Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.56 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. PHẠM QUANG PHAN
HÀ NỘI - 2010
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đường lối đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta, các dự án đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các khu
công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, các trung tâm thương mại, khu
chung cư cao tầng…bên cạnh đó quản lý Nhà nước về PCCC còn nhiều
bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, dẫn đến là sự gia
tăng các vụ hoả hoạn về số lượng và mức độ thiệt hại. Đặc biệt đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư lớn, ngành
nghề sản xuất đa dạng, sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu có tính chất
nguy hiểm cháy, nổ cao tăng, thì nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây
ra ngày càng lớn. Thực tế cho thấy, so với tình hình cháy chung trên cả
nước số vụ cháy tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra
rất ít nhưng thiệt hại do cháy gây ra lại rất lớn, thống kê cho thấy năm
2008 chỉ có 24 (trong tổng số 1734 vụ) chiếm 1,4% vụ cháy xảy ra ở các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thiệt hại là 365 tỉ


đồng (trong tổng số 609,1) chiếm 59,9%, trong đó có 8 vụ cháy xảy ra ở
các cơ sở 100% vốn đầu tư của Đài Loan xảy ra cháy gây thiệt hại 345 tỉ
đồng.
Cháy lớn gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tài sản, làm ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng như sự phát
triển của kinh tế - xã hội nói chung. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân
song nguyên nhân cơ bản nhất là vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ
PCCC còn nhiều bất cập.
Từ thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiêp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ” là một yêu cầu có tính cấp
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến dịch vụ PCCC đã được đề cập trong một số nghiên
cứu khoa học, điển hình như:
2
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Thứ, Hà Nội,
2004 với đề tài "Dịch vụ phòng cháy chữa cháy - Một loại hàng hoá
công cộng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta".
- Đề tài khoa học cấp bộ Công an của các tác giả: Đào Quốc Hợp,
Bùi Xuân Hoà, Đặng Trung Khánh: "Những cơ sở lý luận và thực tiễn để
xác định nhu cầu nhân lực và tổ chức đào tạo cán bộ PCCC cho các
ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội". Hà Nội, 2006.
- Đề tài khoa học cấp Bộ Công an của các tác giả: Nguyễn Ngọc
Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai: "Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp ở nước ta hiện nay ". Hà Nội, 2004.
- Đề tài khoa học cơ sở của tác giả Đào Hữu Dân - Trường ĐH
PCCC: "Nghiên cứu chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC
của lực lượng Cảnh sát PCCC trước yêu cầu đòi hỏi của sự ngiệp đổi

mới đất nước hiện nay" - Hà Nội, 2001.
Các nghiên cứu đều có những tiếp cận khác nhau với dịch vụ PCCC
song chưa có đề tài nào đi sâu phân tích vấn đề quản lý nhà nước về
PCCC như một đối tượng nghiên cứu hoàn chỉnh dưới giác độ kinh tế
chính trị học.
Vì vậy, với cách tiếp cận dưới giác độ kinh tế chính trị học, đề tài
"Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" là công
trình nghiên cứu đầu tiên với cách tiếp cận mới: đi sâu phân tích thực
trạng quản lý Nhà nước đối với cung- cầu dịch vụ PCCC trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ PCCC
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã
giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
3
- Làm rõ dịch vụ PCCC là một hàng hoá công cộng và cơ sở lý luận
của hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hoá dịch vụ PCCC.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động PCCC và cầu về dịch vụ
PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam;
- Thực trạng quản lý Nhà nước đối với cung dịch vụ PCCC trong DN
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý
nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Quan điểm tiếp cận:
Với quan điểm: “Cân bằng cung- cầu dịch vụ PCCC là thước đo hiệu
quả vai trò quản lý Nhà nước về dịch vụ PCCC”, đề tài tiếp cận vai trò
quản lý Nhà nước về dịch vụ PCCC với hai nội dung chủ yếu là cầu về
dịch vụ PCCC và cung về dịch vụ PCCC. Trên quan điểm đó toàn bộ
nghiên cứu được triển khai theo khung logic (hình 1).
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn của công tác quản lý nhà nước về cung dịch vụ PCCC, cầu về dịch
vụ PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ
đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà
nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn chỉ đi
sâu nghiên cứu khía cạnh kinh tế, còn khía cạnh kỹ thuật, nghiệp vụ chỉ
đề cập trong chừng mực cần thiết.
4
Hình 1. Khung logic về phương pháp tiếp cận
nội dung nghiên cứu của đề tài
5
Hiện trạng dịch vụ PCCC
trong các DN
Hệ thống cung ứng DV
PCCC
Cầu về DV PCCC trong
các DN
Cung về DV PCCC với các
DN
VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DN CÓ VỐN
ĐTTT NƯỚC NGOÀI

6
5. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu chỉ rõ dịch vụ PCCC là một hàng hoá công cộng cũng
như vai trò quản lý Nhà nước đối với hàng hoá dịch vụ này.
- Nghiên cứu xây dựng trên quan điểm tiếp cận mới (Cung- Cầu về
dịch vụ PCCC), đây là hướng tiếp cận mới mà chưa có nghiên cứu tương
tự tiếp cận.
- Từ nguồn số liệu sơ cấp của Cục Cảnh sát PCCC (C23) nghiên cứu
đã phân tích, đưa ra những nhận định về các mặt còn tồn tại trong công tác
quản lý Nhà nước đối với dịch vụ PCCC, trên các mặt:
+ Đánh giá thực trạng cầu dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo các tiêu chí ngành nghề đầu tư, quốc gia đầu tư,
địa bàn đầu tư, hạng mục đầu tư…
+ Đánh giá thực trạng cầu dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước- phổ biến
thông tin khoa học công nghệ, về tư vấn, thiết kế về an toàn PCCC, về đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC
+ Đánh giá thực trạng cung dịch vụ PCCC của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước-
Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Hoạt động hỗ trợ
thanh tra, kiểm tra phát hiện và khắc phục nguy cơ mất an toàn PCCC,
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC và Hoạt động
tuyên truyền, giáo dục, Hoạt động phổ biến thông tin khoa học công nghệ
về PCCC, chuyển giao công nghệ về PCCC, Hoạt động tư vấn, thiết kế về
an toàn PCCC.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi tăng cường vai trò quản lý Nhà
nước đối với Cung- Cầu dịch vụ PCCC nhằm hạn chế tới mức tối thiểu số
lượng và mức độ thiệt hại do cháy, nổ gây ra tạo môi trường tốt thu hút
đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào lý luận Kinh tế chính trị Mác-Lênin, quan điểm của Đảng,
Nhà nước và tiếp thu có chọn lọc lý luận của kinh tế học hiện đại cùng
một số đề tài khoa học về lĩnh vực PCCC.
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
7
- Phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…để rút ra
những kết luận và giải pháp thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC ở nước ta.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường vai trò quản lý nhà
nước đối với dịch vụ PCCC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ
PCCC trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3. Phướng hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PCCC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm dịch vụ PCCC – một loại hàng hóa công cộng
Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản phẩm
hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu sản
xuất và đời sống của con người một cách kịp thời, thuận lợi và hiệu quả.
Theo luật PCCC: Cháy là: “trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát

được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường”.
Phòng cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi
xảy ra cháy và cho việc dập tắt đám cháy.
Từ việc nghiên cứu hai khái niệm trên chúng ta có thể rút ra khái niệm
về dịch vụ PCCC như sau:
Là những hoạt động lao động mang tính xã hội cao, tạo ra các sản
phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể bao gồm các biện
pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn
chế nguyên nhân, điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ
động cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và chữa cháy kịp thời, có
hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của con người một
cách kịp thời, thuận lợi và hiệu quả.
Dịch vụ PCCC là hàng hóa dịch vụ nhưng đồng thời là hàng hóa công
cộng. Dịch vụ PCCC là hàng hóa công cộng thể hiện ở hai thuộc tính cơ
bản là tính tiêu dùng không đối đầu (non - rivalry) và tính tiêu dùng không
loại trừ (non-excludability). Ngoài ra dịch vụ PCCC còn thể hiện ở các
đặc trưng mang đặc tính đặc thù riêng.
9

×