Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu nấm fusarium spp trên hạt giống ngô nhập khẩu tại miền bắc việt nam năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN TRỌNG THƯỢNG

NGHIÊN CỨU NẤM Fusarium spp. TRÊN HẠT
GIỐNG NGÔ NHẬP KHẨU TẠI MIỀN BẮC VIỆT
NAM NĂM 2015- 2016

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Bích Hảo

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn của tôi là PGS.TS. Ngô Bích Hảo đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn bệnh cây, Khoa Nông Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Kiểm dịch
thực vật Sau nhập khẩu I đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thượng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.


Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và việt nam ..............................................3

2.1.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................3

2.1.2.

Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam..................................................................4

2.2.

Những nghiên cứu về bệnh nấm hại ngô trên thế giới và việt nam....................5

2.2.1.

Những nghiên cứu về bệnh nấm hại ngô trên thế giới.......................................5

2.2.2.

Những nghiên cứu về bệnh nấm hại ngô ở Việt Nam .....................................11

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.........................................14
3.1.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 14

3.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................... 14

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................14

3.2.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................14

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 14

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15

3.4.1.

Phương pháp thu mẫu và điều tra ngoài đồng ruộng .......................................15

3.4.2.

Phương pháp xác định thành phần nấm bệnh hại trên giống nhập khẩu ..........15


3


3.4.3.

Phương pháp lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium spp. trên giống ngô nhập
khẩu theo quy trình Koch...............................................................................18

3.4.4.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học nấm Fusarium
verticillioides, Fusarium globosum trên hạt giống ngô nhập khẩu ..................19

3.4.5.

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự sinh
trưởng và phát triển của nấm Fusarium verticillioides, Fusarium globosum
trên môi trường PGA. ....................................................................20

3.4.6.

Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp xử lý nấm bệnh hại trên hạt
giống ngô nhập khẩu......................................................................................20

3.5.

Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính................................................................. 21

3.5.1.


Tỷ lệ hạt nhiễm nấm ......................................................................................21

3.5.2.

Tỷ lệ hạt nẩy mầm .........................................................................................21

3.5.3.

Hiệu lực phòng trừ (công thức Abbott) ..........................................................22

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 22

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................23
4.1.

Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên một số giống ngô nhập
khẩu năm 2015-2016. .................................................................................... 23

4.1.1.

Thành phần nấm bệnh trên một số giống ngô nhập khẩu trước gieo trồng
năm 2015-2016. .............................................................................................23

4.1.2.

Mức độ nhiễm nấm trên một số giống ngô nhập khẩu trước gieo trồng
năm 2015- 2016. ............................................................................................24


4.1.3.

Thành phần nấm bệnh trên một số giống ngô nhập khẩu sau gieo trồng
năm 2015-2016 ..............................................................................................26

4.2.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm Fusarium
verticillioides và Fusarium globosum............................................................. 28

4.2.1.

Đặc điểm hình thái học của Fusarium verticillioides và Fusarium
globosum .......................................................................................................28

4.2.2.

Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium verticillioides và Fusarium
globosum phân lập từ hạt giống ngô nhập khẩu ..............................................31

4.2.3.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Fusarium
verticillioides và Fusarium globosum ............................................................33

4.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến sự phát triển của
nấm Fusarium verticillioides và Fusarium globosum ..................................... 35


4


4.3.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium
verticillioides và Fusarium globosum.............................................................35

4.3.2.

Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm Fusarium
verticillioides và Fusarium globosum trên môi trường PGA........................... 39

4.3.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu lực một số loại thuốc hóa học đến sự
phát triển của nấm Fusarium verticillioides và Fusarium globosum ...............43

4.4.

Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ nấm của một số biện pháp xử lý hạt giống
ngô nhập khẩu ............................................................................................... 46

4.4.1.

Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. hại hạt giống ngô bằng phương
pháp xử lý nước nóng ....................................................................................47

4.4.2.


Hiệu lực phòng trừ nấm hại hạt giống ngô bằng phương pháp xử lý bằng
thuốc hóa học ................................................................................................49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................51
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 51

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 52

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................53
Phụ lục ......................................................................................................................56

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTL

Bào tử lớn

BTN


Bào tử nhỏ

CV

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

HTTBG

Hình thái tế bào gốc

HTTBĐ

Hình thái tế bào đỉnh

LSD

Sự sai khác có ý nghĩa ở 5%

TLNM

Tỷ lệ nảy nầm

TLHNN

Tỷ lệ hạt nhiễm nấm


6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần nấm bệnh trên một số giống ngô nhập khẩu trước gieo
trồng năm 2015-2016 ..............................................................................23

Bảng 4.2.

Thành phần và tần số xuất hiện của một số loài nấm gây hại trên hạt
giống ngô nhập khẩu 2015 -2016.............................................................25

Bảng 4.3.

Thành phần bệnh hại trên các giống ngô nhập khẩu trồng tại 3 tỉnh
phía bắc...................................................................................................27

Bảng 4.4.

Đặc điểm hình thái học của nấm

Fusarium verticillioides và

Fusarium globosum.................................................................................29
Bảng 4.5.

Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium verticillioides và Fusarium

globosum lên hạt giống ngô DK 9955.....................................................32

Bảng 4.6.

Sự phát triển của nấm Fusarium verticillioides trên 4 loại môi trường
nuôi cấy ..................................................................................................33

Bảng 4.7.

Sự phát triển của nấm Fusarium globosum trên 4 loại môi trường
nuôi cấy ..................................................................................................34

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium
verticillioides trên môi trường PGA.........................................................36

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium
globosum trên môi trường PGA ..............................................................38

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium verticillioides trên môi trường PGA.........................................40
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium globosum trên môi trường PGA ...............................................42
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
Fusarium verticillioides trên môi trường PGA.........................................43
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
Fusarium globosum trên môi trường PGA ...............................................45

Bảng 4.14. Hiệu lực của biện pháp xử lý nước nóng đối với sự phát triển của
nấm Fusarium spp. và khả năng nảy mầm của hạt giống ngô...................47
Bảng 4.15. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với nấm bệnh
trên hạt giống ngô ...................................................................................49

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Một số hình ảnh triệu chứng bệnh nấm hại ngô tại 3 tỉnh Sơn La, Vĩnh
Phúc, Ninh Bình năm 2016........................................................................28

Hình 4.2.

Hình thái nấm Fusarium verticillioides......................................................30

Hình 4.3.

Hình thái nấm Fusarium globosum............................................................31

Hình 4.4.

Lây bệnh nhân nấm Fusarium verticillioides và Fusarium globosum.........32

Hình 4.5.

Hình thái tản nấm Fusarium verticillioides và Fusarium globosum
trên 4 loại môi trường PGA, CGA, LnGA và WA .....................................35


Hình 4.6.

Ảnh hưởng của Nhiệt độ đến sinh trưởng của Fusarium verticillioides
o

o

o

o

ở các ngưỡng nhiệt độ 10 C, 25 C, 30 C, 35 C..........................................37
Hình 4.7.

Ảnh hưởng của Nhiệt độ đến sinh trưởng của Fusarium globosum ở
o

o

o

o

các ngưỡng nhiệt độ 15 C, 25 C, 30 C, 35 C.............................................39
Hình 4.8.

Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium verticillioides sau 7 ngày nuôi cấy .............................................41


Hình 4.9.

Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium globosum sau 7 ngày nuôi cấy ...................................................43

Hình 4.10. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến khả năng phát triển của
nấm Fusarium verticillioides .....................................................................44
Hình 4.11. Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến khả năng phát triển của nấm
Fusarium globosum...................................................................................46
Hình 4.12. Thí nghiệm xử lý hạt giống ngô bằng xử lý nước nóng ..............................48
Hình 4.13. Thí nghiệm xử lý hạt giống bằng thuốc Cabenzim 50WP ở nồng độ
0,1 g/ml, 0,13g/ml, 0,17g/ml .....................................................................50

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển
của nấm Fusarium verticillioides sau 7 ngày nuôi cấy.............................34

Đồ thị 4.2.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và phát triển
của nấm Fusarium globosum sau 7 ngày nuôi cấy ...................................35

Đồ thị 4.3

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của nấm

Fusarium verticillioides sau 7 ngày nuôi cấy...........................................36

Đồ thị 4.4.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của nâm
Fusarium globosum sau 7 ngày nuôi cấy .................................................38

Đồ thị 4.5.

Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium verticillioides sau 7 ngày nuôi cấy...........................................40

Đồ thị 4.6.

Ảnh hưởng của một số ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Fusarium globosum sau 7 ngày nuôi cấy .................................................42

Đồ thị 4.7.

Hiệu lực phòng trừ Fusarium spp.bằng xử lý nước nóng .........................47

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Thượng
Tên Luận văn: Nghiên cứu nấm Fusarium spp. Trên hạt giống ngô nhập khẩu tại miền
bắc Việt Nam năm 2015 -2016
Ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài nấm Fusarium trên
hạt giống ngô nhập khẩu ở miền bắc Việt Nam và thử nghiệm một số biện pháp xử lý
hạt giống phòng trừ bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nấm Fusarium trên 10
mẫu hạt giống ngô nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Phillipin, Mỹ. Dựa trên các
khóa phân loại để xác định thành phần các loài nấm gây hại và loài Fusarium spp. nghiên
cứu. Bằng cách phân lập trên các môi trường nhân tạo, lây bệnh nhân tạo, nghiện cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái của từng loài Fusarium spp. nghiên cứu. Cuối cùng là nghiên
cứu đánh giá một số biện pháp xử lý phòng trừ bệnh trên hạt giống ngô nhập khẩu.
Kết quả chính và kết luận
Xác định thành phần nấm bệnh hại trên hạt giống ngô nhập khẩu gồm 18 loài nấm
trước gieo trồng và 13 loài nấm trên các giống ngô nhập khẩu được gieo trồng ngoài sản
xuất. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài nấm F. verticillioides và F.
globosum, xác định 2 loài nấm này đều

phát triển trên 4 loại môi trường PGA,

CGA,
LnGA, WA. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất để nấm F. verticillioides phát triển là
o
30 C,
o

F. globosum là 25 C. Ở ngưỡng pH7 cả 2 loài Fusarium đều phát triển tốt. Thuốc
Carbenzim 50WP và Tilt super 300EC ở các nồng độ 0,1%; 0,2%; 0,3% đều có khả năng

ức chế tốt sự phát triển của nấm F. verticillioides và F. globosum trên môi trường PGA.
Hiệu lực ức chế sinh trưởng của nấm Fusarium spp. bằng xử lý nước nóng là rất thấp ở
o

o

o

o

các mức xử lý nhiệt độ 45 C; 50 C; 54 C; 60 C trong 30 phút. Xử lý hạt giống bằng
3 loại thuốc hóa học Carbenzim 50WP, Tilt super 300EC và Daconil 50SC ở các nồng
độ
0,1g/ml; 0,13g/ml; 0,17g/ml đều có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh trên hạt
giống.
10


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trong Thuong
Thesis title: Study on Fusarium spp. on import maize seeds in the North of Vietnam
in
2015-2016
Major: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization:
(VNUA)


Vietnam National University of Agriculture

Research Objectives:
Study on biological and ecological characteristics of Fusarium spp. species on
imported maize seeds in the North of Vietnam and primary research in controlling the
disease.
Materials and Methods:
In this study, 10 samples of Fusarium spp. were collected from maize seeds
imported from Thailand, India, Phillippines and USA. The fungal pathogens were
identified as Fusarium spp. base on morphological and biological characteristics,
pathogenicity test. Evaluation effect of temperatures and pH to fungal growth rate under
invitro conditions. Finally, the research was conducted in order to evaluate the control
potential of seed treatment against seedborne disease on imported maize seeds.
Main findings and conclusions:
Results showed that there were 18 fungal pathogens identified on maize seed presowing and 13 fungal pathogens identified on maize in the field.
Investigated biological and ecological characteristics of Fusarium verticillioides and
Fusarium globosum including: both of fungal grew and developed well on PGA, CGA
and LnGA medium. Optimal temperature for F.verticillioides and F.globosum mycelial
o

o

growth were 30 C and 25 C, respectively. Optimal pH value for mycelial growth was 7.0.
The treatment of Carbenzim 50WP and Tilt super 300EC with 0,1%; 0,2%; 0,3% better
inhibited mycelium growth of F. verticillioides và F. globosum on PGA compared to
o

o

o


o

hot water treatment at 45 C, 50 C, 54 C, 60 C in 30 minute. The treatment of
Carbenzim
50WP; Tilt super 300EC and Daconil 50SC with 0,1g/ml; 0,13g/ml; 0,17g/ml were
significantly effective in controlling diseases on seed.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngô là loại cây được trồng phổ biến trên thế giới được sử dụng làm lương
thực cho người và làm thức ăn cho gia súc. Diện tích, sản lượng và năng suất ngô
trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm. Diện tích từ 173,3 triệu ha năm 2001
tăng lên 177,4 triệu ha trong năm 2014, tăng 29% trong vòng 13 năm. Năng suất
cũng tăng 26% trong giai đoạn 2001 đến 2013. Sản lượng ngô thế giới tăng 63%,
bình quân 4,2%/năm.
Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về sản lượng ngô, đạt trên 353 triệu tấn trong năm
2014, kế đến là Trung Quốc đạt trên 217 triệu tấn. Đứng thứ ba là Brazil với sản
lượng 80,5 triệu tấn, khối EU đứng thứ tư với sản lượng gần 65 triệu tấn. Các
quốc gia như Ukraine, Ấn Độ, Argentina, Mexico có sản lượng từ 22-30 triệu tấn
trong năm 2013-2014. Tổng sản lượng ngô của các nước này chiếm 83% sản
lượng ngô thế giới (AGROINFO, 2014).
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực thứ hai sau cây lúa, được trồng rộng rãi
ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng, trung du Bắc bộ, Tây Nguyên và miền
Đông Nam Bộ. Diện tích trồng ngô ở nước ta tăng dần qua các năm và đạt 1,2
triệu ha vào năm 2013. Là một nước nông nghiệp nhưng phần lớn ngô được nhập
khẩu, lượng nhập năm sau luôn cao hơn năm trước. 80% ngô nhập về chủ yếu

dùng trong chăn nuôi, còn lại làm bột ngô dùng trong thực phẩm và số ít sử dụng
trong công nghiệp như sản xuất bia, vải,... Trong năm 2012, có hơn 1,6 triệu tấn
ngô được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm trước đó, năm 2013 nhập gần 2,2
triệu tấn và chỉ mới 3 tháng đầu năm 2014 đã nhập đến 1,6 triệu tấn với trị giá
hơn 415 triệu USD.
Trong những năm qua, nhiều giống ngô lai và giống ngô nhập nội chịu
thâm canh có năng suất cao, phẩm chất tốt như PAC 669, P 4181, SR 7760, DK
888, P 3012, Bioseed.... đã được chọn và áp dụng rộng rãi trong sản xuất thay thế
các giống ngô địa phương có năng suất thấp. Chính vì vậy đã mang lại nguy cơ
về các bệnh tồn tại và lan truyền theo hạt giống ngô vào nước ta.
Bệnh lan truyền qua hạt ngô giống nhập khẩu không những làm giảm chất
lượng còn là nguy cơ tiềm ẩn gây tổn thất cho sản xuất ngô ở trong nước. Các
bệnh do các loài nấm hại gây ra trên hạt như : Fusarium moniliforme,
Acremonium strictum, Nigrospora oryzae, Bipolaris maydis, Bipolaris turcium,
Diplodia maydis, Ustilago zeae, Gibberella fujikuroi, Gibberella zeae,... còn làm

1


giảm phẩm chất hạt giống ngô nhập khẩu. Hạt giống có mang các nguồn bệnh có
thể lây lan từ nơi này sang nơi khác hay truyền từ vụ này sang vụ khác. Bệnh hại
trên hạt giống không những làm giảm năng suất cây trồng trên đồng ruộng mà
còn giảm chất lượng hạt giống và hạt ngô thương phẩm cũng như gây ảnh hưởng
lớn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Theo một số kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy
nấm Fusarium spp. ngoài sinh sản vô tính còn phát hiện khả năng tồn tại và phát
sinh gây hại ở giai đoạn sinh sản hữu tính. Ngoài ra, nấm Fusarium spp. gây hại
trên ngô đã sản sinh ra một số loại độc tố ảnh hưởng tới người và gia súc khi sử
dụng các sản phẩm từ ngô nhiễm nấm Fusarium spp. gây hại.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy cần đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu về sâu

bệnh hại ngô trên đồng ruộng và trong quá trình bảo quản một cách có hệ thống ở
những vùng trồng ngô lớn nhằm giúp công tác phòng chống dịch hại trên ngô
trước và sau thu hoạch có hiệu quả và an toàn. Đồng thời việc nghiên cứu về độc
tố do nấm hại hạt ngô gây ra sẽ góp phần giải quyết yêu cầu hiện nay về an toàn
lương thực, thực phẩm không chỉ cho người tiêu dùng trong nước mà còn phục
vụ cho mục đích xuất - nhập khẩu nông sản của nước ta.
Xuất phát từ những thực tế đó, để góp phần vào việc nghiên cứu và phòng
trừ nấm hại ngô từ giai đoạn hạt giống đến giai đoạn ngoài sản xuất, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nấm Fusarium spp. trên hạt giống ngô
nhập khẩu tại miền bắc Việt Nam năm 2015-2016”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài nấm Fusarium spp. trên hạt
giống ngô nhập khẩu ở miền bắc Việt Nam và thử nghiệm một số biện pháp xử lý
hạt giống phòng trừ nấm bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên các giống ngô
nhập khẩu trước và sau gieo trồng.
-

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài nấm Fusarium spp. gây

hại trên các giống ngô nhập khẩu.
-

Nghiên cứu một số biện pháp xử lý phòng trừ bệnh trên hạt giống ngô

nhập khẩu.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Xu hướng phát triển cây ngô trên thế giới có những thay đổi đáng chú ý,
năm 2001, diện tích là 140,20 triệu ha, năng suất trung bình 4,3 tấn / ha và tổng
sản lượng 600 triệu tấn; Năm 2010, tương ứng đạt 155,93 triệu ha, 5.35 tấn/ ha,
và 835 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển đóng góp vào 383.6 triệu tấn
(45,9%) (FAOSTAT, 2012). Trong khi diện tích ngô của khu vực này chiếm
khoảng 73% / tổng diện tích ngô thế giới (Prasanna, 2011), các nước phát triển
đạt 415,40 triệu tấn (54,1%). Theo USDA (2011) ước tính rằng trên thế giới sản
xuất ngô niên vụ 2011/2012 đạt 876 triệu tấn, tăng 3,8 % so với năm 2010. Theo
USDA (2/2014), niên vụ 2013/2014 sản lượng ngô đạt 1.065,22 triệu tấn, tăng
lên 89,18 triệu tấn so với 2011/2012, tăng 114,69 triệu tấn so với 2012/2013. Và
ngô nhập khẩu 2013/2014 tăng lên 3,2 triệu tấn cho Liên minh châu Âu (EU), Ai
Cập, Hàn Quốc, Mexico và Việt Nam, nhưng xuất khẩu tăng lên ở Nga, thấp nhất
1,0 triệu tấn ở Argentina, 0,5 triệu tấn cho Liên minh châu Âu và Ấn Độ.
Diện tích trồng ngô trên thế giới có xu hướng giảm, nhưng sản lượng lại có
xu hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất ngô hàng năm trung bình trên
thế giới trong giai đoạn 2000 - 2008 là: 2,2% diện tích, 2,3% về sản lượng và
4,9% về năng suất. Dự báo từ năm 2011 đến năm 2050, nhu cầu về ngô ở các
nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi, và đến năm 2025 ngô sẽ trở thành cây trồng
có nhu cầu sản xuất lớn nhất trên toàn cầu và ở các nước đang phát triển
(CIMMYT, 2011).
Trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Hoa Kỳ (Mỹ) luôn chiếm vị trí đầu
về diện tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất ngô cao
(> 9,6 tấn/ ha), gần như gấp đôi so với trung bình thế giới (5,2 tấn / ha)
(FAOSTAT, 2012). Niên vụ 2013/2014 ước tính đạt 353,71 triệu tấn, tăng 39,77
triệu tấn so với niên vụ 2011/12, và 79,89 triệu tấn so với niên vụ 2012/2013

(USDA, 2014). Tiếp theo là Brazil với sản lượng ngô 70 triệu tấn và Ấn Độ trong
năm 2014 chạm kỷ lục 25 triệu tấn (USDA, 2014).
Ở châu Á, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới và
năng suất ngô trung bình cao hơn trung bình của toàn cầu. Trong năm 2013, sản
lượng ngô của Trung Quốc ước tính là khoảng 211 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so

3


với năm 2012 với diện tích 35,1 triệu ha, tăng 1,51 triệu ha so với bình quân năm
2012. Trong niên vụ 2013/2014 sản lượng ngô ở Trung Quốc dự kiến 217,1 triệu
tấn. Ở Ấn Độ, hàng năm, 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực phẩm, 61%
cho chăn nuôi và 13% để sản xuất công nghiệp xăng và 1% phục vụ các ngành
công nghiệp chế biến khác (DMR, 2012). Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2012)
đánh giá, trong niên vụ 2010/2011, diện tích trồng ngô Ấn Độ vươn lên đứng thứ
4 (8,6 triệu ha) và thứ 7 về sản lượng ngô (20,5 triệu tấn), tuy nhiên, năng suất
bình quân đạt 2,4 tấn / ha thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới (5,14
tấn / ha). Nhu cầu ngô ở Ấn Độ dự báo sẽ cần 30 triệu tấn vào năm 2020, 40 triệu
tấn vào năm 2030.
Hàng năm, có khoảng 11,5% tổng sản lượng ngô được lưu thông trên thị
trường thế giới, với giá bình quân trên dưới 140 USD/tấn. Xuất khẩu ngô đã đem
lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như: Mỹ, Trung Quốc,
Argentina, Hungari,…(Ngô Hữu Tình, 2003). Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế
giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn, riêng Mỹ xuất khẩu khoảng
48,6 triệu tấn chiếm 64,41% tổng sản lượng, Argentina 9,5 triệu tấn... Ngược lại,
các nước nhập khẩu ngô chủ yếu là Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia,…với số lượng rất lớn khoảng hơn 30 triệu tấn. Các nước Đông Nam Á
cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu ngô.
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta, ngô được trồng khá phổ biến và đã nhanh chóng trở thành một

trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực. Do có khả năng
thích ứng rộng nên diện tích ngô được mở rộng nhanh chóng, cây ngô đã khẳng
định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành là cây lương thực quan trọng
thứ hai sau cây lúa, đồng thời góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực
tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Diện tích trồng ngô cũng tăng dần hàng năm nhất là vùng đồng bằng bắc bộ
đã có quy hoạch vùng trồng ngô tập trung và miền núi đang mở ra nhiều triển
vọng cho việc phát triển và bố trí ngành trồng ngô theo hướng sản xuất lớn. Nhìn
chung cây ngô ngày càng được quan tâm và phát triển trong nền nông nghiệp
phát triển của nước ta. Tuy nhiên ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa
nước và do nước ta có truyền thống trồng cây lúa nước, nên cây ngô chưa được
chú trọng nên chưa phát huy được tiềm năng của nó ở Việt Nam.

4


Trong những năm gần đây, diện tích trồng ngô ngày một tăng do chuyển
đổi cơ cấy cây trồng ở chân ruộng một vụ không chủ động nước hoặc nương rẫy,
cây ngô đã được chú trọng phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng sản
phẩm để hướng cây ngô đi vào sản xuất hàng hoá. Diện tích trồng ngô đã được
mở rộng và quy hoạch thành 8 vùng trồng ngô chính như: đồng bằng sông Hồng,
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1990 đến nay có những bước nhảy vượt bậc về
diện tích năng suất và tổng sản lượng, nhờ việc không ngừng mở rộng giống ngô
lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi
của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng ngô ở nước ta là hơn 400 nghìn ha ngô
với tỉ lệ giống lai chưa đến 1%, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 90% trong
tổng số > 1 triệu ha. Năng suất ngô của Việt Nam tăng nhanh liên tục với tốc độ
cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô

nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng
42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73%
(36/49 tạ/ha) và năm 2007 đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha), 2009 đạt 78,46% (40,8/52,0
tạ/ha).
Sản xuất ngô trong năm 2010 đạt 1.112.000 ha với năng suất bình quân
46,06 tạ/ha và tổng sản lượng 4,620 triệu tấn (Hội nghị phi sinh học về Chọn tạo
ngô chống chịu để tăng thu nhập và an ninh lương thực của người nghèo ở Nam
và Đông Nam Á), trong năm 2012 sản lượng ngô đạt 4,97 triệu tấn (FAOSTAT,
2012), và trong năm 2013 đạt tới 5,2 triệu tấn. Hiện nay, sản lượng ngô của Việt
Nam đạt 62% so với mục tiêu vào năm 2015 và gần 50% so với mục tiêu vào
năm 2020.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NẤM HẠI NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Những nghiên cứu về bệnh nấm hại ngô trên thế giới
Theo thống kê trên thế giới có trên 130 loại bệnh hại ngô trong đó đa số các
bệnh là do nấm bệnh gây ra như: bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm
nâu, bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt, bệnh thối thân, bệnh thối bắp và hạt,..
Tác giả Roger (1953), đã thống kê được 153 loại bệnh hại trên cây ngô ở
vùng xứ nóng, trong đó có 126 loài nấm bệnh. Ở Ấn Độ, có 25 bệnh trên ngô và
ở vùng nhiệt đới ngô bị rất nhiều loại tác nhân gây bệnh tấn công gây thiệt hại
đáng kể về mặt kinh tế.

5


Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, có tới 44 loài nấm bệnh hại ngô, trong đó có
20 bệnh hại lá, 12 bệnh hại thân, 12 bệnh hại trên bắp làm thiệt hại hàng năm từ
7-17% sản lượng (Carlos, 1994).
Trên cây ngô có tất cả 85 loại bệnh gây hại trong đó có 31 bệnh do nấm.
Trong số các loài nấm gây bệnh trên cây ngô có khá nhiều nấm hại và truyền

được qua hạt giống ngô (Anderegg and Guthrie, 1981).
2.2.1.1. Những nghiên cứu về một số bệnh nấm hại hạt ngô trên thế giới
Tác giả Nyvall (1989), đã phát hiện được 10 bệnh hại trên hạt giống ngô và
trên cây ngô ngoài đồng ruộng, đó là những loại nấm
Colletotrichum
graminicola; Cephalosporium acremonium; Botryodiplodia theobromae;
Claviceps gigantean; Fusarium moniliforme; Fusarium subglutinan; Pythium
spp.; Diplodia maydis, Gibberella zea; Rhizoctonia solani. Tất cả những loài nấm
này đều có khả năng truyền qua hạt giống.
Basak và Lee (2002), tiến hành thu thập các mẫu hạt giống ngô tại ruộng thí
nghiệm của trường đại học Dongguk, Hàn Quốc và tiến hành giám định xác định
thành phần bệnh nấm trên hạt. Kết quả xác định được 6 loài nấm là Alternaria
alternata, Aspergillus niger, F. moniliforme, Fusarium sp., Penicillium sp. và
Ustilago zeae. Tỷ lệ phần trăm hạt nhiễm nấm F. moniliforme là cao nhất và tỷ lệ
thấp nhất là nấm Penicillium sp. Sự lan truyền của tất cả các loài nấm này từ hạt
giống sang cây con đã được kiểm tra. Trong số các nấm hại hạt giống ngô trên thì
các loại nấm A. alternata, F. moniliforme và Fusarium sp. gây thối rễ và tạo
triệu chứng bệnh trên cây con.
Kim et al. (1984), đã kiểm tra 7 mẫu hạt giống ngô được lấy từ tỉnh
Kangweon, Hàn Quốc. Kết quả cho thấy rằng tất cả các mẫu hạt ngô đều bị
nhiễm nấm F. moniliforme với tỷ lệ hạt nhiễm bệnh dao động từ 6.0~79.5%.
Kết quả nghiên cứu của Somda et al. (2008), trên 22 mẫu hạt giống ngô thu
thập từ 14 khu vực tại Burkina Faso và khả năng lan truyền của chúng sang cây
non, đã phát hiện được 10 loài nấm ký sinh và 5 loài nấm hoại sinh trên hạt ngô.
Trong số 10 loài nấm ký sinh thì nấm Acremonium strictum và F. moniliforme có
tần xuất xuất hiện trên hạt cao nhất (100% các mẫu đều nhiễm 2 loài nấm này).
Sau đó lần lượt đến các loài nấm Phoma sp., Fusarium equiseti, Fusarium
pallidoroseum, Botryodiplodia theobromae và Curvularia sp. Những nấm có tần
xuất xuất hiện ít nhất là Colletotrichum graminicola, Exserohilum rostratum và
Bipolaris maydis. Còn đối với các nấm hoại sinh thì hai loài nấm A. niger và

Penicillium sp. đều xuất hiện ở tất cả những mẫu kiểm tra.

6


Niaz and Dawar (2009), đã tiến hành thu thập và giám định thành phần nấm
hại hạt ngô từ 100 mẫu hạt giống ngô tại nhiều khu vực khác nhau thuộc
Pakistan. Kết quả đã phân lập và giám định được 56 loài nấm thuộc 23 họ nấm
khác nhau. Khoảng 70% tất cả các mẫu kiểm tra đều bị nhiễm nấm A. flavus, A.
niger, A. wentii and Penicillium spp. Trong số 3 phương pháp dùng để giám định
thành phần nấm thì phương pháp làm lạnh sâu là phương pháp tốt nhất để giám
định các loài nấm như Drechslera spp., Fusarium spp., and Penicillium spp.,
trong khi đó, phương pháp đặt hạt trên đĩa agar rất thích hợp để giám định một số
loài nấm là Aspergillus spp., Cladosporium spp., Curvularia spp., and Rhizopus
spp. Trong số 56 loài nấm được phát hiện thì những loài nấm Arthrinium
phaeospermum, A. foetidus, A. tubingensis, Curvularia clavata, C. intermedia, C.
pallescens, Bipolaris maydis, Drechslera carbonum, Diplodia zea, Fusarium
crockwellense, F. cladosporium, F. culmorum, F. graminearum, F. nivale, F.
proliferatum, P. citrinum, P. funiculosum, Phoma herbarum, Rhizopus
oligosporum, Rhizoctonia solani, Syncephalastrum racemosum và Trichoderma
harzianum là những loài lần đầu tiên được công bố là gây hại trên hạt giống ngô
ở Pakistan.
Hai tác giả Mostafa and Sabbagh (2011), xác định được thành phần nấm
trên hạt giống ngô tại tỉnh Golestan, Iran. Kết quả cho thấy tỷ lệ hạt nhiễm nấm
Fusarium spp. là cao nhất (35.2%), tiếp theo đó là các loại nấm Aspergillus spp.
(2.9%), Penicillium spp. (1.1%), Rhizopus spp. (2.3%), Mucor spp. (1.4%) và
Alternaria spp. (0.2%). Trong số các loài nấm Fusarium được xác định thì nấm
F. proliferatum có tỷ lệ hạt nhiễm cao nhất và tần xuất bắt gặp phổ biến nhất
(42.6%) Trong khi đó tỷ lệ mẫu nhiễm nấm A. flavus là 40.2 %. Cũng trong
nghiên cứu này,tác giả cho rằng trong số các loài nấm hại trên hạt giống ngô

được phân lập thì 2 loài nấm là F. proliferatum and A. flavus có khả năng gây
thiệt hại lớn cho sản xuất ngô và sinh ra độc tố trên hạt ngô tại tỉnh Golestan.
Nghiên cứu xác định đặc điểm về hình thái của các loài nấm Fusarium mà
liên quan đến bệnh trên rễ và thân ở cây ngô tại tỉnh Kermanshah, Iran (Chehri et
al., 2010). Nhóm tác giả đã tiến hành thu thập 110 mẫu bệnh, hầu hết từ những
cây nhiễm bệnh được lấy từ nhiều vùng địa lý khác nhau. Kết quả đã xác định
được 06 loài nấm Fusarium gây hại trên ngô bao gồm: F. pseudoanthophilum, F.
brevicatenulatum, F. dlaminii, F. beomiforme, F. napiforme và F. aywerte.

7


Nghiên cứu mới nhất của Dorn et al. (2009), những phức hợp các loài nấm
Fusarium trên hạt ngô và trên thân cũng như độc tố của chúng trên những giống
ngô lai thương mại làm thức ăn cho gia súc đã được đánh giá ở Thụy Sĩ. Trong
suốt 2 năm, sự lây nhiễm tự nhiên thay đổi rất ý nghĩa giữa các năm và những
khu vực khác nhau và dao động trong khoảng từ 0,4% đến 49,7% trên hạt và từ
24.2% đến 83.8% trên thân. Sử dụng phương pháp đặt hạt trên agar, 16 loài
Fusarium khác nhau đã được phân lập trên hạt và 15 loài được phân lập trên thân.
Những loài Fusarium chủ yếu gây hại trên hạt ở miền Bắc Thụy Sĩ là F.
verticillioides (32,9%), F. graminearum (31,3%), F. proliferatum (7,3%) and F.
crookwellense (7,1%), trong khi đó ở miền Nam Thụy Sĩ là những loài sau: F.
verticillioides (57,1%), F. subglutinans (24,6%), F. proliferatum (14.8%) và F.
graminearum (1,5%) và ở trên thân là những loài như F. equiseti (36,0%), F.
verticillioides (20,1%), F. graminearum (9,5%), F. crookwellense (6,2%) và F.
subglutinans (6,2%).
Với việc nghiên cứu và giám định dựa theo hình thái học của 480 isolates
Fusarium thu từ các mẫu ngô tại tỉnh Kermanshah thuộc Iran, đã giám định được
22 loài Fusarium gồm: F. avenaceum,


F. acuminatum, F. anthophilum, F.

culmorum, F. chlamydosporum, F. equiseti, F. globosum, F. graminearum, F.
lateritium,

F.

nygamai,

F.

oxysporum,

F.

poae,

F.

proliferatum,

F.

pseudonygamai, F. solani, F. semitectum, F. sambucinum, F. sporotrichioides,
F. tricinctum, F. verticillioides, F. pseudoanthophilum, F. subglutinans
(Khosrow et al., 2010).
Bệnh sợi đen ngô Sphacelotheca reiliana là loại bệnh mấn phổ biến có phân
bố rộng trên khắp thế giới. Có hơn 80 Quốc gia thuộc các châu lục khác nhau đã
phát hiện thấy bệnh này trong đó chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu
Mỹ (CABI, 2016). Nấm Sphacelotheca reiliana có thể truyền qua hạt giống

nhưng nấm gây bệnh chủ yếu truyền qua đất. Thiệt hại do nấm này gây ra trên
ngô, cao lương không lớn, nhưng tính riêng từng khu ruộng thì thiệt hại có thể
lên đến 30-50%
Vào năm 1980 khảo sát 2.557 mẫu giống từ 27 bang ở Mỹ thấy 1,2 % số
mẫu bị nhiễm nấm Aspergillus flavus. Bệnh này phổ biến ở châu Mỹ, châu Phi,
châu Á, châu Âu, châu Đại Dương. Nếu trong kho giữ ẩm <13 % thì sẽ giảm
đáng kể bệnh này (Denis, 1998).

8


Năm 1970 ở Mỹ bệnh Bệnh đốm lá nhỏ Bipolaris maydis gây tổn thất
khoảng một tỷ đô la. Nguyên nhân chính do chủng T tấn công vào ngô ở bang
Texas, bệnh hại chủ yếu ở Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương
(Boothroyd, 1971).
Tỷ lệ nhiễm bệnh Bipolaris turcica ở Bang Carolina (Mỹ) năm 1985 lên
đến 75 %. Bệnh này phát triển và gây hại nặng ở những vùng có thời tiết mát hay
có có sương muối. Bệnh này thường đi song hành với bệnh đốm lá nhỏ và gây
hại với tỷ lệ thấp hơn (Smith, 1980).
Với hơn 1900 mẫu bệnh kiểm tra cho thấy phát hiện nấm Penicillium sp.
với tỷ lệ nhiễm 7%. Nấm có phổ ký chủ rộng, có thể dùng một số giống có
gen chống chịu đối với bệnh thối hạt trong bảo quản. Bệnh này ảnh hưởng rõ
rệt đến chất lượng hạt giống. Hạt bị biến màu, sức nảy mầm giảm và gây thối
cây con. Nguồn chủ yếu là đất, tàn dư thực vật và không khí. Bệnh thường
phổ biến ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương (Johann and
Holbert, 1993).
Ở bang Illinois (Mỹ) nấm Rhizopus sp. nhiễm ở mức độ trung bình từ 16,8%. Bệnh này phổ biến trên hạt ngô nó làm suy yếu hoặc chết phôi của hạt.
Chúng có phân bố rộng ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương
(Denis, 1998).
Năm 1953 tại bang Wisconsin (Mỹ) đã phát hiện có tới 5% số bắp bị bệnh

và 1 - 25 % số hạt bị nhiễm Cladosporium sp.. Bệnh thường gắn kết với sương
muối có thể bao phủ tới 95% trên bề mặt hạt. Bệnh này có phổ ký chủ rộng
thường xuất hiện ở các vùng châu Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại
Dương (Hope, 1964).
Bệnh đen chân hạt ngô do nấm Nigrospora sp. gây ra. Đây là một bệnh xảy
ra phổ biến nhưng những tổn thất không lớn. Tỷ lệ nhiễm nấm nhiều ở những
hạt có độ axít thấp. Có thể phòng trừ bằng giống chống chọn tạo ra những giống
chống chịu tạo ra những giống có độ pH thấp (Dumitras, 1982).
Summer (1967), chỉ ra rằng hạt giống ngô có thể bị nhiễm Acremonium
strictum từ 40 - 60 %. Trên hạt ngô có những sọc trắng khi bệnh xuất hiện, hạt
giống ngô bị nhiễm bệnh này không ảnh hưởng tới nảy mầm. Bệnh này có thể xử
lý hạt giống để phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học: Benomyl, Thiophanate,
Carbendazin rất có hiệu quả trong việc giảm lây bệnh trên hạt giống. Bệnh
thường phân bố ở Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương.

9


Nấm F. verticillioides là nguyên nhân gây ra bệnh thối rễ ngô trên đồng
ruộng. Nấm này còn lan truyền qua đất, qua hạt giống. Nấm F. verticillioides
gây hại trên hạt ngũ cốc sinh ra độc tố. độc tố này có khả năng gây ảnh hưởng
sức khoẻ tới người và động vật (Sobowale et al., 2009). Ở Minnesota năm 1977
đã tìm thấy 60% cây bị nhiễm bệnh này, có tới 8% tai cây ngô bị thối ngoài đồng
vào những năm 1924-1951. Nấm này còn gây thối cây con, đây là vấn đề lớn ở
miền Nam nước Mỹ (Denis, 1998). Ở Hokkaido Nhật Bản bệnh gây mất 20%
năng suất lượng ngũ cốc, cao điểm có lúc mất 40-50% năng suất ở Chugoku của
Nhật Bản.
Nấm F. verticillioides được ghi nhận gây hại nhiễm hầu hết trên các bộ
phận ngô theo triệu chứng bệnh cụ thể như cháy lá trên cây con, thối thân, thối rễ
cây. Trên cây con nhiễm bệnh: nấm F. verticillioides làm cháy ngọn đầu lá làm

tổn thương cho thân rễ làm thân rễ mềm có màu hồng hoặc màu vàng nâu sau đó
biến đen và chết hoại. cháy ngọn đầu lá làm mất khả năng chống chịu và làm
giảm năng suất. Tỷ lệ nhiễm F. verticillioides trên ngô ở Brazil là khác nhau dao
động từ 8% to 57% (Rodriguez, 2008). Theo Thomas and Buddenhagen thì tỷ lệ
nhiễm là 43 and 70%. Ở Nigeria thì tỷ lệ này là 36 to 78%. Tỷ lệ bình quân đối
với các giống ngô ở Ấn độ là 38,5%.
Nấm F. globosum lần đầu tiên được phân lập từ các mẫu ngô sau thu hoạch
ở vùng Transkei thuộc Nam Phi. Sau đó là được phát hiện trên lúa mì ở vùng cận
nhiệt đới nước Nhật. Loài nấm này được đặc trưng bởi các bào tử nhỏ hình cầu
được sinh ra từ các cành monophialides and polyphialides. Các bào tử hình quả
lê hay hình elip cũng được sinh ra từ 2 loại cành đơn và cành đa. F. globosum ko
sinh hậu bào tử (Rheeder et al., 1996).
Theo Darvishnia et al. (1998), nấm F. globosum là một trong 3 loài
Fusarium mới được phát hiện trên ngô và lúa mì tại các vùng Zanjan, East
Azerbaijan và Ardadil thuộc Iran, trong tổ hợp các loài nấm Fusarium được phân
lập trên các loài cỏ dại tại Iran.
Nấm F. graminearum gây ảnh hưởng nhiều đến các loại cây trồng nhưng
ảnh hưởng kinh tế lớn nhất là ngô và ngũ cốc. Bên cạnh đó bệnh thối hạt cũng
gây ra độc tố làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và động vật ăn phải các sản
phẩm này (Turkington et al., 2014).
Nấm F. subglutinans có đặc điểm gây hại giống nấm F. moniliforme. Hạt
nhiễm bệnh bị phủ một lớp nấm màu trắng, nấm này có 2 loại bào tử chỉ khác là
bào tử ko liên kết thành hình chuỗi (King, 1985).

10


2.2.1.2. Những nghiên cứu về phòng trừ bệnh nấm hại trên hạt giống
ngô
Tác giả Rahman et al. (2008), đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc sử

dụng nước nóng ở 03 mức nhiệt độ khác nhau là 48ºC, 50ºC, 52ºC để phòng trừ
07 loài nấm gây hại chính trên hạt ngô như nấm B. maydis, C. lunata và
Fusarium sp..Việc xử lý bằng nước nóng có tác động có ý nghĩa trong việc làm
giảm sự lây nhiễm của các loài nấm này trên hạt ngô. Hiệu lực trung bình các
loài nấm trên 03 giống ngô tiến hành thí nghiệm lần lượt là 60,47; 71,007 và
76,99% tăng khả năng nẩy mầm ở ba giống ngô này lần lượt là 19,31; 29,37 và
4,001% sau khi hạt được xử lý với nước nóng ở các ngưỡng nhiệt độ lần lượt là
48ºC; 50ºC; 52ºC. Xử lý nước nóng ở nhiệt độ 50ºC trong vòng 15 phút giúp đạt
hiệu quả tốt trong việc phòng trừ các loài nấm trên hạt ngô và tăng khả năng nẩy
mầm của hạt.
Tác giả Saleem et al. (2012), đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực
phòng trừ các loại nấm trên hạt ngô ở Pakistan bằng một số loại thuốc hóa học
như: Benlate, Carbendazim, Mancozeb, Thiram, Metalaxyl, Thiophanate Methyl,
Fosetyl Aluminium và Dimethomorph ở các nồng độ xử lý khác nhau là 2,00;
2,50; 3.0 và 3,50 g/ kg hạt giống. Kết quả khi so sánh hiệu lực của các loại thuốc
trong việc phòng trừ một số nấm trên hạt ngô bao gồm: A. niger, A. flavus, A.
fumigatus, Rhizopus sp., Drechslera sp., và F. moniliforme 02 loại thuốc là
Thiophanate methyl và Thiram cho hiệu quả phòng trừ nấm tốt nhất ở nồng độ 3
và 3,5 g/kg hạt giống. Trong khi đó thuốc Dimethomorph hầu như không có tác
dụng trong việc phòng trừ các loài nấm trên. Trong các loại thuốc thì Benlate,
Thiram và Thiophanate methyl cũng là những loại thuốc kích thích nẩy mầm tốt
nhất ở nồng độ xử lý là 3g/kg.
2.2.2. Những nghiên cứu về bệnh nấm hại ngô ở Việt Nam
2.2.2.1. Những nghiên cứu về bệnh hại ngô ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu thành phần bệnh ngô của Viện BVTV (1967- 1968), đã
phát hiện 32 loại bệnh trên ngô gồm 30 loại do nấm, 2 loại bệnh sinh lý. Trong
đó bệnh sợi đen ngô (Sphacelotheca reiliana) được phát hiện tại Hà Giang, Bắc
Thái, Lạng Sơn và Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu thành phần bệnh ngô của Viện BVTV (1973 – 1975),
đã phát hiện 34 bệnh hại tại miền Bắc Việt Nam, trong đó có 26 loại bệnh do

nấm. bệnh sợi đen ngô (Sphacelotheca reiliana) được phát hiện tại Lạc Thủy –
Hòa Bình. Đến năm 1977 – 1978 bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở các tỉnh phía
Nam là Lâm Đồng và Đồng Nai.
11


Bệnh bạch tạng có khả năng gây hại cao có thể làm giảm 90% năng suất.
Bệnh phấn đen, mốc hồng, khô vằn có thể giảm 30 – 40% năng suất, bệnh
đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt có thể làm giảm 10 – 20% năng suất (Nguyễn
Hữu Tề, 1977).
2.2.2.2. Những nghiên cứu về nấm Fusarium ở Việt Nam
Nguyễn Đức Trí và Nguyễn Hằng Nga (1995), cho thấy tất cả các giống
ngô trồng ở đồng bằng sông Hồng đều nhiễm bệnh do nấm Fusarium
moniliforme. Nấm tồn tại trong phôi hạt gây hiện tượng nhiễm bệnh tiềm ẩn
trong hạt. Mức độ nhiễm bệnh tiềm ẩn của giống Q2, nhóm giống LVN, nhóm
giống 2469 là từ 20 – 40%. Hai giống P11 và Bioseed có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp
chỉ từ 4 – 6%. Bệnh thối thân ngô ở một số khu vực trồng ngô của đồng bằng
sông Hồng do nấm F. moniliforme. Giai đoạn trỗ nhiễm bệnh nặng nhất và gây
hại đến khi thu hoạch. Các giống ngô nhiễm bệnh đều có triệu chứng: thối thân
khô, cây sinh trưởng kém, cây và thân bị dị hình, bắp chín ép, bệnh nặng gây
hiện tượng cây đổ gục và chết.
PGS. TS Ngô Bích Hảo kết hợp với Viện Nghiên cứu bệnh hạt giống Đan
Mạch điều tra giám định thành phần nấm bệnh hại hạt giống ngô sản xuất trong
nước và nhập khẩu cho thấy các loài nấm phổ biến trên hạt giống ngô gồm có: F.
moniliforme, F. graminearum, F. subglutians, B. maydis, Penicillium sp. và
Aspergillus sp. (Ngô Bích Hảo, 1999).
Thành phần bệnh nấm hại hạt giống ngô nhập khẩu năm 2007 tại Miền Bắc
gồm 12 loài nấm thuộc 4 bộ khác nhau, trong đó 2 loài nấm là A. niger và A.
flavus xuất hiện với mức độ phổ biến nhất, sau đó đến loài F. verticillioides.
Tháng 8 năm 2001, qua điều tra bệnh hại trên ngô, Trung tâm KDTV SNKI

đã phát hiện bệnh phát sinh và gây hại cho ngô địa bàn huyện Mộc Châu – Sơn
La .Trong năm 2002, Trung tâm KDTV SNKI đã phát hiện thấy 4 giống Ngô bị
nhiễm bệnh là: VN10, VN17, Bioseed và Nếp địa phương tại 3 trong 15 tỉnh,
thành phố điều tra Sơn La, Hòa Bình và Lào Cai. Trong só 4 giống ngô thì giống
nếp địa phương tại Sơn La nhiễm bệnh năng nhất và Bioseed kháng bệnh tốt hơn
các giống còn lại.
Nấm Fusarium gây hại trên cây tồn tại trong đất ở nhiều dạng khác nhau.
Mặt khác, thành phần và sự phân bố của nấm Fsusarium trong đất có liên quan
chặt chẽ với sự xuất hiện và mức độ gây bệnh trên cây ở mỗi vùng sinh thái trồng
trọt khác nhau (Nguyễn Đức Trí, 1995).

12


Cũng theo một nghiên khác của Nguyễn Đức Trí (1992 – 1993), chỉ ra rằng
Fusarium là lại nấm có thành phần loài rất phong phú gây hại trên rất nhiều loại
cây trồng và trên rất nhiều vị trí khác nhau. Bệnh khô thân ngô, bệnh vết xám
cành quýt, thối khô quả đậu đen, chết đen ngọn nhãn, bệnh thối khô hoa và đốm
lá hoa cúc là những bệnh đầu tiên được xác định gây hại ở vùng đồng bằng Sông
Hồng. Kết quả xác định bệnh xuất hiện trên 10 cây ký chủ khác nhau đã chỉ ra 2
loài nấm mới F. longipes, F. semitectum lần đầu tiên được xác định gây hại ở
Việt Nam. Nấm Fusarium semitectum sinh ra bào tử lớn dạng tai thỏ hai đầu
cong nhẹ và nhọn, có 5 vách ngăn ngang. Bào tử nhỏ có từ 1 - 2 vách ngăn ngang
dạng bầu dục hoặc hình trụ. Bào tử hậu hình thành từ sợi nấm hoặc bào tử
lớn, thường hình thành bào tử hậu có dạng tản nấm màu xám đen và nấm
biến đổi môi trường nuôi cấy nấm thành màu nâu đen. Nấm F. longipes có
dạng bào tử lớn rất dài, mảnh, vách tế bào dày, có từ 5-7 vách ngăn ngang, phần
giữa bào tử phình to ra, hai đầu bào tử kéo dài, thon lại.

13



×