Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 190 trang )

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN
LUẬT HIẾN PHÁP (CÓ ĐÁP ÁN)
Link bài: />
Theo dõi page Học Luật OnLine thường xuyên để nhận được nhiều tài liệu bổ ích hơn!

1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.
Khái niệm hiến pháp:
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ
thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực nhà
nước, bảo vệ quyền con người.
– Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửa
đổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường.
– Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiến



Học Luật Online - Hocluat.vn


Các quan niệm về hiến pháp:

2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Đối tượng nghiên cứu:
– Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực
nhà nước
– Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau
– Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước với công dân

– Mối quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ
chức nhà nước Việt Nam.
3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
– Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần
quyền để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực nhà
nước – những thể thức bất thành văn. Quyền lực nhà nước bị lạm dụng, vi phạm
quyền lợi của người dân.
– Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân
dân. Các cánhânkhôngthểsốngmột cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng đồng
dưới sự quản lý của NN.Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy trì, bảo đảm cuộc
sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ
thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa

những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
– Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna
Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự do
của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu tiên là
Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).

Học Luật Online - Hocluat.vn


– Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu
được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và
Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp

tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong
trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực
dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới
cũng ban hành Hiến pháp.
– Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp.
Kể từ sau 1917.xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội
dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội
dung trung hòa.
– Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiên pháp. Hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến
pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính)
4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.

Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.
– Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng
đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên
để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết
định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị
trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
– Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần
phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền.Nguyên tắc bình đẳng thể hiện
ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía
người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về
mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách


Học Luật Online - Hocluat.vn


nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và
cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước?
– Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao
cho quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân
dân.
– Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc
sống của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, nhà nước sẽ trở nên lạm
quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do

con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của
con người.
– Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu
vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể hiện
qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền. Đi đôi
với quyền lực được trao, nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với
nhân dân theo hiến pháp quy định.
6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con
người?
– Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì của
mình mà nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để

bảo đảm thực thi những quyền đó.
– Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường
chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con
người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân
thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.

Học Luật Online - Hocluat.vn


– Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được
phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa
án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội hay Tòa

án hiến pháp.
7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
– Đối với một quốc gia
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền
tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một
nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người
dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia.Điều này quyết định to
lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
– Đối với mỗi người dân
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do
thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp
với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép
mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến
pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền
công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người
dân thoát khỏi sự đói nghèo
8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
– Theo hình thức
* Hiến pháp bất thành văn

Học Luật Online - Hocluat.vn



+ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy
định tổ chức quyền lực nhà nước
+ Không được nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo
luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lí
+ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về
hình

thức.

+ Các nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zeland, Isarael.

* Hiến pháp thành văn
+ Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản. Có thể có nhiều văn
bản.
+ Hiến pháp được nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí cao nhất, là
luật cơ bản của một quốc gia.
– Theo nội dung
* Hiến pháp cổ điển
+ Ra đời từ thế kỷ 18.19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787.
Na Uy 1814…
+ Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực nhà nước. Không đề
cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao =>

bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên.
* Hiến pháp hiện đại
+ Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới

Học Luật Online - Hocluat.vn


+ Quy định rộng hơn so với Hiến pháp truyền thống. Quy định cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội
+ Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
+ Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
+ Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…

– Theo thủ tục thông qua, sửa đổi
* Hiến pháp cương tính
+ Có ưu thế đặc biệt, phân biệt giữa lập hiến và lập pháp
+ Được QH lập hiến thông qua.
+ Nếu trở nên lỗi thời có thể sửa đổi, bổ sung
+ Có cơ chế bảo hiến
* Hiến pháp nhu tính
+ Được chính cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung.
+ Trình tự thông qua như một luật thường
+ Không có sự phân biệt đẳng cấp với luật thường.
+ Không đặt ra vấn đề bảo hiến
– Theo bản chất hiến pháp

* Tư bản chủ nghĩa
+ Quy định về phân quyền theo thuyết tam quyền phân lập.
+ Thừa nhận quyền tư hữu của cải, tư liệu sản xuất
+ Đối tượng quy định dừng lại ở quyền dân sự và chính trị
* Xã hội chủ nghĩa
+ Phủ nhận thuyết tam quyền phân lập
Học Luật Online - Hocluat.vn


+ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan.
+ Đối tượng quy định mở rộng ra cả kinh tế, văn hóa, xã hội.
9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.

Quyền lập hiến

Quyền lập pháp

+ Là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi hiến
pháp
Khái + Quyền lập hiến nguyên thủy (xây dựng
Là quyền làm luật, sửa đổi luật
niệm bản Hiến pháp đầu tiên hoặc làm một Hiến
pháp mới) và Quyền lập hiến phái sịnh
(quyền sửa đổi Hiến pháp hiện hành)
Thuyết tam quyền phânThuyết tập quyền– Quốc hội là cơ quan duy nhất

lập

XHCN

Nhân dân là chủ thể và Quốc hội là chủ

thể
lập
hiến,

hoạt động lập pháp của Quốc


hội thực chất là kiểm tra, giám
hành
sát sự tương hợp giữa giải pháp
quyền lực
phân công quyền
lập pháp của Chính phủ với ý
lực vì nhân dân
chí của nhân dân, từ đó thông
không chia quyền
Bằng quyền lập hiến, lực đều nhau màqua hoặc không. Như vậy,
quyền lập pháp là quyền thông
nhân dân phân chia trao

quyền
qua luật.
bình đẳng quyển lực cho người
đại
cho 3 ngành: Lập pháp, diện tối cao –


Chủ

có quyền lập pháp. Tuy nhiên

người


phân

chia thể

Hành pháp và Tư pháp

lập

tiến

Quốc hội


– Quốc hội chỉ tổng hợp, kiểm

ð Ngành lập pháptra và đưa ra quyết định của

pháp
ð

Ngành

lập


pháp đảm nhiệm quyềnmình chứ không làm mọi công

không có quyền lập
Học Luật Online - Hocluat.vn


hiến
Sản
phẩm

lập hiến


Hiến pháp

Các đạo luật

10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp
Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau?
Các quy
trình

1946

1992


2013

– Không quy định
Yêu

cầu

sửa

đổi


hiến pháp

– Trong thực tế, đảng tham gia trực tiếp hoặc gián
Điều 70: 2/3 sốtiếp trong việc đề xuất chủ trương, nội dung sửa đổi
nghị viên yêu cầu hiến pháp và mang tính quyết định. Đảng còn đóng
vai trò quan trọng trong tất cả các khâu tiếp theo
của quá trình sửa đổi hiến pháp.
– Sau khi các chủ thể đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội sẽ đưa

Quyết định vấn đề này ra thảo luận để quyết định việc sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa
sửa


đổi đổi phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

hiến pháp

– Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi hiến pháp. Qua đó thông qua
chủ trương sửa đổi; thành lập ủy ban sửa đổi, bổ sung hiến pháp
– Chủ yêu được thực hiện bởi ủy ban dự thảo dự thảo do Quốc hội

Xây dựng thành lập.
dự thảo

– Mỗi một lần sửa đổi sẽ có 1 ủy bản dự thảo được thành lập. Ủy bản

này sẽ thành lập thêm những thường trực ủy ban và cơ quan chuyên
môn để giúp việc

Học Luật Online - Hocluat.vn


Tham vấn
nhân dân



Thảo luận



– Quốc hội thực hiện chức năng lập hiến tập trung nhất thông qua
quyền biểu quyết dự thảo Hiến pháp. Tại một phiên họp toàn thể, Quốc
hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo. Theo quy định của Hiến pháp,
việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội

Thông qua

tán thành. Diều này thể hiện tính trội của Hiến pháp so với các đạo luật
thông thường.


– Yêu cầu phúc
quyết toàn dân
Công bố



– Không yêu cầu phúc quyết toàn dân

– Được quy định tại điều 146 (HP 92) và 119 (HP
2013)

Hiệu

pháp lí

lực

– Không quy định

– Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của
NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
– Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp.

11. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?

Hiến pháp Anh là tập hợp một số luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều
ước quốc tế, các án lệ, tập quán của Nghị viện và các nguồn khác. Anh quốc không
Học Luật Online - Hocluat.vn


có một văn bản Hiến pháp duy nhất như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là
lý do mà nhiều người nói rằng Hiến pháp của nước Anh là hiến pháp không thành
văn.
Điểm đặc biệt này đã khiến Hiến pháp Anh có một số đặc trưng cơ bản sau:
1. Chủ quyền tối cao của Nghị viện và nhà nước pháp quyền
Vào thế kỷ XIX, một luật gia, một nhà Hiến pháp học Anh nổi tiếng là A.V.
Dicey đã viết rằng: “Hai trụ cột của Hiến pháp Anh là chủ quyền tối cao của Nghị

viện và nhà nước pháp quyền”. Theo thuyết này, Nghị viện có thể ban hành bất kỳ
luật nào. Các luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực tối cao và là nguồn cuối cùng
của pháp luật. Điều này trái với các nước có Hiến pháp thành văn, tất cả các luật do
Nghị viện ban hành đều không được trái với Hiến pháp. Rất nhiều luật của Liên
hiệp Vương quốc Anh có ý nghĩa như là Hiến pháp. Ví dụ: Hạ viện Anh có quyền
bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải từ chức. Việc bỏ phiếu bất
tín nhiệm không cần phải Thượng viện hay Vua phê chuẩn.
Luật cải cách Hiến pháp năm 2005 cho phép Nghị viện cũng có thể xét xử theo
thủ tục đàn hạch để cách chức các thẩm phán nếu họ có hành vi không phù hợp với
tư cách thẩm phán.
Nghị viện Anh có khá nhiều quyền nên nhà Hiến pháp học của Anh là Enoche
Powel đã viết: “Ngoài lịch sử Nghị viện, nước Pháp vẫn có lịch sử của mình.

Nhưng nếu bỏ qua lịch sử Nghị viện, nước Anh không còn tồn tại”. Nhận xét này
cũng rất phù hợp với câu châm ngôn nổi tiếng về Nghị viện Anh: “Nghị viện có thể
làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”.
2. Chế độ quân chủ lập hiến
“Nhà vua trị vì mà không cai trị” – câu nói của nhà văn Anh Walter Bagehot về
nhà vua Anh đã trở thành câu châm ngôn nổi tiếng về chế độ quân chủ lập hiến ở
Anh. Theo Hiến pháp, Vua là người đứng đầu Nhà nước có rất nhiều quyền nhưng
Học Luật Online - Hocluat.vn


những quyền đó nhà vua không trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện theo sự tư vấn
của Thủ tướng. Theo Hiến pháp, Vua có các thẩm quyền sau đây: bổ

nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng; bổ
nhiệm các công chức cấp cao; triệu tập, trì hoãn, khai mạc, bế mạc các kỳ họp của
Nghị viện và giải tán Nghị viện; tuyên bố chiến tranh và hòa bình; tổng chỉ huy các
lực lượng vũ trang; phê chuẩn các hiệp ước; bổ nhiệm các giám mục và Tổng giám
mục của nhà thờ Anh; phong tặng các danh hiệu quý tộc.
3. Chế độ chính trị lưỡng đảng
Nước Anh có hai đảng là Công đảng và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm
quyền.Khi một trong hai Đảng này thắng cử trong bầu cử Nghị viện, Đảng thứ hai
sẽ trở thành đảng đối lập. Đảng đối lập là lực lượng kiểm tra, giám sát và phản biện
đường lối chính sách của Đảng cầm quyền.
4. Sự gắn kết và thống nhất giữa lập pháp và hành pháp
Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Vì vậy có

thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán, nên giữa
Chính phủ và Nghị viện có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết. Đối với Anh, chế độ
dân chủ Nghị viện buộc Chính phủ phải lãnh đạo đất nước và thông qua Nghị viện.
5. Sự tách bạch giữa chính trị và công vụ
Nước Anh xây dựng nền công vụ vô tư và khách quan bằng việc quy định công
chức không đảng phái, các tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy hành
chính và tư pháp không gắn với các đảng phái chính trị, không cần một bằng chính
trị cao cấp nào. Phẩm chất của công chức là nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp và tuân thủ pháp luật.
6. Tư pháp độc lập và án lệ
Người Anh có thể tự hào về nền tư pháp của mình, một nền tư pháp độc lập
không chịu sự sai khiến của bất cứ đảng phái chính trị nào. Thẩm phán có uy tín


Học Luật Online - Hocluat.vn


cao, bằng việc áp dụng án lệ cũng có thể sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để
duy trì trật tự pháp luật và công bằng xã hội. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời
và chủ yếu từ các luật sư có uy tín trong xã hội.
7. Tập quán hiến pháp
Người Anh quan niệm pháp luật là đại lượng của công bằng, công lý, vì thế
pháp luật được hiểu không chỉ là những quy tắc bắt buộc thực hiện do các cơ quan
nhà nước ban hành mà còn là những quy tắc do cuộc sống tạo lập nên, mặc dù
trong pháp luật thành văn không tìm thấy. Quan niệm mềm dẻo về pháp luật cho

phép người Anh thừa nhận các tập quán hiến pháp. Đó là những quy tắc mang tính
bắt buộc đối với một số hành vi chính trị được hình thành từ lâu trong đời sống
chính trị. Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp, Vua có đặc quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm Thủ tướng nhưng thực tế đã hình thành tập quán hiến pháp, Vua chỉ bổ
nhiệm Thủ lĩnh của đảng cầm quyền làm Thủ tướng.
12. Bảo hiến: khái niệm, cơ sở, các mô hình điển hình.
1. Khái niệm: Chế độ bảo hiến là chế độ xử lý những hành vi vi phạm Hiến
pháp của công quyền
2. Cơ sở
– Hiến pháp cương tính
+ Hiến pháp cương tính được sửa đổi theo những thủ tục đặc biệt (do có sự
phân cấp hiệu lực giữa Hiến pháp và thường luật)

+ Hiến pháp nhu tính: KHÔNG đặt ra vấn đề bảo hiến
– Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, nên quyền lập hiến là quyền nguyên
thủy, nghĩa là quyền lập hiến không bị giới hạn bởi bất cứ luật lệ nào, khai sinh ra
các quyền khác. Do đó Hiến pháp – sản phẩm của quyền nguyên thủy phải có hiệu
lực pháp lý tối cao trong các mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác – sản
phẩm của quyền phái sinh.
Học Luật Online - Hocluat.vn


– Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong
Hiến pháp. Vì bảo hiến sinh ra là để hạn chế việc chính quyền xâm phạm quyền
công dân, nên nếu Hiến pháp không quy định quyền công dân thì chế độ bảo hiến

không tồn tại.
Các mô hình bảo hiến:
– Bảo hiến bởi cơ quan dân dân cử/ chính trị
– Bảo hiến bằng cơ chế tài phán hiến pháp
1. Bảo hiến tập trung: Chỉ có 1 cơ quan là tòa án hiến pháp làm nhiệm vụ xét
xử. Cơ qua này hoạt động độc lập với tòa án thường. VD: Đức,
2. Bảo hiến phi tập trung: Tất cả các toàn án có quyền xét xử VD: Mỹ
– Ngoài ra còn một số mô hình:
1. Tòa án tối cao: thuộc loại mô hình tập trung hóa, Tòa án tối cao là cơ quan
duy nhất được trao thẩm quyền. Ít nước áp dụng: Ireland, Việt Nam cộng hòa (theo
Hiến pháp 1967)
2. Hội đồng Hiến pháp: thuộc loại mô hình tập trung hóa, Hội đồng Hiến pháp

như 1 cơ quan chính trị chứ không phải 1 cơ quan tài phán Hiến pháp thực thụ.
3. Mô hình “hỗn hợp”: đây là xu thế chung trên thế giới, có đặc điểm của ít
nhất 2 mô hình khác nhau (rất ít nước áp dụng thuần khiết mô hình tập trung hóa).
13. Trình bày về mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp).
Khác với mô hình Hoa Kỳ, các nước lục địa châu Âu không trao cho Toà án tư
pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện
chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ
quan này được gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến.
Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu

Học Luật Online - Hocluat.vn



cử theo một chế độ đặc biệt. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo
hiến có giá trị bắt buộc. Mô hình ra đời sớm nhất ở Áo (1920).
Theo mô hình, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp
hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống hoặc Chính phủ đã
hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các Nghị định của Chính
phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu
hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử
Nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề
chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa
các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương
và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài

ra, một số Toà án Hiến pháp như của Italia còn có quyền xét xử Tổng thống khi
Tổng thống vi phạm pháp luật.
14. Trình bày về mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung).
Mô hình bảo hiến phân tán hay còn gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô
hình Tòa án Tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát
tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập. Theo quan
điểm của học thuyết này, hệ thống các cơ quan tòa án không những có chức năng
xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của các công dân mà còn có chức năng kiểm
soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Xây dựng bộ máy
nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực một cách rõ ràng, Hoa Kỳ là quốc
gia đầu tiên trên thế giới trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của
các văn bản luật và văn bản dưới luật.

Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự,
các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình có ưu điểm là bảo hiến

Học Luật Online - Hocluat.vn


một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể. Nhưng lại có 2 nhược
điểm lớn:
– Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng;
– Phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các
bên tham gia tố tụng. Và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp

thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các
Tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án Tối cao thì có giá trị bắt buộc đối
với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị
coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên
thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng.
15. Bình luận về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
– Khái niệm: Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là toàn bộ những yếu
tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn
trọng,

chống


lại

mọi

sự

vi

phạm

Hiến


pháp



thể

xảy

ra.

Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế được tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện pháp nhằm

bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy ra.
– Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam: Cơ cấu của thiết chế bảo vệ Hiến pháp của Việt
Nam là không có cơ quan chuyên trách, mà việc kiểm tra tính hợp hiến của văn bản
được

giao

cho

Quốc

hội




các



quan

của

Quốc


hội.

Mô hình này có nhiều sự hạn chế bởi sự vừa ban hành vừa tự kiểm tra các đạo luật
không đảm bảo tính độc lập, khách quan. Hơn nữa, Quốc hội là một cơ quan chính
trị, nên không có trình tự, thủ tục phù hợp để tiến hành phán xét tính hợp hiến của
các văn bản quy phạm pháp luật.
Chính vì những điểm hạn chế trên, cơ chế bảo hiến ở Việt Nam cần phát triển
theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách.

Học Luật Online - Hocluat.vn



16. “Chủ nghĩa lập hiến” (chủ nghĩa hợp hiến) là gì?
– Chủ nghĩa lập hiến (chủ nghĩa hiến pháp, chủ nghĩa hợp hiến) là một ý tưởng
xuất phát từ các học thuyết chính trị của Jonh Locke, theo đó quyền lực chính phủ
cần phải được giới hạn bởi pháp luật và chính phủ phải tuân thủ những giới hạn
luật định đó trong hoạt động.
Chủ nghĩa lập hiến là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách định nghĩa khác
nhau.Nhưng chúng ta có thể nói rằng cốt lõi của chủ nghĩa lập hiến là ý tưởng về
một chính phủ bị giới hạn quyên lực và bị kiểm soát bởi hiến pháp.
17. Hiến pháp với pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào?
Pháp quyền (rule of law, hay “nhà nước pháp quyền” như thường gọi ở Việt
Nam), theo định nghĩa giản dị của Max Weber, là một trật tự xã hội dựa trên sự

“thượng tôn luật pháp”. Trật tự này phản ánh quan niệm của John Locke: “Tự do
của con người trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững,
chung cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi cơ quan
lập pháp đã được thiết lập trong chế độ đó”.Tư tưởng pháp quyền xuất phát ở
phương Tây từ thời La Mã và được phát triển hoàn chỉnh bởi thuyết chủ nghĩa hợp
hiến (hoặc chủ nghĩa lập hiến – constitutionalism) – học thuyết chính trị, pháp lý
cho rằng quyền lực nhà nước phải được quy định bởi hiến pháp, nhà nước phải
quản lý xã hội theo hiến pháp, có nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cộng đồng
và bảo vệ các quyền, tự do của con người. Như vậy, giữa pháp quyền và hiến pháp
có mối quan hệ không tách rời.Từ trước đến nay, những tư tưởng pháp quyền luôn
là nền tảng cho nội dung và phản ánh tính chất tiến bộ của các bản hiến pháp.
18. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp (“hiến pháp tối

thượng”) thể hiện như thế nào?
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:

Học Luật Online - Hocluat.vn


1. Tất cả các cơ quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ
chức và hoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban
hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp
với hiến pháp. Tất cả các văn bản pháp lí phải phù hợp với văn bản có hiệu lực
pháp lí cao hơn và phải hợp hiến.
2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu

thuẫn, đối lập với các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy
định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham
gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những
điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế.
3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- xã
hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.
4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản
pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến
pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có nội dung trái với hiến pháp
và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải áp dụng quy định của hiến pháp,
của các văn bản luật
19. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng

tháng Tám 1945.
Trước cách mạng tháng 8. 1945. Nhà nước ta là Nhà nước thực dân nửa phong
kiến, do vậy không có Hiến pháp. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nền văn minh nhân
loại sau CM dân chủ ở châu Âu và cải cách chính trị ở các nước trong khu vực, các
tư tưởng hiến pháp bắt đầu du nhập vào nước ta.
Các tư tưởng lập hiến thời kỳ này rất đa dạng nhưng cơ bản có thể chia thành 2
trường phái: Trường phái bảo thủ và trường phái cách mạng.

Học Luật Online - Hocluat.vn


– Trường phái bảo thủ: Các cuộc cải cách hiên pháp nhằm bảo đảm các quyền

dân chủ được tiến hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động và trong khuôn
khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp. Nhìn chung, các tư tưởng bảo thủ đều
tìm thấy những lợi ích của việc xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế bằng những cải
cách dân chủ từng bước theo những chuẩn mực dân chủ tiến bộ, đề cập các nguyên
tắc hiến pháp cơ bản như chế độ dân chủ, dân quyền và phân quyền. Mặc dù vậy,
các tư tưởng này bị phê phán bởi thiếu tính triệt để, cải lương khi vẫn duy trì chế
độ quân chủ và đặt dưới sự đô hộ của Pháp.
– Trường phái cách mạng: Quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng Hiến pháp
trên nền tảng lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, đồng thời xóa bỏ ách
thống trị của chế độ thuộc địa của Pháp. Quan điểm mang tính cách mạng triệt để
hơn, muốn cho nhân dân Việt Nam có Hiếp pháp, thì trước hết phải dàng được độc
lập, tự nhân dân Việt Nam sau độc lập dân tộc sẽ thong qua một bản Hiến pháp cho

riêng mình mà không dựa vào sự ban hành của TD.Pháp.
20. Nêu một số nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh trước hết là: nước phải độc lập, quốc gia
phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là
để tuyên bố về mặt pháp lý một nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để
bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước.
Tư tưởng lập hiến thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hiến pháp phải là một
‘hiến pháp dân chủ’, dân chủ phải là điều kiện đủ để cho sự ra đời của một bản
Hiến pháp. Các yếu tố độc lập, có chủ quyền nói ở phần trên là các điều kiện cần
nhưng chưa đủ để có một ‘hiến pháp dân chủ’.

Học Luật Online - Hocluat.vn



21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của hiến pháp Việt Nam so với hiến
pháp các quốc gia khác trên thế giới.
– Hiến pháp Việt Nam thuộc Hiến pháp các nước chậm phát triển, thuộc loại
Hiến pháp XHCN với nền tảng là sự phủ nhận học thuyết phân quyền trong việc tổ
chức NN. Thay vào đó, tư tưởng tập quyền XHCN được áp dụng. Nguyên tắc
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội lè nền tảng tiếp theo của Hiến pháp nước ta.
Các Hiến pháp luôn khẳng định quyền lực Nhà nước phải thuộc về ND
– Về hình thức: Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp thành văn, có đối tượng điều
chỉnh rộng không chỉ quy định về chế độ chính trị, mà còn về các chế độ kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Hiến pháp có nhiều quy định mang tính

cương lĩnh trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội.Mọi văn bản pháp luật khác
phải phù hợp với hiến pháp. Tuy nhiên, các Hiến pháp không quy định cơ quan
chuyên trách để phán quyết các hành vi vi hiến. Sự thiếu vắng cơ chế bảo hiến
chuyên trách góp phần dẫn đến tính hình thức của Hiến pháp
22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
– Hiến pháp 1946 là hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, gắn liền với
tuyên ngôn độc lập.
– Có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình
thành.
– Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo đó
Việt Nam là nhà nước dân chủ cộng hòa. Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền
lợi của công dân. Chương III và Chương IV quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà

nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban hà nh chính và Tòa Án.
– Về cơ cấu tổ chức nhà nước, Hiếp pháp 1946 có những đặc điểm của chính
thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia,
Học Luật Online - Hocluat.vn


người đứng đầu nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên cạnh đó,
người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân (Quốc hội)
bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện.
– Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành
pháp, hiến pháp 1946 còn có những đặc điểm rất khác biệt với các hiến pháp Việt

Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các
cấp xét xử mà không phải theo cấp đơn vị hành chính; việc tổ chức chính quyền
địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn)
23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
– Hiến pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam xác định mục tiêu
tiến lên xây dựng CNXH ở Miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách
mạng dân chủ.
– Hiến pháp 1959 gồm 10 chương, 79 điều. Chương I tiếp tục quy định chính
thể là dân chủ cộng hòa. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. So với Hiến pháp 1946.Hiến pháp 1959 có
thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (chương II).Chương III quy định quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Từ Chương IV đến Chương VIII, Hiến pháp quy

định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
– Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ
chức nhà nước theo mô hình XHCN.
– Nêu như Hiến pháp 1946 quy định bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân
quyền, thì bộ máy nhà nước cảu Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập
quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
– Bắt đầu từ đây, các bản Hiến pháp của Việt Nam mang tính định hướng, tính
chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây
dựng CNXH
Học Luật Online - Hocluat.vn



24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.
– Là một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh,
tiến mạnh lên CNXH
– Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều. So với các bản Hiến pháp trươc,
Hiến pháp 1980 là bản hiên pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng nhắc về việc
tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước trong hệ thống
Liên Xô và Đông ÂU trước đậy.
– Chương I Hiến pháp xác định chế độ chính trị của nước ta là “nhà nước
chuyên chính vô sản”. Lần đầu tiên, Hiến pháp khẳng định rõ vai trò của ĐCS Việt
Nam là “lực lượng duy nhất lãnh đạo” nhà nước và xã hội.
– Đất đai đc quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do nhà nước thống nhất quản
lý, từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không được thừa

nhận.
– Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm
tập thể, các thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng các cơ quan tập thể cùng
chịu trách nhiệm.
– Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của chế độ cũ- cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp đã đẩy đất nước đến khủng hoảng kinh tế và xã hội.
25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
Về cơ cấu và điều khoản không có nhiều thay đổi so với Hiến pháp 1980,
nhưng về nội dung có rất nhiều thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận
thức mới của Việt Nam thời kỳ đổi mới:
– Không quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam, bản chất đó được thể hiện qua quy định: “NN của dân, do dân và vì

dân”

Học Luật Online - Hocluat.vn


– Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào QH, k phân chia rõ giữa HP,
LP, TP
– Bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận
thức cũ
– Chính thể CHXHCN và vai trò của Đảng CS vẫn đc giữ nguyên trong các
quy định của Hiến pháp 1992.
Câu 26: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều.So với Hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19.
34. 41. 42. 43. 55. 63. 78. 111. 112. 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1. 23. 49.
86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so
với Hiến pháp 1992 như:
Đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca …) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I “Chế độ chính trị” của
Hiến pháp năm 2013.
Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lên
vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau Chương I “Chế độ chính

trị”.
Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013
gộp lại thành một chương là Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ và mội trường” và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái
quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.
Học Luật Online - Hocluat.vn


Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có
một chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước”
(Chương X).

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến pháp năm 1992
“Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành “Chính quyền
địa phương” và đặt Chương IX “Chính quyền địa phương” sau Chương VIII “Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”.
Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm
1992. hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy
định cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn. Ví dụ, Lời nói đầu
Hiến pháp năm 2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ
có 3 đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992.
Câu 27: Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời
nói đầu của các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992. 2013.
Lời nói đầu là phần đầu tiên, phần giới thiệu của các bản hiến pháp, có thể ví

như cánh cửa mở vào một ngôi nhà hiến pháp. Nó thường được viết ngắn gọn, xúc
tích, tập trung đề cập đến hai khía cạnh cốt lõi: mục đích và chủ thể của hiến pháp.
Có thể nói Lời nói đầu trong các bản Hiến Pháp nước ta ít nhiều có giá trị như là sự
tổng kết cho một giai đoạn lịch sử ngắn của đất nước.Qua đó, chúng ta có thể thấy
được bức tranh hiện thực xã hội, quan điểm và nhận thức của giai cấp lãnh đạo đất
nước, sự tiến – lùi và phát triển của nền dân chủ tại Việt Nam trong gần một thế kỷ
qua.
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946:
Lời nói đầu bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho thấy nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa khi mới thành lập (ngày 2-9-1945) là một nước dân chủ, không phân
biệt giai cấp.Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và cơ quan lập pháp
Học Luật Online - Hocluat.vn



được gọi là Quốc hội.Thể hiện được niềm kiêu hãnh khi nhân dân giao một nhiệm
vụ nặng nề cho Nhà nước là thảo ra một bản Hiến pháp. Ngoài ra lời nói đầu còn
thể hiện được 3 nguyên tắc của bản Hiến pháp này:
“Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1959:
Thể hiện rõ khát vọng không ngừng củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, kiên định cuộc đấu tranh, vì một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh khi nói: Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ

Lạng Sơn đến Cà Mau.
Khẳng định nước ta vẫn duy trì chính thể “Dân chủ cộng hòa” nhưng “là một
nước dân chủ nhân dân”
Nhắc lại lịch sử hào hùng về các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Tâng
bốc chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô.
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1980:
Đây là lời nói đầu dài nhất trong các bản Hiến pháp và cũng là một trong
những lời nói đầu dài nhất trên thế giới.
Tiếp tục ghi các công lao, lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc và xây dựng XHCN.
Khẳng định Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đi theo con

đường Cách mạng tháng 10 Nga

Học Luật Online - Hocluat.vn


×