Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng công tác quản lý nhà nước của sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng về hoạt động hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.87 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ổn định xã hội và kiểm soát quản lý nhà nước về hôn nhân gia đình là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới và cũng là một trong những nội
dung quan trọng cho sự phát triển xã hội của một đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng
trong những năm gần đây tình trạng kết hôn với người nước ngoài ở Viêt Nam rất phổ biến
nhất là các tỉnh biên giới. Đây là vấn đề khó khăn của các cơ quan nhà nước trong công tác
quản lý hành chính. Mặc dù đã có nhiều biện pháp về tăng cường quản lý nhà nước đối với
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài song việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam
với người nước ngoài hiện vẫn còn nhiều tồn tại. Trong đó, những vấn đề như: kết hôn
không qua tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, phong tục tập quán, điều kiện sinh hoạt… khá phổ
biến. Nhiều trường hợp đi đến hôn nhân không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ mà
xuất phát từ mục đích khác, như: môi giới hôn nhân bất hợp pháp để trục lợi dẫn đến vi
phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây mất trật tự xã hội. Bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ
Việt Nam theo chồng ra nước ngoài sinh sống khi chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết
về pháp luật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của nước sở tại, nên họ gặp nhiều khó khăn
trong việc hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống trình độ văn
hóa còn thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng kết hôn với người nước ngoài ngày càng tăng trong những năm gần đây và công tác
quản lý của Sở Tư Pháp về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh cón gặp
nhiều khó khăn nhất là trong công tác quản lý hành chính.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn thực trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng những năm gần đây diễn ra như thế nào và công tác quản lý nhà nước của Sở Tư Pháp
tỉnh về hoạt động hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã khắc phục được những khó
khăn gì, vấn đề còn vướng mắc cần được giải quyết và những khó khăn mà ngành tư pháp
1
tỉnh còn gặp phải trong thời gian gần đây tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác quản
lý nhà nước của sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng về hoạt động hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài “để nghiên cứu và trao đổi, làm rõ hơn lý luận chung và thực tiễn ở Lâm Đồng
hiện nay để phục vụ cho kiến thức chuyên môn của bản thân.


2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Hiểu rõ thực trạng quản lý nhà nước của tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực hoạt động
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, xem xét những khó khăn trong quá trình thực
hiện các thủ tục hành chính trong quản lý, biện pháp giải quyết những khó khăn đó trong
thực tiễn.
- Nắm được các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký
kết hôn với người nước ngoài, và thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con nuôi.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động quản lý hôn nhân và gia đình đình cụ thể là hoạt động hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
- Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và nhận con
nuôi của người nước ngoài.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong vấn đề này chủ yếu nghiên cứu về hoạt động của Sở tư pháp pháp tỉnh Lâm Đồng
nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài. Ngoài ra nghiên cứu trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục nhận nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài
3. phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp logic: đưa ra những lập luân có tính cấp thiết trong thực tiễn nhằm đưa ra
các thực trạng quản lý của Sở Tư Pháp.
- Phương pháp thống kê: đưa ra các số liệu cụ thể của những vụ việc đã được giải quyết
trong thời gian qua.
- Phương pháp lập luận: đưa ra những luận cứ, luận điiểm, luận chứng để chứng minh.
2
Ngoài ra còn kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, chứng
minh… để hỗ trợ cho bài báo cáo thêm chặt chẽ và xúc tích.
4. kết cấu đề tài.
Gồm 3 phần:
Phần 1: phần mở đầu.

Phần 2: phần nội dung.
Phần 3: phần kết luận.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ cấu tổ chức và những nấn đề chung trong công tác quản lý nhà nước
của Sở Tư Pháp tỉnh Lâm Đồng về hoạt động hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài.
I. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư Pháp.
1. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Tư Pháp tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số
143/HĐBT quy định tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Chỉ vài tháng sau,
ngày 12/3/1982 UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 115/QĐ/UB thành lập Sở Tư
pháp tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở Ban nội chính – pháp chế của Văn phòng UBND tỉnh, là mốc
đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.
Nếu như ngày đầu thành lập, Sở Tư pháp chỉ có 8 cán bộ (trong đó có 5 trung cấp) thì
đến nay đã có 100 cán bộ ( 100% Đại học và trên đại học) gồm 6 phòng nghiệp vụ, 4 Phòng
công chứng, Trung tâm trợ giúp pháp lý và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và 12 cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện,
nếu như năm 1973, chỉ có 20 cán bộ (12 chấp hành viên) thì đến nay đã có 95 cán bộ (88,3%
trình độ Cao đẳng, Đại học) với 35 chấp hành viên. Bốn tổ chức giám định tư pháp với 30
3
giám định viên. Đoàn luật sư với 56 luật sư gồm 10 văn phòng luật sư và 03 chi nhánh văn
phòng, 02 văn phòng tư vấn pháp luật đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
Song song với việc tăng cường công tác kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ
sở vật chất, ngành Tư pháp Lâm Đồng đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác tư
pháp từ tỉnh đến cơ sở và đã đạt những kết quả vững chắc, năm sau cao hơn năm trước nhiều
năm được Bộ Tư pháp và UBND tỉnh tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc, Chính phủ
tặng bằng khen và cờ luân lưu. Đặc biệt Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động Hạng 3 (năm 1995) và Hạng Nhì (năm 2001). Nhiều tập thể
và cán bộ, công chức của ngành được các cấp khen thưởng về thành tích xuất sắc đóng góp
vào xây dựng tổ chức và công tác của ngành trong những năm qua.

Có thể khẳng định rằng, sự lớn mạnh về tổ chức bộ máy và sự trưởng thành về số lượng,
chất lượng của đội ngũ cán bộ Tư pháp từ Tỉnh đến cơ sở đã khẳng định sự thành công của
ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho ngành Tư
pháp. Những thành tựu cơ bản của ngành Tư pháp Việt Nam nói chung cũng như quá trình
xây dựng và trưởng thành của Ngành Tư pháp Lâm Đồng là kết tinh sức lực và sự phấn đấu
không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ tư pháp trong cả nước nói chung và Ngành Tư pháp
Lâm Đồng nói riêng, nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương tận tụy “Phụng công, thủ pháp,
chí công, vô tư” như lời Bác Hồ đã dạy, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp bảo vệ công lý,
công bằng xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
2. Giới thiệu chung về Sở Tư Pháp.

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 115/QD9-UB ngày 12
tháng 3 năm 1982 của UBND tỉnh Lâm Đồng,Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 29
tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng; nay được kiện toàn theo Quyết định số
71/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng V/v
ban hành chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh giúp UBND Tỉnh thực hiện chức
năng quản lý Nhà nuớc về công tác tư pháp trong phạm vi Tỉnh. Sở Tư pháp có tư cách pháp
4
nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và được mở tài khoản tại
ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức.
- Ban Giám đốc.
- 06 Phòng nghiệp vụ: Văn phòng, Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng Hành chính
tư pháp, Phòng Bổ trợ tư pháp, Phòng Xây dựng - kiểm tra văn bản và Thanh tra Sở.
- 06 đơn vị sự nghiệp : Phòng Công chứng số 1, Phòng Công chứng số 2, Phòng Công chứng
số 3, Phòng Công chứng số 4, Trụ sở chính và phòng tư pháp.
II. Những vấn đề chung trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. tình trạng kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài vẫn
diễn ra khá phức tạp. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ 2005 đến hết năm 2010 vừa qua, đã
có hơn 270 người dân kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam
định cư tại nước ngoài. Có 80% trường hợp là phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với công dân của
hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Pháp,Trung
Quốc.
Việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người người nước ngoài chủ yếu tập trung ở các
huyện vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là những nơi kém phát triển trên địa bàn tỉnh
như: huyện Lâm Hà, huyện Di Linh, huyện Đức Trọng, Bảo Lâm. Đây là những huyện rất
khó kiểm soát trong công tác quản lý về hôn nhân vì có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống,
trình độ văn hóa thấp, phong tục, tập quán phức tạp, mật độ dân số thưa thớt.
Phần lớn các cuộc hôn nhân này đạt được mục đích hôn nhân, cô dâu người Việt chấp
nhận và hài lòng với cuộc hôn nhân, hòa nhập được với gia đình, họ hàng, quê hương và
5
cộng đồng xã hội nước sở tại. Tuy nhiên, theo khảo sát của ngành chức năng, việc kết hôn
giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài mang tính chất phong trào và tập trung vào một
số địa bàn như: Đài Loan, Hàn Quốc.
Trong đó, không ít trường hợp không dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ mà
chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Quá trình đi đến hôn nhân thường rất nhanh chóng, vội vàng,
đơn giản, hầu hết thông qua môi giới sắp xếp.
Tỉnh Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, trình độ
nhận thức còn thấp, và do địa hình đồi núi việc người dân đi lại khó khăn nên dẫn tới tình
trạng cưới mà không có đăng ký kết hôn, người dân thường tổ chức đám cưới hoặc ra mắt
gia đình và sống với nhau như vợ chồng. Lợi dụng điểm yếu này hoạt động kinh doanh môi
giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi, bất hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân phát triển
mạnh mẽ, nhiều trường hợp môi giới kết hôn diễn ra dưới hình thức chọn vợ tập thể, thiếu
văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của
phụ nữ Việt Nam…Phần lớn các cô dâu trước khi ra nước ngoài sinh sống cùng chồng chưa
được tư vấn đầy đủ để có những hiểu biết cần thiết về pháp luật, ngôn ngữ, phong tục, tập
quán của nước sở tại nên đã gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với nhà chồng cũng như

trong việc hòa nhập với cộng đồng. Nhiều trường hợp đã rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng
không được giúp đỡ, bảo vệ.
2. Quản lý về việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Có nhiều ý kiến cho rằng nên quy định chặt chẽ vấn đề người nước ngoài nhận con nuôi
Việt Nam, không để kẽ hở để xảy ra nạn môi giới, mua bán trẻ em ra nước ngoài, nhất là trên
địa bàn các dân tộc vùng sâu vùng xa nơi có trình độ văn hóa còn thấp. Do đó sở tư pháp tỉnh
đã có những chỉ thị cho các cơ quan chức năng ở các địa phương quản lý sát vấn đề hộ tich
trên địa bàn huyện, xã.
Trẻ em sinh ra đều phải đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân xã, phường. Nếu người
nước ngoài nhận trẻ em việt nam làm con nuôi thì phải làm các thủ tục theo luật định và
trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm định kỳ 6
6
tháng gửi báo cáo cho cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình trạng sức khỏe, tinh thần, sự hòa
nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
Trường hợp việc nuôi con nuôi tiếp tục thực hiện tại Việt Nam thì trong thời hạn này việc
thông báo tình hình phát triển của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của
Luật Nuôi con nuôi (Theo quy định tại điều luật này thì 6 tháng một lần trong thời hạn 03
năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp
xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với
cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. UBND cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm
kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi). Trước khi xác nhận trẻ em có đủ
điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài, Sở Tư pháp phải thẩm định hồ sơ của trẻ em và đối
chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp
được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài thì phải có văn bản xác
minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định
được cha mẹ đẻ…việc xác định về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi rất khó khăn cho cơ quan chức
năng, cũng chính tình trạng này đã dẫn tới sự chậm trễ trong giải quyết hồ sơ.
Ngoài ra, theo căn cứ của pháp luật trước khi cho trẻ em làm con nuôi của người nước
ngoài Sở Tư Pháp phải xem xét về điều kiện của người muốn nhận làm con nuôi, nếu họ đáp

ứng đủ các điều kiện thì sẽ được giải quyết cho nhận con nuôi. Điều này nhằm bảo vệ trẻ em
Việt Nam, tránh tình trạng mua bán trẻ em qua biên giới, mặt khác làm cơ sở để theo dõi quá
trình chăm sóc và nuôi dưỡng sau khi nhận con nuôi được thuận lợi hơn.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và
người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo
đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Nghiêm cấm lợi
7
dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán
trẻ em hoặc vì mục đích trực lợi khác.
Từ năm 2010 đến nay Sở Tư Pháp đã giải quyết cho khoảng 100 trẻ em làm con nuôi
người nước ngoài, phần lớn những trẻ em này là trẻ em dưới 6 tuổi và là trẻ em mồ côi,
người nhận nuôi mang các quôc tịch Mỹ, Đức, Italya…
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hôn nhân gia đình có yếu tố
nước ngoài.
1. Thực trạng trong công tác quản lý về việc đăng ký kết hôn cho phụ nữ kết
hôn với người nước ngoài.
Theo số liệu của các Sở Tư pháp, trong năm năm (2005-2010), đã có khoảng 200 phụ nữ
kết hôn với nam giới Hàn Quốc, trong đó phần lớn đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc và làm thủ
tục công nhận kết hôn tại Sở Tư Pháp.
Tránh thủ tục phiền hà nên khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài, đa số không nhận thức
được những rủi ro có thể phát sinh. Thí dụ như khi qua thủ tục phỏng vấn để công nhận tại
Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền có thể có đủ căn cứ để từ chối công nhận.
Dù pháp luật Việt Nam không công nhận thì thực tế họ cũng đã là vợ chồng hợp pháp
theo pháp luật của nước mà họ đã tiến hành đăng ký kết hôn, thậm chí đã có con chung. Nếu
xảy ra vấn đề tranh chấp tài sản, thừa kế tài sản tại Việt Nam thì thủ tục giải quyết không hề
đơn giản.
Mặt khác vì không được pháp luật công nhận nên tình trạng hôn nhân của phía công dân
Việt Nam sẽ được xác nhận là “độc thân” và người này có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn

vắng mặt với một người Hàn Quốc khác tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có quy định phỏng vấn để tìm hiểu qua đó tư vấn
hoặc công nhận hôn nhân nhưng nhiều người thuê phiên dịch, môi giới theo sự sắp đặt tức là
8
họ ngầm chấp thuận cuộc hôn nhân này thì cơ quan thẩm quyền không có căn cứ để giải
quyết. Vì vậy, khi có xảy ra tranh chấp hay gặp vấn đề trong hôn nhân, cơ quan có thẩm
quyền cũng không thể bảo vệ quyền lợi của họ. Điều này gây không ít khó khăn trong việc
quản lý hồ sơ của phòng tư pháp
2. quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài của các cấp, các ngành, các bộ trên địa
bàn tỉnh.
Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg nhấn mạnh vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, liên quan đến trách nhiệm của
nhiều bộ, ngành, các cấp ủy và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua việc quản
lý về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm đồng bộ
của các bộ, ngành, các cấp. Bên cạnh một số huyện, xã ,cấp ủy, chính quyền địa phương đã
quan tâm, đầu tư cho công tác này (bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền, tạo công ăn,
việc làm có thu nhập cho chị em phụ nữ, xúc tiến việc thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn ),
thì ở một số huyện, xã, công tác này vẫn chưa được coi trọng, thậm chí là bị buông xuôi. Đặc
biệt hơn, một số bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương có nhận thức rằng, quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chỉ là lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý riêng của
ngành Tư pháp, khi có bất cập liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài lại đặt yêu
cầu ngành Tư pháp phải rà soát lại thủ tục đăng ký kết hôn. Chính vì thế, công tác kiểm tra,
thanh tra các địa phương trong việc thụ lý, giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài tuy đã được thực hiện, nhưng bình quân mỗi năm cũng chỉ
thực hiện thanh tra được một địa phương.
Bên cạnh đó, các giải pháp từ công tác cán bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh
vực đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; hỗ trợ kết hôn; giải quyết những vấn đề liên quan
đến trẻ em là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và công tác quản lý dân
cư tại khu vực biên giới; xử lý hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp; tạo việc làm cho nữ
thanh niên và vấn đề tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị lừa gạt qua biên giới trở về… đều phải

được tính tới trong công tác quản lý nhà nước về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
9
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
3.1 Trình tự thực hiện:
- Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý
do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền
cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ
ba.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách
nhiệm:
+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra,
làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức
độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
+ Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và niêm yết tại UBND
cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi
thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại,
tố cáo hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ
sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;
+ Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải
quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký
kết hôn.
Nếu có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng cơ quan Công an, thì thời gian xác minh là 20
ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp;
- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp
tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam,
nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về
sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn
vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký
kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

10
3.2. Cách thức thực hiện: Hai bên nam nữ phải trực tiếp nộp hồ sơ. Trong trường hợp một
bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để
trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy ủy quyền cho gười kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý
do vắng mặt, giấy ủy quyền phải được chứng thực hợp lệ.
3.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận
hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
- Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định
cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có
chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá
06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần
hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (đối với
công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc
thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập
thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong
nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài
ở Việt Nam).
- Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực
lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp
giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận
việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà
nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
11

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ
3.4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
3.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn
3.6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP/HTNNg- 2003- KH.1 (mẫu kèm theo).
3.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình):
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên
nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của
Luật này.
Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình):
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.
Loại hành chính tư phápThời gian
30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp có yêu cầu cơ
quan Công an xác, thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.
Lệ phí
Không quá 1.000.000 đồng.
4. Vấn đề quản lý việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Để được nhận nuôi trẻ em thì người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật về luật nuôi con nuôi và các quy định trong các hướng dẫn của nhà nước.
Vấn đề cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại tỉnh đang diễn ra rất phức tạp, nhất

là thủ tục nhận nuôi con, mặc dù có sự hướng dẫn trong các văn bản pháp luật song thực tế
12
giải quyết còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế việc xác định người nước ngoài có ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại trước đây đã có quốc tịch Việt Nam là rất khó, vì trước đây
không hiểu là từ thời gian nào và vấn đề tra cứu lại quốc tịch mất rất nhiều thời gian. Trên
thực trạng thủ tục đăng ký phức tạp đó, Sở Tư Pháp tỉnh quy định trình tự, thủ tục đăng ký
việc nhận nuôi con nuôi cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh dựa trên các cơ sở pháp lý
do bô Tư Pháp quy đinh. Trình tự, thủ tục như sau:
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1:
- Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Pháp luật, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp xã nơi cư trú của người nhận con, nơi lập biên
bản trẻ bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, nơi có trụ sở của cơ sở đang nuôi dưỡng trẻ;
- Công dân xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu người đi đăng ký nhận con
nuôi, sổ hộ khẩu của người nhận con (trường hợp nơi đăng ký là xã nơi người nhận con cư
trú );
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết giấy biên nhận; trường hợp thiếu hoặc không hợp lệ thì công
chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn công dân làm lại theo đúng quy định;
- Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng
tuần trừ các ngày nghỉ theo quy định.
b) Bước 2: Công chức UBND cấp xã thẩm định hồ sơ. Trường hợp không thể đăng ký nuôi
con nuôi thì thông báo lý do cho công dân biết.
c) Bước 3:
- Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
UBND cấp xã;
- Công dân đến nhận kết quả nộp lại giấy biên nhận nộp hồ sơ, nộp lệ phí theo quy định và
nhận kết quả;
- Thời gian trả kết quả: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trừ các ngày
nghỉ theo quy định.

13
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi hoặc Tờ khai đăng ký việc nhận con nuôi
trong trường hợp:
+ Trẻ được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, không tìm được cha mẹ đẻ mà chưa được đưa
vào cơ sở nuôi dưỡng;
+ Cả cha và mẹ đẻ của trẻ đã chết, mất tích, mât năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà không có người hoặc tổ chức giám hộ.
- Bản sao giấy khai sinh của người đựơc nhận làm con nuôi;
- Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
4.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.
4.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.
4.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nui.
- Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được
nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì cũng có mặt;
-Người được nhận làm con nuôi : từ 15 tuổi trở xuống (người trên 15 tuổi có thể nhận làm
con nuôi nếu là con nuôi, người tàn tật người mất năng lực hành vi dân sư hoặc làm con nuôi
của người già yếu cô đơn);
- Người nhận nuôi con nuôi: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi
trở lên, có đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc chăm nom chăm sóc, nuôi dưỡng
giáo dục con nuôi.
Chương 3 . Những bất cập và giải pháp đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước.
1. Những bất cập trong công tác quản lý.
Kết quả tổng hợp của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh qua phỏng vấn trực tiếp các
bên đượng sự đến đăng ký kết hôn tại các địa phương cũng cho thấy tình trạng hết sức lo
14

ngại khi động cơ, mục đích kết hôn xuất phát từ tình yêu chân chính chỉ xác định ở một số ít
trường hợp còn lại là xuất phát từ nhiều động cơ, mục đích khác nhau trong đó chủ yếu là kết
hôn để đi nước ngoài và được xem là con đường thoát nghèo của các cô gái trẻ. Cũng vì
không xuất phát từ tình yêu nên thời gian quen biết nhau đi đến hôn nhân đa số là từ 6 tháng
đến dưới 1 năm thậm chí có trường hợp chỉ mới quen nhau 3 tháng, gặp nhau một vài lần đã
tiến tới hôn nhân; hay tình trạng kết hôn quá chênh lệch về tuổi tác…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện nhiều trường hợp phụ nữ làm lễ đính hôn và
tổ chức cưới với công dân một số nước như trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc nói
trên.
Tỉnh Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có đồng bào dân tộc ít người sinh sống khá đông, sự
hiểu biết về pháp luật còn thấp, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn do đó lợi dụng tâm
lý mong muốn kết hôn với người nước ngoài để đổi đời và kẽ hở của luật pháp, không ít tổ
chức, đối tượng đã lợi dụng việc kết hôn rồi đưa người xuất cảnh trái phép, giả mạo hồ sơ,
buôn bán phụ nữ, trẻ em. Mặt khác công tác quản lý của các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với vấn đề hộ tịch, đăng ký kết hôn, vì bà con
vùng dân tộc thiểu số thường cư trú trong những địa bàn xa, việc đi lại rất khó khăn và việc
hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên họ
thường bỏ qua các thủ tục hành chính này vì thế khi kết hôn hoặc khi được nhận nuôi con
nuôi hồ sơ thường phải xác nhận lại toàn bộ, đây là vấn đề đáng lo ngại của Sở Tư Pháp.
Ngoài ra việc nhận nuôi con nuôi của người nước ngoài trong việc thay đổi tên như việc
thay đổi phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh của người con nuôi đã gặp không ít khó
khăn cho cán bộ Tư pháp. Pháp luật hiện hành chỉ dự liệu các trường hợp người con nuôi có
đầy đủ cả cha, mẹ nuôi lẫn cha mẹ ruột do đó việc thay đổi thông tin họ và tên cha, mẹ nuôi
sang cha mẹ ruột rất dễ dàng khi hai bên thỏa thuận. Trường hợp người con nuôi chỉ có cha
hoặc mẹ ruột thì khi làm thủ tục nuôi con nuôi căn cứ vào quy định không thể giải quyết bổ
sung vào bản chính giấy khai sinh tên cha hoặc mẹ nuôi gây ra tình trạng người con phải
chịu mặc cảm về tâm lý khi hòa nhập với cộng đồng.
Một vấn đề khác cho thấy đói với bản chính giấy khai sinh thì mặt sau có khung để cán
bộ hộ tich ghi những nội dung ghi chú khi có thay đổi, cải chính…nhưng giấy chứng nhận
15

kết hôn thì mặt trước và mặt sau đều không bố trí chỗ giành cho cán bộ hộ tịch ghi nội dung
điều chỉnh, nếu căn cứ vào quy định điều chỉnh hộ tịch thì cán bộ hộ tịch không biết ghi chú
vào nơi nào của bản thân giấy chứng nhận kết hôn khi có yêu cầu và có căn cứ phải bổ sung.
Đây là vướng mắc mà không phải riêng ngành tư pháp tỉnh Lâm Đòng mắc phải, mà đây là
quy định chung của pháp luật nó đang là khó khăn và vương mắc chung cho ngành tư pháp
cả nước.Do pháp luật quy định chưa cụ thể nên việc giải quyết các giấy tờ hộ tịch của người
dân còn nhiều khó khăn, bất cập và gây khó khi cán bộ tư pháp hộ tịch tỉnh giải quyết. Cũng
chính những bất cập trên đã dấn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm cho thủ tục quản lý
rườm rà, và người dân không chấp hành đúng luật, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dung.
2. Giải pháp.
Trước những thực trạng trên để định hướng khắc phụ tình trạng “4 không” của phụ nữ
khi kết hôn với người nước ngoài, cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp
luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; cảnh báo về những hệ lụy của việc kết
hôn với những người nước ngoài vì mục đích kinh tế mang tính trào lưu thông qua môi giới
trái phép; tạo điều kiện trang bị kiến thức mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp việc làm để giảm
nghèo, ổn định cho nữ thanh niên nông thôn, miền núi; có chính sách tạo việc làm phù hợp
để giúp phụ nữ bị lừa gạt qua con đường kết hôn từ nước ngoài về nước sinh sống nhanh
chóng ổn định cuộc sống.
Các ngành chức năng nên vào cuộc tích cực triển khai các hoạt động hướng đến việc đảm
bảo làm lành mạnh hóa quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, bảo đảm hạnh
phúc lâu dài cho các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài, thực hiện nguyên tắc hôn nhân
tự nguyện tiến bộ của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
và xem đây là biện pháp mạnh nhằm thiết lập trật tụ xã hội trong hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài. Qua đó sở Tư pháp phải kịp thời có những hướng dẫn các vướng mắc của
địa phương trong quá trình thụ lý và giải quyết việc đăng ký kết hôn, chấn chỉnh những lệch
lạc, tiêu cực; đồng thời chỉ đạo các đơn vị ngành thực hiện nghiêm túc hơn nữa trong quy
16
định không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ 3; quy định xác minh,
phỏng vấn các bên đương sự.

Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn Sở Tư pháp
phải được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc nhằm góp phần loại trừ được những trường hợp hồ
sơ không hợp thức, hồ sơ giả…
Tăng cường phỏng vấn các bên kết hôn, loại trừ những trường hợp kết hôn không bảo
đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc,
hướng các quan hệ hôn nhân phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia
đình Việt Nam; ngăn ngừa, hạn chế các trường hợp kết hôn có tính chất vụ lợi, thực dụng vì
lý do kinh tế.
Các cơ quan chức năng trong tỉnh cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tình hình phụ nữ Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội, đối ngoại phải đánh giá một cách toàn diện những
vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: vấn đề chuyển
dịch dân số, vấn đề mất cân bằng giới, vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia, cũng như vấn đề
tôn trọng quyền dân sự của cá nhân Từ đó hoàn thiện những giải pháp mang tính đồng bộ
về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội, đối ngoại, pháp luật, hành chính
nhằm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tránh tình trạng chỉ
nhấn mạnh về những giải pháp hành chính .
Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho chị em hiểu về chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, tỉnh, huyện và địa phương để chị em ổn định cuộc sống.
Phát huy vai trò của tổ chức Hội, khi biết các chị em có ý định kết hôn với người nước ngoài
thì cần quan tâm thăm hỏi tình hình và đưa ra lời khuyên, thông tin tư vấn kịp thời, phù hợp
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài nhằm nâng cao nhận thức của các thanh niên, nhất là nữ thanh niên và
các bậc cha mẹ trong vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuyên truyền hướng dẫn gia
đình có trẻ em mang quốc tịch nước ngoài và trẻ em lai về sống tại địa phương được chăm
sóc sức khỏe ban đầu.
C. KẾT LUẬN
17
Quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bắt đầu phát sinh và phát triển ở Việt
Nam vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20 như hệ quả tất yếu của sự phát triển, hội nhập

ngày càng sâu rộng của nước ta. Trước đó, hiện tượng này chỉ mang tính chất cá biệt. Trong
thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều
chỉnh quan hệ này.
Theo ý kiến của ngành tòa án thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một trong các bên đương
sự xin ly hôn là do việc kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu tự nguyện mà mục đích vì lý
do kinh tế hoặc để xuất cảnh ra nước ngoài. Cạnh đó, bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, quan
điểm sống làm cho cuộc sống hôn nhân khó hòa hợp.
Các vụ án hôn nhân và gia đình do TAND cấp huyện thụ lý phần lớn một bên vợ (hoặc
chồng) là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình (hành hạ, đánh đập, ngược đãi…), ngoại tình, cờ
bạc dẫn đến nợ nần…
Ngành tòa án tỉnh đã giải quyết được 1.778 vụ, đạt tỉ lệ trên 94%. Nhiều vụ thẩm phán đã
kiên trì hòa giải, hàn gắn những sứt mẻ, rạn nứt trong đời sống hôn nhân nên số việc công
nhận sự thỏa thuận đoàn tụ đạt tỉ lệ cao.
Tuy nhiên, một số phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân các nước, vùng lãnh thổ mà
Việt Nam chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp nên việc xác minh, thu thập chứng cứ để
giải quyết ly hôn gặp khó khăn. Tòa án chỉ có thể thụ lý, giải quyết với những trường hợp đã
có ý kiến của bên nước ngoài thuận tình ly hôn. Có phụ nữ lấy chồng nước ngoài đã trở về
nước do hôn nhân đổ vỡ nhưng vẫn khó khăn để hoàn tất thủ tục pháp lý để xin ly hôn.
Từ đó cho thấy công tác quản lý nhà nước trong vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài còn nhiều bất cập. Do đó nhà nước cần siết chặt hơn nữa và đưa ra các giải pháp
cấp thiết để xử lý những bất cập đang tồn tại.
18
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, do đó việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự
quan tâm của cơ quan chức năng đối với những khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, giáo dục người dân để họ hiểu và làm theo pháp luật.
Bảo vệ hạnh phúc gia đình chính là bảo vệ xã hội phát triển tốt, việc quản lý nhà nước về
hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài còn góp phần hoàn thiện pháp luật trong thời kỳ hội
nhập của đất nước.
19

×