Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng anh và cách chuyển dịch sang tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 214 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ CHỈ BỆNH
TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH
SANG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ CHỈ BỆNH
TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH
SANG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
MÃ SỐ: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng được tác giả nào công bố.

Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ HOÀI


Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn
Chính - người Thầy, nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án
này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp và động
viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của
Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên,
chuyên viên của Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Sau Đại học, và các phòng, ban chức
năng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Học
viện Quân y và Ban chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô, các anh chị em đồng nghiệp đã và đang đang công tác tại Bộ môn Ngoại
ngữ - Học viện Quân y đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành

luận án.
Lời sau cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn,
người thân trong gia đình và nhất là chồng và hai con, những người đã luôn kịp
thời động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi mọi khó khăn trong cuộc sống, và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này.

Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ HOÀI


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục..............................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................6
Danh mục các bảng...........................................................................................7
Danh mục các biểu đồ.......................................................................................7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12
5. Ngữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 13
6. Đóng góp của luận án .................................................................................. 13
7. Bố cục của luận án ...................................................................................... 14
CHƢƠNG 1 . T NG QU N T NH H NH NGH N CỨU V
CƠ S


U N .................................................................................. 15

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THU T NG

THU T NG

CHỈ BỆNH

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................................................... 15
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ......................................................... 15
1.1.1.1. Trên thế giới ................................................................................. 15
1.1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................18
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển thuật ngữ chỉ ệnh ...................... 20
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển TNCB tiếng Anh ................... 20
1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển TNCB tiếng Việt................... 27
1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh .......................................... 29

1


1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh Tiếng Anh .................. 29
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh Tiếng Việt .................. 32
1.2. CƠ SỞ LÝ LU N .................................................................................... 34
1.2.1. Thuật ngữ... ........................................................................................ 34
1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ .................................................................... 34
1.2.1.2. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ.................................................... 38
1.2.1.3. Cấu tạo thuật ngữ ......................................................................... 42
1.2.1.4. Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ chỉ bệnh ........................... 44
1.2.1.5. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp ................................................ 49

1.2.2. Lý luận về dịch thuật và dịch thuật ngữ ............................................. 51
1.2.2.1. Dịch thuật ..................................................................................... 51
1.2.2.2. Dịch thuật ngữ .............................................................................. 52
1.2.2.3. Quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch thuật ngữ .... 53
1.2.2.4. Dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt ............................................. 54
1.3. TIỂU KẾT ................................................................................................ 55
CHƢƠNG 2. CẤU TẠO THU T NGỮ CHỈ BỆNH TIẾNG ANH VÀ
CHUYỂN DỊCH TƢƠNG ĐƢƠNG TIẾNG VIỆT ................................... 57
2.1. CẤU TẠO THU T NG

CHỈ BỆNH TIẾNG ANH ............................. 57

2.1.1. Thành tố cấu tạo trực tiếp thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh................... 60
2.1.1.1. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là từ ............................................. 65
2.1.1.2. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là ngữ .......................................... 67
2.1.1.3. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là từ viết tắt ................................. 69
2.1.2. Các kiểu và mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh .............. 70
2.1.2.1. Các kiểu cấu tạo từ trong thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh ............. 70
2.1.2.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh............................73
2.2. CẤU TẠO THU T NG

CHỈ BỆNH TIẾNG VIỆT ............................ 78

2.2.1. Thành tố cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Việt........................ 78

2


2.2.2. Các kiểu và mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt .............. 82
2.2.2.1. Các kiểu cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt ........................... 82

2.2.2.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt............................ 83
2.3. SO SÁNH CẤU TẠO THU T NG

CHỈ BỆNH TIẾNG ANH VÀ

TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 90
2.3.1. Những điểm giống nhau ..................................................................... 91
2.3.2. Những điểm khác nhau ...................................................................... 92
2.4. TIỂU KẾT ................................................................................................ 95
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THU T NGỮ CHỈ BỆNH
TIẾNG ANH VÀ CHUYỂN DỊCH TƢƠNG ĐƢƠNG TIẾNG VIỆT .... 97
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐỊNH DANH TRONG NGÔN NG
THU T NG



................................................................................................. 97

3.1.1. Lý thuyết định danh ........................................................................... 97
3.1.2. Phân loại thuật ngữ chỉ bệnh .............................................................. 98
3.2. CÁCH PHÂN LOẠI TRONG ĐỊNH

NH THU T NG CHỈ ỆNH ........... 99

3.2.1. Phân loại thuật ngữ chỉ bệnh dựa trên các đặc trƣng của bệnh .........99
3.2.1.1. Theo trạng thái bệnh .................................................................. 101
3.2.1.2. Theo đặc điểm màu sắc .............................................................. 104
3.2.1.3. Theo đặc điểm về số lƣợng ........................................................ 105
3.2.1.4. Theo đặc điểm về thời gian ........................................................ 105
3.1.2.5. Theo đặc điểm về vị trí .............................................................. 106

3.2.2. Phân loại thuật ngữ chỉ bệnh dựa trên các bộ phận cơ thể ngƣời .... 108
3.2.2.1. Thành tố liên quan đến các bộ phận thuộc về đầu. .................... 110
3.2.2.2. Thành tố liên quan đến bộ phận thuộc phần nửa thân trên ........110
3.2.2.3. Thành tố liên quan đến khoang bụng và hệ tiêu hóa ................. 111
3.2.2.4. Thành tố liên quan đến các bộ phận thuộc chi ........................... 111
3.2.2.5. Thành tố liên quan đến da, móng, lông tóc ................................ 112

3


3.2.2.6. Thành tố liên quan đến phổi và hệ hô hấp ................................. 113
3.2.2.7. Thành tố liên quan đến xƣơng sụn, khớp. ................................. 113
3.2.2.8. Thành tố liên quan đến tim, mạch, máu và hệ tuần hoàn. ......... 114
3.2.2.9. Thành tố liên quan đến thận và hệ tiết niệu ............................... 115
3.2.2.10. Thành tố liên quan đến hệ sinh dục, phụ khoa......................... 115
3.2.2.11. Thành tố liên quan đến cơ quan nội tiết ................................... 116
3.2.2.12. Thành tố liên quan đến mắt ...................................................... 116
3.2.2.13. Thành tố liên quan đến tai - mũi - họng ................................... 117
3.2.2.14. Thành tố liên quan đến tâm lý.................................................. 117
3.2.2.15. Thành tố liên quan đến hệ thần kinh ........................................ 118
3.2.2.16. Thành tố liên quan đến các giác quan ...................................... 118
3.2.2.17. Thành tố liên quan đến cơ ........................................................ 118
3.2.2.18. Thành tố liên quan đến huyết học ............................................ 119
3.3. TIỂU KẾT...........................................................................................122
CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH THU T NGỮ CHỈ BỆNH
ANH - VIỆT.............................................................................................. 124
4.1. KHÁI NIỆM ĐƢỜNG HƢỚNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ỊCH ........... 124
4.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 124
4.1.2. Đƣờng hƣớng và phƣơng pháp dịch ................................................ 125
4.2. TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG LÝ LU N DỊCH THU T ....................... 126

4.3. THỰC TIỄN DỊCH THU T NG

CHỈ BỆNH ANH - VIỆT ............. 127

4.3.1. Đặc điểm từ vựng của thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và tiếng Việt .............129
4.3.2. Tƣơng đƣơng cấu tạo trong dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt .................130
4.3.2.1. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và chuyển dịch tƣơng đƣơng tiếng Việt ........130
4.3.2.2.Thuật ngữ chỉ bệnh viết tắt tiếng Anh và chuyển dịch tƣơng tƣơng tiếng Việt..131
4.4. TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG CHUYỂN DỊCH THU T NG

CHỈ BỆNH

ANH - VIỆT .................................................................................................. 132

4


4.4.1. Tƣơng đƣơng 1:1 .............................................................................. 133
4.4.2. Tƣơng đƣơng 1:2 .............................................................................. 133
4.3.3. Tƣơng đƣơng 1:3 .............................................................................. 133
4.4.4. Tƣơng đƣơng 1:4 .............................................................................. 134
4.5. TIÊU CHUẨN ĐỂ CHUẨN HÓA TRONG DỊCH THU T NG

CHỈ

BỆNH ANH - VIỆT ...................................................................................... 135
4.5.1. Khái niệm về chuẩn và chuẩn hóa trong chuyển dịch thuật ngữ ..... 135
4.5.2. Lý thuyết điển mẫu và việc chuẩn hóa hệ thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt..................138
4.5.3. Một số vấn đề trong quá trình chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt..............139
4.5.4. Một số đề xuất hƣớng tới việc chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt....... ..141

4.6. TIỂU KẾT ........................................................................................... 145
KẾT LU N .................................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG

Ố LIÊN QU N ĐẾN

LU N ÁN ..................................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 151
PHỤ LỤC 1: Căn tố tham gia cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh………-1PHỤ LỤC 2: Tiền tố tham gia cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh………-7PHỤ LỤC 3: Hậu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh………-9PHỤ LỤC 4: Thuật ngữ chỉ bệnh viết tắt trong tiếng Anh và tƣơng đƣơg trong
tiếng Việt ........................................................................….…....................-11PHỤ LỤC 5: Danh mục ngữ liệu khảo sát (thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt)…………………………………………......-17-

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LU N ÁN
TN: Thuật ngữ
TNCB: Thuật ngữ chỉ bệnh
TT: Thành tố
TA: Tiếng Anh
TV: Tiếng Việt

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là từ................................................66
Bảng 2.2. Thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là ngữ ............................................. 68
Bảng 2.3. Các kiểu cấu tạo từ trong thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh ................ 73

Bảng 2.4. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là từ ............... 76
Bảng 2.5. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh là ngữ ............ 78
Bảng 2.6. Cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt là ngữ ................................. 82
Bảng 2.7. Mô hình cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Việt...............................89
Bảng 3.1. Thành tố cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh dựa theo đặc trƣng của bệnh.......... .100
Bảng 3.2. Thành tố cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh dựa trên các bộ phận cơ thể ngƣời ..109
Bảng 3.3. Ví dụ về thuật ngữ chỉ bệnh liên quan đến thận ........................... 121
Bảng 3.4. Ví dụ về thuật ngữ chỉ bệnh liên quan đến huyết học .................. 122
Bảng 4.1. Các kiểu tƣơng đƣơng cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt.....131
Bảng 4.2. Các kiểu tƣơng đƣơng trong dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt................135

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
iểu đồ 2.1. Cấu tạo thuật ngữ chỉ ệnh tiếng Anh và tiếng Việt...................90
iểu đồ 2.2. Cấu tạo thuật ngữ chỉ ệnh là từ trong tiếng Anh và tiếng Việt .............. .90
iểu đồ 2.3. Cấu tạo thuật ngữ chỉ ệnh là ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ................91

7


M

ĐẦU

1. ý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Việt Nam đã và đang từng ƣớc
khẳng định vị thế của mình trên trƣờng quốc tế thông qua các mối quan hệ về
kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, y tế… Trong đó y tế là một trong những
ngành mũi nhọn đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm nhằm phát
triển để tiếp cận với nền y học hiện đại trên thế giới. Hàng năm nhiều cán bộ
y tế của Việt Nam đƣợc cử ra nƣớc ngoài học tập, nghiên cứu để nâng cao

trình độ chuyên môn và lĩnh hội những thành tựu y học hiện đại. Đồng thời
các tài liệu chuyên môn y học bằng tiếng nƣớc ngoài, chủ yếu là tiếng Anh
cũng đƣợc các cơ quan nghiên cứu các cơ sở đào tạo y dƣợc khoa trong
nƣớc nhập về. Chính nhu cầu trao đổi học thuật, chuyên môn là một trong
những động lực cơ ản khiến giới khoa học, trí thức, giảng viên, học viên
ngành y quan tâm tới tiếng Anh nói chung và tiếng Anh trong y học nói riêng.
Y học nói chung và bệnh học nói riêng là một trong những ngành hình
thành và phát triển sớm, ngôn ngữ y học có bề dày lịch sử phát triển khá lâu
đời. Thuật ngữ y học nói chung và thuật ngữ chỉ bệnh nói riêng rất phong phú
đa dạng, có nhiều điểm đồng nhất, nhƣng cũng rất nhiều sự khác biệt giữa các
ngôn ngữ. Nhờ những thành tựu đã đạt đƣơc y học Việt Nam ngày càng có
uy tín trên thế giới. Vì vậy, việc quốc tế hóa trong trao đổi, hợp tác và đào tạo
chuyên ngành y ngày càng đƣợc mở rộng và tăng cƣờng, nên nhu cầu học tập
nghiên cứu tiếng Anh trong giới chuyên môn y học ngày càng cao.
Làm chủ đƣợc vốn từ ngữ tiếng Anh y học trong giao tiếp trao đổi và
cập nhật thông tin khoa học là công việc nhiều khó khăn đối với các nhà
nghiên cứu trong ngành y ở Việt Nam. Việc tìm kiếm những biểu thức ngôn

8


ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt để chuyển dịch các đơn vị từ vựng chuyên
ngành cũng đang đặt ra nhiều vấn đề và chƣa có sự thống nhất trong giới
nghiên cứu và thực hành y học. Chẳng hạn ngƣời dùng tiếng Anh, ở một
trình độ nào đó có thể biết và sử dụng trong giao tiếp thông thƣờng tất cả các
từ trong trƣờng nghĩa chỉ bộ phận trên cơ thể ngƣời nhƣng các từ ngữ bệnh
học liên quan đến các bộ phận đó lại hoàn toàn khác về cấu trúc cũng nhƣ
nguồn gốc (từ tiếng Hy Lạp hoặc Latin), ví dụ nhƣ từ “muscle” mọi ngƣời
học tiếng Anh đều biết nghĩa trong tiếng việt là “cơ


ắp thịt” nhƣng các ệnh

liên quan đến cơ lại xuất phát từ gốc từ là “myo” (myopathy: ệnh về cơ
myoma: u cơ myosarcoma: u cơ ác tính myositis: viêm cơ …). Khi chuyển
dịch tƣơng đƣơng sang tiếng Việt ngƣời nghiên cứu cũng gặp phải không ít
vấn đề khi tiếng Việt đồng thời tồn tại nhiều hơn một các biểu thức ngôn ngữ
có thể sử dụng để chỉ cùng một tên bệnh trong tiếng Anh, ví dụ bệnh
“hypertension” trong tiếng Việt có các tên gọi nhƣ tăng huyết áp, cao huyết
áp, tăng xông…; “osteosarcoma” trong các tài liệu tiếng Việt vừa gọi là u
xương ác tính và sarcoma xương… Từ nào là tên gọi chuẩn? Bệnh “Eczema”
“Parkinson” “ lzheimer” không đƣợc dịch sang tiếng Việt mà chỉ phiên theo
cách viết tiếng Việt. Rõ ràng, việc tìm ra một cơ chế chuyển dịch hữu hiệu
cũng nhƣ việc thống nhất các tên gọi chỉ một loại bệnh sao cho vừa có sự
thống nhất trong giới chuyên môn lại vừa mang tính phổ dụng trong cộng
đồng là một trong những việc cần thiết của khoa học y học nói riêng, của mọi
ngành khoa học công nghệ nói chung.
o điều kiện kinh tế, xã hội và khoa học ngày càng phát triển, do hoàn
cảnh môi trƣờng hiện nay có rất nhiều bệnh mới phát sinh, vấn đề nghiên cứu
chữa bệnh cứu ngƣời, nâng cao sức khỏe con ngƣời trở thành một nhu cầu cấp
thiết. Các loại bệnh đƣợc phát hiện ngày càng nhiều trƣớc đây có một số

9


bệnh ngƣời ta không biết, giờ đây nhờ có giao lƣu quốc tế và sự phát triển tri
thức khoa học ngƣời ta biết nhiều hơn về số lƣợng các loại bệnh tƣơng ứng
với mỗi bệnh là một thuật ngữ quốc tế, thuật ngữ định danh có tính quốc tế
mà trƣớc hết bằng tiếng Anh.

o vậy chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên


cứu về thuật ngữ y học nói chung và thuật ngữ chỉ ệnh riêng nhằm làm r
thêm một số đặc điểm riêng iệt của nhóm thuật ngữ này.
Y học hiện đại ngày càng phát triển

ệnh và các phác đồ điều trị bệnh

đƣợc cập nhật trao đổi giữa các nhà khoa học diễn ra hàng ngày trên toàn
cầu. Vấn đề khảo sát chuyển dịch và tạo các thuật ngữ chỉ tên ệnh sang
tiếng Việt chƣa có những tiêu chuẩn thống nhất. Vì vậy rất cần xây dựng và
đƣa ra các tên gọi bệnh theo một hệ thống thống nhất trong tiếng Việt đó
chính là hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh.
Ngƣời nghiên cứu mong muốn xây dựng cuốn từ điển thuật ngữ chỉ
bệnh Anh - Việt, nên cần nghiên cứu về cơ sở lý luận và những đặc điểm
riêng biệt của nhóm thuật ngữ này.
Vì vậy, chúng tôi chọn “Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng
Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ. Thực hiện đề tài này, mục tiêu trƣớc mắt là nghiên cứu một cách có
hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh trên phƣơng diện cấu tạo và ngữ
nghĩa nhằm tìm ra các cách chuyển dịch tƣơng tƣơng trong tiếng Việt hƣớng
tới cho ngƣời học và dạy tiếng Anh trong y học tiếp cận dễ dàng hơn trong
quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành y, có cái
nhìn khái quát về nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và
tiếng Việt, từ đó có thể chuẩn hóa cách gọi tên bệnh trong tiếng Việt, dùng từ
ngữ chính xác hơn trong quá trình dịch thuật, nghiên cứu tài liệu y học.

10


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng
Anh và tiếng Việt và các phƣơng thức chuyển dịch nhóm thuật ngữ này từ
tiếng nh sang tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ chỉ ệnh cụ thể là các
thuật ngữ đƣợc tập hợp từ các từ điển y học Anh - Việt có đối chiếu và so
sánh với các từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm nghiên cứu các
phƣơng thức chuyển dịch nhóm thuật ngữ này từ tiếng

nh sang tiếng Việt

của các nhà chuyên môn từ đó xác định những đặc điểm trong dịch thuật
cũng nhƣ phân tích đánh giá những vấn đề trong dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh
- Việt hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận án là nghiên cứu hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh
trong tiếng Anh nhằm xác định đặc điểm cấu tạo và định danh của ộ phận
thuật ngữ này đồng thời tìm ra các đơn vị tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
hƣớng tới việc tìm hiểu cách chuyển dịch thuật ngữ chỉ ệnh từ tiếng

nh

sang tiếng Việt. Trên cơ sở đó luận án sẽ đề xuất một số giải pháp chuyển
dịch, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Việt thỏa mãn với
tiêu chuẩn và yêu cầu của thuật ngữ nhằm nâng cao chất lƣợng trong quá trình
giảng dạy, nghiên cứu, học tập và lĩnh hội kiến thức ằng tiếng

nh trong


lĩnh vực y học.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra luận án sẽ hƣớng đến giải quyết những
nhiệm vụ sau:

11


- Khái quát tình hình nghiên cứu về thuật ngữ thuật ngữ y học nói
chung và thuật ngữ chỉ bệnh nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam đồng thời
xác định cơ sở lý luận về thuật ngữ, thuật ngữ chỉ bệnh và các vấn đề về đối
chiếu chuyển dịch thuật ngữ từ đó xây dựng khung l thuyết cho luận án.
- Khảo sát hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh, từ đó tìm ra
các đặc điểm mô hình cấu tạo và các đơn vị tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.
- Tiến hành miêu tả đặc điểm định danh của ộ phận thuật ngữ này trên
phạm vi bệnh có tính chất phổ biến và hiện hành trên thế giới hiện nay.
- Nghiên cứu các vấn đề về chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt,
đồng thời đƣa ra một số đề xuất cụ thể liên quan đến dịch thuật ngữ và chuẩn
hóa các thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích thành tố cấu tạo trực tiếp nhằm tìm ra các mô
hình cấu trúc của thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phƣơng pháp mô tả và so sánh đối chiếu nhằm nghiên cứu các điểm
tƣơng đồng và khác biệt giữa thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và tiếng Việt về
mặt cấu tạo và định danh.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa để xác định đặc điểm định danh của
thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và tìm ra cách chuyển dịch tƣơng đƣơng

tiếng Việt.
- Phƣơng pháp đối dịch dùng để nghiên cứu những vấn đề chuyển dịch
thuật ngữ đồng thời tìm hiểu các phƣơng thức chuyển dịch biểu thức ngôn
ngữ chỉ bệnh từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

12


- Ngoài ra luận án sẽ sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu thƣờng dùng
khác nhƣ: thủ pháp thống kê, phân loại định lƣợng trong quan hệ phân tích
định tính, thủ pháp mô hình hóa và lập bảng biểu sơ đồ để biểu diễn kết quả
nghiên cứu.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thuật ngữ chỉ bệnh trong
tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” luận án dựa vào ngữ liệu
trong cuốn từ điển “Y học Anh - Pháp - Nga - Latin - Nhật - Việt” (NXB khoa
học và kĩ thuật, 2001) đồng thời có so sánh, tham khảo với ngữ liệu trong
những cuốn từ điển y học Anh - Việt, từ điển y học Oxford, trong bảng phân
loại quốc tế bệnh tật Việt - nh trong một số tài liệu tiếng nh chuyên ngành
y. Luận án đã tập hợp đƣợc 1949 thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và phần đối
dịch tiếng Việt (phụ lục 5).
6. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học: Luận án là ƣớc khởi đầu nghiên cứu một cách tƣơng
đối toàn diện và có hệ thống các thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Anh và tƣơng
đƣơng chuyển dịch sang Việt.
Bên cạnh đó luận án sẽ hƣớng tới việc đề xuất một số cách thức, giải
pháp chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh từ tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho phù
hợp, chính xác, vừa có tính hệ thống vừa tính quốc tế, nhằm xây dựng và góp
phần chuẩn hóa bộ phận thuật ngữ chỉ bệnh trong tiếng Việt.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho

công tác xử l

iên dịch các tài liệu y học tiếng Anh, biên soạn và chỉnh lý tài

liệu giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh trong y học cũng nhƣ việc thống nhất
cách chuyển dịch ộ phận thuật ngữ này từ tiếng

13

nh sang tiếng Việt. Từ đó


góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng dạy và học tiếng Anh trong y khoa tại
các cơ sở giáo dục trong nƣớc. Đặc biệt là, dựa vào kết quả nghiên cứu của
luận án, chúng tôi có thể xây dựng cuốn từ điển thuật ngữ chỉ bệnh Anh Việt.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở l luận.
Chƣơng 2: Cấu tạo thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và chuyển dịch tƣơng
đƣơng tiếng Việt.
Chƣơng 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ bệnh tiếng Anh và
chuyển dịch tƣơng đƣơng tiếng Việt.
Chƣơng 4: Đánh giá chuyển dịch thuật ngữ chỉ bệnh Anh - Việt.

14


CHƢƠNG 1
T NG QU N T NH H NH NGH N CỨU

V CƠ S

U N

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THU T NG

THU T NG

CHỈ ỆNH

TIẾNG NH VÀ TIẾNG VIỆT
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ
1.1.1.1. Trên thế giới
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ cũng nhƣ các ngành nghề lƣợng thông tin cần trao đổi giữa các quốc gia
trên thế giới ngày càng nhiều giữa các ngành nghề đòi hỏi cần có một hệ
thống thuật ngữ chuẩn cho mỗi ngành nghề. Vì vậy, các nhà ngôn ngữ học đã
quan tâm tới vấn đề này từ rất sớm.
Vào thế kỷ 18 và 19, giới khoa học đã luôn quan tâm nghiên cứu thuật
ngữ. Tuy nhiên, họ chủ yếu chỉ tìm cách phát triển thêm các thuật ngữ mới.
Họ chỉ quan tâm đến sự đa dạng của hình thức và mối quan hệ giữa hình thức
với khái niệm, mà bỏ qua bản chất của khái niệm cũng nhƣ cơ sở để tạo ra các
thuật ngữ mới [Dagmar Sageder 2010].
Đến thế kỷ 20, sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ không chỉ đặt ra yêu cầu đối với việc đặt tên các khái niệm mới mà
còn phải thống nhất về các thuật ngữ đã đƣợc sử dụng. Kết quả là công tác
nghiên cứu thuật ngữ đã ắt đầu đƣợc tổ chức ở một số lĩnh vực chuyên môn
nhất định.
Trong nửa đầu của thế kỷ 20, các nhà ngôn ngữ học và khoa học xã hội
không phải chƣa dành sự quan tâm đặc biệt cho thuật ngữ. Thuật ngữ học bắt

đầu đƣợc hình thành vào những năm 1930. Công trình của Eugen Wüster, nhà
ngôn ngữ học ngƣời Áo đƣợc coi là cha đẻ của thuật ngữ học, có vai trò hết

15


sức quan trọng đối với sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại. Trong luận án
tiến sĩ của mình vào năm 1930 ông đã trình ày luận cứ cho việc hệ thống
hóa phƣơng pháp tiếp cận thuật ngữ, thiết lập một số nguyên tắc nghiên cứu
và vạch ra những điểm chính của phƣơng pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ.
Theo Wüster có bốn học giả có thể đƣợc coi là cha đẻ của lý thuyết
thuật ngữ: " lfred Schlomann ngƣời Đức ngƣời đầu tiên xem xét bản chất
hệ thống các thuật ngữ đặc biệt; nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ Ferdinand
de Saussure ngƣời đầu tiên đề cập đến bản chất hệ thống của ngôn ngữ; E.
resen ngƣời Nga ngƣời đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu
chuẩn hóa thuật ngữ; và J. E. Holmstrom, học giả ngƣời Anh tại UNESCO,
ngƣời có công phổ biến các thuật ngữ trên quy mô quốc tế" [dẫn theo Cabré,
1992].
Công trình của Eugen Wüster đƣợc coi là cơ sở đầu tiên của khoa học
thuật ngữ. a trƣờng phái thuật ngữ cổ điển Áo (Viên), Liên Xô và Cộng hòa
Séc (Praha) đều xuất phát từ công trình này. Công trình của Wüster cũng là
cơ sở của lý thuyết chung về thuật ngữ và sau này đƣợc những ngƣời kế
nhiệm ông phát triển và nâng lên một tầm cao mới.
Nửa sau thế kỷ 20, những tiến bộ và sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kĩ thuật đòi hỏi cần phải đặt tên cho các đối tƣợng và khái niệm liên
quan đến các lĩnh vực mới và phát triển cao của hoạt động con ngƣời. Quá
trình đặt tên là cần thiết và tất yếu. Nhƣ

lain Rey đã phát iểu: "Thế kỷ 20


đã cho thuật ngữ một định hƣớng khoa học đồng thời đã coi thuật ngữ là một
hoạt động xã hội quan trọng"[dẫn theo Cabré, 1992].
Sự phát triển công nghệ trong nửa sau của thế kỷ 20 đã mang đến
những đổi mới quan trọng nhất trong lĩnh vực thuật ngữ. Cũng trong giai đoạn
này ngân hàng dữ liệu đầu tiên xuất hiện và các phƣơng pháp tiếp cận an đầu
đã đƣợc thực hiện để chuẩn hoá thuật ngữ trong ngôn ngữ.

16


Giai đoạn thứ ba - sự bùng nổ trong lĩnh vực thuật ngữ từ 1975 đến
1985 đƣợc đánh dấu bởi sự gia tăng của các kế hoạch ngôn ngữ và dự án
thuật ngữ (thậm chí một số nƣớc, chẳng hạn nhƣ Liên Xô cũ và Israel đã khởi
động các chính sách ngôn ngữ của mình từ trƣớc). Tầm quan trọng đối với vai
trò của thuật ngữ trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ đã trở nên r ràng hơn
giai đoạn này. Ngoài ra, sự bùng nổ máy tính cá nhân đã mang những thay đổi
lớn trong các điều kiện để xử lý dữ liệu thuật ngữ [Cabré, Maria Teresa,
2003].
Xét về lý thuyết, thuật ngữ học có a trƣờng phái: Áo, Xô Viết, và
Praha tƣơng ứng với a hƣớng tiếp cận trong lịch sử phát triển thuật ngữ.
Trƣờng phái thứ nhất của các nhà ngôn ngữ học Áo cho rằng thuật ngữ
học là một bộ môn khoa học liên ngành nhƣng là một thực thể độc lập khi hỗ
trợ và phục vụ cho các bộ môn khoa học và kĩ thuật khác.
Trƣờng phái thứ hai, các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, họ đã có những
nghiên cứu đa dạng và những đóng góp đáng kể về các khía cạnh của thuật
ngữ. Đƣờng hƣớng nghiên cứu này tập trung vào nội dung triết học, quan tâm
đến sự phân loại mang tính logic của các hệ thống quan niệm.
Trƣờng phái thứ ba, các nhà ngôn ngữ tập trung theo hƣớng ngữ dụng
học, thuật ngữ đƣợc xem nhƣ một thành phần của vốn từ vựng trong ngôn
ngữ và đƣợc xem nhƣ một ngôn ngữ đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ nói

chung.
Từ năm 1985 đến nay đƣợc coi là giai đoạn phát triển mở rộng của
thuật ngữ, sự phát triển của khoa học, công nghệ, máy tính là một trong
những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực thuật ngữ học.
Ngày nay, lý thuyết đại cƣơng về thuật ngữ đƣợc tập trung chủ yếu
theo hƣớng đi từ quan niệm, mang tính khái quát cao nhằm tạo ra các thuật

17


ngữ cho các quan niệm, tức là đi từ quan niệm đến thuật ngữ đây chính là quá
trình logic định danh.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Thuật ngữ khoa học Việt Nam bắt đầu hình thành và khẳng định vị trí
của mình vào khoảng đầu thế kỷ XX. Hoàng Xuân Hãn là ngƣời đầu tiên đặt
nền móng cho nghiên cứu thuật ngữ ở nƣớc ta với tác phẩm “ anh từ khoa
học” gồm 6000 danh từ khoa học mô tả những khái niệm trong khoa học tự
nhiên dựa trên bản tiếng Pháp. Ông là ngƣời đầu tiên nêu ra a phƣơng thức
xây dựng thuật ngữ đó là dựa vào từ ngữ thông thƣờng vay mƣợn từ tiếng
Hán, và phiên âm từ tiếng Ấn - Âu đồng thời ông cũng đƣa ra tám yêu cầu
khi xây dựng một danh từ khoa học mới. Đây là từ điển đối dịch Pháp - Việt
đầu tiên ở Việt Nam về một số ngành khoa học tự nhiên [Hoàng Xuân Hãn,
1942].
Sau Hoàng Xuân Hãn, phải kể đến một số các nhà khoa học trong lĩnh
vực nghiên cứu về thuật ngữ đó là: Lƣu Vân Lăng Nhƣ Ý Nguyễn Văn Tu
Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế,... với các công trình nghiên cứu tập trung vào các
vấn đề về khái niệm, vị trí đặc điểm, tiêu chuẩn để xây dựng thuật ngữ trong
tiếng Việt. Sau đó Hoàng Văn Hành (1983) khái quát về sự hình thành và
phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong một số bài báo nghiên cứu.
Về thuật ngữ Anh - Việt, các từ điển đƣợc xuất bản trong nhiều lĩnh

vực chuyên môn nhƣ kinh tế, tài chính, luật pháp, tin học, nông nghiệp, du
lịch, hàng hải, y học, quân sự, báo chí, v.v. Theo số liệu thống kê của Lê
Quang Thiêm (2015), từ năm 1945 đến năm 2015 có 359 từ điển đối dịch
thuật ngữ gồm trên 300 chuyên ngành khác nhau.
Gần đây một số công trình có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn trong
lĩnh vực thuật ngữ nhƣ “Sự phát triển thuật ngữ tiếng Việt theo định hƣớng
văn hóa (từ 1907 - 2005)” của Lê Quang Thiêm (2015) “Nghiên cứu khảo sát

18


thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam”
của Nguyễn Đức Tồn (2012), “sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau
thế kỷ XX” và “Thuật ngữ học, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hà
Quang Năng (2009) trong công trình này ông đã khẳng định bốn giai đoạn
quan trọng trong lịch sử phát triển thuật ngữ tiếng Việt hiện đại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập hiện nay, Nguyễn Văn
Khang với một số bài báo mang tính thời sự nghiên cứu về vấn đề xử lý từ
ngữ nƣớc ngoài trong tiếng Việt hiện nay nhằm chuẩn hóa thuật ngữ trong
tiếng Việt Nguyễn Văn Khang 2000a-b].
Ngoài ra, còn có một số luận án nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt
trong một số ngành khoa học nhƣ: Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt, đặc điểm
và cấu tạo thuật ngữ Quân sự của Vũ Quang Hào (1991); Khảo sát hệ thuật
ngữ tin học - viễn thông của Nguyễn Thị Kim Thanh (2005); Đặc điểm ngữ
nghĩa và cấu tạo thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt của Mai Thị Loan
(2012); Thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng của Vũ Thị Thu Huyền (2013);
Nghiên cứu các phƣơng thức cấu tạo hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng
Việt (trên tƣ liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học - Vật lý) của Ngô Phi Hùng
(2013); Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt của Quách Thị Gấm (2014);
Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt của

Nguyễn Quang Hùng (2015). Trong các công trình này, các tác giả đều khái
quát đƣợc các điểm riêng biệt của thuật ngữ trong mỗi ngành khoa học, góp
phần làm phong phú thêm cho hệ thuật ngữ tiếng Việt.
Các luận án nghiên cứu về đối chiếu so sánh và đối dịch thuật ngữ nƣớc
ngoài với tiếng Việt, theo khảo sát của luận án có: So sánh cấu tạo thuật ngữ
kinh tế thƣơng mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Thị
ích Hà (2000); So sánh đặc điểm cấu tạo và hình thức và ngữ nghĩa của
thuật ngữ tài chính - kế toán - ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng Việt của

19


Nguyễn Thị Tuyết (2009); Đối chiếu thuật ngữ du lịch Anh - Việt của Lê
Thanh Hà (2014). Các công trình này nghiên cứu về những điểm tƣơng đồng
và khác biệt giữa thuật ngữ tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài, nhằm giúp cho
quá trình học tiếng nƣớc ngoài cũng nhƣ nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành
bằng tiếng nƣớc ngoài của các nhà nghiên cứu Việt Nam đƣợc dễ dàng hơn.
Về lĩnh vực y học, theo khảo sát của chúng tôi có luận án tiến sĩ của
Vƣơng Thị Thu Minh (2005) “Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách
phiên chuyển sang tiếng Việt” công trình nghiên cứu chung về đặc điểm cấu
tạo ngữ nghĩa và cách tiếp nhận thuật ngữ tiếng Anh trong y học vào tiếng
Việt. Ngoài ra còn một số ài áo cũng nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ cũng
nhƣ thuật ngữ chung của y học. Tuy nhiên trong y học còn có nhiều chuyên
ngành hẹp có những đặc thù riêng, và cần có những bộ phận thuật ngữ riêng.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn “thuật ngữ chỉ bệnh” làm đối tƣợng nghiên cứu
cho luận án, với mong muốn ƣớc đầu đi sâu nghiên cứu về thuật ngữ chỉ
ệnh trong tiếng

nh và cách chuyển dịch nhóm thuật ngữ này từ tiếng


nh

sang tiếng Việt hƣớng tới vấn đề chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ chỉ bệnh
trong tiếng Việt.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển thuật ngữ chỉ ệnh
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển TNCB tiếng Anh
Thuật ngữ chỉ bệnh là một bộ phận thuộc hệ thuật ngữ y học, vì vậy
quá trình hình thành và phát triển của thuật ngữ chỉ bệnh gắn liền với thuật
ngữ y học.
Lịch sử của thuật ngữ y học châu Âu bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại,
thế kỷ 6 - 5 trƣớc Công nguyên. Các hoạt động y tế đầu tiên đƣợc thực hiện ở
Hy Lạp cổ đại, La Mã và Ai Cập. Tiếng Latin đƣợc sử dụng làm ngôn ngữ
chung của văn ản y học phƣơng Tây trong nhiều thế kỷ. Y học phƣơng Tây
an đầu sử dụng tiếng Hy Lạp. Các bài giảng về y học sử dụng bản dịch Latin

20


từ bản văn tiếng Hy Lạp và tiếng Ả Rập, chủ yếu do các dịch giả nói tiếng Ả
Rập hay Hy Lạp thay vì ngôn ngữ bản địa châu Âu. Văn ản Galen bắt đầu
xuất hiện từ thế kỷ 13 trong các bài bình luận bằng tiếng Latin. Việc chuyển
dịch các tài liệu y học sang các ngôn ngữ bản địa nhƣ Pháp

nh Đức, Bồ

Đào Nha và Catalan ắt đầu từ thế kỷ 14 và 15 diễn ra ở khắp các nƣớc Châu
Âu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó tiếng Latin vẫn giữ vị trí là ngôn ngữ khoa
học chủ đạo. Tình hình bắt đầu thay đổi ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ 16 và ở
Anh vào cuối thế kỷ 17 khi một số tác giả bắt đầu xuất bản các tác phẩm bằng
cả ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Latin. Nhƣng tiếng Latin vẫn giữ đƣợc vị trí

ở một số nơi chẳng hạn nhƣ ở các nƣớc nói tiếng Đức [Frinculescu, Iulia
Cristina, 2009, tr. 4-6].
Nhƣ vậy lịch sử phát triển của thuật ngữ y học đƣợc chia thành các giai
đoạn chính nhƣ sau:
Thời cổ đại: Ngôn ngữ của y học là tiếng Hy Lạp. Tập hợp các tác
phẩm y học đầu tiên có tên Corpus Hippocraticum, bao gồm 60 nghiên cứu.
Thuật ngữ sử dụng trong các tác phẩm chính là cơ sở cho thuật ngữ y học
ngày nay. Ngay cả một số hiện tƣợng ngôn ngữ trong những văn ản xƣa
cũng tƣơng tự nhƣ ngày nay ví dụ, từ metastasis

an đầu có nghĩa là exodus

(di cƣ) moving out (đƣa ra ngoài) không đƣợc sử dụng với nghĩa tổng quát
mà bị biến đổi về

nghĩa và ắt đầu đƣợc sử dụng với

nghĩa y học là “thay

đổi, biến đổi”, và sau đó là “di căn”.
Trong số các nhà biên soạn từ điển y khoa đầu tiên, András László
Magyar (2009) đã kể tên một số nhà khoa học nổi bật nhƣ Xencritos
Callimachus, Tanagraios, v.v. Từ điển của họ thƣờng là đơn ngữ và tập trung
vào giải thích từ ngữ. Claudios Galenos (thế kỷ thứ 2 trƣớc Công nguyên) là
ngƣời có vai trò quan trọng trong việc hệ thống hóa và nâng cấp thuật ngữ y
học Hy Lạp.

21



×