Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Một số biện pháp quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM NGỌC DƯƠNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở BỘ CÔNG THƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Bộ
Công Thương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Dương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................
vi Danh mục bảng ...............................................................................................................
vii Danh mục hình ...............................................................................................................
viii

Danh

mục



đồ,

biểu

đồ


................................................................................................. ix Trích yếu luận văn
...........................................................................................................

xi

Thesis

abstract................................................................................................................ xiii Phần
1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.
2

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.
3

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.
3

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................... 3

1.5.1.

Về mặt lý luận..................................................................................................... 3

1.5.2.

Về mặt thực tiễn.................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về website thương
mại điện tử......................................................................................................... 5
2.1.

5

Cơ sở lý luận về website thương mại điện tử .....................................................

2.1.1.
5

Khái niệm quản lý nhà nước về website thương mại điện tử .............................

2.1.2.

Vai trò của các tác nhân trong phát triển website thương mại điện tử ............. 11

2.1.3.

Đặc điểm quản lý nhà nước về website thương mại điện tử............................. 14
3


2.1.4.
15
2.1.5.

Nội dung quản lý nhà nước về website thương mại điện tử .............................
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về website thương mại
điện tử ............................................................................................................... 23

4



2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về website thương mại điện tử trên
thế giới .............................................................................................................. 25

2.2.2.

Các nghiên cứu liên quan ................................................................................. 29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với
Việt Nam........................................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài .................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 38


3.2.2.

Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin và phân tích số liệu ............................. 38

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 40
4.1.

Thực trạng quản lý website thương mại điện tử ............................................... 40

4.1.1.

Chính sách pháp luật về website thương mại điện tử ....................................... 40

4.1.2.

Cơ quan quản lý website thương mại điện tử ................................................... 44

4.1.3.

Triển khai hoạt động đăng ký và thông báo website thương mại điện tử......... 49

4.1.4.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra trong thương mại điện tử .................................. 64


4.1.5.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về website thương mại điện tử .............. 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về website thương mại
điện tử ............................................................................................................... 71

4.2.1.

Các nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước về website thương mại
điện tử ............................................................................................................... 71

4.2.2.

Yếu tố pháp luật................................................................................................ 76

4.2.3.

Yếu tố tâm lý .................................................................................................... 79

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ......... 83

4.3.1.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về website thương mại
điện tử và bán hàng đa cấp ............................................................................... 83


4.3.2.

Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp......... 86

4.3.3.

Triển khai các hoạt động về tuyên truyền, hỗ trợ đăng ký website thương
mại điện tử, bán hàng đa cấp và tăng cường thanh tra, kiểm tra ...................... 88

4


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 90
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 90

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 94

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

B2B

:

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

:

Doanh nghiệp với người tiêu dùng

BCT

: Bộ Công Thương

C2C

:

CA

: Chứng thực số

CNTT

:


Công nghệ thông tin

ĐKKD

:

Đăng ký kinh doanh

DN

:

Doanh nghiệp

QLNN

: Quản lý nhà nước

TMĐT

: Thương mại điện tử

TT

: Truyền thông

USD

: Đô la mỹ


Người tiêu dùng với người tiêu dùng

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các văn bản liên quan đến pháp lý website thương mại điện tử.................. 18
Bảng 4.1. Bảng cập nhật khung pháp lý cơ bản thương mại điện tử Việt Nam
năm 2015...................................................................................................... 40
Bảng 4.2. Thông tin doanh nghiệp bán hàng đa cấp 9 tháng năm 2016....................... 48
Bảng 4.3. Thông tin phản ánh của người dân trên trang: Online.gov.vn ..................... 69
Bảng 4.4. Thông tin xử lý vi phạm về bán hàng đa cấp ............................................... 69
Bảng 4.5. Thông tin xử phạt vi phạm về website thương mại điện tử ......................... 70
Bảng 4.6. Nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước......................... 72
Bảng 4.7. Tái phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp .............................................. 79

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử ................................ 47
Hình 4.2. Mô hình đa cấp trên website thương mại điện tử......................................... 48
Hình 4.3. Quy trình thông báo, đăng ký website thương mại điện tử.......................... 55

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.


Bộ máy quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ...................... 33

Sơ đồ 4.1.

Quy trình quản lý thông báo website TMĐT theo thông tư
47/2014/TT-BCT..................................................................................... 56

Sơ đồ 4.2.

Quy trình quản lý đăng ký website TMĐT

theo thông tư

47/2014/TT-BCT..................................................................................... 58
Biểu đồ 4.1.

Doanh thu thương mại điện tử thế giới từ 2012 và dự kiến 2020 ........... 45

Biểu đồ 4.2.

Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam từ 2012 và dự kiến 2020........ 46

Biểu đồ 4.3.

Số lượng tên miền “.vn” lũy kế qua các năm và tỷ lệ tăng trưởng ......... 46

Biểu đồ 4.4.

Số lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và quản

lý nhà nước .............................................................................................. 51

Biểu đồ 4.5.

Mức độ đồng ý với việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ quản lý
nhà nước .................................................................................................. 52

Biểu đồ 4.6.

Số doanh nghiệp tham gia lớp tuyên truyền pháp luật về website
thương mại điện tử .................................................................................. 52

Biểu đồ 4.7.

Mức độ đồng ý của doanh nghiệp với các chính sách thương mại
điện tử hiện hành ..................................................................................... 53

Biểu đồ 4.8.

Hồ sơ thông báo, đăng ký website thương mại điện tử........................... 60

Biểu đồ 4.9.

Mức độ nhận thức của doanh nghiệp và xã hội đối với website
thương mại điện tử .................................................................................. 62

Biểu đồ 4.10. Doanh nghiệp đánh giá đăng ký website thương mại điện tử ................. 63
Biểu đồ 4.11. Hình thức doanh nghiệp đăng ký website thương mại điện tử................ 63
Biểu đồ 4.12. Số lần thanh tra, kiểm tra website của cơ quan quản lý .......................... 65
Biểu đồ 4.13. Doanh nghiệp phản hồi về việc thanh tra, kiểm tra website của cơ

quan quản lý nhà nước ............................................................................ 67
Biểu đồ 4.14. Chế tài xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước ....................................... 71
Biểu đồ 4.15. Quy mô và loại hình doanh nghiệp điều tra ............................................ 74
Biểu đồ 4.16. Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại đối với các hoạt động
trên website thương mại điện tử .............................................................. 75
Biểu đồ 4.17. Mức độ đầy đủ của các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước
ban hành .................................................................................................. 77

9


Biểu đồ 4.18. Cơ cấu mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật đối với doanh
nghiệp trong quản lý website và bán hàng đa cấp................................... 78
Biểu đồ 4.19. Mức độ hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế..................... 81
Biểu đồ 4.20. Mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại
điện tử chưa cao ...................................................................................... 82
Biểu đồ 4.21. Trở ngại khi mua sắm trên website thương mại điện tử.......................... 83

10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Ngọc Dương
Tên luận văn: Một số biện pháp quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ
Công Thương
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở khoa học, lý luận tăng cường
quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ Công thương. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đảm bảo an toàn trong giao dịch trên website
thương mại điện tử và lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng nghiên cứu chính của luận
văn là quá trình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về website thương mại điện tử
tại Bộ Công thương; là các doanh nghiệp đang thực hiện thương mại điện tử.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu: tài liệu thứ cấp được sử dụng ở
đây là các sách, báo cáo…chứa đựng các thông tin về đối tượng được nghiên cứu của
các tác giả khác nhau. Tài liệu sơ cấp được tổng hợp qua phiếu điều tra khảo sát năm
2016. Sử dụng bảng hỏi có cấu trúc (phụ lục 2) để phỏng vấn công ty đang sử dụng
website thương mại điện tử để kinh doanh. Phỏng vấn trực tiếp 100 cán bộ thuộc doanh
nghiệp, phỏng vấn 10 người tiêu dùng về mua hàng trên website TMĐT, vấn đề đa cấp
đang diễn ra. Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước đang phụ trách quản lý hoạt động
thương mại điện tử để làm rõ các vấn đề mà đơn vị quản lý nhà nước về TMĐT đang
thực hiện. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các
báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các
chỉ tiêu, tìm ra những vấn đề còn bất cập trong quản lý nhà nước. Đó cũng là cơ sở để
chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý về TMĐT
từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường quản lý về hoạt động TMĐT.
Luận văn đã góp phần hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về
QLNN đối với website TMĐT như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung QLNN về
website TMĐT; đây là những vấn đề lý luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập tới. Luận văn đã tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về website TMĐT
của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nước trên
thế giới luận văn đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ích trong công tác
QLNN về website TMĐT ở Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
một cách khoa học, luận văn đã phân tích thực trạng QLNN về website TMĐT ở Bộ
Công Thương trong giai đoạn vừa qua. Luận văn đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá
các nội dung QLNN về website TMĐT, thông qua các tiêu chí này, luận văn tiến hành


11


đánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN về website TMĐT để từ đó nêu rõ những
thành tựu đã đạt được, các tồn tại cần khắc phục trong QLNN về website TMĐT. Luận
văn đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về website thương mại điện tử và bán hàng đa cấp. (ii) Đào tạo
nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp. (iii) Triển khai các hoạt
động về tuyên truyền, hỗ trợ đăng ký website thương mại điện tử, bán hàng đa cấp và
tăng cường thanh tra, kiểm tra. Luận văn đã kiến nghị để thực hiện các giải pháp này
với cơ quan QLNN, các kiến nghị gồm: (1) Triển khai chương trình phát triển TMĐT
quốc gia giai đoạn 2016-2020. Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách
thương nhân; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách thuế... Hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về bán hàng đa cấp. (2) Đào tạo nâng cao chất lượng cán
bộ quản lý nhà nước và nhận thức về lợi ích khi mua hàng trên website thương mại điện
tử của người dân và doanh nghiệp. Công nhận chuyên ngành TMĐT là một chuyên
ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia. (3) Đầu tư kinh phí cho hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật. (4) Triển khai các hoạt động về tuyên truyền, hỗ trợ
đăng ký website thương mại điện tử, bán hàng đa cấp và tăng cường thanh tra, kiểm tra.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc quản lý nhà nước về
website TMĐT còn chưa cao là do người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến
các quy định liên quan, dẫn đến ý thức kém trong việc chấp hành pháp luật. Một số
doanh nghiệp còn sử dụng website TMĐT để kinh doanh trái phép, lừa đảo...làm mất
lòng tin của người tiêu dùng. Mặc dù, các cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai nhiều
biện pháp để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân và doanh nghiệp
như tổ chức hội thảo, hội nghị để hướng dẫn trực tiếp, tuyên truyền phổ biến qua nhiều
hình thức nhưng hiệu quả các hoạt động này còn nhiều hạn chế. Các văn bản pháp luật
sau một thời gian ban hành đã xuất hiện một số điểm chưa hợp lý cần phải điều chỉnh,
thay đổi đề phù hợp với hiện tại. Các cơ quan nhà nước vẫn chưa thực sự đi đầu trong
việc cung cấp thông tin công khai, minh bạch quá trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

vi phạm. Việc quản lý và thu thuế trong TMĐT đang đặt ra yêu cầu cho cơ quan quản lý
cần sớm có chính sách phù hợp tránh tình trạng thất thu thuế như hiện nay.

xii


THESIS ABSTRACT
Name of author: Phạm Ngọc Dương
Thesis title: Some state management measures for e-commerce websites at the
Ministry of Industry and Trade
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
The fundamental objectives of this study are to review scientific and empirical
literature of strengthening state management of e-commerce websites at the Ministry of
Industry and Trade, and then propose some solutions to improve management practice
in order to ensure safety of transactions on e-commerce websites as well as to ensure
customer benefits. The main subject of the dissertation is the process of implementing
different state management contents regarding e-commerce websites at the Ministry of
Industry and Trade; and the entrepreneurs that are currently implementing e-commerce.
Data was collected through different sources in this study, more specifically,
secondary data sources includes books and reports, etc. containing information of the
studied subjects of different scholars, whereas primary data was collected through
questionnaires in 2016. Structured questionnaires (as can be seen in Appendix 2) were
used to interview the companies using e-commerce websites for business. The other
primary data collection methods applied include direct interviews with 100 entrepreneur
staff, direct interviews with 10 customers about buying products on e-commerce
websites, and about the current multi-level marketing issue; in-depth interview with

state management officials in charge of managing e-commerce activities to clarify
existing problems that the e-commerce management agencies were dealing with. The
collected data was then processed and analyzed by Excel software to calculate and
compare research indicators to find out problems remaining in state management. Based
on those data analysis, it would be possible for the research to identify not only
advantages but also disadvantages in e-commerce management, then to propose
solutions for improving and strengthening e-commerce state management.
The main contribution of this dissertation is to systemize the basic theories about
state management of e-commerce websites such as definitions, objectives, principles
and contents of state management of e-commerce websites; which have not been
mentioned in any other research. Moreover, this study also systemized some
experiences in state management of e-commerce websites in some countries that
developed or are developing e-commerce. Based on experiences throughout the world,

13


some useful lessons have been drawn for the state management e-commerce websites in
Vietnam. By employing scientific methodologies, the current state management of ecommerce websites at the Ministry of Industry and Trade over the past few years was
carefully examined. The study developed indicators for assessing state management
contents of e-commerce websites, and by employing these indicators; the study
evaluated the implementation of the state management of e-commerce websites, and
then clearly identify achievements as well as limitations of state management of ecommerce websites. Based on the above analysis, the main recommendations to be
proposed to state management agencies include the followings: (1) To implement the
national e-commerce development program for the period 2016-2020. To improve ecommerce policies such as policies for merchants, consumer protection policies, and tax
policies, etc. To improve legal regulations regarding multi-level marketing; (2) To
provide training to improve capabilities of state officials and increase awareness of
people and entrepreneurs about the benefits of making purchases via e-commerce
websites. Officially approve e-commerce to be an official major in the national
education system. (3) To provide funds to investing in creating activities to propagate

and disseminate the current laws and legal regulations(4) To implement different
activities to propagate, provide supports in registering of e-commerce websites and
multi-level marketing, as well as enhancing investigation and examination practices.
One of the most important reasons for the underperformance of state
management of e-commerce websites was that people and entrepreneurs had not paid
much attention to relevant regulations, leading to low awareness in acting in compliance
with the law. Some firms even used e-commerce websites for illegal businesses and for
cheating customers, etc. which then made consumers lose faith. Even though state
management agencies already applied many measures to disseminate the legal
documents to people and entrepreneurs such as holding seminars and conferences to
directly instruct and propagandize in many ways, but the effectiveness of these activities
were still limited. In addition, after being issued, the legal documents now needed to be
revised and modified to be more in line with the current situation. State management
agencies have not really take the leading position in providing clear and public
information during the investigation and examination of entrepreneurs violating legal
regulations. The management and tax collection of e-commerce are setting out
requirements for management agencies to develop appropriate policies as soon as
possible to avoid the current tax loss.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại đã trở thành một
phần tất yếu của cuộc sống trên toàn thế giới. Công nghệ thông tin, Internet ra
đời và phát triển, đồng thời thương mại điện tử cũng xuất hiện, phát triển với tốc
độ rất nhanh dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia,
từng khu vực. Muốn gọi một dịch vụ nào đó, người ta có thể nhấc điện thoại lên
gọi và thế là một giao dịch được hình thành hay muốn mua một món đồ gì đó, có

thể là dịch vụ hay sản phẩm cụ thể, hay thậm chí là sản phẩm số hóa người ta
cũng chỉ cần một cú “nhấp chuột” trên trang Web là đã có thể sở hữu sản phẩm
hay thụ hưởng dịch vụ mình mong muốn một cách rất nhanh chóng và thuận tiện.
Trong quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, Nhà nước với
vai trò là chủ thể quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng
dụng và triển khai TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các công cụ quản lý của
mình, Nhà nước đã đóng vai trò định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển
của TMĐT. Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho
thấy tuy môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng
vẫn chưa đáp ứng được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động
quản lý nhà nước (QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ
yếu sau: thiếu các định hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về
TMĐT chưa điều chỉnh hết nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; sự phối
hợp quản lý nhà nước về TMĐT giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu
quả; niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT còn thấp; nguồn nhân lực cho
TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát
TMĐT chưa được trú trọng.
Theo thông tin Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
(TMĐT&CNTT) cho biết hiện có khoảng 45% dân số Việt Nam sử dụng internet
(tương ứng với 41 triệu người). 62% số người dùng internet hiện có thực hiện các
hoạt động mua sắm trực tuyến (tương ứng với khoảng 28% dân số cả nước) năm
2015, trung bình mỗi người chi khoảng 160 USD để mua hàng trực tuyến, đem
về gần 4,1 tỉ USD. Con số này dự kiến sẽ lên tới 10 tỉ USD vào năm 2020 (tương
ứng mỗi người chi cho thương mại điện tử 350 USD/người/năm). Những năm

1


gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh. Mỗi ngày có
hàng ngàn các giao dịch mua bán thành công trên môi trường internet. Việc mua

bán dễ dàng trên môi trường internet, kẻ gian đã lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt
tài sản của người mua hàng. Hàng hóa được rao bán trên các website đa dạng
chủng loại như: điện thoại, máy tính, quần áo… Hầu hết các đối tượng lừa đảo
lập website bán hàng nhắm đến là hàng được rao bán với giá cực rẻ, mới sản xuất
hoặc hàng nhái theo các thương hiệu danh tiếng.
Hiện nay, nhiều đối tượng lừa đảo còn lập ra những trang website “ma”,
giả danh các công ty lớn có uy tín, sau đó tung ra những lời quảng cáo “sốc” như
khuyến mãi khủng 200% khi đến mua hàng, thanh toán trước sẽ được tặng quà
hoặc phiếu giảm giá. Những lời quảng cáo “đường mật” này đã đánh trúng tâm lý
của người mua hàng ham đồ hiệu giá rẻ. Nhiều người cả tin đã chuyển tiền cho
đối tượng lừa đảo thông qua những trang web “ma” để rồi ngậm đắng với
chương trình “khuyến mãi” trên trời mà bọn chúng đưa ra. Khi khách hàng mất
công tìm đến trụ sở được cung cấp trên website thì đây lại là địa chỉ “ma”.
Trước những nguy cơ, rủi ro về sự mất an toàn và gian lận trong thương
mại điện tử, cần thiết phải hoàn chỉnh khung pháp lý đủ mạnh, các biện pháp
thực thi có hiệu quả, các công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để nhằm xử
lý, răn đe, phòng ngừa những đối tượng sử dụng website để thực hiện hoạt động
phạm pháp. Vì thế, đòi hỏi sự nghiên cứu, thống nhất về mặt lý luận, làm rõ các
vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong việc đảm bảo an toàn và
minh bạch trong các hoạt động giao dịch trên website thương mại điện tử ở Việt
Nam. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý
nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ Công Thương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ cơ sở khoa học, lý
luận quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ Công thương. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý giao dịch trên website thương
mại điện tử và lợi ích của người tiêu dùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học về các nội dung quản lý nhà nước về

website thương mại điện tử.

2


- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ
Công Thương.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về website thương
mại điện tử để tạo môi trường, điều kiện phát triển cho thương mại điện tử ở Việt
Nam, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng trên website.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các nội dung quản lý nhà
nước về website thương mại điện tử tại Bộ Công thương; là các doanh nghiệp
đang thực hiện thương mại điện tử.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về website thương
mại điện tử, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động
quản lý website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi Bộ Công
Thương
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2015.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Website thương mại điện tử là gì?
- Quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở Bộ Công Thương
như thế nào?
- Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về website thương mại điện tử ở
Bộ Công Thương ra sao?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Về mặt lý luận

- Để thực hiện chức năng QLNN về TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, luận văn đã góp phần hệ thống hoá được những vấn đề lý
luận cơ bản về QLNN đối với website TMĐT như khái niệm, mục tiêu, nguyên
tắc, nội dung QLNN về website TMĐT.
- Luận văn đã tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về website
TMĐT của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT.

3


1.5.2. Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, luận
văn phân tích thực trạng QLNN về website TMĐT ở Bộ Công Thương trong giai
đoạn vừa qua. Luận văn đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các nội dung
QLNN về website TMĐT, thông qua các tiêu chí này, luận văn tiến hành đánh
giá việc thực hiện các nội dung QLNN về website TMĐT để từ đó nêu rõ những
thành tựu đã đạt được, các tồn tại yếu kém cần khắc phục trong QLNN về
website TMĐT. Để hoàn thiện QLNN về website TMĐT, luận văn đề xuất một
số giải pháp chủ yếu sau:
- Triển khai chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách bảo
vệ người tiêu dùng; chính sách thuế... Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước và nhận thức về
lợi ích khi mua hàng trên website thương mại điện tử của người dân và doanh
nghiệp. Công nhận chuyên ngành TMĐT là một chuyên ngành chính thức trong
hệ thống giáo dục quốc gia.
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Triển khai các hoạt động về tuyên truyền, hỗ trợ đăng ký website thương
mại điện tử, bán hàng đa cấp và tăng cường thanh tra, kiểm tra.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về website thương mại điện tử
2.1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như
“thương mại điện tử”, “thương mại trực tuyến”,“thương mại không giấy tờ” hoặc
“kinh doanh điện tử”. Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến
nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của
các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông,
các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của
mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối
hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... khi đó thương mại điện tử
phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh nghiệp ứng dụng thương mại
điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử.
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là:
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ
giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch
vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp
vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa

hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”.
(Nguyễn Đăng Hậu, 2013).
Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa thông thường nhất là giao dịch
thương mại thông qua môi trường điện tử. Xét về mặt kỹ thuật đó là nhờ thành
quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển nhanh của công nghệ
thông tin và truyền thông, đặc biệt là mạng Internet, sự ra đời của các sản phẩm

5


kỹ thuật số cầm tay hay các thiết bị di động. Xét về mặt phát triển kinh tế thì
công nghệ thông tin vừa là sản phẩm, vừa là công cụ tất yếu cho sự phát triển
kinh tế thế giới trong quá trình toàn cầu hóa dần hướng tới một nền kinh tế tri
thức trong đó thông tin là yếu tố chủ đạo.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại
được thực hiện thông qua mạng internet. Thương mại điện tử được nói đến ở đây
là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên internet với
phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng thương mại điện tử
đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con
người. Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại
Tây Dương, 1997).
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (1998): “Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua
bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình
cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua
mạng Internet”.
Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua
một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu
hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (USA, 2000).

Khái niệm về thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
của Liên Hợp quốc (OECD) (2000) đưa ra là: “Thương mại điện tử được định
nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng
truyền thông như internet”.
Qua nghiên cứu các khái niệm về thương mại điện tử như trên, hiểu theo
nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện
thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nay như: điện
thoại, fax, telex... Theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử chỉ mới tồn tại được
khoảng thời gian chưa lâu nhưng nhờ tiến bộ công nghệ đã đạt được những kết
quả rất đáng quan tâm. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua
mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “Thương mại điện tử”. Ngoài ra, từ các
giác độ khác nhau, người ta có những khái niệm khác nhau về thương mại điện tử.

6


Từ góc độ viễn thông, là sự cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ hay thanh toán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thông qua mạng máy tính hay
các phương tiện điện tử khác.
Từ góc độ quản trị kinh doanh, là sự ứng dụng công nghệ hướng tới việc
tự động hóa trong những giao dịch thương mại và quản lý.
Từ góc độ dịch vụ, là một công cụ mà qua đó có thể gửi đơn hàng của các
hãng, của khách hàng để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng.
Từ góc độ trực tuyến, thương mại điện tử là khả năng mua bán trao đổi
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên Internet.
Website hiểu theo nghĩa thông thường là một tập hợp các trang web (web
pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v… thường chỉ nằm trong một
tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu
trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua

Internet. Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng
Internet, nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do
doanh nghiệp cung cấp… Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp,
là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên internet (Anh
Nguyên, 2008).
Khái niệm về website thương mại điện tử căn cứ theo Điều 3 của Nghị
định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ “ là trang thông tin điện tử được thiết lập để
phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay
cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp
đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng”.
Khái niệm quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả các mặt của đời sống
xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương
nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật
tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất của nhà nước.
Tuy nhiên, ở đây khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp
hơn, và đồng nghĩa với quản lý hành chính nhà nước. Đó là sự thực thi quyền
hành pháp của nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật của Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con

7


người để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, do các cơ quan trong hệ thống
hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành.
Do đó, Quản lý nhà nước về website thương mại điện tử được hiểu là quá
trình nhà nước sử dụng các chính sách quản lý về website tác động lên hoạt động
thương mại trong môi trường điện tử nhằm mục đích kiểm soát thông tin trên
website thương mại điện tử. Để các website hoạt động theo đúng quy định của

pháp luật cơ quan quản lý xây dựng hành lang pháp lý; thực hiện cấp phép; kiểm
tra, giám sát và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trên website thương mại
điện tử.
2.1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các mô hình TMĐT tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu, luân văn chỉ đề cập đến mô hình thương mại điện tử
phi lợi nhuận giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (G2B). Theo Cục
TMĐT&CNTT (2005) tiêu thức phân loại này có bốn chủ thể chính tham gia
phần lớn vào các giao dịch TMĐT, đó là: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B),
khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với
nhau sẽ cho chúng ta những mô hình TMĐT khác nhau.
a) Các mô hình thương mại điện tử lợi nhuận
- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to
Business - B2B)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa DN với DN.
Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT,
các sàn giao dịch TMĐT B2B ... Các DN có thể chào hàng, tìm kiếm DN cung
ứng, đặt hàng, ký kế hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Thương mại
điện tử B2B đem lạo lợi ích rất thiết thực cho các DN, đặc biệt giúp các DN giảm
chi phí về thông thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm
phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.
- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to
Consumer - B2C)
Đây là loại hình giao dịch giữa DN và người tiêu dùng qua các phương
tiện điện tử. DN sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới
người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn,

8



đặt hàng, thanh toán, nhân hàng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông
thường DN sẽ thiết lập Website, hình thành cơ sở dữ liệu và hàng hóa, dịch vụ,
tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu
dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả DN lẫn người tiêu dùng:
DN tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm đáng kể. Người
tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận nơi bán hàng mà chỉ cần ở
bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời gian nào cũng có thể lựa chọn sản phẩm, so
sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc cũng như tiến hành việc mua hàng.
- Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
(Consumer to Consumer - C2C)
Đây là các giao dịch giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhau. Sự phát
triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt
động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân
có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử
dụng một website có sẵn để đấu giá một mặt hàng mình có.
b) Các mô hình thương mại điện tử phi lợi nhuận
- Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp
(Government to Business - G2B)
Là hình thức tương tác trực tuyến không mang tính thương mại giữa
Chính phủ (địa phương và trung ương) và các doanh nghiệp thương mại. Đây là
một trong ba yếu tố chính trong Chính phủ điện tử. Một số hình thức giao dịch
điển hình đó là: cung cấp các thông tin về luật, qui chế, chính sách và các dịch vụ
hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp chủ yếu thông qua Internet.
- Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với người lao động
(Government to Employee - G2E)
Đây là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân người
lao động trong xã hội. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính nhưng
có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ, khi người dân đóng tiền thuế qua
mạng, trả phí đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...
- Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (Government to

Consumer - G2C)
Là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là
các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của

9


×