Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đặc điểm vốn xã hội của nhân lực trẻ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

BÙI THỊ HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI CỦA NHÂN LỰC TRẺ LÀM VIỆC
TẠI CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân
và phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

BÙI THỊ HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI CỦA NHÂN LỰC TRẺ LÀM VIỆC
TẠI CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân
và phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Đặc điểm vốn xã hội của nhân lực trẻ làm việc tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” là đề tài
nghiên cứu dựa trên một phần kết quả khảo sát thực tế tại thành phố Hà Nội, trên cơ
sở phân tích một phần dữ liệu của đề tài cấp nhà nước “Vai trò của vốn xã hội trong
sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” do PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan làm chủ nhiệm đề tài.
Luận văn Thạc sĩ là một bước quan trọng để học viên có cơ hội thực hành,
áp dụng các kiến thức lý thuyết được học ở trường vào nghiên cứu trong thực tế.
Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song tôi hi vọng rằng công
trình nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về quá trình tạo dựng và duy trì vốn xã
hội của nhân lực trẻ tại Hà Nội. Tôi cũng mong rằng nghiên cứu sẽ đem lại những
kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm
Khoa và các thầy cô giáo của Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã nhiệt
tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trong tập thể lớp Cao học
khóa 2014 - Xã hội học đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người tham gia vào
nghiên cứu và nhiệt tình chia sẻ thông tin.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng do bản thân còn chưa có nhiều kinh
nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Bùi Thị Huyền

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 6
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 7
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 7
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 8
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................... 11
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHÊN CỨU ............ 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................... 12
1.1.1. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trên phƣơng diện mạng lƣới
xã hội ........................................................................................................ 12
1.1.2. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trên phƣơng diện lòng tin .... 15
1.2. Khái niệm làm việc ........................................................................ 17
1.2.1. Khái niệm “vốn xã hội” ............................................................. 17
1.2.2. Khái niệm “nhân lực trẻ” .......................................................... 18
1.3. Các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội ........................................ 19

1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI TRÊN PHƢƠNG DIỆN MẠNG
LƢỚI XÃ HỘI CỦA NHÂN LỰC TRẺ LÀM VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN,
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................... 23
2.1. Dẫn nhập ........................................................................................ 23
2.2. Đặc điểm mạng lƣới gia đình, họ hàng của nhân lực trẻ ........... 24
1


2.3. Đặc điểm mạng lƣới xã hội bên ngoài cơ quan, doanh nghiệp
của

nhân lực trẻ............................................................................ 32

2.4. Đặc điểm mạng lƣới xã hội bên trong cơ quan, doanh nghiệp
của nhân lực trẻ ....................................................................................... 37
2.5. Tiểu kết ........................................................................................... 46
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI TRÊN PHƢƠNG DIỆN LÒNG
TIN CỦA NHÂN LỰC TRẺ LÀM VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN, DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................... 48
3.1. Dẫn nhập ........................................................................................ 48
3.2. Đặc điểm lòng tin giữa nhân lực trẻ với đồng nghiệp ................ 49
3.3. Đặc điểm lòng tin của cấp trên đối với nhân lực trẻ .................. 58
3.4. Tiểu kết ........................................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG

Đại học Quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu

Tr

Trang

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân
Cộng sản Việt Nam

CSVN
TDTT

Thể dục thể thao


BCĐ

Ban chỉ đạo

CT/TW

Chỉ thị/Trung ương

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu………………………………………………………….……9

DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.2.1: Phương tiện/cách thức liên lạc với các thành viên trong gia đình……..25
Biểu 2.2.2: Phương tiện/cách thức liên lạc với các thành viên trong họ tộc……….26
Biểu 2.2.3: Phương tiện liên lạc với các thành viên trong gia đình theo nhóm tuổi.27
Biểu 2.2.4: Phương tiện liên lạc với các thành viên trong họ tộc theo nhóm tuổi…28
Biểu 2.2.5: Mức độ chú trọng của nhân lực trẻ vào mối quan hệ gia đình, họ tộc...32
Biểu 2.3.1: Mức độ tham gia tích cực vào các nhóm xã hội ngoài cơ quan, doanh
nghiệp của nhân lực trẻ…………………………………………………………….33
Biểu 2.3.2: Mức độ tham gia tích cực vào các nhóm xã hội ngoài cơ quan, doanh
nghiệp của nhân lực trẻ theo giới tính………………………………………….…..35
Biểu 2.3.3: Phương tiện/cách thức liên lạc với nhóm xã hội ngoài cơ quan, doanh

nghiệp........................................................................................................................36
Biểu 2.3.4: Mức độ chú trọng của nhân lực trẻ vào mối quan hệ đồng hương và bạn
bè……………………………………………………………………………..….…37
Biểu 2.4.1: Phương tiện/cách thức liên lạc với đồng nghiệp…………………....…39
Biểu 2.4.2: Phương tiện/cách thức liên lạc với đồng nghiệp theo nhóm tuổi….......40
Biểu 2.4.3: Mức độ chú trọng mối quan hệ đồng nghiệp của nhân lực trẻ theo giới
tính……………………………………………………………………....................41
Biểu 2.4.4: Phương tiện/cách thức liên lạc với Đoàn Thanh Niên…………….......43
Biểu 2.4.5: Phương tiện/cách thức liên lạc với Đoàn thanh niên theo nhóm tuổi....44
Biểu 3.2.1: Nhân lực trẻ đánh giá về sự quan trọng của lòng tin của đồng nghiệp đối
với việc phát huy năng lực làm việc bản thân………………………………......….49
Biểu 3.2.2: Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về độ tuổi đánh giá sự quan trọng của
lòng tin của đồng nghiệp đối với việc phát huy năng lực làm việc bản thân……....53

4


Biểu 3.2.3: Các nhóm nhân lực trẻ theo thâm niên công tác đánh giá về sự quan
trọng của lòng tin của đồng nghiệp đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
than…………………………………………………………………………..……..54
Biểu 3.2.4: Nhóm nhân lực trẻ nam và nhóm nhân lực trẻ nữ đánh giá giá tầm quan
trọng của lòng tin của đồng nghiệp đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
thân…………………………………………………………………………….…...55
Biểu 3.2.5: Các nhóm nhân lực trẻ theo hợp đồng công việc đánh giá tầm quan
trọng của lòng tin của đồng nghiệp đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
thân………................................................................................................................56
Biểu 3.2.6 : Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về thu nhập đánh giá tầm quan trọng
của lòng tin của đồng nghiệp đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
thân……………………………………………………………………………...….57
Biểu 3.3.1: Nhân lực trẻ đánh giá tầm quan trọng của lòng tin của cấp trên đối với

việc phát huy năng lực làm việc bản thân……….....................................................58
Biểu 3.3.2: Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về độ tuổi đánh giá tầm quan trọng
của lòng tin của cấp trên đối với việc phát huy năng lực làm việc bản thân…........60
Biểu 3.3.3: Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về thâm niên công tác đánh giá về sự
quan trọng của lòng tin của cấp trên đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
thân…………………………………………………………………………...…….61
Biểu 3.3.4: Nhóm nhân lực trẻ nam và nhóm nhân lực trẻ nữ đánh giá sự quan trọng
của lòng tin của cấp trên đối với việc phát huy năng lực làm việc bản thân……....62
Biểu 3.3.5: Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về loại hợp đồng làm việc đánh giá sự
quan trọng của lòng tin của cấp trên đối với việc phát huy năng lực làm việc bản
thân…………………………………………………………………………….…...63
Biểu 3.3.6: Các nhóm nhân lực trẻ khác nhau về thu nhập đánh giá về sự quan trọng
của lòng tin của cấp trên đối với việc phát huy năng lực làm việc bản thân……....64

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhân lực, đặc biệt là nhân lực trẻ, có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của mỗi quốc gia. Nói cách khác, ngày nay sự phát triển của một quốc
gia phụ thuộc chủ yếu vào vốn con người của quốc gia đó. Trong bối cảnh
Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ
nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới một góc nhìn
nhất định, nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện
nay của Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về đội ngũ nhân lực nhằm mở
rộng sự hiểu biết và đề xuất các giải pháp phát triển đổi ngũ nhân lực phục vụ
phát triển đất nước là thực sự cần thiết.

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã
quan tâm đến vốn xã hội trong phát triển đội ngũ nhân lực nói chung, nhân
lực trẻ nói riêng dưới những tiếp cận khác nhau [5]. Cụ thể là nhiều tác giả đã
đi sâu tìm hiểu cách thức tạo dựng và sử dụng vốn xã hội của đội ngũ nhân
lực trẻ [6]. Nhiều tác giả chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ [6]. Thêm nữa, cả chiều cạnh
tích cực lẫn tiêu cực của vốn xã hội trong phát triển đội ngũ nhân lực trẻ cũng
đã được đi sâu tìm hiểu [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ đề vốn xã hội và nhân
lực trẻ vẫn cần được tiếp tục triển khai nhằm mang lại những hiểu biết cập
nhật về một loại vốn quan trọng của đội ngũ nhân lực này. Thêm nữa, đặc
điểm vốn xã hội của đội ngũ nhân lực trẻ làm việc trong các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng chưa được các nghiên
cứu đi trước đi sâu tìm hiểu. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Đặc điểm
6


vốn xã hội của nhân lực trẻ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận văn thạc sĩ này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những đặc điểm vốn xã hội
của nhân lực trẻ trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu


- Làm rõ đặc điểm vốn xã hội trên phương diện mạng lưới xã hội của
nhân lực trẻ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Làm rõ đặc điểm vốn xã hội trên phương diện lòng tin của nhân lực trẻ
làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm vốn xã hội của nhân lực trẻ làm việc ở các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2.

Khách thể nghiên cứu

Khách thể tập trung chủ yếu vào nhóm nhân lực trẻ 18 – 34 tuổi, đang
làm trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017.
Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nội dung: đặc điểm vốn xã hội trên phương diện mạng lưới xã
hội và lòng tin của nhân lực trẻ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7



4. Câu hỏi nghiên cứu
- Mạng lưới xã hội của nhân lực trẻ làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp
nhà nước có đặc điểm như thế nào?
- Lòng tin của nhân lực trẻ làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước
có đặc điểm như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Mạng lưới xã hội của nhân lực trẻ làm việc trong các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội được tạo dựng và duy trì qua
nhiều cách thức khác nhau và có sự khác nhau trên các phương diện
như giới tính, tuổi tác. Những mạng lưới này có vai trò quan trọng đối
với quá trình tìm kiếm việc làm và thăng tiến sự nghiệp của đội ngũ
nhân lực trẻ.
- Lòng tin của nhân lực trẻ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Hà Nội được tạo dựng, duy trì qua những cách thức
nhất định và có sự khác nhau trên phương diện độ tuổi, loại hợp đồng
làm việc, thâm niên công tác, thu nhập. Lòng tin của nhân lực trẻ làm
việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội có
vai trò quan trọng đối với phát huy năng lực làm việc của bản thân họ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.

Phân tích tài liệu

Nghiên cứu được tiến hành trước hết bằng việc thu thập và phân tích
các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến vốn xã hội và nguồn nhân lực.
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu ba gồm ấn phẩm của các nghiên
cứu trong và ngoài nước, tài liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan nhà nước,
viện nghiên cứu, tổ chức xã hội và các tài liệu về địa bàn nghiên cứu.
Dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu định lượng

của đề tài cấp nhà nước “Vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển nguồn
8


nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do
PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan chủ nhiệm đề tài. Từ nguồn dữ liệu của đề tài này
được khảo sát trên một số địa phương của cả nước, tác giả tách riêng dữ liệu
được khảo sát tại Hà Nội và phân tích sâu dữ liệu được khảo sát ở Hà Nội.
Một số đặc điểm của mẫu khảo sát được tiến hành tại Hà Nội mà tác giả luận
văn đã sử dụng để phân tích trong đề tài cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu
Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Giới tính

Nhóm tuổi

Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân

Số lƣợng

Tỷ lệ
Đơn vị (%)

Nam

206

41,4


Nữ

292

58,6

Tổng

498

100

19 – 24 tuổi

52

10,4

25 – 30 tuổi

176

35.3

31 – 34 tuổi

270

54,2


Tổng

498

100

Phổ thông trung học

4

0,8

Trung cấp nghề

22

4,4

Cao đẳng, đại học

307

61,6

Sau đại học

161

32,3


Khác

4

0,8

Tổng

498

100

Độc thân

149

29,9

Đang có vợ/chồng

335

67,3

Ly hôn/ly thân/góa

9

1,8


Sống chung chưa

5

1,0

9


kết hôn

Tôn giáo

Thâm niên công tác

Tổng

498

100

Phật giáo

41

8,2

Thiên chúa giáo


6

1.2

Tin lành

1

0,2

Tôn giáo khác

2

0,4

Không tôn giáo

448

90,0

Tổng

498

100

Từ 1 – 5 năm


259

52,0

Từ 6 – 10 năm

138

27,7

Từ 11 – 15 năm

101

20,3

Tổng

498

100

Nghề nghiệp : Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nhà nước

6.2.

Phỏng vấn sâu

Ngoài việc phân tích trên một phần dữ liệu của đề tài, tác giả phỏng vấn
sâu thêm 12 trường hợp và có ghi các cuộc phỏng vấn này trên cơ sở sự cho

phép của người được phỏng vấn. Thời lượng mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ
50 đến 60 phút. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ, nhân viên trong độ tuổi
18 – 34 tuổi, đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Phỏng vấn sâu cung cấp những ý kiến, đánh giá của
người trả lời về vốn xã hội của họ. Trong 12 cuộc phỏng vấn mà tác giả luận
văn đã thực hiện có 6 cuộc phỏng vấn mà người được phỏng vấn là nam giới,
và 6 cuộc phỏng vấn mà người được phỏng vấn là nữ giới. Những người được
phỏng vấn khác nhau về nhiều đặc điểm chẳng hạn như nghề nghiêp, thâm
niên công tác.

10


7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1.

Ý nghĩa khoa học

Qua việc vận dụng một số quan điểm lý thuyết về vốn xã hội, tác giả
luận văn phân tích các dữ liệu định tính và định lượng được khảo sát ở Hà
Nội để làm rõ những đặc điểm vốn xã hội của nhân lực trẻ trong trong các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước. Nói cách khác, trên phương diện khoa học,
luận văn cung cấp thêm một góc nhìn xã hội học đối với vốn xã hội, mà cụ thể
là đặc điểm vốn xã hội của của đội ngũ nhân lực trẻ.

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Những dữ liệu, luận cứ khoa học trong luận văn này là tài liệu tham

khảo giúp các nhà quản l‎ý có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển
nguồn nhân lực trẻ. Các dữ liệu, luận cứ khoa học trong luận văn cũng góp
thêm cơ sở cho các nhà quản lý trong quá trình đưa ra các quyết định quản lý
nhằm phát huy tốt hơn năng lực của đội ngũ nhân lực trẻ

11


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều tác giả khác nhau đã công
bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề vốn xã hội. Trong khuôn
khổ của luận văn này, tác giả sẽ điểm lại những luận điểm quan trọng liên
quan đến đặc điểm vốn xã hội qua nghiên cứu của một số tác giả đáng lưu ý
trong và ngoài nước. Cụ thể là, qua các nghiên cứu đi trước, tác giả sẽ nhìn lại
đặc điểm của vốn xã hội qua hai thành tố quan trọng là mạng lưới xã hội và
lòng tin. Dưới đây, hai mục cụ thể sẽ lần lượt đề cập đến hai nội dung này.
1.1.1. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trên phƣơng diện mạng lƣới xã
hội
Vốn xã hội là một chiều cạnh quan trọng được các tác giả bàn đến khi
nghiên cứu vốn xã hội. Tác giả quan trọng đầu tiên nghiên cứu về vốn xã hội
là Bourdieu (1986) qua nghiên cứu “The Forms of Capital” (Các hình thức
của vốn) cho rằng rằng vốn xã hội đến từ mạng lưới xã hội tương đối bền
vững [10]. Trong khi đó, nhà xã hội học Coleman (1988) với các ấn phẩm
“Social Capital in the Creation of Human Capital” (Vốn xã hội trong việc tạo
dựng vốn con người) lại khẳng định vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội [11].
Lin (2001) với nghiên cứu “Social Capital: A Theory of Social Structure and
Action” (Vốn xã hội: Một lý thuyết về cấu trúc xã hội và hành động) cũng cho
rằng vốn xã hội nằm trong mạng lưới xã hội [13]. Một tác giả nổi tiếng khác

là Putnam (2000) với cuốn sách “Bowling Alone: The Collapse and Revival
of American Community” (Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và hồi sinh
của cộng đồng Hoa Kỳ) lại khẳng định rằng mạng lưới xã hội là một thành tố
của vốn xã hội [16]. Trong khi đó Portes qua ấn phẩm "Social Capital: Its
12


Origins and Applications in Modern Sociology" (Vốn xã hội: Nguồn gốc và
những ứng dụng trong xã hội học hiện đại) lại quan sát vốn xã hội thông qua
mạng lưới xã hội. Dưới một góc nhìn nhất định, các tác giả trên đã khẳng định
một trong những chiều cạnh quan trọng của vốn xã hội là mạng lưới xã hội
[15].
Liên quan đến mạng lưới xã hội, Bourdieu (1986) qua nghiên cứu “The
Forms of Capital” (Các hình thức của vốn) nhấn mạnh rằng mạng lưới xã hội
là kết quả của các chiến lược đầu tư và người ta dùng mạng lưới này để tìm
kiếm lợi ích trong ngắn hạn hay dài hạn[10]. Coleman (1988) qua công trình
“Social Capital in the Creation of Human Capital” (Vốn xã hội trong việc tạo
dựng vốn con người) lại khẳng định sự đóng kín của các mạng lưới xã hội là
điều kiện tốt cho sự tồn tại của vốn xã hội và người ta tạo dựng quan hệ xã
hội để tìm kiếm lợi ích [11]. Nhà xã hội học Portes (1998) với ấn phẩm
"Social Capital: Its Origins and Applications in Modern Sociology" (Vốn xã
hội: Nguồn gốc và những ứng dụng trong xã hội học hiện đại) lại nhấn mạnh
khả năng tìm kiếm lợi ích qua việc trở thành thành viên của các mạng lưới xã
hội [15]. Như vậy, các nhà nghiên cứu ở trên đã khẳng định việc tạo dựng,
duy trì và sử dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm lợi ích.
Tác giả Hoàng Bá Thịnh (2009) qua bài viết “Vốn xã hội, mạng lưới xã
hội và những phí tổn” đã cho rằng việc người nông dân tham gia vào các hoạt
động cộng đồng như tang ma, cưới xin, vv… là cách để họ tạo dựng vốn xã
hội theo nghĩa là mạng lưới xã hội [2]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tuấn Anh
(2010) qua công trình “Kinship as Social Capital: Economic, Social and

Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern
Vietnamese Village” (Họ hàng như là vốn xã hội: Các khía cạnh kinh tế, xã
hội văn hóa của quan hệ họ hàng đang chuyển đổi ở một làng miền Bắc Việt
Nam) đã chứng minh rằng các lễ nghi quan trọng trong đời sống cộng đồng
13


như giỗ chạp, cưới xin, tang ma là những chất keo xã hội (social glues) kết
nối các cá nhân lại với nhau thành mạng lưới [7]. Nghiên cứu của Stephen. J
Appold và Nguyen Quy Thanh (2004) với tên gọi “The Prevalence and Costs
of Social Capital among Small Businesses in Vietnam” (Sự phổ biến và cái
giá của vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam) dựa trên kết quả
khảo sát nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đã khẳng định rằng nhiều doanh
nghiệp phải tìm kiếm nguồn nhân lực bên ngoài ngoài mạng lưới bạn bè và
gia đình [9]. Một nghiên cứu khác là nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng (2008)
với tên gọi “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội” đã cho rằng
mạng lưới xã hội của người lao động, mạng thông tin của doanh nghiệp, mạng
di cư, vai trò của các loại vốn trong xóa đói, giảm nghèo [3]. Trong nghiên
cứu này, Lê Ngọc Hùng (2008) cũng khẳng định rằng mạng lưới truyền thống
bị phá vỡ bởi đô thị hóa và người ta phải dựa vào mạng lưới ngoài làng xã để
tìm việc, nâng cao trình độ chuyên môn. Nguyễn Tuấn Anh (2013) qua bài
viết “Vốn xã hội và kinh tế hộ gia đình qua hoạt động của các nhóm tín dụng
phi chính thức ở nông thôn Bắc Trung Bộ” chứng minh tầm quan trọng của
vốn xã hội trên phương diện mạng lưới xã hội trong phát triển kinh tế của các
hộ gia đình [4]. Công trình nghiên cứu “Vốn xã hội trong phát triển nguồn
nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do
Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015) [5] và
công trình “Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng
tiếp cận khác nhau” do Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn
Tuấn Anh (2015) đồng chủ biên [6] đã làm rõ nhiều chiều cạnh của việc tạo

dựng, duy trì mạng lưới xã hội cũng như vai trò của mạng lưới xã hội trong
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ. Luận văn thạc
sỹ “Tạo dựng và phát triển vốn xã hội của nhân lực trẻ thành phố Hà Nội
hiện nay” (2014), Phạm Thị Huyền chỉ ra phương thức nhân lực trẻ tạo dựng
14


vốn xã hội bằng việc tích cực tham gia vào chính các hoạt động trong các
mạng lưới xã hội của họ và và phát triển vốn xã hội thông qua việc tăng
cường mở rộng các mối quan hệ từ chính các mạng lưới xã hội đó [8].
1.1.2. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trên phƣơng diện lòng tin
Lòng tin là chiều cạnh quan trọng thứ hai của vốn xã hội được các tác giả
trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu. Nhà nghiên cứu Coleman (1988) với các
ấn phẩm “Social Capital in the Creation of Human Capital” (Vốn xã hội trong
việc tạo dựng vốn con người) lại khẳng định lòng tin là một hình thức của vốn
xã hội [11]. Tác giả Fukuyama (2001) với nghiên cứu “Social Capital, Civil
Society and Development” (vốn xã hội, xã hội công dân và phát triển) [12];
Fukuyama (2002) với công trình “Social Capital and Development: The
Coming Agenda” (Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp đến)
[13] lại quan niệm vốn xã hội biểu thị sự tin cậy. Trong khi đó nhà xã hội học
Portes (1998) qua ấn phẩm "Social Capital: Its Origins and Applications in
Modern Sociology" (Vốn xã hội: Nguồn gốc và những ứng dụng trong xã hội
học hiện đại) khẳng định lòng tin là nguồn gốc của vốn xã hội [15]. Nhà
nghiên cứu Putnam (2000) qua cuốn sách “Bowling Alone: The Collapse and
Revival of American Community” (Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và hồi
sinh của cộng đồng Hoa Kỳ) lại cho rằng sự tin cẩn là một thành tố của vốn
xã hội [16]. Như vậy, qua các tác giả nổi tiếng ở trên chúng ta thấy một trong
những chiều cạnh quan trọng của vốn xã hội là lòng tin hay sự tin cẩn.
Liên quan đến lòng tin, Fukuyama (2001) và Fukuyama (2002) qua các
nghiên cứu “Social Capital, Civil Society and Development” (vốn xã hội, xã

hội công dân và phát triển); và “Social Capital and Development: The
Coming Agenda” (Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp đến)
cho biết người ta tạo ra vốn xã hội, trong đó bao gồm lòng tin, để phục vụ
mục đích của mình [12], [13]. Putnam (2000) qua cuốn sách “Bowling Alone:
15


The Collapse and Revival of American Community” (Chơi bowling một mình:
Sự sụp đổ và hồi sinh của cộng đồng Hoa Kỳ) thì khẳng định vốn xã hội, gồm
có lòng tin, được tạo ra để mang lại thịnh vượng về kinh tế hay thành công
trong học hành [16]. Nguyễn Tuấn Anh (2010) qua công trình nghiên cứu
“Kinship as Social Capital: Economic, Social and Cultural Dimensions of
Changing Kinship Relations in a Northern Vietnamese Village” (Họ hàng như
là vốn xã hội: Các khía cạnh kinh tế, xã hội văn hóa của quan hệ họ hàng
đang chuyển đổi ở một làng miền Bắc Việt Nam)” đã chỉ ra rằng các lễ nghi
quan trọng trong đời sống cộng đồng như giỗ chạp, cưới xin, tang ma là
những dịp quan trọng để tái khẳng định lại sự kết nối và lòng tin giữa những
người trong mạng lưới họ hàng [7]. Fukuyama (2002) với công trình “Social
Capital and Development: The Coming Agenda” (Vốn xã hội và phát triển:
Chương trình nghị sự sắp đến) nhấn mạnh lòng tin giữa các thành viên trong
gia đình và lòng tin giữa những người bạn bè gần gũi là mạnh mẽ nhất và là
chỗ dựa cho cá nhân trong những lúc khó khăn trong cuộc sống [13]. Nói
cách khác Fukuyama (2002) nhấn mạnh đến ý nghĩa, tác dụng của lòng tin khi
bàn đến vốn xã hội, nhất là lòng tin giữa những người thân thuộc. Putnam
trong công trình ”Bowling Alone: The Collapse and Revival of American
Community” (Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và hồi sinh của cộng đồng
Hoa Kỳ) lại chứng minh tác dụng tích cực của lòng tin trong việc nâng cao
học vấn, nâng cao phúc lợi trẻ em, nâng cao an toàn trong cộng đồng và hạnh
phúc cá nhân [16]. Nguyễn Tuấn Anh (2013) qua bài viết “Vốn xã hội và kinh
tế hộ gia đình qua hoạt động của các nhóm tín dụng phi chính thức ở nông

thôn Bắc Trung Bộ” đã làm rõ vai trò của lòng tin trong quá trình vận hành
của các nhóm tín dụng xoay vòng [4]. Công trình nghiên cứu “Vốn xã hội
trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” do Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim
16


Hoa (2015) [6] và công trình “Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ
từ những hướng tiếp cận khác nhau” do Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Hồi
Loan, Nguyễn Tuấn Anh (2015) đồng chủ biên [5] đã làm rõ nhiều chiều cạnh
của việc tạo dựng, duy trì lòng tin cũng như vai trò của lòng tin trong tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nhân lực trẻ.
Tóm lại qua tổng quan tài liệu, chúng ta có thể thấy chủ đề vốn xã hội
đã và đang được nhiều tác giả cả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Liên quan đến các nghiên cứu tập trung vào lòng tin và mạng lưới xã hội, các
nghiên cứu đi trước cũng đã bàn sâu về hai yếu tố này trên nhiều phương diện
khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm của vốn xã hội của đội ngũ nhân lực trẻ trong
các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trên hai phương diện lòng tin
và mạng lưới xã hội thì chưa được các nghiên cứu đi trước đi sâu tìm hiểu. Vì
vậy, đây sẽ là vấn đề mà luận văn này sẽ đi sâu tìm hiểu.
1.2. Khái niệm làm việc
1.2.1. Khái niệm “vốn xã hội”
Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội đã được các tác giả trong và ngoài
nước định nghĩa qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như
Bourdieu (1986); Coleman (1988); Fukuyama (2001); Halpern (2005); Portes
(1998); Putnam (2000; Woolcock (1998). Các tác giả của cuốn sách “Vốn xã
hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” do Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị
Kim Hoa (2015) đồng chủ biên đã kế thừa lại quan điểm của các nhà nghiên
cứu có uy tín đã được đề cập đến ở trên và đưa ra quan niệm cụ thể về vốn xã

hội. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả luận văn vận dụng định nghĩa
vốn xã hội trong cuốn sách: “Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để làm khái niệm
công cụ cho nghiên cứu này. Cụ thể, “vốn xã hội là khái niệm dùng để chỉ
17


mạng lưới xã hội, lòng tin, và quan hệ có đi có lại giữa các cá nhân, chủ thể
hành động. Các cá nhân/chủ thể hành động có thể tạo dựng, duy trì, tích lũy
và sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội” [6,tr. 27]. Như vậy, với khái niệm này, vốn xã hội bao gồm
hai thành tố quan trọng là mạng lưới xã hội và lòng tin. Trong nghiên cứu
này, mạng lưới xã hội được hiểu là ”một tập hợp các chủ thể hành động và
các quan hệ giữa các chủ thể hành động” [18,pg.20]. Lòng tin là khái niệm
phản ánh hai thành tố sự kỳ vọng và sự cam kết [17; pg. 640].
1.2.2. Khái niệm “nhân lực trẻ”
Cho đến nay, khái niệm nhân lực và nhân lực trẻ đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước đề cập đến. Một số tác giả đã bàn về khái niệm nhân lực,
nhân lực trẻn qua một số tác phẩm đáng lưu ý như sau: Henry (2006) qua
công trình Public Administration and Public Affairs”; Đặng Cảnh Khanh
(2006) qua nghiên cứu “Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số - Những
phân tích Xã hội học”; Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 1996) với công trình
“Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa” Phạm
Minh Hạc (2001) ấn phẩm “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Võ Xuân Tiến (2010) qua bài viết "Một số
vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực." Trong khuôn khổ của luận
văn này, tác giả luận văn vận dụng khái niệm từ công trình nghiên cứu: “Vốn
xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” do Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị
Kim Hoa (2015) đồng chủ biên để làm khái niệm làm việc cho luận văn. Cụ

thể, nhân lực trẻ là “nhóm xã hôi có độ tuổi từ 15 đến dưới 35 với những đặc
điểm nhân cách, năng lực chuyên môn, tình trạng sức khỏe có thể tham gia
vào hoạt động trong các lĩnh kinh tế xã hội khác nhau”. [6, tr.19]

18


1.3. Các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội
Bourdieu (1986) với công trình “The Forms of Capital” (Các hình thức của
vốn); Coleman (1988) với các ấn phẩm “Social Capital in the Creation of
Human Capital” (Vốn xã hội trong việc tạo dựng vốn con người); Fukuyama
(2001) với nghiên cứu “Social Capital, Civil Society and Development” (vốn
xã hội, xã hội công dân và phát triển); Fukuyama (2001) với công trình
“Social Capital and Development: The Coming Agenda” (Vốn xã hội và phát
triển: Chương trình nghị sự sắp đến); Halpern (2005) với ấn phẩm “Social
capital”; Lin (2001) với nghiên cứu “Social Capital: A Theory of Social
Structure and Action” (Vốn xã hội: Một lý thuyết về cấu trúc xã hội và hành
động); Portes (1998) và ấn phẩm "Social Capital: Its Origins and Applications
in Modern Sociology" (Vốn xã hội: Nguồn gốc và những ứng dụng trong xã
hội học hiện đại); Putnam (2000) với cuốn sách “Bowling Alone: The
Collapse and Revival of American Community” (Chơi bowling một mình: Sự
sụp đổ và hồi sinh của cộng đồng Hoa Kỳ); Woolcock (1998) với bài viết
"Social Capital and Economic Development: Toward a Theoretical Synthesis
and Policy Framework" (Vốn xã hội và phát triển kinh tế: Về một l‎ý thuyết
tích hợp và khuôn khổ chính sách).
Nhìn lại các quan điểm của các tác giả quan trọng nghiên cứu về vốn xã
hội đã được đề cập đến trong phần tổng quan các nghiên cứu đi trước ở trên
chúng ta thấy có hai quan điểm lý thuyết đáng lưu ý sau đây. Thứ nhất là quan
điểm về các thành tố của vốn xã hội. Phần lớn các tác giả khi đề cập đến vốn
xã hội đều nhấn mạnh đến ba thành tố đó là mạng lưới xã hội, lòng tin, và

quan hệ có đi có lại. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu có uy tín là Putnam
(2000) qua cuốn sách “Bowling Alone: The Collapse and Revival of
American Community” (Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và hồi sinh của
cộng đồng Hoa Kỳ) đã cho rằng mạng lưới xã hội và lòng tin là các thành tố
19


của vốn xã hội. Đây là một định hướng lý thuyết quan trọng cho tác giả định
hướng nội dung luận văn. Cụ thể là, trong luận văn này hai chiều cạnh chủ
yếu của vốn xã hội của đội ngũ nhân lực trẻ sẽ được bàn sâu đó là mạng lưới
xã hội và lòng tin. Nói cách khác, các đặc điểm mạng lưới xã hội và lòng tin
của nhân lực trẻ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn Hà Nội sẽ được phân tích sâu.
Thứ hai là quan điểm về tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội. Như các
tác giả trên đã chỉ ra: để có vốn xã hội các cá nhân phải tạo dựng. Việc tạo
dựng vốn xã hội có thể được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau. Thêm
nữa, muốn giữ được vốn xã hội, cá nhân phải có cách duy trì vốn xã hội.
Điểm đáng lưu ý‎ nữa là các cá nhân tạo dựng và duy trì vốn xã hội để hướng
tới việc sử dụng vốn xã hội. Cá nhân sử dụng vốn xã hội để chuyển đổi sang
các loại vốn khác, để tìm kiếm lợi ích, tạo ra lợi ích trong các lĩnh vực khác
nhau. Cụ thể, như đã được đề cập đến trong phần tổng quan các nghiên cứu đi
trước, Bourdieu (1986) qua nghiên cứu “The Forms of Capital” (Các hình
thức của vốn) chỉ ra rằng vốn xã hội là kết quả của các chiến lược đầu tư và
người ta dùng mạng lưới này để tìm kiếm lợi ích trong ngắn hạn hay dài hạn.
Hoặc là Putnam (2000) qua cuốn sách “Bowling Alone: The Collapse and
Revival of American Community” (Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và hồi
sinh của cộng đồng Hoa Kỳ) khẳng định vốn xã hội được tạo ra để mang lại
thịnh vượng về kinh tế hay thành công trong học hành. Đây là những luận
điểm l‎ý thuyết quan trọng định hướng cho nghiên cứu. Vận dụng quan điểm
l‎ý thuyết này, tác giả luận văn sẽ phân tích đặc điểm vốn xã hội của nhân lực

trẻ qua việc tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội mà cụ thể là mạng lưới xã
hội và lòng tin của đội ngũ nhân lực này ở trong các chương nội dung của
luận văn.

20


1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Như đã nói ở trên, tác giả luận văn khai thác dữ liệu định lượng từ một
đề tài cấp nhà nước. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sử dụng dữ liệu
khảo sát trên địa bàn phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
và phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vì vậy, trong phần
viết này tác giả trình bày một vài nét tổng quan về địa bàn nơi dữ liệu định
lượng (mà tác giả sử dụng trong luận văn) được thu thập.
Phường Thanh Xuân Bắc thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
khi mới thành lập (tháng 10-1982) là một trong 25 phường thuộc quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội. Địa giới của phường phía Bắc giáp phường Thanh
Xuân, phía Nam giáp thị xã Hà Đông, phía Đông giáp xã Khương Đình
(huyện Thanh Trì), phía Tây giáp xã Nhân Chính và xã Trung Văn (huyện Từ
Liêm). Phường nằm dọc hai bên đường quốc lộ 6 từ cột km 8 đến cột km 9 +
200; có diện tích 116 ha. Tháng 12 năm 1996, theo quyết định của Chính phủ,
quận Thanh Xuân được thành lập, lúc này phường Thanh Xuân Bắc thuộc
quận Thanh Xuân. Tháng 01 năm 1997 Thanh Xuân Bắc được tách ra thành
hai phường: Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam. Từ đây Thanh Xuân Bắc
có sự thay đổi về địa giới hành chính, diện tích đất đai và số lượng dân cư.
Hiện nay, Thanh Xuân Bắc là một trong 11 phường của quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, có đường vành
đai 3 của Thủ đô là đường Khuất Duy Tiến và đường Nguyễn Trãi (Quốc lộ
6). Phía Đông giáp phường Nhân Chính và Thanh Xuân Trung, phía Tây và
phía Bắc giáp xã Trung Văn (huyện Từ Liêm) và phía Nam giáp phường

Thanh Xuân Nam, với diện tích còn lại 48,8 ha [19].
Phường Thành Công là một trong 14 phường thuộc quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội, cụ thể là các phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán
Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công,
21


Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc. Phường Thành Công
là một trong những phường có vị trí thuận lợi nằm ở quận trung tâm hành
chính - chính trị quốc gia. Phường Thành Công có diện tích 0,647 km2.
Phường được chia thành 38 tổ dân phố thuộc 14 địa bàn dân cư. Phường có
dân số trên 27.000 người. Đảng bộ phường có 1.817 đảng viên thuộc 21 chi
bộ và gần 2.500 đảng viên sinh hoạt hai chiều. Các tầng lớp nhân nhân và cán
bộ, đảng viên trên địa bàn phường có trình độ dân trí cao, về cơ bản tích cực
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Phường có hệ thống chính
trị đồng bộ, ổn định, đội ngũ cán bộ cơ sở có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết,
trách nhiệm với địa phương. Trên địa bàn phường có nhiều trụ sở của doanh
nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hoạt động [1].

22


×