Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THANH VÂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA THƠM TẠI
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Vân

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế tài nguyên Môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thanh Vân

3

năm 2016


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................................
iii Mục lục ............................................................................................................................
iv Danh mục viết tắt ............................................................................................................
vii Danh mục bảng ..............................................................................................................
viii

Danh

mục

hình,

hộp......................................................................................................... ix Trích yếu luận
văn

...........................................................................................................

ix

Thesis


Abstract ................................................................................................................ xi Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng & phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận về phát triển sản xuất ............................................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm của lúa thơm........................................................................................ 9

2.1.3.

Nội dung phát triển sản xuất lúa thơm .............................................................. 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất một số loại lúa thơm trên thế giới ................. 19


2.2.2.

Thực tiễn ở Việt Nam ........................................................................................ 22

2.3.

Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn............. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 28

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 28

4


3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng......................................................................................... 29

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 30

3.1.4.


Thuận lợi và khó khăn rút từ tình hình cơ bản ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất lúa thơm của huyện Tiền Hải. ............................................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 46

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ............................................................. 46

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 46

3.3.1.

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô phát triển sản xuất lúa thơm ..................... 46


3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thơm ........... 47

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất lúa thơm .............................................................................................. 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 49
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải............................. 49

4.1.1.

Tình hình sản xuất lúa tại huyện Tiền Hải ........................................................ 49

4.1.2.

Quy hoạch vùng sản xuất lúa thơm theo mô hình cánh đồng mẫu ................... 51

4.1.3.

Tình hình áp dụng KHKT trong sản xuất lúa thơm .......................................... 54

4.2.

Tình hình phát triển sản xuất lúa thơm tại các hộ điều tra ................................ 62


4.2.1.

Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................................... 62

4.2.2.

Nguồn lực sản xuất của hộ điều tra ................................................................... 64

4.2.3.

Chi phí cho sản xuất lúa thơm của các hộ điều tra ............................................ 66

4.2.4.

Biến động diện tích, năng suất, sản lượng lúa thơm của các xã điều tra........... 69

4.2.5.

Tình hình tiêu thụ lúa thơm của các hộ điều tra ................................................ 70

4.2.6.

Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa thơm của các hộ điều tra .................................. 74

4.2.7.

Hiệu quả xã hội trong sản xuất lúa thơm........................................................... 74

4.3.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa thơm của
huyện Tiền Hải .................................................................................................. 75

4.3.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 75

4.3.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 78

4.3.3.

Nguồn lực của hộ .............................................................................................. 79

5


4.3.4.

Ảnh hưởng của mô hình canh tác đến sản xuất lúa thơm.................................. 83

4.3.5.

Thị trường.......................................................................................................... 86

4.4.

Giải pháp phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải............................... 90


4.4.1.

Quản lý, bảo vệ đất trồng lúa ............................................................................ 90

4.4.2.

Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất lúa thơm ................................................. 91

4.4.3.

Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển sản xuất lúa thơm .................. 92

4.4.4.

Giải pháp về khoa học công nghệ ..................................................................... 93

4.4.5.

Giải pháp về thị trường ..................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 99


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ......................................................................................................................... 105

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải BQ

: Bình quân BVTV

:

Bảo vệ thực vật CC

:

Cơ cấu
ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

DT


: Diện tích

GT

: Giá trị

GTSX

: Giá trị sản xuất

GTSXBQ

: Giá trị sản xuất bình quân

KHCN

: Khoa học CN

KHKT

: Khoa học kỹ thuật



: Lao động

MBĐ

: Một bụi đỏ


NN

: Nông nghiệp

PCT

: Phó chủ tịch

PT

: Phân tán

PTNT

: Phát triển nông thôn

PTSX

: Phát triển sản xuất

QM TB

: Quy mô trung bình

QM

: Quy mô

TT


: Tập trung

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiền Hải giai đoạn 2011-2013 ......... 33

Bảng 3.2.

Bảng tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2011-2013........... 37

Bảng 3.3.

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Tiền Hải năm 2013 ..................................... 38

Bảng 3.4.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012-2014......................... 42


Bảng 3.5.

Số lượng, thông tin của các đối thượng tiến hành phỏng vấn ..................... 45

Bảng 3.6.

Phân bổ mẫu điều tra các nông hộ, các xã .................................................. 45

Bảng 4.1.

Diện tích và cơ cấu một số cây trồng chính ................................................ 50

Bảng 4.2.

Sản lượng cây trồng hàng năm .................................................................... 51

Bảng 4.3.

Quy hoạch các vùng sản xuất lúa thơm tập trung ....................................... 53

Bảng 4.4.

Diện tích, cơ cấu lúa thơm tại huyện Tiền Hải............................................ 56

Bảng 4.5.

Biến động năng suất lúa thơm ..................................................................... 59

Bảng 4.6.


Biến động sản lượng lúa thơm qua các năm ............................................... 60

Bảng 4.7.

Vốn đầu tư cho sản xuất lúa thơm............................................................... 61

Bảng 4.8.

Tình hình tiêu thụ lúa thơm của huyện Tiền Hải ........................................ 62

Bảng 4.9.

Thông tin cơ bản về hộ điều tra................................................................... 63

Bảng 4.10. Đất, vốn, công cụ sản xuất lúa thơm của hộ................................................ 64
Bảng 4.11. Dự định của hộ về phát triển sản xuất lúa thơm.......................................... 65
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra.......................................... 66
Bảng 4.13. Chi phí sản xuất lúa thơm so với lúa thường của hộ ................................... 68
Bảng 4.14. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng lúa thơm ................................... 69
Bảng 4.15. Tình hình phân phối sản phẩm lúa thơm của hộ ......................................... 71
Bảng 4.16. Tình hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ lúa thơm của hộ ........................ 72
Bảng 4.17. Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ điều tra .................................................. 74
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của số lao động nông nghiệp của hộ đến sản xuất lúa thơm .... 81
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ lao động của chủ hộ đến sản xuất lúa thơm ......... 82
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mô hình canh tác đến sản xuất lúa thơm của hộ ................ 85

8


DANH MỤC HÌNH, HỘP


Hình 4.1.

Kênh tiêu thụ lúa thơm tại huyện Tiền Hải ................................................. 71

Hộp 4.1.

Chính sách hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu lớn ......................................... 53

Hộp 4.2.

Ý kiến người tiêu dùng................................................................................ 62

Hộp 4.3.

Nguyên nhân tăng diện tích lúa ................................................................... 70

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Vân
2. Tên luận văn: “Phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa gạo thế giới, sản xuất lúa gạo đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Phát triển sản xuất lúa thơm chất lượng cao đang là một trong những lựa chọn được ưu

tiên trong phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đối với các địa phương có
tiềm năng phát triển. Đối với huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, việc phát triển sản xuất
lúa thơm không chỉ giải quyết bài toán trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều
kiện tự nhiênm kinh tế - xã hội nơi đây mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người
nông dân trồng lúa, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam. Vì điều kiện về thời gian không
cho phép, trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích tình hình sản xuất và các yếu tố
ảnh hưởng đến sản xuất lúa thơm của huyện Tiền Hải, đặc biệt là các 03 xã đại diện
được lựa chọn điều tra từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa thơm
của huyện. Tương ứng với các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa thơm; (2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất
lúa thơm tại huyện Tiền Hải; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
lúa thơm tại huyện Tiền Hải; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lúa thơm tại
huyện Tiền Hải.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn thống kê, báo cáo
văn bản liên quan đến dân số, lao động, đất đai, tình hình KT-XH; tình hình sản xuất lúa
thơm như diện tích, sản lượng, biến động diện tích, sản lượng qua các năm ... Số liệu sơ
cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu với 80 mẫu tại 03 xã đại diện
của huyện Tiền Hải. Bên cạnh đó nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích thống
kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích chuỗi giá trị để đánh giá thực trạng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải.
Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa thơm của huyện cho thấy, diện tích lúa
thơm chiếm 48% tổng diện tích trồng lúa của huyện, trong đó chủ yếu là các loại lúa
thơm như Bắc thơm số 7 (43%), lúa T10 (34,2%), lúa RVT (22%). Qua nghiên cứu đã
đánh giá tổng thể về tiềm năng các nguồn lực và các tồn tại cần khắc phục để chính
quyền và nhân dân Tiền Hải xây dựng và phát triển được sản phẩm gạo thơm và các sản

10



phẩm khác từ lúa thơm gắn với địa danh Tiền Hải. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sản
xuất lúa thơm của huyện bao gồm: (1) Điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí
hậu; (2) Điều kiện kinh tế xã hội như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, áp dụng KHKT, chính sách
của Đảng và nhà nước; (3) Nguồn lực của hộ như vốn, chất lượng lao động; (4) Ảnh
hưởng của mô hình canh tác; (5) Ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra.
Từ những nghiên cứu cụ thể, tôi đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất lúa
thơm tại huyện Tiền Hải theo hướng mở rộng sản xuất gồm: (1) Quản lý, bảo vệ đất lúa,
(2) Hoàn thiện quy hoạch vùng trồng lúa thơm, (3) tăng cường đầu tư các nguồn lực,
mở rộng thị trường tiêu thụ; theo hướng nâng cao giá trị sản xuất: (1) Tăng cường áp
dụng khoa học công nghệ từ khâu sản xuất đến chế biến, (2) Khai thác các thị
trường tiềm năng, phát triển chế biến các sản phẩm có giá trị cao từ lúa, gạo, xây dựng
và phát triển thương hiệu gạo thơm Tiền Hải. Trong đó các giải pháp theo hướng nâng
cao giá trị sản xuất là then chốt và phù hợp với xu thế khan hiếm các nguồn lực tự nhiên
và phù hợp với hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của huyện Tiền Hải.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Thanh Van
Thesis title: “Developing fragrant white rice production in Tien Hai district,
Thai Binh province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Vietnam is one of rice production’s birthplace in the world, rice production has
played an important role in developing Vietnam rural and agricultural economic.
Cropping high quality fragrant white rice were selected to develop high quality

agricultural production in potential areas. Regarding Tien Hai district, Thai Binh
province, growth of fragrant white rice cropping not only solved problem of crop
selection fitting to socio-economic and natural condition but contributed to increase
income of farmer growing rice and improve value of Vietnam rice. Because of time
limit, in this research I focused mostly on situation of cropping and factors influencing
to fragrant white rice production in Tien Hai district, especially in three representative
communes, from that proposed solutions to develop fragrant white rice production in
this district. Accordingly, specific objectives consisted: (1) Systemize rational and
practical background about developing fragrant white rice production; (2) Evaluate
situation of developing fragrant white rice production in Tien Hai district; (3) Analyze
factors influencing to develop fragrant white rice production; (4) Propose solutions to
develop fragrant white rice production.
In this research, I applied flexibly secondary and primary data to propose
analyzing comments. Secondary data were collected from static, reports, documents
relating to population, labor, land, socio-economic situation in Tien Hai district;
situation of fragrant white rice production as production scale, yield, changes of scale
and yield over years…Primary data were collected by interviewing 80 rice farmers in
three representative communes in tien hai district. Besides, this research also applied
descriptive, comparative, value chain analysis to evaluate situation and analyze factors
influencing to fragrant white rice production in Tien Hai.
According to research on situation of fragrant white rice production, production
scale of fragrant white rice accounted for 48% of total production scale of rice in Tien
Hai district, in which three main kinds of fragrant white rice were Bac Thom number 7
(43%), T10 (34,2%), RVT (22%). In this research, I evaluated wholly potential of
resources and limitation to build and develop fragrant white rice and other products of

xii


fragrant white rice brand-named Tien Hai. Main factors influencing fragrant white rice

production included: (1) Natural condition as land, water resource, climate; (2)
Economic condition as infrastructure, science-technology application, government
policies; (4) Effect of cropping model; (5) Effects of input and output market.
Regarding specific research, I proposed solutions to develop fragrant white rice
production in Tien Hai district toward expanding production scale included: (1)
Manage, protect land of rice cropping, (2) accomplish planning of fragrant white rice
cropping, (3) enhance investment of all resources, expand market of consumption;
toward enhancing value of production: (1) Enhance to apply science-technology from
production to processing, (2) Exploit potential market, develop processing products of
rice, establish and develop fragrant white rice brand-named Tien Hai. Meanwhile,
solutions toward enhancing value of production were the key which suited to scarcity of
natural resources and to sustainable development of Tien Hai agriculture production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa gạo thế giới, sản xuất lúa gạo
đã gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Bên
cạnh đó, sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên
90% sản lượng của các cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập
của khoảng 80% số hộ nông dân. Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc
“đổi mới”, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo:
năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt
5,3 tấn/ha một vụ, riêng vụ Đông Xuân, nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha; Việt Nam từ một nước nhiều năm
thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của thế giới.
Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỷ

USD. Tuy nhiên giá trị gao xuất khẩu chưa cao, xuất khẩu chủ yếu vẫn là các
loại gạo thường, gạo thơm còn ít và chất lượng chưa cao (Bộ ngoại giao, 2015).
Những năm qua, không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường nước
ngoài, các loại gạo thơm, dẻo luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong các
siêu thị, chợ ở Việt Nam, người ta dễ dàng tìm mua được các loại gạo thơm của
Thái Lan trong khi Việt Nam cũng có rất nhiều loại gạo thơm đặc sản với giá
thành rẻ hơn, chất lượng hơn. Như vậy, tại sao chúng ta không tập trung phát
triển sản xuất các loại lúa thơm đặc sản của các vùng miền?
Lúa thơm tuy năng suất không cao như các loại lúa thường, lúa lai nhưng lại
cho giá trị kinh tế cao. Giá gạo thơm xuất khẩu thường ở mức 480-620 USD/tấn,
cao hơn các loại gạo trắng khác và thường được các thị trường lớn, khó tính tiêu
thụ. Do đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cần tập trung sản xuất và nâng
cao chất lượng các loại lúa thơm.
Tiền Hải là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh
Thái Bình. Đây là vùng đất mới được bồi đắp, đất đai Tiền Hải được tạo bởi phù
sa theo nguyên lý động lực sông - biển với những dải đất hình sin có hướng song
song với các con đê biển. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát
triển của cây lúa. Tại huyện Tiền Hải, cây lúa thơm đã được trồng từ lâu đời và là
cây đặc sản của huyện. Đây là sản phẩm của sự tích tụ tổng hợp trên cơ sở điều

1


kiện tự nhiên ưu đãi, khoa học kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm canh tác qua
nhiều thế hệ nông dân ở một miền quê giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Lúa
thơm Tiền Hải là một trong những loại gạo thơm ngon hàng đầu của Việt Nam.
Gạo có mùi thơm nhẹ, hạt trắng trong, cơm dẻo, không bị nát do đó nhu cầu sử
dụng ngày càng lớn không chỉ ở địa phương mà trong cả nước, đặc biệt dịp lễ tết
lúa thơm Tiền Hải còn trở thành món quà quê ý nghĩa cho bạn bè, người thân.
Cây lúa thơm đã gắn bó với nông dân Tiền Hải từ lâu đời nay cho nên sản

xuất lúa thơm nơi đây còn mang nặng tính truyền thống, sản xuất phân tán ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người
nông dân. Bên cạnh đó, thị trường lúa thơm gần đây đang phát triển khá mạnh
với đa dạng các loại lúa thơm của nhiều địa phương. Do đó, để lúa thơm Tiền
Hải có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì cần có một kế hoạch phát triển
sản xuất lúa thơm một cách bền vững, hiệu quả; gắn với sản xuất an toàn, nâng
cao thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường. Kết hợp với định hướng
chiến lược lâu dài về phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao của huyện
Tiền Hải, vấn đề phát triển sản xuất lúa thơm đang đặt ra những yêu cầu cấp bách
cần giải quyết. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi thực hiện nghiên cứu
đề tài “Phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất
lúa thơm tại huyện Tiền Hải, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất
lúa thơm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa thơm;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện
Tiền Hải;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lúa thơm tại huyện Tiền Hải.
1.3. ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

2



- Đối tượng điều tra:
+ Hộ nông dân trồng lúa thơm tại Tiền Hải.
+ Hộ thu mua chế biến lúa thơm tại Tiền Hải.
+ Các đơn vị bán và phân phối sản phẩm lúa thơm Tiền Hải.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa
thơm của huyện Tiền Hải.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Trên các vùng sản xuất lúa của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian của số liệu
Số liệu được thu thập và tổng hợp từ năm 2012 đến nay.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 10/2015 đến ngày 10/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lúa
thơm chất lượng cao.
Luận văn đã đánh giá thực trạng sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải,
chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu cũng như hạn chế của quá
trình sản xuất.
Luận văn đã phân tích một cách cụ thể tác động của những yếu tố ảnh
hưởng (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực của hộ và thị
trường) đến việc phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Tiền Hải
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất,
tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa, xây dựng cơ cấu các giống lúa ổn
định, gắn kết mối quan hệ về lợi ích, trách nhiệm giữa 4 nhà (nhà nông, nhà
nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) phục vụ một nền sản xuất lúa thơm
chất lượng cao phát triển và bền vững.
Những kết quả nghiên cứu trên của luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực sau này và là tài liệu để

UBND huyện Tiền Hải tham khảo để tìm ra những hướng đi đúng đắn cho quá
trình phát triển sản xuất lúa gạo nhằm hường tới mục đích chính là nâng cao thu
nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế chung của huyện.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
2.1.1.1. Lý luận về sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản
xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân
con người. Ba quá trình đó gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội (Nguyễn Viết Thông, 2010).
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con
người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm
tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc
sống (Vũ Thị Ngọc Phùng và cs., 1997).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất:
- Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
- Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
lục lượng lao động có trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm.
- Đất đai: Đất đai là yếu tố cố định, bị giới hạn bởi quy mô nên cần đầu tư
thêm vốn và lao động trên một diện tích để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

- Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng sức lao động cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng
nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
- Các yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối
quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần
kinh tế …cũng có tác động tới quá trình sản xuất (Lã Đình Mới, 2001).

4


2.1.1.2. Lý luận về Phát triển
* Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái
bất biến mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong.
Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Có
nghĩa là bất cứ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào không đơn giản chỉ
có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng
thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những
trạng thái đã có. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất (Nguyễn Viết Thông, 2010).
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của
người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo
dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội…(Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Theo Raaman Weit: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội” (Raaman Weit, 1995).

Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia (Phan Thúc Huân, 2006).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân (Ngô Doãn
Vịnh, 2003).
* Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép các
quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường: Đảm bảo

5


thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
những nhu cầu của tương lai. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng tài nguyên để sản
xuất ra của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng
ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Phát triển sao cho thế hệ tương
lai được thừa hưởng những thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo
dục, kĩ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường
(Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007).
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà là
sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo
vệ môi trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử
dụng tài nguyên và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ,

phương pháp ít gây nguy hại, không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực
(Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007).
Nhà nước ta đã đưa ra quan niệm chính thức về phát triển lâu bền là thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hóa cho thế hệ hiện tại
và tương lai thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên.
Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động, cơ chế tổ chức nhằm
đảm bảo cho khả năng sử dụng lâu bền các TNTN được nhất thể hóa và liên kết
chặt chẽ với tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước
(Nguyễn Viết Thông, 2010).
Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đã đề xuất 5 nội dung của phát
triển bền vững gồm (Gro Harlem Brundtland, 1987):
- Tập trung phát triển ở những vùng nghèo đói, nhất là những vùng rất
nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn
lực và môi trường.
- Tạo ra sự phát triển cao về chất lượng, phát triển nhằm đảm bảo tự lực về
lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khỏe, chống suy dinh
dưỡng thông qua các công nghệ thích hợp.
- Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có
hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên các kĩ thuật và công nghệ
thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kĩ thuật truyền thống.
- Thực hiện các chiến lược có sự tham gia của người dân.

6


2.1.2.3. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình tăng tiến về qui mô (sản lượng) và hoàn
thiện về cơ cấu (Ngô Đình Giao, 1995).
Phát triển sản xuất diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng

và phát triển theo chiều sâu:
- Phát triển theo chiều rộng
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là sự mở rộng quy mô sản xuất, tăng
thêm sản phẩm làm ra nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực
của sản xuất trong khi năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất đó không
thay đổi. Nói cách khác, phát triển sản xuất theo chiều rộng chính là phát triển
quy mô, mở rộng về số lượng sản phẩm sản xuất, tăng giá trị sản xuất bằng cách
tăng số lượng lao động, khai thác thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm
tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện
một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác
và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản
xuất theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải
coi phát triển sản xuất theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo chiều
rộng có những giới hạn, mang lại hiệu qua kinh tế xã hội thấp. Vì vậy, phương
hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
(Đinh Văn Hải, 2014).
- Phát triển theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu là sự nâng cao hiệu quả chất lượng của sản phẩm
do tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, còn các nguồn lực
được sử dụng có thể không thay đổi, giảm hoặc tăng lên, nhưng mức tăng của
chúng nhỏ hơn mức tăng của năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn
lực đó trong sản xuất. Chất lượng hiệu quả của sản phẩm được thể hiện qua một
số chỉ tiêu như thương hiệu sản phẩm, uy tín của người sản xuất, chỉ tiêu tăng
doanh thu, lợi nhuân, tỷ suất lợi nhuận, sự thỏa mãn trung thành của khách hàng
với sản phẩm (Đinh Văn Hải, 2014).
Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng công
nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công
lại lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn nhân tài và vật lực hiện có.
Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang
cạn dần, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển


7


mạnh với những tiến bộ về tin học và điện tử, công nghệ mới, vật liệu mới, công
nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển sản xuất
theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các
chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm,
tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có
tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển nên phát triển sản xuất theo chiều rộng
vẫn đóng vai trò quan trọng. Để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình
độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu
vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ
với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện cho phép
(Nguyễn Đức Quân, 2012).
Phát triển sản xuất kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu
Khi người sản xuất đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện
tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý có thể phát triển sản xuất
theo hướng kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Khi đó nhà sản xuất đặt mục tiêu
tăng số lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu, tăng số lượng khách hàng. Nhà
sản xuất cũng thường cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm để thu hút khách
hàng nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Viết Thông, 2010).
* Phát triển tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng
hóa. Qua quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng

như người sản xuất.
Phát triển tiêu thụ được coi là một quá trình, trong đó lượng sản phẩm
được tiêu thụ ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ được hoàn
thiện dần theo hướng có lợi nhất cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy
các nhà sản xuất và các doanh nghiệp phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Phải
có phương thức bán hàng phù hợp nhất, có chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản
phẩm, xác định thương hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp. Đặc

8


biệt chú ý đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách phù hợp
nhằm nâng cao thị phần ở các thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị
trường ngách (Đinh Văn Đãn, 2002).
Trong phát triển tiêu thụ phải chú ý đến giá cả sản phẩm và thị trường tiêu
thụ. Thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh cung cầu, giá cả, giá
trị … mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.
2.1.2. Đặc điểm của lúa thơm
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lúa thơm
Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều
kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón, đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và
thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Tính theo thời kỳ sinh trưởng thì quá
trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm 3 thời kỳ: sinh trưởng dinh
dưỡng; sinh trưởng thực và thời kỳ chín.
- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt
đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy
lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa) thóc (Tấn Phong Lê, 2013).
- Thời kỳ sinh trưởng thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi
lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông
- bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh, hình thành hạt. Quá

trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với
quá trình phân hóa đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh trưởng thực. Thời
kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc và
trọng lượng hạt lúa(Tấn Phong Lê, 2013).
- Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ
này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc (Tấn Phong
Lê, 2013).
2.1.2.2. Đặc điểm sinh học của một số giống lúa thơm
- Giống lúa Bắc Thơm – 7: là giống lúa thuần của Trung Quốc nhập nội
vào Việt Nam. Bắc Thơm - 7 có thời gian sinh trưởng thuộc vào nhóm ngắn ngày
nên có thể gieo cấy ở cả hai vụ, thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 115 – 120 ngày; là giống lúa có dạng cây 32 gọn,
chiều cao cây: 90-95cm, đẻ nhánh khá, trỗ kéo dài. Hạt thon nhỏ, màu vàng sẫm,
chiều dài hạt trung bình: 5,86mm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,95. Trọng

9


lượng 1000 hạt: 19 – 20 gram. Gạo có hương thơm, cơm thơm, mềm, hàm lượng
amylose (%): 13,0. Năng suất trung bình: 40 – 45 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt:
45 – 50 tạ/ha, khả năng chống đổ và chịu rét trung bình; là giống nhiễm nhẹ đến
vừa với rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn; nhiễm nặng với bệnh bạc lá
(trong vụ mùa) (Cổng thông tin điện tử Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, 2015).
- Giống lúa thơm RVT: Đây là giống nhập nội, tuyển chọn, đã được Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống Quốc gia năm 2011, bản
quyền thuộc Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương. Giống lúa thơm RVT
có chiều cao cây từ 100- 110 cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng lòng mo, đẻ nhánh
khá, thân cứng, khóm gọn... Thời gian sinh trưởng ngắn, miền Bắc vụ xuân từ
120-125 ngày, vụ mùa 95-100 ngày tùy vùng khí hậu. Vùng Bắc Trung bộ thời
gian rút ngắn 3-5 ngày; Nam Trung bộ và Tây Nguyên vụ đông xuân 110-115
ngày, vụ hè thu 100-105 ngày. Khu vực Nam bộ vụ đông xuân 100-105 ngày, vụ

hè thu 90-100 ngày. Tiềm năng năng suất cao, ổn định tại các vùng và các vụ
khác nhau. Năng suất trung bình 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 70-75 tạ/ha. Chất
lượng gạo tốt. Hạt gạo thon, dài (6,97 mm), trong bóng. Cơm thơm ngon, vị đậm,
ăn nguội vẫn dẻo. Tỷ lệ gạo lật 78,4%, gạo xát 68%, độ bạc bụng 0%, hàm lượng
protein cao 9,2%, hàm lượng amylose 15,2%. Nhiệt độ hóa hồ thấp, khi nấu
nhanh chín, hạt nở theo chiều dài rất đẹp. Giống lúa thơm RVT có khả năng
chống đổ, chịu rét, úng và mặn tốt. Kháng chịu với các loại sâu bệnh hại chính
như: rầy nâu, đạo ôn, khô vằn và đặc biệt là kháng bệnh bạc lá ở vụ mùa… Lúa
thơm RVT có tính thích nghi rất rộng, khắp cả nước (Công ty giống cây trồng
trung ương, 2011)
- Giống lúa T10: Do Viện Kho học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam chọn
tạo từ tổ hợp DT10/Amber 33, được công nhận sản xuất thử từ vụ xuân 2009.
Giống đã được chuyển giao bản quyền cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng
Trung ương sản xuất và kinh doanh. Là giống cảm ôn nên gieo cấy được cả hai
vụ. Thời gian sinh trưởng tương đương giống Bắc thơm số 7. Tại các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 105-110
ngày (nếu gieo sạ thời gian rút ngắn 3-5 ngày). Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời
gian rút ngắn 3-5 ngày so với khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung Bộ
vụ Đông xuân 110-115 ngày; vụ Hè thu 100-105 ngày. Cây cao 95-100 cm, tán lá
gọn. Lá ngắn, màu xanh vàng, số bông nhiều hơn, bông to, nhiều hạt so với giống
Bắc thơm số 7. Trung bình 180-250 hạt chắc/bông, hạt thon nhỏ, màu hạt nâu
sẫm.
10


Dạng hình cây so với Bắc thơm số7: cứng cây hơn, dai gốc hơn và chịu thâm
canh cao hơn. Năng suất cao hơn Bắc thơm số 7 từ 10-13%, trung bình đạt 55-60
tạ/ha, thâm canh cao đạt 70-75 tạ/ha (Công ty giống cây trồng trung ương, 2014).
2.1.2.3. Sản phẩm của cây lúa thơm
- Sản phẩm chính của cây lúa

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Gạo là loại thực phẩm
carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần chủ yếu cung cấp
nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất khoáng
(0,5%) cần thiết cho cơ thể. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món
ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn rất
nhiều các loại thực phẩm khác được chế biến từ gạo.
- Sản phẩm phụ của cây lúa
+ Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
+ Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, vitamin B1 chữa bệnh tê phù,
chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng, sản phẩm làm đẹp da.
+ Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng hoặc làm chất đốt.
+ Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản xuất giầy, đồ gia dụng( thừng,
chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm…
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ
phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần
thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được
cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn
dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau (Hội nông dân thành phố Hồ Chí
Minh, 2008).
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất lúa thơm
2.1.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa thơm
Quy hoạch là xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển sản xuất lúa
thơm cho 1 hoặc nhiều vùng sinh thái ở một địa phương nhất định. Để có cơ sở
khoa học và thực tiễn cho ngành nông nghiệp tổ chức sản xuất theo hướng hiện
đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp
dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng

11



cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và
lâu dài, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của
nông dân, công tác quy hoạch cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung về lúa thơm
+ Quy hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc để đảm
bảo tính khả thi cao, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và ít tác động xấu đến
môi trường để phát triển bền vững.
+ Quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của vùng, địa
phương.
2.1.3.2. Tăng cường nguồn lực cho sản xuất
Trong sản xuất lúa, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật
chất, và giá trị bao gồm: đất đai, nguồn nhân lực và vốn. Theo Giáo trình kỹ thuật
nông nghiệp, nội dung tăng cường nguồn lực cho sản xuất gồm:
- Tăng cường quản lý đất đai: Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên
của mọi quá trình sản xuất. Trong sản xuất lúa, đất đai tham gia với tư cách yếu
tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Do
đó, để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất trồng lúa cần thực hiện các nội dung:
+ Đẩy mạnh thâm canh, đồng thời tích cực mở rộng diện tích bằng khai
thác và tăng vụ kết hợp với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất.
+ Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng
phân tán manh mún trong sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất.
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong sản xuất lúa thơm là tổng thể sức
lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, bao gồm số lượng và chất lượng của
người lao động. Phát triển nguồn nhân lực là giải phóng mọi sức sản xuất kết hợp
với khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực của đất nước, của
các vùng và của các ngành nông nghiệp, phát triển mạnh ngành sản xuất lúa
thơm theo hướng hàng hoá nhiều thành phần, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ vào sản xuất lúa thơm, phát triển nông thôn tổng hợp, gắn

chặt chẽ sử dụng lao động với việc mở rộng kinh tế đối ngoại, kết hợp giải quyết
việc làm của người lao động tại chỗ là chủ yếu với phân bổ lao động hợp lý theo
vùng lãnh thổ; nâng cao năng suất lao động và nâng cao mức sống của người
nông dân.

12


×