Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sang kien kinh nghiem lich su 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.6 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
Xuất phát từ thực tiễn giáo dục, chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn
Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc
biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở ở Việt Nam có nhiều đổi mới
về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn
không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và
ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc
lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong
sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên ở những tiết
học bài mới và đặc biệt là ở những tiết ôn tập. Từ đó, các em tự hình thành cho
mình những hiểu biết mới về Lịch sử theo một hệ thống kiến thức một cách có
trình tự, logic.
Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ
những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dẫn tộc, tự hào với
truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện
tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh lớp 9
cuối cấp Trung học cơ sở. Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị
trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giải sút chất lượng
bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ
bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ
biến ở nhiều trường hiện nay.
Để học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiểu đúng lịch sử dân tộc, thực hiện được
mục tiêu cao đẹp của Lịch sử thì phương pháp ôn tập Lịch sử của người giáo
viên là hết sức quan trọng, trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch
sử lớp 9, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp
ôn tập Lịch sử lớp 9 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp đảm
1



bảo cho các em có đủ hành ứng trư trang kiến thức để bước vào cấp học Trung
học phổ thông qua đề tài: “ Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9”.
Với thực tiễn Lịch sử như vậy, đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải đổi mới
phương pháp học tập theo hướng tích cực, tập trung. Trong đó, giáo viên với tư
cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh
trong quá trình ôn tập, cần nắm được những điểm mới của sách giáo khoa nói
chung, hệ thống kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa nói riêng, vừa thuận
tiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vừa thuận lợi cho các cấp quản lý
giáo dục đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên. Với tinh thần đó, tôi viết đề
tài này nhằm trao đổi kinh nghiệm dạy học môn lịch sử với đồng nghiệp, tham
gia, cống hiến chút hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ bé của mình, tham gia nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, nhằm từng bước nâng cao nghiệp vụ
công tác của bản thân để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.
Với đề tài này, giáo viên phải thực sự sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy tiết
ôn tập trên lớp, đặc biệt là khả năng trình bày sự kiện Lịch sử một cách ngắn
gọn, dễ nhớ nhưng đảm bảo phải đầy đủ, chính xác. phải biết khắc phục những
tồn tại , thiếu sút trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ kiểu dạy “ thầy đọctrò
chép ”, “ Trả lời theo sách” mà không có những sáng tạo chủ động trong quá
trình lãnh hội kiến thức của trò . Việc khắc hoạ sâu sắc kiến thức trọng tâm
một cách sinh động trong giờ lờn lớp cũng là một trong những biện pháp cách
thức để góp phần gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh cuối
cấp bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung , tuy là
một vài biện pháp nhỏ nhưng đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ quá
trìnhdạy học, điều tra và tích lũy kinh nghiệm của bản thân nhằm góp phần vào
hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay.

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2



I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những
vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh
nắm bắt được những kiến thức lịch sử cụ thể, sinh động, đòi hỏi bên cạnh
những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp ôn tập khác
nhau để đạt được hiệu quả cao trong dạy học.
Trước hết, chúng ta phải xác định dược rằng, đối với dạng bài ôn tập – sơ kết –
tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời
kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm vụ của dạng
bài học này trước hết là cũng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo, cung cấp
cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng, một quá trình lịch sử
được hệ thống hóa, khái quát hóa. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học
sinh phân tích bản chất những mối quan hệ của các sự kiện Lịch sử, khi thực
hiện quá trình này, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực
hành bộ môn của học sinh. Vì vậy, khi tiến hành tiết ôn tập – sơ kết – tổng kết,
giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng,
phát triển, nội dung và phương pháp tiến hành. Đây là điều kiện nâng cao chất
lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học
về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, đặc biệt là lịch sử dân tộc
Việt Nam ở chương trình lịch sử lớp 9.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra những
phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh
và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một chân
dung, một giai đoạn lịch sử... Tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh
hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan
trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lớp 9 cuối
cấp THCS nói riêng.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

3


Sau khi ra trường, được nhận công tác tại trường THCS Thạnh Yên A, huyên U
Minh Thượng thuộc tỉnh nhà Kiên Giang. Là xã 135, đa số đời sống người dân
còn khó khăn, nên trong quá trình công tác tại trường, chúng tôi luôn cố gắng
truyền thụ cho các em hết khả năng của mình. Tuy nhiên, trong quá trình công
tác, bản thân nhận thấy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó
khăn.Về thuận lợi:
- Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương
pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều
biện
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kỹ năng làm bài tập lịch sử.
- Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em học tập
tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.
- Khả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử.
- Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy đủ
các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức.
Về khó khăn:
- Đặc điểm vùng dân cư: Công tác giảng dạy tại trường THCS Thạnh Yên A
vùng dân cư thuần nông, nghề phụ phát triển, học sinh chưa thực sự chăm học.
- Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập của con em mình.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch
sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
- Phương tiện dạy học còn thô sơ, thiếu các loại sa bàn, máy chiếu, băng hình,...
Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ, dạy chéo môn còn nhiều, nhận thức
vấn đề lịch sử chưa thực sự sâu sắc.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu
hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.

- Phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các
phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
4


- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi hàng
năm.
Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy và
tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả học
sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp, so
sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã
quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý
kiến vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập
môn lịch sử ở lớp 9 cuối cấp THCS.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ:
Trong dạy học bài ôn tập – sơ kết – tổng kết, có thể nói có nhiều phương
pháp để giáo viên có thể thực hiện phao6i1 hợp để mang lại kết quả cao.Nhưng
quan trọng, giáo viên cần xác định rõ những trọng tâm của các giai đoạn lịch sử,
điều tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.
Giáo viên cũng cần nghiên cứu đối tượng học sinh của mình, cần lưu ý:
+ Tính cần cù chịu khó, ham hiểu biết lịch sử.
+ Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén.
- Chữ viết sạch đẹp, trình bày bài cẩn thận rõ ràng.
Khi đã xác định được những yêu cầu quan trọng đó, giáo viên có thể áp
dụng nhiều phương pháp ph6i1 hợp cho kiểu bài này.
1. Phương pháp ôn tập chung:
1.1/ Ôn tập theo sự kiện lịch sử
Phương pháp ôn tập theo sự kiện là bước khởi đầu cung cấp cho học sinh nguồn
sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung các sự kiện

lịch sử theo một hệ thống sử thế giới và sử Việt Nam.
Ví dụ: Những sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu từ 1917 đến 1945.
- 7/11/1917: Cách mạng tháng 10 Nga
- 2/3/1919: Thành lập quốc tế cộng sản (Quốc tế III)
5


- 4/5/1919: Phpng trào Ngũ tứ (Trung Quốc)
- 1//9/1939: Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ.
- 22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô
- 2/2/1943: Chiến thắng Xtalingrát.
- 9/5/1945: Đức đầu hàng đồng minh.
- 14/8/1945: Nhật đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới lần thứ 2 kế
thúc...
* Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1930 đến 1945.
- 3/2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- 27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn.
- 23/11/1940: Khởi nghĩa Nam kì.
- 13//1941: Cuộc binh biến Đô Lương.
- 5/1941: Hội nghị Trung ương lần thứ VIII.
- 22/12/1944: Thành lập đội Tuyên truyền giải phóng quân.
- 19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- 23/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế.
- 25/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn...
1.2/ Ôn tập tổng hợp giai đoạn.
Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hoá
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập giáo viên nên tổng hợp theo từng giai
đoạn, trong mỗi giai đoạn cần nên những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận
xét.
Ví dụ: Sử Việt Nam có thể tổng hợp một số giai đoạn sau:

- Phong trào công nhân 1919 - 1930: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ, khi ôn tập giáo
viên cần cho học sinh so sánh đánh giá về quy mô, diễn biến, hình thức, tính
chất của hai giai đoạn từ đó rút ra sự phát triển vượt bậc của phong trào công
nhân Việt Nam.
- Phong trào giải phóng dân tộc 1930 - 1945 cần chú ý đến đường lối, lực
lượng, diễn biến của từng giai đoạn cụ thể.
6


1.3/ Ôn tập theo trình tự logic bài:
Dạy theo trình tự logic bài giúp học sinh nắm bắt bài theo một trình tự hệ
thống, như "Công thức". Ôn tập theo phương pháp này có thể sử dụng ở một số
bài có cấu tạo khá giống nhau như ở các bài: 16, 18, 19, 20.
Ví dụ cụ thể: Các bài trên ôn tập theo trình tự:
Hoàn cảnh ra đời "Kế hoạch Nava", "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục
bộ" "Việt Nam hoá chiến tranh".
- Nôi dung:
+ Tính nguy hiểm, điểm yếu.
- "Kế hoạch Nava", "Chiến tranh đặc biệt", ''Chiến tranh cục bộ" , "Việt Nam
hoá chiến tranh" từng bước bị phá sản như thế nào?
+ Bước đầu bị phá sản.
+ Phá sản hoàn toàn.
1.4/ Ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị:
* Phương pháp này sử dụng ở một số bài dạng tiến trình cách mạng, quá
trình phát triển, tư tưởng nhận thức...
Giúp học sinh hứng thú, hiểu và nắm bắt bài nhanh.
Ví dụ: Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ
1911 - 1930 (phục vụ cho bài 2, 4, 6).
- Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến.


7


Thành lập ĐCSVN

Bước phát triển

Thành lập "Thanh niên"
Bỏ phiếu tán thành
Quốc tế 3
Tìm ra đường cứu nước
Gửi yêu sách tới Véc Xai
Tìm đường cứu nước

- Bước 2: Vẽ đồ thị
1911
191 7
3/2/1930

1919

7/1920

12/1920

6/1925

-Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng,
chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
* Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 8 và lớp 9,

giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi.
1.5/ Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương:
Liên tục những năm gần đây đề thi tốt nghiệp cũng như học sinh giỏi ở các cấp
đều có ít nhất một câu hỏi liên quan đến sử địa phương. Vì vậy khi ôn tập đòi
hỏi người dạy cần có sự lồng ghép, đan xen chương trình chính khoá với sử địa
phương.
Ví dụ:
- Khi dạy bài 6 " Đảng cộng sản Việt Nam ra đời" cần cho học sinh nắm được
sự ra đời của tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá: Hoàn cảnh, ngày, tháng, địa điểm, ý
nghĩa, ai là Bí thư đầu tiên.
- Dạy giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 đan xen những
đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc trường kỳ kháng
chiến.
8


- Ôn tập phần 1954 - 1975: Lồng ghép những chiến thắng lớn của quân dân
Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt chú ý đến Cầu Hàm
Rồng, dòng sông Mã anh hùng.
- Ngoài ra đất Thanh là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" nên khi ôn tập cần chú ý
đến những chân dung lịch sử như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Phạm Bành và
các anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ như: Tô Vĩnh Diện, Ngô Thị Tuyển,
Lê Mã Lương...
1.6/ Ôn tập theo phương pháp kể chuyện, tường thuật.
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm truyện kể, về những chân dung
lịch sử, tranh ảnh. Khi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa và truyện kể
học sinh sẽ tiếp nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến thức tăng lên
rõ rệt.
1.7/ Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành.
Hình thức ôn tập này chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Khi ôn giáo

viên tung các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học sinh. Thầy nêu trò
trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học sinh thực hành
bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy rất thoải
mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử, giúp các em nắm bắt
kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so sánh sự
kiện lịch sử.
2/ Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập:
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải tăng
khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài. Sau
đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để quá trình ôn tập của học sinh đạt kết
quả cao.
2.1/ Câu hỏi trắc nghiệm
Đây là loại câu hỏi học sinh chỉ cần điền Đ, S hoặc dấu X và ô trống đúng, sắp
xếp theo trình tự đúng.
Ví dụ: Điền dấu X vào ô trống em cho là đúng
- Giai cấp công nhân Việt Nam
9


+ Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam
+ Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam
* Sắp xếp nội dung tương ứng:
- "Chiến tranh đặc biệt"

"Tìm diệt" "Bình định"

- "Chiến tranh cục bộ"


"Ấp chiến lược"

2.2/ Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử:
+ Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau:
2.3.1919;

4.5.1919;

1.7.1921;

8.1.1949;

18.6.1953; 1.1.1959;

1.9.1939;

1.10.1949

1.12.1975; 11.11.1975.

* Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra tại các thời điểm.
3.2.1930;

19.8.1945; 19.12.1946; 7.5.1954.

* Dạng câu hỏi thông tin sự kiện giúp học sinh cũng cố lại kiến thức về sự kiện
lịch sử, giúp học sinh nhớ các điểm mốc lịch sử quan trọng của thế giới và
trong nước.
2.3/ Câu hỏi tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.
Đây là câu hỏi nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh.

Ví dụ: ý nghĩa của sự kiện 3/2/1930 đối với cách mạng Việt Nam.
* Điện Biên Phủ có phải là "Pháo đài bất khả xâm phạm" không? Vì
sao?
* Nội dung cơ bản của "Kế hoạch Na va", "kế hoạch Nava" bị phá sản như thế
nào?
2.4/ Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử:
Ví dụ: * So sánh về chủ trương, đường lối của ba tổ chức cách mạng được
thành lập ở Việt Nam từ 1925 - 1928
* Cho các sự kiện lịch sử Việt Nam: 3/2/1930. 19/81945. 19/12/1946, 7/5/1954.
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vì
sao?
2.5/ Câu hỏi tìm hiểu chân dung lịch sử (chủ yếu dành cho học
sinh giỏi)
10


- Ví dụ: * Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên viết "Vua đem các tướng
đuổi đánh quân của Khâm Tộ thua to chết quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt được
tướng là Quách Quân Biên và Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư"
Ông vua mà Ngô Sĩ Liên viết ở đoạn sử trên là ai? Hãy nêu những hiểu biết của
em về ông vua đó?
* "Lòng ở Đông A thề một chết
Chỉ vì Nam Việt sống thừa sao"
Câu thơ trên của ai? Trình bày hiểu biết của em về tác giả câu thơ đó.
2.6/ Câu hỏi mang tính thời sự:
Câu hỏi thời sự ra dựa vào những sự kiện nóng bỏng đang xảy ra, hoặc năm kỷ
niệm chẵn.
Ví dụ: Năm 2003
* Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình Trung Đông luôn căng thẳng và không ổn
định?

* Diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Xtalingát 2/2/1943?
3) Kết quả đạt được:
Năm học

Áp dụng

2008-2009

đề tài
Chưa
áp

2009-2010

dụng
Chưa

áp

dụng
(HKI)2011-2012 Áp dụng
C. PHẦN KẾT LUẬN

Giỏi

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu


Kém

4,0 %

22,6 %

43 %

27 %

2,0 %

4,6 %

22,4%

43,5 %

28,3 %

1,2 %

8,6 %

32,9 %

48,6 %

9,9 %


0%

Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, căn cứ vào khả năng học
tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được
những kinh nghiệm sau:
- Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong phần
học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện bồi
dưỡng học sinh giỏi.

11


- Ôn tập không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của học sinh
một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
- Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm
đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống.
- Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường thực
hành tại chỗ.
- Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm, ôn tập
theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu.
- Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ôn tập, tạo nên sự thi đua lành
mạnh trong học sinh.
- Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu
trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
- Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái
trong học tập của học sinh.
Tóm lại,Phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 cuối cấp trung học cơ sở là
nhằm cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho
học sinh một hành trang để các em bước vào bậc trung học phổ thông. Với

phương pháp này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có
sức bền hơn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong
qúa trình giảng dạy.
Trên đây tuy là những ý kiến nhỏ nhưng cũng là một trong những biện
pháp, cách thức để gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc
trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung , tuy là một vài
biện pháp nhỏ nhưng góp phần hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá
trong dạy và học hiện nay.
Từ những kinh nghiệm rút ra đó, bản thân xin có một số liến nghị:
- Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những
kỹ năng, phương pháp cần thiết về phương pháp ôn tập Lịch sử .
12


- Mổi năm nên tổ chức một buổi “ Dạ hội Lịch sử ” , tuỳ theo điều kiện mà
tổ chức vòng trường hay vòng huyện, xen vào các giờ sinh hoạt dưới cờ chương
trình hái hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức về bộ môn.
- Cán bộ thư viện cần sắp xếp đồ dùng một cách khoa học tạo thuận lợi
cho học sinh tìm kiếm tài liệu một cách thuận tiện.
Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng
dạy. Mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào quá trình
đổi mới môn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hoàn
thiện hơn./.
Thạnh Yên A, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Người viết

Đinh Hồng Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-

Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 – Tác giả : Phan ngọc Liên ( Chủ biên) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2004 .

2-

Sách giáo viên lịch sử lớp 9 – Tác giả : Phan Ngọc Liên ( Tổng Chủ biên )Nhà Xuất bản giáo dục năm 2005 .

3-

Sách bài tập lịch sử lớp 89– Tác giả : Trịnh Đình Tùng ( Chủ Biên ) – Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2004.

4-

Các tạp chí giáo dục các năm 2005 & 2006 .
13


5-

Tài liệu Gây hứng thú học tập môn lịch sử - nhà xuất bản giáo dục .

6-

Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử tập 1, tập 2 – Tác giả : Phan ngọc Liên
( Chủ biên) - Nhà Xuất bản đại học sư phạm

MỤC LỤC


Trang

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………….1
PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………….………………..3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:……………………….…………….3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:…………………………………..………....4
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ:………………………………………………………….……….5
1. Phương pháp ôn tập chung:……………………………………..………5
1.1/ Ôn tập theo sự kiện lịch sử ………………………………………...…5
1.2/ Ôn tập tổng hợp giai đoạn. ……………………………………………5
1.3/ Ôn tập theo trình tự logic bài: ……………………………...…………7
1.4/ Ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị: …………………………………7
1.5/ Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương:……………………….……..8
1.7/ Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành…………...…………8
2/ Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập:………………….……..…..9
2.1/ Câu hỏi trắc nghiệm…………………………………………………….9
2.2/ Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử:……………………………………....9
2.3/ Câu hỏi tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử…………………………….10
14


2.4/ Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử:……………………………….………10
2.5/ Câu hỏi tìm hiểu chân dung lịch sử …………………….…………10
2.6/ Câu hỏi mang tính thời sự:……………………………………………..10
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC……………………………………….……….11
PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN…………………………………….……….12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….14
MỤC LỤC…………………………………………………………………..15


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
1. Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trường.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng

2. Hội đồng khoa học cấp huyện.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
15


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng


16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×