Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã hùng tiến huyện vĩnh bảo hải phòng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 85 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH
--- *** ---

NGUYN HUY HONH

THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
ĐếN NHIễM GIUN ĐƯờNG RUộT TRUYềN QUA ĐấT CủA NGƯờI DÂN
Xã HùNG TIếN - HUYệN VĩNH BảO - HảI PHòNG NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Mó s: 8720701

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Quc Tin
TS. V Th Bỡnh Phng

THI BèNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy, cô giáo của Trường
Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến và TS. Vũ Thị Bình
Phương, những người Thầy/cô đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.


Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Trung tâm y tế huyện
Vĩnh Bảo đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh
Bảo và người dân tại xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo đã phối hợp cung cấp
thông tin, tham gia phỏng vấn, xét nghiệm giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này.
Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ
kinh nghiệm học tập, động viên, khuyến khích tôi trong học tập và công tác.
Thái Bình, tháng 05 năm 2018

Nguyễn Huy Hoành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn nghiên cứu này là công trình do bản thân
tôi chủ trì thực hiện việc điều tra thu thập thông tin. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung thực theo kết quả điều tra và
chưa từng được công bố tại các công trình khoa học của các tác giả khác./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Hoành


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự


GTQĐ

: Giun truyền qua đất

HVS

: Hợp vệ sinh

HGĐ

: Hộ gia đình

KST

: Ký sinh trùng

VSMT

: Vệ sinh môi trƣờng

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất .................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất ........ 3

1.1.2.Tác hại của các mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất ............ 4
1.1.3. Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất ......................... 7
1.1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất ...... 11
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý nguồn phân ngƣời .................................. 13
1.3. Phòng bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất ....................................... 17
1.3.1. Biện pháp điều trị định kỳ ............................................................ 18
1.3.2. Biện pháp truyền thông - giáo dục sức khỏe ................................ 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................... 23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 đến tháng 12 năm 2017 ......... 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .............................................. 24
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin .......................................................... 25
2.3. Các chỉ số nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3.1. Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất ....................... 27
2.3.2.Yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 ................................ 28
2.4. Sai số và cách khắc phục .................................................................... 29
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 29
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 29


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất của ngƣời dân xã
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 ...................................... 30
3.2. Yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã Hùng
Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 ................................................ 37

Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 46
4.1. Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất của ngƣời dân xã
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 ...................................... 46
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã
Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 ...................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.

Phân loại cƣờng độ nhiễm giun ................................................. 28
Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất .............................. 30
Tỷ lệ nhiễm từng loại giun đƣờng ruột truyền qua đất theo giới 31
Tỷ lệ nhiễm một loại và nhiễm phối hợp các loại giun đƣờng ruột
truyền qua đất.............................................................................. 33
Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo tuổi ............... 33
Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo nghề nghiệp . 35
Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo trình độ học vấn 35
Cƣờng độ nhiễm các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất ......... 37
Thông tin chung của đối tƣợng tại địa điểm nghiên cứu ........... 37
Kiến thức của ngƣời dân về yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe
con ngƣời đến từ phân ngƣời chƣa ủ ......................................... 38
Kiến thức của ngƣời dân về tác hại của phân ngƣời chƣa ủ ...... 38
Kiến thức của ngƣời dân về hậu quả bệnh lây truyền từ phân .. 40
Thực trạng sử dụng hố xí tại xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng . 41
Mối liên quan giữa nhiễm giun và tình trạng nhà tiêu sử dụng tại
hộ gia đình................................................................................... 41
Mối liên quan giữa nhiễm giun và tình trạng sử dụng phân ngƣời
trong nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu .................................. 42
Mối liên quan giữa nhiễm giun và ủ phân trong nông nghiệp.... 42
Mối liên quan giữa nhiễm giun và thời gian ủ phân tại hộ gia đình .... 43
Mối liên quan giữa nhiễm giun và thói quen ăn rau sống .......... 43
Mối liên quan giữa nhiễm giun và thói quen sử dụng bảo hộ lao
động của ngƣời dân ..................................................................... 44
Mối liên quan giữa nhiễm giun và uống thuốc tẩy giun của
ngƣời dân .................................................................................... 44

Tỷ lệ ngƣời dân từng mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm
phân ngƣời ................................................................................ 45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ nhiễm từng loại giun đƣờng ruột truyền qua đất .......... 30

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo giới ........... 31

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ nhiễm một loại và nhiễm phối hợp các loại giun đƣờng
ruột truyền qua đất ................................................................. 32

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo tuổi của
ngƣời dân ................................................................................ 34

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo trình độ học
vấn của ngƣời dân ................................................................... 36

Biểu đồ 3.6.


Kiến thức của ngƣời dân về tác hại của phân ngƣời chƣa ủ ... 39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giun truyền qua đất có 4 loài: Ascaris lumbricoides (giun
đũa), Trichuris trichiura (giun tóc) và giun móc/ giun mỏ ( Ancylostoma
duodenale và Necator americanus. Mầm bệnh giun lây truyền qua đất xâm
nhập vào cơ thể ngƣời theo đƣờng tiêu hóa do tình trạng môi trƣờng ô nhiễm
phân ngƣời chƣa xử lý.
Theo thống kê của Rachel L. Pullantừ nhiều nghiên cứu tại 118 quốc
gia, năm 2010, trên thế giới có khoảng 438,9 triệu ngƣời nhiễm giun móc;
819,0 triệu ngƣời nhiễm giun đũa và 464,6 triệu ngƣời nhiễm giun tóc. Có tới
67% các ca nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất xảy ra ở khu vực Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam [51], [52]. Xử lý phân ngƣời an toàn nhằm loại
bỏ nguy cơ phát tán mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh đƣợc coi là phƣơng pháp xử lý phân hiệu
quả nhất. Tuy nhiên, theo WHO/UNICEF, năm 2013, trên thế giới có khoảng
2,5 tỷ ngƣời không có điều kiện sử dụng hố xí hợp vệ sinh và 71% số đó sống
khu vực nông thôn, khoảng 1 tỷ ngƣời chiếm 15% dân số toàn cầu đang hàng
ngày phóng uế ra ngoại cảnh [58].
Không chỉ thiếu thốn điều kiện vệ sinh, ngƣời dân sống ở những khu
vực có thu nhập thấp trên thế giới còn sử dụng phân ngƣời và gia súc chƣa xử
lý trong nông nghiệp. Việc sử dụng phân hữu cơ bao gồm phân ngƣời trong
nông nghiệp mang lại lợi ích lớn về kinh tế bởi tiết kiệm chi phí cho ngƣời
nông dân cũng nhƣ cung cấp nguồn dinh dƣỡng dồi dào cho cây trồng và vật
nuôi. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ còn đƣợc cho là giúp chống lại tình trạng
nghèo hóa đất, hậu quả của việc sử dụng lâu dài các loại phân vô cơ. Tuy

nhiên, phân chƣa xử lý đƣợc cảnh báo là một trong mƣời nguồn gây ô nhiễm


2

nguy hiểm nhất cho sức khỏe của con ngƣời bởi phân chứa nhiều mầm bệnh
nguy hiểm nhƣ vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng [51].
Tại Việt Nam, môi trƣờng ô nhiễm phân khá nặng nề do ngƣời dân sử
dụng hố xí hợp vệ sinh với tỷ lệ thấp và duy trì nhiều tập quán chăn nuôi lạc
hậu. Theo số liệu của Cục quản lý môi trƣờng - Bộ y tế, năm 2012, trên toàn
quốc, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 30,9%; có 30,1%
số hộ nông dân đang sử dụng phân ngƣời chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời gian
trong nông nghiệp. Số liệu cũng cho thấy có tới 90% ngƣời dân nhiễm giun
đƣờng tiêu hóa, đặc biệt ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn [5].
Xã Hùng Tiến Huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải phòng là xã trồng màu
kinh tế nơi đây còn khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu của ngƣời dân là làm
ruộng với tập quán dùng phân tƣơi trong chăm bón hoa màu. Trình độ dân trí
còn hạn chế, tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp khoảng 55% dân
số. Câu hỏi đƣợc đặt ra là ngƣời dân Xã Hùng Tiến có sử dụng phân ngƣời
chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời gian trong canh tác hay không? Và nếu có, kiến
thức và thực hành của họ trong phòng bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất,
hậu quả của tình trạng sử dụng phân không an toàn nhƣ thế nào? Xuất phát từ
thực tế và những những câu hỏi đƣợc đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột
truyền qua đất của ngƣời dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
năm 2017” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài:
1.

Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người

dân trên 18 tuổi tại xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột của
người dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất
1.1.1. Đặc điểm sinh học của mầm bệnh giun đường ruột truyền qua đất
Mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất bao gồm các mầm bệnh giun
đũa(Ascaris lumbricoides),giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necator
americanus) và giun tóc (Trichuris trichiura).
Các loại giun đƣờng ruột sống trong đƣờng tiêu hóa của con ngƣời.
Giun đũa sống ở ruột non. Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và giun tóc ký sinh
ở đại tràng. Giun trƣởng thành đẻ trứng và trứng của chúng đƣợc đào thải ra
ngoại cảnh theo phân của con ngƣời. Một con giun đũa trƣởng thành có khả
năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Giun tóc trƣởng thành đẻ tới 2.000
trứng/ngày. Một giun móc có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày và giun mỏ
có thể đẻ từ 5.000 - 10.000 trứng/ngày.
Ở ngoại cảnh, trứng của chúng phát triển thành đến giai đoạn có khả
năng lây nhiễm: trứng có ấu trùng đối với giun đũa và giun tóc; ấu trùng giai
đoạn 3 với giun móc. Để phát triển, trứng giun cần các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ
thích hợp và oxy [24]. Ở điều kiện nhiệt độ 24- 250C, độ ẩm trên 80% và sự
có mặt của oxy, trứng giun đũa phát triển thành trứng có ấu trùng có khả năng
lây nhiễm sau 12- 15 ngày. Cũng với điều kiện độ ẩm trên 80% và có oxy,

nhƣng nhiệt độ 25- 350C, trứng giun móc sau 1 ngày phát triển thành ấu trùng
giai đoạn I [6].
Trứng giun đũa, trứng giun tóc khi đã phát triển đến giai đoạn lây
nhiễm vẫn có thể tồn tại trong đất tới vài tháng và thậm chí 1- 2 năm nếu gặp
điều kiện môi trƣờng thuận lợi. Ấu trùng giun móc có thể tồn tại đƣợc vài
tuần nếu các yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Trứng, ấu


4

trùng giun trong môi trƣờng đất có thể phát tán gây ô nhiễm nguồn nƣớc, thực
phẩm. Giun đũa và giun tóc và giun móc xâm nhập vào cơ thể ngƣời qua
đƣờng tiêu hóa. Vì thế, khi con ngƣời ăn các loại thực phẩm hoặc uống nƣớc
ô nhiễm trứng, ấu trùng ở giai đoạn lây nhiễm của các loại giun này, chúng sẽ
xâm nhập, di chuyển đến vị trí thích hợp để ký sinh và phát triển thành con
trƣởng thành. Riêng giun móc và giun mỏ, ấu trùng của chúng xâm nhập vào
cơ thể ngƣời qua da. Khi ngƣời tiếp xúc với phân cũng nhƣ môi trƣờng đất,
nƣớc chứa các ấu trùng giun mà không sử dụng bảo hộ lao động, chúng chui
qua da đến ký sinh ở tá tràng.
Trong cơ thể ngƣời, giun đũa có thể sống từ 12-18 tháng, giun tóc là 56 năm, giun móc tới 4-5 năm và giun mỏ là 10-15 năm.
1.1.2.Tác hại của các mầm bệnh giun đường ruột truyền qua đất
Giun đƣờng ruột, với đời sống ký sinh đã gây ra nhiều tác hại và biến
chứng cho cơ thể vật chủ. Những ngƣời bị nhiễm giun có thể gặp tình trạng
tiêu chảy, khó chịu vùng bụng, thiếu máu, trĩ trực tràng, suy tim, suy nhƣợc
cơ thể... dẫn tới sự phát triển còi cọc, hiệu quả học tập kém, giảm năng suất
lao động và ngƣời bệnh thậm chí có thể tử vong. Bệnh là một trong những
nguyên nhân gây cản trở, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế và xã hội, làm
kéo dài tình trạng đói nghèo của những cộng đồng ngƣời sống những nƣớc có
mức thu nhập thấp, trung bình [45].
Theo nghiên cứu của Pullan RL và cộng sự, bệnh giun đƣờng ruột đã

gây ra gánh nặng bệnh tật lớn cho con ngƣời trên toàn cầu. Trong số 4,98
triệu năm ƣớc tính mà con ngƣời trên toàn cầu phải sống chung với bệnh tật
gây ra bởi tình trạng nhiễm giun đƣờng ruột, có tới 65% là do Ancylostoma
duodenale/ Necator americanus, 22% do A. lumbricoides và 13% còn lại là
doT. trichiura. Phần lớn các ca nhiễm giun (67%) và số năm sống bệnh tật
(68%) xảy ra ở Châu Á [52].


5

Theo ƣớc tính của Hotez và cộng sự, gánh nặng bệnh tật của con ngƣời
do bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất gây ra chiếm gần 8% gánh nặng bệnh
tật do các bệnh truyền nhiễm. Khoảng 5 - 39 triệu ngƣời bị giảm tuổi thọ do
nhiễm các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất [39].
Nghiên cứu của Annette Pruss Ustuncho thấy, mỗi năm trên thế giới,
tình trạng tiêu chảy tái phát hoặc nhiễm giun đƣờng ruột làm cho khoảng 2,5
triệu ngƣời tử vong, làm cho 50% trẻ thiếu cân và suy dinh dƣỡng [34].
Tác hại đầu tiên mà các loại giun đƣờng ruột gây ra cho con ngƣời phải
kể đến chính là tình trạng chiếm đoạt dinh dƣỡng của chúng. Thức ăn của
chúng có thể là thức ăn mà con ngƣời ăn vào hàng ngày.
Mỗi ngày, một con giun đũa trƣởng thành lấy của cơ thể ngƣời 2,8 gam
Gluxit và 0,7 mg Protit. Ngoài ra, chúng còn chiếm đoạt Vitamin A, D, E,
K…. Do đó, ngƣời nhiễm giun đũa nhiều và lâu ngày có thể bị suy nhƣợc cơ
thể. Trẻ có thể bị suy dinh dƣỡng, còi xƣơng, chậm lớn, giảm thị lực...
Tuy nhiên, với giun móc/giun mỏ và giun tóc, chúng không lấy thức ăn
tại ruột non mà con ngƣời ăn vào hàng ngày nhƣ giun đũa mà hút máu để tồn
tại và phát triển.Vì vậy, ngƣời nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ có thể rơi vào
tình trạng thiếu máu nặng nề. Nhiễm giun móc liên quan đến sự thiếu máu
thiếu sắt, thiếu các vi chất dinh dƣỡng. Lƣợng máu mất đi có thể lên đến 45
mL/ ngày, tƣơng đƣơng với 9,9 mg sắt [56].Thiếu máu do thiếu sắt trong thai

kỳ gây những hậu quả bất lợi cho thai nhi nhƣ: thai non tháng, thai sinh nhẹ
cân và suy dinh dƣỡng. Tình trạng thiếu máu làm giảm khả năng lao động
cũng nhƣ khả năng học tập của ngƣời bệnh. Đặc biệt, ngƣời bệnh có thể bị
suy tim, suy nhƣợc thậm chí tử vong nếu tình trạng bệnh kéo dài, không đƣợc
chẩn đoán và điều trị [44],[52].


6

Tại các nông trƣờng chè tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ thiếu máu của các nữ công
nhân do thiếu Ferritin là 44,4%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, nguy cơ
thiếu máu do thiếu Ferritin ở những ngƣời nhiễm giun móc/mỏ cao gấp 11,4
lần những ngƣời không nhiễm [16].
Sự chiếm đoạt thức ăn của các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất dẫn
đến những ảnh hƣởng tiêu cực đối với tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời bệnh
[52].Khoa học đã chứng minh, việc tiêu thụ các chất dinh dƣỡng hợp lý vô
cùng quan trọng để xây dựng sự phòng ngừa, miễn dịch chống lại các tác nhân
gây bệnh [42]. Tình trạng thiếu hụt dinh dƣỡng làm tăng tính nhạy cảm của cơ
thể với các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các loại mầm bệnh virus, vi khuẩn và
ký sinh trùng. Từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn giữa suy dinh dƣỡng và bệnh tật
[48]. Sự chiếm đoạt dinh dƣỡng của các loại giun đƣờng ruột gây hậu quả nặng
nề hơn tới phụ nữ, đặc biệt là trẻ em. Về lâu dài, tình trạng nhiễm giun đƣờng
ruột ảnh hƣởng sự phát triển thể chất cũng nhƣ tinh thần của trẻ [37].
Khi ký sinh trong cơ thể ngƣời, các loại giun đƣờng ruột còn để lại
những tổn thƣơng, thậm chí là tổn thƣơng vĩnh viễn và không thể phục hồi tại
vị trí ký sinh của chúng trên đƣờng tiêu hóa. Chúng có thể gây phì đại, viêm
loét niêm mạc ruột dẫn tới ruột giảm hấp thu các chất dinh dƣỡng. Đó chính
là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng thiếu hụt dinh dƣỡng của
ngƣời bệnh. Những tổn thƣơng tại vị trí giun ký sinh làm bệnh nhân có thể
thƣờng xuyên bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa và càng làm trầm trọng hơn

những ảnh hƣởng tiêu cực tới tình trạng dinh dƣỡng, cũng nhƣ sức khỏe của
ngƣời bệnh.
Giun đƣờng ruột còn tiết ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ
thể con ngƣời và tác động vào hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhƣ hệ tim
mạch, cơ quan tạo máu, thần kinh, tuyến nội tiết và ngoại tiết. Các sản phẩm


7

chuyển hóa này còn đóng vai trò kháng nguyên gây dị ứng và tình trạng dị
ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lƣợng giun ký sinh.
Hội chứng Loeffler là phản ứng đầu tiên của cơ thể ngƣời khi có sự
xuất hiện của ấu trùng giun đũa tại phổi. Bệnh nhân có ho khan, đau ngực,
bạch cầu ái toan tăng tới 40% hoặc hơn và thƣờng gặp ở cộng đồng nhiễm
giun tái phát hoặc nhiễm giun theo mùa hơn là những vùng nhiễm quanh năm.
Giun móc, giun mỏ khi xâm nhập gây viêm da hay còn đƣợc gọi bệnh “đất ăn
chân”[1].
Nghiên cứu của Giacomin PR và cộng sự cho thấy, tình trạng nhiễm
giun đƣờng ruột có thể ảnh hƣởng đến chức năng nhận thức của trẻ em thông
qua các trục trặc trong trục ruột - hệ miễn dịch - não [37].
Rõ ràng, những tác động mà các bệnh giun đƣờng ruột mang đến cho
con ngƣời chính là làm giảm chất lƣợng cuộc sống của họ và có thể cần đến
can thiệp y tế gây tốn kém, ảnh hƣởng đến thu nhập và làm tăng sự đói nghèo
ở những cộng đồng có thu nhập thấp.
1.1.3. Thực trạng nhiễm giun đường ruột truyền qua đất
1.1.3.1. Trên thế giới
Các mầm bệnh giun đƣờng ruột lây lan sang ngƣời thông qua thực phẩm,
đất bị ô nhiễm phân. Sự thiếu nƣớc sạch cùng với không đầy đủ điều kiện vệ
sinh môi trƣờng và vệ sinh là nguyên nhân làm hàng triệu ngƣời trên thế giới
chịu ảnh hƣởng của bệnh giun đƣờng ruột [58], [60]. Sự hiện diện của bệnh

giun đƣờng ruột là dấu hiệu đặc trƣng của những vùng dân cƣ có điều kiện
sống khó khăn với mức thu nhập thấp, nơi mà điều kiện vệ sinh và nƣớc sạch
bị hạn chế đồng thời, các tiêu chuẩn vệ sinh thấp [51], [57].
Năm 2010, trên thế giới có 438,9 triệu ngƣời bị nhiễm giun móc; 819,0
triệu ngƣời nhiễm A. lumbricoides và 464,6 triệu ngƣời nhiễm


8

T. trichiura. Nhiễm giun đờng ruột phổ biến ở các cộng đồng nông thôn vùng
xích đạo với nhiệt độ, độ ẩm cao và các cơ sở vệ sinh không đầy đủ. Là khu
vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Đông Nam Á có tỷ lệ
nhiễm các bệnh giun đƣờng ruột cao nhất trên thế giới trong những thập kỷ
gần đây [52], [62]. Theo nghiên cứu của Pullan RL, trên toàn cầu trong năm
2010, khoảng 5,3 tỷ ngƣời, trong đó có 1,0 tỷ trẻ em ở độ tuổi đi học sống ở
các khu vực lƣu hành bệnh nhiễm ít nhất một loài giun đƣờng ruột với 69%
sống ở Châu Á. Hơn 143 triệu ngƣời, trong đó có 31,1 triệu trẻ em ở độ tuổi
đi học sống ở các khu vực có nguy cơ nhiễm giun [51].
Theo ƣớc tính của Pullan RL và cộng sự vào năm 2014, trên thế giới có
khoảng trên 5 tỷ ngƣời có nguy cơ và 1 tỷ ngƣời nhiễm các loại giun đƣờng
ruột truyền qua đất và bệnh hiện đƣợc xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng
quên phổ biến nhất trên thế giới [52].
Ƣớc tính năm 2015 của WHO, khoảng 2 tỷ tƣơng đƣơng với 24% dân số
thế giới bị nhiễm giun đƣờng ruột trên toàn thế giới. Bệnh phân bố rộng rãi ở
các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với số lƣợng lớn nhất xảy ra ở châu
Phi hạ Sahara, châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Á [59].
Châu Á bao gồm Nam Á và Đông Nam Á là những vùng có tỷ lệ nhiễm
giun cao nhất với một phần tƣ (26,4%) dân số nhiễm ít nhất một loài giun
đƣờng ruột truyền qua đất. Mức độ phân bố nặng của bệnh giun đƣờng ruột
truyền qua đất tại châu Á có thể là do điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ƣớt,

khan hiếm nƣớc sạch, vệ sinh không đầy đủ cũng nhƣ các thực hành vệ sinh
kém tạo điều kiện mầm bệnh tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh. Châu Á, bệnh
giun đũa phổ biến nhất với tỷ lệ hiện nhiễm là 18% tiếp theo là bệnh giun tóc
có tỷ lệ nhiễm là 14% (9-19%) và bệnh giun móc là 12% (9-15%). Tỉ lệ
nhiễm các loại giun đƣờng ruột ở Lào, Việt Nam và Campuchia là cao


9

nhất. Trẻ ở độ tuổi đi học có tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 25% (16-31%), nhiễm
giun tóc là 22% (14-34%) và nhiễm giun móc là 10% (7-16%) [64].
1.1.3.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng, ẩm. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về khí hậu, thổ nhƣỡng
cho các mầm bệnh giun truyền qua đất phát triển ở ngoại cảnh. Mặt khác, Việt
Nam có nền kinh tế chƣa phát triển, văn hoá xã hội còn nhiều phong tục, tập
quán lạc hậu nhƣ ăn rau sống... Việt Nam cũng là một trong các quốc gia mà
ngƣời nông dân có tập quán sử dụng phân tƣơi, bao gồm cả phân ngƣời chƣa
ủ trong canh tác. Yếu tố khí hậu, thổ nhƣỡng kết hợp với các yếu tố xã hội
thuận lợi tạo điều kiện cho bệnh giun đƣờng ruột lan truyền.
Năm 2005, tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột ở học sinh tiểu học huyện Phù
Lộc tỉnh Thừa Thiên- Huế là 70,21%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa là
55,48%, giun tóc là 26,71%, giun móc là 37,33% và tỷ lệ nhiễm phối hợp là
38,02% [13].
Kết quả điều tra trên toàn quốc từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện
Sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng trung ƣơng cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun vùng
trung du và miền núi phía Bắc khoảng 65,3%, vùng đồng bằng sông Hồng là
58,2%, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung là 42,2%, Tây Nguyên 30,2%,
Đông Nam Bộ 29% và đồng bằng sông Cửu Long từ 12- 14%. Riêng tỉnh
Thanh Hóa, năm 2009, tỷ lệ nhiễm giun là 75% và có vùng lên tới 100%. Tỷ

lệ nhiễm ở trẻ em từ 2- 5 tuổi và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản là cao nhất.Trong
đó, trẻ em có tỷ lệ nhiễm chung là 34%. Trẻ em ở các tỉnh Nghệ An, Thanh
Hóa, Điện Biên, Lạng Sơn có tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột lần lƣợt là 77,9%;
76,4%; 54% và 63%,cao hơn so với các tỉnh thành khác [32].


10

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Châu Thành và cộng sự tại trƣờng tiểu
học xã Ea Phe và xã Ea kuang huyện Krông Pách tỉnh Đắk Lắc năm 2011 cho
thấy, tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột của học sinh là 19,51%. Trong đó, tỷ lệ
nhiễm giun đũa và giun móc lần lƣợt là 19,25% và 0,65% [27].
Thống kê của Cục quản lý môi trƣờng Bộ y tế năm 2012, tỷ lệ ngƣời
dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 30,9%; có 30,1% số hộ nông dân
đang sử dụng phân ngƣời chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời gian trong nông nghiệp.
Số liệu cũng cho thấy có tới 90% ngƣời dân nhiễm giun đƣờng tiêu hóa, đặc
biệt ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn [5].
Năm 2013, kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Phúc tại tỉnh Hà Nam
cho thấy có 24% ngƣời tham gia nghiên cứu nhiễm Ascaris lumbricoides,
40% nhiễm giun tóc và 2% nhiễm giun móc [53].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013, Việt Nam là quốc gia
có khoảng 90% dân số sống tại 53/63 tỉnh thành sống trong vùng dịch tễ của
bệnh giun truyền qua đất. Tỷ lệ nhiễm giun tại Việt Nam cao và có ngƣời có
thể nhiễm phối hợp tới 2- 3 loại giun. Trong đó, có tới 4 triệu trẻ mầm non và
mẫu giáo; 6 triệu trẻ học tiểu học và 19 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có
nguy cơ nhiễm giun cao [59].
Năm 2015, Đinh Thị Thanh Mai và cộng sự tiến hành điều tra tình
trạng nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã Tú Sơn, Kiến Thụy, Hải
Phòng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột ở đây chiếm tới 42,6%.
Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc lần lƣợt là 21,6%;

16,9%; 6,5%. Trẻ em 6- 10 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 37,0% và giun tóc
là 27,4%, cao hơn so với các lứa tuổi khác [18].
Nguyễn Thu Hƣơng và cộng sự điều tra tại 4 tỉnh Nghệ An, Thanh
Hóa, Hòa Bình và Bắc Giang. Kết quả, tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột chung


11

của ngƣời dân chiếm 21,9%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa là 2,2%, giun tóc
9,2% và giun móc là 8,4% [17].
Một nghiên cứu tại một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ
nhiễm giun đƣờng ruột của phụ nữ 15-45 tuổi là 24,26%. Tỷ lệ nhiễm giun
đũa là 4,21%; nhiễm giun tóc là 2,43% và nhiễm giun móc là 19,73% [2].
Trong nghiên cứu của Phan Văn Trọng, tỷ lệ nhiễm giun của học sinh
tiểu học trƣờng Ngô Gia Tự tại huyện Cƣ,Mgar, Đắk Lắk năm 2015 là
15,67%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa là 2,67%; nhiễm giun tóc là 1,67% và
giun móc cao nhất với tỷ lệ là 13% [30].
Năm 2015, Bùi Khắc Hùng và cộng sự tiến hành xét nghiệm phân cho
1206 học sinh tại 4 trƣờng tiểu học dân tộc Ê Đê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk
Lăk. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun của trẻ là 24,96%. Trong đó, nhiễm
giun đũa là 1,99%, nhiễm giun tóc là 0,33% và giun móc/mỏ là 22,80% [12].
Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột của trẻ từ 12- 60 tháng tuổi tại 2 tỉnh Hà
Giang và Thanh Hóa năm 2016 là 26,9%. Tỷ lệ nhiễm ở Hà Giang là 30,9%
và Thanh Hóa là 22,8%. Trong đó, tỷ lệ trẻ nhiễm giun đũa là 18,8%, tiếp đến
là nhiễm giun tóc với tỷ lệ 13,5% và giun móc là 0,5% [15].
Trong nghiên cứu của Trƣơng Văn Hội và cộng sự, tỷ lệ nhiễm giun
móc của ngƣời dân xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận năm 2015
là 25,1% [10].
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm giun đường ruột truyền qua đất
1.1.4.1. Yếu tố khí hậu

Các mầm bệnh giun đƣờng ruột đều có giai đoạn tồn tại và phát triển ở
ngoại cảnh. Các yếu tố cần thiết để trứng giun tồn tại và phát triển ở ngoại
cảnh bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm và oxy. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhƣng
thiếu oxy, trứng giun đũa bị tiêu diệt sau 1 tháng [1].


12

Ở điều kiện nhiệt độ 24- 250C, độ ẩm trên 80% và sự có mặt của oxy,
trứng giun đũa phát triển thành trứng có ấu trùng có khả năng lây nhiễm sau
12- 15 ngày và có thể tồn tại 1- 2 năm. Cũng với điều kiện độ ẩm trên 80% và
có oxy, nhƣng nhiệt độ 25- 350C, trứng giun móc sau 1 ngày phát triển thành
ấu trùng giai đoạn I và sau 5 - 7 ngày phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3 có
khả năng lây nhiễm. Hầu hết trứng giun móc không nở đƣợc ở nhiệt độ 450C
và ở nhiệt độ trên 450C, ấu trùng bị diệt trong vòng 90 phút. Nhiệt độ càng
thấp, sự phát triển của trứng càng dài nhƣng ở nhiệt độ cao, trứng phát triển
nhanh hơn nhƣng tỷ lệ trứng hỏng cũng cao hơn [6].
Yu Y. M. và cộng sự (2012) thử nghiệm sự phát triển của trứng giun đũa
A.suum ủ ở nhiệt độ 200C, 500C và 700C trong ống nghiệm. Tác giả ghi nhận
trứng không thay đổi hình thái ở nhiệt độ 200C trong ngày 10. Ngƣợc lại, trứng
phát triển và hình thành ấu trùng nhanh chóng nhƣng ấu trùng bắt đầu chết vào
ngày thứ 2 ở nhiệt độ 500C và 1 ngày ở nhiệt độ 700C sau khi đƣợc hình thành.
Nhƣ vậy, nhiệt độ gia tăng có liên quan với sự phát triển nhanh chóng nhƣng
cũng giảm khả năng tồn tại của ấu trùng bên trong trứng [63].
Theo số liệu của Bộ môn Ký sinh trùng trƣờng Đại học Y Hà Nội năm
2012, trứng giun đũa bị hủy hoại ở nhiệt độ trên 600C, trứng giun tóc là trên
500C và ấu trùng giun móc cũng bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 500C [1].
Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai (2012) cho thấy 98- 99%
trứng giun đũa bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 và 700C [20].
Việt Nam là nƣớc nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì

thế, các yếu tố nhƣ nhiệt độ và độ ẩm vô cùng thuận lợi cho các mầm bệnh
giun đƣờng ruột truyền qua đất tồn tại và phát triển.


13

1.1.4.2. Yếu tố con người
Các thói quen trong vệ sinh cá nhân của con ngƣời nhƣ không rửa tay
trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chân đất... cũng nhƣ các thói quen trong
ăn uống nhƣ ăn rau sống, uống nƣớc lã của con ngƣời tạo điều kiện cho các
mầm bệnh giun đƣờng ruột xâm nhập, lây lan.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 của Nguyễn Văn Văn, tỷ lệ ngƣời
dân xã Bình Chánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam có thói quen uống
nƣớc lã chiếm tới 6,1% [31].
Tại huyện Đại Lộc- Quảng Nam, tỷ lệ ngƣời dân có thói quen uống
nƣớc lã là 28,8%, không rửa tay trƣớc khi ăn là 79,9% và tỷ lệ hộ gia đình sử
dụng hố xí không hợp vệ sinh là 60,1% [17].
Những thói quen, tập quán của con ngƣời trong nông nghiệp nhƣ sử
dụng phân ngƣời chƣa xử lý trong canh tác, sử dụng hố xí không hợp vệ sinh
hay phóng uế bừa bãi là những nguyên nhân làm phát tán các mầm bệnh giun
đƣờng ruột, gây ô nhiễm môi trƣờng, thực phẩm.
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý nguồn phân ngƣời
Phân ngƣời là nơi chứa mầm bệnh giun truyền qua đất. Nguồn phân
ngƣời không đƣợc quản lý và xử lý gây ô nhiễm ngoại cảnh sẽ làm phát tán
các mầm bệnh giun. Sự quản lý và xử lý phân đã đƣợc chứng minh là có hiệu
quả làm giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất [64]. Tuy
nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm phân ngƣời vẫn xảy ra do
các thói quen, phong tục và tập quán của con ngƣời, đặc biệt ở những cộng
đồng ngƣời dân nghèo có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Theo số liệu
của WHO, đến năm 2011, khoảng 15% tƣơng đƣơng với 1,04 tỷ ngƣời trên

thế giới hàng ngày phóng uế ra ngoại cảnh do không có đầy đủ các điều kiện
vệ sinh. Điều đó là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng [58].


14

Năm 2011, tại Việt Nam, tỷ lệ ngƣời dân có thói quen phóng uế ra
ngoại cảnh chiếm 3%. Số liệu năm 2012 cho thấy, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng hố
xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 30,9% [5], [61].
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh (2011) cho thấy, nguy cơ mắc
các bệnh giun sán, tiêu chảy, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa, bệnh ở mắt và
ngộ độc tại các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cao gấp 1,7
lần so với các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh [26].
Xã Nhật Tân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2009, số nhà tiêu hợp
vệ sinh chỉ chiếm 40% và năm 2010 là 44%. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy, khi sử dụng nƣớc sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ làm giảm số ca mắc
tiêu chảy cũng nhƣ chi phí cho việc điều trị [22].
Tại 10 xã huyện An Dƣơng- Hải Phòng, số hộ gia đình sử dụng hố xí 2
ngăn chiếm 19,74%, hố xí 1 ngăn chiếm 19,93% và hố xí thấm là 8,36% [29].
Năm 2012, tỉnh Lào Cai chỉ có 179 trong tổng số 886 công trình vệ
sinh ở 883 điểm điều tra tại các trƣờng học đạt tiêu chuẩn [25].
Tại các xã An Lƣ, Thủy Đƣờng và Thủy Sơn huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng có 6,4% hộ gia đình không có hố xí, 63,8% hộ sử dụng hố xí 1 ngăn,
3% sử dụng hố xí 2 ngăn và chỉ có 25% hộ sử dụng hố xí tự hoại [11].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Lực năm 2011, tại huyện Đại Lộc
tỉnh Quảng Nam có 60,1% hộ gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh [17].
Trong nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình
sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng chỉ chiếm
59,1% [19].
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh giun đƣờng ruột của những

ngƣời không sử dụng hố xí hợp vệ sinh hoặc không có hố xí cao hơn nhiều so


15

với những ngƣời sử dụng hố xí không hợp vệ sinh. Những thói quen trong ăn
uống, sinh hoạt hàng ngày nhƣ ăn rau sống, uống nƣớc lã, đi chân đất... của con
ngƣời là yếu tố nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh giun từ thực phẩm và ngoại cảnh.
Việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hay không sử dụng hố xí một phần do thói
quen hay kinh tế gia đình quyết định. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia có truyền
thống sản xuất nông nghiệp trên thế giới, ngƣời nông dân không sử dụng hố xí
một phần còn do nhu cầu sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp.
Trên thế giới, việc sử dụng chất thải của con ngƣời trong nông nghiệp
là một truyền thống lâu đời ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở Trung Quốc, Nam và
Đông Nam Á cũng nhƣ ở châu Phi. Ở Việt Nam, việc sử dụng phân ngƣời
làm phân bón là một thực tiễn phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng nhƣ
các tỉnh miền Trung [36].
Trong điều tra của Pham-Duc P, tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời
dân Tỉnh Hà Nam là 47%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm Ascaris lumbricoides là
24%, Trichuris trichiura 40% và hookworm là 2%. Nguyên nhân của tình
trạng nhiễm giun đƣờng ruột là do ngƣời dân sử dụng nƣớc tƣới ô nhiễm phân
và sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp [53].
Theo thống kê của Cục y tế dự phòng năm 2012, có tới 30,1% số hộ
nông dân trên toàn quốc đang sử dụng phân ngƣời chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời
gian trong nông nghiệp [5].
Khi nghiên cứu tại một đơn vị bộ đội cho thấy tại đây vẫn sử dụng hố
xí thùng có cửa lấy phân để hở, phân tƣơi nuôi cá và bón cho rau màu [23].
Trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ năm 2009, trên 10 tỉnh thành
trong cả nƣớc, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng phân chƣa ủ trong canh tác lúa là
10,0%; trong trồng rau trên cạn là 20,0%; trồng rau thủy sinh 16,7% và nuôi

cá là 26,7% [24].


16

Lợi ích của việc sử dụng phân ngƣời làm phân bón trên thực tế đã
đƣợc chứng minh là tiết kiệm đƣợc chi phí cho ngƣời nông dân. Theo
nghiên cứu của Jensen PK. năm 2010, Việt Nam có thể tiết kiệm 83 triệu
USD mỗi năm khi sử dụng phân ngƣời thay thế các loại phân bón vô cơ
trong nông nghiệp [41].
Trong phân tích chi phí của Trần Thị Ngân và cộng sự năm 2017,
ngƣời nông dân Việt Nam có thể tiết kiệm đƣợc 37.000- 847.000 đồng/ năm
(1,48-37,28 USD) bằng cách sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp. Mặc dù
khoản tiết kiệm này có thể thấp, nhƣng cũng chiếm tới 1-22% thu nhập trung
bình hàng năm của nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hơn nữa, ngƣời
dân có thể tiết kiệm đƣợc nhiều hơn do sống ở những vùng đất đai ít màu mỡ,
nơi sản lƣợng lúa thấp cần nhiều phân bón hơn hoặc ở những nơi xa xôi, nơi
mà thách thức về giao thông dẫn đến chi phí cho phân bón cao hơn
[50]. Ngoài ra, chất thải hộ gia đình giao dịch trên thị trƣờng có thể đóng góp
15% thu nhập cho các gia đình nằm trong nhóm có thu nhập thấp nhất [41].
Không chỉ tiết kiệm chi phí cho ngƣời nông dân, phân ngƣời còn mang
lại nguồn dinh dƣỡng dồi dào cho vật nuôi cũng nhƣ cây trồng. Tuy nhiên,
phân ngƣời lại đƣợc cảnh báo là một trong mƣời nguồn gây ô nhiễm nguy
hiểm nhất bởi phá hủy hệ sinh thái cũng nhƣ mang đến nhiều bệnh tật, ảnh
hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời do chứa nhiều mầm bệnh nguy hại. Sử
dụng phân ngƣời làm phân bón là nguyên nhân chính làm phát tán các mầm
bệnh, bao gồm cả các mầm bệnh giun đƣờng ruột ra ngoại cảnh gây ô nhiễm
môi trƣờng đất, nguồn nƣớc và thực phẩm. Vì thế, khi sử dụng phân ngƣời
làm phân bón sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun đƣờng ruột truyền qua
đƣờng đất đối với ngƣời nông dân, gia đình của họ và ngƣời tiêu dùng khi ăn

các sản phẩm tƣơi sống và tình cờ nuốt phải trứng, ấu trùng giun hoặc tiếp
xúc với ấu trùng giun trong môi trƣờng đất ô nhiễm. Sử dụng phân ngƣời


17

không an toàn làm cho hằng năm trên thế giới có khoảng 2 tỷ ngƣời nhiễm
mầm bệnh ký sinh trùng [34].
Năm 2009, Hoàng Cao Sạ cùng với cộng sự triển khai nghiên cứu trên
10 tỉnh thành trong cả nƣớc cho thấy, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa, giun tóc,
giun móc trên các mẫu rau, củ, quả sống ăn tại các cơ sở chế biến kinh doanh
thực phẩm khu vực nông thôn lần lƣợt là 62,5%; 93,8%; 100,0% và khu vực
thành thị là 75,0%; 90,6%; 93,8% [24].
Tỷ lệ các mẫu rau ở khu vực thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định
trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề năm 2009 nhiễm trứng giun đũa lần
lƣợt là 2,7% và 2,1%; nhiễm trứng giun móc là 2,4% và 1,8%; nhiễm ấu trùng
giun là 2,1% và 5,2% [7].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hòa năm 2005, tỷ lệ nhiễm
trứng giun đũa trong nƣớc mƣơng máng và nƣớc ao hồ là 100%. Tỷ lệ nhiễm
giun đũa, giun tóc và giun móc trong nƣớc nói chung chiếm tới 33,5%. Điều
đó cho thấy, nguồn nƣớc ở đây ô nhiễm phân ngƣời nghiêm trọng [8].
Năm 2009, nghiên cứu của Gupta N. và cộng sự đã chỉ ra tình trạng
nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc trên các mẫu rau tại Titagarh, Ấn Độ
lần lƣợt là 36%; 1,7% và 6,4%. Tình trạng nhiễm giun trên rau là do sử dụng
phân, chất thải của con ngƣời trong nông nghiệp [38].
1.3. Phòng bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất
Bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất là bệnh phổ biến ở các vùng có
khí hậu ấm áp, ẩm ƣớt, ở cộng đồng ngƣời có thu nhập thấp, trung bình và
đƣợc xếp trong nhóm các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên liên quan đến đói nghèo
[63]. Phòng bệnh giun đƣờng ruột là việc làm cần thiết. Ngoài việc giúp loại

bỏ tác nhân gây bệnh, cải thiện sức khỏe cho ngƣời dân nghèo, phòng bệnh
còn góp phần giảm tình trạng đói nghèo do những tốn kém mà họ phải bỏ ra
để chi phí cho việc điều trị bệnh cũng nhƣ các biến chứng bệnh.


×