Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham Khảo vào 10_Lục Vân Tiên-(1.cứu Nguyệt Nga_2.Gặp nạn)_Rh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.64 KB, 6 trang )

Tham Khảo vào 10_Lục Vân Tiên-(1.cứu Nguyệt Nga_2.Gặp nạn)
1 . Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga
I / Vị trí đoạn trích :
Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên thấy dân khóc
than bỏ chạy. hỏi thăm mới biết bọn cướp đã hoành hành, bắt đi hai người con gái .
Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận liền ra tay dẹp bọn cướp cứu người bị nạn. Hai
người con gái ấy là Kiều Nguyệt Nga và tì tất Kim Liên
II / (Đọc) và hiểu văn bản:
1/Về tính chất tự truyện của tác phẩm:
Đọc tiểu sử tác giả Nguyễn đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên ta thấy có những yếu
tố giống và khác nhau giữa cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên.
Trước hết là những chi tiết trùng hợp:
-NĐC cũng chẳng khác chi LVT lúc vào đời thật hăm hở và đầy khát vọng, cũng đều lên
kinh ứng thí :
“Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”
“Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ sau là hiển vang”
Nhưng cả hai đếu bất hạnh đến khắc nghiệt : Mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, bị đau
mắt và sau đó bị mù. Vì thế đã bị bội hôn . Nhưng sau đó, họ đều được một cuộc hôn
nhân tốt đẹp. Nếu Lục Vân Tiên cưới được Kiều Nguyệt Nga thì Nguyễn Đình Chiểu
cũng cưới được cô Năm Điền. Chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng LVT là một tự
truyện.
Tuy nhiên cuộc đời của tác giả và nhân vật cũng có những điểm khác nhau. Đó là Vân
Tiên được tiên ông cứu cho sáng mắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyện, được
vua cử đi dẹp giặc Ô Qua thắng lợi. còn cụ Đồ Chiểu thì không như thế. Với cụ vĩnh viễn
là bóng tối. Sự khác biệt đó thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả.
2/Về nhân vật Lục Vân Tiên :
Đây là nhân vật lý tưởng của tác phẩm được khắc họa qua một kiểu thức khuôn mẫu
thường gặp trong truyện Nôm truyền thống. Hình ảnh này cũng giống như hình ảnh
Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa trong truyện cổ.


Hành động đánh giặc cướp cứu người của Lục Vân Tiên cho ta thấy tính cách của
chàng. Một chàng trai anh hùng, tài năng và giàu nghĩa khí. Chỉ một mình, lại không có
vũ khí chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh
Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được nhả thơ miêu tả thật đẹp sánh ngang với hình
ảnh Triệu Tử Long – một dũng tướng thời Tam Quốc.
“Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử giữa vòng Đương Vương”
Với võ nghệ cao cường, LVT đã đánh tan bọn cướp và diệt tên đầu đảng Phong Lai.
Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp : “Giữa đường thấy sự bất
bình chẳng tha”. Không sợ nguy hiểm Vân Tiên sẵn sàng vì nghĩa trừ hại cho dân .
Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng Vân Tiên đã ân cần hỏi han,
an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ
nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hoá trong khi ứng xử với hai
người con gái : “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra . Nàng là phận gái ta là phận trai”. Vân
Tiên đã từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng
mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng hoạ. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông
người trả ơn” và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên “Nhớ câu kiến ngãi bất vi. Làm người
thế ấy cũng phi anh hùng” cho thấy chàng là một người trọng nghĩa khinh tài đáng quý.
3/Nhân vật Nguyệt Nga:
Đoạn truyện ngoài việc giới thiệu Lục Vân Tiên còn cho ta biết về Kiều Nguyệt Nga
biểu hiện qua những lời giải bày của nàng với ân nhân. Đó là lời lẽ của một cô gái có
giáo dục, có học thức. Cách nói năng của nàng dịu dàng, mực thước và chân thành:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lậy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”
Là một cô gái rất mực đằm thắm ân tình, Nguyệt Nga nhớ ơn và mong muốn đền ơn
người đã cứu giúp mình giữ được tiết hạnh: “Lâm nguy chẳng kịp giải nguy. Tiết trăm

năm cũng bỏ đi một hồi”
Nhất là cuối cùng, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chàng trai
nghĩa khí ấy và sẵn sàng liều chết để giữ trọn ân tình chung thủy với người yêu.
Suy cho cùng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách
sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó
cũng là tính cách sống có tính truyền thồng tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Một
cách sống cần được giữ gìn và phát huy.
4/ Phương thức miêu tả nhân vật trong đoạn truyện :
Trong đoạn truyện này nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.
Do bị mù nên Truyện LVT sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các học trò và mọi người
có ghi chép lại nhưng nói chung đã lưu truếyn trong nhân gian chủ yếu qua các hình
thức nói thơ, kể thơ. Cũng vì thế nên khi mô tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc hoạ ngoại
hình, cũng ít đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Nhân vật trong LVT thường đặt trong
những mối quan hệ xã hội, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời
nói của mình mà tự bộc lộ tính cách ra.
Ngoài ra tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó.
5/ Ngôn ngữ của tác phẩm qua đoạn trích :
Lời thơ mộc mạc giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang đậm sắc
thái địa phương Nam bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên ít trau chuốt
uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân.
Trong đoạn trích này, sắc thái ngôn ngữ đa dạng. Lời thơ bình dị chất pghác nhất là
trong đoạn đầu, đoạn kế tiếp lời Vân Tiên bất bình, phẩn nộ cùng với lời tên cướp tự phụ
hống hách và đoạn đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thì lời thơ mềm
mỏng, xúc động chân thành.
Ghi nhớ : LVT là một trong những truyện xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu, được lưu truyền trong dân gian. Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động
hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật
chính : Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trong nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền
hậu, nết na, ân tình chung thuỷ .
2. Lục Vân Tiên gặp nạn

Đoạn trích ở phần giữa truyện. Nghe tin mẹ mất, Vân Tiên bỏ thi trở về quê chịu tang
cùng với tiểu đồng. Quá đau đớn chàg đã nhuốm bệnh, bị mù. Thi xong, trên đường về,
Trịnh Hâm đã gặp thầy trò Vân Tiên. Tên phản bạn này đã dụ trói tiểu đồng vào một
gốc cây trong rừng, sau đó hắn xô Vân Tiên xuống sông hòng hại chết chàng.
I/ VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:
Đoạn trích ở phần giữa truyện. Nghe tin mẹ mất, Vân Tiên bỏ thi trở về quê chịu tang
cùng với tiểu đồng. Quá đau đớn chàg đã nhuốm bệnh, bị mù. Thi xong, trên đường về,
Trịnh Hâm đã gặp thầy trò Vân Tiên. Tên phản bạn này đã dụ trói tiểu đồng vào một gốc
cây trong rừng, sau đó hắn xô Vân Tiên xuống sông hòng hại chết chàng.
II/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN
1/Ý chính của đoạn thơ này là sự đối nghịch giữa cái thiện và cái ác.
Tám câu đầu là hành động tội ác tàn bạo thể hiện tâm địa độc ác của Trịnh Hâm đối với
bạn mình là Lục Vân Tiên. Đoạn sau miêu tả việc làm nhân đức của Ngư ông cùng gia
đình đã vớt Lục Vân Tiên và chạy chữa cho chàng đồng thời miêu tả cuộc sống lao động
trong sạch và nhân cách cao cả đáng kính của ông Ngư.
2/Hành động tội ác của Trịnh Hâm:
Tám câu đầu :
Chỉ trong tám câu thơ tác giả đã nêu ra tâm địa độc ác của Trịnh Hâm. Trước cảnh mù
loà của Lục Vân Tiên, hắn đã không hề có một chút thương cảm. Từng là bạn bè với
nhau khi cùng đến trướng thi. Giờ gặp lại bạn trong lúc khó khăn, bệnh hoạn lại hết
lòng tin cậy :
“Tình trước ngãi sau.
Có thương xin khá giúp nhau phen này”
và chính miệng hắn cũng đã khăng khăng :
“ Đương cơn hoạn nạn gặp nhau.
Người lành nỡ bỏ người đau sao đành” .
Vậy nhưng hắn lại làm ngược lại. Một kẻ bất nhân bất nghĩa. Hắn đã lừa tiểu đồng vào
rừng sâu và trói vào gốc cây bỏ cho thú dữ ăn thịt. Hơn thế nữa,, Trịnh Hâm là một kẻ
xảo trá. Hành động tội ác của hắn không phải là vô tình mà là một âm mưu khá tinh vi
đã được hắn hoạch định trước: Đưa Vân Tiên xuống thuyền với lời hứa sẽ đưa về tận

nhà, đợi khi tối trời đẩy Vân Tiên xuống sông cho nước cuốn trôi rồi lại giả tiếng kêu trời
nhắm lừa mọi người hòng che giấu tội ác của mình. Trịnh Hâm là mẫu người tiêu biểu
cho cái xấu, cái ác của xã hội lúc đó.
Động cơ thủ ác của hắn là gì ? Chẳng quen biết, thù hằn gì, chỉ gắp nhau trên đường
đi thi, trong lần uống rượu làm thơ trong quán nhưng chỉ vì thấy Vân tiên đức cao tài
giỏi đã sinh lòng đố kỵ, ganh ghét :
“Kiệm, Hâm là đứa so đo,
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng.
Khoa này Tiên ắt đấu công,
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi”

Chỉ vì dục vọng thấp hèn mà hắn trở nên tàn bạo như thế. Nhưng cái ác hiện hình đó
không hề làm mất lòng tin nơi con người của nhà thơ. Bằng chứng là phần chủ yếu của
đoạn trích tác giả đã miêu tả và ca ngợi tấm lòng nhân hậu và cao thượng đầy chân tình
của ông Ngư khi cứu vớt và tận tình chăm sóc Vân Tiên.
3/Hình ảnh ông Ngư :
Hình ảnh miêu tả cho thấy gia đình ông Ngư thật đẹp, đẹp từ quan niệm sống đến việc
làm nhân đức. Thấy người bị nạn ông đã lập tức cứu giúp và cả nhà ông cùng tận tình
cứu sống người bị nạn dù không hề biết họ là ai:
“Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
Các câu thơ bình dị, tự nhiên trên không những đã kể lại một hành động nhân nghĩa
mà còn gợi tả hết mối chân tình của cả gia đình ông Ngư đối với người bị nạn .
Cứu sống Vân Tiên, ông còn lưu giữ chàng ở lại gia đình mình. Dù gia cảnh ông rất
nghèo nhưng ông sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn dựa nương. Ông Ngư đã
không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên không lấy gì báo đáp:
“Ngư rằng : Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”
Lời nói ý nghĩa này của ông làm ta nhớ lại lời của Vân Tiên khi cứu Nguyệt Nga “làm ơn

há dễ trông người trả ơn”.
Không chỉ việc làm, quan niệm sống và cả phong cách sống của ông Ngư cũng rất đẹp
: Nghèo mà trong sạch, không màng danh lợi. Ông sống ung dung tự do tự tại, kiếm sống
bằng chính sức lao động của mình :
“Khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm” .
Quả là một cuộc sống rất mực thanh cao, vui cùng bầu trời, vui cùng gió trăng sông nước:
“ Một bầu trời đất vui thầm ai hay”, “Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng”.
Rất đẹp cả từ hành động đến quan niệm sống. Ông Ngư là hình ảnh tiêu biểu của người dân
lao động, cho đạo đức cao đẹp và trong sáng của nhân dân.
Tóm lại, qua trích đoạn này, ta thấy rõ sự đối lập giữa thiện và ác. Thái độ tác giả ở đây
cũng rất rõ ràng: Ông hết lòng thương yêu những con người có nhân cách cao thượng
như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Ông Ngư … và ông cũng ghét cay ghét đắng
những kẻ xấu, kẻ ác như bọn cướp, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Nhà thơ đã hết lòng tin
tưởng nơi nhân dân lao động, những người tuy nghèo khổ nhưng đầy lòng nhân hậu, vị
tha, trọng nghĩa khinh tài.
Ghi nhớ : đoạn thơ trích nêu lên sự đối lập giữa thiện và ác; giữa nhân cách cao cả và

×