Tải bản đầy đủ (.doc) (320 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 320 trang )

MỤC LỤC
Hình 1. Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm......................................30
Hình 1.1. Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ.....................................................39
Bảng 1.1. Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014...........................................56
Hình 1.2. Giảm nhẹ và thích ứng luôn song hành và bổ trợ cho nhau..............................67
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Thái Lan.........................81
Hình 1.4. Mô hình liên kết vùng ở CHLB Đức...............................................................84
Bảng 1.2. Tóm tắt các cơ chế, chiến lược, và chính sách của các nước nhằm thúc đẩy LKV
trong ứng phó với BĐKH............................................................................................88
Hình 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ khá giả bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (%)..........................................................................103
Bảng 2.4. Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung.............................................................................................................. 106
Bảng 2.5. Diện tích sản xuất nông nghiệp vụ hè thu bị ảnh hưởng do nắng nóng............106
Bảng 2.6. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương.................................107
Bảng 2.7. Thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy, hải sản ở tỉnh Nghệ An.....................108
Bảng 2.8. Số lượng tàu thuyền bị chìm và hư hỏng của ngư dân trong một số cơn bão....108
............................................................................................................................... 110
Hình 2.7. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (%).....................................................................110
Bảng 2.9. Thiệt hại về người và nhà ở của người dân do cơn bão số 11 năm 2014 ở một số
tỉnh miền Trung........................................................................................................111
Bảng 2.10. Thiệt hại về người và nhà ở do cơn bão số 10 và 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền
Trung...................................................................................................................... 111
Bảng 2.11. Diện tích hoang mạc hóa ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận...................112
Bảng 2.12. Các tổn thất và thiệt hại do BĐKH tại Bắc Trung Bộ và DHMT...................113
Bảng 2.13. Năng suất điều giảm theo thời gian ở tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai (tạ/ha)...........115
Bảng 2.14. Tổng hợp thiệt hại của ngành chăn nuôi do mưa bão tại tỉnh Kon Tum năm 2009
............................................................................................................................... 116
Hình 2.8. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Tây
Nguyên (%).............................................................................................................117



i


Hình 2.9. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng
Đông Nam Bộ.......................................................................................................... 121
Bảng 2.15. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)......123
Hình 2.10. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long........................................................................................125
Bảng 2.16. Đánh giá khả năng bị tác động, rủi ro và tính dễ bị thương tổn của các loại đất
ngập nước hiện có trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do BĐKH..............................................126
(2). Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn...............................................158
(3). Bộ Công thương.....................................................................................159
(4). Bộ Giao thông vận tải............................................................................160
(5). Bộ Lao động và Thương binh xã hội......................................................161
(6). Bộ Y tế...................................................................................................161
Hình 2.11. Hệ thống cơ chế chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu hiện có ở Việt Nam.162
Bảng 3.1. Phân loại các hình thức liên kết chủ yếu của vùng trung du và miền núi phía Bắc
............................................................................................................................... 176
Bảng 3.2. Hàng hóa xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên hiện nay..........................183
a. Cấp quốc gia.............................................................................................194
Bảng 3.3. Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông.................................194
3.2.1.2. Liên kết vùng trong bảo vệ tài nguyên nước trên các lưu vực sông
trong nội địa Việt Nam.................................................................................199
3.2.1.3. Liên kết liên vùng quốc tế trong bảo vệ nguồn nước trên các lưu vực
sông xuyên quốc gia.....................................................................................201
(1). Hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các
vùng..............................................................................................................207
(2). Khó khăn cơ sở hạ tầng và nguồn vốn thực thi......................................208
Bảng 3.4. Các dự án đã được bố trí vốn thực hiện trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với

BĐKH (SP-RCC).....................................................................................................210
Bảng 3.5. Liên kết liên vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở Việt Nam...............214
Hình 3.1.Các loại hình liên kết phổ biến ở các địa phương điều tra...............................216
Hình 3.2. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp
địa phương.............................................................................................................. 220

ii


Hình 3.3. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng TDMNPB (%).................................................................................220
Hình 3.4. Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được triển khai trên
thực tế..................................................................................................................... 221
Hình 3.5. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp
địa phương.............................................................................................................. 223
Hình 3.6. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng ĐBSH (%)......................................................................................224
Bảng 3.6. Hiệu quả của các liên kết đã thực hiện (%)..................................................224
Hình 3.7. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSH.............................225
Hình 3.8. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng BTB và DHMT (%).........................................................................227
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiệu quả việc liên kết trong phòng tránh và thích ứng với thiên
tai và BĐKH (%).....................................................................................................228
Hình 3.9. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng BTB & DHMT................229
Hình 3.10. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc
họp địa phương.......................................................................................................231
Hình 3.11. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng Tây Nguyên (%)..............................................................................231
Hình 3.12. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Tây Nguyên...................232
Hình 3.13. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các

cuộc họp ở vùng Đông Nam Bộ (%)...........................................................................233
Hình 3.14. Đánh giá hiệu quả của các loại hình liên kết ứng phó với thiên tai và BĐKH
vùng Đông Nam Bộ (%)...........................................................................................234
Hình 3.15. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ...............235
Bảng 3.8. Những lĩnh vực ứng phó với BĐKH cần liên kết (%).....................................236
Hình 3.16. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc
họp địa phương.......................................................................................................239
Hình 3.17. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng ĐBSCL (%)....................................................................................240
Bảng 3.9. Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH theo phạm vi không gian. .240

iii


Hình 3.18. Đánh giá về hiệu quả của các loại hình liên kết trong phòng tránh thiên tai và
ứng phó với BĐKH..................................................................................................243
Hình 3.19. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL.........................244
Bảng 4.1. Chỉ số tích hợp môi trường trong Chương trình Liên minh Châu Âu...............251
Bảng 4.2. Các nội dung hợp tác môi trường tại khu vực ASEAN...................................253
Quyết định số 2059/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thành lập Ban Chỉ đạo,
Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, ngày 24/11/2015...................294

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI)

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

BTB & DHMT

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

COP

Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu

CSHT


Cơ sở hạ tầng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GSO

Tổng cục Thống kê

GTVT

Giao thông Vận tải

IPCC

Ban Liên Chính phủ về BĐKH

KHCN

Khoa học công nghệ

KHHĐ

Kế hoạch hành động


KNK

Khí nhà kính

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KTTV

Khí tượng thủy văn

KT-XH

Kinh tế- xã hội

NTP-RCC

Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

PCLB

Phòng chống lụt bão

PTBV

Phát triển bền vững

TDMNPB


Trung du và miền núi phía Bắc

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm......................................30
Hình 1.1. Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ.....................................................39
Bảng 1.1. Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014...........................................56
Hình 1.2. Giảm nhẹ và thích ứng luôn song hành và bổ trợ cho nhau..............................67
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Thái Lan.........................81
Hình 1.4. Mô hình liên kết vùng ở CHLB Đức...............................................................84
Bảng 1.2. Tóm tắt các cơ chế, chiến lược, và chính sách của các nước nhằm thúc đẩy LKV
trong ứng phó với BĐKH............................................................................................88
Hình 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ khá giả bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (%)..........................................................................103
Bảng 2.4. Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung.............................................................................................................. 106

Bảng 2.5. Diện tích sản xuất nông nghiệp vụ hè thu bị ảnh hưởng do nắng nóng............106
Bảng 2.6. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương.................................107
Bảng 2.7. Thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy, hải sản ở tỉnh Nghệ An.....................108
Bảng 2.8. Số lượng tàu thuyền bị chìm và hư hỏng của ngư dân trong một số cơn bão....108
............................................................................................................................... 110
Hình 2.7. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (%).....................................................................110
Bảng 2.9. Thiệt hại về người và nhà ở của người dân do cơn bão số 11 năm 2014 ở một số
tỉnh miền Trung........................................................................................................111
Bảng 2.10. Thiệt hại về người và nhà ở do cơn bão số 10 và 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền
Trung...................................................................................................................... 111
Bảng 2.11. Diện tích hoang mạc hóa ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận...................112
Bảng 2.12. Các tổn thất và thiệt hại do BĐKH tại Bắc Trung Bộ và DHMT...................113
Bảng 2.13. Năng suất điều giảm theo thời gian ở tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai (tạ/ha)...........115
Bảng 2.14. Tổng hợp thiệt hại của ngành chăn nuôi do mưa bão tại tỉnh Kon Tum năm 2009
............................................................................................................................... 116
Hình 2.8. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Tây
Nguyên (%).............................................................................................................117

vi


Hình 2.9. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng
Đông Nam Bộ.......................................................................................................... 121
Bảng 2.15. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)......123
Hình 2.10. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long........................................................................................125
Bảng 2.16. Đánh giá khả năng bị tác động, rủi ro và tính dễ bị thương tổn của các loại đất
ngập nước hiện có trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do BĐKH..............................................126
Hình 2.11. Hệ thống cơ chế chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu hiện có ở Việt Nam.162

Bảng 3.1. Phân loại các hình thức liên kết chủ yếu của vùng trung du và miền núi phía Bắc
............................................................................................................................... 176
Bảng 3.2. Hàng hóa xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên hiện nay..........................183
Bảng 3.3. Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông.................................194
Bảng 3.4. Các dự án đã được bố trí vốn thực hiện trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với
BĐKH (SP-RCC).....................................................................................................210
Bảng 3.5. Liên kết liên vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH ở Việt Nam...............214
Hình 3.1.Các loại hình liên kết phổ biến ở các địa phương điều tra...............................216
Hình 3.2. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp
địa phương.............................................................................................................. 220
Hình 3.3. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng TDMNPB (%).................................................................................220
Hình 3.4. Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được triển khai trên
thực tế..................................................................................................................... 221
Hình 3.5. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc họp
địa phương.............................................................................................................. 223
Hình 3.6. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng ĐBSH (%)......................................................................................224
Bảng 3.6. Hiệu quả của các liên kết đã thực hiện (%)..................................................224
Hình 3.7. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSH.............................225
Hình 3.8. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng BTB và DHMT (%).........................................................................227

vii


Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiệu quả việc liên kết trong phòng tránh và thích ứng với thiên
tai và BĐKH (%).....................................................................................................228
Hình 3.9. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng BTB & DHMT................229
Hình 3.10. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc

họp địa phương.......................................................................................................231
Hình 3.11. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng Tây Nguyên (%)..............................................................................231
Hình 3.12. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Tây Nguyên...................232
Hình 3.13. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng Đông Nam Bộ (%)...........................................................................233
Hình 3.14. Đánh giá hiệu quả của các loại hình liên kết ứng phó với thiên tai và BĐKH
vùng Đông Nam Bộ (%)...........................................................................................234
Hình 3.15. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ...............235
Bảng 3.8. Những lĩnh vực ứng phó với BĐKH cần liên kết (%).....................................236
Hình 3.16. Vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH đã được đề cập trong các cuộc
họp địa phương.......................................................................................................239
Hình 3.17. Các nội dung liên kết về ứng phó với thiên tai và BĐKH được đề cập trong các
cuộc họp ở vùng ĐBSCL (%)....................................................................................240
Bảng 3.9. Liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH theo phạm vi không gian. .240
Hình 3.18. Đánh giá về hiệu quả của các loại hình liên kết trong phòng tránh thiên tai và
ứng phó với BĐKH..................................................................................................243
Hình 3.19. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL.........................244
Bảng 4.1. Chỉ số tích hợp môi trường trong Chương trình Liên minh Châu Âu...............251
Bảng 4.2. Các nội dung hợp tác môi trường tại khu vực ASEAN...................................253
Quyết định số 2059/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thành lập Ban Chỉ đạo,
Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020, ngày 24/11/2015...................294
Hình 3.19. Khó khăn trong liên kết ứng phó với BĐKH ở vùng ĐBSCL......Error: Reference
source not found

viii


DANH MỤC BẢNG


ix


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đang là mối đe doạ hiện hữu và
to lớn mà nhân loại phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Biến đổi khí hậu sẽ làm gia
tăng tính ác liệt của thiên tai cả về cường độ lẫn tần suất. Hậu quả của biến đổi khí
hậu và thiên tai không ai khác mà chính con người phải hứng chịu với mức độ ngày
càng lớn, có nơi, có lúc đã trở thành thảm họa cho cả một quốc gia, khu vực.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai,
đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(2007), Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
của BĐKH và nước biển dâng và tác động lớn đến kinh tế-xã hội. Ở các khu vực ven
biển cũng như tại các vùng đất thấp nằm kề là những nơi chịu tác động trực tiếp, phần
này chiếm 1/3 diện tích đất nước, hơn nữa lại tập trung hầu hết dân số và là khu vực
sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, phải chịu nhiều tai biến liên quan đến biến đổi
khí hậu nhất như: lũ lụt, xâm nhập mặn, xói mòn đất và sạt lở đất… Trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng sản xuất lương thực
lớn nhất của cả nước và cũng là những vùng bị ngập nặng nhất. Biến đổi khí hậu đã
làm cho các thiên tai và thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt, bão, hạn hán ngày càng
ác liệt về tần suất và quy mô, chu kỳ lặp lại khó lường, gây ra nhiều tổn thất to lớn về
người, tài sản, cơ sở hạ tầng, giáo dục-y tế và môi trường sống. Hậu quả của biến đổi
khí hậu, thiên tai đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự
phát triển bền vững của đất nước.
Trước những diễn biến phức tạp và hậu quả của biến đổi khí hậu, thiên tai
gây ra Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình hành động nhằm ứng phó với

biến đổi khí hậu: Năm 2008, Việt Nam công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về
biến đổi khí hậu theo quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ
tướng Chính phủ. Tiếp theo đó, năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg. Để cụ thể hoá Chiến
lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
1183/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2012, “Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015”.

1


Trong bối cảnh BĐKH trở thành vấn đề nóng bỏng của thế giới và các quốc
gia, bên cạnh những hành động chính sách của Chính phủ thì những biện pháp
truyền thống nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như: xây dựng hệ thống đê,
mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết, thay đổi phương thức
sản xuất, vận dụng các tri thức truyền thống… đang được các địa phương khai thác
tích cực. Trọng tâm của các phương án thích ứng nhằm vào các lĩnh vực và nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu như: tài nguyên nước, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, y tế, vùng ven biển, người nghèo,
phụ nữ, người già, trẻ em, cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vấn đề biến đổi
khí hậu không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng người dân hay riêng cấp chính
quyền nào mà ứng phó với biến đổi khí hậu cần được thực hiện đồng bộ ở nhiều
cấp, nhiều địa phương dưới sự lãnh đạo của nhà nước và có sự hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế.
Với đặc điểm địa lý - xã hội của Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu đối
với nước ta cũng rất đa dạng theo từng khu vực, vùng, miền. Trong khi đó, quy mô,
phạm vi ảnh hưởng của BĐKH dường như vượt quá khả năng ứng phó độc lập của
từng địa phương riêng lẻ... Điều đó cho thấy, sự liên kết, phối hợp giữa các địa
phương và vùng miền là rất cần thiết trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã nhấn mạnh 5 quan

điểm chỉ đạo thực hiện Chương trình. Trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Ứng phó
với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ
thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói,
giảm nghèo” (Thủ tướng Chính phủ, 2008). Trong thời gian qua, công tác ứng phó với
BĐKH, phòng tránh thiên tai, đã có những bước chuyển biến và đạt được một số kết
quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH còn bị động, lúng túng;
thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản (Nghị quyết 24).
Một trong những nguyên nhân quan trọng của các hạn chế trên là công tác quản lý nhà
nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn
thiếu chặt chẽ. Đặc biệt, mối quan hệ vùng và liên vùng còn chưa được quan tâm một
cách thỏa đáng. Các địa phương hầu như độc lập triển khai các hoạt động ứng phó
trong phạm vi địa phương mình.
Về mặt nguyên tắc, bản thân mỗi khu vực/vùng đều có tính đặc thù nhất
định, sức chịu tải môi trường nhất định, và tính chống chịu với BĐKH khác nhau
giữa các vùng. Hiện nay bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thiên tai được
quản lý theo lãnh thổ hành chính chứ chưa tính đến các vấn đề sức chịu tải ô nhiễm,
2


tính chống chịu với BĐKH liên vùng. Mặt khác, chính sách vùng của Việt Nam
chưa được quan tâm đúng mức nên việc liên kết phát triển giữa các địa phương còn
gặp nhiều khó khăn. Vấn đề hợp tác, liên kết giữa các địa phương ở mỗi vùng và
giữa các vùng trong quản lý, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và BĐKH
vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, các thể chế, chính sách liên kết cũng như hệ thống giải
pháp và các hình thức tổ chức quản lý trên phương diện vùng và liên vùng chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Từ thực trạng phân tích nói trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp luận cứ khoa học và
thực tiễn cho việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng

phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
(1) Các nghiên cứu về vùng và liên kết vùng
Năm 1954, khoa học nghiên cứu vùng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
có hệ lý thuyết, phương pháp và các công cụ tính toán. Hiệp hội Khoa học nghiên
cứu vùng cũng ra đời vào thời gian đó. Trong những thập niên 60 của thế kỷ XX,
hệ lý thuyết về vùng bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi trên thực tế, những liên kết
phát triển trong phân bố không gian lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp trong nội
vùng và liên vùng được triển khai sâu rộng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Trong khoa học vùng, vấn đề liên kết nội vùng và liên vùng, hay gọi tắt là
liên kết vùng được chú ý nghiên cứu khá bài bản về lý thuyết cũng như ứng dụng
thực tiễn, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển vùng trong các nước
trên thế giới.
Trường phái Kinh tế học cổ điển không tập trung nghiên cứu các vấn đề
phát triển vùng một cách bài bản, song những hàm ý về liên kết địa phương trong
phát triển vùng đã được nêu lên. David Ricardo (1772-1823) trong cuốn:
“Principles of Political Economy and Taxation” (Những nguyên lý của kinh tế
chính trị và thuế khóa - bản tiếng Việt do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành
năm 2002) đã đề cập đến việc phát triển thương mại dựa trên lợi thế so sánh: về lao
động, nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nên các trung tâm kinh tế lớn.
Ông cũng cho rằng, các trung tâm kinh tế lớn sẽ là động lực lan toả các nguồn lực
phát triển tới các địa phương khác.

3


Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong
các công trình của Perroux (1955). Trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế
học”, ông đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa của các

“cực tăng trưởng”. Quan điểm của ông là thiết lập các vùng có các ngành với
các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế ở
những khu vực năng động nhất tạo nên “cực tăng trưởng”- Là nơi thu hút các
nguồn lực cho phát triển: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực… Qua đó ta thấy rằng, lý
thuyết liên kết phát triển theo quan điểm của ông là hình thành các không gian
kinh tế trong phát triển vùng với lựa chọn là các cực tăng trưởng. Nó sẽ xóa bỏ
ranh giới đia lý hành chính khi thực hiện các liên kết phát triển kinh tế trong điều
kiện hội nhập quốc tế như hiện nay. Quan điểm của ông về liên kết phát triển
vùng là hợp lý và đang được nhiều quốc gia ứng dụng có hiệu quả trong tổ chức
mạng lưới vùng.
Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm “Problem of Regional
Economic planning” đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên
nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển và cực tăng trưởng trong các vùng. Ông cho
rằng, những phân tích về các nguồn lực phát triển, năng lực thương mại và chỉ ra
được những lợi thế so sánh trong việc định hình phát triển vùng rất cần thiết trong
việc hoạch định kế hoạch phát triển vùng. Các liên kết sẽ được hình thành trong từng
vùng dựa trên những lợi thế phát triển khác nhau của các địa phương.
John Friedmann (1966) trong tác phẩm: “Regional development policy: A
case study of Venezuela” (Chính sách phát triển vùng: Nghiên cứu trường hợp của
Venezuela); Cambridge, Mass: MIT Press, đã đưa ra một cách tiếp cận về liên kết
không gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăng trưởng của
Perroux, đó là mô hình trung tâm - ngoại vi. Quan điểm của ông nhấn mạnh về tổ
chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm
có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay
nghề cao. Ở những trung tâm này, có sự phát triển và đổi mới liên tục dẫn đến
ảnh hưởng lan tỏa, tạo lực hút và lực đẩy cho sự phát triển ở các vùng ngoại vi nơi
có nhiều nguồn lao động và phát triển nông nghiệp là chính. Đồng quan điểm,
Giáo sư Friedman (1980), đã phân tích quy mô kinh tế của các đô thị, ở các thứ
bậc, trong phát triển vùng sẽ quyết định khả năng hội nhập vùng. Ông cho rằng,
quy mô kinh tế của các đô thị trung tâm sẽ thu hút các dòng chảy hàng hóa và lao

động từ các đô thị nhỏ hơn. Vùng trung tâm vì thế có điều kiện phát triển mạnh
mẽ hơn và đi trước. Đối với các vùng ngoại vi, sau khi vùng trung tâm phát triển
4


mạnh, sẽ nhận được các luồng di chuyển nguồn lực: vốn, vật chất, lao động, tri
thức.. chảy về, và cuối cùng sự bất cân bằng về nhân tố sản xuất ban đầu sẽ
được san lấp. Việc tổ chức các liên kết nội vùng thông qua tổ chức không gian
vùng tốt sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy vùng hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng có hiệu quả. Tuy vậy, các ông đã chưa tập trung nghiên cứu sâu các phương
thức liên kết như thế nào để nâng cao hiệu quả trong tăng trưởng vùng, trên cơ sở
đó tạo sức cạnh tranh vùng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào - đầu ra, trong tác phẩm: “The
strategy of economic development” (Chiến lược phát triển kinh tế), GS Hirschman
(1958) khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng ông đã sử dụng khái niệm liên kết
ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages,
downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông
cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu
cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng
liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các
ngành khác đi theo. Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng
kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó; và mọi
ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt
động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình. Hiệu ứng liên kết
được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận động
của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý
thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư
vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa của chúng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối).
Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất nêu trên, Hirschman cũng đề cập đến

liên kết tiêu dùng, song không như liên kết trong sản xuất, liên kết tiêu dùng
có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như sự suy tàn của các nghề thủ công khi
thu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong tiêu dùng. Trong công trình
nghiên cứu sau này, Hirschman cũng đề cập đến kiểu liên kết theo kiểu mạng lưới
xã hội khi cho rằng liên kết cũng là sự ràng buộc chặt chẽ thành mạng lưới dày đặc
các thương gia và cư dân thành thị (Hirschman, 1977, 1980).
GS. Stein Kristiansen (2003), giảng dạy tại khoa Kinh tế và các vấn đề
Khoa học xã hội của Đại học Agder (Đan Mạch), trong một nghiên cứu về “Các
liên kết phát triển và tạo việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn: Những thách
thức mới và hàm ý chính sách tại Indonesia”, đã chỉ ra các hiệu ứng lan tỏa của

5


việc phát triển thương mại đa biên và phát triển công nghiệp theo các khu công
nghiệp. Các hiệu ứng này có ý nghĩa trong việc tạo việc làm phi nông nghiệp.
Trong khi phân tích các hiệu ứng này, ông đã phê phán những phân tích của
Hirshmann sẽ làm cho người ta bỏ qua các hiệu ứng khác nhau trong liên kết nội
vùng thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển.
Qua phân tích trên ta thấy, các luận điểm của Hishmann là đúng khi ông đề
cập đến liên kết ngược và liên kết xuôi đã có những hiệu ứng lan tỏa của nó trong
liên kết đơn vùng. Ông không phân tích các hiệu ứng khác của các nhân tố chính
sách, môi trường chính sách như GS. Kristiansen. Trong các tác phẩm sau của
Hishmann, ông đã phân tích các liên kết đó trong các hiệu ứng chính sách và hội
nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm nghiên cứu liên kết ngược và liên kết xuôi của ông
ít nhiều cũng đã dựa trên nguyên lý mô hình cân đối liên ngành mà Wassily Leontief
đã đưa ra trong khi nghiên cứu cấu trúc nền kinh tế Mỹ.
Trong nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích đầu ra - đầu vào,
GS.Ronal E. Mille trong cuốn “Các phương pháp phân tích vùng và liên vùng” đã
trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng về hạch toán vùng, kế toán vùng và

bảng vào - ra cho vùng đơn lẻ. Qua đó ông nêu lên rằng, các quan hệ liên kết vùng
trong từng vùng đơn lẻ phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. Chính vì thế phân
bố không gian vùng với các cluster phải dựa trên cơ sở chi phí giao thông và chi
phí sản xuất hợp lý nhất.
Michael Porter phát triển lý thuyết cạnh tranh vùng và xây dựng các ý tưởng
liên kết chuỗi trong liên kết vùng. Phân tích chuỗi giá trị trong các cụm ngành có mối
quan hệ với nhau tạo nên các liên kết trong nội vùng và liên vùng dần được bổ sung
như là một phương pháp nghiên cứu liên kết vùng. Sự tập trung các cụm ngành thành
các “cluster” thúc đẩy sự lan tỏa công nghệ, tạo điều kiện cho các khoản đầu tư vào
kỹ năng và khuyến khích sự phát triển của các ngành phụ trợ (Grant, 1991).
(2) Các nghiên cứu về phương thức liên kết vùng
(a) Liên kết nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Liên kết nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong nghiên cứu liên kết vùng
được đề cập đầu tiên trong các nghiên cứu khoa học vùng. Trong những năm 60 của
Thế kỷ 20, khi mà các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh, gắn với các vùng
nông nghiệp tập trung ở nước Mỹ, ở các nước Châu Âu, các nghiên cứu liên kết vùng
nông nghiệp và công nghiệp chế biến, bao gồm các liên kết ngược và liên kết xuôi
giữa các chủ thể kinh tế được tập trung nghiên cứu kỹ cả về định tính và định lượng.
Việc phân tích các không gian kinh tế dựa trên các phân tích về ngành cho thấy

6


những mối liên hệ ngược và liên kết xuôi giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp
thuộc ngành được bố trí trên một không gian địa lý nhất định.
Hazell & Roell (1983) trong tác phẩm: “Rural Growth Linkages: Household
Expenditure Patterns in Malaysia and Nigeria” dựa trên khảo sát kinh tế hộ và bằng
các mô hình định lượng nghiên cứu về liên kết nông nghiệp và phi nông nghiệp theo
2 cách tiếp cận: tiếp cận sản xuất và tiếp cận trong tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu
của nhóm nghiên cứu là làm rõ tầm quan trọng của mối liên kết giữa nông nghiệp

và ngành công nghiệp chế biến. Thực hiện liên kết này sẽ tạo thêm việc làm cả
trong nông nghiệp và phi nông nghiệp một cách bền vững. Trong liên kết nông
nghiệp và công nghiệp chế biến có nhiều mô hình liên kết khác nhau như: liên kêt
giữa các hộ sản xuất, liên kết doanh nghiệp chế biến với nông dân, người hoạt
động thương mại với nông dân. Mỗi kiểu liên kết đều có tác động tích cực và tiêu
cực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Các ông cũng nhấn mạnh
rằng để tăng trưởng nông nghiệp tốt, thúc đẩy liên kết nông nghiệp và công nghiệp
có hiệu quả, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, thì sự phát triển hạ tầng
nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quan trọng.
Còn GS.TS. Douglass (1998) chỉ ra 5 liên kết cần lưu ý trong liên kết
nông nghiệp và công nghiệp là: i) hệ thống thương mại, vận tải đô thị và sản xuất
nông nghiệp; ii) các dịch vụ vật tư nông nghiệp và cường độ sản xuất nông
nghiệp; iii) các thị trường hàng hóa phi nông nghiệp và thu nhập, sức cầu ở nông
thôn; iv) công nghiệp chế biến và đa dạng hóa nông nghiệp; v) việc làm phi nông
nghiệp và lao động nông thôn.
Cappelo (1988) Isard Walter (1989) đã có cùng quan điểm về xác định các
yếu tố quyết định đến phân bố lãnh thổ công nghiệp và nông nghiệp hay phân bố
cụm ngành hàng. Các yếu tố tác động khác nhau là: chi phí các loại đầu vào như
nguyên liệu thô, vùng nguyên liệu, những dịch vụ khác nhau và các loại vốn, năng
lượng... tiếp đến phải tính đến việc tiếp cận và chi phí phân phối đến thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở những nguyên lý liên kết vùng và liên
kết chuỗi giá trị, các ông đã nêu lên các nguyên tắc để phân bố lãnh thổ công
nghiệp gắn với vùng nguyên liệu trong liên kết vùng như sau:
Nguyên tắc 1: Dựa trên lợi thế so sánh để phân bố lãnh thổ công nghiệp
gắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp để có thể làm cho tổng chi phí sản xuất và
phân phối sản phẩm đến thị trường thấp nhất.
Nguyên tắc 2: Là hạn chế việc song hành sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi
sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng. Do
7



vậy, nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng nguồn lợi được nêu là chỉ tiêu quan trọng
cần được lưu ý khi phân bố lãnh thổ phát triển.
Nguyên tắc 3: Là hiệu quả quy mô. Các chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ
giảm khi sản lượng gia tăng, việc lựa chọn quy mô hợp lý phải dựa trên sự phân tích
chi tiết yêu cầu thị trường trong và ngoài nước và sự liên kết giữa các nhà máy cùng
loại sản phẩm.
Những nguyên tắc này cũng có thể được xem như là các nguyên tắc thiết
lập liên kết phát triển nội vùng và liên vùng. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập,
việc phân bố các cụm ngành theo các nguyên tắc trên sẽ góp phần tăng năng lực
cạnh tranh vùng và cạnh tranh doanh nghiệp chế biến.
Cơ sở cho liên kết vùng (hay địa phương) là lợi thế so sánh. Các nhà nghiên
cứu kinh tế vùng cho rằng, lợi thế so sánh không chỉ bao gồm các yếu tố: điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,…mà còn có các yếu tố công nghệ, phân công lao
động. Và điều tạo nên sự khác biệt giữa các vùng là sự thực hiện phân công lao động
giữa các vùng, tính chuyên môn hóa và cạnh tranh trên cơ sở lợi thế tuyệt đối (so với
vùng khác) và có cả các lợi thế tuyệt đối. Trong điều kiện tự do di chuyển một cách
tương đối lao động và vốn trong vùng thì lợi thế tuyệt đối sẽ không nằm ở chi phí
nhân công và vốn rẻ mà ở các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, tài
nguyên, vị trí địa lý,…) và một vài yếu tố khác như sở hữu các tài sản công nghệ, xã
hội, thể chế, hạ tầng ưu việt hơn các vùng khác. Chính sự khác biệt trong lợi thế so
sánh và phân công lao động tạo nên sự khác biệt sản phẩm về giá thành, chất lượng
và quy mô sản xuất mà thúc đẩy sự liên kết địa phương trong phát triển vùng
(Martin, 2004).
(b) Liên kết giữa các chủ thể kinh doanh
Trong một số nghiên cứu về liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với
các đối tác trong nước Scott-Kennel & Enderwick, 2005; Glass et al., 2002; Saggi,
2002), các tác giả đã phân biệt hai loại liên kết: liên kết dọc (vertical linkages) và
liên kết ngang (horizontal linkages). Trong đó liên kết dọc là mối quan hệ trực tiếp
giữa doanh nghiệp nước ngoài với các nhà cung cấp địa phương (liên kết ngược) và

với người tiêu dùng đối với sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (liên kết xuôi). Liên
kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp
tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác địa phương
(Saggi, 2002). Liên kết ngành có liên quan đến các hoạt động hợp tác giữa các doanh

8


nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng liên doanh và quan hệ mạng lưới giữa
các doanh nghiệp (Giroud & ScottKennel, 2006); hay liên kết ngang thể hiện sự
tương tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ cùng một khâu sản xuất (UNCTAD, 2001). Các tác giả
này cũng phân biệt giữa các mối liên kết và hiệu ứng của chúng. Hiệu ứng quan
trọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillovers), nảy sinh như tác động phụ từ
hoạt động của các công ty nước ngoài trong nền kinh tế (thông qua quá trình bắt
chước, học tập, mô phỏng của các doanh nghiệp trong nước đối với các kỹ năng
quản lý, công nghệ, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ở khía cạnh khác, Fujita & Mori (2005) lại cho rằng có hai loại liên kết chủ
yếu, tạo ra xung lực trong tương tác giữa các ngành. Loại thứ nhất gọi là liên kết
kinh tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và
dịch vụ; loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của
con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa
kiến thức (knowledge spillover effects).
(c) Liên kết vùng đô thị và nông thôn
Các nghiên cứu liên kết theo hướng phát triển bền vững tập trung phân tích
sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa vùng đô thị và nông thôn trong giải quyết
các bài toán kinh tế, xã hội và môi trường, UN (2000). Các nghiên cứu đưa ra 6 vấn
đề liên kết cần chú ý trong việc lập kế hoạch phát triển bền vững vùng: i) sự gia
tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của đô thị hoá dẫn tới sự cạn kiệt
vốn tự nhiên ở nông thôn; ii) Vai trò của đô thị với tư cách là chất xúc tác thương

mại hóa nông sản; iii) Sự chuyển dịch cầu về hàng hóa ở đô thị dẫn tới sự tái
chuyên môn hóa ở nông thôn, và từ đó ảnh hưởng tới tính bền vững ở nông thôn;
iv) Mối quan hệ giữa đô thị hóa và nguồn cung lao động nông thôn; v) Hệ thống
thu mua, vận tải, phân phối và chế biên nông sản kết nối cầu ở thành thị và
cung ở nông thôn; vi) Các luồng tài chính giữa đô thị và nông thôn.
Trên quan điểm phát triển bền vững, nhóm tác giả trong cuốn sách:
Handbook of Regional Growth and Development Theories do Cappelo (2007)
chủ biên, đã phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng
kinh tế vùng. Các ông đã cho rằng nếu không tạo ra được các liên kết giữa các
chủ thể kinh tế, và giữa các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường, chú ý đến
biến đổi khí hậu trong phát triển công nghiệp, thương mại, nông nghiệp,...thì rủi
ro trong phát triển vùng là khá lớn, tăng trưởng vùng sẽ khó lòng thực thi.
Nhằm giảm nhẹ khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, cần thiết phải

9


thực hiện các nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các đô thị và các
khu công nghiệp quy mô lớn.
Mushi (2003) tiếp cận khái niệm liên kết giữa đô thị và nông thôn trong
vùng trên cơ sở phức hợp các mối quan hệ, có 7 liên kết chủ yếu được nêu lên là: i)
Liên kết về xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, cảng và hệ thống cơ sở
giáo dục và y tế; ii) Liên kết kinh tế bao gồm cấu trúc thị trường, các dòng vốn,
lao động và nguyên vật liệu, hợp tác trong sản xuất và chuyển giao công nghệ; liên
kết dịch chuyển dân số bao gồm các dòng di cư tạm thời và lâu dài; iii) Liên kết xã
hội bao gồm tương tác giữa các nhóm xã hội, tôn giáo và văn hóa, và sức khỏe,
kỹ năng của dân cư; iv) Liên kết tổ chức bao gồm các chuẩn mực và quy tắc,
các tổ chức chính thức và phi chính thức; v) Liên kết hành chính bao gồm các
mối quan hệ về cơ cấu hành chính, các quyết định chính trị phi chính thức; vi)
Liên kết môi trường bao gồm các mối quan hệ về vốn tự nhiên và chất thải.

(d) Liên kết vùng về mặt xã hội
Xem xét mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và thể chế, Kristiansen (2003)
chia liên kết thành 3 nhóm: i) Liên kết trong việc khai thác các vốn xã hội, văn hóa
cho sự phát triển, đặc biệt trong việc tạo ra văn hóa kinh doanh có tính phổ biến
và đặc thù của các địa phương và trên toàn vùng; ii) Liên kết như là mối liên hệ
liên tục giữa các tác nhân kinh tế, bị chi phối bởi các hợp đồng hoặc sự can thiệp
của nhà nước vì các mục đích phát triển con người và duy trì sự phát triển xã hội;
iii) Liên kết các quan hệ xã hội hay mạng lưới mà có thể được sử dụng để phát
triển vốn xã hội, văn hóa và con người hay thúc đẩy giá trị của các quyết định,
giao dịch kinh doanh hoặc phát triển kinh tế.
Các nhà nghiên cứu phát triển bền vững vùng như Muiller (Đức, 2001),
Kenneth (1999 - Mỹ), Kiesten Jonhson (2006), đã phân tích những đặc trưng sinh
thái của các vùng (địa phương) khác nhau và cho thấy rằng các lợi thế so sánh về
tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong sự giàu có của địa phương. Song như vậy
chưa đủ, mà cần một hệ thống kiến thức ứng xử với tài nguyên, các tiến bộ kỹ
thuật, chất lượng nguồn nhân lực và những khung khổ chính sách phát triển mới
có thể đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững của những ngành sản xuất dựa trên
lợi thế so sánh mà tự nhiên đem lại.
Trong thế giới toàn cầu, thế giới phẳng, những lợi thế tự nhiên không còn
là sức cạnh tranh lớn giữa các vùng trong những thế kỷ 17 -18 nữa mà là kinh tế tri
thức. Phát triển bền vững của địa phương này có liên quan mật thiết với các vùng
khác về lao động, nguồn nguyên liệu, hạ tầng,...sinh thái và môi trường, vì vậy liên

10


kết nội vùng và liên vùng trong phát triển là một đòi hỏi khách quan. Vì vậy,
các tác giả cũng chỉ ra rằng để bảo vệ các lợi thế sinh thái, tài nguyên khó tái tạo
trong bối cảnh hội nhập, cần cải cách tư duy liên kết phát triển và tăng cường năng
lực quản trị vùng ở các vùng kém phát triển.

Như vậy, liên kết trong phát triển vùng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh giữa
các địa phương trong vùng và của từng vùng. Trên cơ sở đó thực hiện phân công
lao động giữa các địa phương với khung khổ thể chế, quy hoạch phát triển cấp
vùng để tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện các liên kết chuỗi khác nhau để
khai thác lợi thế có hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể thực hiện các liên kết kinh tế,
xã hội tốt cần có một hệ thống hạ tầng phát triển đi cùng.
(3) Các nghiên cứu về cơ chế chính sách liên kết vùng
Trong báo cáo phát triển thế giới năm 2009: “Tái định dạng địa kinh tế”,
của Ngân hàng thế giới. Báo cáo đã đưa ra cách tiếp cận mới về cơ chế, chính
sách phát triển vùng và liên kết vùng, Chính phủ các nước khi xây dựng chính
sách phát triển vùng và liên kết vùng cần lưu ý các vấn đề sau: (i) Mật độ cao- sự
tăng trưởng gắn liền với sự tích tụ, tập trung của các thành phố; (ii) Khoảng cách
ngắn hơn- tạo điều kiện để lao động và các doanh nghiệp di cư lại gần những nơi
có mật độ cao; (iii) Ít sự chia cắt. Trong 3 khía cạnh địa kinh tế cần quan tâm là:
mật độ, khoảng cách và sự chia cắt. Ba tuyến vấn đề cần đặc biệt lưu lý trong
chính sách phát triển vùng và liên kết vùng cần quan tâm: đô thị hoá; phát triển
lãnh thổ; hội nhập vùng (Hợp tác về thể chế, liên kết về cở sở hạ tầng khu vực,
các cơ chế khuyến khích điều phối tất cả các bên liên quan).
Ngoài ra, lý thuyết về Địa kinh tế mới của Paul Krugman (1991) đã chỉ rõ
tầm quan trọng của tính liên kết trong phát triển vùng- cơ sở quan trọng để tích
hợp và tranh thủ các nguồn lực đặc biệt là ngoại lực. Vấn đề chính của thuyết này
là cần xác định “cực tăng trưởng”- nơi có vai trò thu hút và tạo sức kéo, sức đẩy
cho các khu vực lân cận.
Những tài liệu trên đã tập trung phân tích cơ sở khoa học về vùng và liên kết
vùng, cơ chế, chính sách, các hình thức, phương thức liên kết vùng (công nghiệp-nông
nghiệp; đô thị-nông thôn; liên kết doanh nghiệp; liên kết xã hội, liên kết bảo vệ môi
trường sinh thái..). Tuy nhiên, vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu
chưa được các tác giả đề cập, quan tâm nghiên cứu.

11



Nhóm 2: Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của
biến đổi khí hậu
Ngay từ thập niên 1980, vấn đề biến đổi khí hậu, đã được các tổ chức khoa học
và các nhà khoa học nghiên cứu, theo dõi khá chặt chẽ và nghiêm túc với nhận thức
đây là một vấn đề lớn, hệ trọng đối với tương lai của nhân loại. Năm 1979, hội thảo
đầu tiên về: “Khí hậu toàn cầu" do WMO tổ chức đã chỉ ra rằng, việc tiếp tục mở
rộng các hoạt động của con người trên hành tinh có thể gây ra những tác động lớn tới
khí hậu". Năm 1985, tại Villach (Áo), UNEP, WMO và ICSU đồng tổ chức hội thảo
về “Đánh giá vai trò của CO2 và các khí nhà kính khác trong BĐKH và các tác động
liên đới”.
Tiếp sau đó, các quốc gia trên thế giới đã thực sự quan tâm đến vấn đề nóng
bỏng này. Năm 1988, UNEP và WMO thành lập Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi
khí hậu (IPCC) nhằm đưa ra các khuyến nghị khoa học độc lập về vấn đề BĐKH; Năm
1990, tại Sundvall (Thuỵ Điển), Báo cáo đầu tiên của IPCC đã được sử dụng làm cơ sở
dự thảo Hiệp định khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC). Hiệp định này đã
được thông qua năm 1992; Năm 1997, việc thi hành UNFCCC theo Nghị định thư
Kyoto đã được thông qua và có hiệu lực vào năm 2005.
Cuốn sách “The regional impacts of Climate Change: An assessment of
Vulnerability” (1998) viết bởi Robert T. Watson, Marufu C.Zinyowera, Richard
H.Moss đã cung cấp cơ sở thông tin khoa học cho các nhà hoạch định chính sách về
những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, nguồn nước, sản
lượng lương thực, sức khỏe con người và những nguồn tài nguyên khác cho 10 vùng
toàn cầu. Các tác giả cũng chỉ rõ vai trò quan trọng của quản lý làm cho nhiều lĩnh vực
nhanh đàn hồi hơn với những biến đổi hiện tại và vì vậy giúp một số ngành thích ứng
với sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Cuốn sách trở thành nguồn thông tin cơ bản về
những khía cạnh có tính chất khu vực của BĐKH đối với những nhà hoạch định chính
sách, những nhà nghiên cứu khoa học.
Cuốn sách: “The Impact of Climate Change on the United States Economy” do

Mendelsohn Robert; Neumann, James E xuất bản năm 2004. Cuốn sách áp dụng
phương pháp kinh tế mới để đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên những
khía cạnh tiềm tàng của nền kinh tế Mỹ như: nông nghiệp, gỗ, tài nguyên ven biển, tiêu
dùng năng lượng, nghề cá và giải trí ngoài trời. Trong đó cũng đề cập đến một số lợi
ích mà BĐKH có thể mang lại trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp trong khi đó
năng lượng, cấu trúc ven biển và nguồn nước có thể bị tổn hại. Đây là một tham khảo
cho những nhà kinh tế môi trường Mỹ cũng như các nhà kinh tế môi trường trên toàn
thế giới;
12


Trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008: “Cuộc chiến chống biến đổi
khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách” của Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc (2008), đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất
của nhân loại trong thế kỷ XXI và những chấn động của biến đổi khí hậu đang gây
tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng, như các tổn thương về sản xuất nông
nghiệp và an ninh lương thực, tổn thương và nguồn nước, tổn thương hệ sinh thái,
gia tăng nghèo đói và di cư, gây tổn thương sức khoẻ; Đồng thời trên cơ sở đó, báo
cáo đưa ra những biện pháp về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu
như: Xác định các tiêu chí giảm nhẹ, đánh giá các bon, vai trò quản trị của Chính
phủ và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế.
Tiếp đó Báo cáo phát triển con người Châu Á-Thái Bình Dương năm 2011
của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc: “Một hành tinh để chia sẻ: Duy trì
vững chắc tiến bộ về con người trong khí hậu đang biến đổi” đã khẳng định Châu
Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực có nhiều vùng lãnh thổ nhất trên thế giới
dễ bị tổn thương trước khí hậu, mà còn là nơi sống của hàng triệu người dễ bị tổn
thương nhất. Các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy, đã
và đang biến đổi môi trường tự nhiên và góp phần làm BĐKH. Báo cáo đã chỉ ra các
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH như: cư dân miền núi, cộng
đồng ở châu thổ, người dân đảo, các dân tộc bản địa, người nghèo thành thị. BĐKH sẽ

ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này: tổn thương kinh tế, sức khoẻ, sinh kế bị đe doạ và
đặc biệt là tạo nên luồng di cư. Trên cơ sở đó báo cáo đã xây dựng một lộ trình thích
ứng với BĐKH như: Hướng tới tiến trình các-bon thấp hơn trong sản xuất công nghiệp;
các cơ hội xanh hơn trong nông nghiệp, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng
cao sức dẻo dai của nông thôn…
Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2009 của UNFPA: “Đối phó với một
thế giới đang biến đổi: Phụ nữ, dân số và khí hậu”. Báo cáo cho thấy BĐKH không
chỉ là vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả hay khí thải các-bon công nghiệp nữa, mà
nó còn là vấn đề biến động dân số, nghèo và bình đẳng giới. Báo cáo đã phân tích
mối quan hệ giữa BĐKH và sinh kế, sức khoẻ, và những triển vọng về bình đẳng
giới. BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng dễ bị tổn thương: phụ
nữ, trẻ em, người nghèo, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.
Báo cáo của OECD (2008): “Năng lực cạnh tranh của các thành phố và biến
đổi khí hậu”. Trong bối cảnh BĐKH, tính cạnh tranh của các thành phố trong một
vùng, một quốc gia và trên phạm vi quốc tế có thể thay đổi vì những thông số môi
trường đều ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố và những tác động lớn hơn
mang tính toàn cầu và như quá trình sản xuất, tiêu thụ, năng lượng…Báo cáo đã
13


phác hoạ những vấn đề của các đô thị trong BĐKH: (i) Mối quan hệ giữa các thành
phố và BĐKH; (ii) Tác động của BĐKH tới phát triển đô thị; (iii) Gợi ý những
chính sách đô thị nhằm ứng phó với BĐKH, trong đó nhấn mạnh vấn đề liên kết đô
thị, chia sẽ thông tin, nguồn lực…để thích ứng với BĐKH.
Ngân hàng thế giới (2010): “Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, nghiên cứu đã phân tích (i) Tác động của BĐKH
đối với các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học, tác động lên cộng đồng dân cư,
sinh kế; (ii) Vai trò của các hệ sinh thái tự nhiên và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; (iii)
Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, giảm tính dễ bị tổn thương; (iv) Thực thi cách
tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề BĐKH.

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đây đã cho thấy tác động của BĐKH đến
các khu vực, các quốc gia trên thế giới và nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời đề
xuất các giải pháp ứng phó ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên vấn đề liên kết toàn
cầu, khu vực và các vùng trong quốc gia để ứng phó với BĐKH chưa được nghiên
cứu nhiều.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
(1) Các nghiên cứu về phát triển vùng và chính sách phát triển vùng
trong phát triển kinh tế-xã hội
Có thể nói rằng nghiên cứu khoa học vùng ở Việt Nam đã được quan tâm từ
rất sớm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mang tính lý luận cao về liên kết vùng trong
phát triển chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu bài bản mang
tính học thuật về thực tiễn liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc
dù đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học, phân
tích thực tiễn liên kết vùng ở Việt Nam dưới các góc nhìn khác nhau.
Dương Bá Phượng (2011): “Phát triển bền vững vùng Trung Bộ: Thực trạng,
vấn đề và giải pháp”, cuốn sách đã đề cập đến bốn vấn đề: Cơ sở lý luận về phát
triển bền vững vùng lãnh thổ; Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn
lực con người và môi trường theo hướng bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2001 –
2010; Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế trong nước và trên cơ sở đó xây dựng
quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững; đưa ra các giải pháp phát
triển mạnh, bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2011 – 2020.
Nguyễn Văn Nam (2011): “Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế
trọng điểm ở Việt Nam”, cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc
tế, thực trạng tác động cũng như định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm
phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam.
Lê Thanh Tùng (2010): “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách
14


phát triển vùng ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên

cứu quản lý kinh tế trung ương. Nghiên cứu trên đã tập trung phân tích: Cơ sở lý
luận về chính sách phát triển vùng; Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát
triển vùng; Thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện chính sách vùng ở Việt
Nam trong 20 năm qua; Định hướng một số chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
trong giai đoạn 2011 – 2020.
Trong nghiên cứu về mối quan hệ phân công, hợp tác địa phương và liên kết
ngành công nghiệp chế biến với vùng nông nghiệp ở Tây Nguyên, nhóm
nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ dự án nghiên cứu do UNDP
hỗ trợ với chủ đề “Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây
Nguyên, góp phần xây dựng chiến lược phát triển vùng giai đoạn 2011 - 2020” đã
chỉ rõ, chế biến nông sản là một khâu quan trọng trong việc thúc đẩy các liên
kết thị trường, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, phù
hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên thực tế, liên kết
nông nghiệp chưa tạo thành liên kết chuỗi ngành hàng. Nhiều khi giá thế giới về
hàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê giảm thì doanh nghiệp chế biến đang
bỏ rơi nông dân. Doanh nghiệp chế biến chưa đảm nhận nhiều chức năng như trực
tiếp xuất khẩu nông sản, duy trì thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường với
những sản phẩm chế biến mới, vừa phối hợp với các Viện khoa học, các trường
đại học, và các công ty cung ứng và các tổ chức sản xuất (hộ nông dân, hợp tác
xã…) hình thành vùng nguyên liệu tập trung và liên kết 4 nhà một cách chặt chẽ
nhằm hỗ trợ nông dân phát triển. Nguyên nhân của thực tiễn được phân tích, lý
giải trên hai khía cạnh: i) trình độ tập trung công nghiệp của vùng khá hạn chế do
khi quy hoạch phát triển không chú ý đến quy mô kinh tế và quy hoạch không
gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; ii) các địa phương không cùng
nhau thảo luận các giải pháp phối hợp, liên kết xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị
hàng nông sản của vùng. Hiện nay địa phương nào mạnh, địa phương ấy làm.
Trong điều kiện phân cấp khá triệt để cho địa phương đã tạo cho địa phương
quyền tự chủ lớn trong quyết định đầu tư ở địa phương mình và ít chú ý đến địa
phương khác.
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2011): “Cơ sở khoa học cho

phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam”, NXB Thế giới.
Cuốn sách được xuất bản trên cơ sở 39 bài viết của hội thảo, các bài viết tập trung
phân tích cở sở lý luận về phân vùng và phát triển vùng; thực tiễn phát triển vùng ở
Việt Nam.
(2) Các nghiên cứu về liên kết phát triển vùng
15


Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011): “Báo cáo khảo sát liên
kết giữa các địa phương trong phát triển vùng ở Cộng hoà Liên bang Đức”, báo cáo
đã tập trung phân tích cơ sở khoa học cho phát triển vùng ở Đức; Thực tiễn phối hợp
giữa các địa phương trong phát triển vùng ở Đức (mục tiêu, phương thức, hình thức,
vai trò của liên kết). Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình xây dựng chính sách phát triển vùng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề liên kết vùng cũng đã được đề cập trên các tạp chí khoa
học, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, diễn đàn xúc tiến đầu tư: Hội thảo
về “Hợp tác kinh tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên” (2001); Cổng Thông tin điện
tử Chính phủ phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức
tọa đàm trực tuyến “Các tỉnh duyên hải miền Trung liên kết cùng phát triển” (2012)

Lê Thế Giới (2008): “Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số
2(25)/2008. Tác giả đã chỉ ra rằng muốn xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung thành vùng kinh tế phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền
vững, thì cần phải tăng cường liên kết nội vùng và liên kết liên vùng. Sự liên kết chỉ
đạt hiệu quả cao khi xây dựng cơ chế chính sách liên kết cần phải dựa trên lợi thế so
sánh của từng địa phương, và vùng lãnh thổ: đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của
vùng; những hạn chế của từng địa phương.
Viện Nghiên cứu phát triển (2011): “Nghiên cứu cơ chế liên kết kinh tế giữa
Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh”, báo cáo đã tập trung phân

tích: khái niệm liên kết kinh tế, đặc điểm, vai trò; Đánh giá thực trạng liên kết kinh
tế giữa bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2010; Trên
cơ sở đó xây dựng đề xuất tổng thể các chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giai
đoạn 2011-2020, với các chiều cạnh khác nhau.
Trương Bá Thanh (2009), đã tập trung luận giải mối liên kết kinh tế “Liên kết
kinh tế là một trong những hình thức liên kết ở trình độ cao của con người, trong
quá trình sản xuất, kinh doanh. Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu, xã hội càng phát
triển thì trình độ hợp tác của con người ngày càng được nâng cao và chuyển hoá
thành các hình thức liên kết và đa dạng”. Liên kết kinh tế thể hiện ở nhiều cấp độ:
liên kết trên bình diện quốc tế, quốc gia (vĩ mô); Liên kết ở cấp độ ngành và doanh
nghiệp (vi mô). Liên kết ở nhiều chiều cạnh khác nhau: liên kết ngang, liên kết dọc,
liên kết hình sao..Và liên kết sẽ mang lại những lợi ích cơ bản sau: (1) Tiết kiệm
nguồn lực, giảm chi phí; (2) Tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng ưu thế riêng biệt; (3)

16


×