Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ THI đáp án môn NGỮ văn THI vào lớp 10 TỈNH BÌNH ĐỊNH 2013 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.83 KB, 7 trang )

Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN


Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH BÌNH ĐỊNH
NGÀY THI 29/6/2013
Câu 1 (2đ)
a) Đoạn văn thuộc văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê
b) Tên ba co gái trong đoạn văn là: Phương Định, Nho và Thao
Câu 2 (3đ)
a) Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, :
Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn
là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại
khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng …
b). Đặc điểm của việc học đối phó:
- Học trước, quên sau
- Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó.
Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống.
- Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ cho việc xây dựng kỹ năng cho bản
thân
- Học đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí
chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến
c). Tác hại của việc học đối phó:
Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà
trường…
d). Học thế nào mới không phải là đối phó?
”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn
vậy:




Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

- Học mọi lúc mọi nơi
- Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
- Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
- Học thầy, học bạn…
e). Bài học cho bản thân:

Bài làm tham khảo
Giáo dục là một vấn đề được xã hội ViệtNamchú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ
XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự
quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và
lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi
cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong
kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một
cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn
“quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi
cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của
học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế
nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những
điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên
và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả
đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi
họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức
nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi

nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch
và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết
chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào,
từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ
hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ
lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn
đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những
thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.


Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng
ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng
với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy
mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”,
để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự
khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được
mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình
lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản
phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước
ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong

Câu 3: (5đ)
a. Mở bài:
Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: tác phẩm viết về tình
cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b) Thân bài: HS nêu được các ý sau:

1. Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà..
- Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha
* Khi anh Sáu mới trở về và gọi con, bé Thu:
- Giật mình, ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét.
-> Thái độ ngờ vực, sợ hãi, lảng tránh.
* Những ngày sau đó:
- Từ chối mọi sự chăm sóc của ông Sáu.
- Thu nói trống không, không chịu kêu ba .
- Kiên quyết không nhờ ông Sáu giúp chắt nồi nước cơm to đang sôi .
- Hất cái trứng cá mà ông gắp cho .
- Khi bị ông Sáu đánh, không khóc mà bỏ về nhà ngoại .


Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

-> Thái độ phản kháng càng ngày càng kiên quyết, mạnh mẽ, ương ngạnh, gan lì, bướng bỉnh.
- Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm yêu ba vô cùng sâu sắc nhưng cũng hết sức
ngây thơ, trẻ con
-> Đó là phản ứng tâm lí hết sức tự nhiên.
- Khi Thu nhận ra ông Sáu là cha.
- Thái độ thay đổi đột ngột : ân hận, hối tiếc : “Nghe bà kể …… thở dài như người lớn” khuôn mặt
sầm lại, đôi mắt mênh mông, cáI nhìn nghĩ ngợi sâu xa.
- Hành động :
+ Thét gọi “Ba !” -> tiếng kêu như xé .
+ Chạy thót lên, dang tay ôm chặt cổ ba nó .
+ Nó hôn ba : tóc, vai, cổ, hôn vết thẹo.
+ Dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba.
+ Đôi vai nhỏ bé run run .
=> Sự thay đổi đột ngột và đối lập với những hành động của nó lúc trước
=> Sự nghi ngờ về cha được giải toả, tình yêu, nỗi nhớ mong cha bị dồn nén trước đó nay bùng

lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận .
=> Cô bé có tình cảm yêu ba thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi . Cá tính
cứng cỏi, tưởng như ương ngạnh nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ .
-> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ, diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm
trẻ thơ .
c) Kết bài
Qua tác phẩm và đặc biệt là nhân vật bé Thu đã cho ta thấy được tình cảm rất thiêng liêng giữa
phụ tử. Dù trong cả chiến tranh thì tình yêu đó vẫn được trong chính người cha là ông Sáu và đứa
con gái là bé Thu. Bây giờ, khi đất nước đã hòa bình, chúng ta đang có một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Vậy chúng ta nên trân trọng những gì ta đang có và cái cần trân trọng nhất đó là tình cảm
gia đình.
Bài làm tham khảo


Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút nổi tiếng trong dòng văn học hiện đại. Ông đã
từng là người lính nên ông có những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và hoàn cảnh trong chiến tranh.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm chiếc lược ngà. Trong tác phẩm thì nhân
vật bé Thu cho ta thấy được khá rõ tình cảm sâu đậm của cha con. Em rất thích nhân vật này, vậy
chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật bé Thu.
Bé Thu có một người cha đang đi lính. Khi cha bé Thu trở về nhà thì lúc đó bé Thu đã được tám
tuổi. Bé Thu không nhận ông Sáu là cha của bé Thu là cha. Vì vết sẹo bên má phải nhìn rất đáng
sợ và không giống với hình chụp với mẹ bé Thu mà bé Thu đã biết. Khi ông Sáu phải trở về căn
cứ thì lúc đó bé Thu đã nhận ông Sáu là cha. Ông Sáu đã hứa khi trở về sẽ tặng cho bé Thu một
chiếc lược.
Xuyên suốt cả tác phẩm thái độ của bé Thu có nhiều thay đổi. Nhưng tính cách của cô bé đã được
tác giả khắc họa rất tinh tế và nhạy bén là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc khi bé
Thu kiên quyết không nhận ông Sáu là cha. Lần đầu tiên được gặp ông Sáu và cũng là lần đầu tiên
được ông gọi là con nhưng cộ bé đã: “giật mình, tròn mắt nhìn” kèm theo đó là: “ngơ ngác, lạ

lung”. Có lẽ, đây là một hành động đổi là bình thường đối với cái suy nghĩ của cô bé bây giờ. Và
từ bất ngờ đến hốt hoảng và lo sợ khi thấy vết sẹo trên má của ông Sáu đỏ ững lên và giần giật.
Lúc này bé Thu chỉ biết chay vào nhà và kêu thốt lên: “Má! Má!” Trong suốt những ngày ông Sáu
ở nhà bé Thu vẫn không nhận ông là cha. Vì cô bé quá nhỏ và vẫn chưa chấp nhận được tâm lý
nên chưa thể chấp nhận ông Sáu là cha chăng? Khi mẹ bảo bé Thu kêu ba vô ăn cơm thì bé Thu
nói trổng: “Vô ăn cơm”. Và cương quyết không nhận ông Sáu và kêu ông Sáu là cha trong mọi
tình huống: “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái.” ,”cơm nhão bây giờ” Khi ông Sáu gắp cái trứng cá
vào chén thì : “Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả
bàn” Hành động của bé Thu khi hất cái trứng cá và bị ông Sáu đánh mà vẫn không khóc: “Gấp cái
trứng cá vào chén” đã nhấn mạnh tình cảm của cô bé. Tác giả đã dung rất nhiều chi tiết thách đố
cho nhân vật bé Thu như khi cô bé bị mẹ dọa đánh, bị đưa vào thế bí và khi bị ông Sáu đánh.
Những hình ảnh xảy ra nhằm thể hiện tình cảm của một cô bé có một tính cách rất bướng bỉnh và
cũng rất lì lợm. Nhưng trong cô bé vẫn còn một chút gì đó rất ngây thơ, dễ thương của một cô bé
tám tuổi: “xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua
thật to” Sau đó chạy sang nhà bà ngoại Thu đã cho bà ngoại là người yêu thương, quan tâm cô
nhất nên đã chạy sang nhà bà ngoại mà khóc. Đây là một khía cạnh khác trong nhân vật bé Thu.
Ở đây, cô bé là một người rất hồn nhiên, ngây thơ, dễ thương và cần sự yêu thương, dỗ dành. Khác
hẳn với một cô bé cứng cỏi, lì lượm của hằng ngày. Nhưng đối với hôm đó khi cô bé đã nghe bà
ngoại kể về chuyện nhận vết sẹo và chứng mình được rằng ông Sáu là cha, cô bé im lặng: “thỉnh
thoảng lại thở dài như người lớn”.
Đến đoạn cuối khi nhận cha. Bé Thu đã trở thành một cô bé giàu tình cảm. Tình cha con mà bé
Thu giữ gìn ấp ủ bấy lâu nay giờ đã trỗi dậy. Sáng hôm đó, bé Thu đã được bà ngoại dẫn về nhà.
Trong đầu bé Thu lúc này là những ý nghĩ rất hỗn loạn.Hình ảnh người cah lí tưởng, đáng tự hào
mà ấp ủ và vun đắp trong tám năm trời đã ngăn cho nó không nhận người đàn ông xa lạ kia là ba.
Những suy nghĩ này đã khiến một cô bé cứng cỏi lại như thể bị bỏ rơi. Bé Thu đã đứng dõi theo
tất cả những hành động của mọi người. Đến khi ông Sáu nói lời tạm biệt thì tình cảm của bé Thu
đã trỗi dậy một cách mãnh liệt. Cô bé đã kêu ông Sáu là: “Ba!”. Tiếng kêu của cô bé như làm xé
đi không gian yên tỉnh, xé đi lòng người. Vừa kêu, con bé chạy tới ôm lấy ba nó: “Nó dang cả chân
câu chặt ba nó.” Có thể nó nghĩ đôi bàn tay đó không thể giữ ba nó ở lại. Tiếp theo là một hành



Hocthukhoa.vn- Website học trực tuyến uy tín nhất tại VN

động khiến mọi người xúc động: “nó hôn lên tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn lên vết sẹo dài trên má
của ba nó” Hành động này cho ta thấy bé Thu rất thương ba mình và yêu cả vết sẹo. Vết sẹo như
là một chứng minh cho sự yêu nước của ông Sáu và việc hôn lên vết seo cũng là sự mình chứng
cho sự tự hào của bé Thu đối với ba của mình. Trước khi ông Sáu trở về căn cứ bé Thu đã kêu ông
Sáu tặng cho cô bé một chiếc lược. Chiếc lược ở đây là món quá duy nhất mà bé Thu muốn được
ba mình tặng. Đây cũng chính là món quà duy nhất mà ông Sáu có thể tặng cho con của mình.
Chiếc lược ngà như một kỉ vật nói lên tình cha con của cô bé.
Nhân vật bé Thu thể hiện tính cách kiên quyết và lì lợm của một cô bé có những suy nghĩ lớn hơn
tuổi. Cô rất thương cha mình mặc dù hai người xa cách nhau từ khi cô một tuổi. Trước khi nhận
ông Sáu là cha, cô bé đã rất cứng rắn, quyết định không nhận ông Sáu là cha, cô bé đã rất cứng
rắn, quyết định không nhận ông Sáu là cha nhưng khi tiếng tạm biệt từ ba của mình cô bé đã dành
tất cả tình cảm vào giây phút cuối cùng. Tình cảm của cô bé như “giọt nước tràn ly” và tiếng nói
của ông Sau như chất xúc tác để tình cảm của cô bé được bộc lộ. Bằng việc sáng tạo tình huống
bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con
sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Truyện đã thành công trong việc miêu tả
tâm lý nhân vật và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nhan đề “Chiếc lược
ngà” đã nhấn mạnh chiếc lược làm bằng ngà mà bé Thu đã nhờ ba của mình ông Sáu tặng cho
mình khi trở về thăm con. Chiếc lược như một kỉ vật để tiếp them sức mạnh, nghị lực cho bé Thu.
Chiếc lược là nhân chứng cho tình yêu và nhân chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
Qua tác phẩm và đặc biệt là nhân vật bé Thu đã cho ta thấy được tình cảm rất thiêng liêng giữa
phụ tử. Dù trong cả chiến tranh thì tình yêu đó vẫn được trong chính người cha là ông Sáu và đứa
con gái là bé Thu. Bây giờ, khi đất nước đã hòa bình, chúng ta đang có một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Vậy chúng ta nên trân trọng những gì ta đang có và cái cần trân trọng nhất đó là tình cảm
gia đình.




×