Câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp tư sản
1. Phân tích vai trò của đảng phái chính trị trong việc tổ chức và hoạt động của
nhà nước tư sản?
- Đảng phái chính trị (ĐPCT) : là tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp xã
hội nhất định, sự tồn tại của đảng gắn liền cuộc đấu tranh giành chính quyền để bảo vệ lợi
ích của giai cấp mình
* Phân tích :
- ĐPCT vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước tư
sản. Hoạt động của đảng phải chính trị đôi khi đã làm cho các cơ quan nhà nước tổ chức và
hoạt động không theo đúng tinh thần của pháp luật.
Ví dụ : Theo quy định của pháp luật Anh, nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng.
Tuy nhiên, hiện nay nữ hoàng Anh không thể bổ nhiệm ai khác ngoài thủ lĩnh của Đảng chiếm
đa số ghế trong nghị viện làm Thủ tướng.
- Ỏ nhà nước tư sản, bầu cử là cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái chính trị. các
đảng phái chính trị trở thành Đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử
Tổng thống (ở chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa lưỡng tính)
- Ở nhà nước tư sản, nếu không phải là đảng viên của các đảng phái chính trị thì rất khó
trở thành Thủ tướng (hoặc tổng thống ở chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa lưỡng
tính).
- Các đảng phái chính trị không cầm quyền, đóng vai trò đối lập với Đảng cầm quyền.
Ví dụ : Ở nước Anh, ngoài chính phủ đang cầm quyền, pháp luật còn cho phép thành lập
“Nội các bóng tối” của Đảng đối lập. Nhiệm vụ cụ thể của Đảng đối lập là tìm ra những
khiếm khuyết của Đảng cầm quyền để công kích và tiến tới lật đổ Chính phủ của Đảng cầm
quyền. Chính sự đối lập này có tác dụng nhất định, làm cho Đảng cầm quyền thận trọng hơn
khi đưa ra những quyết định của mình.
2. Tại sao nói sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho các cơ quan nhà nước
hoạt động không theo quy định của pháp luật?
- Đảng phái chính trị : là tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp xã hội nhất
định, sự tồn tại của đảng gắn liền cuộc đấu tranh giành chính quyền để bảo vệ lợi ích của giai
cấp mình.
- Đảng phái chính trị có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức, hoạt động của bộ máy
nhà nước tư sản thể hiện ở chỗ sự hoạt động của đảng phái chính trị làm cho các cơ quan nhà
nước hoạt động không theo quy định của pháp luật; là nguyên nhân làm cho hiến pháp tư sản
mang tính giả tưởng, không có hiệu lực pháp lý trên thực tế. Ví dụ như ở các nước theo chính
thể đại nghị, pháp luật quy định nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước) được quyền
lựa chọn và bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ nhưng trên thực tế nguyên thủ quốc gia không
được tự ý mình lựa chọn và bổ nhiệm thủ tướng chính phủ mà chỉ được lựa chọn thủ lĩnh của
Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện làm thủ tướng (điều nay Hiến pháp không quy định) vì
sức ép của đảng phái. Nếu bổ nhiệm người khác thì nghị viện với đa số ghế của đảng đang
cầm quyền sẽ không phê chuẩn ý trí của nguyên thủ quốc gia. Điều này thể hiện việc nhân
dân thông qua lá phiếu của mình đã chọn thủ tướng và đảng cầm quyền cho mình.
Mặt khác, cũng theo quy định của hiến pháp thì chính phủ do nghị viện thành lập ra.
Nếu chính phủ hoạt động không hiệu quả thì nghị viện có quyền lật đổ chính phủ nhưng quy
định này ít được áp dụng trên thực tế vì khi chính phủ hoạt động không hiệu quả chính phủ sẽ
đạt ra vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm thì các đảng viên của đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện
vẫn bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ (nghị viện lại hoạt động theo đa số) thì vấn đề lật đổ
chính phủ sẽ không thực hiện được.
Nhà nước theo chính thể đại nghị đề cao vai trò của nghị viện nhưng chính sự hoạt động
của đảng phái chính trị làm cho vai trò của nghị viện bị giảm xuống. Ví như chính phủ đạt ra
vấn đề giải tán nghị viện thì quyết định này sẽ dễ thành công hơn vì được sự đồng thuận của
đảng viên của đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện biểu quyết đồng ý giải tán nghị viên dẫn
đến nghị viện bị giải tán. Chính những điều này cho thấy sự hoạt động của đảng phái chính trị
làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật
3. So sánh các chính thế nhà nước với nhau.
- Giữa chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa đại nghị:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng.
Tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của nghị viện. Chính phủ đều do nghị viện thành lập ra
và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tuyên bố nguyên tắc
“nguyên thủ quốc gia vô trách nhiệm” (chữ ký phó thự). Vai trò của nguyên thủ quốc gia được
đánh giá cao khi đất nước gặp khủng hoảng.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Quân chủ đại nghị Cộng hòa đại nghị
Nguyên thủ quốc gia Vua (nữ hoàng), được
hình thành bằng con
đường thế tập truyền
ngôi, nhiệm kỳ suốt đời
Tổng thống, do nghị viện bầu ra
trong số đại biểu của mình, hoạt
động theo nhiệm kỳ nhất định.
- Giữa chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa tổng thống:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng.
Nghị viện đều do dân bầu ra
+ Khác nhau:
Tiêu chí Quân chủ đại nghị Cộng hòa tổng thống
Nguyên thủ quốc gia Vua (nữ hoàng), được
hình thành bằng con
đường thế tập truyền
ngôi, nhiệm kỳ suốt đời
Tổng thống, do dân bầu ra, có
quyền lực rất lớn, nắm toàn bộ
quyền hành pháp, hoạt động theo
nhiệm kỳ nhất định
Cách thức thành lập
chính phủ
Nghị viện thành lập ra
Chính phủ, Thủ lĩnh
đảng chiếm đa số trong
nghị viện làm thủ tướng
đứng đầu chính phủ
Tổng thống bổ nhiệm các thành
phần của Chính phủ. Không có
chức danh thủ tướng đứng đầu
chính phủ
Cơ chế chịu trách
nhiệm của Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước
nghị viện
Không phải chịu trách nhiệm
trước nghị viện, chỉ chịu trách
nhiệm trước tổng thống
Vai trò của nguyên thủ
quốc gia
Rất hình thức, nặng tính
lễ tân và tính ngoại giao
Rất lớn, vừa đứng đầu nhà nước
vừa đứng đầu chính phủ
Áp dụng thuyết tam
quyền phân lập
Rất mềm dẻo, ít có sự
tách biệt vì có sự gắn
bó chặt chẽ giữa đảng,
chính phủ và nghị viện
Có sự tách biệt rõ ràng giữa của
ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp
- Giữa chính thể quân chủ đại nghị và chính thể cộng hòa lưỡng tính:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, hai chính thể này còn có sự giống nhau nữa là đều có chức danh thủ tướng và Chính
phủ đều phải chịu trách nhiệm trước nghị viên.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Quân chủ đại nghị Cộng hòa lưỡng tính
Nguyên thủ quốc gia Vua (nữ hoàng), được
hình thành bằng con
đường thế tập truyền
ngôi, nhiệm kỳ suốt đời
Tổng thống, do dân bầu ra, hoạt
động theo nhiệm kỳ nhất định
Cách thức thành lập
chính phủ
Nghị viện thành lập ra
Chính phủ, Thủ lĩnh
đảng chiếm đa số trong
nghị viện làm thủ tướng
Tổng thống bổ nhiệm các thành
phần của Chính phủ nhưng phải
được nghị viện thông qua
Cơ chế chịu trách
nhiệm của Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước
nghị viện
Vừa chịu trách nhiệm trước Nghị
viện vừa chịu trách nhiệm trước
Tổng thống
Vai trò của nguyên thủ
quốc gia
Rất hình thức, nặng tính
lễ tân và tính ngoại giao
Tương đối lớn, vừa đứng đầu
nhà nước vừa đứng đầu chính
phủ và lãnh đạo chính phủ
Áp dụng thuyết tam
quyền phân lập
Rất mềm dẻo, ít có sự
tách biệt vì có sự gắn
bó chặt chẽ giữa đảng,
chính phủ và nghị viện
Có sự tách biệt hơn giữa chính
phủ và nghị viện
- Giữa chính thể cộng hòa đại nghị và chính thể cộng hòa tổng thống.
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng. Đều
có nguyên thủ quốc gia là tổng thống.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Cộng hòa đại nghị Cộng hòa tổng thống
Nguyên thủ quốc gia Do nghị viện bầu ra,
không có thực quyền,
Do dân bầu ra, có quyền lực rất
lớn, nắm toàn bộ quyền hành
pháp
Cách thức thành lập
chính phủ
Nghị viện thành lập ra
Chính phủ, Thủ lĩnh
đảng chiếm đa số trong
nghị viện làm thủ tướng
đứng đầu chính phủ
Tổng thống bổ nhiệm nhiệm các
thành phần của Chính phủ.
Không có chức danh thủ tướng.
Cơ chế chịu trách
nhiệm của Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước
nghị viện
Không phải chịu trách nhiệm
trước nghị viện, chỉ chịu trách
nhiệm trước tổng thống
Vai trò của nguyên thủ
quốc gia
Rất hình thức, nặng tính
lễ tân và tính ngoại giao
Rất lớn, vừa đứng đầu nhà nước
vừa đứng đầu chính phủ
Áp dụng thuyết tam
quyền phân lập
Rất mềm dẻo, ít có sự
tách biệt vì có sự gắn
bó chặt chẽ giữa đảng,
chính phủ và nghị viện
Có sự tách biệt rõ ràng giữa của
ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp
- Giữa chính thể cộng hòa đại nghị và chính thể cộng hòa lưỡng tính:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng. Đều
có nguyên thủ quốc gia là tổng thống và chức danh thủ tướng chính phủ.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Công hòa đại nghị Cộng hòa lưỡng tính
Nguyên thủ quốc gia Do nghị viện bầu ra, không
có thực quyền,
Do dân bầu ra, có quyền lực rất
lớn, nắm toàn bộ quyền hành
pháp
Cách thức thành lập
chính phủ
Nghị viện thành lập ra
Chính phủ, Thủ lĩnh đảng
chiếm đa số trong nghị viện
làm Thủ tướng
Tổng thống bổ nhiệm các thành
phần của Chính phủ nhưng phải
được nghị viện thông qua
Cơ chế chịu trách
nhiệm của Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước nghị
viện
Vừa chịu trách nhiệm trước Nghị
viện vừa chịu trách nhiệm trước
Tổng thống
Vai trò của nguyên thủ
quốc gia
Rất hình thức, nặng tính lễ
tân và tính ngoại giao
Tương đối lớn, vừa đứng đầu
nhà nước vừa đứng đầu chính
phủ và lãnh đạo chính phủ
Áp dụng thuyết tam
quyền phân lập
Rất mềm dẻo, ít có sự tách
biệt vì có sự gắn bó chặt chẽ
giữa đảng, chính phủ và
nghị viện
Có sự tách biệt hơn giữa chính
phủ và nghị viện
- Giữa chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính:
+ Giống nhau: Tổ chức nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, quyền hành pháp do chính phủ nắm và
quyền tư pháp do Tòa án nắm. Đảng phái chính trị và Chính phủ có vai trò rất quan trọng. Đều
có nguyên thủ quốc gia là tổng thống do dân bầu ra, có quyền lực lớn, hoạt động theo một
nhiệm kỳ nhất định.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Công hòa tổng thống Cộng hòa lưỡng tính
Nguyên thủ quốc gia Có quyền lực rất lớn, nắm
toàn bộ quyền hành pháp
Có quyền lực lớn, là người lãnh
đạo chính phủ
Cách thức thành lập
chính phủ
Tổng thống bổ nhiệm nhiệm
các thành phần của Chính
phủ. Không có chức danh
thủ tướng
Tổng thống bổ nhiệm các thành
phần của Chính phủ nhưng phải
được nghị viện thông qua. Có
chức danh thủ tướng chịu trách
nhiệm quản lý Chính phủ
Cơ chế chịu trách
nhiệm của Chính phủ
Chịu trách nhiệm trước
Tổng thống
Vừa chịu trách nhiệm trước Nghị
viện vừa chịu trách nhiệm trước
Tổng thống
Áp dụng thuyết tam
quyền phân lập
Có sự tách biệt hơn giữa
chính phủ và nghị viện
Có sự tách biệt rõ ràng giữa ba
nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp
4. Phân tích các quy định pháp luật về bầu cử của nhà nước tư sản.
Bầu cử là việc lựa chọn người đảm nhiệm một chức vụ trong một tổ chức thông qua sự
biểu thị ý chí của các thành viên tổ chức theo các quy định nhất định.
- Nguyên tắc bầu cử
+ Nguyên tắc phổ thông: Bầu cử được mở rộng cho mọi công dân đến tuổi trưởng
thành. Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới quy định những hạn chế quyền bầu cử của công dân
với những hình thức khác nhau như thời gian nhập quốc tịch, điều kiện cư trú, điều kiện văn
hóa, tuổi tác, tài sản, giới tính.v.v…đã gạt một số lượng lớn người dân lao động
+ Nguyên tắc bình đẳng: Bình đẳng trên 3 phương diện, giữa cử tri với cử tri (tạo cho
mỗi cử tri có một phiếu bầu trong một cuộc bầu cử và giá trị của phiếu bầu như nhau, không
phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo, Trên thực tế một số cử tri có them
phiếu bổ sung), ứng cử viên với ứng cử viên và giữa các đơn vị bầu cử với nhau.
- Tiến trình các cuộc bầu cử:
+ Lập danh sách cử tri:
+ Đơn vị bầu cử
+ Giới thiệu ứng cử viên: Đảng nào dành được số lượng ghế nhất định trong Nghị viện
ở cuộc bầu cử trước thì được giới thiệu ứng cử viên. Đảng mới thành lập có thể trình cơ quan
bầu cử về cương lĩnh, điều lệ hoạt động của mình và sẽ được bầu một số số lượng ghế nhất
định.
* Cách thức giới thiệu :
Thông qua ủy ban lựa chọn (2 -3 Đảng viên cao cấp mang tính chất bí mật);
Tất cả đảng viên tham dự (Chi bộ cử đại diện - Đại diện họp hội nghị đảng địa
phương(ứng cử viên) - ứng cử viên đưa về trung ương phê chuẩn.
Qua đại hội Đảng để chọn ứng cử viên (bầu cử sơ bộ) đa số tương đối hay đa số tuyệt
đối.
+ Cơ quan phụ trách bầu cử.
Thành lập thường xuyên cho các cuộc bầu cử (thường thuộc bộ nội vụ)
Thành lập theo các cuộc bầu cử - Bầu cử kết thúc thì các cơ quan này cũng kết thúc
nhiệm kỳ.
+ Lập danh sách ứng cử viên:
Quyền giới thiệu thuộc về đảng phái chính trị
Quyền lập danh sách ứng cử viên thuộc về các cơ quan phụ trách bầu cử (gạt tên những
ứng cử viên không theo quy định của pháp luật)
Điều này đảm bảo cơ chế kiềm chế, đối trọng lẫn nhau giữa đảng phái chính trị và nhà
nước.
+ Vận động tranh cử
Đây là 1 giai đoạn rất quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của các ứng cử
viên. Pháp luật bầu cử tư sản quy định tương đối chi tiết về giai đoạn này nhằm bảo đảm sự
bình đẳng giữa các ứng cử viên như : Thời gian bắt đầu vận động và thời gian kết thúc vận
động; Thời gian được quyền phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng; việc đối thoại
trực tiếp và chương trình hành động của các ứng cử viên.
- Phương pháp xác định kết quả bầu cử
+ PP đa số tương đối : Căn cứ vào số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu những
ứng cử viên nào thu nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử.
+ PP đa số tuyệt đối : Những ứng cử viên được nhiều phiếu và có trên 50% số phiếu
ủng hộ cử tri.
+ PP đa số hỗn hợp : Lần đầu áp dụng PP đa số tuyệt đối. Nếu đủ thì thôi, thiếu thì phải
bầu thêm và áp dụng PP đa số tương đối.
5. Tại sao nói phương tiện giám sát chính phủ của nghị viện ở nhà nước tư sản của
chính thể đại nghị tuy đa dạng nhưng không hiệu quả bằng chính thể cộng hòa
tổng thống?
- Về nguyên tắc thẩm quyền của nghị viện là giám sát chính phủ ở các nước theo chính
thể đại nghị là đương nhiên vì chính phủ do nghị viện thành lập ra nên nghị viện có quyền
giám sát. Còn ở các nước theo chính thể công hòa tổng thống mặc dù chính phủ không do nghị
viện thành lập ra nhưng chính nhờ cơ chế kiềm chế đối trọng cho phép nghị viện giám sát
chính phủ.
- Các phương pháp giám sát chính phủ của nghị viện bao gồm: Chất vấn, giờ câu hỏi,
nhân viên kiểm tra, hoạt động của các ủy ban thường trực hoặc ủy ban đặc biệt và kỹ thuật lật
đổ. ở các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống không có kỹ thuật lật đổ chính phủ.
- Ở chính thể đại nghị, nghị viện giám sát chính phủ không hiệu quả bởi vì có sự bắt tay
giữa nghị viện với chính phủ và sự thao túng của yếu đảng phải chính trị; Nguyên tắc biểu
quyết theo số đông mà Chính phủ lại chiếm đa số. Còn ở chính thể cộng hòa tổng thống nghị
viện giám sát chính phủ hiệu quả bởi vì nghị viện và chính phủ độc lập (vì đều do dân bầu ra),
nghị viện có thể truy trách nhiệm đến cùng đối với chính phủ mà không sợ bị chính phủ giải
tán.
6. Anh (chị) hay lý giải vì sao nghị viện các nước tư sản trên thế giới lại có cơ cấu
hai viện?
- Trước hết, cơ cấu hai viện tồn tại phổ biến trong các nhà nước tư sản liên bang. Hạ nghị
viện, như chúng ta đã biết được bầu theo tỷ lệ dân số, nó đại diện cho ý chí của toàn liên bang
không phân biệt các bang hợp thành. Nó do toàn bộ cử tri của liên bang bầu ra. Nhưng có một
vấn đề là, trong một quốc gia liên bang, không phải các bang đều bằng nhau chằn chặn về số
dân, sẽ có bang nhiều dân, bang ít dân. Như vậy, nếu chỉ duy trì chế độ một viện là Hạ viện,
tất sẽ xảy ra tình trạng bang lớn lấn át quyền lợi của bang nhỏ trong nghị viện bởi đơn giản số
cử tri của bang lớn sẽ đông hơn số cử tri của bang nhỏ trong Hạ viện. Vì vậy cần xuất hiện
thêm một thiết chế nữa trong nghị viện để đảm bảo sự công bằng giữa các bang. Thiết chế
Thượng viện đáp ứng được điều này, bởi Thượng viện đại diện cho ý chí của các bang và mối
liên hệ giữa các bang với nhau do cử tri của từng bang bầu ra. Số thượng nghị sĩ của mỗi bang
là bằng nhau trong Thượng viện. Thiết chế này sẽ đem lại sự công bình cho quyền lợi trong
toàn liên bang. Một dự luật do Hạ viện tạo ra cần phải có sự thông qua của Thượng viện,
chính là để đảm bảo cho điều đó.
- Đối với nhà nước đơn nhất, các nhà làm luật tư sản về thiết chế Nghị viện. Họ cho rằng,
Hạ viện thường đại diện cho các tầng lớp dân cư trong xã hội và thường được coi như cái
nhiệt kế của đời sống xã hội, trong khi đó Thượng viện thường đại diện cho trường phái bảo
thủ nên ít chịu sự tác động của áp lực xã hội. Do vậy, thiết chế Thượng viện trong nhiều
trường hợp đã cản trở được những đạo luật ban hành trong những thời điểm bức xúc của cuộc
sống, phản ánh đòi hỏi nhất thời của xã hội nhưng thiếu tính bền vững.
Tóm lại, các nhà nước tư sản tổ chức thiết chế nghị viện thành 2 viện là Thượng viện và
Hạ viện. Để hướng tới một sự dung hòa về quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội, các vùng
lãnh thổ trong quốc gia, đặc biệt là trong cơ quan lập pháp, vì đó là nơi thể hiện ý chí của toàn
thể nhân dân, là nơi tạo ra các đạo luật để điều hành đất nước.
7. Hiện nay nghị viện của các nước tư sản đang bị khủng hoảng nghiêm trọng do
sự lấn quyền của bộ máy hành pháp. Nhận định đó đúng hay sai? Vì sao?
Khi cuộc cách mạng tư sản vừa mới thắng lợi thì không khí của đấu tranh vẫn còn sôi nổi,
ý thức làm chủ của người dân còn cao thì Nghị viện với thiết chế là đại diện của nhân dân có
rất nhiều quyền lực nhưng đến khi nhà nước tư sản đi vào ổn định thì quyền lực nhà nước tập
trung vào bộ máy cai trị đó là Chính phủ (Ngay cả đối với các nước theo chính thể đại nghị
thiết lập nguyên tắc nghị viện tối thượng nhưng hiện nay vai trò của Nghị viện cũng bi giảm
sút nghiêm trọng vì:
- Trong lĩnh vực lập pháp: Thời kỳ đầu Nghị viện có quyền ban hành bất kỳ đạo luật gì
nếu Nghị viện thấy là cần thiết (quyền lập pháp Nghị viện nắm được tuyệt đối) nhưng đến giai
đoạn hiện nay quyền lập pháp của Nghị viện bị hạn chế. Mặc dù Hiến pháp vẫn quy định Nghị
viện có quyền lập pháp nhưng trên thực tế Nghị viện chỉ được phép ban hành nhưng đạo luật
mà không can thiệp quá sâu vào lĩnh vực hành pháp. Các văn bản lập quy hướng dẫn thi hành
luật do Chính phủ ban hành nhiều hơn gấp nhiều lần các luật do nghị viện ban hành (Vì luật là
quá trình phản ánh thực tế cuộc sống). Thông qua quá trình cai trị, quản lý, điều hành đất nước
thì Chính phủ nắm được cần phải ban hành những văn bản gì để hướng tới thực tế cuộc sống .
Điều này cho thấy hoạt động lập pháp của Nghị viện lại bị chia sẻ rất lớn cho Chính phủ. Hơn
nữa, các đạo luật do Nghị viện ban hành đa số lại xuất phát từ ý tưởng của Chính phủ (vì hoạt
động của Chính phủ diễn ra thường xuyên nên Chính phủ sẽ hiểu những luật nào cần phải sửa
đổi và làm mới).
- Trong lĩnh vực ngân sách và tài chính: Nghị viện có quyền thông qua ngân sách nhà
nước (Hiến pháp các nước quy định nghị viện quyết định ngân sách nhà nước; Có quyền kiểm
tra, thanh tra việc thu chi ngân sách nhà nước; Quyết định lập và thu các loại thuế; Quyết định
các khoản kinh phí cho các Bộ) nhưng trên thực tế các hoạt động này Nghị viện chỉ mang tính
chất phê chuẩn để chính thức hóa về mặt nhà nước thôi. Còn Chính phủ vẫn có Bộ tài chính
riêng để quản lý các hoạt động này (Nghị viện cũng không thể quản lý được các hoạt động
này), Nghị viện chỉ thông qua. Như vậy, chức năng này của Nghị viện cũng bị suy giảm rồi.
Ngoài ra, trong lĩnh vực đối ngoại và phòng thủ quốc gia: Hiến pháp các nước đều quy
định Nghị viện có quyền quyết định tình trạng chiến tranh hay hòa bình; Quyết định gia nhập
các liên minh quân sự; Quy định điều kiện nhập ngũ; Phê chuẩn các điều luật quốc tế do
Chính phủ hay Nguyên thủ quốc gia ký kết. Tuy nhiên, trên thực tế Nghị viên ít tham gia vào
các hoạt động này mà chỉ phê chuẩn và chính thức hóa về mặt nhà nước đã ký kết của Chính
phủ hay nguyên thủ quốc gia thôi. Chức năng này của nghị viện cũng bị suy giảm do nhánh
quyến hành pháp lấn quyền.
8. Phân tích vị trí của nguyên thủ quốc gia?
Nguyên thủ quốc gia (NTQG) là người đứng đầu nhà nước có quyền thay mặt nhà nước
về đối nội và đối ngoại. Vị trí của NTQG phụ thuộc vào hình thức chính thể.
- Hình thức Chính thể Quân chủ đại nghị :
NTQG theo hình thức chính thể này là Hoàng đế, giữ chức vụ này theo nguyên tắc
truyền ngôi, thế tập từ đời này sang đời khác, Hoàng đế tượng trưng cho sự đoàn kết và bền
vững của dân tộc. chức năng của Hoàng đế nặng về vai trò tượng trưng, lễ tân và ngoại giao,
mọi hoạt động của Hoàng đế chỉ nhằm chính thức hóa về mặt nhà nước. Mọi hoạt động của
Hoàng đế đều có sự bảo đảm từ Chính phủ, sự bảo đảm đó bằng chữ ký phó thị kèm theo của
các thành viên Chính phủ trong các văn bản được Hoàng đế ban hành. Hoạt động của Hoàng
đế theo phương châm “Hoàng đế chỉ vì chứ không cai trị”.
- Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị:
NTQG là Tổng thống được hình thành bằng con đường bầu cử dựa trên cơ sở Nghị viện.
Vị trí Tổng thống ở chính thể này giống như vị trí của Hoàng đế ở Chính thể Quân chủ đại
nghị.
- Chính thể Cộng hòa Tổng thống:
NTQG là Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra và có quyền lực rất lớn. Tổng thống
vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Tất cả quyền hành pháp
nằm trong tay Tổng thống, các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống, đồng thời
phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống.
- Cộng thể Cộng hòa lưỡng tính:
NTQG là Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra và có quyền lực rất lớn. Tổng thống
vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa lãnh đạo trực tiếp tới bộ máy hành pháp.
9. Tại sao nói vị trí của nguyên thủ quốc gia được miêu tả như một mắt xích nằm giữa
hành pháp và lập pháp. Nếu nghiêng về lập pháp thì mang tính hình thức còn nghiêng về
hành pháp thì có thực quyền?
Quyền lực nhà nước thì chỉ có ba nhánh quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, Nghị
viện nắm quyền hành pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp và Tòa án nắm quyền tư pháp.
Do đó, vị trí Nguyên thủ quốc gia chỉ có vai trò phối kết hợp 3 nhánh quyền này, chứ không
thuộc về nhánh một quyền nào. Tuy nhiên, trong 3 nhánh quyền này, người ta thường gạt đi
nhánh quyền tư pháp vì nhánh quyền này mang tính chất chuyên môn và ít mang tính chất
chính trị nên khi nói đến quyền lực nhà nước chủ yếu là quyền lập pháp và hành pháp. Do vậy,
Nguyên thủ quốc gia muốn có quyền lực thì phải xâm lấn vào một trong hai nhánh quyền hành
pháp hoặc lập pháp. Chính vì nhánh quyền hành pháp hiện nay bị suy giảm quyền lực do
nhánh quyền hành pháp xâm lấn và hoạt động của bô máy nhà nước khi đã ổn định chủ yếu là
hoạt động của nhánh quyền hành pháp nên khi Nguyên thủ quốc gia nghiêng về nhánh quyền
hành pháp sẽ có thực quyền còn nghiêng về nhánh quyền lập pháp chỉ mang tình hình thức. Ví
dụ ở chính thể Cộng hòa tổng thổng thì tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa nắm toàn
bộ quyền hành pháp nên có quyền lực rất lớn còn ở chính thể cộng hòa đại nghị nguyên thủ
quốc gia do Nghị viện bầu ra trong số đại biểu của mình đóng vai trò là người phát ngôn của
nghị viện nên không có thực quyền mà chỉ mang tính chất hình thức.
10. Phân tích vai trò của chính phủ?
Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất nhà nước tư sản. Vị trí của Chính phủ thể hiện
qua mối quan hệ của Chính phủ với các thiết chế chính trị trong xã hội tư sản.
- Mối Quan hệ của Chính phủ với các Đảng phái chính trị:
Ở Chính thể Quân chủ đại nghị và Cộng hòa đại nghị, Chính phủ được thành lập trên cơ sở
của Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện sẽ làm Thủ tướng. Nếu không có Đảng nào chiếm
đa số ghế trong Nghị viện thì Chính phủ được thành lập trên cơ sở liên minh của các Đảng
phái chính trị chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Số lượng các thành viên của Chính phủ liên
hiệp này tỷ lệ thuận với số ghế của Đảng phái chính trị đó chiếm được trong Nghị viện. Ở
Chính thể cộng hoà tổng thống, người đứng đầu Chính phủ là Tổng thống, chính là Ứng cử
viên của Đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống. Tổng thống đứng ra thành lập
Chính phủ của mình trước hết bao gồm những người cùng Đảng phái chính trị với Tổng
thống.
- Mối quan hệ của Chính phủ với Nghị viện :
Đây là mối quan hệ cơ bản, bộc lộ rõ nét nhất vị trí của Chính phủ, trên thực tế với đa số
ghế trong Nghị viện thuộc về Đảng phái chính trị của Chính phủ, do đó Chính phủ luôn luôn
thống chế Nghị viện và ép Nghị viện thông qua những Quyết định thể hiện ý chí của mình.
Ở Chính thể Cộng hòa tổng thống, Chính phủ hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống, không
phụ thuộc và không chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Mối quan hệ của Chính phủ với Nguyên thủ quốc gia:
Ở Chính thể Quân chủ đại nghị và Cộng hòa đại nghị, Nguyên thủ quốc gia thực hiện mối
quan hệ của mình với Chính phủ 1 cách hình thức thông qua Thủ tướng. Hoạt động của
Nguyên thủ quốc gia chủ yếu là hoạt động phê chuẩn các Quyết định của Đảng, của Chính
phủ.
Ở Chính thể Cộng hòa tổng thống, Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu Chính phủ, có
toàn quyền lãnh đạo hoạt động của bộ máy hành pháp. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc
của Tổng thống.
Tóm lại, Chính phủ là vũ khí cơ bản thực hiện chính sách của nhà nước tư sản. Hoạt động
của Chính phủ gắn liền với hoạt động của Đảng cầm quyền, khống chế mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác.
11. Tại sao nói chính thể cộng hòa lưỡng tính kế thừa những đặc điểm của chính thể đại
nghị và chính thể cộng hòa tổng thống?
Vì ở chính thể cộng hòa lưỡng tính vừa mang một số đặc điểm của chính thể cộng hòa đại
nghị vừa mang một số đặc điểm của chính thể cộng hòa tổng thống:
- Đặc điểm kế thừa của chính thể cộng hòa tổng thống:
+ Tổng thống do dân bầu ra và lãnh đạo chính phủ.
+ Các thành viên của Chính phủ và Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm
+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống
- Đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị:
+ Có chức danh Thủ tướng đứng đầu Chính phủ
+ Thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ và Thủ tướng của Tổng thống
+ Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện
12. Có quan điểm cho rằng: “Ở chính thể Cộng hòa Tổng thống thuyết phân chia
quyền lực được áp dụng 1 cách triệt để”. Quan điểm đó đúng hay sai ? Tại sao ?
Quan điểm đó: Đúng, bởi vì như chúng ta đã biết Chính thể này thuyết phân chia quyền
lực (tam quyền phân lập) được dùng 1 cách mạnh mẽ, đặc biệt là thưyết phân chia quyền lực
of Môngtexkiơ và Rútxô. Thuyết phân chia quyền lực nhằm không cho nhánh quyền lực nào
lộng quyền mà để các nhánh quyền lực này luôn luôn kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Nghị viện
có toàn quyền trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có toàn quyền trong lĩnh vực hành pháp;
Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và Tổng thống không có quyền giải tán Nghị
viện; Nghị viện làm luật nhưng Tổng thống công bố luật; Tổng thống có quyền ký kết các điều
ước quốc tế nhưng Nghị viện lại là cơ quan phê chuẩn. Còn Tòa án độc lập trong lĩnh vực tư
pháp. Cơ chế bảo hiến được giao cho Tòa án thường.
13. Có quan điểm cho rằng chế định: “Giám sát việc thi hành Hiến pháp và bảo vệ
Hiến pháp” là 1 chế định rất tiến bộ và cần phải được áp dụng vào nước ta. Quan điểm
đó đúng hay sai ? Tại sao ?
Quan điểm đó: Đúng, Bởi vì Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước cho nên để đảm
bảo tính chủ đạo, tính quyền lực và tính tối cao của Hiến pháp thì phải kiểm tra tính hợp hiến
của các đạo luật nhằm tạo nên hệ thống pháp luật thống nhất; kiểm tra tính khả thi của các đạo
luật khi thi hành có được phát huy không ?
Nếu như không kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đến vấn đề về KT, CT, VH, XH và ANQP.
Ví dụ : Như Luật cải cách ruộng đất khi được ban hành đã không mang tính khả thi khi
nó trái với Hiến pháp năm 1946. Nếu Hiến pháp năm 46 bảo đảm sự tồn tại của quyền tư hữu
tài sản thì chúng ta lại ban hành luật cải cách ruộng đất, tịch thu đất của địa chủ và chủ nô chia
cho dân nghèo. Việc làm này đã vi phạm Hiến pháp1946 một cách rất mạnh mẽ.
Chính vì thế quan điểm trên là đúng đắn và Quốc hội nên xem xét thành lập 1 Ủy ban
chuyên soạn thảo các dự án luật cũng như thành lập Tòa án hiến pháp để giám sát tính hợp
hiến của các đạo luật trước và sau khi ban hành để từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do những đạo luật Không hợp với
Hiến pháp.