Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.56 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN CƢỜNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA
QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN CƢỜNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA
QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 020 116 150 003

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS., HẠ THỊ THIỀU DAO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TP. HCM, ngày …… tháng…..năm 20….
Người hướng dẫn khoa học


i


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng…..năm 20…
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ
vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm” là công trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích
dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cƣờng

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS., Hạ Thị Thiều Dao, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài từ những ngày đầu. Cô rất nhiệt tình trong việc
truyền đạt kiến thức, định hướng, góp ý chi tiết giúp tôi từng bước hoàn thành việc
nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh, Khoa sau đại học và quý Thầy/Cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn các bạn lớp CH16TN, CH16B2 đã chia sẽ, hỗ trợ tôi trong quá trình
học tập cũng như nghiên cứu.
Nguyễn Văn Cường.
Học viên lớp CH16TN, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ..................................................................................... 6
1.1. Tài chính vi mô ................................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của tài chính vi mô ................................................................... 7
1.2. Dịch vụ tài chính vi mô ................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 9
1.2.2. Dịch vụ tín dụng ....................................................................................... 9
1.2.3. Dịch vụ tiết kiệm ...................................................................................... 9
1.2.4. Dịch vụ khác ........................................................................................... 10
1.3. Phát triển dịch vụ tài chính vi mô .................................................................. 11
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ tài chính vi mô ........................ 11
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô ................ 13
1.4. Các mô hình tài chính vi mô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam ............................................................................................................... 14
1.4.1. Mô hình Grameen Bank ......................................................................... 14
1.4.2. Mô hình Bank Rakyat Indonesia ............................................................ 15
1.4.3. Mô hình ngân hàng CARD-Philippines ................................................. 16
1.4.4. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính vi mô cho Việt
Nam................................................................................................................... 17
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 19


v


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VI MÔ TẠI QUỸ CEP ........................................................................................ 20
2.1. Tổng quan về Quỹ CEP ................................................................................. 20
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ CEP ............................................. 20
2.1.2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới của Quỹ CEP .......................................... 21
2.1.3. Khách hàng của Quỹ CEP ..................................................................... 23
2.1.4. Sơ lược về hoạt động tài chính của Quỹ CEP ....................................... 24
2.2. Thực trạng về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ............. 25
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ
CEP ................................................................................................................... 25
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ
CEP ................................................................................................................... 36
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 40
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI
QUỸ CEP ................................................................................................................. 41
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ........................ 41
3.2. Giải pháp về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP ....................... 41
3.2.1. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động ............................................................. 41
3.2.2. Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu
cầu khi đã thành tổ chức tài chính vi mô chính thức ............................. 42
3.2.3. Phát triển các dịch vụ tiềm năng ............................................................ 44
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên sẵn có ............ 44
3.2.5. Tăng cường quảng bá hình ảnh .............................................................. 45
3.3. Những kiến nghị góp phần phát triển dịch vụ tài chính vi mô ...................... 45
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................ 45
3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương .................................................. 46
3.3.3. Kiến nghị với Quỹ CEP .......................................................................... 46

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa từ

ADB

Asian Development Bank

BCH

Ban chấp hành

BĐH

Ban điều hành

BRI

Bank Rakyat Indonesia

CARD


Center for Agriculture and Rural Development

CĐCS

Công đoàn Cơ sở

CEP

Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm

CQĐP

Chính quyền địa phương

GB

Grameen Bank

HĐQT

Hội đồng quản trị

NGO

Non-Governmental Organization

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân.

TCTCVM

Tổ chức tài chính vi mô

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCVM

Tài chính vi mô

TKBB

Tiết kiệm bắt buộc

TKĐH

Tiết kiệm định hướng

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TVĐV

Thành viên đang vay

UBND

Ủy ban nhân dân

UBND

Uỷ ban Nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ TCVM.......................................11
Bảng 2.1: Chỉ số tài chính Quỹ CEP giai đoạn 2011-2015.......................................25
Bảng 2.2: Số thành viên sử dụng dịch vụ tại CEP giai đoạn 2011 – 2015 ...............26
Bảng 2.3: Số lượng nhân viên và chi nhánh của CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..............27
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ...............................28
Bảng 2.5: Doanh số cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..........................28
Bảng 2.6: Số dư tiết kiệm giai đoạn 2011 – 2015 .....................................................31
Bảng 2.7: Tỷ lệ rủi ro vốn của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 .............................34
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ..........................35

viii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các cách tiếp cận của tổ chức TCVM.......................................................12
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Quỹ CEP .........................................................................22
Hình 2.2: Sơ đồ mạng lưới Quỹ CEP ........................................................................23
Hình 2.3: Số lượng thành viên đang vay tại Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 ........29

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhanh và có mật độ dân cư
đông nhất Việt Nam với khoảng 9 triệu dân, có khoảng 2 triệu người nhập cư từ các
tỉnh khác đến sống tại TP.HCM. Những người dân nhập cư này thường là những
người nghèo và nghèo nhất. Tuy nhiên, ước tính số lượng người nghèo ở TP.HCM
và các vùng lân cận dựa trên chuẩn nghèo quốc gia là không phù hợp vì khu vực
này có chi phí sinh hoạt cao hơn đáng kể hơn so với các nơi khác trong nước. Do
đó, trong năm 2014 UBND TP.HCM đã ban hành chuẩn nghèo TP.HCM áp dụng từ
năm 2014 với thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống (tương
đương 2,1 USD/người/ngày). Tính đến cuối năm 2015, TP.HCM có khoảng 10.000
hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,5% hộ dân thành phố và 35.000 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ
1,79% hộ dân (Hộ cận nghèo thu nhập bình quân đầu người từ trên 16 triệu đồng
đến 21 triệu đồng/năm) (Anh Tuấn, 2016).
Vấn đề đói nghèo trở thành một thách thức lớn đối với các nước đang phát
triển, nó đe dọa đến sự phát triển của một đất nói riêng và thế giới nói chung. Đây
không chỉ là việc của một quốc gia mà là cả nhân loại, đòi hỏi sự chung sức của
toàn thế giới. Hạn chế và giảm thiểu đói nghèo sẽ giúp nâng cao đời sống cải thiện
kinh tế, xã hội cho các nước đang phát triển.
Ngày nay, hệ thống tài chính ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển,

nhưng tỷ lệ người nghèo tiếp cận được với dịch vụ tài chính còn rất thấp. Một vấn
đề đặt ra làm thế nào để các dịch vụ tài chính đến được với những người lao động
nghèo cần vốn để tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của chính họ. Vì
vậy, ngành tài chính vi mô ra đời đáp ứng được các nhu cầu của những người lao
động nghèo. TCVM là một công cụ giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại Việt Nam.
Việc xây dựng và phát triển ngành TCVM sẽ mang các dịch vụ TCVM (như tiết
kiệm, tín dụng, bảo hiểm…) đến với những người lao động nghèo có thu nhập thấp.
Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Quỹ CEP) là một
trong những tổ chức TCVM đang hoạt động ở Việt Nam. Tổ chức này hoạt động
1


với mục đích phi lợi nhuận vì lợi ích của người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời
sống an sinh xã hội. Quỹ CEP đã cung cấp các dịch vụ tài chính đến với người lao
động nghèo và đối tượng chủ yếu là công nhân viên và nhân dân lao động có nguồn
thu nhập thấp. Dịch vụ của Quỹ CEP là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ phi tài chính
nhằm hỗ trợ cộng đồng.
Hiện nay, CEP cũng đã đóng góp đáng kể về việc cải thiện điều kiện sống của
người nghèo và nghèo nhất về gia tăng thu nhập và tự tạo việc làm thông qua việc
cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô bền vững và hiệu quả của CEP. Kết quả thực
hiện được: Đến 31/12/2015, CEP với 39% vốn vay được thành viên sử dụng cho
hoạt động mua bán nhỏ, 16% được sử dụng cho mục đích cải thiện nhà ở, xây nhà
vệ sinh, 15% cho mục đích chăn nuôi, nông nghiệp và ngư nghiệp, và 30% cho các
mục đích khác như dịch vụ, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mua sắm công cụ lao
động, đóng học phí, khám chữa bệnh và trả nợ vay nặng lãi (Quỹ CEP, 2016a).
Với những kỳ vọng và mong nuốn sự phát triển hoàn thiện hơn nữa các dịch
vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho những người lao
động nghèo tiếp cận được dịch vụ TCVM và góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh
xã hội bền vững. Do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của
Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm” để nghiên cứu cho luận

văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo
tự tạo việc làm.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho
người lao động nghèo tự tạo việc làm. Dựa vào các tiêu chí về độ sâu tiếp cận, độ
rộng tiếp cận, tỷ suất sinh lời và tính bền vững tài chính để đánh giá sự phát dịch vụ
TCVM của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Từ đó, tác giả
đưa ra các giải pháp và kiến nghị để cho dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP được phát
triển.
2


3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao
động nghèo tự tạo việc làm hiện nay như thế nào?
Các giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn cho người lao
động nghèo tự tạo việc làm ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài
Phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự
tạo việc làm. Dịch vụ TCVM được nghiên cứu là: Tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô.
Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên toàn hệ thống Quỹ trợ vốn cho
người lao động nghèo tự tạo việc làm.
Về thời gian: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
2011 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thu thập các nguồn số liệu báo cáo tại Quỹ CEP. Phân tích các chỉ số trong
báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính tại Quỹ CEP trong giai đoạn năm 20112015, thông qua đó đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các nhân tố kìm hãm
sự phát triển của dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp và những kiến nghị để phát
triển dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP.
6. Một số công trình khoa học liên quan đã công bố
Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng (2013) nghiên cứu các tổ chức và mô
hình hoạt động của TCVM tại Việt Nam, một số hạn chế của TTTCVM tại Việt
Nam.
Hạ Thị Thiều Dao và Lê Thị Như Thảo (2016) nghiên cứu sự phát triển trong
hoạt động tài chính vi mô ở tỉnh Tiền Giang. Nội dung nghiên cứu này cho thấy các
tiêu chí để đánh giá sự phát triển của hoạt động TCVM tại Tiền Giang.
Karmakar và ctg (2009) Nghiên cứu về sự phát triển của các dịch vụ tài chính
vi mô cho nghề cá quy mô nhỏ ven biển và nuôi trồng thủy sản ở các quốc gia Nam
3


Á (bao gồm Ấn Độ , Bangladesh và Sri Lanka ) và sự quan tâm đặc biệt đối với phụ
nữ.
Nguyễn Thị Mỹ Diễm (2009), nghiên cứu tín dụng hỗ trợ cho người nghèo tại
TP.HCM thông qua quỹ trợ vốn CEP – Thực trạng và giải pháp nhằm giúp nhiều
người nghèo, người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nguồn để họ cải thiện cuộc
sống gia đình.
Nguyễn Kim Anh & Lê Thanh Tâm (2013) nghiên cứu về mức độ bền vững
của các TCTCVM hướng tới phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp và các đối
tượng khách hàng TCVM khác. Mục tiêu của nghiên cứu này là: Hệ thống hóa các
vấn đề cơ bản về sự bền vững của TCTCVM, tập trung vào ba mức độ: bền vững
hoạt động, bền vững tài chính, và bền vững thể chế; Tổng kết các kinh nghiệm
thành công và thất bại trong việc phát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học
cho Việt Nam. Các chuẩn mực bền vững hoạt động, bền vững tài chính, và bền
vững thể chế được tổng kết theo thông lệ quốc tế và theo quy định của Việt Nam;

Tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc phát triển bền vững
TCVM trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Đánh giá tổng quan về ngành TCVM
Việt Nam; Phân tích thực trạng mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam;
Đánh giá những kết quả đạt được; Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá
trình phát triển bền vững của các TCTCVM Việt Nam.
7. Đóng góp của đề tài
Nhằm nhận diện được các yếu tố tác động và các tiêu chí đánh giá sự phát
triển dịch vụ tài chính vi mô để đưa ra các giải pháp giúp cho Quỹ CEP có dịch vụ
TCVM đến với người nghèo hiệu quả. Góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thất
nghiệp và an sinh xã hội, dần dần xóa bỏ đi loại hình tín dụng “đen” (như cho vay
nặng lãi, hụi, cầm đồ…).
8. Kết cấu nội dung
Luận văn được tác giả trình bày trong 3 chương với nội dung chính của các
chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về dịch vụ tài chính vi mô tại tổ chức tài chính vi mô.
4


Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại quỹ trợ vốn
cho người lao động nghèo tự tạo việc làm.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại quỹ trợ vốn cho
người lao động nghèo tự tạo việc làm.

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
1.1. Tài chính vi mô
1.1.1. Khái niệm

TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra các khái niệm khác
nhau:
Theo Karmakar (2008), Tài chính vi mô được định nghĩa là việc cung cấp dịch
vụ tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác như chuyển tiền, bảo hiểm vi
mô cho người nghèo, để giúp họ nâng cao mức thu nhập và cải thiện mức sống.
Theo Ledgerwood (1999), TCVM đã mở ra một cách tiếp cận để phát triển
kinh tế nhằm mang lại thu nhập và lợi ích cho cả nam giới và phụ nữ. TCVM là
việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng có thu nhập thấp và tự tạo
việc làm. Dịch vụ TCVM bao gồm tiết kiệm và tín dụng. Tuy nhiên, một số tổ chức
TCVM cũng cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Do đó, định nghĩa
về TCVM thường bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội. TCVM
không chỉ đơn thuần là một ngân hàng, nó là một công cụ để phát triển.
Còn theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2000), TCVM là việc
cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển
tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập và các doanh nghiệp
nhỏ của họ.
Thuật ngữ TCVM cũng được đề cập tương đối phổ biến ở Việt Nam, Nghị
định 28/2005/NĐ-CP; Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
28/2005/NĐ-CP và Thông tư 02/2008/TT-NHNN hướng dân thực hiện Nghị định
28/2005/NĐ-CP và Nghị định 165/2007/NĐ-CP, đã dùng một khái niệm là tài chính
quy mô nhỏ và nó được định nghĩa “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp
một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có
thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”.
6


Khái niệm TCVM còn được nêu trong Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12, điểm 5, điều 4: “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín
dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các
cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể hiểu TCVM một cách chung nhất là
việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm..., cho những
cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm giúp họ phát triển sản xuất, tạo thu
nhập và cải thiện điều kiện sống.
1.1.2. Đặc điểm của tài chính vi mô
Theo Ủy ban Basel (2010), có các đặc điểm riêng về tài chính vi mô như sau:
Một là, khách hàng của TCTCVM là những người có thu nhập thấp
Các tổ chức TCVM thường cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu
nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức
như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…).
Các khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý,
phân khúc xã hội (như hội phụ nữ, nông dân, …). Vì khách hàng là những người có
thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và
không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên
hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường.
Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô
tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay TCVM thường áp dụng mức lãi suất cao
hơn so với cho vay thương mại.
Hai là, rủi ro trong quá trình phân tích cho vay
Hồ sơ cho vay vốn phần lớn do cán bộ cho vay lập ra thông qua các lần thăm
gia đình và địa điểm kinh doanh của người vay. Người vay vốn thường thiếu các
báo cáo tài chính chính thức, vì vậy cán bộ tín dụng giúp chuẩn bị hồ sơ bằng cách
sử dụng các dòng tiền dự kiến và giá trị thực để xác định lịch trả nợ và số tiền vay.
Tính chất của người đi vay và sự sẵn lòng trả nợ cũng được đánh giá trong quá trình
thăm thực địa.
7


Dữ liệu thông tin tín dụng không phải lúc nào cũng có sẵn tại trung tâm dữ
liệu để so sánh và đối chiếu với khách hàng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi có các

thông tin này tại trung tâm thì đây được xem là thông tin hữu ích để xem xét cho
vay. Việc tính điểm tín dụng, khi được sử dụng thì đây cũng là một yếu tố bổ sung
khi xét duyệt cho vay, cần nỗ lực và tiếp cận nhiều với khách hàng để phân tích cho
vay.
Ba là, về tài sản thế chấp
Khách hàng vay tại các TCTCVM thường không có tài sản thế chấp như ở các
ngân hàng truyền thống khác . Cũng có trường hợp khách hàng có thế chấp tài sản,
tuy nhiên giá trị của tài sản đó không cao (như tivi, đồ nội thất…). Trong trường
hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi
vay phải trả nợ hơn là để phục hồi các khoản lỗ.
Bốn là, về phê duyệt và giám sát tín dụng
Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên việc xét duyệt cho vay
phụ thuộc rất lớn vào phải dựa vào kỹ năng, trình độ và tâm làm việc của cán bộ tín
dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời.
Năm là, kiểm soát các khoản nợ chậm trả
Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay
thường có đặc điểm là không có tài sản thế chấp, tần suất thanh toán cao (thường là
hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát
tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất
những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng ­ là yếu tố quan trọng nhất
quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ.
Sáu là, cho vay theo nhóm
Một số tổ chức TCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các
khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ ­ các cá nhân
trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay
này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ,
bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng
nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm.
8



1.2. Dịch vụ tài chính vi mô
1.2.1. Khái niệm
Theo Ledgerwood (1999), dịch vụ tài chính vi mô gồm hai dịch vụ chính đó là
tiết kiệm và tín dụng. Ngoài ra, một số tổ chức TCVM khác cũng cung cấp thêm các
dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Ngoài trung gian tài chính, nhiều tổ chức
TCVM cung cấp dịch vụ trung gian xã hội. Do đó, khái niệm về tài chính vi mô
thường bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội.
Dịch vụ tài chính vi mô mong muốn tiếp cận được những người phụ nữ nghèo
với các dịch vụ tài chính và phi tài chính linh hoạt giúp cho họ giảm đói nghèo
(Islam, 2007).
1.2.2. Dịch vụ tín dụng
Tín dụng vi mô đơn giản chỉ là một khoản cho vay nhỏ do TCTCVM cung cấp
cho người nghèo. Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản
thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Mục đích là giúp họ có thể tham
gia hoạt động sản xuất hay tiến hành kinh doanh. Mục tiêu là xóa đói giảm nghèo
hiệu quả, tăng cường năng lực và khả năng hội nhập của người nghèo, giảm mức độ
tổn thương của họ trước những rủi ro và biến động của nền kinh tế (Nhóm công tác
TCVM Việt Nam, 2016).
1.2.3. Dịch vụ tiết kiệm
Huy động tiết kiệm trong thời gian gần đây được xem là một dịch vụ chính
trong các tổ chức TCVM. Trong quá khứ, các TCTCVM chủ yếu tập trung và tín
dụng và tiết kiệm thường bị lãng quên của trung gian tài chính (CGAP, 1999).
Tiết kiệm là điều rất cần thiết đối với mọi người trong xã hội, trong đó tiết
kiệm đối với người nghèo là rất cấp thiết. Tiết kiệm như là một sự thay thế cho chi
tiêu, nó bao gồm hai loại: một là tự nguyện và tùy thuộc vào khả năng kinh tế của
người gửi; hai là bắt buộc phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như lạm phát, rủi ro
an toàn vốn và an sinh xã hội... (CGAP, 1999).
Tiết kiệm đóng một vai trò rất quan trọng để giúp cho người có thu nhập thấp
có thể quản lý rủi ro của họ như các cú sốc về thiên tai, bệnh tật, tử vong... có thể

9


ảnh hưởng xấu đến các hộ gia đình. Một mặt tiết kiệm giúp cho các cá nhân, hộ gia
đình có thu nhập thấp có kế hoạch phát triển gia đình và cho con cái ăn học, có cơ
hội đầu tư và kinh doanh và tránh được những cú sốc không thường xuyên
Tiết kiệm giúp cho những hộ gia đình nghèo có thu nhập thấp phát triển được
cuộc sống của họ như cho con đi học, kinh doanh, buôn bán tăng thêm thu nhập, đối
phó với những nhu cầu cấp bách của gia đình...(Microinsurance Focus, 2011)
Hiện nay tại các TCTCVM tại Việt Nam thường có hai loại dịch vụ đó là tiết
kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Đối với tiết kiệm bắt buộc thường áp dụng
đối với thành viên vay vốn thực hiện tiết kiệm bắt buộc cùng với lịch hoàn trả vốn
vay.
Tiết kiệm là hoạt động luôn gắn liền với tín dụng và góp phần tạo nên thành
công của tài chính vi mô. Tiết kiệm không chỉ giúp tổ chức tạo nguồn bền vững, mà
quan trọng hơn là giúp cho khách hàng tạo dựng thói quen tiết kiệm, có kế hoạch
chi tiêu hợp lý và giúp họ tích luỹ tài sản.
1.2.4. Dịch vụ khác
Cũng như bao người khác, những hộ gia đình nghèo cũng có nhu cầu sử dụng
các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ tài chính cần phải thuận tiện, linh hoạt tạo điều
kiện thuận lợi cho người nghèo dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Những người nghèo
cần rất nhiều dịch vụ tài chính, không chỉ là các khoản vay.
Ngoài dịch vụ tiết kiệm thì dịch vụ bảo hiểm vi mô cũng góp phần không nhỏ
cho việc giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống cho người nghèo. Tuy nhiên, về dịch vụ
tiết kiệm thì mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại bảo hiểm, nhưng các loại
hình bảo hiểm lại bảo vệ họ trong những điều kiện rủi ro xảy ra không mong muốn.
Hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô cũng đã có sự liên kết giữa các sản phẩm bảo
hiểm đối với dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm y tế....Ngoài ra, dịch vụ tài chính vi mô còn có
dịch vụ cho thuê máy móc - thiết bị, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tư vấn tài chính...

(Microinsurance Focus, 2011).

10


1.3. Phát triển dịch vụ tài chính vi mô
1.3.1. Khái niệm
Phát triển dịch vụ TCVM là sự gia tăng về số lượng và chất lượng, bao gồm
việc mở rộng quy mô, đa dạng trong các sản phẩm dịch vụ cung cấp, trang trải được
các khoản chi phí, bền vững về hoạt động và tài chính, đóng góp ngày càng lớn
trong các hoạt động xã hội và đóng góp cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo
(Nguyễn Đức Hải, 2012).
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ tài chính vi mô
Để đánh giá được sự phát triển dịch vụ tài chính của các tổ chức TCVM, dựa
theo các khuyến nghị của IFAD (Bảng 1.1). Mức độ tiếp cận là các nỗ lực để mở
rộng các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp. Mức
độ tiếp cận được đánh giá trên hai chiều: độ rộng tiếp cận (số lượng khách hàng
được phục vụ; số lượng, quy mô dịch vụ cung ứng) và độ sâu tiếp cận (Rủi vốn dầu
tư và tỷ lệ nợ xấu)
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ TCVM
Chỉ tiêu đo lƣờng

Tiêu chí
Độ sâu
tiếp cận
Tỷ suất sinh
lời

- Rủi ro vốn đầu tư (PAR)
(áp dụng cho >30 ngày hoặc >91 ngày)

- Tỷ lệ nợ xấu

Tiêu chuẩn
Tối đa 10%
Tối đa 4%

- Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tối thiểu 2%

Tính bền vững

- Tỷ lệ tự cung về hoạt động

Tối thiểu 120%

tài chính

- Tỷ lệ tự cung về tài chính

Tối thiểu 100%

- Số lượng khách hàng đang vay/số nhân viên quản lý
- Số lượng dịch vụ cung ứng
Độ rộng
tiếp cận

- Số lượng và mức tăng trưởng của khách hàng


Không có tiêu
chuẩn

- Số lượng và mức tăng trưởng dư nợ tín dụng
- Số lượng và mức tăng trưởng tiết kiệm

Nguồn: IFAD (2000), trích lại từ Hạ Thị Thiều Dao và Lê Thị Như Thảo (2016)
11


Dựa vào cơ sở lý thuyết này để đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô
và các yếu tố về môi trường, các yếu tố thuộc về tổ chức TCVM có ảnh hưởng đến
việc phát triển dịch vụ TCVM.
Các tổ chức TCVM có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm cung
cấp các dịch vụ cho khách hàng theo một trong hai cách tiếp cận như Hình 1.1: tiếp
cận đơn năng và tiếp cận tổng hợp.

Nguồn: Legerwood (1999).
Hình 1.1: Các cách tiếp cận của tổ chức TCVM

12


1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô
1.3.3.1. Các yếu tố thuộc về tổ chức tài chính vi mô
Theo Legerwood (1999) để dịch vụ tài chính vi mô phát triển các TCTCVM
phải tự cải thiện các yếu tố sau:
Một là, nguồn vốn
Nguốn vốn của tổ chức TCVM quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức
và đây chính là tiềm lực để đa dạng hóa và phát triển dịch vụ tài chính vi mô.

Tiềm lực tài chính hay còn gọi là sức khỏe tài chính của tổ chức TCVM còn
phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ an toàn vốn như vốn chủ sở hữu, khả năng
huy động vốn, khả năng sinh lời, tỉ lệ quá hạn, tỉ lệ mất vốn...
Hai là, đa dạng danh mục dịch vụ và phương thức cung ứng dịch vụ TCVM
đến người sử dụng
Làm thế nào để khách hàng biết đến dịch vụ tài chính vi mô? Vì vậy, cần đa
dạng danh mục dịch vụ và phương thức cung ứng dịch vụ. Thông qua nhiều kênh
thông tin để khách hàng tiếp cận được dịch vụ. Việc đa dạng phương thức cung ứng
dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố công nghệ do đó tổ chức TCVM cần cập nhật
công nghệ thông tin tốt từ đó sẽ có nhiều khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
Ba là, chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát dịch vụ
cũng như sự phát triển của tổ chức TCVM. Để phát triển được dịch vụ tốt đòi hỏi
phải có đội ngũ nhân lực có chuyên môn và kỹ năng làm việc tốt. Đồng thời người
làm trong lĩnh vực TCVM đòi hỏi phải tận tâm, tận tình trong công việc vì đây là
những khách hàng “đặc biệt” không như các nghề khác. Hiện nay các tổ chức
TCVM thường gặp khó khăn về nguồn nhân lực do sự canh tranh giữa NHTM và
các TCTD.
Bốn là, giới thiệu quảng bá hình ảnh các TCTCVM
Việc làm này giúp cho người lao động nghèo biết đến các tổ chức TCVM, nơi
mà cung cấp các dịch vụ tài chính cần thiết và thiết yếu cho người nghèo.

13


1.3.3.2. Các yếu tố thuộc về môi trường
Legerwood (1999) cho rằng để dịch vụ tài chính vi mô phát triển ngoài các
yếu tố mà tại các TCTCVM của mình cần phải tự cải thiện, còn có các yếu tố thuộc
về môi trường (như môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô; môi trường
kinh tế).

Môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô
Hệ thống pháp lý đòi hỏi phải đầy đủ, rõ ràng cho tổ chức tài chính vi mô. Tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức TCVM chưa được chuyển đổi thành tổ chức tài
chính chính thức. Việc chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức giúp cho các tổ
chức dễ dàng phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ cũng như đa dạng về nguồn vốn
huy động của các tổ chức TCVM. Khi được hoà nhập vào thị trường tài chính chính
thức sẽ tạo ra một môi trường hoạt động và cạnh tranh lành mạnh, tào điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đầu tư vào lĩnh TCVM.
Môi trường kinh tế
Cũng là yếu tố góp phần làm cho TCVM phát triển. Nền kinh tế phát triển
giúp đẩy mạnh nhu cầu về dịch vụ TCVM (như sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm bảo
hiểm...) cho người lao động.
1.4. Các mô hình tài chính vi mô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
1.4.1. Mô hình Grameen Bank
Ngân hàng Grameen là tổ chức TCVM phát triển thành công nhất thế giới, đây
là mô hình mẫu cho các tổ chức TCVM trên thế giới học hỏi kinh nghiệm. Ngân
hàng Grameen do Giáo sư Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 như một
dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình nghèo nhất, giúp họ tự tạo
việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở nông
thôn Bangladesh. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ vốn để người nghèo đầu tư vào các
hoạt động kinh doanh nhỏ nhằm tăng thu nhập. Điểm nhấn sáng tạo của dự án này
là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ
cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân
xứng thông tin trong hoạt động tín dụng.
14


×