Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN “THÍ ĐIỂM THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 31 trang )

BỘ TƯ PHÁP

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
TỔNG KẾT DỰ ÁN
“THÍ ĐIỂM THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH”

Tháng 4 - 2018



MỤC LỤC
Chương trình Hội nghị .......................................................................................... 4
1. Báo cáo Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch” ..................................................................................................... 6
2. Tham luận: Triển khai Hệ thống thông tin hộ tịch điện tử góp phần thực hiện
Luật Hộ tịch, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đăng ký và
thống kê hộ tịch – Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp................ 13
3. Tham luận: Công tác phối hợp cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký
khai sinh – Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia – Tổng cục
Cảnh sát – Bộ Công an ....................................................................................... 19
4. Tham luận: Nhu cầu kết nối liên thông giải quyết thủ tục hành chính đăng ký
khai sinh kết hợp đăng ký cấp bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi – Trung tâm
Công nghệ thông tin – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ............................................. 22
5. Tham luận: Triển khai kết nối các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa
phương tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam – Cục Tin học
hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông ................................................................... 24


CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin


đăng ký và quản lý hộ tịch”
Thời gian: 8 giờ ngày 26/4/2018 (thứ 5)
Địa điểm: Hội trường Đa Năng và điểm cầu các tỉnh
Chủ trì: Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc
Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

8h-8h15

Đăng ký, đón tiếp đại biểu

8h15-8h20

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại
Cục Công nghệ thông tin
biểu

8h20-8h40

Trình chiếu video Tổng kết triển Cục Công nghệ thông tin
khai Dự án

8h40-8h50

Tham luận: “Triển khai Hệ thống Cục Hộ tịch, quốc tịch,
thông tin hộ tịch điện tử góp chứng thực
phần thực hiện Luật Hộ tịch,

tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước trong công tác đăng ký và
thống kê hộ tịch”

8h50-9h00

Tham luận: “Công tác phối hợp Cục Cảnh sát Đăng ký, quản
cấp Số định danh cá nhân cho trẻ lý cư trú và dữ liệu quốc gia
em đăng ký khai sinh”
về dân cư (C72) - Tổng cục
Cảnh sát - Bộ Công an

9h00-9h10

Tham luận: “Nhu cầu kết nối liên Trung tâm Công nghệ thông
thông giải quyết thủ tục hành tin - Bảo hiểm Xã hội Việt
chính đăng ký khai sinh kết hợp Nam
đăng ký cấp bảo hiểm y tế cho
trẻ dưới 6 tuổi”

9h10-9h20

Tham luận: “Triển khai kết nối Cục Tin học hóa - Bộ Thông
các hệ thống thông tin ở Trung tin và Truyền thông
ương và địa phương tuân thủ
Khung kiến trúc Chính phủ điện
tử ở Việt Nam”

9h20 -9h30


Giải lao

9h20 -10h40

Các điểm cầu

Cục Công nghệ thông tin;
Cục Hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực

Trao đổi, thảo luận
4


Công bố Quyết định và Trao Vụ Thi đua - Khen thưởng,
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư Thứ trưởng Nguyễn Khánh
pháp
Ngọc, các tập thể, cá nhân
10h40 -11h10
được tặng Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp tại điểm
cầu chính
11h10 -11h30

Phát biểu chỉ đạo, bế mạc Hội Thứ trưởng Nguyễn Khánh
nghị
Ngọc

5



BỘ TƯ PHÁP
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2018

DỰ THẢO
BÁO CÁO
Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin
đăng ký và quản lý hộ tịch”
Kính gửi: - Bộ trưởng Lê Thành Long;
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc.
Thực hiện nhiệm vụ chủ trì triển khai Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống
thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phê duyệt
tại Quyết định 1897/QĐ-BTP ngày 30/10/2015, sau hai năm trực tiếp triển khai,
Cục Công nghệ thông tin xin báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng Nguyễn Khánh
Ngọc các nội dung và kết quả của Dự án, cụ thể như sau:
1. Bối cảnh triển khai Dự án
Ngày 20/11/2014 đánh dấu sự kiện Luật Hộ tịch được thông qua tại Kỳ
họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa XIII, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có văn
bản ở tầm Luật để điều chỉnh riêng lĩnh vực hộ tịch sau nhiều năm điều chỉnh
bằng các Nghị định của Chính phủ. Bên cạnh việc quy định rất nhiều nội dung
mang tính đột phá, cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, tạo thuận lợi lớn cho
người dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch, Luật Hộ tịch đã đưa ra nhiều quy định đòi hỏi phải ứng dụng công
nghệ thông tin một cách mạnh mẽ, đồng bộ và thống nhất, trong đó đặc biệt là
quy định phải tập trung xây dựng một Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất

trên toàn quốc. Đây được xác định là nguồn cung cấp thông tin nhân thân cơ bản
của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo đồng bộ với các quy
định của Luật Căn cước công dân.
Nhằm hiện thực hóa các quy định đòi hỏi phải tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong Luật Hộ tịch, ngày 11/12/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã
ban hành Quyết định số 2173/QĐ-BTP phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc” với mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc để
triển khai áp dụng tại tất cả các Cơ quan tham gia đăng ký, quản lý hộ tịch trên
toàn quốc cũng như tại tất cả các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở
nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Ngân sách Nhà nước tại Trung ương và các địa
phương còn rất nhiểu khó khăn, việc triển khai một Dự án lớn mang tầm cỡ
quốc gia, cần sự phối hợp tham gia một cách đồng bộ của rất nhiều cơ quan từ
trung ương đến địa phương là rất phức tạp. Đồng thời, theo số liệu thống kê của
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, tỉnh đến hết năm 2015 trên toàn quốc đã có
6


40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phần nào đưa ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác đăng ký hộ tịch với các mức độ, phạm vi, nhà cung
cấp hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của Đề án, cũng
như để có kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở xây dựng Dự án khả thi Cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Cục Công nghệ thông tin và Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực đã đề xuất xây dựng và triển khai Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” (đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê
duyệt ngày 30/10/2015 tại Quyết định số 1897/QĐ-BTP với thời gian thực hiện
là 02 năm, 2016 và 2017) trong đó đặt ra 04 nhiệm vụ chính như sau:
(i) Xây dựng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tại các cơ
quan đăng ký, quản lý hộ tịch;
(ii) Triển khai thí điểm Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung và

Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch (gọi chung là Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch) tại 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm TP. Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An;
(iii) Từng bước thiết lập Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu hộ tịch điện tử
thống nhất từ Trung ương đến địa phương;
(iv) Bước đầu hình thành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các địa phương
được lựa chọn tham gia triển khai thí điểm, bảo đảm kết nối, chia sẻ và cung
cấp dữ liệu công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Quá trình thực hiện Dự án
Thực hiện Dự án Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý
hộ tịch, Cục Công nghệ thông tin đã phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực triển khai các phần mềm, ứng dụng thuộc Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch cho TP. Hà Nội và 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thuộc phạm vi triển khai của Dự án gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An và TP.
Hồ Chí Minh, cụ thể:
* Từ 01/01/2016 đến tháng 9/2016: Triển khai thí điểm Phần mềm đăng
ký khai sinh điện tử và cấp Số định danh cá nhân tại TP. Hà Nội và 04 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn tham gia triển Dự án; thí điểm
triển khai đầy đủ Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch tại TP. Hồ Chí
Minh (Quận 1).
Trên cơ sở đánh giá sự thành công của việc triển khai thí điểm Phần mềm
đăng ký khai sinh điện tử và cấp Số định danh cá nhân tại TP. Hà Nội và 04 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và thí điểm Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch tại Quận 1 TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, nhận thức rõ những lợi
ích của việc áp dụng một cách đồng bộ các phần mềm thuộc Hệ thống thông tin
đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp trong công tác đăng ký, quản lý hộ
tịch, cũng như với mong muốn thúc đẩy việc sớm hình thành Cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử trên phạm vi toàn quốc, Bộ đã quyết định mở rộng phạm triển khai
7



Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch ra phạm vi toàn quốc, tại các tỉnh
không thuộc diện được lựa chọn triển khai thí điểm.
Chính vì vậy, ngày 27/6/2016 Cục Công nghệ thông tin đã phát hành
Công văn số 345/CNTT-HTTT&CSDL về việc Hướng dẫn triển khai phần mềm
hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở đường cho việc triển
khai mở rộng phạm vi áp dụng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch
cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thuộc phạm vi được lựa
chọn triển khai thí điểm nhưng đáp ứng đủ các điều kiện (về nhân lực, hạ tấng
kỹ thuật, kinh phí tổ chức tập huấn) và có nhu cầu đăng ký triển khai, giúp tiết
kiện cho tổng Ngân sách nhà nước tại Trung ương và các địa phương lên đến
hàng trăm tỷ đồng.
* Từ tháng 9/2016 đến nay: Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục
Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã triển khai chính thức Hệ thống thông tin đăng
ký và quản lý hộ tịch (trong đó có Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và cấp
Số định danh cá nhân) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện
được lựa chọn triển khai thí điểm và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu triển khai.
Trên cơ sở Công văn số 345/CNTT-HTTT&CSDL ngày 27/6/2016 của
Cục Công nghệ thông tin về việc Hướng dẫn triển khai phần mềm hộ tịch tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh TP. Hà Nội và 04 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi triển khai thí điểm của Dự án, với sự
tích cực, chủ động của các địa phương, tính đến hết tháng 4/2018, Bộ Tư pháp
đã hỗ trợ đào tạo và triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch
thêm cho 29 tỉnh, nâng tổng số địa phương trên toàn quốc đã và dự kiến triển
khai các phần mềm thuộc Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch là 34
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó:
- 19 tỉnh gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,
Sóc Trăng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Bình Dương, Lào Cai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Ninh Thuận, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Cao Bằng, Nam Định, Kon

Tum và Lai Châu đã chính thức triển khai, đưa vào sử dụng thống nhất trên toàn
tỉnh Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch
dùng chung, Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch (bên cạnh TP. Hồ Chí Minh,
trong số này, có 03 tỉnh gồm Lào Cai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã
tham gia triển khai sử dụng Trang thông tin đăng ký hộ tịch trực tuyến), nâng
tổng số tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai sử dụng các phần mềm về hộ tịch
của Bộ lên tổng số 24 tỉnh, thành phố1;
- 10 tỉnh khác gồm Bắc Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Vĩnh Phúc,
Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai và Cà Mau đã được Cục Công nghệ
Riêng TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng mới tham gia sử dụng Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và một phần
của Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch để phục vụ theo dõi dữ liệu và thực hiện báo cáo thống kê trên dữ liệu
đăng ký khai sinh trên địa bàn mình quản lý.
1

8


thông tin hỗ trợ đào tạo giảng viên (cán bộ đầu mối phối hợp triển khai Hệ thống
của Sở Tư pháp), hiện tại các tỉnh này đang chủ động triển khai tổ chức đào tạo
cho người dùng trên địa bàn tỉnh để sớm đưa phần mềm vào sử dụng tại tỉnh
trong thời gian tới.
Trong quá trình triển khai Dự án, Cục Công nghệ thông tin luôn phối hợp
chặt chẽ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc
gia về dân cư – Tổng cục Cảnh sát) và UBND các tỉnh, thành phố để đảm bảo
Hệ thống luôn hoạt động thông suốt và ổn định; thống nhất với các đơn vị thuộc
các Bộ Công an và Thông tin và Truyền thông về các bộ mã danh mục chuẩn
(gồm các danh mục dân tộc, quốc tịch, quốc gia, đơn vị hành chính…), bảo đảm
đồng bộ, kết nối trao đổi thống nhất dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư; đồng thời, kết nối, trao đổi dữ liệu thành công giữa Phần mềm đăng ký khai
sinh điện tử với Hệ thống phần mềm một cửa dùng chung của TP. Hà Nội (đã

chính thức áp dụng trên toàn địa bàn thành phố) cũng như với Hệ thống kết nối,
liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Ngày 05/01/2018, Cục Công nghệ thông tin cũng đã phát hành Công văn
số 15/CNTT-HTTT&CSDL về việc chuyển giao quyền quản lý tài khoản người
dùng Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch tại địa phương cho các Sở Tư pháp, đánh dấu bước chuyển giao
quan trọng, cho phép Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
thể trực tiếp theo dõi, quản lý hầu hết mọi dữ liệu không chỉ dữ liệu đăng ký hộ
tịch mà còn dữ liệu người dùng tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền quản
lý của Sở.
3. Đánh giá kết quả đạt được
Sau 2 năm tích cực xây dựng và triển khai Dự án Thí điểm Thiết lập Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, đến nay Dự án đã được Cục Công
nghệ thông tin phối hợp cùng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực triển khai
thành công, đảm bảo đúng tiến độ, vượt tất cả các chỉ tiêu đề ra và đạt được
những kết quả được xã hội ghi nhận, trong đó:
(i) Đã hoàn thành việc triển khai và hướng dẫn triển khai các phần mềm,
ứng dụng thuộc Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch tại 34 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, vượt kế hoạch 30 địa phương so với mục tiêu đề ra
ban đầu của Dự án;
(ii) Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và Phần mềm đăng ký, quản lý
hộ tịch dùng chung đã được xây dựng với đầy đủ các chức năng cho phép tác
nghiệp trên tất cả các nghiệp vụ về đăng ký và quản lý hộ tịch một cách thuận
tiện, đảm bảo đáp ứng phần lớn các yêu cầu của Pháp luật về hộ tịch, góp phần
tăng cường cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian trong
việc giải quyết các thủ tục hành chính về hộ tịch cho người dân tại các cơ quan
đăng ký, quản lý hộ tịch;
9



(iii) Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch được triển khai một cách đồng bộ,
xuyên suốt từ Trung ương (Bộ Tư pháp) tới tất cả các địa phương tham gia triển
khai sử dụng, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị tham gia sử dụng Hệ thống có
thể phối hợp kiểm tra, kiểm soát dữ liệu hộ tịch một cách kịp thời (cơ quan quản
lý cấp trên có thể thống kê, theo dõi, kiểm tra trực tiếp dữ liệu của các cơ quan
đăng ký, quản lý hộ tịch cấp dưới thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý);
(iv) Trang thông tin đăng ký hộ tịch trực tuyến đã từng bước được đưa
vào sử dụng tại các địa phương, góp phần cung cấp thêm một kênh thông tin hỗ
trợ người dân tiến hành gửi yêu cầu đăng ký hộ tịch một cách thuận tiện;
(v) Thông tin nhân thân về công dân đã được tích hợp, chia sẻ giữa tất cả
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia sử dụng Hệ thống, đảm bảo
thông tin đăng ký các việc về hộ tịch của công dân được xuyên suốt trên toàn hệ
thống cũng như góp phần tránh thực hiện trùng lặp các sự kiện đăng ký hộ tịch;
(vi) Tính đến ngày 20/4/2018, trên toàn Hệ thống đã ghi nhận:
 7.682 công chức tư pháp hộ tịch tại 4.122 UBND cấp xã, 240
Phòng Tư pháp cấp huyện và 24 Sở Tư pháp cấp tỉnh đã và đang
tham gia sử dụng các phần mềm, hệ thống thuộc Hệ thống thông tin
đăng ký và quản lý hộ tịch. Đây là Hệ thống thông tin có phạm vi
đơn vị và số lượng người dùng tham gia sử dụng lớn nhất từng
được Bộ triển khai từ trước đến nay;
 Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã dần được hình thành và đồng bộ tại
24 / 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc với
1.547.881 trường hợp đăng ký khai sinh, trong đó có 1.070.292
trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (tính đến thời
điểm cập nhật dữ liệu vào phần mềm) đăng ký khai sinh lần đầu
được cấp Số định danh cá nhân; 281.643 hồ sơ được đăng ký kết
hôn; 573.482 lượt cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 219.041
trường hợp được đăng ký khai tử; 1.164 trường hợp được đăng ký
giám hộ; 1000 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi và hơn

5.523.500 công dân được thiết lập thông tin nhân thân, mối quan hệ
công dân trên toàn Hệ thống.
4. Một số định hướng triển khai trong thời gian tới
Theo mục tiêu của Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, trong
giai đoạn tới Cục Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn
vị có liên quan phát triển các kết quả của Dự án cũng như hoàn thiện các vấn đề
còn tồn tại như đã nêu ở trên, cụ thể:
- Thứ nhất, tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai Hệ thống thông tin đăng
ký và quản lý hộ tịch cho các địa phương đã đáp ứng được các điều kiện triển
khai (theo Công văn số 345/CNTT-HTTT&CSDL ngày 27/6/2016 của Cục

10


Công nghệ thông tin Hướng dẫn triển khai phần mềm hộ tịch tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương) và đã có văn bản chính thức đăng ký triển khai.
- Thứ hai, nghiên cứu đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc
sửa đổi các văn bản pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ các khó khăn còn tồn tại
về cơ chế, pháp lý để triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch
cũng như xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc được hiệu quả; hướng dẫn
các địa phương việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực
hộ tịch.
- Thứ ba, nghiên cứu triển khai thí điểm việc đăng ký cải chính, thay đổi,
bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc không phụ thuộc nơi đăng ký ban đầu; cấp
bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc nơi cư trú trong phạm vi các địa
phương đã tham gia sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thứ tư, triển khai kết nối toàn bộ các phân hệ nghiệp vụ đăng ký hộ tịch
vào Hệ thống NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ đó, cho phép các địa
phương đã tham gia triển khai phần mềm hộ tịch của Bộ kết nối chia sẻ dữ liệu
từ Hệ thống phần mềm một cửa dùng chung của địa phương với Phần mềm hộ

tịch của Bộ, từ đó giảm thiểu tối đa các thông tin mà công chức tư pháp hộ tịch
phải cập nhật.
- Thứ năm, kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với Cơ sở dữ
liệu quốc gia về Bảo hiểm để từ đó triển khai thực hiện liên thông các thủ tục
hành chính đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
một cách thuận tiện, nhanh chóng.
- Thứ sáu, thí điểm triển khai chia sẻ dữ liệu về thông tin nhân thân, mối
quan hệ giữa các công dân trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với một số Cơ sở
dữ liệu chuyên ngành của Ngành Tư pháp trong các lĩnh vực như quốc tịch, lý
lịch tư pháp, con nuôi, thi hành án dân sự… nhằm thống nhất, đồng bộ thông tin
công dân giữa các Cơ sở dữ liệu và không phải nhập lại thông tin khi cần.
- Thứ bảy, xây dựng và triển khai công cụ hỗ trợ cho phép các địa phương
có thể cập nhật trực tiếp hoặc cập nhật các dữ liệu điện tử đã được bóc tách
thông tin từ các Sổ hộ tịch cũ, trước mắt là các Sổ hộ tịch đã được đăng ký theo
quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch một cách thuận tiện, trong đó cho phép giải quyết
nhu cầu thuê nhân lực cập nhật, rà soát dữ liệu trước khi chính thức đưa dữ liệu
vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (vì quy định của Nghị định số 158 có nhiều
quy định khác về cơ bản từ thẩm quyền đến cách thức và nội dung đăng ký,
quản lý hộ tịch so với các quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014).
- Thứ tám, nghiên cứu triển khai mở rộng Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch ra các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

11


5. Đề xuất, kiến nghị
Trong bối cảnh hiện nay khi Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc không được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 –
2020, vì vậy, ở Trung ương gần như hoàn toàn không có kinh phí để trển khai

Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, do đó, việc triển khai Dự
án Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã đạt được
những kết quả như trên đã là một thành công rất đáng khích lệ và đã vượt xa tất
cả các mục tiêu đã đề ra. Để đảm bảo việc duy trì và mở rộng triển khai Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch ra toàn quốc, cũng như ra các Cơ
quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Cục Công nghệ thông tin
đề xuất Lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo một số nội dung cụ thể sau đây:
- Một là, bố trí ngân sách hàng năm cho việc bổ sung nâng cao năng lực
xử lý cho Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ, đảm bảo việc duy trì hoạt động và
lưu trữ dữ liệu cũng như đáp ứng yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (do đây là Hệ thống có phạm vi
người dùng và có mức độ gia tăng dữ liệu là lớn nhất của Bộ hiện nay).
- Hai là, bố trí ngân sách hàng năm cho việc bổ sung, hoàn thiện các chức
năng trên các Phần mềm, Hệ thống hiện có của Hệ thống thông tin đăng ký và
quản lý hộ tịch, đảm bảo việc triển khai một cách thuận lợi nhất cho các địa
phương trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.
- Ba là, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tích cực phối hợp với Cục Công
nghệ thông tin kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp lý để
tiếp tục thực hiện các hạng mục dự kiến triển khai của Hệ thống.
- Bốn là, quan tâm chỉ đạo các địa phương tích cực tham gia áp dụng Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch trong công tác đăng ký, quản lý hộ
tịch; chủ động rà soát số lượng hồ sơ hộ tịch để xin kinh phí tại địa phương phục
vụ nhập dữ liệu lịch sử và Số hóa các Sổ hộ tịch hiện có.
Trên đây là báo cáo Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông
tin đăng ký và quản lý hộ tịch”, Cục Công nghệ thông tin kính trình Bộ trưởng
và Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc để xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:

CỤC TRƯỞNG


- Như trên;
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (để p/h);
- PCT Nguyễn Chí Dũng (để biết);
- Lưu: VT.

Nguyễn Tiến Dũng

12


TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ GÓP PHẦN
THỰC HIỆN LUẬT HỘ TỊCH, TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ HỘ TỊCH
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp Đặt vấn đề
Ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật
hộ tịch (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016). Đây là văn bản ở tầm Luật
đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo
đảm các quyền con người, quyền nhân thân theo quy định của Hiến pháp 2013.
Đây cũng là văn bản đầu tiên quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp,
các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, cụ thể là các quy định về
xây dựng CSDLHT điện tử (từ Điều 57 đến Điều 61, từ Điều 65 đến Điều 71,
Luật hộ tịch).
Theo đó, Luật đã giao trách nhiệm cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về hộ tịch và giao cho Bộ Tư pháp: Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử
dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung
cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Hàng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo
Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, cập nhật, khai thác

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định. Đồng thời với Luật căn cước công dân,
Quốc hội đã giao trách nhiệm Chính phủ phải triển khai thực hiện thống nhất
CSDLQG về dân cư và CSDLHT điện tử trên toàn quốc chậm nhất từ ngày
01/01/2020.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về
nguồn lực nhưng Bộ Tư pháp đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT), bước đầu triển khai Đề án CSDLHT điện tử toàn quốc thông
qua việc thí điểm xây dựng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, trong
phạm vi tham luận này, chúng tôi mong muốn đánh giá được thực trạng và
khẳng định kết quả bước đầu của việc xây dựng Đề án CSDLHT điện tử toàn
quốc đã góp phấn thực hiện tốt Luật hộ tịch, tăng cường hiệu quả công tác quản
lý nhà nước trong công tác đăng ký và thống kê hộ tịch, cụ thể như sau:

13


1. Việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin hộ tịch điện tử góp phần thực
hiện nhiệm vụ Luật hộ tịch, Luật căn cước công dân giao về việc xây dựng
“Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, cấp số định danh cá nhân cho trẻ
em khi đăng ký khai sinh và kết nối trao đổi dữ liệu với CSDL quốc gia về
dân cư
Liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong công tác đăng ký, quản lý hộ
tịch, trước khi Luật hộ tịch, có thể nói vẫn còn theo “manh mún, tự phát”, thiếu
tính chiến lược, các văn bản QPPL trong lĩnh vực hộ tịch chỉ mới dừng ở mức
đưa ra nhiệm vụ có tính nguyên tắc: “Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin
học trong đăng ký, quản lý hộ tịch”2. Chỉ đến khi Luật hộ tịch được Quốc hội
thông qua, có được cơ sở pháp lý vững chắc thì Bộ Tư pháp đã xây dựng Đề án
“Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, Đề án này đã được Thủ tướng Chính
phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt từ năm 20153.
Tuy nhiên

mức độ quan tâm triển khai thực hiện Đề án, cũng như đánh giá vai trò, hiệu quả
của ứng dụng CNTT trong đăng ký, quản lý hộ tịch (sử dụng phần mềm điện tử)
của nhiều cơ quan, ban, ngành, địa phương chưa cao, nên việc việc triển khai
thực hiện còn hạn chế, thiếu quan tâm đầu tư về nguồn lực.
Nhằm triển khai Đề án, rút kinh nghiệm thực tiễn, làm cơ sở xây dựng Dự
án khả thi CSDLHTĐT toàn quốc, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về nguồn
lực, việc Bộ Tư pháp chủ động xây dựng và triển khai Dự án thí điểm thiết lập
Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, theo đó tập trung vào việc xây
dựng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tại các cơ quan đăng ký hộ
tịch; thiết lập hệ thống thông tin quản lý hộ tịch điện tử từ Trung ương đến địa
phương; bước đầu hình thành CSDLHTĐT; các phần mềm đăng ký khai sinh
điện tử, phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung trong khuôn khổ Dự
án bảo đảm kết nối, lấy số định danh cá nhân, đồng thời chia sẻ dữ liệu với Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) là một nỗ lực đáng ghi nhận. Kết
quả quan trọng bước đầu: đã thực hiện được nhiệm vụ do Luật hộ tịch và Luật
căn cước công dân giao là cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi được đăng
ký khai sinh từ ngày 01/01/2016.
Các phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã phát huy hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, thuận lợi cho người dân
và cả công chức làm công tác hộ tịch khi đăng ký hộ tịch, đáp ứng tốt nhu cầu
quản lý của cơ quan đăng ký hộ tịch, được các cơ quan đăng ký hộ tịch thực
hiện thí điểm đánh giá cao, chính vì vậy, sau đó, nhiều địa phương khác đều
phản ánh có nhu cầu được áp dụng, triển khai.
Chính vì vậy, trên cơ sở đánh giá về hiệu quả của các phần mềm, nhu cầu
triển khai sử dụng phần mềm hộ tịch của các Sở Tư pháp, khả năng đáp ứng về
2
3

Khoản 7 Điều 75 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.


14


hạ tầng kỹ thuật của Bộ Tư pháp (Trung tâm dữ liệu điện tử), khả năng đáp ứng
của các địa phương (về cơ sở hạ tầng CNTT, về đội ngũ công chức làm công tác
hộ tịch, kinh phí tổ chức tập huấn), Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng phạm vi
triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch cho các tỉnh, thành phố
đáp ứng được các điều kiện4.
Trong quá trình triển khai Dự án, Bộ Tư pháp cũng đã thống nhất với các
Bộ, ngành có liên quan về các bộ mã danh mục chuẩn (Danh mục dân tộc, quốc
tịch, quốc gia, đơn vị hành chính…) để bảo đảm sự đồng bộ, thực hiện nhiệm vụ
kết nối trao đổi các trường dữ liệu cần thiết của các công dân được đăng ký khai
sinh thông qua phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư. Đồng thời, bước đầu đã tạo được CSDLHT điện tử tại các địa phương đã
triển khai sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch5 (dữ liệu là các thông tin về
nhân thân của chính người được đăng ký hộ tịch, sự kiện hộ tịch và thông tin về
nhân thân của cha, mẹ trẻ em được đăng ký khai sinh), tạo nguồn dữ liệu thường
xuyên, quan trọng, có tính cập nhật cung cấp cho CSDL quốc gia về dân cư.
2. Triển khai Hệ thống thông tin hộ tịch điện tử góp phần tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước trong công tác đăng ký, thống kê hộ tịch và thực hiện
Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ
tịch giai đoạn 2017-2024 (CTHĐQG)
2.1. Trước đây, tình trạng ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa đồng bộ nên
việc thực hiện các quy định của Luật hộ tịch liên quan đến thủ tục đăng ký hộ
tịch còn nhiều vướng mắc. Tại địa bàn các tỉnh do chưa sử dụng phần mềm đăng
ký hộ tịch điện tử, chưa có phần mềm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư nên chưa cấp được số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh cho trẻ em 6,
việc thống kê số liệu hộ tịch còn có sai sót, chậm trễ do phải làm thủ công...
Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung (trong đó có phân hệ đăng

ký khai sinh điện tử) là phần mềm trên nền tảng web, triển khai đồng thời tại tất
cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung

Tính đến tháng 03/2018, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã được mở rộng phạm vi thêm tại 29
tỉnh, trong đó:18 tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịchdùng chung (gồm An Giang,
Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Bình Dương, Lào
Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Cao Bằng, Nam Định, Kon Tum, Ninh Thuận (mới chỉ
triển khai thí điểm tại huyện Bác Ái)); 06 tỉnh đã được tập huấn, hiện đang triển khai tổ chức đào tạo cho người
dùng, chuẩn bị đưa phần mềm vào sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh (gồm: Bắc Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái,
Vĩnh Phúc, Đắk Lắk);05 tỉnh sẽ được hỗ trợ tổ chức đào tạo và hướng dẫn triển khai phần mềm trong tháng
3/2018 (gồm: Lai Châu, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Cà Mau).
5
Tính đến ngày 13/03/2018, trên toàn hệ thống đã ghi nhận: 1.382.514 trường hợp đăng ký khai sinh, trong đó có
995.086 trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (tính đến thời điểm cập nhật dữ liệu vào phần
mềm) đăng ký khai sinh lần đầu được cấp Số định danh cá nhân; 247.010trường hợp đăng ký kết hôn;
500.430trường hợp cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 193.355 trường hợp đăng ký khai tử và 991 trường
hợp đăng ký giám hộ (tại 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
4

Tại địa bàn các tỉnh này, khi đăng ký khai sinh, trường thông tin về số định danh cá nhân vẫn được để trống,
sau khi có phần mềm kết nối với CSDLQG về dân cư, lấy được số định danh cá nhân sẽ thực hiện bổ sung vào
Giấy khai sinh và CSDLHT sau.
6

15


ương; giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch có sự kết nối chia sẻ dữ liệu đa chiều
(giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch cùng cấp, giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch
cấp xã với cơ quan đăng ký hộ tịch cấp huyện, giữa cơ quan quản lý hộ tịch với

các cơ quan đăng ký hộ tịch) nên bảo đảm sự quản lý thống nhất đối với dữ liệu
được đăng ký trong hệ thống, không chỉ cung cấp/khai thác thông tin mà còn
kiểm tra, tránh trùng lặp sự kiện hộ tịch, loại trừ việc nhầm lẫn hoặc cố ý lợi
dụng sơ hở để 01 sự kiện hộ tịch được đăng ký hơn 01 lần; giúp cơ quan quản lý
cấp trên theo dõi, nắm bắt, thậm chí kiểm tra được tính chính xác, kịp thời trong
tác nghiệp đăng ký hộ tịch; đồng thời giúp tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch
thực hiện việc thống kê số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ thông
tin theo yêu cầu quản lý, đặc biệt cơ quan quản lý cấp trên có thể chủ động
thống kê, tổng hợp, không phụ thuộc vào báo cáo của cơ quan đăng ký hộ tịch
cấp dưới.
Sau thời gian thí điểm ban đầu (chỉ triển khai phần mềm đăng ký khai
sinh điện tử và phạm vi áp dụng tại 4 tỉnh, thành phố), giai đoạn tiếp theo đã
triển khai phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung (phiên bản đầy đủ) và
mở rộng phạm vi áp dụng (29 tỉnh, thành phố), nên lượng dữ liệu và phạm vi thu
thập dữ liệu đã được mở rộng, thúc đẩy nhanh việc cung cấp dữ liệu, xây dựng,
hoàn thiện CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc; tăng cường hiệu quả quản lý của cấp
tỉnh, cấp Trung ương đối với công tác đăng ký, thống kê hộ tịch từ năm 2017 và
các năm tiếp theo.
2.2. Thực hiện cam kết tại Hội nghị cấp Bộ trưởng khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương (CA-TBD) về đăng ký và thống kê hộ tịch7, ngày 23/01/2017, trên
cơ sở nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc
gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024
(CTHĐQG)8, trong đó xác định một số nội dung quan trọng liên quan đến công
tác thống kê hộ tịch như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh hoạt động đăng ký và thống kê hộ tịch; xác định, thống kê tỷ lệ đăng ký
khai sinh, khai tử hàng năm, bảo đảm số liệu thống kê được công bố công khai,
đầy đủ, chính xác, thống nhất, kịp thời…
Mặc dù thời gian thực hiện CTHĐQG tương đối dài (8 năm), nhưng các
chỉ tiêu đặt ra cần phải được thực hiện và thống kê ngay từ năm 2018, đặc biệt là

các chỉ tiêu thống kê, nếu vẫn duy trì mô hình đăng ký, thống kê hộ tịch theo
phương thức thủ công hoặc ứng dụng CNTT tự phát như trước đây thì khả năng

Hội nghị do Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại
Bangkok (Thái Lan) tháng 11/2014.
8
Tổ công tác liên ngành xây dựng CTHĐQG, các hoạt động nghiên cứu phục vụ xây dựng CTHĐQG được từ
năm 2015, nhưng do một số khó khăn trong công tác phối hợp, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho việc xây
dựng CTHĐQG nên đến cuối năm 2016 dự thảo CTHĐQG mới được hoàn thiện trình Thủ tướng, vì vậy, thời
gian thực hiện CTHĐQG được điều chỉnh cho phù hợp thành giai đoạn 2017-2024.
7

16


thực hiện các nhiệm vụ này là rất thấp, nếu có thực hiện được thì cũng không
đồng bộ, “xôi đỗ” và thiếu tính chính xác.
Việc triển khai Hệ thống thông tin hộ tịch điện tử trên phạm vi rộng, và
định hướng sẽ áp dụng trên toàn quốc trong thời gian tới đã và sẽ góp phần
không nhỏ vào việc thực hiện CTHĐQG.
3. Một số tồn tại, hạn chế và giải pháp đề xuất
3.1. Như trên đã nói, việc triển khai Dự án thí điểm thiết lập Hệ thống
thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch và đặc biệt là các phần mềm đăng ký, quản
lý hộ tịch bước đầu đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên thực tế cho thấy nguồn lực
tài chính phục vụ cho công tác triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo đó, trọng tâm triển
khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc là xây dựng và triển khai Dự
án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, dự kiến ngân sách Trung
ương phải bố trí 173,8 tỷ và ngân sách địa phương bố trí 1.118 tỷ, nhưng đến
nay chưa được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2021,

nên chưa có kinh phí để triển khai thực hiện một cách bài bản.
Bộ Tư pháp mới chỉ được cấp ngân sách để triển khai Dự án thí điểm Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch tại 04 tỉnh thành phố trực thuộc
Trung ương gồm Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, với mục
đích đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công tác đăng ký và thống kê dữ liệu hộ
tịch, nên Hệ thống này chưa có các công cụ, tiện ích phục vụ tạo lập CSDL hộ
tịch điện tử; theo dõi, quản lý, đồng bộ dữ liệu công dân với CSDLQG về dân cư
cũng như chưa có các tiện ích phục vụ khai thác, chia sẻ dữ liệu hộ tịch để phục
vụ giải quyết các thủ tục hành chính...;
Do Bộ Tư pháp đã mở rộng phạm vi triển khai Hệ thống cho một số tỉnh
thành phố đủ điều kiện triển khai nhưng chưa có kinh phí đầu tư bổ sung hạ tầng
kỹ thuật cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp nên việc lưu trữ, khai thác là
hết sức khó khăn, không thể đáp ứng được nếu tiếp tục mở rộng triển khai toàn
quốc.
Ngoài 34 tỉnh đã và dự kiến sẽ sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ
tịch dùng chung của Bộ Tư pháp, còn lại 29 tỉnh, việc ứng dụng CNTT vẫn chưa
đồng bộ, có nơi chưa sử dụng phần mềm, nhưng nơi có sử dụng thì chủ yếu
phần mềm riêng lẻ của các công ty cung cấp phần mềm, thiếu kết nối, chia sẻ dữ
liệu giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện hoặc trên địa bàn tỉnh
với nhau, hiệu quả và tính năng sử dụng không cao; không đáp ứng được yêu
cầu nâng cấp để kết nối với phần mềm chung của Bộ Tư pháp. Nhưng việc
chuyển sang sử dụng phần mềm của Bộ Tư pháp ở các địa phương này cũng có
không ít trở ngại do điều kiện hạ tầng (máy tính, trang thiết bị, đường truyền...)
chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa bố trí được kinh phí để tập huấn triển khai...
Tại địa bàn các tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm đăng ký hộ tịch của
Bộ Tư pháp, việc cập nhật được các dữ liệu lịch sử vào phần mềm cũng chưa
17


thực hiện được do có khó khăn về kinh phí, do vậy, việc tra cứu dữ liệu hộ tịch

phục vụ yêu cầu của người dân (cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân...) hoàn toàn thực hiện thủ công, nhiều trường hợp không
bảo đảm tính chính xác và thời gian giải quyết TTHC theo yêu cầu của công
dân.
3.2. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDLHT điện tử toàn quốc, tăng
cường hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác đăng ký và thống kê hộ tịch
nhằm thực hiện Luật hộ tịch và CTHĐQG, trong thời gian tới, cần thực hiện một
số giải pháp sau:
- Bố trí đủ nguồn kinh phí bảo đảm để triển khai thực hiện Đề án
CSDLHTĐT toàn quốc trong năm 2018 và những năm tiếp theo, đặc biệt là vốn
đầu tư trung hạn để xây dựng Dự án khả thi CSDLHTĐT toàn quốc;
- UBND các tỉnh quan tâm, bố trí ngân sách phù hợp cho công tác hộ tịch,
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác
đăng ký và thống kê hộ tịch, nhất là bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ
trong Đề án CSDLHT điện tử toàn quốc; song song với việc rà soát hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ quan đăng ký hộ tịch, bảo đảm trang bị đầy
đủ máy vi tính, máy in, mạng Internet...đáp ứng được điều kiện tác nghiệp cho
công chức làm công tác hộ tịch; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, trình độ tin học cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch.
- Bộ Tư pháp, các địa phương cần tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, đặc
biệt là sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh
việc ứng dụng CNTT thực sự hiệu quả./.

18


CÔNG TÁC PHỐI HỢP CẤP SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN
CHO TRẺ EM ĐĂNG KÝ KHAI SINH
- Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia
về dân cư – Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an Thực hiện Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng

dẫn thi hành, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng (Cục
Công nghệ thông tin, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp và Cục
Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư– Bộ Công an)
phối hợp thực hiện việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh
từ ngày 01/01/2016. Thông qua công tác đăng ký khai sinhđiện tử của Bộ Tư
pháp và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để thu thập, cập nhật
thông tin dân cư và cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh. Số
định danh cá nhân sẽ được cấp duy nhất cho mỗi công dân từ khi đăng ký khai
sinh, không lặp lại ở người khác và được sử dụng từ khi sinh ra đến khi chết đi.
Số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh, khi công dân đủ 14 tuổi sẽ
được cấp căn cước công dân và số định danh cá nhân này sẽ tiếp tục được ghi
trên thẻ căn cước công dân. Đây là mã số để quản lý công dân, là chìa khóa để
kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Qua đó,
nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân theo đúng quy
định tại Đề án 896 ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Để khẩn trương cấp số định danh cá nhân cho trẻ đăng ký khai sinh từ
ngày 01/01/2016, các đơn vị có liên quan của 02 Bộ đã phối hợp tổ chức triển
khai có hiệu quả nhiều nhiệm vụ có liên quan, như:
Một là,chủ động nghiên cứu, xây dựng và ngày 15/3/2016,Cục Cảnh sát
đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư– Bộ Công anvà Cục Công
nghệ thông tin – Bộ Tư pháp đã ký Quy chế tạm thời quy định về quy trình phối
hợptrong công tác tiếp nhận thông tin, cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng
ký khai sinh kể từ ngày 01/01/2016, nhằm quy định cụ thể trách nhiệm của các
bên trong nhận thông tin khai sinh, cấp số định danh cá nhân, chỉnh sửa, cải
chính thông tin, hủy số định danh cá nhân cũng như phối hợp xử lý các tình
huống phát sinh. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quá trình gửi thông tin,
tiếp nhận thông tin và cấp số định danh cá nhân cho trẻ em giữa 02 đơn vị khi
triển khai tổ chức thực hiện.
Hai là, để đảm bảo các điều kiện trong tổ chức thực hiện, Lãnh đạo Bộ

Công an và Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các đơn vị chức năng ưu tiên triển
khai về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền, bố trí nguồnnhân lựcđể tổ chức
cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh theo đúng kế hoạch đề
ra.
19


Ba là,các bộ phận chuyên môn, kỹ thuật của Cục Công nghệ thông tin –
Bộ Tư phápvà Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân
cư– Bộ Công an đã chủ động phối hợp thực hiện các bước tiếp nhận hồ sơ và xử
lý hồ sơ đề nghị cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh theo
đúng quy trình, trình tự được quy định trong Quy chế tạm thời, đảm bảo cho hệ
thống cấp số định danh được vận hành thông suốt.
Bốn là,Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân
cư– Bộ Công an đã kịp thời chỉ đạo Công an các địa phương có công dân đã
được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh phối hợp với cơ quan Tư
pháp để hướng dẫn công dân làm thủ tục cải chính thông tin khi đăng ký khai
sinh, cấp Căn cước công dân đảm bảo chính xác, khách quan, đúng quy định.
Năm là,Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân
cư– Bộ Công an bố trí cán bộ kỹ thuật thường trực quản trị, vận hành và giám
sát hệ thống cấp số định danh 24/7 để nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc
cấp số định danh cá nhân, phát hiện và khắc phục kịp thời những vấn đề phát
sinh, tránh sự chậm trễ trong quá trình cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng
ký khai sinh.
Tính đến hết tháng 03 năm 2018, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã phối hợp
thu thập, cập nhật và tổ chức cấp trên một triệu số định danh cá nhân cho trẻ em
đăng ký khai sinh tại 24 tỉnh/thành phố được triển khai hệ thống đăng ký khai
sinh điện tử. Việc phối hợp tổ chức cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký
khai sinh của 02 Bộ là kịp thời, đúng quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước
công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo thực hiện đúng quy chế

phối hợp giữa 2 đơn vị; được các cấp, các ngành đánh giá cao; được nhân dân
hết sức đồng tình, ủng hộ; góp phần tích cực vào công tác quản lý dân cư, cải
cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa giấy tờ công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạtđược,sau 02 năm triển khai việc
cấp số định danh cá nhâncho trẻ em đăng ký khai sinh vẫn còn tồn tại một số
khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể là:
Thứ nhất, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ Tư pháp cấp phường/xã
còn hạn chế nên vẫn xảy ra trường hợp nhập sai thông tin dân cư khi đăng ký khai
sinh dẫn đến việc phải tiến hành hủy số định danh cá nhân và điều chỉnh thông tin
công dân, phần nào gây ảnh hưởng đến tài nguyên số chung và thời gian giải
quyết thủ tục hành chính cấp giấy khai sinh cho công dân. Việc quy định về đối
tương được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh cũng chưa được chặt
chẽ dẫn đến một số trường hợp trên 14 tuổi vẫn được cấp số định danh cá nhân
khi đăng ký khai sinh nên phải hủy số vì trùng với số Căn cước công dân. Theo
thống kê đến nay có 1.534 trường hợp hủy số định danh cá nhân (chiếm 0.14%)
và có 34.038 trường hợp điều chỉnh thông tin công dân (chiếm 3.2%).
Thứ hai, đường truyền kết nối giữa trung tâm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tửcủa Bộ tư pháp và Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công
20


anchỉ có 1 đường truyền duy nhất. Do vậy,việc kết nối giữa 2 hệ thống đôi lúc
còn bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến quá trình cấp số định danh cho công dân.
Trong thời gian tới, để việc phối hợp cấp số định danh cá nhân cho trẻ em
đăng ký khai sinh của 2 Bộ ngày càng chặt chẽ, đạt hiệu quả và đảm bảo đúng
quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, Cục Cảnh sát đăng ký,
quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư xin đề nghị:
- Đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm, đẩy nhanh tiến độ triển khaixây dựng Cơ
sở dữ liệu hộ tịch điện tử và mở rộng việc đăng ký khai sinh điện tử trên toàn
quốc để tiến hành đồng bộ việc thu thập, cập nhật thông tin dân cư và cấp số

định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn
quốc.
- Các đơn vị chức năng của Bộ Công an và Bộ Tư pháp cầntăng cường
trao đổi thông tin, phối hợp trong công tác cấp số định danh cá nhân cho trẻ em
khi đăng ký khai sinh; quy định cụ thể đối tượng được cấp số định danh cá nhân
khi đăng ký khai sinh; hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình cấp số định
danh cá nhân, đặc biệt là việc hủy số định danh cá nhân và chỉnh sửa thông tin
công dân.
- Đề nghị Cục Công nghệ thông tintiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở làm công
tác đăng ký khai sinh điện tử, hạn chế tối đa việc nhập sai thông tin và đề nghị
hủy số định danh cá nhân.
- Khẩn trương bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện và ký Quy chếphối hợp trong
công tác cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh, thay thế Quy
chế tạm thời ký ngày 15/3/2016 để khắc phục các tồn tại, bất cập hiện nay và
nâng cao hiệu quả công tác phối hợp cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng
ký khai sinh thời gian tới, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Hộ
tịch, Luật Căn cước công dân và Đề án 896 ngày 08/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ./.

21


NHU CẦU KẾT NỐI LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐĂNG KÝ KHAI SINH KẾT HỢP
ĐĂNG KÝ CẤP BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI
- Trung tâm Công nghệ thông tin – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Trong những năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều hoạt động đầu
tư cho ứng dụng CNTT và cải cách thủ tục hành chính nhằm mục đích hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan BHXH và nâng cao hiệu
quả, hiệu lực quản lý.Các hoạt động ứng dụng CNTT của Ngành đã cơ bản đáp

ứng yêu cầu của các Nghị quyết 19 năm 2014, 2015, 2016 và 2017 của Chính
phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 36a/NQ-CP năm 2015 về
Chính phủ điện tử; Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử.
Theo lộ trình và kế hoạch đã đặt ra, BHXH Việt Nam đã và đang triển
khai đồng bộ cả hạ tầng, phần mềm và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Cùng với việc nâng cấp, xây dựng mới các hệ thống phần mềm nghiệp vụ,
Ngành đã triển khai thành công bộ công cụ tập trung dữ liệu tại Trung ương để
quản lý các mảng nghiệp vụ quan trọng của Ngành là Thu, Sổ - Thẻ, Quản lý
chính sách BHXH, Tài chính - Kế toán... tiến tới xây dựng một hệ thống phần
mềm tổng thể thống nhất với hệ thống CSDL kết nối liên thông đáp ứng nhu cầu
quản lý của Ngành và nhu cầu chia sẻ, kết nối giữa các Bộ, Ngành liên quan như
Thuế, Y tế, Hải quan, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh
và xã hội... tạo tiền đề cho việc xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm, hoàn
thiện kiến trúc Chính phủ điện tử Ngành BHXH.
Trong năm 2017 ngành BHXH đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông thực hiện thí điểm việc kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, Ngành thông
qua trục tích hợp dữ liệu quốc gia. Ngành BHXH đã tổ chức nhiều buổi làm việc
với Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp, Cục Tin học hóa thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông thảo luận các giải pháp thực hiện kết nối, chia sẻ
thông tin đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6
tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT
ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Bộ Y tế.
Đến nay, các bên đã thực hiện thí điểm truyền, nhận dữ liệu lên trục tích
hợp thông qua đầu mối Bộ Thông tin – Truyền thông và thống nhất được các
trường thông tin truyền, nhận.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 15/2015-TT-BTP và Thông tư liên
tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT không quy định cán bộ hộ tịch điền
thông tin về mã và tên cơ sở khám chữa bệnh để chuyển dữ liệu sang BHXH cấp

thẻ BHYT. Do vậy, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dữ liệu và cấp thẻ BHYT của
ngành BHXH do thiếu thông tin danh mục cơ sở KCB.
22


Mặt khác, việc xây dựng và chuẩn hóa danh mục cơ sở KCB hiện nay do
ngành BHXH tự xây dựng để phục vụ cho các phần mềm nghiệp vụ của Ngành
vì vậy tính pháp lí không cao, khó sử dụng thành danh mục dùng chung cho các
Bộ, Ngành.
Kiến nghị giải pháp: Để việc chia sẻ, khai thác dữ liệu giữa BHXH Việt
Nam, Bộ Tư pháp... thông qua trục tích hợp dữ liệu quốc gia do Bộ Thông tin và
Truyền thông làm đầu mối cần có giải pháp về mặt pháp lý quy định ban hành,
bổ sung danh mục và mã cơ sở KCB vào thông tin và dữ liệu truyền nhận giữa
Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lựa chọn thí điểm một số đơn vị thực hiện trước sau đó có đánh giá, rút
kinh nghiệm để triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.
Trên đây là tham luận của BHXH Việt Nam về nội dung Nhu cầu kết nối
liên thông giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký cấp
bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
Trân trọng cảm ơn./.

23


TRIỂN KHAI KẾT NỐI CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN
Ở TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TUÂN THỦ
KHUNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
- Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông –

24



25


×