Tải bản đầy đủ (.doc) (280 trang)

Giáo án lịch sử lớp 8 cả năm (20182019) có đủ các phần kiến thức, kĩ năng, thái độ, chuẩn bị, phương pháp, tiến trình tổ chức dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 280 trang )

HỌC KÌ I
Ngày soạn:
/ /2018
Ngày giảng: 8A1: / /2018
8A2: / /2018
PHẦN MỘT:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I

THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Tiết 1 - Bài 1

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế ,chính trị ,xã hội ở châu Âu
trong các thế kỉ XVI,XVII; mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng SX
mới – TBCN với chế độ PK, từ đó thấy đc cuộc ĐT giữa TS và Quí tộc PK
tất yếu nổ ra.
- Hiểu được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, tính chất của cách mạng Hà
Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng TS Anh thế kỉ XVII,sự hạn chế của CMTS
Anh.
- Hiểu các khái niệm cơ bản trong bài học( chủ yếu là khái niệm “ Cách
mạng tư sản”).
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ.


3. Thái độ
- HS nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc
cách mạng; mặt tích cực, tiêu cực của CNTB .
B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập. Bản đồ thế giới để xác định vị trí các
nước.
- Lược đồ cuộc nội chiến ở nước Anh (phóng to).
- Bảng phụ, tài liệu Lịch sử thế giới cận đại.
2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu SGK.
- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Trực quan, phân tích, trao đổi đàm thoại, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp: 8A1.............................8A2.......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
G kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh
1


3. Bài mới
G. Giới thiệu đôi nét về chương trình Lịch sử lớp 8 (cấu trúc chương trình).
Gồm 2 phần:
- LSTG: + LSTG cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến khi CTTGI kết thúc
+ LSTG hiện đại từ sau CTTGI đến khi CTTGII kết thúc
- LSVN từ khi Pháp xâm lược (1858) đến năm 1918
- Giới thiệu bài: Nhắc lại đôi nét về LSTG lớp 7: CĐPK ra đời, suy vong,

giai cấp tư sản ra đời trong lòng xã hội phong kiến
Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và phát triển nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư
sản và các tầng lớp nhân dân lao động, điều đó báo trước một cuộc cách mạng
sẽ nổ ra, đó là cuộc cách mạng gì, diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu.
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung
I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ,
XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC
THẾ KỈ XV - XVI. CÁCH
MẠNG HÀ LAN THẾ KỶ XVI

Hoạt động 1

Thảo luận nhóm bàn (3 phút):
? Tìm hiểu thời gian ra đời, biểu hiện về kinh
tế, xã hội của nền sản xuất mới?
H. Thảo luận và cử đại diện trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
G. Chốt:
* Thời gian: Thế kỉ XV nền sản xuất mới
TBCN tiến bộ ra đời trong lòng XHPK.
* Biểu hiện
- Kinh tế: + Xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện
kim, nấu đường....có thuê mướn nhiều nhân
công.
+ Xuất hiện các thành thị, ngân hàng...
G. Chiếu cho H quan sát một số tranh những

thương cảng, thành thị ở Tây Âu trong các thế
kỉ XV-XVI. Đây chính là những trung tâm sản
xuất và buôn bán sầm uất, các xưởng sản xuất
thì có thuê mướn nhân công.Những biểu hiện
ấy chúng tỏ nền sản xuất mới TBCN tiến bộ đã
ra đời trong lòng XHPK suy yếu bị chính
quyền Phong Kiến kìm hãm song không ngăn
2

1. Một nền sản xuất mới ra
đời (Đọc thêm)
-Thế kỉ XV nền sản xuất mới
TBCN tiến bộ ra đời trong
lòng XHPK.
- Biểu hiện (SGK)


chặn được sự phát triển của nó.
- Xã hội: hình thành 2 giai cấp mới Tư sản và
Vô sản
Bổ sung: Mối quan hệ trong xưởng sản xuất là
mối quan hệ chủ thợ. Chủ xưởng kiếm được
lợi nhuận còn thợ bị bóc lột phải bán sức lao
động theo chế độ làm công ăn lương
- Trong xã hội Tây Âu đã có sự biến đổi giai
cấp, các giai cấp mới hình thành. Chủ xưởng
và thương nhân giàu có làm thành giai cấp Tư
sản, những người làm thuê tạo thành giai cấp
vô sản.
?* Vì sao nền sản xuất mới (TBCN) không bị

ngăn chặn ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Bổ sung: Nền SX mới đem lại năng suất
lao động cao, cải thiện cuộc sống của nhân
dân, được nhân dân ủng hộ và đó là sự phát
triển tất yếu của nền kinh tế.
?* Từ đó theo em trong xã hội Tây Âu lúc đó Tư sản>tồn tại những mâu thuẫn nào ?
nhân dân
HS: Thảo luận cặp đôi - Cử đại diên trả lời
Yêu cầu: Nhắc lại được mâu thuẫn cơ bản của
(Chủ yếu)
xã hội phong kiến, nêu được mâu thuẫn mới.
G. Chốt trên máy chiếu:
Phong kiến và giáo hội
GV: Kết luận: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
và các tầng lớp nhân dân với phong kiến ngày
càng gay gắt là nguyên nhân dẫn tới cách Các cuộc cách mạng tư sản
mạng sẽ nổ ra
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ
GV: Chiếu và yêu cầu HS quan sát bản đồ thế XVI
giới (hoặc bản đồ Châu Âu).
Giới thiệu vùng đất Nê-đéc-lan,
? Em biết gì về vị trí của vùng đất này
HS trả lời:
GV: Bổ sung: Nê-Đéc-Lan nằm ở ven bờ biển
Bắc, có điều kiện giao lưu buôn bán và phát
triển nền sản xuất công thương..
3



Thảo luận nhóm bàn(5 phút)
Điền vào phiếu học tập:
H. Thảo luận, cử đại diện phát biểu, các nhóm
khác nhận xét
G. Chốt trên máy chiếu:
Cách mạng Hà Lan
Nguyên
Vương triều phong kiến Tây Ban
nhân
Nha >< Nhân dân Nêdeclan
Diễn biến 1566: bùng nổ
1572: thành lập chính quyền
cách mạng
1581: thành lập Cộng hoà
Nêdeclan gồm 7 tỉnh
1648: độc lập
Tính chất Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra
Hình thức dới hình thức chiến tranh giải
phóng dân tộc.
Ý nghĩa
- Báo hiệu một thời đại mới, thời
đại của các cuộc cách mạng t sản
và suy vong của chế độ phong
kiến.
- Mở ra con đờng phát triển
nhanh chóng về mọi mặt của
kinh tế t bản chủ nghĩa tiến bộ.
?* Vì sao cuộc cách mạng Hà Lan là cuộc
=> là cuộc cách mạng tư sản

cách mạng tư sản đầu tiên?
đầu tiên
HS: Suy nghĩ trả lời: Cuộc cách mạng đã đánh
đổ được chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa tư bản phát triển, xây dựng một xã
hội tiến bộ hơn: nền cộng hòa, diễn ra sớm
nhất.
G. Chiếu lược đồ Anh
? Đây là quốc gia nào ? Em biết gì về quốc gia
đó ?
- Nước Anh, là đất nước phát triển, hiện nay
nổi bật với sựu kiện...... Hiện đang tồn tại chế
độ Quân chủ lập hiến. Hình thức nhà nước này
tồn tại ở Anh từ bao giờ, vì sao lại ra đời,
4


chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2 :

II. CÁCH MẠNG ANH
GIỮA THẾ KỈ XVII
1. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Anh.
? Sự phát triển của CNTB ở Anh được biểu * Kinh tế:
hiện như thế nào về kinh tế, chính trị xã hội? - Các công trường thủ công
phát triển,
- Các trung tâm thương mại,
tài chính hình thành
- Nhiều phát minh mới, phân

công lao động hợp lí, năng
suất lao động tăng => Chứng
tỏ CNTB phát triển mạnh mẽ ở
Anh.
?* Sự phát triển kinh tế TB ở Anh có gì khác
với các nước Tây Âu?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Bổ sung: Ngoài những biểu hiện chung
của sự phát triển kinh tế TBCN ở Châu Âu về
công thương nghiệp, KT TBCN ở Anh còn
phát triển mạnh trong nông nghiệp - đó là nền
nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản.
* Chính trị, xã hội:
- Xuất hiện quý tộc mới
- Đời sống nhân dân nghèo
GV: Kết luận: Quan hệ TBCN ở Anh phát triển khổ.
mạnh, xã hội xuất hiện tầng lớp quý tộc mới có
thế lực về kinh tế, nhân dân bị đuổi ra khỏi đất
đai của mình bởi nạn bao chiếm ruộng đất của
bọn quý tộc mới “Cừu ăn thịt người” hình
thành nên đội ngũ vô sản đông đảo.
G. - Cho HS hiểu về tầng lớp quí tộc mới vị
trí, tính chất của tầng lớp này trong xã hội Anh,
trước cách mạng là tầng lớp quí tộc được tư
sản hóa có thế lực kinh tế rất mạnh, là tầng lớp
đặc biệt gắn quyền lợi với tư sản, có nguyện
vọng giống giai cấp tư sản là
5



thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến
để tự do chiếm hữu và tự do kinh doanh, cùng
liên minh với tư sản để lãnh đạo cuộc cách
mạng tư sản Anh.
?* Với sự thay đổi về kinh tế, sự xuất hiện
của những tầng lớp xã hội mới như trên,
theo em xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại
những mâu thuẫn nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Khẳng định: Những >< trong xã hội Anh
ngày càng gay gắt -> là những nguyên nhân
bùng nổ cuộc cách mạng tư sản ở Anh.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt TS,
quí tộc mới >< Chế độ quân
chủ chuyên chế; nông dân ><
địa chủ, quí tộc
-> Cách mạng tư sản Anh
bùng nổ

2. Tiến trình cách mạng:
(Đọc thêm)
? Duyên cớ nào dẫn đến cách mạng bùng - 1640 vua triệu tập quốc hội
nổ?
(Duyên cớ)
- 1640 Quốc hội được triệu tập, tố cáo chính
sách cai trị độc đoán của Sác lơ I và yêu cầu
nhà vua ko đc tự tiện đặt thuế mới, không bắt
người mà không đưa ra xét xử, nhân dân ủng
hộ quốc hội (Tranh vẽ họp quốc hội Anh 1640)

- Sác-lơ I phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn
chuẩn bị lực lượng chống quốc hội và nhân
dân.
? Hãy trình bày tóm tắt diễn biến của CMTS * Giai đoạn 1: 1642 – 1648:
Anh?
nội chiến giành chính quyền
H. Trình bày ngắn gọn
* Giai đoạn 2: 1649 – 1688:
GV: Sử dụng lược đồ cuộc nội chiến ở Anh xác lập thể chế chính trị
(phóng to) (Chỉ vị trí của quân Quốc hội và - 30.1.1649: Saclơ I bị xử tử
quân đội nhà vua)
-> lập nền cộng hoà 1649
– 8/1642 nội chiến giữa Quốc hội (được nhân -> Cách mạng đạt đến đỉnh cao
dân ủng hộ) và nhà vua bùng nổ. Quân đội - 1688: thiết lập chế độ quân
Quốc hội do Ô-li-vơ Crom oen chỉ huy đã chủ lập hiến.
đánh bại quân đội nhà vua
GV: Chiếu hình ảnh Crôm Oen và giới thiệu:
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3
tháng 9 năm 1658) là một nhà lónh đạo chính
6


trị và quân sự người Anh, người đóng vai trũ
quan trọng trong việc thành lập nền cộng hũa ở
Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh,
Scotland và Ireland. Ông là một trong những
chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại
những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến
Anh. Sau khi vua Charles I của Anh bị xử tử
năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và

Scotland rồi cai trị với tư cách huân tước bảo
hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời năm
1658.
GV: Hướng dẫn HS quan sát (Hình 2). Tường
thuật quang cảnh xử tử vua Sáclơ I (theo 3
GV):
- Ngày 30/1/1649 vua Sác lơ I bị xử tử
- Nước Anh trở thành nước cộng hòa
G. Tuy nhiên lúc này cách mạng lại chưa chấm
dứt do mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới
và tư sản. Nông dân binh lính không được
hưởng quyền lợi gì. vì vậy họ tiếp tục nổi dậy
đấu tranh
- Quý tộc liên minh với tư sản tiếp tục cách
mạng. Tháng 12-1688, quý tộc tiến hành đảo
chính, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, cách
mạng kết thúc.
?* Em hiểu thế nào là quân chủ lập hiến?
- Giải thích: Quân chủ lập hiến là chế độ chính
trị của một nước trong đó quyền lực của vua bị
hạn chế bằng một hiến pháp do quốc hội tư sản
định ra. Nhà vua tuy ở ngôi trị vì nhưng không
cai trị, mọi quyền lực thuộc về tư sản và quý
tộc mới.
? Thực chất chế độ quân chủ lập hiến là gì?
HS: Trả lời thực chất vẫn là chế độ tư bản.
?* Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra có gì
khác so với cuộc cách mạng tư sản Hà Lan
HS: Hình thức là cuộc nội chiến giữa tư sản, 3. Ý nghĩa Lịch sử của cách
quí tộc mới với nhà vua và quí tộc phong kiến. mạng tư sản Anh giữa thế kỉ

7


XVII
- Cuc C/M TS Anh lt nn
? Cuc cỏch mng t sn Anh ó lm c thng tr ca PK, xỏc lp ch
gỡ ? Cỏch mng cú trit khụng ? Ti sao ? TBCN, m ng cho
HS: tr li
CNTB phỏt trin. Tuy nhiờn l
GV: Nhng kt qu ca cuc cỏch mng Anh cuc C/M khụng trit
cho thy ú l cuc cỏch mng t sn khụng
trit vỡ lónh o cỏch mng l liờn minh t
sn + quớ tc mi nờn khụng tiờu dit c ch
phong kin (vn duy trỡ quõn ch lp hin)
khụng gii quyt rung t cho nụng dõn
nghốo. õy chớnh l hn ch ca cuc cỏch
mng t sn Anh.
G. Gii thiu cõu núi ca Cỏc Mỏc trong SGK
?* Em hiu th no v cõu núi ca Mac?
HS: Suy ngh tr li.
GV: gii thớch. Giai cp t sn v quý tc mi
thng li ó xỏc lp ch TBCN(hỡnh thc l
quõn ch lp hin), sn xut TBCN phỏt trin
v thoỏt khi s thng tr ca ch phong
kin.
4. Cng c:
? Em hiu th no l 1 cuc cỏch mng t sn ?
G. Chiu mt s BTTN HS tr li
5. Hng dn hc nh:
- Hc bi c.

- Lập bảng niên biểu sự kiện chính của cách mạng t sản Anh
- Đọc và trả lời câu hỏi phần III - Bài 1- Chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Tìm hiểu về G. Oa-sinh-tơn- Tổng thống đầu tiên của nớc

E. RT KINH NGHIM:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ký duyt ca t chuyờn mụn
Ngy.......thỏng.....nm 2018

8


Ngày soạn:
/ /2018
Ngày giảng: 8A1: / /2018
8A2: / /2018
Tiết 2 - Bài 1

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
-Biết Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong
các thế kỉ XVI -XVII
- Hiểu được những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất
mới - tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó thấy được cuộc sđấu tranh
giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu nổ ra.

- Biết cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản Anh
- Hiểu được chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hợp chúng quốc Mĩ nhà nước tư sản
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học
tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa.
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay
cho chế độ phong kiến.
B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (hoặc máy chiếu)
- Lịch sử thế giới Cận đại (giáo trình CĐ)
2. Học sinh: Sưu tầm một số tư liệu phục vụ bài học: Chân dung và sự
nghiệp của Oa-sinh-tơn...
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng đồ dùng trực quan, trao đổi đàm thoại , nêu vấn đề, thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC

1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp : 8A1.......................................;8A2...................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cách mạng nào kết thúc thời kì lịch sử Trung đại và mở đầu thời kì lịch sử
Cận đại ?
? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh ? Tại sao nói CMTS Anh là
cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?
- CMTS Hà Lan

9


- Là cuộc cách mạng tư sản, xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển xác lập quyền thống trị của tư sản và quý tộc
mới.
- Những kết quả của cuộc cách mạng Anh cho thấy đó là cuộc cách mạng tư
sản không triệt để vì lãnh đạo cách mạng là liên minh tư sản + quí tộc mới nên
không tiêu diệt được chế độ phong kiến (vẫn duy trì quân chủ lập hiến) không
giải quyết ruộng đất cho nông dân nghèo. Đây chính là hạn chế của cuộc cách
mạng tư sản Anh.
3. Bài mới:
Cùng với 2 cuộc cách mạng đã học: cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng
tư sản Anh, cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ,
cũng là cuộc cách mạng tư sản, nó ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành
độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. Vậy cuộc chiến
tranh bùng nổ do nguyên nhân nào ? Diễn biến, kết quả ra sao ? Ý nghĩa của
cuộc cách mạng như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 :
GV: Chiếu lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở
Bắc Mĩ. Yêu cầu HS quan sát và xác định vị
trí, tiềm năng của 13 thuộc địa
HS: Lên bảng chỉ trên bản đồ: xác định vị trí
và giới thiệu 13 thuộc địa. (Theo SGK)
? Em hãy nêu một vài nét về sự xâm nhập
của TD Anh ở Bắc Mĩ ?

G. Minh họa trên lược đồ máy chiếu

III. Chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ
1. Tình hình các thuộc địa Nguyên nhân của chiến
tranh:
*Tình hình thuộc địa:
- Từ đầu thế kỉ XVII - đầu thế
kỉ XVIII, thực dân Anh đã
thành lập 13 thuộc địa ở Bắc

? Nền kinh tế của 13 thuộc địa phát triển - Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát
như thế nào?
triển theo đường tư bản chủ
GV: Thông báo thêm về tình hình phát triển nghĩa.
kinh tế công thương nghiệp của 13 thuộc địa
và chỉ trên lược đồ:
Các thuộc địa miền Bắc, miền Trung phát
triển mạnh kinh tế công- thương nghiệp với
những công trường thủ công, xưởng đóng tàu
có qui mô lớn.
Các thuộc địa miền Nam, kinh tế nôngnghiệp
phát triển mạnh với những đồn điền, trang
10


trại lớn.
? Vì sao nhân nhân 13 thuộc địa đấu tranh * Nguyên nhân của chiến
chống TD Anh ?

tranh
- TD Anh Ngăn cản sự phát
triển công, thương nghiệp của
?* Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát các thuộc địa.
triển của kinh tế thuộc địa? Điều đó dẫn tới - Mâu thuẫn giữa nhân dân
hệ quả gì ?
thuộc địa với Chính quốc gay
GV: Tổng kết thảo luận và kết luận:
gắt
Do kinh tế của 13 thuộc địa phát triển đã
cạnh tranh với chính quốc, nhưng do thực
dân Anh chỉ coi nơi này là nơi cung cấp
nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa cho chính
quốc nên đã tìm mọi cách để ngăn can kinh
tế thuộc địa
* Chính sách của TD Anh ở Bắc Mỹ:
Kinh tế: Cấm lập nhà máy, xí nghiệp
Ban hành nhiều đạo luật kìm hãm sự phát
triển công thương, hàng hải ở Bắc Mỹ
Cấm mở rộng khai khẩn đất đai ở miền Tây
Chính trị: Áp bức dân tộc, áp bức giai cấp
=> Thuộc địa mâu thuẫn với chính quốc. Đó
là nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh.
=> Cuộc chiến tranh giành độc
lập bùng nổ.
Hoạt động 2:
2. Diễn biến cuộc chiến
? Theo em duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh: (Đọc thêm)
tranh là gì ?
a. Duyên cớ:

- Tháng 12- 1773 nhân dân
GV: Chiếu hình ảnh Sự kiện chè Boxton Cảng Botton ném các thùng
1773: Hành động trả thù của thực dân Anh chè của Anh xuống biển à
đối với nhân dân cảng Bô-Stơn (đóng cảng) Thổi bùng lên ngọn lửa chiến
=> mâu thuẫn và căng thẳng gia tăng. Trong tranh
hội nghị lục địa ở Phi- la- đen- phi- a, những - 10/1774, kiến nghị của đại
kiến nghị của đại biểu thuộc địa không được biểu thuộc địa ở hội nghị Phichấp nhận -> chiến tranh chính thức bùng nổ. la-đen-phi-a bị từ chối.
? Em biết gì về Oa-sinh-tơn ? (H/a Oa-sinh- => Chiến tranh bùng nổ
tơn)
(4/1775) chỉ huy Oa-sinh-tơn
HS: giới thiệu đôi nét về Oa-sinh-tơn.
11


GV: Bổ sung thêm vài nét về đạo đức phẩm
chất của ông: Là người có lòng dũng cảm,
tính kiên định, tài chỉ huy quân sự và tổ
chức, có uy tin lớn trong nhân dân- người
thúc đẩy thẳng lợi cuộc cách mạng.
? Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 b. Diễn biến:
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diến ra như thế * Giai đoạn (1775 – 1777):
nào ?
- 4/7/1776, tuyên ngôn độc lập
được công bố
G. Chiếu h/ả: Đại hội 13 thuộc địa và Tuyên
ngôn độc lập.
GV: Yêu cầu HS đọc đoạn chữ in nhỏ
HS: Đọc SGK
Thảo luận nhóm bàn 3 phút:
? Theo em tính chất tiến bộ của tuyên ngôn

độc lập vcủa Mĩ được thể hiện ở những
điểm nào? liên hệ ở Mĩ nhân dân lao động
có được hưởng các quyền đã được nêu
trong tuyên ngôn độc lập hay không ?
H. TL
G. Chiếu hình ảnh và thuyết minh
GV: Bổ sung: Tuyên ngôn khẳng định: Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bỡnh
đẳng. Tạo hóa đó ban cho họ những quyền
bất khả xâm phạm. Trong những quyền ấy
có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn xác nhận nhân
dân là gốc của chính quyền, nhân dân có
quyền thiết lập bộ máy Nhà nước. Mặt khác,
Tuyên ngôn lại khẳng định quyền lực của
giai cấp tư sản và của người da trắng, không
xóa bỏ chế độ nô lệ, duy trì việc bóc lột công
nhân làm thuê…
chỉ những người da trắng mới được hưởng
những quyền đã nêu trong bản tuyên ngôn.
Người da đen không được hưởng.
?* Bản tuyên ngôn được liên hệ trong bản
tuyên ngôn nào ở nước ta ?
12


HS: trả lời: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh trong ngày 2/09/1945.
G. Chiếu TNĐL của HCM
? Cuộc chiến tranh tiếp diễn như thế nào?

GV: trình bày tiếp diễn biến của cách mạng:
Chiến tranh vẫn tiếp diễn ........ của quân
Anh.
G. Chiếu hình ảnh chiến thắng Xa-ra-tô-ga
? Chiến thắng Xa-ra-tô-ra có ý nghĩa như
thế nào đối với chiến tranh giành độc lập ?
HS: trả lời
GV: Bổ sung: Chiến thắng đã tạo ra được
bước ngoặt của cuộc chiến tranh, tạo ưu thế
cho nhân dân Bắc Mĩ để năm 1781, quân
Anh ở Bắc Mĩ phải đầu hàng, 3-09-1783,
Anh phải ký hiệp ước Véc-sai thừa nhận độc
lập của 13 thuộc địa.
?* Oa-sinh-tơn có vai trò như thế nào trong
cuộc chiến tranh giành độc lập ?
HS: trả lời: ông có vai trò lớn - người chỉ huy
quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh ->
được chọn làm tổng thống đầu tiên của nước
Mĩ.

* Giai đoạn (1777 – 1783):
- 17/10/1777 quân khởi nghĩa
thắng lớn ở Xa –ra- tô-ga.

=> Anh kí Hiệp ước Vec Xai
1783
–> kết thúc chiến tranh.

3. Kết quả và ý nghĩa cuộc
chiến tranh giành độc lập

của các thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ:
GV: Hướng dẫn HS theo dõi 2 đoạn đầu và * Kết quả:
phần chữ nhỏ (mục 3).
- Theo Hiệp ước Vecxai, Anh
? Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thừa nhận nền độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đạt được kết quả thuộc địa.
gì?
- Một quốc gia tư sản mới ra
HS: Dựa vào SGK trả lời.
đời - Hợp chủng quốc Mĩ
(USA- thường gọi là Mĩ hay
Hoa Kỳ )
- Năm 1787 Hiến pháp mới
ban hành, Mĩ là nước cộng
hòa liên bang, đứng đầu nhà
13


nước là Tổng thống.
? Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của
hiến pháp năm 1787 ?
HS: Hiến pháp hạn chế quyền bình đẳng của
người phụ nữ, da đen, da màu...
G. Chiếu nội dung Hiến pháp Mĩ: Giảng về
thể chế chính trị ở Mĩ theo hiến pháp quy
định.
G. Chiếu sơ đồ bộ máy nhà nc Mĩ theo Hiến
pháp 1787
? Ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc * Ý nghĩa:

lập?
- Là cuộc đấu tranh giải phóng
HS: Dựa vào SGK trả lời
dân tộc, giải phóng nhân dân
Mỹ
khỏi ách đô hộ của CNTD
- Mở đường cho CNTB Mĩ
phát triển
- Ảnh hưởng đến phong trào
đấu tranh giành độc lập của
Thảo luận
nhiều nước .
? Vì sao gọi cuộc Chiến tranh giành độc lập
của 13 thuộc địa là cuộc cách mạng tư
sản ? (Nhóm 1,2,3)
? Vì sao Lênin gọi đây là: “Cuộc Chiến
tranh giải phóng thực sự, là cuộc cách
mạng thực sự ” (Nhóm 4,5,6)
- Vì chiến tranh tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế tư bản ở Mỹ phát triển à thực chất
là cuộc cách mạng tư sản
- Vì đã lật đổ ách thống trị của TD Anh, giải
phóng 13 thuộc địa mở đường cho CNTB
phát triển
G. Chiếu h/a tượng nữ thần tự do – biểu
tượng nc Mĩ và câu nói của Lê nin: Lênin gọi
đây là: cuộc chiến tranh giải phóng thực sự,
cách mạng thực sự ” ?
4. Củng cố
GV: T/c cho H chơi trò chơi Ô chữ bí mật

14


? Qua bài học em hãy cho biết những căn cứ nào để xác định là cuộc cách
mạng tư sản ?
HS: trả lời
+ Thành phần lãnh đạo (tư sản) ở Anh quí tộc mới
+ Mục tiêu, kết quả: Đánh đổ chế độ PK, mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển, xác lập sự tồn tại của giai cấp tư sản.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
* Hướng dẫn bài tập 1 bài 2 (trang 9).
1. Lập niên biểu theo mẫu
Các sự kiện chính

Niên đại

- 8. 1642
Nội chiến bùng nổ
2. Ý nghiã của các cuộc cách mạng đầu tiên:
Xác lập sự thắng lợi cuả chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến (ở
các mức độ khác nhau) tạo điều kiện cho sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
(không bị kìm sự hãm của chế độ phong kiến). Tuy nhiên các cuộc cách mạng
đó chưa triệt để (ở Anh là chế độ quân chủ lập hiến, ở tất cả các cuộc cách mạng
tư sản đều mang lại quyền lợi giai cấp tư sản (ở Anh có cả quí tộc mới) nhân
dân lao động không được hưởng quyền lợi gì).
Học bài cũ.
* Chuẩn bị bài sau: Cách mạng tư sản Pháp (mục I, II).
1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng.
2. Nguyên nhân cách mạng Pháp bùng nổ (nguyên nhân sâu xa, trực tiếp)
3. Cách mạng tư sản pháp bắt đầu như thế nào ?

E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngày.......tháng.....năm 2018

15


Ngày soạn:
/ /2018
Ngày giảng: 8A1: / /2018
8A2: / /2018
Tiết 3 - Bài 2

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
- Hiểu được tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Biết những sự kiện cơ bản về diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn,
hiểu vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của
cách mạng.
- Hiểu ý nghĩa Lịch sử của cách mạng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê.
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.
3. Thái độ:
- Nhận thức tính chất hạn chế của cuộc cách mạng Tư sản.

- Bài học rút ra từ cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789.
B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Tranh " Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng", " Tấn công pháo đài
nhà tù Ba- xti"; bảng phụ vẽ sơ đồ sự phân hóa XH Pháp trước cách mạng.
2. Học sinh:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
C. PHƯƠNG PHÁP

Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại, diễn giảng...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp : 8A1.......................................;8A2...................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ ?
Trả lời: * Kết quả:
- Theo Hiệp ước Vecxai, Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa.
- Một quốc gia tư sản mới ra đời - Hợp chủng quốc Mĩ (USA- thường gọi là
Mĩ hay Hoa Kỳ )
- Năm 1787 Hiến pháp mới ban hành, Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu
nhà nước là Tổng thống.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân Mỹ
khỏi ách đô hộ của CNTD
16



- Mở đường cho CNTB Mĩ phát triển
- Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước .
3. Bài mới.
Vào cuối thế kỉ XVIII, giữa Pari hoa lệ của nước Pháp – “Kinh đô Châu
Âu”, đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc
cách mạng đó được Lênin nhấn mạnh: “Nó xứng đáng là một cuộc đại cách
mạng”.
Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm Châu Âu lại trở nên điển hình hơn
bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào của thời kì cận đại?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

Hoạt động 1:
? Tình hình kinh tế nông nghiệp nước Pháp trước
cách mạng như thế nào?
? Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp
thể hiện ntn? Vì sao nông nghiệp Pháp lạc hậu?
? Nền kinh tế công thương có đặc điểm gì? CĐPK
đã có những chính sách gì đối với sự phát triển
công thương nghiệp?
?* So với sự phát triển của CNTB ở Anh thì sự
phát triển của CNTB ở Pháp có điểm gì?
H. Trong thời kì nước Pháp trước cách mạng (nước
Anh đang trên con đường công nghiệp hóa TBCN)
thì nước Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu,
trong khi đó công thương nghiệp đang trên đà phát
triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở.
GV kết luận: Để tạo điều kiện cho xã hội phát triển
cần xóa bỏ quá trình sản xuất phong kiến đã lạc hậu
lỗi thời, giải quyết vấn đề này cần phải tiến hành
một cuộc cách mạng xã hội.

Hoạt động 2:
GV: Thông báo tới HS tình hình nước Pháp trước
cách mạng: vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chê
cao độ dưới sự thống trị của vua Lui XVI trong khi
nền tảng KT – XH có nhiều biến đổi vua nắm cả
vương quyền lẫn thần quyền. Lui nói: “Những gì
trẫm muốn đó là pháp luật”. Sau đó:

NỘI DUNG

I. Nước Pháp trước cách
mạng.
1. Tình hình kinh tế.
- Nông nghiệp lạc hậu: công
cụ và phương thức canh tác
thô sơ năng xuất thấp. do bị
bóc lột kìm hãm nặng nề của
pk, địa chủ
- Công thương nghiệp phát
triển, sản xuất bằng máy ->
nhưng bị CĐPK kìm hãm
-> mâu thuẫn giữa TS với
CĐPK sâu sắc.

2. Tình hình chính trị - xã
hội.

- Chính trị : Nước Pháp tồn
tại chế độ Quân chủ chuyên
chế(vua độc đoán nắm mọi

quyền hành thống trị bóc lột
nhân dân.
? XH Pháp trước cách mạng được phân ra những - Xã hội Pháp phân thành 3 đẳng
đẳng cấp nào ?
cấp:
17


? Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hiểu thế nào là
đẳng cấp ?
HS: Những tầng lớp xã hội được hình thành dưới
chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tục lệ quy
định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ khác
nhau.
GV : Sử dụng bảng phụ: sơ đồ 3 đẳng cấp
Tăng lữ

Quí tộc

- Có quyền
- Không phải
quyền
đóng thuế

Đẳng cấp thứ ba

Nôngdân
nn
Tư sản
Các tầng lớp

nhândân khác
khác

- Không có quyền gì.
- Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến.

? Nhìn vào sơ đồ, em hãy nêu vị trí, quyền lợi của
ba đẳng cấp ?
G. Hai đẳng cấp trên(Quý tộc, Tăng lữ) có mọi đặc
quyền
Đẳng cấp III(tư sản, nông dân và các tầng lớp nhân
dân khác) không có quyền lại bị áp bức bóc lột nặng
nề-> mâu thuẫn giữa dẳng cấp thư 3 với hai đẳng
cấp trên ngày càng sâu sắc, đóng thuế và các nghĩa
vụ khác.
G: Đẳng cấp III chiếm 99% dân số bị phụ thuộc
trong đó đứng đầu là giai cấp TS.
- Qua đây chúng ta thấy đẳng cấp khác với giai cấp
ở chỗ: đẳng cấp là tầng lớp xã hội, giai cấp có thể có
nhiều đẳng cấp khác nhau.
Giai cấp phong kiến gồm 2 đẳng cấp: Tăng lữ, quí
tộc; Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, các
tấng lớp khác.
- Sự khác nhau về vị trí quyền lợi của ba đẳng cấp
được minh họa qua (Hình 5). Hướng dẫn HS quan
sát H5
?* Em hãy mô tả lại hình ảnh người nông dân
Pháp hồi đó?
H.- Nông dân Pháp bị áp bức bóc lột nặng nề(của
18


+ Tăng lữ
+ Quý tộc
+ Đẳng cấp thứ 3


tăng lữ, quý tộc)-> đời sống vô cùng cực khổ
- Kinh tế nông nghiệp lạc hậu (công cụ lao động thì
thô sơ: cuốc cùn, ruộng đồng nứt nẻ, khô cạn, chuột
bọ phá hoại)
GV: Bổ sung thêm: Một nông dân già; tay chống
chiếc cuốc (tiêu biểu cho nền nông nghiệp lạc hậu)
cõng trên lưng quí tộc và tăng lữ (chịu sự áp bức).
Trong túi áo, túi quần của người nông dân có những
tờ văn tự vay nợ, cầm ruộng đất. Các hình chim, thỏ
nói lên đặc quyền của thế lực PK (có quyền nuôi các
loài vật này nếu nông dân bắt, giết sẽ bị chừng phạt)
và chuột (phá hoại mùa màng).
G: Kết luận
Hai đẳng cấp trên nắm chức vụ cao trong nhà nước,
nhà thờ, chỉ huy quân đội, luôn ở bên vua kiêu hãnh
về dòng họ, sống trên thành quả lao động của người
khác đồi bại và đớn hèn.
-> Ăn bám xã hội.
Như vậy do địa vị kinh tế và xã hội qui định cuối
XVIII xã hội pháp chia thành 3 Đ/C và hình thành
hai trận tuyến PK và chống PK.
? Qua phân tích sơ đồ, hình 5, em hãy cho biết
mối quan hệ giữa ba đẳng cấp?
HS: Trả lời

- Đẳng cấp thứ ba >< Tăng lữ, quí tộc.
GV Kết luận: Nước Pháp trước cách mạng đã hình
thành hai trận tuyến: Một bên là PK (vua, đẳng cấp
tăng lữ, quí tộc) một bên là đẳng cấp thứ ba. PK ra
sức giữ trật tự PK đã suy yếu, đẳng cấp thư ba mà
tiên phong là giai cấp TS tìm mọi cách tấn công vào
thành trì PK trên tất cả các lĩnh vực => Một cuộc
cách mạng bùng nổ là tất yếu.
- Sau đó GV dẫn dắt: Sự tiến bộ của khoa học - kĩ
thuật, sự phát triển của mầm mống KT TBCN đã
giúp những người tiến bộ nhìn nhận lại những quan
điểm tư tưởng PK nhà thờ, họ đã tập trung phê phán
tư tưởng cũ. Vậy cuộc đấu tranh của họ diễn ra như
thế nào chúng ta cùng chuyển sang phần 3
Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm lớn:
? Tìm hiểu về trào lưu triết học Ánh sáng, về thời
19

-> Đẳng cấp thứ ba >< Tăng
lữ, quí tộc.

3. Đấu tranh trên mặt trận
tư tưởng
- Thế kỷ XVIII xuất hiện
trào lưu triết học Ánh sáng
- Đại diện: Mông-te-xki-ơ,
Vôn-te, Ru-xô



gian xuất hiện, đại diện, nội dung tư tưởng, tác - Nội dung : + Phê phán chế
độ phong kiến
dụng?
+ Xây dựng nhà
nước mới
- Tác dụng:
+ Thức tỉnh tư tưởng của
quần chúng.
+ Dọn đường cho cuộc cách
mạng xã hội bùng nổ.
GV: Giới thiệu 3 nhà tư tưởng "Chế độ.....Rút-xô"
- Môngtexkiơ (1689-1755) xuất thân trong gia đình
tư pháp.Bản thân ông đã từng làm chủ tịch cơ quan
tư pháp ở Boócđô nên hiểu rất rõ về chế độ phong
kiến. Ông viết cuốn <tinh thần luật pháp> năm
1748, lên án nhà nước QCCC cực đoan, vạch trần
bộ mặt tôn giáo, bảo vệ tư tưởng tự do,lên án chiển
tranh xâm lược.
- Vôn te (1694-1778) Sinh ra trong gia đình giàu có
đại diện xuất sắc nhất của trào lưu triết học Pháp thế
kỉ XVIII là bậc thiên tài với khả năng hiểu biết toàn
diện, ông là nhà triết học, nhà thơ, nhà soạn kịch,
nhà sử học, vật lí nhà hoạt động chính trị... Trong lá
thư triết học ông đã kịch liệt lên án tính chất dã man,
tàn bạo, phản động, lạc hậu của chính phủ chuyên
chế và nhà thờ thiên chúa Pháp vì thế ông nhiều lần
bị giam trong ngục Ba Xti. Tư tưởng của Vôn Te
đóng vai trò cực kì quan trọng trong troà lưu triết
học ánh sáng . Vì thế tên tuổi ông gắn liền với tên
tuổi của thơì đại. Thế kỉ XVIII ở châu Âu được gọi

là thế kỉ của Vôn te.
- Người đại diện xuất sắc cho tư tưởng dân chủ tư
sản là Giăng Giắc Ru Xô (1712-1778) Xuất thân
trong gia đình thợ chữa đồng hồ ở Giơ ne vơ.Từ bé
cực khổ,lang thang kiếm sống khắp nơi, sớm hiểu rõ
đời sống người lao động căm ghét chế độ bóc lột PK
Tên tuổi ông gắn với Khế ước xã hội. Cương lĩnh
chính trị tiến bộ của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến
tiến trình cách mạng nhất là thời kì Gia cô banh.
? Qua tư tưởng của ba ông, hãy giải thích tại sao
gọi là “trào lưu triết học ánh sáng” ? Vai trò ?
HS: Giải thích
GV: Kết luận: Tư tưởng của ba ông đều chĩa múi
20


nhọn tấn công vào chế độ PK đòi thay thế nó bằng
xã hội mới tiến bộ hơn.
Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp bùng
lên chống CĐPK – giáo hội trên lĩnh vực tư tưởng,
đoạn đường cho cuộc cách mạng bùng nổ .
G: Tư tưởng đó lan tràn trên mọi lĩnh vực, nhằm mở
ra một chân trời mới vì thế tư tưởng đó vượt ra khỏi => Khai sáng, thức tỉnh nhân
nước Pháp ảnh hưởng khắp châu Âu.
dân, trở thành động lực tinh
? Ý nghĩa của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư thần to lớn cho cách mạng.
tưởng?
4. Củng cố:
G. Củng cố lại kiến thức tiết học
? Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng Tư sản Pháp ?

Trả lời (Qua bài đã học rút ra nguyên nhân sâu sa, nguyên nhân trực tiếp).
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài, làm bài tập trong sách bài tập.
- Bài mới: đọc và ngiên cứu SGK phần II.
+ Trả lời các câu hỏi trong các mục.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngày.......tháng.....năm 2018

21


Ngày soạn:
/ /2018
Ngày giảng: 8A1: / /2018
8A2: / /2018
Tiết 4 - Bài 2

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Hiểu được việc chiếm ngục Ba-xti(14/7/1789) mở đầu cách mạng.
- Tóm tắt được diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách
mạng đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ
dân tộc dân chủ.
- Hiểu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp.

2. Kĩ năng
- Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê.
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.
3. Thái độ
- Nhận thức được tính chất hạn chế của cuộc cách mạng tư sản.
- Bài học rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
B. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:
- Lược đồ Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
- Máy chiếu
2. Học sinh:
- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
- Sưu tầm tư liệu về cách mạng tư sản Pháp.
C. PHƯƠNG PHÁP:

- Miêu tả, tường thuật, trao đổi đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp : 8A1.......................................;8A2...................................
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày tình hình kinh tế chích trị nước Pháp trước cách mạng ?
* Tình hình kinh tế.
- Nông nghiệp lạc hậu: công cụ và phương thức canh tác thô sơ năng xuất thấp.
do bị bóc lột kìm hãm nặng nề của pk, địa chủ
- Công thương phát triển, sản xuất bằng máy -> nhưng bị CĐPK kìm hãm
->mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân
* Tình hình chính trị xã hội.
- Chính trị : Nước Pháp tồn tại chế độ Quân chủ chuyên chế(vua độc đoán nắm
mọi quyền hành thống trị bóc lột nhân dân.

- Xã hội Pháp phân thành 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ
+ Quý tộc
+ Đẳng cấp thứ 3
22


-> Đẳng cấp thứ ba >< Tăng lữ, quí tộc.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 :

II. Cách mạng bùng nổ
(chỉ nhấn mạnh sự kiện
17/7, "tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền", nền
chuyên chính dân chủ cách
mạng Gia-cô-banh)
1. Sự khủng hoảng của chế
độ quân chủ chuyên chế:
? Những biểu hiện của sự khủng hoảng của - Cuối thế kỉ XVIII khủng
chế độ quân chủ chuyên chế?
hoảng trầm trọng:
HS: Trả lời
+ Nợ 5 tỉ li vơ.
+ Công thương đình trệ.
+ Mất mùa, đói kém.

+ Công nhân thất nghiệp.
? Vì sao nhân dân đứng dậy đấu tranh ?
-> Mâu thuẫn vốn có trong
xã hội Pháp càng trở nên gay
HS: Trả lời
- Nhân dân không muốn tiếp tục bị áp bức bóc gắt.
lột -> nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ
ra
GV: Kết luận: Mâu thuẫn trong xã hội Pháp ngày
càng gay gắt -> cuộc cách mạng chống PK do
giai cấp TS đứng đầu sẽ tất yếu nổ ra.
2. Mở đầu thắng lợi của
cách mạng
? Trong hoàn cảnh CĐQCCC đang khủng - Ngày 5/5/1789, Hội nghị
hoảng trầm trọng như trên, vua Lui XVI đã ba đẳng cấp được triệu tập
làm gì ?
? Hội nghị ba đẳng cấp nhằm mục đích gì ?
Kết quả ra sao ?
HS: Trả lời
- Hội nghị ba đẳng cấp nhằm giải quyết mâu
thuẫn nhưng không có kết quả vì nhà vua ngoan
cố muốn tăng thuế để giải quyết khủng hoảng,
còn đẳng cấp ba thì kịch liệt phản đối chủ trương
này -> cách mạng bùng nổ.
GV: Chiếu hình ảnh HN 3 đẳng cấp:
- Hội nghị do Lui XVI chủ trì có 1200 đại biểu
23


đẳng cấp ba, trong Hội nghị nếu biểu quyết theo

đầu người -> Đẳng cấp ba luôn thắng, còn bỏ
phiếu theo đẳng cấp thì đẳng cấp ba ở vào thế
yếu trước 2 đẳng cấp trên. Quí tộc,Tăng lữ ủng
hộ vua tăng thuế -> làm cho mâu thẫn lên tới tuột
đỉnh không thể điều hòa.
? Lúc này, đẳng cấp thứ ba đã có hành động - 17-6-1789 Đẳng cấp ba tự
họp thành QH lập hiến,soạn
gì?
hiến pháp riêng, thông qua
các đạo luật tài chính
? Trước việc làm của QH, vua và quý tộc đã -> vua, quý tộc dùng quân
đội đàn áp
làm gì ?
- Ngày 14/7/1789, quần
? Quần chúng nhân dân đã có hành động gì?
chúng vũ trang tấn công
GV: Chiếu và yêu cầu HS quan sát H9 và đọc cá pháo đài – nhà ngục Baxti
nhân nội dung SGK
HS: Quan sát H9, tương thuật cuộc tấn công
pháo đài- ngục Baxti.
GV: Bổ sung bài tường thuật:
Pháo đài Ba-xti được xây dựng để bảo vệ kinh
thành Pa-ri, có hào sâu xung quanh ngăn cách, có
cầu treo và đại bác phòng giữ. Về sau pháo đài
được dùng để giam cầm, giết hại những người
chống chế độ phong kiến.
Sáng sớm ngày 14/7, 300 000 quần chúng Pa-ri
cầm vũ khí kéo đến bao vây, tấn công ngục Baxti. Sau 4 giờ chiến đấu, quần chúng ùa vào, dội
bảo vệ đầu hàng, giết chết viên sĩ quan chỉ huy
chống cự lại

? Cuộc tấn công vào pháo đài nhà ngục Baxti -> Mở đầu thắng lợi của
có ý nghĩa gì ?
CM.
Thảo luận cặp đôi:
?* Vì sao việc đánh chiếm pháo đài – ngục
Baxti đã mở đầu cho thắng lợi của cuộc cách
mạng ?
HS: Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng một
đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu
thắng lợi, tiếp tục phát triển
GV: Chiếu và kết luận: 14/7, được ghi vào Lịch
sử của nhân dân Pháp, trở thành ngày Quốc
24


khánh, CĐPK sụp đổ.
4. Củng cố:
? Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp ?
G. Củng cố lại kiến thức tiết học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ theo nội dung và câu hỏi trong SGK.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: mục III: Sự phát triển của cách mạng
1. Cách mạng Pháp phát triển qua mấy giai đoạn và phát triển theo chiều
hướng nào ?
2. Kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp ?
3. Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để (so
với cách mạng tư sản Anh).
4. Vai trò của quần chúng trong cách mạng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngày.......tháng.....năm 2018

Ngày soạn:
/ /2018
Ngày giảng: 8A1: / /2018
25


×