Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 146 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

ĐỖ BÁ KHƯƠNG

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN
VỀ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Bá Khương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS. TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh
Điện Biên; Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan; Phòng Cảnh sát và Điều
tra tội phạm về ma túy (PC47) tỉnh Điện Biên, Sơn La; Bộ Tư lện Bộ đội Biên phòng
tỉnh Điện Biên, Sơn La và UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Bá Khương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt


...................................................................................................... vi Danh mục bảng
...............................................................................................................

vii

Danh

mục

hình............................................................................................................... viii Danh mục
hộp .................................................................................................................. ix Trích yếu
luận văn ............................................................................................................ x Thesis
abstract................................................................................................................. xii Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5

1.5.
5

Những đóng góp mới của luận văn .....................................................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1.
6

Cơ sở lý luận .......................................................................................................

2.1.1.


Một số khái niệm ................................................................................................ 6

2.1.2.

Đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ...................................... 14

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ................... 15

2.1.4.

Trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ............. 21

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
trong ngành Hải quan........................................................................................ 23

2.2.
27

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................
3


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở một số quốc
gia trên thế giới ................................................................................................. 27


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam............. 31

2.2.3.

Bài học áp dụng đối với Cục Hải quan tỉnh Điện Biên .................................... 39

2.3.

Những nghiên cứu về phòng, chống ma túy và quản lý Nhà nước về
phòng, chống ma túy......................................................................................... 41

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 46

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 46

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................... 48

3.1.3.

Đánh giá chung ................................................................................................. 49


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu...................................................... 50

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu ........................ 50

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................................... 51

3.2.4.

Phương pháp phân tích, xử lý thông tin ............................................................ 53

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 54

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 55
4.1.

Khái quát về tình hình buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy .................... 55


4.1.1.

Thực trạng vận chuyển, mua bán ma túy ở Việt Nam ...................................... 55

4.1.2.

Tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam ..................................... 57

4.2.

Thực trạng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan
Điện Biên .......................................................................................................... 57

4.2.1.

Trong công tác xây dựng thể chế ...................................................................... 57

4.2.2.

Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý............................................................ 60

4.2.3.

Trong công tác tổ chức cán bộ .......................................................................... 62

4.2.4.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ............................... 67

4.2.5.


Trong hợp tác phòng, chống ma túy ................................................................. 69

4.2.6.

Kết quả đấu tranh phòng, chống ma túy của Cục Hải quan Điện Biên ............ 71

4.2.7.

Công tác thanh tra, kiểm tra kết quả phòng, chống ma túy .............................. 77

4


4.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan
tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy ........................................................... 79

4.3.1.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................. 79

4.3.2.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với công tác phòng, chống ma túy ............................................. 85

4.3.3.


Yếu tố kinh tế.................................................................................................... 86

4.3.4.

Yếu tố vị trí địa lý ............................................................................................. 86

4.3.5.

Yếu tố văn hóa - xã hội ..................................................................................... 87

4.3.6.

Yếu tố quốc tế ................................................................................................... 87

4.4.

Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên ....................................................................... 88

4.4.1.

Hạn chế ............................................................................................................. 95

4.4.2.

Nguyên nhân ..................................................................................................... 96

4.5.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống

ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên ........................................................... 98

4.5.1.

Định hướng, chủ trương phòng, chống ma túy ở Việt Nam và Cục Hải
quan tỉnh Điện Biên .......................................................................................... 98

4.5.2.

Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục
Hải quan tỉnh Điện Biên ................................................................................. 103

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 116
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 116

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 118

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 119
Phụ lục .......................................................................................................................... 123

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AIDS

ANQG
ANTT
BCA
BLHS
CAND
CBCC
CNV
CSĐT
CT
CV
CVC
CHDCND
CHXHCN
HIV
HQCK
KSMT
MTTH
NCB
NXB
ONCB
PCMT
QLNN
TCHQ
TW
UNDCP
UNODC
WHO
XHCN

Nghĩa tiếng Việt

Acquired immunodeficiency syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
An ninh quốc gia
An ninh trật tự
Bộ Công an
Bộ luật Hình sự
Công an Nhân dân
Cán bộ công chức
Chó nghiệp vụ
Cảnh sát điều tra
Chỉ thị
Chuyên viên
Chuyên viên chính
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Human immunodeficiency virus infection
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Hải quan cửa khẩu
Kiểm soát ma túy
Ma túy tổng hợp
Narcotic Control Board - Uỷ ban Kiểm soát ma túy Thái Lan
Nhà xuất bản
Office of the Narcotics Control Board (Thai Lan)
Văn phòng Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan
Phòng, chống ma túy
Quản lý Nhà nước
Tổng cục Hải quan
Trung ương
United Nation Drug Control Programe
Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc

United Nation office on Drugs and Crime
Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc
World Heath Organization Tổ chức Y tế thế giới
Xã hội chủ nghĩa

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 52
Bảng 4.1. Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015 .............................. 63
Bảng 4.2. Trình độ nghiệp vụ KSMT của cán bộ, công chức của Cục Hải quan
tỉnh Điện Biên .............................................................................................. 65
Bảng 4.3. Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2010 - 20015 ........................................................................ 66
Bảng 4.4. Số đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Cục Hải quan
Điện Biên về PCMT giai đoạn 2010 - 2015 ................................................ 68
Bảng 4.5. Số vụ án ma túy do Hải quan tự bắt giữ và phối hợp bắt giữ giai đoạn
2010 - 2015 .................................................................................................. 70
Bảng 4.6. Kết quả phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2010 - 2015 ......................................................................................... 72
Bảng 4.8. Số đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCMT tại Cục Hải quan Điện
Biên giai đoạn 2010 - 2015 .......................................................................... 77
Hình 4.8.

Số đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCMT tại Cục Hải quan Điện
Biên giai đoạn 2010 - 2015 .......................................................................... 78

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra năng lực chó nghiệp vụ giai đoạn 2010 - 2015 ................ 78
Bảng 4.10. Độ tuổi cán bộ, công chức làm KSMT của Cục Hải quan tỉnh

Điện Biên ..................................................................................................... 80
Bảng 4.11. Trình độ học vấn của cán bộ, công chức làm KSMT Cục Hải quan tỉnh
Điện Biên ..................................................................................................... 82
Bảng 4.12. Trình độ quản lý Nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức
làm KSMT Cục Hải quan tỉnh Điện Biên .................................................... 84
Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản lý
Nhà nước của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên .................... 89
Bảng 4.14. Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các đơn vị thuộc Cục
Hải quan tỉnh Điện Biên .............................................................................. 90
Bảng 4.15. Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về nguyên nhân của
những hạn chế trong hoạt động QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải
quan Điện Biên ............................................................................................ 92
Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về những phẩm chất
cần có của cán bộ KSMT - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên ........................... 93
Bảng 4.17. Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của cán bộ, công
chức các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên ................................... 95

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ..................... 61

Hình 4.2.

Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015............................. 63


Hình 4.3.

Số đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Cục Hải quan
Điện Biên về PCMT giai đoạn 2010 - 2015 ............................................... 68

Hình 4.4.

Số vụ án ma túy do Hải quan tự bắt giữ và phối hợp bắt giữ giai đoạn
2010 - 2015 ................................................................................................. 70

Hình 4.5.

So sánh số vụ bắt giữ của Hải quan Điện Biên và số vụ của toàn tỉnh
Điện Biên - Sơn La ..................................................................................... 73

Hình 4.6.

So sánh số đối tượng bị bắt giữ do Hải quan Điện Biên và của toàn
tỉnh Điện Biên – Sơn La ............................................................................. 74

Hình 4.7.

Lượng ma túy do Hải quan Điện Biên thu giữ qua các năm ...................... 75

8


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.


Ý kiến của cán bộ quản lý về những hạn chế, khó khăn trong công tác
QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về PCMT ....... 91

Hộp 4.2.

Ý kiến của người dân về những kiến thức nào là cần thiết cho cán bộ,
công chức của Cục ...................................................................................... 94

Hộp 4.3.

Ý kiến của người dân về tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ
cán bộ, công chức cục ................................................................................. 94

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Bá Khương
2. Tên Luận văn: “Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Điện
Biên về phòng chống ma túy”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn 2 tỉnh
Điện Biên, Sơn La đang diễn ra rất phức tạp. Các đối tượng thường lợi dụng địa hình
phức tạp, trình độ dân trí thấp của người dân và sự quản lý lỏng nẻo của các lực lượng
chức năng để phạm tội. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy của Cục Hải quan Điện Biên còn nhiều hạn chế. Từ thực

tế trên, nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước
về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện cơ chế quản lý.
Nghiên cứu được thực hiện tại một số đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên
nằm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.
Các số liệu thứ cấp liên quan đến số vụ vận chuyển ma túy, khối lượng ma túy vận
chuyển được thu thập thông qua các bài báo và báo cáo từ phòng Kiểm soát ma túy Cục Điều tra chống buôn lậu; Đội Kiểm soát ma túy - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và
từ UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La. Các thông tin về công tác cán bộ làm kiểm soát ma
túy được thu thập thông qua Văn phòng của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, qua Tổng cục
Hải quan và qua Trường Hải quan Việt Nam.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra đối với cán bộ, công chức
làm KSMT; cán bộ, chiến sỹ Công an, Biên phòng tỉnh Điện Biên, Sơn La và thông qua
quần chúng nhân dân tại địa bàn do Cục Hải quan tỉnh Điện Biên quản lý.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLNN về phòng,
chống ma túy trong ngành Hải quan bao gồm: công tác xây dựng thể chế, chính sách về
phòng, chống ma túy; tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy; hợp tác quốc tế trong
phòng, chống ma túy và công tác thanh tra, kiểm tra QLNN về phòng, chống ma túy.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy
của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên những năm qua.
Tại các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên nằm trên địa bàn 2 tỉnh
Điện Biên, Sơn La lực lượng cán bộ, công chức làm công tác KSMT còn mỏng, lại phải
quản lý địa bàn rộng lớn, có địa hình phức tạp. Đa phần cán bộ, công chức làm KSMT

10


của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên có độ tuổi lao động trẻ từ 31 đến 40
tuổi (36,96%). Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm KSMT còn thấp, trong số
28,26% cán bộ có thâm niên KSMT trên 3 năm thì lại có đến 19,57% (09 cán bộ) là
huấn luyện viên chó nghiệp vụ.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCMT. Trong số 46 cán bộ,
công chức làm KSMT thì có 20 cán bộ được đào tạo cơ bản (đạt 43,48%); số cán bộ
được đào tạo nâng cao đạt 23,91%; tuy nhiên, số lượng cán bộ chưa được đào tạo còn
khá nhiều 15 người (chiếm 32,61%) trong đó có 09 huấn luyện viên CNV.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền PCMT luôn được toàn thể cán bộ,
lãnh đạo Cục Hải quan Điên Biên coi trọng và đẩy mạnh, số đợt tuyên truyền có cán bộ
Hải quan Điện Biên tham gia không ngừng tăng qua các năm. Từ năm 2013 sau khi Quy
chế phối hợp mới số 900/QC-HQĐB-BPĐB-BPLC-BPSL ngày 11/12/2012 được ký kết
giữa Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thay thế các Quy
chế phối hợp cũ thì hiệu quả phối hợp PCMT càng được tăng lên.
Công tác thanh tra, kiểm tra: mỗi năm sẽ có 1 - 2 đoàn của Ủy ban Quốc gia
phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm; 1 - 2 đoàn kiểm tra liên ngành
của tỉnh Điện Biên, Sơn La; 1 - 2 đoàn của Tổng Cục Hải quan và 3 - 4 đoàn của Cục
Điều tra chống buôn lậu làm việc với Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về công tác phòng,
chống ma túy. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà số đoàn kiểm tra có thể tăng lên để
tăng cường phối hợp và kiểm soát phòng, chống ma túy tại Điện Biên, Sơn La. Tuy
nhiên, kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn lồng ghép nhiều chương trình, nên thiếu tính
chuyên sâu về lĩnh vực PCMT. Vì vậy, việc chỉ đạo về phòng, chống ma túy đạt hiệu
quả chưa cao.
Công tác PCMT của Cục Hải quan Điện Biên mặc dù đạt được nhiều kết quả tích
cực song còn nhiều hạn chế. Số vụ buôn bán, vận chuyển ma túy do Hải quan Điện Biên
bắt giữ còn rất ít so với các đơn vị chức năng khác trong địa bàn do Hải quan quản lý.
Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò QLNN về phòng,
chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên gồm có: chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với công tác phòng, chống ma túy; yếu tố kinh tế; yếu tố vị trí địa lý; yếu tố
văn hóa - xã hội và yếu tố quốc tế.
Từ những thực tiễn trên, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng
cường vai trò QLNN của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy trong
thời gian tới.

Từ khóa: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên; phòng, chống ma túy; quản lý Nhà nước
về phòng, chống ma túy.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Ba Khuong
Thesis title: "Strengthening the role of State management of Dien Bien Customs
Department on drugs prevention".
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, the situation of drugs trafficking and transporting in Dien Bien
and Son La provinces is happening much more complex. The drug traffickers often to
presume on the complex of terrain, the low educational level of local people and the
loose management ofgovernmentin commit crimes. One of the main causes is the role of
State management on drug prevention of Dien Bien Customs Department limited. Base
on this situation, the study was conducted to evaluate the situation of State management
on drug prevention in Dien Bien Customs Departmentand recommend some feasible
solutions to improve management mechanism.
Study was carried out at some sub-departments of Dien Bien Customs Department
in Dien Bien and Son La provinces.
The related secondary data on number of drugs trafficking and transporting was
collected on articles and reports of Drug prevention control office - Smuggling
Investigation Department; Drug control teams - Dien Bien Customs Department and
Dien Bien, Son La People Committee. All thepersonnel issues informationof drug
control was collected through the Office of Customs Department, Dien Bien province,

General Department of Vietnam Customs and School of Vietnam Customs.
Primary data was collected by investigators interviewed officers - drug preventers,
soldiers, Policeman, Dien Bien, Son La borderlands security, through local people in
Dien Bien province.
The research was codified theoretical and practical execute work of State
management on drug prevention in the Customs sector including: institutional building
activities and policies on drug prevention; implementing drug prevention; international
cooperation in preventing and combating drug, State management inspection and check
on the prevention of drug.
The study evaluated the reality of State management on drug prevention of Dien
Bien Customs Department over last years.
In all sub - department of Dien Bien Customs Department located in Dien Bien
and Son La, force of officers and preventers are not enough to managing a large and
complex geographical areas. Almost staffs work in Dien Bien Customs Department
have age from 31 to 40 years old (36.96%). However, the proportion of staff have

xii


experienced on drug prevention is low, 28.26% among senior officers have over three
years, it is accounted for 19.57% (09 staff) are professional dog trainer.
About the training and retraining of personnel in drug prevention. In all 46 key
officials, public servants, there are 20 staff have basic training (reaching 43.48%);
staffshave advanced training reach to 23.91%; however, the number of staff untrained
was not quite 15 people (32.61% used) which have nine professional dog trainers.
In the last years, drug prevention propaganda activities are alwaysrespected and
promotedby all the officials and leaders of Dien Bien Customs Department, the waves
propagate customs officers have participated in Dien Bien Department increase
graduallu over the year. From 2013 after new coordination Regulation No. 900 / QCHQDB-BPDB-BPLC-BPSL dated 12/11/2012 signed between Dien Bien Customs
Department and the High Command of Border defence command is replaced by the new

ones, it leads to increase rapidly on effeciency of drug prevention.
The inspection every year has from one to two group of the National Committee
for AIDS, drug prevention and prostitution; 1-2 joint inspection teams of Dien Bien,
Son La province; 1 - 2 groups of General Department of Vietnam Customs and 3-4
groups of the Anti - Smuggling Investigation Department worked with Dien Bien
Customs Department on the prevention and fight against drugs. Depending on the actual
situation, the inspection team maybeincrease to strengthen coordination on drugscontrol
and prevention in Dien Bien, Son La. However, inspection plans and inspection
programs are integrated, so it lack of depth in the field of drug prevention. So that, the
effection of drug prevention is not high as espected.
The drug prevention activity of Dien Bien Customs Department even though
achieving some positive results however, its still have some limitations. Number of
trafficking, drug smuggling were catched by Dien Bien Customs Department also much
less to compare with other departments which are managed by General Department of
Customs.
The research showed that the elements affects on State management role on drug
prevention of Dien Bien Customs Department include: the quality of cadres and civil
servants; the system of legal documents and mechanisms policy of the Party and State
with the prevention and fight against drugs; economic factors; geographic location
factors; cultural- social factors and international factors.
Base on all the reasons above, the study was proposed eight groups ofspecific
solutions to strengthen State management role of Dien Bien Customs Department on the
prevention of drug in near future.
Keywords: Dien Bien Customs Department; Drug Prevention; State management
on drug prevention.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang
thực hiện đường lối đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng: kinh tế
đất nước luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từng
bước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan
hệ với nước ngoài được mở rộng, an sinh xã hội được thực hiện ngày một tốt
hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, dưới tác động của mặt trái
kinh tế thị trường, của việc mở của hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đã nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là một
trong những vấn đề nhức nhối đang được toàn xã hội quan tâm.
Ma túy gây tác hại trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tệ
nạn ma túy là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh tội phạm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, phát triển của đất nước, sức khỏe nòi giống
và sự trường tồn của dân tộc. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống ma túy (PCMT) là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc và
cũng làm nhiệm vụ của cả cộng đồng quốc tế (Nguyễn Xuân Yêm và cs., 2013).
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với việc đảm bảo trật
tự an toàn xã hội, những năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều
chủ trương, chính sách phòng, chống ma tuý như: Nghị quyết 06/CP ngày
29/01/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII)
về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy (Bộ
Chính trị, 1996); Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới
(Bộ Chính trị, 2008); Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật về phòng, chống ma túy làm cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động
phòng, chống và kiểm soát ma túy như: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, trong
đó dành hẳn một chương riêng quy định tội phạm về ma túy (Chương XVIII);

Ban hành Luật phòng, chống ma túy (tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X) và Luật

1


sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy (tại kỳ họp lần thứ 3,
Quốc hội khóa XII); Xây dựng và triển khai Chương trình hành động phòng,
chống ma túy giai đoạn 1998 - 2000, 2001 - 2005; 2006 - 2010, 2011- 2016,
2016 - 2021; Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn
2006 - 2010, 2011 - 2016, 2016 - 2021…
Triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các
Chương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể. Nhận thức của
cán bộ, công chức và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy
được nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy. Vì vậy đã huy động
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân
trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể
như: công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy, trong đó có tội
phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm...thu được những kết quả đáng
khích lệ, góp phần ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới; tình trạng
tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác cai nghiện và
tạo việc làm sau cai đạt được kết quả; tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy
được tăng cường chiều rộng và chiều sâu; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma
túy ngày một tăng cường và đẩy mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống ma túy ở nước ta vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên
truyền, giáo dục phòng, chống ma túy chưa tập trung đúng đối tượng, địa bàn cần
tuyên truyền nên nhận thức của người dân về tệ nạn ma túy và công tác đấu tranh
phòng, chống ma túy còn chưa đồng bộ, kém hiệu quả; tình trạng trồng, tái trồng

cây có chứa chất ma túy vẫn xảy ra ở một số địa bàn; lượng ma túy thẩm lậu từ
nước ngoài vào vẫn còn lớn, hàng năm các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt
giữ thêm nhiều vụ án ma túy thẩm lậu qua biên giới; công tác đấu tranh, triệt xóa
các tụ điểm mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy chưa thể triệt để;
công tác cai nghiện phục hồi chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra… (Nguyễn Xuân
Yêm, 2012).
Những tồn tại, hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ yếu
là do công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy còn nhiều hạn chế. Nhất
là trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế

2


thế giới, do vậy tác động của tình hình kinh tế, xã hội khu vực và thế giới sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, trong đó có cả nguy cơ gia tăng tội
phạm buôn bán ma túy xuyên quốc gia.
Cục Hải quan tỉnh Điện Biên là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan (TCHQ),
có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan (HQ) và các
quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn các tỉnh Điện Biên - Sơn
La và Lai Châu. Trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Hải quan
Điện Biên cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma
tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức
năng khác thực hiện nhiệm vụ PCMT ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục
Hải quan theo quy định của pháp luật (Bộ Tài chính, 2010).
Mặc dù được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính và
của TCHQ song công tác phòng, chống ma túy của Hải quan Điện Biên vẫn còn
rất hạn chế. Lượng ma túy thẩm lậu qua biên giới trong địa bàn kiểm soát của
Hải quan Điện Biên vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu do công tác QLNN về
kiểm soát ma túy của Hải quan Điện Biên vẫn còn nhiều yếu kém. Một số cán bộ,

công chức làm công tác kiểm soát ma túy chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm,
vẫn còn tình trạng quan liêu.
Trong thời gian tới, do tác động của tình hình kinh tế, xã hội và khu vực và
thế giới, tệ nạn ma túy ở Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc
biệt, là tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy ở khu vực Tây Bắc nước ta. Tội
phạm ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy. Chúng
thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm soát của các
lực lượng chuyên trách nói chung và lực lượng Hải quan nói riêng để buôn bán,
vận chuyển ma túy (Tổng cục Hải quan, 2015). Vì vậy, nếu không có những giải
pháp quản lý phù hợp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tệ
nạn ma túy thì tình hình này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước và
để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng
cường vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng,
chống ma túy” để tiếp tục hoàn thiện cơ chế QLNN về phòng, chống ma túy
trong ngành Hải quan trong thời gian tới.

3


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy trên địa bàn
nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước
về phòng, chống và kiểm soát ma túy cho Cục Hải quan Điện Biên trong thời gian
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLNN về
phòng, chống ma túy trong ngành Hải quan;
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy của Cục Hải

quan Điện Biên những năm qua;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về phòng, chống
ma túy cho Cục Hải quan Điện Biên những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn vai trò quản lý Nhà
nước của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước của Cục
Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy trong giai đoạn 2010 - 2015; để
từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường vai trò QLNN của Cục Hải
quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy trong giai đoạn 2016 - 2021.
* Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại 5 đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, bao gồm:
- Đội Kiểm soát Phòng, chống ma túy
- Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang
- Chi cục Hải quan Sơn La
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Chiềng Khương
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập
* Phạm vi về thời gian
- Đề tài thu thập số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2015; số liệu điều tra
4


khảo sát thực trạng năm 2016; định hướng và giải pháp cho những năm 2016 - 2021.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn nào liên quan đến QLNN về phòng,
chống ma túy trong ngành Hải quan?

- Nghiên cứu QLNN về phòng, chống ma túy gồm những nội dung gì?
- Tổ chức bộ máy QLNN về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh
Điện Biên như thế nào?
- Thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh
Điện Biên hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác QLNN về phòng, chống ma túy
tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên?
- Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp gì trong QLNN về phòng, chống ma
túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên?
- Những kiến nghị nào có thể đưa ra sau khi có kết quả nghiên cứu?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN về
phòng, chống ma túy trong ngành Hải quan.
- Phân tích, đánh giá bao quát thực trạng QLNN đối với công tác phòng,
chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, chỉ ra được những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả QLNN trong công
tác phòng, chống ma túy của ngành Hải quan.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy trên tuyến biên giới nói riêng.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan

niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng
quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này nhìn chung không có
gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn
giải. Quản lý được hiểu theo hai góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tính chính
trị xã hội; góc độ khác mang tính hành động thiết thực. Hai quan niệm này đều có
cơ sở khoa học và thực tế. Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành
tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính… trên cơ sở kết hợp các yếu tố đó
với nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ
thống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xã
hội và trong quản lý kĩ thuật. Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và
duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động
thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá
của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với
tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của con
người. Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các
chủ thể này không dùng quyền lực pháp luật của Nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng. Quản
lý Nhà nước cũng có nội dung như quản lý hành chính Nhà nước vì hành chính
Nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực
Nhà nước (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan
thực thi quyền lực Nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh
vực của đời sống xã hội theo pháp luật. Đó là Chính phủ và các cơ quan chính

6



quyền địa phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc Nhà nước nhưng không
nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp.
Quyền hành pháp có hai nội dung: một là lập quy, được thực hiện bằng việc ra
văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hành
chính tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật
pháp vào đời sống (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
Hoạt động quản lý Nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hoạt
động của con người bằng quyền lực của Nhà nước. Hoạt động đó được thể hiện
bằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp
lý. Trong đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt
chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo
đảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý Nhà nước như sau: Quản lý
Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ Trung ương đến
cơ sở tiến hành.
2.1.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
Quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền
được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các
chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy. Quản lý Nhà
nước về ma túy là một bộ phận của QLNN về trật tự an toàn xã hội (Học viện
CSNN, 2011).
2.1.1.4. Khái niệm ma túy
Ma túy là hiểm họa của nhân loại, là một vấn nạn trên toàn thế giới. Ma túy

không chi hủy hoại sức khỏe con người, mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm
tội và gây mất trật tư, an toàn xã hội, làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy
cơ lan truyền rất rộng. Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống
nhất về “ma túy” hay “chất ma túy” (Đặng Ngọc Hùng, 2002).

7


Ma túy là từ Hán Việt, trong đó “ma” được hiểu là tê mê và “túy” là say
sưa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt,
dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện.
Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm
dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có được từ
cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Sở dĩ gọi là “ma
túy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm tăng hưng phấn
hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo. Với
cách hiểu này, thuật ngữ “ma túy” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và ma
túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam, “ma túy” đồng nghĩa với sự xấu
xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng (Trần Văn Luyện
và Nguyễn Xuân Yêm, 2001).
Chương trình kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã
xác định : “Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên
hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi
tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc và chúng gây nên
những tổ thương cho từng cá nhân và cộng đồng”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), “Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay
đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể” (Liên hợp quốc, 2000).
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định các tội phạm về ma túy. Ma túy bao
gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô
ca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain; các chất ma túy

khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn (Quốc hội, 2000).
Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định:
1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”
(Quốc hội, 2001).
Theo Nghị định của Chính phủ số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm
2013
8


ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất được chia làm 4 danh mục gồm:
- Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội;
việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học,
điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền
- Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền
- Các chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền
- Các tiền chất (Thủ tướng, 2013).
Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọi
riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định
của Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐCP;
Nghị định số 82/2013/NĐ-CP). Việc xác định là chất ma túy, tiền chất được tiến

hành qua trưng cầu giám định.
Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đưa ra một
khái niệm chung như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức
và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi
đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
2.1.1.5. Phân loại các chất ma túy
Ma túy được phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục
vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản như sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên, ma túy
tổng hợp và ma túy bán tổng hợp:
+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng
và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốc
phiện như moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó như cocain,
cần sa và các sản phẩm của cây cần sa...;
+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên,
có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma túy được
tổng hợp từ moocphin...;

9


+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các
amphetamine.... (Trần Văn Luyện và Nguyễn Xuân Yêm, 2001).
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kích
thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác:
+ Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh
hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Nicô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà- phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại
nước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke);

Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gần
như: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine
(MDMA), Methylpheniate... Cô-ken – Cocaine (Trần Văn Luyện và Nguyễn
Xuân Yêm, 2001).
+ Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc
ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ
thống thần kinh. Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện:
Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rượu (ethanol): Bia, rượu chát, rượu
mạnh..., Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ;
Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine,
pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine...; Cần sa ở
liều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi
sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)... (Trần Văn Luyện và
Nguyễn Xuân Yêm, 2001).
+ Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy
hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy
sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác
hơn bình thường. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic acid
diethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic mushroom);
Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA
(ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust);
Ketamine; Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil).
- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp:
+ Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng như Rượu, bia; Ni-cô-tin (thuốc
lá); Ca-phê- in; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics)

10


gồm có: Benzodiazepines như Serepax, Valium, Librium... Một số dược phẩm

trong nhóm amphetamies như dexamphetamine, methylphenidate, phentermine...
Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp pháp. Vượt qua
những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ như người dưới
18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại thuốc trị bệnh có
thể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ...
+ Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại
gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin,
Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine... Cô-ken (Cocaine);
Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không
có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp như methamphetamine, crystal
methamphetamine.... (Trần Văn Luyện và Nguyễn Xuân Yêm, 2001).
- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia
của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Các cách phân loại trên đây giúp cho các nhà quản lý nhận biết và kiểm
soát việc sản xuất, lưu thông và sử dụng theo đúng yêu cầu pháp luật.
2.1.1.6. Phòng, chống ma túy
Luật phòng, chống ma túy quy định: “Phòng, chống ma túy là phòng ngừa,
ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp
liên quan đến ma tuý” (Quốc hội, 2001). Trong đó:
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các
hành vi trái phép khác về ma túy (khoản 8 Điều 2);
- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động
nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân
phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy,
tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, được cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (khoản 9);

11


×