Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 13 trang )

Đề tài: Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và chính sách kinh tế “ mở ” có sự tham gia điều tiết của Nhà
nước, các quy luật kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã
hội, đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp sản xuất nói riêng, chế
độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng vững và phát triển.
Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà nước trong công
tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính
cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận biết
được quá trình sản xuất kinh doanh của. Các báo kế toán giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận
biết được quá trình kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không.
Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng do đó có phương pháp
riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính hai mặt (tài sản và nguồn hình thành tài
sản), tính đa dạng, tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biên
chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống
phương pháp kế toán.
Tài sản trong đơn vị là đối tượng hạch toán kế toán bao gồm nhiều loại tồn tại dưới hình thái
hiện vật khác nhau, mỗi loại tài sản do các yếu tố chi phí cấu thành bao gồm chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp. Vì vậy để xác định giá trị của tài sản nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về tài
sản của doanh nghiệp, kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực
tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá
trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình.
Để làm rõ hơn trình tự tính giá từng loại tài sản theo quá trình hình thành nhóm IV chúng tôi
đã nghiên cứu đề tài: “Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành”. Đề tài
gồm 2 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá
Phần II: Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành
I. Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá
1. Khái niệm, nội dung, vai trò của phương pháp tính giá


1.1. Khái niệm:
+ Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ
chi phí nhằm xác định giá trị tài sản trong các đơn vị theo những nguyên tắc nhất định.
+ Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng kế toán.
1.2. Nội dung:
+ Tổng hợp và phân bổ chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản. Để có những chỉ tiêu về giá
trị tài sản xác thực thì việc tính giá phải được thực hiện thông qua hạch toán chi phí.
+ Tính toán và xác định thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất định. Trên cơ sở những
chi phí đã tập hợp kế toán phải tính giá đúng, đủ và đảm bảo thống nhất về phương pháp tính
trình tự tính cho các tài sản.
1.3. Vai trò:
+ Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán
+ Có thể tính toán chính xác chi phí → xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của phương pháp tính giá: nhờ phương pháp tính giá mà
+ Kế toán ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán
về một thước đo chung là tiền tệ→ kế toán có thể thực hiện tốt hơn chức năng phản ánh, giám đốc
và cung cấp thông tin của mình.
+ Kế toán ở các đơn vị có thể xác định giá trị “đầu vào” làm cơ sở so sánh với giá trị “đầu ra”
+ Kế toán các đơn vị thực hiện tính toán, xác định giá trị thực tế các tài sản mới hình thành trong
quá trình hoạt động của đơn vị như tính giá TSCĐ, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản
phẩm mới sản xuất.
3. Các nguyên tắc tính giá.
3.1. Nguyên tắc trung thực khách quan: toàn bộ giá trị tài sản sẽ được xác định trên cơ sở tổng
số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó→ kế toán phải tập hợp đầy đủ, chính
xác các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản ( giá gốc).
3.2. Nguyên tắc thống nhất – nhất quán: việc tính giá các loại tài sản phải đảm bảo thống
nhất về nội dung và phương pháp tính giữa các đơn vị, các kỳ hoạt động, giữa kế hoạch với thực
hiện nhằm đảm bảo tính so sánh của thông tin. Thực hiện nguyên tắc thống nhất còn là cơ sở cho
việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân về giá trị tổng

sản phẩm, tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận.
* Thực hiện nguyên tắc tính giá trong thực tế công tác kế toán nhà nước quy định việc tính
giá một số tài sản chủ yếu:
+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua ngoài:
Giá trị thực tế của tài sản = Giá mua trên hóa đơn + thuế không được khấu trừ, không được hoàn
lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) + chi phí thu mua(chi phí vận chuyển, bốc dỡ) – chiết
khấu thương mại, giảm giá.
+ Đối với tài sản do doanh nghiệp tự sản xuất:
Giá trị thực tế của tài sản = Giá thành sản xuất
+ Đối với tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp mua ngoài:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn thuế không được khấu trừ chi phí thu mua
(chưa có VAT) + không được hoàn lại + (chi phí vận
(thuế nhập khẩu, thuế tiêu chuyển, lắp
thụ đặc biệt) đặt)
- chiết khấu thương mại, giảm giá.
+ Đối với TSCĐ vô hình:
Nguyên giá = tổng chi phí hình thành nên tài sản
+ Giá trị còn lại của TSCĐ = nguyên giá TSCĐ – gía trị hao mòn lũy kế
+ Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích của TSCĐ sử dụng trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ
kinh doanh tính đến thời điểm xác định.
4. Trình tự tính giá
Tài sản trong các doanh nghiệp gồn nhiều loại khác nhau được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau như: mua ngoài, tự sản xuất, gia công, chế biến, thuê gia công…Dù hình thành từ nguồn nào
thì doanh nghiệp đều phải chi ra những khoản chi phí thực tế nhất định để có được tài sản đó →
để có thể tính toán được trị giá thực tế của mỗi loại tài sản, kế toán cần phải tập hợp được đầy đủ
các khoản chi phí thực tế có liên quan đến từng loại tài sản (đối tượng tính giá), sử dụng phương
pháp tính toán thích hợp để tính toán, xác định đúng đắn, chính xác giá của mỗi loại tài sản được
hình thành. Các loại tài sản khác nhau thì cách thức tính giá và giá trị có thể khác nhau nhưng
trình tự tính giá chung luôn bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản theo đúng nội dung các khoản
chi phí cấu thành nên giá của tài sản đó.
+ Đối với các chi phi trực tiếp liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tính giá thì kế toán tập hợp
trực tiếp cho đối tượng tính giá đó.
+ Đối với các chi phí chung liên quan tới nhiều đối tượng thì kế toán tập hợp riêng sau đó tiến
hành phân bổ.
Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng theo những tiêu thức phù hợp
Chi phí chung phân bổ cho đối tượng i = Tổng CF cần phần bổ x tiêu chuẩn phân
Tổng tiêu thức phân bổ chung bổ của i
Bước 3: Xác định chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì (nếu có)
Bước 4: Tính toán và xác định giá trị của tài sản
ckđk
DCDZ −+=
Trong đó:
:
đk
D
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

ck
D
: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Z : Giá trị thực tế tài sản hình thành
Z đơn vị sản Tổng Z sản phẩm hoàn thành
phẩm =
Số lượng sản phẩm hoàn thành

II. Trình tự tính giá các tài sản theo quá trình hình thành
1. Trình tự tính giá tài sản mua vào

Tính giá tài sản mua sẽ hình thành nên giá trị của tài sản mua. Đối tượng tính giá có thể là
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, hàng hóa hay dịch vụ. Nguyên tắc tính giá là
phải đảm bảo phản ánh được tất cả các chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản. Trình tự tính
toán gồm các bước sau:
Bước 1 : Xác định giá mua ghi trên hóa đơn của người bán
* Trường hợp đơn vị được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào khi mua tài sản thì
giá mua được tính là giá hóa đơn không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào.
* Trường hợp thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn mua tài sản không được khấu trừ thì giá
mua sẽ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình thu mua tài sản.
* Nếu chi phí thu mua phát sinh cho từng tài sản thì tập hợp trực tiếp cho tài sản đó.
* Nếu chi phí thu mua phát sinh cùng lúc cho nhiều tài sản mà không thể tách biệt một cách
rõ ràng thì cần tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí thu mua liên quan sau đó phân bổ cho từng tài
sản theo những tiêu thức thích hợp.
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thành ban đầu (giá thực tế) của tài sản
Công thức tính giá tài sản mua vào có thể khái quát như sau:
Tổng giá trị tài sản mua = Giá hóa đơn + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu + chi phí thu mua – chiết khấu thương mại được hưởng – giảm giá hàng mua
Giá đơn vị tài sản mua = Tổng giá trị tài sản mua / Số lượng tài sản mua
* Ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A tiến hành mua sắm vật liệu bao gồm: (đơn vị : 1.000đ)
-Vật liệu M: 20.000kg, giá mua trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT là 330.000
- Vật liệu N: 40.000kg, giá mua trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT là 500.000
- Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu phát sinh thực tế là 18.000
Yêu cầu: Tính giá thực tế 2 vật liệu M và N mà doanh nghiệp A mua sắm.
Bài giải :
Bước 1: Xác định giá mua trên hóa đơn của người bán :
Vật liệu M: 330.000
Vật liệu N: 500.000
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua: 18.000
Phân bổ chi phí thu mua cho hai loại vật liệu với tiêu thức phân bổ lựa chọn là khối lượng

vật liệu vận chuyển, bốc dỡ.
- Tổng chi phí phải phân bổ: 18.000
- Tổng tiêu thức phân bổ: 20.000 + 40.000 = 60.000 kg
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu M: 20.000kg
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu N : 40.000kg
Như vậy chúng ta có thể tính được chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu M:
x 20.000 = 6.000
Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu N sẽ là:
x 40.000 = 12.000
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế mua vào của vật liệu M và N
Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là:

×