Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng nhiễm một số vi sinh vật và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các trạm y tế xã, huyện vũ thư, tỉnh thái bình, năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

PHẠM ĐỨC LONG

THùC TR¹NG NHIƠM MéT Sè VI SINH VậT
Và KIếN THứC, THựC HàNH CủA NHÂN VIÊN Y Tế Về
KIểM SOáT NHIễM KHUẩN TạI CáC TRạM Y Tế XÃ,
HUYệN Vũ THƯ, TỉNH THáI BìNH NĂM 2017

LUN VN THẠC SỸ Y TẾ CƠNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

PHẠM ĐỨC LONG

THùC TR¹NG NHIƠM MéT Sè VI SINH VậT
Và KIếN THứC, THựC HàNH CủA NHÂN VIÊN Y Tế Về
KIểM SOáT NHIễM KHUẩN TạI CáC TRạM Y Tế XÃ,
HUYệN Vũ THƯ, TỉNH THáI BìNH NĂM 2017


LUN VN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701

Cán bộ hƣớng dẫn:
1. PGS.TS. Vũ Phong Túc
2. GS.TS. Trần Quốc Kham

THÁI BÌNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, ngồi sự nỗ lực của
bản thân tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chấp hành Đảng
ủy, Ban Giám hiệu, Khoa Y tế cơng cộng, Phịng Quản lý Đào tạo Sau đại học
- Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện bản luận văn cao học này. Tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban giám đốc, các
đồng nghiệp - Bệnh viện Phổi Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình
đã giúp đỡ tơi trong q trình triển khai nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn
thành luận văn đúng tiến độ.
Đặc biệt, với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi tới hai Thầy hướng dẫn
của mình là PGS.TS. Vũ Phong Túc và GS.TS. Trần Quốc Kham đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ, gia đình, bạn bè
hậu phương vững chắc đã cho tôi động lực vươn lên trong học tập cũng như
trong cuộc sống.

Tác giả

Phạm Đức Long


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là: Phạm Đức Long, học viên khóa đào tạo trình độ Cao học, chun
ngành Y tế cơng cộng, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy giáo: - PGS.TS. Vũ Phong Túc
- GS.TS. Trần Quốc Kham

- HDC
- HDP

2. Cơng trình này khơng trùng hợp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày

tháng

năm 2018

NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Đức Long



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CFU/m3

Số đơn vị hình thành khuẩn lạc trong 1m3 khơng khí

NHS

Nữ hộ sinh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

RTTQ

Rửa tay thƣờng quy

ĐD

Điều dƣỡng

TYT

Trạm y tế


YS

Y sĩ

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Nguyên nhân nhiễm khuẩn tại trạm y tế xã ........................................... 4
1.1.1. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ môi trƣờng khơng khí ..................... 4
1.1.2. Ngun nhân nhiễm khuẩn từ nguồn nƣớc sử dụng tại trạm y tế xã.. 6
1.1.3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ nhân viên y tế ................................. 7
1.1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ dụng cụ, trang thiết bị y tế .............. 8
1.2. Nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong dịch vụ khám chữa bệnh tại
trạm y tế xã ............................................................................................ 9
1.2.1. Tác nhân gây nhiễm khuẩn ............................................................. 9
1.2.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn với ngƣời bệnh ......................................... 9
1.3. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn cơ sở y tế ......................................... 14
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 14
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 15
1.4. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn... 16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu ...................................... 18
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 18
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 19

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 19
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ..................................................................... 19
2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ............................................... 21
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu. 21
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................... 25


2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu.................................................................... 26
2.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
3.1. Thực trạng một số chỉ số vi sinh vật ở phòng kỹ thuật tại trạm y tế xã... 27
3.1.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng kỹ thuật tại các trạm y tế xã . 27
3.1.2. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số vi sinh vật ở phòng kỹ thuật ... 30
3.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn... 35
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 49
4.1. Thực trạng một số chỉ số vi sinh vật ở phòng kỹ thuật ........................ 49
4.1.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng kỹ thuật tại các trạm y tế xã 49
4.1.2. Thực trạng ô nhiễm một số chỉ số vi sinh vật ............................... 51
4.2. Kiến thức,thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại
các cơ sở y tế ....................................................................................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Phân bố vị trí các phịng kỹ thuật ............................................ 27

Bảng 3.2.

Điều kiện vệ sinh tại các phòng kỹ thuật ................................. 27

Bảng 3.3.

Trang thiết bị đảm bảo vệ sinh cho phòng kỹ thuật ................ 28

Bảng 3.4.

Điều kiện đảm bảo công tác khử khuẩn dụng cụ, trang thiết bị... 28

Bảng 3.5.

Số mẫu xét nghiệm khơng khí tại phịng kỹ thuật .................... 30

Bảng 3.6.

Số lƣợng vi khuẩn hiếu khí, nấm trong khơng khí tại trạm y tế .. 30

Bảng 3.7.

Số lƣợng vi khuẩn hiếu khí, nấm trong khơng khí ở phịng kỹ thuật .. 31

Bảng 3.8.

Phân bố chất lƣợng khơng khí ................................................. 32


Bảng 3.9.

Số lƣợng Coliform, Clostridium welchii trong nƣớc sạch ....... 32

Bảng 3.10.

Số lƣợng Coliform, Clostridium welchii trong nƣớc đun sôi ... 33

Bảng 3.11.

Số lƣợng Coliform trên bàn tay nhân viên y tế ........................ 33

Bảng 3.12.

Số lƣợng Coliform có trên dụng cụ, trang thiết bị y tế ............. 34

Bảng 3.13.

Tỷ lệ Cl.welchii trên bàn tay nhân viên y tế; dụng cụ y tế ...... 34

Bảng 3.14.

Tỷ lệ Coliform trên bàn tay nhân viên y tế; dụng cụ y tế ......... 34

Bảng 3.15.

Phân bố nhân viên y tế theo nhóm tuổi ................................... 35

Bảng 3.16.


Kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn ......... 37

Bảng 3.17.

Kiến thức của nhân viên y tế về các nguyên tắc đảm bảo mơi
trƣờng sạch ở các phịng kỹ thuật ............................................. 38

Bảng 3.18.

Kiến thức của nhân viên y tế về nguyên tắc vô khuẩn đối với
dụng cụ, phƣơng tiện sử dụng trong thủ thuật, phẫu thuật ....... 39

Bảng 3.19.

Kiến thức của nhân viên y tế về khử khuẩn/ tiệt khuẩn dụng cụ 40

Bảng 3.20.

Kiến thức của nhân viên y tế về thời điểm cần rửa tay
thƣờng quy .............................................................................. 41

Bảng 3.21.

Kiến thức của nhân viên y tế về những nguyên tắc khi sử dụng
phƣơng tiện phòng hộ cá nhân .................................................. 42


Bảng 3.22.

Kiến thức của nhân viên y tế về thực hiện một số chỉ tiêu về

tiêm an toàn ............................................................................... 43

Bảng 3.23.

Kiến thức của nhân viên y tế về quản lý đồ vải y tế ................. 43

Bảng 3.24.

Kiến thức của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế ............. 44

Bảng 3.25.

Thực hành của nhân viên y tế về vệ sinh bàn tay ..................... 44

Bảng 3.26.

Thực hành đúng của NVYT về sử dụng phƣơng tiện phòng hộ.. 45

Bảng 3.27.

Thực hành đúng của nhân viên y tế về khử khuẩn dụng cụ ..... 46

Bảng 3.28.

Thực hành đúng của nhân viên y tế về quản lý đồ vải y tế ...... 47

Bảng 3.29.

Thực hành đúng của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế ... 48


Bảng 3.30.

Thực hành đúng của nhân viên y tế về vệ sinh bề mặt môi trƣờng . 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Nguồn nƣớc sử dụng rửa tay tại các trạm y tế xã ................... 29

Biểu đồ 3.2.

Nƣớc sử dụng rửa tay tại các trạm y tế .................................. 29

Biểu đồ 3.3.

Trình độ chun mơn của nhân viên y tế ............................... 35

Biểu đồ 3.4.

Thâm niên công tác của nhân viên y tế ................................. 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạng lƣới y tế cơ sở là nền tảng của hệ thống y tế, trạm y tế xã là tuyến
y tế gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đảm bảo
chất lƣợng khám, chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở là việc quan trọng góp phần
bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân và khuyến khích ngƣời dân sử dụng

dịch vụ y tế tuyến cơ sở, giảm áp lực khám, chữa bệnh cho các tuyến trên.
Nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản trong dịch vụ khám chữa bệnh tại
trạm y tế xã phải đƣợc tuân thủ ở tất cả các quy trình. Các ngun tắc này để
đảm bảo phịng chống nguy cơ nhiễm khuẩn và lây truyền của ngƣời bệnh,
nhân viên y tế và môi trƣờng làm việc tại trạm y tế [5].
Các kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn tại trạm y tế xã
đƣợc quan tâm từ việc vệ sinh tay, thực hiện các quy định về vô khuẩn, việc
làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phƣơng tiện chăm sóc, điều trị,
các biện pháp phịng ngừa, cách ly, vệ sinh mơi trƣờng và quản lý chất thải.
Các điều kiện quan trọng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn nhƣ đảm bảo
cơ sở vật chất, đảm bảo về trang thiết bị và phƣơng tiện, đảm bảo về nhân lực
chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn, nhân viên y tế đƣợc đào tạo nâng cao
kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm sốt nhiễm khuẩn [6].
Mơi trƣờng tại trạm y tế có ảnh hƣởng tới đời sống, hoạt động của nhân
viên y tế, ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy môi
trƣờng bề mặt ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lan truyền mầm
bệnh gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn. Vi sinh vật gây ô nhiễm môi trƣờng
bề mặt thƣờng gặp nhƣ Clostridium difficile, Enterococci kháng vancomycin,
Staphylococcus

aureus

kháng

methicillin,

Pseudomonas aeruginosa, norovirus…

Acinetobacter


baumannii,


2

Ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trƣờng bề mặt là do việc phát tán
vi sinh vật gây bệnh từ ngƣời bệnh, nhân viên y tế nhiễm khuẩn hoặc mang vi
sinh vật định cƣ vào môi trƣờng qua các hoạt động khám chữa bệnh [9].
Ở nƣớc ta, một số điều tra ban đầu về nhiễm khuẩn cơ sở y tế cho
thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn từ 3,5% - 8%. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác
giả cho thấy, năm 2005 tại bệnh viện đa khoa Bình Dƣơng tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện của trẻ sơ sinh là 10% [36]. Bệnh viện Bạch Mai giám sát tại 36
bệnh viện với 7541 bệnh nhân, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
là 7,8%. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Đồng tại bệnh viện đa khoa huyện Hà
Tĩnh cũng cho thấy chất lƣợng khơng khí của các loại phịng tiêm đƣợc phân
loại theo tiêu chuẩn Ginoskava thì khơng có phịng tiêm nào có khơng khí
đƣợc xếp vào loại siêu sạch. 63% số phịng tiêm có khơng khí khơng sạch
trong đó có 3/5 phịng vơ trùng và 11/17 phịng hữu trùng [13].
Nguyễn Đức Thanh (2009) Nghiên cứu can thiệp thực hiện tại các trạm
y tế xã của huyện Vũ Thƣ và Kiến Xƣơng, Thái Bình đã tiến hành xét nghiệm
xác định mức ơ nhiễm khơng khí phịng kỹ thuật, nƣớc đun sôi rửa tay làm
thủ thuật, dụng cụ kim loại và đồ vải làm thủ thuật đã tiệt khuẩn để đánh giá
hiệu quả can thiệp cho biết kết quả: mức ô nhiễm môi trƣờng, vật dụng trên
địa bàn can thiệp đã giảm sau can thiệp. Số liệu trƣớc-sau can thiệp thu đƣợc:
số lƣợng vi khuẩn hiếu khí trong khơng khí phịng kỹ thuật: 2.3531.993/m3, nấm mốc trong khơng khí: 68,5-53,2/m3, Coliform nƣớc đun sôi
rửa tay: 13,2-6,7/100ml; tỷ lệ dụng cụ kim loại bị ô nhiễm: 16,1-0%; tỷ lệ
dụng cụ đồ vải bị ô nhiễm: 25,8-3,2% (p<0,05) [28].
Hiện nay, tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu kiểm soát nhiễm khuẩn
tại trạm y tế cịn rất ít, vì vậy, để góp phần vào cơng tác kiểm sốt nhiễm
khuẩn tại trạm y tế xã và nâng cao nhận thức, thực hành của nhân viên y tế



3

về kiểm sốt nhiễm khuẩn chúng tơi tiến hành triển khai thực hiện nghiên
cứu: “Thực trạng nhiễm một số vi sinh vật và kiến thức, thực hành của
nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các trạm y tế xã, huyện Vũ
Thƣ, tỉnh Thái Bình năm 2017” với mục tiêu sau:
1. Xác định một số vi sinh vật ở phòng kỹ thuật tại các trạm y tế xã huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2017.
2. Đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm
khuẩn tại các trạm y tế xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2017.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tại trạm y tế xã có nhiều nguồn nhiễm khuẩn từ môi trƣờng, nhân viên
y tế, dụng cụ và trang thiết bị y tế.
1.1. Nguyên nhân nhiễm khuẩn tại trạm y tế xã
1.1.1. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ mơi trường khơng khí
Khơng khí là mơi trƣờng cho sự tồn tại và phát triển của các loài vi sinh
vật. Ánh sáng mặt trời, sức nóng có tác dụng ức chế hoặc giết vi khuẩn nhanh
chóng. Ngƣợc lại, độ ẩm khơng khí cao, nguồn chất thải phát tán,… có tác
dụng kích thích vi khuẩn phát triển. Khơng khí trong khu vực bệnh viện
thƣờng xuyên bị ô nhiễm bởi một quần thể vi sinh vật khác nhau về chủng
loại, về số lƣợng và tính chất gây bệnh. Các vi sinh vật này từ mặt đất, từ
nƣớc, từ các nguồn chất thải của ngƣời và động vật [17].
Các vi sinh vật gây bệnh có thể có trong khơng khí [7]:

- Các vi khuẩn có bào tử kỵ khí: Trực khuẩn uốn ván, trực khuẩn hoại
sinh hơi, trực khuẩn than.
- Các vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn
tan máu.
- Các vi khuẩn đƣờng ruột: E.coli, Proteus, cầu khuẩn đƣờng ruột…
- Nấm: họ Aspergillus, bào tử nấm Aspergillus có mặt khắp mọi nơi
trong mơi trƣờng khơng khí. Chúng là nguồn gốc gây hiện tƣợng nhiễm nấm
ở những bệnh suy giảm miễn dịch.
- Virut: virut cúm, virut sởi, virut hợp bào đƣờng hô hấp,…
Tùy theo từng loại vi sinh vật mà sức đề kháng của chúng cao hay thấp,
khả năng tồn tại trong khơng khí dài hay ngắn. Nhìn chung các lồi vi sinh vật
gây bệnh tồn tại khơng lâu trong khơng khí, trừ nhóm vi sinh vật có bào tử.


5

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn khi điều tra cắt ngang tại 13
bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy số
lƣợng vi sinh vật trong khơng khí phịng mổ, phịng hồi sức tại 13 bệnh viện
này biến thiên từ 64,2-1247,8 cfu/m3, phần lớn tập trung trong khoảng 200500 cfu/m3. Khi so sánh với tiêu chuẩn phân loại cấp độ phòng sạch của EU
GMP (1997) và WHO (2002) khơng có phịng mổ, phòng hồi sức nào đạt mức
A (<3 cfu/m3) cũng nhƣ mức B (10 cfu/m3). Đặc biệt trong khơng khí phịng
mổ số 1 của bệnh viện An Bình và phịng hồi sức ngoại của bệnh viện Nhân
Dân Gia Định có sự hiện diện của Staphylococcus aureus [34].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Đồng tại bệnh viện đa
khoa huyện Hà Tĩnh cũng cho thấy chất lƣợng khơng khí của các loại phòng
tiêm đƣợc phân loại theo tiêu chuẩn Ginoskava thì khơng có phịng tiêm nào
có khơng khí đƣợc xếp vào loại siêu sạch. 63% số phịng tiêm có khơng khí
khơng sạch trong đó có 3/5 phịng vơ trùng và 11/17 phòng hữu trùng [13].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thanh (2010) [28] tại y tế tuyến

xã của 3 tỉnh phía Bắc cho thấy có 1/31 phịng tiêm tại địa bàn nghiên cứu
đạt chất lƣợng tốt theo tiêu chuẩn V.Omelanski. Tác giả Nguyễn Đức
Thanh (2009)[27] nghiên cứu can thiệp thực hiện tại các trạm y tế xã của
huyện Vũ Thƣ và Kiến Xƣơng, Thái Bình đã tiến hành xét nghiệm xác định
mức ơ nhiễm khơng khí phịng kỹ thuật, nƣớc đun sôi rửa tay làm thủ thuật,
dụng cụ kim loại và đồ vải làm thủ thuật đã tiệt khuẩn để đánh giá hiệu quả
can thiệp cho biết kết quả: mức ô nhiễm môi trƣờng, vật dụng trên địa bàn
can thiệp đã giảm sau can thiệp. Số liệu trƣớc-sau can thiệp thu đƣợc: số
lƣợng vi khuẩn hiếu khí trong khơng khí phịng kỹ thuật: 2.3531.993/m3, nấm mốc trong khơng khí: 68,5-53,2/m3, Coliform nƣớc đun sôi
rửa tay: 13,2-6,7/100ml; tỷ lệ dụng cụ kim loại bị ô nhiễm: 16,1-0%; tỷ lệ
dụng cụ đồ vải bị ô nhiễm: 25,8-3,2% (p<0,05).


6

1.1.2. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ nguồn nước sử dụng tại trạm y tế xã
Nƣớc rất cần thiết cho sự sống và cho các nhu cầu sinh lý của cơ thể
con ngƣời. Đồng thời trong các kỹ thuật cũng nhƣ trong các thủ thuật để thăm
dị, chuẩn đốn và điều trị cho bệnh nhân đều liên quan đến nƣớc. Trung bình
mỗi bệnh nhân nằm viện tiêu thụ khoảng 1m3 nƣớc, do đó sự phân phối một
lƣợng nƣớc sử dụng đảm bảo chất lƣợng là rất quan trọng, sự phân phối này
cần thiết cho sự duy trì hoạt động hàng ngày của bệnh viện.
Những yếu tố nguy cơ có liên quan tới nƣớc gồm [3], [61]:
- Nhóm nguy cơ gây nhiễm khuẩn
+ Tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ phân: Samolnella, Entorovirus…
có trong nƣớc uống của bệnh viện do từ nguồn nƣớc công cộng
+ Tác nhân cơ hội nhƣ là Zegionnella, phát triển trong mạng lƣới cung
cấp nƣớc máy của bệnh viện. Việc sử dụng các nguồn nƣớc máy có chứa vi
khuẩn này đã gây ra nhiễm khuẩn vết thƣơng (vết bỏng, vết thƣơng phẫu
thuật), đƣờng hô hấp.

+ Tác nhân nhiễm từ mơi trƣờng bệnh viện, thƣờng có trong các đƣờng
ống gấp khúc, vịi phun nƣớc, nó thƣờng xuất hiện trong hệ thống phịng tắm
của bệnh viện: Psendomonas, Aeromonas,… Nó có thể gây viêm nang lơng,
viêm tai ngồi và nhiễm khuẩn vết thƣơng.
- Nhóm nguy cơ gây ngộ độc
+ Sự hủy hoại những chất lắng đọng trong lòng ống
+ Sự ô nhiễm từ những yếu tố tai nạn bởi các chất độc đóng trong lịng
ống bị rơi ra, hoặc do sự giải áp của mạng lƣới cung cấp nƣớc.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Bình (năm 2005) tại các bệnh
viện trung tâm y tế huyện, thành phố Thái Bình cho thấy 100% các mẫu nƣớc
sinh hoạt (nƣớc sống) trong các bệnh viện không đảm bảo các tiêu chuẩn cho
phép; 100% các mẫu nƣớc sinh hoạt sử dụng trong các bệnh viện đều có mặt
của vi khuẩn E.coli [2].


7

1.1.3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ nhân viên y tế
Con ngƣời (ngƣời bệnh, nhân viên y tế, ngƣời nhà bệnh nhân, khách
thăm) đều có thể đóng vai trị nhƣ ổ chứa hoặc nguồn chứa tác nhân gây
NKBV. Hơ hấp, nói, hắt hơi thải ra một lƣợng lớn các vi khuẩn tạo thành các
hạt, các Areson mang vi khuẩn. Từ da, tóc, móng thƣờng thải ra vơ số vảy
nhỏ li ti và quần áo bằng sự cọ xát cũng thải ra nhiều phần tử mang theo vi
khuẩn gây bệnh. Mặt khác nhân viên y tế cịn có vai trị trong nhiễm khuẩn ở
chỗ họ là ngƣời thực hiện các động tác thăm khám, làm phẫu thuật. Các tác
nhân gây bệnh trên bàn tay nhân viên y tế (NVYT) khá phong phú và đa
dạng về chủng loại, tính chất và đặc điểm sinh học, nhất là tính đề kháng
với kháng sinh. Nhiễm khuẩn bệnh viện qua bàn tay của NVYT có thể do
một hoặc nhiều tác nhân gây bệnh gây nên, làm tăng thêm q trình bệnh
lý, khó khăn cho điều trị. Bên cạnh đó, sự xuất hiện càng ngày càng nhiều

NKBV do những vi khuẩn gây bệnh cơ hội gây nên, làm cho ngăn ngừa và
kiểm soát NKBV gặp nhiều phức tạp [3][4][62].
Nghiên cứu tại một đơn vị hồi sức cấp cứu ở Mỹ cho thấy 18,4% y tế
và 36% bác sĩ ở bàn tay có tụ cầu vàng. Các vi khuẩn Gram (-) cũng
thƣờng gặp [55]. Một số nghiên cứu khác cho thấy có 21% NVYT có các
trực khuẩn Gram (-) hiếu khí và các vi khuẩn Gram (-) gây bệnh nhiễm
khuẩn đƣờng tiết niệu, đƣờng mổ,... Các vi khuẩn Gram (-) thƣờng chiếm tỉ
lệ cao ở tay các nhân viên làm việc ở tại đơn vị điều trị tích cực [23], [25].
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên của bệnh viện chợ Rẫy tại thành phố Hồ
Chí Minh (năm 2001) ở 77 nhân viên y tế, số vi khuẩn đếm đƣợc trung bình
trên bàn tay hộ lý là 481.273 vi khuẩn, trên bàn tay bác sĩ 275.110 và nhóm
điều dƣỡng sạch nhất cũng là 126.875 vi khuẩn [1],[32].


8

1.1.4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ dụng cụ, trang thiết bị y tế
Có ba yếu tố cơ bản liên quan đến khám và điều trị làm tăng nguy cơ
trở thành nguồn gây nhiễm khuẩn bệnh viện đó là dụng cụ, trang thiết bị y tế
sử dụng cho thăm khám, phẫu thuật và sử dụng kháng sinh. Trong đó có 4
loại nhiễm khuẩn thƣờng gặp nhất có liên quan đến dụng cụ y tế là nhiễm
khuẩn tiết niệu liên quan đến ống dẫn nƣớc tiểu, nhiễm khuẩn vết mổ liên
quan đến dẫn lƣu sau mổ, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết liên quan đến
catheter tĩnh mạch trung tâm và thở máy.
Khi sử dụng thiết bị xâm nhập nhƣ đặt nội khí quản, máy trợ hơ hấp,
nội soi thăm dị, dẫn lƣu sau mổ, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, dẫn lƣu tiết
niệu,... tất cả các điều trị can thiệp đó đã làm mất đi cơ chế bảo vệ tự nhiên
của cơ thể là ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của các vi sinh vật gây bệnh
và luôn đƣợc xem là có nguy cơ cao. Tỷ lệ các NKBV liên quan đến qui trình
điều trị xâm nhập hoặc dụng cụ xâm nhập chiếm xấp xỉ 80% tổng số nhiễm

khuẩn trong bệnh viện.
Thống kê của Mỹ cho thấy: chi phí của một NKBV thƣờng gấp 2 đến 4
lần so với những trƣờng hợp khơng NKBV. Trong đó chi phí phát sinh do
nhiễm khuẩn huyết có liên quan đến dụng cụ đặt trong lịng mạch là từ 34.508
đơ la lên đến 56.000 đơ la và do viêm phổi trên ngƣời bệnh có thơng khí hỗ
trợ là từ 5.800 đơ la lên đến 40.000 đơ la[55].
Bên cạnh đó là đồ vải bẩn đƣợc sử dụng trong y tế cũng đƣợc coi là nguồn
chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Việc xử lý và lƣu giữ đồ vải y tế hợp vệ sinh
đƣợc coi là một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn [61].


9

1.2. Nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong dịch vụ khám chữa bệnh
tại trạm y tế xã
1.2.1. Tác nhân gây nhiễm khuẩn
- Tác nhân có thể là các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm.
- Điều kiện thuận tiện cho nhiễm khuẩn.
+ Cơ sở vật chất: phòng khám, thủ thuật không đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Thiếu dụng cụ, thiếu trang thiết bị thực hiện khống chế nhiễm khuẩn.
+ Quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn khơng đƣợc thực hiện đúng.
+ Ngƣời cung cấp dịch vụ: thiếu kiến thức,ý thức về kiểm sốt nhiễm khuẩn.
- Đƣờng lây truyền:
+ Từ mơi trƣờng.
+ Từ ngƣời bệnh (ngƣời sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh).
+ Từ ngƣời cung cấp dịch vụ (nhân viên y tế).
+ Từ dụng cụ, phƣơng tiện không đảm bảo vơ khuẩn
1.2.2. Kiểm sốt nhiễm khuẩn với người bệnh
Người bệnh trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật
Trƣớc khi làm thủ thuật, phẫu thuật khách hàng cần phải đƣợc tắm rửa,

thay quần áo sạch. Đi tiểu hoặc thông tiểu làm rỗng bàng quang khi cần.
Vùng sắp phẫu thuật hoặc làm thủ thuật phải đƣợc rửa sạch, bôi thuốc sát
khuẩn da niêm mạc nhƣ dung dịch Betadine (Povidone-iodine 10%), là một
loại dung dich iod hữu cơ.
Người bệnh sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật
Sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật, khách hàng phải mặc quần áo sạch,
giữ vùng thủ thuật khô, sạch. Không cần thiết thay băng hàng ngày nếu vùng
thủ thuật khô sạch. Tới ngày cắt chỉ: vừa cắt chỉ, vừa thay băng.


10

1.2.3. Kiểm soát nhiễm khuẩn với nhân viên y tế
Giầy, dép của nhân viên y tế phải để ngồi phịng kỹ thuật (đi guốc dép
riêng của phòng kỹ thuật). Mũ phải kín khơng để lộ tóc ra ngồi, khẩu trang
phải che kín mũi. Cán bộ y tế đang bị các bệnh nhiễm khuẩn khơng đƣợc
phục vụ trong phịng kỹ thuật. Ngƣời làm thủ thuật, ngƣời phụ phải có bàn tay
sạch, mặc áo chồng, đội mũ, đeo khẩu trang vơ khuẩn. Thay áo mổ, găng,
khẩu trang sau mỗi ca thủ thuật.
Rửa tay
Rửa tay là thao tác khống chế nhiễm khuẩn đơn giản nhất và quan trọng
nhất. Nó loại bỏ nhiều vi sinh vật bám trên da, giúp ngăn ngừa lây nhiễm từ
ngƣời này sang ngƣời khác.
Thời điểm rửa tay
Trƣớc khi bắt đầu một ngày làm việc, khám cho ngƣời bệnh hay lấy
máu, chuyển dụng cụ sạch đã tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn để bảo quản, đi găng
vô khuẩn, trƣớc khi về nhà. Sau bất kỳ tình huống nào mà tay có thể bị nhiễm
khuẩn, khi dùng dụng cụ đã để chạm vào dịch tiết hay chất bài tiết của cơ thể,
khi tháo găng, khi đi vệ sinh.
Các phương tiện cần thiết để rửa tay

Nƣớc sạch và thùng nƣớc có vịi.
Xà phịng diệt khuẩn.
Bàn chải mềm, sạch đã đƣợc luộc hoặc ngâm trong dung dịch sát khuẩn.
Khăn khơ sạch.
Quy trình rửa tay thường quy
Bƣớc 1: tháo bỏ đồng hồ và đồ trang sức ở tay. Làm ƣớt và xoa xà
phòng hoặc dung dịch rửa tay vào bàn tay, cẳng tay.
Bƣớc 2: sát 2 lòng bàn tay với nhau 10 lần


11

Bƣớc 3: dùng lòng bàn tay này sát lên mu bàn tay kia 10 lần. Chú ý đến
mặt ngoài của ngón cái và mơ ngón cái.
Bƣớc 4: dùng ngón và bàn tay này xốy và cuốn quanh lần lƣợt từng
ngón của bàn tay kia 10 lần.
Bƣớc 5: dùng các đầu ngón tay của bàn tay này xốy miết vào lịng bàn
tay đã khum lại của bàn tay kia 10 lần.
Bƣớc 6: rửa sạch tay dƣới vòi nƣớc chảy.
Bƣớc 7: lau khơ tay bằng khăn sạch.
Quy trình rửa tay khi làm thủ thuật, phẫu thuật
Bƣớc 1: mặc áo choàng, đội mũ che kín tóc, tháo bỏ trang sức, cắt ngắn
móng tay, đeo khẩu trang. Tiến hành rửa tay thƣờng quy, không lau tay.
Bƣớc 2: dùng bàn chải vô khuẩn và dung dịch rửa tay đánh cọ vào các
đầu, kẽ và cạnh của ngón tay theo chiều dọc và chiều xoắn ốc.
Bƣớc 3: đánh cọ lòng và mu bàn tay.
Bƣớc 4: đánh cọ cẳng tay lên quá khuỷu 5 cm.
Bƣớc 5: rửa tay dƣới vịi nƣớc chảy (nƣớc vơ khuẩn)
Bƣớc 6: lau khô tay bằng khăn vô khuẩn. Ngâm tay vào dung dịch sát
khuẩn trong 5 phút.

Đeo găng tay
Mở rộng các ngón tay, cho bàn tay vào đúng vị trí các ngón tay (chú ý
găng trái, phải). Để cổ găng trùm lên cổ tay áo, chú ý bàn tay chƣa đi găng chỉ
chạm vào mặt trong găng. Đi găng xong lau sạch phấn bên ngồi găng. Sau
khi đeo găng hai tay ln để phía trƣớc ngực.
Nguyên tắc sử dụng găng tay
Ghi nhớ: hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và các dịch
vụ khám chữa bệnh khác đều cần sử dụng găng tay.


12

Găng vô khuẩn hiện nay hầu nhƣ chỉ dùng một lần. Việc sử dụng lại
găng thƣờng chỉ để lau rửa dụng cụ hoặc làm vệ sinh buồng bệnh hay ngƣời
bệnh (các găng này cũng phải thực hiện các thao tác vô khuẩn nhƣ khử
nhiễm, làm sạch, luộc hay hấp trƣớc khi dùng lại).
Trƣớc khi mang găng, bàn tay phải đƣợc rửa sạch (thƣờng quy hay thủ
thuật) và đƣợc lau khô bằng khăn sạch. Khi mang găng vô khuẩn để làm thủ
thuật, đỡ đẻ dù bàn tay đã đƣợc rửa sạch vẫn khơng đƣợc để các ngón tay
chạm vào mặt ngồi (mặt sử dụng của găng), thực hiện nguyên tắc” Tay chạm
tay, găng chạm găng”.
1.2.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn với dụng cụ, phương tiện sử dụng trong thủ
thuật, phẫu thuật
Các thiết bị nhƣ bàn khám phụ khoa, bàn đẻ,... phải đƣợc làm sạch sau
mỗi lần làm phẫu thuật, thủ thuật bằng cách lau rửa sạch bằng khăn thấm dung
dịch sát khuẩn nhƣ Chloramin B (pha bột Chloramin B 25% với nƣớc để có
dung dịch 0,5%) hoặc Presept (pha viên Presept 2,5g hay 5g với nƣớc) hay
nƣớc Javel, cuối cùng lau lại bằng nƣớc sạch. Hàng tuần theo lịch, các thiết bị
trên phải đƣợc lau rửa bằng xà phòng với nƣớc sạch. Bàn khám phụ khoa, bàn
làm thuốc phải đƣợc làm sạch hàng ngày và thay khăn trải sau mỗi lần thủ

thuật [10][9].
- Các dụng cụ bằng kim loại, cao su, nhựa, vải, thủy tinh… phải đƣợc
tiệt khuẩn theo quy trình vơ khuẩn đối với từng loại dụng cụ.
- Các phƣơng tiện tránh thai nhƣ dụng cụ tử cung, thuốc, que cấy tránh
thai đƣợc bảo quản trong bao bì vơ khuẩn do nhà sản xuất thực hiện. Khi phát
hiện bao bì rách, thủng thì khơng đƣợc sử dụng.
Khử nhiễm
Là bƣớc đầu tiên trong xử lí dụng cụ và găng đã dùng.


13

- Các phƣơng tiện khử nhiễm gồm: nƣớc, chậu nhựa hoặc chậu men
hoặc một xơ nhựa có quai xách với chiều cao trên 35cm và một giỏ nhựa có
lỗ thủng ở đáy, có quai nhỏ hơn để lọt vào xơ. Găng dài (để riêng một số
đôi để khử khuẩn).
- Dung dịch hoá chất để khử khuẩn đơn giản nhất là Chloramin B
0,5% (cách pha theo hƣớng dẫn của nồng độ sản phẩm). Có thể sử dụng
dung dịch Presept với cách pha 1-2 viên 2,5 gam trong 10 lít nƣớc hoặc
dung dịch Cidex pha sẵn (Glutaraldehyd 2%). Các loại dung dịch này sẽ
thay sau mỗi ngày làm việc.
- Dụng cụ, găng tay, đồ vải sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật cho ngay
vào xô, chậu ngập trong dung dịch khử nhiễm trên trong 10 phút. Với các ống
nhựa hoặc cao su phải cho dung dịch sát khuẩn vào đầy trong lòng ống, với
bơm hút thai cũng phải hút dung dịch sát khuẩn vào trong lòng bơm rồi mới
ngâm trong 10 phút. Để đảm bảo đúng thời gian ngâm 10 phút (ngâm càng
lâu càng dễ hƣ hại dụng cụ), nên có một xô hay chậu nƣớc lã sạch bên cạnh
để cứ 10 phút thì dùng kẹp dài gắp dụng cụ đã khử nhiễm bỏ sang đó chờ đến
khi nhiều (hoặc gần hết buổi) sẽ mang đi làm sạch một thể.
Làm sạch, rửa dụng cụ

Thiết bị: vòi nƣớc sạch, chậu nhựa, xà phòng, bàn chải với nhiều kích
thƣớc khác nhau, găng bảo vệ.
Quy trình làm sạch: Đeo găng bảo vệ, đeo khẩu trang, đeo kính, đi ủng,
mặc tạp dề để bảo vệ tránh bị phơi nhiễm. Rửa dụng cụ bằng nƣớc lã và xà
phòng. Dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn, chú ý những bộ phận răng, khe, kẽ,
khớp nối sau đó rửa sạch xà phòng, cọ rửa dƣới vòi nƣớc chảy hiệu quả hơn
trong xơ, chậu. Làm khơ bằng hơi gió hoặc lau khô bằng khăn sạch.
Yêu cầu: máu, mủ, dịch, các mơ tế bào... khơng cịn bám trên dụng
cụ [9][10].


14

1.3. Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn cơ sở y tế
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay đang là mối lo của tất cả các thầy
thuốc trên thế giới vì tình trạng này ngày càng có xu hƣớng gia tăng trên tất
cả các bệnh viện, nó làm gia tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, kéo
dài thời gian nằm viện và tăng tỷ tử vong [61].
Nhật Bản là một nƣớc phát triển ở Châu Á, nhƣng hiện nay tình trạng
nhiễm khuẩn bệnh viện cũng hồnh hành khắp mọi nơi, trong đó căn nguyên
vi khuẩn là chủ yếu và nổi trội hơn cả là Streptococus Aureus kháng
Methincilline, Pneumonia Aeruginosa và trực khuẩn gram âm kháng
Quinolone [50].
Tại Ấn Độ, qua điều tra giám sát về nhiễm khuẩn bệnh viện, lĩnh vực
ngoại khoa ở bệnh viện đa khoa Nam Ấn Độ cho thấy trung bình có 2,1 lƣợt
NKBV/1 bệnh nhân nhiễm khuẩn, thời gian nằm viện kéo dài trung bình 18 ngày
và chi phí tăng cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn này là 170.000 USD [47].
Nghiên cứu của tác giả O.Oncul và cộng sự (năm 2009) tại bệnh viện
Burn cho thấy trong số 169 bệnh nhân bị bỏng có 127 bệnh nhân nhiễm khuẩn

bệnh viện; trong đó 15,6% viêm phổi; 56,0% nhiễm khuẩn vết mổ; 8,4% bị
nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu và 19,9% bị nhiễm khuẩn máu [53]. Theo một
kết quả nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ, hàng năm ƣớc tính có 2 triệu ngƣời bệnh
bị nhiễm khuẩn bệnh viện, làm 90.000 ngƣời tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ đơ
la viện phí [52][52].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Jennifer Lucado và cộng sự (năm
2007) cho thấy tại bệnh viện có 42234 bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trong đó cao nhất là ở độ tuổi trên 65 (chiếm 45,0%); tiếp theo là nhóm tuổi
từ 45 đến 64 (chiếm 32,9%); chỉ có 22,1% là những ngƣời ở trong nhóm tuổi
từ 18 đến 44. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ở giới nam và nữ gần nhƣ là nhƣ nhau
(49,1% ở nam giới và 50,9% là ở nữ giới) [48].


15

1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Thực trạng công tác chống nhiễm khuẩn đặc biệt gặp nhiều khó khăn ở
hầu hết các bệnh viện Việt Nam với tình trạng quá tải tại các bệnh viện, vệ
sinh bàn tay không đầy đủ, thiếu nhân lực. Hiện nay số liệu toàn quốc về tỉ lệ
mắc và gánh nặng về nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn chƣa đầy đủ.
Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam, chủ yếu
đƣợc thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nhiễm
khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị và tăng thời gian nằm viện, cụ thể là
tăng thời gian nằm viện lên 8,2 ngày và chi phí điều trị khoảng 110 USD.
Tại Việt Nam năm 2009 có trên 350 bệnh viện trung ƣơng và bệnh viện
tỉnh thành với gần 80.000 giƣờng bệnh; vào bất cứ thời điểm nào cũng có
khoảng 4.000 - 5.000 ca NKBV - chƣa kể đến số bệnh nhân điều trị tại tuyến
huyện. Phổ biến nhất là: nhiễm khuẩn hô hấp (41,9%), nhiễm khuẩn vết mổ
(27,5%); nhiễm khuẩn tiết niệu (13,1%). Có tới 25 - 40% bệnh nhân nhập
khoa hồi sức tích cực bệnh viện nhi đồng 1 bị NKBV [33].

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thúy và Lê Hoàng Ninh
(2005) tại phịng dƣỡng nhi bệnh viện đa khoa Bình Dƣơng cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện của trẻ sơ sinh là 10% và trong đối tƣợng nghiên cứu
này có 4 trƣờng hợp tử vong thì có 8,7% nhóm trẻ tử vong là nhiễm khuẩn
bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện mắc phải cao nhất là mụn mủ da
(47,8%); nhiễm khuẩn huyết (30,4%); nhiễm khuẩn không rõ nguyên nhân
(26,1%), viêm phổi (4,4%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (4,4%) [36].
Kết quả nghiên cứu về các tác nhân vi khuẩn trong các loại nhiễm
khuẩn bệnh viện thƣờng gặp tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy trong 363 trƣờng hợp NKBV tại bệnh viện Chợ rẫy thì nhiễm khuẩn
hô hấp thƣờng gặp nhất (39,6%), tiếp theo là nhiễm khuẩn vết mổ mô mềm
(38,8%); nhiễm khuẩn máu (11,2%); nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu (5,03%).


×