Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

co ky thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước
đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó,
ngành giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã
khẳng định: “…
 !"#"$$%$&$%'()*%#+$
*,-*"*…”.
Ngành giáo dục nước ta đã có chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách giáo
khoa hệ Cao đẳng, Đại học sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Với nội dung chương
trình sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của sinh viên thật sự cần thiết.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương
thức dạy học.
Chỉ thị 22/2005/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ
của toàn ngành trong năm học 2005 – 2006 đã nêu: ./0$12$
$%$3)45166 %#-
 4"51 ("+$..
Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện cùng với mạng
thông tin toàn cầu Internet đang góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được động
cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Với Internet, người sử dụng có thể tìm kiếm mọi thông
tin cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình học tập, mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm
tra đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các diễn đàn để trao đổi kiến thức...
Từ đó giúp cho người học thay đổi phương pháp học tập của mình, đồng thời người học có
thể rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
1
Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học hiện nay chưa đạt hiệu
quả cao. Phần lớn sinh viên hiện nay không biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet để
phục vụ cho việc học tập của mình. Một số sinh viên biết cách tìm kiếm thông tin nhưng


chưa biết cách lưu giữ, xử lí chúng hoặc những thông tin đó chưa thật sự có chất lượng.
Đây cũng là một vấn đề cấp thiết trong công tác dạy và học hiện nay khi việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy và học đang được chú trọng nhằm thay đổi phương pháp tự
học của sinh viên.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn tham luận “KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
INTERNET HỖ TRỢ HỌC TẬP HỌC PHẦN CƠ KỸ THUẬT II”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là xây dựng được bộ tư liệu hỗ trợ học tập học phần ‘‘Cơ
kỹ thuật II’’ để:
Hỗ trợ cho sinh viên: Những giáo trình, hình ảnh, video phục vụ cho việc học tập học
phần này.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tài liệu hỗ trợ học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’ thiết kế và sử dụng một cách
hơp lí sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng:
+ Quá trình học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
+ Nội dung chương trình học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
+ Một số ứng dụng của Internet trong học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
Phạm vi:
Xây dựng kho liệu hỗ trợ học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’ và sử dụng chúng trong
Trường CĐSP tỉnh KonTum.
2
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận của việc ứng dụng Internet trong học tập.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
- Xây dựng kho tư liệu hỗ trợ học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu những văn kiện của Đảng; các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để
nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Cao đẳng, Đại học.
- Nghiên cứu các sách báo có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về khai thác Internet và sử dụng một số phần mềm
liên quan đến việc khai thác và sử dụng Internet.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Trao đổi ý kiến với các giảng viên và sinh viên trong nhà trường để tìm hiểu về
vấn đề khai thác và sử dụng Internet trong học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
- Khai thác tài liệu liệu từ Internet.
VII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài có cấu trúc như sau:
Mục lục
Phần mở đầu
Phần nội dung
3
Chương1: Cơ sở lí luận của khai thác và sử dụng Internet hỗ trợ học tập học phần
‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
Chương 2: Xây dựng kho tư liệu hỗ trợ học tập học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

4
NỘI DUNG
Chương1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
INTERNET HỖ TRỢ HỌC TẬP HỌC PHẦN "CƠ KỸ THUẬT II"
1.1. Khái niệm Internet.
Mạng máy tính là hệ thống nhiều máy tính được kết nối với nhau để trao đổi thông

tin, chia sẻ tài nguyên (đĩa cứng, máy in) của các máy trong mạng với nhau, và có thể quản
lý được toàn bộ hoạt động của các máy được kết nối. Có thể nối hai hoặc nhiều mạng máy
tính thành một mạng lớn hơn. Một máy tính trong mạng nhỏ này có thể gửi thông tin đến
cho một máy tính khác nằm trong mạng nhỏ thứ hai nếu hai mạng nhỏ trên được nối với
nhau.
Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương tiện viễn
thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại... Khả năng
truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại thông tin như dữ
liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động...
1.2. Khái niệm trang web.
Trang web là một tập tin chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ html (hyper text
markup language), tạm gọi là tập tin html. Tập tin html có đuôi .htm hoặc .html. Chúng có
khả năng nhúng hoặc liên kết với nhiều tập tin khác như tập tin ảnh, video, âm thanh, text,
… kể cả tập tin html khác. Nơi chứa các trang web của một tổ chức hoặc cá nhân gọi là
website.
Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng.
Từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên Internet dưới dạng văn bản, hình
ảnh thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế, web còn được gọi là đa phương tiện của mạng
Internet.
Để dùng web, người sử dụng phải có trình duyệt web như Netscape hoặc Microsoft
Internet Explorer. Trình duyệt web là một ứng dụng tương thích với máy tính cho phép
người sử dụng nhìn thấy các trang web trên màn hình máy tính.
5
1.3. Vai trò của Internet trong xã hội hiện đại.
1.3.1. Lợi ích.
Internet ra đời đã thật sự tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Với Internet, con người
có thể tiếp cận được với thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn. Người sử dụng có thể
tìm kiếm bất kì nguồn thông tin nào trên mạng Internet, từ những thông tin về văn hóa,
chính trị, xã hội đến những thông tin về giải trí như điện ảnh, ca nhạc...trên toàn thế giới;
có thể giao tiếp nhanh chóng với nhau thông qua các hình thức như e-mail, nhắn tin, bao

gồm cả hình ảnh và âm thanh; có thể trao đổi thông tin, ý kiến và giao lưu kết bạn; có thể
download thông tin hữu ích từ các nguồn khác nhau. Internet còn giúp thúc đẩy thương mại
điện tử thông qua các dịch vụ quảng cáo, bán hàng trên mạng.
Đối với nước ta, Internet là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp Ðảng, Nhà
nước tuyên truyền các chủ trương chính sách của mình ra quốc tế trong khi các phương
tiện truyền thống khó có thể đạt được. Bên cạnh đó, Internet đã góp phần hỗ trợ các cơ
quan quản lý Nhà nước hoạch định chính sách tiếp cận được với môi trường quản lý theo
xu hướng toàn cầu hoá. Nó giúp các nhà nghiên cứu khoa học tiếp cận được với kho dữ
liệu khổng lồ và ngày càng to lớn của nhân loại. Cũng nhờ Internet, các nhà doanh nghiệp
đã có điều kiện tiếp xúc với nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, bước đầu nhận thấy rõ hơn
những thời cơ và thách thức mới trong môi trường của nền kinh tế thị trường và hoà nhập.
Từ Internet, hoạt động của nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tốt như:
du lịch, thông tin báo chí, giáo dục... góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam
phát triển.
Internet dễ dàng cập nhật và có thể tương tác. Với nhiều lợi ích mà chi phí lại rẻ,
không đòi hỏi những kiến thức phức tạp về công nghệ thông tin cũng như những thao tác
khó khăn nên Internet đang dần dần đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người.
1.3.2. Hạn chế.
Do sự bùng nổ thông tin trên mạng nên người sử dụng không định hướng được thông
tin nào chính xác. Từ đó có thể tiếp nhận những thông tin lệch lạc. Đặc biệt là những tư
6
tưởng chính trị xấu mang tính phản động trên mạng Internet. Ngoài ra, một số ít người sử
dụng đã bị ảnh hưởng bởi những nội dung kích thích bạo lực, tình dục từ Internet.
1.3.3. Vai trò của Internet trong học tập.
Với khả năng tương tác và cập nhật cao, Internet thật sự tác động mạnh mẽ đến giáo
dục với các vai trò:
Nguồn cung cấp thông tin, kiến thức
Có thể nói thông tin là tài nguyên quan trọng nhất trong xã hội hiện nay. Với lượng
thông tin khổng lồ, Internet thực sự đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục. Người sử

dụng có thể tìm kiếm được rất nhiều thông tin về các chính sách giáo dục của Bộ Giáo Dục
– Đào tạo, về thi cử, điểm số, thông tin về các trường Đại học, tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh...
Lớp học trực tuyến
Hiện nay Internet đang được sử dụng làm lớp học trực tuyến. Với những lớp học này
thì người học có thể thoải mái hơn. Ưu điểm thứ nhất của lớp học trực tuyến là thuận tiện
thời gian. Học trên mạng thuận tiện giờ giấc cho người học cũng như người dạy. Người
học có thể lên mạng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào để thảo luận và làm bài. Người dạy
cũng vậy, có thể lên mạng bất cứ nơi nào và giờ nào để theo dõi và hướng dẫn người học.
Ưu điểm thứ hai của việc học trên mạng là tài liệu dồi dào và thuận tiện. Tất cả tài liệu của
các môn học đều có sẵn trên mạng, người học có thể đọc bất cứ lúc nào. Ngoài ra vô số
sách bằng tiếng nước ngoài khác cũng có sẵn trên mạng để người học có thể tra cứu thêm.
Ưu điểm thứ ba là dễ hoàn tất chương trình. Học trên mạng cũng giống như học tại lớp,
người học được sự theo dõi, hướng dẫn trực tiếp của người dạy để hoàn tất môn học trong
thời gian hạn định. Nhờ đó, người học cũng dễ dàng hoàn tất chương trình sớm. Ưu điểm
thứ tư là điều hành hiệu quả vì các thủ tục như nộp đơn, xét đơn, chấm điểm, báo điểm cho
người học... đều được thực hiện và lưu giữ trên mạng nên việc điều hành của trường rất
hiệu quả.
Để học online, người sử dụng phải mở một tài khoản (username – public login name)
với một mật mã bí mật (password) khi vào các sites đó. Sau khi đăng kí tài khoản, người sử
dụng sẽ nhận được mail về việc xác nhận đã đăng kí. Khi các bước đăng kí hoàn tất, người
7
sử dụng có thể vào một địa chỉ web thích hợp và đăng nhập (log in). Sau khi đăng nhập
người sử dụng sẽ xem được nội dung các bài giảng và làm kiểm tra. Họ cũng có thể viết
mail trao đổi, liên lạc với người dạy để giải quyết những thắc mắc của mình.
Chương 2: XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP
8
HỌC PHẦN "CƠ KỸ THUẬT II"
2.1. Cấu trúc nội dung chương trình học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’.
Nội dung học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’ nghiên cứu về chi tiết máy. Gồm hai phần chính:

A. CÁC CHI TIẾT GHÉP: Gồm 5 chương.
Chương 1: Mối ghép bằng đinh tán.
1.1. Các khái niệm chung.
1.2. Ví dụ tính toán.
Chương 2: Mối ghép bằng hàn.
2.1. Các khái niệm chung.
2.2. Ví dụ tính toán.
Chương 3: Mối ghép bằng ren.
3.1. Các khái niệm chung.
3.2. Tính toán mối ghép bằng ren.
3.3. Ví dụ tính toán.
Chương 4: Mối ghép bằng then và then hoa.
4.1. Mối ghép bằng then.
4.2. Mối ghép bằng then hoa.
4.3. Ví dụ tính toán.
Chương 5: Mối ghép bằng độ dôi.
5.1. Các khái niệm chung.
5.2. Tính toán mối ghép bằng độ dôi.
5.3. Một số biện pháp nâng cao độ tin cậy của mối ghép bằng độ dôi.
5.4. Ví dụ tính toán.
9
B. TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ: Gồm 7 chương.
Chương 1: Tính toán động học của bộ truyền động cơ khí.
1.1. Mở đầu.
1.2. Xác định các thông số cơ bản của bộ truyền cơ khí.
1.3. Ví dụ tính toán.
Chương 2: Truyền động bánh ma sát.
2.1. Khái niệm chung.
2.2. Cơ học truyền động bánh ma sát.
2.3. Vật liệu và ứng suất cho phép.

Chương 3: Truyền động đai.
3.1. Những vấn đề chung về truyền động đai.
3.2. Bộ truyền đai phẳng.
3.3. Bộ truyền đai thang.
3.4. Một số loại truyền động đai khác.
3.5. Ví dụ tính toán.
Chương 4: Truyền động xích.
4.1. Khái niệm chung.
4.2. Xích truyền động.
4.3. Đĩa xích.
4.4. Khoảng cách trục và điều chỉnh khoảng cách trục
4.5. Cơ học truyền động xích.
Chương 5: Truyền động vít – đai ốc.
5.1. Khái niệm chung.
10
5.2. Các loại ren dùng trong truyền động vít - đai ốc.
5.3. Vật liệu làm vít và đai ốc.
5.4. Tỉ số truyền và hiệu suất.
5.5. Truyền động cho bộ truyền vít – đai ốc.
5.6. Phương pháp tính toán bộ truyền vít – đai ốc.
5.7. Ví dụ tính toán.
Chương 6: Truyền động bánh răng.
6.1. Khái niệm chung.
6.2. Bộ truyền bánh răng trụ - quan hệ hình học và động học.
6.3. Dịch chỉnh.
6.4. Bộ truyền bánh răng côn - quan hệ động học và hình học.
6.5. Vật liệu làm bánh răng.
6.6. Tính toán bộ truyền kín.
6.7. Tính toán bộ truyền để hở.
6.8. Kiểm tra độ bền răng khi quá tải.

6.9. Kết cấu bánh răng.
6.10. Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng.
6.11. Ví dụ tính toán.
Chương 7 : Truyền động trục vít – bánh vít.
7.1. Khái niệm chung.
7.2. Quan hệ hình học và động học bộ truyền trục vít không dịch chỉnh.
7.3. Kết cấu trục và bánh vít.
7.4. Trình tự thiết kế bộ truyền trục vít.
11
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học học phần ‘‘Cơ kỹ thuật II’’
2.2.1. Thuận lợi.
- Nội dung thuộc học phần "Cơ kỹ thuật II" có liên quan trực tiếp đến thực tiễn cuộc
sống.
- Giáo viên đã có những ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực nên quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao và thuận lợi cho việc tiếp
thu kiến thức của sinh viên.
2.2.2. Khó khăn.
- Hiện nay vẫn chưa có giáo trình chính thức cho chuyên ngành sư phạm về học phần
này. Giáo trình này chủ yếu dành cho các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp Công
nghiệp nên một số thuật ngữ dùng cho chuyên ngành mới lạ và gây khó hiểu cho sinh viên
sư phạm.
- Kiến thức còn rộng, tài liệu liên quan hiện có trong nhà trường vẫn còn hạn chế, làm
giảm khả năng tự học tự nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học học phần này.
- Thời gian học chính thức của các sinh viên chuyên ngành công nghệ tương đối dày,
điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên dành
cho học phần "Cơ kỹ thuật II" nói riêng và các môn học trong chương trình đào tạo giáo
viên công nghệ ở trường CĐSP Kon Tum nói chung.
2.3. Quy trình khai thác và sử dụng thông tin trên Internet trong học tập.
Thông tin trên Internet rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà chất lượng và độ
tin cậy của chúng cũng phong phú và đa dạng không kém. Xác định các nguồn tài liệu tin

cậy sẽ giúp chúng ta loại ra những tài liệu vô bổ, không cần thiết, từ đó tiết kiệm công sức
và thời gian. Vì vậy để nâng cao hiệu quả khi tìm kiếm thông tin cần phải thực hiện theo
một số bước nhất định.
2.3.1. Xác định rõ mục đích sử dụng thông tin.
12
Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa. Vì
vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Nếu tìm kiếm thông tin theo diện rộng sẽ
tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu. Nếu tìm kiếm thông tin theo
chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ ít hơn.
Vậy muốn tìm thông tin nhanh chóng và đỡ mất thời gian, người sử dụng phải thu hẹp chủ
đề cần tìm. Tuy nhiên những thông tin này cần phải được đánh giá về độ tin cậy. Việc tạo
ra và đưa websites lên Internet rất dễ và không một tổ chức nào có trách nhiệm kiểm tra
chất lượng của chúng. Thông tin trên websites có thể mang tính khoa học cao, cũng có thể
là những thông tin lạc hậu không sử dụng được.
Khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trên websites với mục đích nghiên cứu khoa học,
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tài liệu có tiêu đề không? Có tác giả không?
- Tác giả là ai? Cá nhân hay tổ chức?
- Tài liệu này có công bố trên sách hoặc tạp chí nào đó không ?
- Tài liệu được viết khi nào? Update cuối cùng khi nào?
- Tài liệu được công bố trên websites của nhà xuất bản, công ty, trường học, tổ chức
hay cá nhân?
- Tài liệu được tham khảo từ đâu? Có đủ chứng cứ để đi đến kết luận đó không?
Những tiêu chuẩn trên được dùng để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên
Internet.
2.3.2. Chuẩn bị các từ khóa cần tìm.
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó
phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Bước xác
định từ khóa và tạo lập chiến thuật tìm tin rất quan trọng. Nếu người sử dụng bỏ qua giai
đoạn này trong quá trình tìm kiếm sẽ mất rất nhiều thời gian, cuối cùng không thu được kết

quả như ý muốn. Để tìm từ khóa cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1 : Xác định từ chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên.
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×