một hệ thống tín hiệu khách quan trên thị
trường. Giá cả là một trong những thông tin đáng tin cậy để định hướng sản xuất, đầu
tư; đồng thời để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quả của sản xuất, cung cấp những
thông tin có căn cứ về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng; tác động làm
thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới sự kiểm
soát của thị trường. Bên cạnh đó vì là lợi ích kinh tế, nên nó có tác động mạnh đến
việc đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích
sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân
phối và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế. Bản thân giá cả thị trường có tính 2
mặt. Với tính tự phát điều tiết vốn có, giá cả thị trường có thể khuyến khích sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế nếu có hệ thống giá hợp lý. Nhưng ngược lại,
nếu hệ thống giá cả vận hành không hợp lý cũng có thể dẫn đến suy thoái, khủng
hoảng và thậm chí phá hủy cả một hệ thống kinh tế. Mặt tiêu cực của giá cả, nó có thể
phân bổ nguồn lực của nền kinh tế không đúng. Giá cả luôn là một yếu tố quan trọng
trong chuỗi giả trị của một sản phẩm. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến các tác nhân tham gia
vào chuỗi giá trị đó. Do đó vấn đề giá cả trên các thị trường luôn luôn được quan tâm.
Cá ngừ Việt Nam với trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn, hiện là mặt hàng

được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn
7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước - đứng thứ 3 (chỉ sau tôm và cá tra).
Trong thời gian tới, cơ hội cho ngành hàng này sẽ tiếp tục gia tăng khi các Hiệp định
Thương mại tự do mới được ký kết, hứa hẹn sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho ngành
hàng cá ngừ Việt Nam. Hiện có 9 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao
gồm nhóm cá ngừ đại dương và cá ngừ nhỏ ven bờ; với trữ lượng ước tính khoảng 600
nghìn tấn, trong đó, cá ngừ sọc dưa chiếm hơn 50%; theo báo cáo của địa phương, sản
lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm miền trung cả năm 2016 ước khoảng 17.652 tấn,
trong đó: Tại Bình Định sản lượng lũy kế đạt là 9368 tấn, tăng 5% so 2015; còn tại
Khánh Hòa ước đạt 4072 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước; tại Phú Yên ước
đạt khoảng 4212 tấn, tương đương so với năm 2015.
Trong năm 2017, ngành thủy sản Khánh Hòa triển khai các mô hình liên kết khai
thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, giữa các đội tàu khai thác cá ngừ
1


với doanh nghiệp. Đây được xem giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng “được mùa
mất giá” vốn đã xảy ra từ nhiều năm qua đối với nghề đánh bắt cá ngừ. Đối với các
ngư dân, bên cạnh việc luôn phải đối mặt với những rủi ro về môi trường, thời tiết thì
họ còn có mối quan tâm là giá bán ngay sau khi cập cảng. Tuy nhiên, cho dù đã có
những phân tích về vai trò của cá ngừ sọc dưa, chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa, nhưng
những nghiên cứu về giá, về sự tương tác giữa các thị trường trong chuỗi giá trị, những
dự báo giá thì còn rất ít. Nha Trang là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, phát triển
kinh tế biển đang ngày càng được chú trọng, đặc biệt là khai thác đánh bắt và chế biến
thủy sản.Với số liệu về giá cá ngừ sọc dưa được thu thập từ thực tế thị trường tại Nha
Trang, tác giả thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa giá xuất khẩu và giá thị trường nội
địa, do đó nghiên cứu này mong muốn xác định tác động của giá xuất khẩu đối với giá
bán của ngư dân, góp phần giúp ngư dân có thể dự báo được khuynh hướng thay đổi
của giá dựa trên giá xuất khẩu tại Nha Trang và cũng là một nghiên cứu mang tính đại
diện trong phạm vi của tỉnh Khánh Hòa. Đề tài nghiên cứu: “Tác động của giá xuất

khẩu đến giá thị trường nội địa – Nghiên cứu sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha
Trang’’ nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định tác động của giá xuất khẩu đến giá cả tại thị trường nội địa (giá nậu/
vựa và giá bán từ ngư dân) đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các tác nhân trong chuỗi giá trị thủy sản đối với mặt hàng cá ngừ
sọc dưa xuất khẩu.
- Nhận dạng các nhân tố chính có thể tác động đến giá cả thị trường nội địa đối
với sản phẩm cá ngừ sọc dưa.
- Xác định liệu có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa giá xuất
khẩu và giá thị trường nội địa mặt hàng cá ngừ sọc dưa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần ổn định giá thị trường nội địa và cải
thiện mức thu nhập của người ngư dân.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các tác nhân trong chuỗi giá trị thủy sản đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa xuất
khẩu là những tác nhân nào ?
2


- Các nhân tố chính nào có thể tác động đến giá thị trường nội địa (giá bán của
ngư dân, và giá bán của nậu) đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa?
- Tác động qua lại giữa giá xuất khẩu và giá nậu vựa và giá bán của ngư dân
trong ngắn hạn/ dài hạn đối với sản phẩm cá ngừ sọc dưa?
- Những giải pháp nào có thể đề xuất để ổn định giá trị trường nội địa và cải thiện
thu nhập của người ngư dân?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tác động của giá xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến
giá xuất khẩu và giá nội địa trên cở sở nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa, tác

động của giá xuất khẩu đến giá cả thị trường nội địa. Ở đây, tác giả tập trung nghiên
cứu giá bán từ ngư dân cho sản phẩm cá ngừ sọc dưa xuất khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những phạm vi chủ yếu sau:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu giá xuất khẩu cho sản phẩm cá ngừ sọc dưa; giá
nậu vựa và giá ngư dân khai thác cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang.
Phạm vi thời gian: trên cơ sở thu thập số liệu từ phỏng vấn các ngư dân, giá
nậu/vựa từ các chủ nậu, các công ty xuất khẩu và giá xuất khẩu từ các công ty xuất
khẩu luận văn sử dụng số liệu từ quý 1 năm 2009 đến quý 3 năm 2017 để phân tích.
Phạm vi nội dung: luận văn nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị
thủy sản, mối tương quan giá và biến động giá giữa thị trường xuất khẩu và thị trường
nội địa. Ở đây, tác giả tập trung nghiên cứu giá xuất khẩu cho mặt hàng cá ngừ sọc dưa
nguyên con và cá ngừ loin hấp. Thông qua số liệu được cung cấp bởi các công ty xuất
khẩu thủy sản và phỏng vấn trực tiếp ngư dân, chủ nậu/ vựa, luận văn nghiên cứu định
lượng tác động của giá xuất khẩu đến giá nội địa (giá bán của ngư dân, giá bán của các
chủ nậu/ vựa) của sản phẩm cá ngừ sọc dưa.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài tổng hợp cơ sở lý thuyết về tác động của giá xuất khẩu
đến giá cả thị trường nội địa, đồng thời bổ sung thêm bằng chứng thực tiễn về tác động
của giá xuất khẩu đến giá bán của ngư dân đối với cá sọc dưa,mô hình hiệu chỉnh sai
số và kiểm định đồng liên kết.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những lý thuyết về tác động của giá xuất khẩu
đến giá cả thị trường nội địa, nghiên cứu xác định được tác động của giá xuất khẩu đến
giá cả thị trường nội địa (giá bán của ngư dân, giá bán của các chủ nậu/ vựa) tại Nha
3


Trang, từ đó cung cấp luận cứ khoa học cho các giải pháp nhằm nâng cao và cải thiện
tình trạng về giá cả của ngư dân, đồng thời giúp cho các ngư dân có thể dự đoán được
giá cả trên các thị trường trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. Ngoài ra, đề
tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan.

1.6 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu
của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa
của đề tài, kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương này hệ
thống hóa được cơ sở lý luận chung về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thủy sản, đặc trưng
của chuỗi giá trị thủy sản và các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản. Phân tích
sự biến động giá trên các thị trường, tác động của giá xuất khẩu đến giá cả trên thị
trường nội địa. Đồng thời trong chương này cũng tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài
và trong nước có liên quan để tham khảo, bổ sung và phục vụ cho bài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này chỉ ra phương pháp nghiên
cứu của nghiên cứu: sau khi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê mô
tả để phân tích, đánh giá tình hình biến động của giá cả trên từng thị trường và tác
động của giá xuất khẩu đến giá cả tại thị trường nội địa (giá nậu/ vựa và giá bán từ ngư
dân) đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa thì sử dụng mô hình VECM, kiểm định nhân quả
Granger, phân tích tác động của giá xuất khẩu đến giá cả trên thị trường nội địa, kiểm
định và định nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu các biến được sử dụng trong mô hình.
Đồng thời, chương cũng chỉ ra nguồn thu thập dữ liệu và bộ dữ liệu được sử dụng để
ước lượng mô hình.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày về
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang: các tác nhân có thể có trong chuỗi giá trị
thủy sản đối với mặt hàng cá ngừ sọc dưa xuất khẩu, quy trình định giá trong chuỗi giá
trị cá ngừ sọc dưa, các nhân tố chính có thể tác động đến giá bán của ngư dân đối với
sản phẩm cá ngừ sọc dưa. Đồng thời phân tích tác động trong ngắn hạn và dài hạn của
giá xuất khẩu đến giá bán tại thị trường nội địa.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này đưa ra kết luận chung về chuỗi
giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang cũng như tác động của giá xuất khẩu đến giá cả
trên thị trường nội địa của mặt hàng cá ngừ sọc dưa. Đồng thời gợi ý một số chính
sách để phát triển chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa, giải pháp hỗ trợ cho các ngư dân đánh

bắt cá thủy sản nói chung và cá ngừ sọc dưa nói riêng. Bên cạnh đó trong chương này
cũng chỉ ra những hạn chế mà các nghiên cứu sau cần khắc phục.
4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.1 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi giá trị (value chain) được Micheal Porter đưa ra lần đầu vào
năm 1985, ông cho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn hơn
cho khách hàng chính là chuỗi giá trị. Về thực chất, đây là một tập hợp các hoạt động
nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách
hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân
phối sản phẩm, marketing -bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng
quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Tiếp đó, Kaplinsky
và Morris (2006) mở rộng khái niệm và cho rằng: chuỗi giá trị là nói đến một loạt
những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là ý
tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu
dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng.
Một khái niệm liên quan tới chuỗi giá trị là chuỗi cung ứng (supply chain) xuất
hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm
đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000). Như vậy, chuỗi
cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân
phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và
Terry, 1995). Hay chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà
còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001).
Như vậy, chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả cho một
chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ nhà cung ứng

nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Tuy nhiên, chuỗi cung
ứng nhấn mạnh đến quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản phẩm cho người tiêu
dùng cuối cùng. Còn khi nói chuỗi giá trị người ta nhấn mạnh giá trị của một sản phẩm
(dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác nhân khác nhau để đến tay người tiêu dùng.
2.2 Chuỗi giá trị trong thủy sản và đặc trưng của chuỗi giá trị thủy sản
Chuỗi giá trị trong thủy sản: Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành thủy
sản, có thể hiểu chuỗi giá trị thủy sản là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến
5


người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (người nuôi trồng
thủy sản; người đánh bắt thủy sản); (ii) Người chế biến; (iii) Người tiêu thụ. Đây là
những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị. Quan hệ của các tác nhân này dựa
trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi. Sự vận động của
chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ
thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung cầu hàng hóa.
Đặc trưng của chuỗi thủy sản: Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi giá trị
có bốn đặc trưng cơ bản: thứ nhất, chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối
hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. Thứ
hai, một chuỗi bao gồm nhiều tác nhân độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối
quan hệ về mặt tổ chức. Thứ ba, một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng
thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. Thứ tư, các thành viên
của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua
việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình. Nếu xem chuỗi giá trị thủy sản là một chuỗi
giá trị nông sản, thì một chuỗi giá trị nông sản gồm các tác nhân cung cấp đầu vào, sản
xuất và phân phối nông sản thực phẩm (Bijman, 2002). Chuỗi này chứa đựng đồng
thời dòng vật chất và dòng thông tin. Chuỗi giá trị thủy sản nói chung khác với chuỗi
giá trị của các ngành khác ở các điểm: (1) Đối tượng sản xuất là sinh vật, phải tuân
theo quy luật sinh học và quy luật tự nhiên, do vậy làm tăng tính biến động và rủi ro;
(2) Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ hư hỏng và sự thay

đổi chất lượng, phẩm cấp sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi, nên mỗi sản phẩm
khác nhau yêu cầu chuỗi khác nhau; (3) Thái độ của xã hội và người tiêu dùng ngày
càng quan tâm về an toàn thực phẩm và vấn đề môi trường.
Trong một chuỗi, sự phối hợp có thể dưới nhiều hình thức: hợp nhất dọc, hợp
đồng dài hạn hoặc giao dịch trực tiếp trên thị trường. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng chuỗi giá trị thủy sản nói riêng và nông sản-thực phẩm nói chung, các giao dịch
đang có sự thay đổi (Bijman 2002). Hầu hết các lĩnh vực trong ngành nông sản- thực
phẩm đang dịch chuyển theo hướng liên kết dọc. Theo Zuurbier (2000), phối hợp dọc
là một quá trình phối hợp các giao dịch thị trường giữa nhà cung cấp và khách hàng.
Phối hợp dọc trong kinh doanh nông nghiệp và ngành thực phẩm bao gồm một số hoặc
nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp giống hoặc vốn tới người
nông dân, hoặc trao đổi nguyên liệu nông sản giữa nông dân và người chế biến hoặc
sản phẩm tươi sống giữa nhà bán buôn với người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và
người tiêu dùng.
6


Theo Phan Lê Diễm Hằng (2012) có thể định nghĩa chuỗi giá trị sản phẩm khai
thác biển là tập hợp tất cả các tác nhân trong chuỗi bao gồm: ngư dân, nhà mua bán
trung gian, nhà chế biến, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà bán lẻ tạo nên sản phẩm
thủy sản cuối cùng cho người tiêu dùng cuối cùng. Và đưa ra chuỗi giả trị tổng quát
sản phẩm thủy sản khai thác biển như sơ đồ dưới:

Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản phẩm khai thác biển
Nguồn tham khảo: Phan Lê Diễm Hằng (2012)
2.3 Sự biến động giá giữa các thị trường
Theo Engle and Quagrainie (2009), mối liên hệ giữa lượng cầu và giá luôn có
mối liên hệ mật thiết và sự biến động giá ở thị trường này sẽ tác động đến giá cân bằng
ở thị trường khác. Hình 1 và Hình 2 mô tả sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai thị trường.
Hình 1 mô tả sự thay đổi cùng chiều về giá giữa hai thị trường; Hình 2 mô tả sự thay

đổi nghịch chiều về giá giữa hai thị trường.
S

Factor

Market 2

Market 1

Hình 2.2. Mối quan hệ đầu vào và sản phẩm gây ra một sự biến đối giá cùng
chiều ở hai thị trường
Nguồn tham khảo: Engle and Quagrainie (2009)
7


S

Market 1

Market 2

Hình 2.2. Sự thay đổi giá ở thị trường này là tín hiệu cho thay đổi ở thị trường khác
Nguồn tham khảo: Engle and Quagrainie (2009)
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chuỗi cá ngừ sọc dưa và tác
động của giá xuất khẩu đến giá bán của ngư dân
2.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Asche và ctv (2002), với công cụ phân tích thống kê đồng liên kết (co-integration) và ví dụ từ sản phẩm cá tuyết tại Na-uy, cho rằng giá ở các giai đoạn (thị trường)
khác nhau trong chuỗi giá trị sẽ có khuynh hướng thay đổi cùng với nhau theo một tỷ
lệ nào đó. Các tác giả cũng phát hiện rằng giá cá tuyết khai thác được bán ngay tại tàu
sẽ thay đổi cùng xu hướng với giá cá tuyết ở thị trường nội địa và giá cá tuyết xuất

khẩu. Von Cramon-Taubadel (1998) đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định
sự liên kết giá giữa các thị trường thịt heo tại nước Đức; Một số nghiên cứu về tác
động lan truyền giá trong chuỗi giá trị cá da trơn từ nông trại đến các chợ bán sỉ cũng
đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Kinnucan và Wineholt (1988); Nyankori (1991);
Zidack và cộng sự, (1992) ; Hudson và Hanson (1999); Buguk, Hudson và Hanson
(2003); Kinnucan và Miao (1999).
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Minh Đức (2012) nghiên cứu tác động của giá xuất khẩu và giá bán tại
thị trường nội địa đối với gián bán tại ao – Một phân tích kinh tế lượng cho tôm sú.
Với số liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010, phương pháp
phân tích kinh tế lượng với trắc nghiệm đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số đã
khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa giá ở các cấp trong chuỗi giá trị của tôm sú
(Panaeus monodon). Trong điều kiện tác động của các yếu tố khác là không đáng kể,
khi giá bán sỉ tăng 10%, giá tôm sú bán tại ao được dự đoán tăng khoảng 5,5% trong
8


ngắn hạn và tăng 4% trong dài hạn. Giá xuất khẩu được dự đoán, trong ngắn hạn,
không đủ ý nghĩa thống kê để tạo ra một ảnh hưởng đáng kể đến giá tôm sú bán tại ao.
Tuy nhiên, trong dài hạn, giá tôm sú bán tại ao được dự đoán sẽ tăng 1% khi giá xuất
khẩu tăng 10% nếu các yếu tố khác tác động đến giá tôm bán tại ao không đổi. Giá
tôm sú bán tại ao cũng không bị tác động bởi giá tôm bán lẻ hay bởi mùa vụ. Các kết
quả từ nghiên cứu này được hy vọng sẽ giúp nông dân nuôi tôm thêm những kiến thức
về dự đoán giá dựa trên sự biến động giá từ thị trường xuất khẩu và giá được công bố
ở các chợ đầu mối; từ đó, giúp người nuôi tôm nâng cao khả năng lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh.
Nguyễn Minh Đức (2013) trong nghiên cứu Tác động về giá trong chuỗi giá trị
nghêu ở Việt Nam đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ năm 2007-2010, nghiên cứu
này xác định mối liên kết về giá cả và sau đó dự báo độ co dãn về giá theo chiều dọc
giữa các thị trường (trang trại, bán buôn, bán lẻ và xuất khẩu) trong chuỗi giá trị nghêu

(Meratrix lyrata) ở Việt Nam. Sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết để đảm bảo
rằng tất cả các dữ liệu giá cả đều ở trạng thái tĩnh, thì có thể sử dụng mô hình hồi quy
Sequence Unrelated Regression (SUR) và Error Correction Model (ECM) để kiểm tra
tác động ngắn hạn và dài hạn của giá nghêu tại một thị trường này đối với một thị
trường khác trong chuỗi giá trị của nó. Kết quả hồi quy cho thấy giá nghêu dường như
không phụ thuộc vào mùa. Giá tại trang trại của nghêu tác động hoàn toàn đến giá bán
buôn, trong khi giá bán lẻ gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá nông sản trong ngắn hạn.
Giá bán nghêu tác động đến cả giá bán tại trang trại và giá bán lẻ ở chợ. Giá xuất khẩu
nghêu ước tính không bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi giá ở các thị trường khác trừ
giá bán lẻ tại thị trường nội địa. Các mô hình hiệu chỉnh sai số cho thấy sự độc lập của
giá nghêu vào các mùa hàng năm. Tính co giãn của giá cả giữa các thị trường cũng
được xác định dựa trên dự toán mô hình.
Theo Phan Lê Diễm Hằng và Nguyễn Ngọc Duy (2013) trong nghiên cứu: “Tiếp
cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác –
Trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại tỉnh Khánh Hòa” thì có 5 tác nhân trong
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa gồm: ngư dân, nậu vựa lớn, công ty chế biến xuất khẩu
thủy sản, người buôn bán sỉ và người bán lẻ. Trong đó, tác nhân quan trọng chủ yếu
trong chuỗi là ngư dân, nậu vựa lớn, công ty chế biến xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên,
năng lực cạnh tranh của các tác nhân này vẫn còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Từ đó,
nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị để tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tác nhân
trong chuỗi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng thủy sản này.
9


Nguyễn Văn Phúc và Tô Thị Kim Hồng (2014) trong nghiên cứu kiểm định đồng
liên kết giữa giá cà phê Việt Nam xuất khẩu và giá cà phê thế giới giai đoạn 20082014 đã sử dụng kiểm định đồng liên kết và kết quả cho các kết luận như sau. Thứ
nhất, giá cà phê Việt Nam xuất khẩu và giá cà phê thế giới biến động rất mạnh trong
giai đoạn này, thể hiện rủi ro cao về giá đối với người trồng cà phê. Thứ hai, nhìn
chung, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam biến động cùng xu thế với giá cà phê thế giới,
tức là chúng đồng liên kết, nếu giá thế giới tăng thì cà phê Việt Nam xuất khẩu cũng

tăng giá và ngược lại. Thứ ba, biên độ dao động của giá cà phê Việt Nam cao hơn thế
giới, hay nói cách khác giá cà phê Việt Nam xuất khẩu gặp nhiều cú sốc hơn. Thứ tư,
dựa vào kết quả thống kê từ kiểm định Pairwise Granger Causality, kết quả cho thấy là
Việt Nam không có sức mạnh thị trường để tác động đến giá cà phê thế giới mặc dù
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê.
Nguyễn Minh Xuân Hương và Nguyễn Minh Đức (2016), Phân tích sự tương tác
giá giữa các thị trường trong chuỗi giá trị cá tra Việt Nam. Với số liệu nghiên cứu theo
tháng từ năm 2008 đến năm 2013, nghiên cứu này sử dụng phân tích kinh tế lượng qua
kiểm định đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định mối liên hệ giá giữa
các thị trường khác nhau trong chuỗi giá trị của cá tra ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng,
tác động của giá cá tra xuất khẩu và giá bán sỉ tại chợ đối với giá bán tại trại nuôi là
không có ý nghĩa trong ngắn hạn nhưng lại có ý nghĩa trong dài hạn. Trong điều kiện
các yếu tố khác tác động đến giá bán tại trại là không đổi, giá bán tại trại của tháng
trước đó đã tăng 1% thì giá bán cá tra tại trại hiện tại có xu hướng tăng 0,71%. Khi giá
bán tại chợ bán sỉ của tháng trước đó tăng 1%, giá bán cá tra tại trại được dự báo tăng
0,2%. Giá bán cá tra tại trại có xu hướng tăng 0,19% khi tháng trước đó giá xuất khẩu đã
tăng 1%. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp người nuôi cá tra có thể dự báo được khuynh
hướng thay đổi của giá dựa trên giá xuất khẩu hay giá bán tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra nghiên cứu còn tham khảo thêm một nghiên cứu có sử dụng phương
pháp nghiên cứu tương tự để có thể ứng dụng và bổ sung thêm cho bài nghiên cứu:
Lê Thanh Tùng (2014), trong Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài và độ mở thương mại tại Việt Nam. Với bộ dữ liệu về thời gian, bài
viết này cũng đã sử dụng phương pháp kiểm định đồng tích hợp, kiểm định nhân quả
Granger mô hình ECM nhằm kiểm định mối quan hệ giữa FDI và độ mở thương mại
tại Việt Nam trong khoảng thời gian 1989 - 2013.
Tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước có liên quan
10


Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước có liên quan

Nghiên cứu
Mục tiêu
Phương pháp
Kết quả
Asche và ctv Sự liên kết về Sử dụng công cụ Giá ở các giai đoạn (thị
(2002)
giá ở các thị phân tích thống trường) khác nhau trong
trường trong kê đồng liên kết chuỗi giá trị sẽ có khuynh
chuỗi giá trị (co-integra-tion) hướng thay đổi cùng với
sản phẩm cá
nhau theo một tỷ lệ nào đó.
tuyết tại Na-uy
Giá cá tuyết khai thác
được bán ngay tại tàu sẽ
thay đổi cùng xu hướng
với giá cá tuyết ở thị
trường nội địa và giá cá
tuyết xuất khẩu.
Nguyễn
Minh Nghiên cứu tác Với số liệu hàng Giá bán sỉ có tác động đến
Đức (2012)
động của giá tháng từ tháng giá bán tại ao trong cả
xuất khẩu và Giêng năm 2007 ngắn hạn và dài hạn. Giá
giá bán tại thị đến tháng 12 xuất khẩu có tác động đến
trường nội địa năm 2010, sử giá bán tại ao chỉ trong dài
đối với giá bán dụng
phương hạn. Giá tôm sú bán tại ao
tại ao của tôm pháp phân tích cũng không bị tác động bởi

kinh tế lượng với giá tôm bán lẻ hay bởi mùa

trắc nghiệm đồng vụ.
liên kết và mô
hình hiệu chỉnh
sai số.
Nguyễn
Minh Nghiên
cứu
Đức (2013)
này xác định
mối liên kết về
giá cả và sau
đó dự báo độ
co dãn về giá
theo chiều dọc
giữa các thị
trường (trang
trại, bán buôn,
bán lẻ và xuất
khẩu)
trong
chuỗi giá trị
nghêu
(Meratrix
lyrata) ở Việt
Nam.

Sử dụng dữ liệu
thu thập được từ
năm 2007-2010,
Sau khi thực hiện

các kiểm định
cần thiết để các
dữ liệu giá cả đều
ở trạng thái tĩnh,
thì sử dụng mô
hình hồi quy
SUR và ECM để
kiểm tra tác động
ngắn hạn và dài
hạn
của
giá
nghêu tại một thị
trường này đối
với
một
thị
trường khác.
11

Giá nghêu không phụ
thuộc vào mùa. Giá tại
trang trại tác động hoàn
toàn đến giá bán buôn,
trong khi giá bán lẻ lại gây
ảnh hưởng tiêu cực trong
ngắn hạn. Giá bán nghêu
tác động đến cả giá bán tại
trang trại và giá bán lẻ ở
chợ. Giá xuất khẩu nghêu

ước tính không bị ảnh
hưởng trong ngắn hạn bởi
giá ở các thị trường khác
trừ giá bán lẻ tại thị trường
nội địa.


Nghiên cứu
Phan Lê Diễm
Hằng và Nguyễn
Ngọc
Duy
(2013)

Mục tiêu
Tiếp cận chuỗi
giá trị nhằm
nâng cao lợi
thế cạnh tranh
cho sản phẩm
cá ngừ sọc dưa
tại tỉnh Khánh
Hòa

Phương pháp
Nghiên cứu này
sử dụng mô hình
SCP để phân tích
và tập trung phân
tích nhân tố cấu

trúc thị trường và
vận hành thị
trường

Nguyễn
Văn
Phúc và Tô Thị
Kim
Hồng
(2014)

Nghiên
cứu
kiểm
định
đồng liên kết
giữa giá cà phê
Việt Nam xuất
khẩu và giá cà
phê thế giới.

Khảo sát dữ liệu
trong giai đoạn
từ 2008-2014 và
sử dụng kiểm
định đồng liên
kết.

Nguyễn
Minh

Xuân Hương và
Nguyễn
Minh
Đức (2016)

Phân tích sự
tương tác giá
giữa các thị
trường trong
chuỗi giá trị cá
tra Việt Nam.

Với
số
liệu
nghiên cứu theo
tháng từ năm
2008 đến năm
2013, nghiên cứu
này sử dụng phân
tích kinh tế lượng
qua kiểm định
đồng liên kết và
mô hình hiệu
chỉnh sai số.

Nguồn: Thống kê của tác giả dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước

12


Kết quả
Kết quả cho thấy có 5 tác
nhân trong chuỗi giá trị cá
ngừ sọc dưa gồm: ngư dân,
nậu vựa lớn, công ty chế
biến xuất khẩu thủy sản,
người buôn bán sỉ và
người bán lẻ. Trong đó, tác
nhân quan trọng chủ yếu
trong chuỗi là ngư dân,
nậu vựa lớn, công ty chế
biến xuất khẩu thủy sản.
Giá cà phê xuất khẩu Việt
Nam biến động cùng xu
thế với giá cà phê thế giới,
tức là chúng đồng liên kết.
Biên độ dao động của giá
cà phê Việt Nam cao hơn
thế giới, hay nói cách khác
giá cà phê Việt Nam xuất
khẩu gặp nhiều cú sốc hơn.
Việt Nam không có sức
mạnh thị trường để tác
động đến giá cà phê thế
giới mặc dù Việt Nam
đứng thứ hai thế giới về
xuất khẩu cà phê.
Tác động của giá cá tra
xuất khẩu và giá bán sỉ tại
chợ đối với giá bán tại trại

nuôi là không có ý nghĩa
trong ngắn hạn nhưng lại
có ý nghĩa trong dài hạn.
giá bán tại trại của tháng
trước đó đã tăng 1% thì giá
bán cá tra tại trại hiện tại
có xu hướng tăng 0,71%.
Khi giá bán tại chợ bán sỉ
của tháng trước đó tăng
1%, giá bán cá tra tại trại
được dự báo tăng 0,2%.
Giá bán cá tra tại trại có xu
hướng tăng 0,19% khi
tháng trước đó giá xuất
khẩu đã tăng 1%.


Qua các nghiên cứu trước đã được tóm tắt trên, có thể thấy các công trình khoa
học trong và ngoài nước với bộ dữ liệu thời gian về các chuỗi giá trị khác nhau, để
phân tích được tác động lẫn nhau của các loại giá cả khác nhau trên thị trường mà cụ
thể ở đây là tác động của giá xuất khẩu đến giá cả trên thị trường nội địa, đều sử dụng
phương pháp nghiên cứu đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số, kiểm định
Gannger tăng trưởng kinh tế. Đồng thời các nghiên cứu cũng đưa ra kết quả là giá xuất
khẩu có tác động đến giá cả trên thị trường nội địa cũng từ đó đưa ra các giải pháp góp
phần giúp các tác nhân trong chuỗi giá trị đặc biệt là tác nhân sản xuất như người nông
dân, ngư dân có thể dự báo được khuynh hướng thay đổi của giá dựa trên giá xuất
khẩu hay giá bán trên thị trường.
2.5 Khung phân tích của đề tài
Theo chuỗi giá trị thủy sản như hình 2.1 gồm ba kênh chính là: (1) Đối với trong
tiêu dùng nội địa: Chủ tàu - Cơ sở thu mua - Bán buôn - Bán lẻ - Tiêu dùng nội địa; (2)

Đối với trong chế biến xuất khẩu: Chủ tàu - Cơ sở thu mua - Doanh nghiệp chế biến,
kinh doanh xuất khẩu - Thị trường nhập khẩu; (3) Thị trường xuất khẩu - Doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu - Chế biến - Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu - Thị
trường nhập khẩu. Đồng thời sau khi sơ lược lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có
liên quan, để xây dựng khung phân tích. Cụ thể là trong nghiên cứu “Tiếp cận chuỗi
giá trị nhầm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác – Trường
hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại tỉnh Khánh Hòa” của Phan Lê Diễm Hằng và Nguyễn
Ngọc Duy (2013) có 5 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa: Ngư
dân/Chủ tàu; chủ nậu/ vựa; hộ bán buôn/bán lẻ cá ngừ tiêu thụ nội địa; Doanh nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu; Các nhà nhập khẩu trên thị trường. Do đó, trong nghiên
cứu này sẽ hướng theo kênh thứ 2 trong chuỗi giá trị thủy sản: Đối với cá ngừ chế biến
xuất khẩu: Chủ tàu - Cơ sở thu mua - Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu Thị trường nhập khẩu. Vì thế, mô hình nghiên cứu lý thuyết được đưa ra như sau:

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa
Nguồn tham khảo: Mô hình điều chỉnh dựa trên chuỗi giá trị sản phẩm khai thác biển
theo Phan Lê Diễm Hằng (2012)
13


×