Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài dự thi tích hợp liên môn của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 15 trang )

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
Trường: THPT Triệu Thái
Địa chỉ: Thị Trấn Lập Thạch – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại:
Email:
Thông tin về thí sinh:
- Họ và tên: + Phạm Thị Thanh Huyền
Ngày sinh: 4/7/1999
Lớp: 12A1
+ Trần Đức Long
Ngày sinh: 23/10/1999
Lớp: 12A1
I. Vấn đề thực tiễn cần giải quyết:
“ VI RÚT ZIKA VỚI CHỨNG NÃO NHỎ, LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT VÀ
PHÒNG TRÁNH”

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Zika là loại virus truyền qua muỗi Aedes có tốc độ lan
truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ. Đến nay đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi
nhận virus Zika xâm nhập hoặc lưu hành.
Các chuyên gia cho rằng virus Zika lây truyền nhanh có 2 lý do. Thứ nhất, người dân chưa
từng phơi nhiễm với virus này nên không có miễn dịch trong cộng đồng. Thứ hai, muỗi Aedes
truyền virus Zika (cũng là loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết) rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế
giới, đặc biệt là các nước đang có dịch sốt xuất huyết lưu hành. Ảnh hưởng của virus chủ yếu
được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai khi nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng tới đứa con trong bụng,
gây hội chứng teo đầu ở trẻ sơ sinh. Bệnh do virus Zika chưa có văcxin phòng ngừa và thuốc điều
trị đặc hiệu. Chỉ có thể điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau...
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới,
Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới theo dõi sát tình hình và bàn các biện



pháp phòng chống. Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur tiến hành
giám sát và xét nghiệm xác định sự lưu hành của virus Zika. Tuy nhiên các chuyên gia đánh
giá nguy cơ virus Zika xâm nhập là hoàn toàn có thể do Việt Nam đang lưu hành loại muỗi Aedes
truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền Zika, đồng thời có sự giao lưu thương mại, du
lịch, lao động rất sôi động với các nước trên thế giới. Với kiến thức hiểu biết của bản thân chúng
em muốn làm những tuyên truyền viên tuyên truyền đến các bạn học sinh, đến người dân trong
cộng đồng hiểu và có biện pháp phòng tránh tích cực trước nguy cơ dịch bệnh hiện nay.
II. Bài viết nội dung gồm:
- Tình hình về virut zika và hội chứng đầu nhỏ trên thế giới và nước ta hiện nay
- Cấu tạo và sự nhân lên của virut zika
- Muỗi Aedes với bệnh sốt suất huyết, vòng đời của muỗi vật chủ trung gian truyền virut zika
- Các biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm của virut zika với bà bầu và với cộng đồng.
- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế
III. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này, em đã sử dụng kiến thức của các môn sau:
- Môn: Toán
- Môn: Địa lí
- Môn: Sinh học
- Môn: GDCD
- Môn: Ngữ văn
- Ứng dụng công nghệ thông tin
IV. Giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Toán học: Số liệu thống kê về tình hình số ca nhiễm virut zika và số ca mắc chứng đầu nhỏ ở
nước ta và trên thế giới
- Địa lí : + Vẽ biểu đồ tình hình số nước và số ca nhiễm virut zika, số ca mắc chứng đầu nhỏ
+ Xác định và khoanh vùng các nơi và các nước đang có bệnh nhân mắc virut zika dựa
trên bản đồ Việt Nam và bản đồ Thế giới.
- Sinh học: Cấu tạo và sự nhân lên của virut zika

- Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện phát quang bụi rậm diệt cung quăng,
phun thuốc diệt muỗi,... thực hiện thói quen ngủ trong màn kín... bảo vệ môi trường bảo vệ sức
khỏe cộng đồng
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
- Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google
V. Thuyết minh giải quyết tình huống
1. Tình hình về virut zika và chứng đầu nhỏ trên thế giới và ở nước ta


1.1. Tình hình virut zika tại các nước trên thế giới giai đoạn 2007 - 2016.
Trong năm 2015-2016, sự xuất hiện của vi rút Zika gia tăng đột biến. Trong cuối năm 2014, Brasil
phát hiện chùm ca bệnh sốt phát ban liên quan đến vi rút Zika ở khu vực Đông Bắc Brasil và được
khẳng định mối liên quan vào tháng 4/2015. Vào tháng 10/2015, Bang Bahia (Brasil) thông báo
56.318 trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika. Do tính chất của vụ dịch, Brasil quyết định giám
sát từng ca bệnh do vi rút Zika, qua đó ước tính có khoảng 497.593 đến 1.482.701 trường hợp
nhiễm vi rút Zika từ khu vụ dịch xảy ra.
Sau Brasil, Colombia là nước có sự lây nhiễm rộng rãi vi rút Zika với 20.297 trường hợp (đến
23/01/2016) kể từ khi trường hợp nhiễm đầu tiên vào tháng 10/2015 được báo cáo.
Riêng tại khu vực châu Mỹ đến 04/02/2016 đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự
lây lan vi rút Zika.
Vào tháng 10/2015, Cape Verde, một đảo ngoài khơi Tây Phi cũng thông báo ghi nhận trường hợp
nhiễm vi rút Zika. Tính đến 17/01/2016 đã có khoảng 7.081 trường hợp nhiễm vi rút Zika.

Biểu đồ: Số nhiễm vi rút Zika cộng dồn từ các quốc gia, vùng lãnh thổ giai đoạn 2007-2014
và từ 01/01/2015-23/3/2016

Bảng 1: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận vi rút Zika giai đoạn 2007-2016
Khu vực của WHO
Quốc gia và vùng lãnh thổ
Báo cáo có

Khu vực châu Phi
Cape Verde
sự lưu hành Khu vực châu Mỹ Barbados, Bolivia, Brazil, Colombia, Curaçao, Costa Rica,
Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, French Guiana,


Guadeloupe, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica,
Martinique, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Puerto
Rico, Saint Martin, Suriname, United States Virgin Islands,
vi rút Zika

Khu vực Đông Nam Á
Khu vực Tây Thái

Bình Dương
Gián tiếp có Khu vực châu Phi
Khu vực Đông Nam Á
sự lan truyền Khu vực Tây Thái
vi rút Zika
Bình Dương

Venezuela
Maldives
Fiji, Tonga, Samoa, Solomon Islands, Vanuatu
Gabon
Indonesia, Thailand
Cambodia, Philippines, Malaysia

Hình : Quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành vi rút Zika giai đoạn 2007-2016


Bảng 2: Các quốc gia đã từng ghi nhận sự lan truyền vi rút Zika
Khu vực của WHO
Khu vực Tây Thái Bình Dương
Khu vực châu Mỹ

Quốc gia
Cook Islands, French Polynesia, New
Caledonia, Yap
Easter Island


Bảng 3: Danh sách các nước có dịch do vi rút Zika xâm nhập hoặc lưu hành đến ngày 29
tháng 01 năm 2016
Ghi nhận trong vòng 9

STT

Tên quốc gia

Vùng ảnh hưởng trong vòng 2 tháng qua

1.

Barbados

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

2.


Bolivia

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

3.

Brazil

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

4.

Cabo Verde

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

5.

Colombia

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận


6.

Curacao

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

7.

Dominican Republic

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

8.

Ecuador

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

9.

El Salvador

Có sự gia tăng lan truyền vi rút


Có ghi nhận

10.

French Guiana

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

11.

Guadeloupe (France)

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

12.

Guatemala

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

13.

Guyana


Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

14.

Haiti

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

15.

Honduras

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

16.

Martinique (France)

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

17.


Mexico

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

18.

Nicaragua

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

19.

Panama

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

20.

Paraguay

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận


tháng qua

21.

Puerto Rico

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

22.

Saint Martin (France)

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

23.

Suriname

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

24.

Thailand


Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

25.

Venezuela

Có sự gia tăng lan truyền vi rút

Có ghi nhận

26.

Virgin island (US)

Lây lan rải rác trong thời gian gần đây

Có ghi nhận

27.

Fiji

Không ghi nhận

Có ghi nhận

28.


Maldives

Không ghi nhận

Có ghi nhận

29.

New Caledonia (France)

Không ghi nhận

Có ghi nhận

30.

Samoa

Không ghi nhận

Có ghi nhận

31.

Solomon Islands

Không ghi nhận

Có ghi nhận


1.2. Các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ
Chứng đầu nhỏ là một triệu chứng chỉ tình trạng vòng đầu của trẻ nhỏ hơn vòng đầu trung bình so
với trẻ cùng tuổi, giới và tuổi thai. Định nghĩa chứng đầu nhỏ hiện nay vẫn còn chưa được thống
nhất. Một số tác giả cho rằng chứng đầu nhỏ khi vòng đầu dưới 2 độ lệch chuẩn so với vòng đầu
trung bình trong khi một số khác chọn mốc dưới 3 đô lệch chuẩn. Trong khi đó nhiều bác sĩ đòi


hỏi vòng đầu của trẻ cần phải được hiệu chỉnh theo tuổi thai đối với trẻ đẻ non cũng như vòng đầu
của cha mẹ.

Vào tháng 10/2015, Bộ Y tế Brasil thông báo có sự gia tăng bất thường số trường hợp mắc chứng
đầu nhỏ ở bang Pernambuco thuộc khu vực Đông Bắc Brasil. Trong khoảng thời gian 2001-2014,
hàng năm Brasil ghi nhận trung bình khoảng 163 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ. Trong năm
2015 đến ngày 30/01/2016, đã ghi nhận 4.783 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc có sự bất
thường hệ thần kinh trung ương, trong đó có 76 trường hợp tử vong.
Ngành Y tế Brasil đã điều tra 1.113 trường hợp trong số 4.783 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ, kết
quả: 709 trường hợp không liên quan, 17 trường hợp có kết quả xét nghiệm nhiễm vi rút Zika, và
387 trường hợp có sự nhiễm trùng bẩm sinh. Trong số 17 trường hợp xét nghiệm có nhiễm vi rút
Zika, có 2 trường hợp bị xảy thai và 15 trường hợp vẫn còn sống; tất cả các trường hợp này đều
sống khu vực Đông Bắc Brasil. Trong số 76 trường hợp tử vong do bất thường hệ thần kinh trung
ương, 5 trường hợp tìm thấy vi rút Zika trong phủ tạng.
Mặc dù các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ có sự liên quan về thời gian xảy ra vu dịch Zika,
những điều tra tích cực và các nghiên cứu vẫn cần được tiếp tục được tiến hành để có hiểu biết
đầy đủ hơn sự liên hệ tiềm ẩn này. Bộ Y tế Brazil thông báo trong năm 2015 có tới 2.782 trường
hợp trẻ em sinh ra tại Brazil mắc "chứng não nhỏ" - một căn bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đánh giá là không thể chữa được. Con số này trong năm 2014 chỉ là 147 trẻ.


Cùng với sự gia tăng các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở Brasil, một điều tra tại French

Polynesia cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng các trường hợp bất thường hệ thần kinh trung ương ở trẻ
em sinh trong khoảng tháng 3/2014 đến tháng 5/2015. Có 18 trường hợp được báo cáo trong đó có
9 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ; trong khi đó hàng năm chỉ ghi nhận 0-2 trường hợp.
Vào 08/01/2016, bang Hawaii cũng ghi nhận 2 trường hợp xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút
Zika (do USCDC thực hiện) ở trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ tại bệnh viện Oahu. Người mẹ
dường như bị nhiễm vi rút Zika khi du lịch tại Brasil vào tháng 5/2015. Không có sự lưu hành vi
rút Zika tại Hawaii.


1.3. Tình hình virút zika và chứng đầu nhỏ tại nước ta
Theo thống kê của các cơ sở y tế trên toàn quốc, tính đến chiều 19/11, Việt Nam có 65 trường hợp
nhiễm virus Zika. Trong đó TP.HCM vẫn là địa phương có nhiều ca nhiễm bệnh nhất, 57 người
mắc. Các trường hợp nhiễm bệnh trải dài trên 15/24 quận huyện trên địa bàn.
Quận Bình Thạnh được xem là điểm nóng, nơi liên tục phát hiện thêm các ca nhiễm virus Zika
mới. Địa phương này có 11 trường hợp nhiễm bệnh. Quận 2 (10 ca), quận 9, 12, Tân Phú (6 ca) là
những khu vực khác cũng liên tục phát hiện ổ dịch.


Với nhiều ca bệnh được ghi nhận chỉ trong khoảng thời gian ngắn, thành phố vẫn đang khẩn
trương triển khai các phương án phòng chống dịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, các trường hợp nhiễm Zika được
phát hiện chưa phải là con số thực tế do chỉ có khoảng 20% người nhiễm bệnh xuất hiện các triệu
chứng nhận biết như sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau mỏi cơ…
Theo TS.BS Lê Mạnh Hùng, Phó giám Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, việc tiến hành các quy trình xét
nghiệm, chẩn đoán bệnh do virus Zika chỉ thực hiện khi người bệnh xuất hiện triệu chứng và phải
có chỉ định của bác sĩ. Do đó, các cơ sở y tế chưa thể thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu.
Tại buổi họp, định hướng xây dựng quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh do virus Zika, PGS.TS
Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: “Trước tình hình trên, ngành y tế cần
thống nhất một quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng phải phù
hợp với tình hình thực tiễn, nhất là quy trình theo dõi, chăm sóc bệnh cho thai phụ”.

Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Từ Dũ, Hùng Vương, Trung tâm Y tế Dự
phòng cùng phối hợp xây dựng quy trình tiếp nhận, điều trị cho thai phụ nhiễm virus Zika.
Trong đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới sẽ là đơn vị đầu mối hoàn chỉnh quy trình này, đồng thời
cũng là đơn vị chủ lực thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh. Kết quả xét nghiệm, điều
tra dịch tễ phải được trả trong thời gian 24 giờ sau khi lấy mẫu.
Những ngày vừa qua, ngành Y tế và các cấp chính quyền ở TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp
phòng chống bệnh do virus Zika, khoanh vùng những nơi có ca bệnh và liên tục phun hóa chất
diệt muỗi, huy động toàn dân tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng.
Tuy vậy, hiệu quả thực tế mang lại chưa cao. Trong buổi giám sát tại quận 12, bà Nguyễn Thị Thu,
Phó chủ tịch UBND thành phố nhận thấy nhiều nhà dân còn tồn tại vật dụng đọng nước chứa lăng
quăng.
2. Cấu tạo và sự nhân lên của virut zika
2.1. Cấu tạo
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Purdue, Mỹ lần đầu tiên đã xác định được cấu trúc của virus Zika, chỉ
ra những vấn đề then chốt để phát triển các phương pháp chống virus hiệu quả.


Họ đã nghiên cứu một chủng Zika được phân lập từ bệnh nhân nhiễm bệnh trong vụ dịch ở
Polynesia thuộc Pháp và xác định cấu trúc của virus.
Cấu trúc này cho thấy sự khác biệt quan trọng trên một protein chủ chốt có thể giải thích tại sao
Zika tấn công tế bào thần kinh trong khi các virus khác cùng họ thì không.
Cấu trúc của virus cung cấp một bản đồ chỉ ra những khu vực của virus có thể là đích tác dụng của
liệu pháp điều trị, được sử dụng để chế tạo vắc xin hoặc cải thiện khả năng chẩn đoán và phân biệt
nhiễm Zika từ các loài virus có liên quan khác.
Nghiên cứu thấy rằng cấu trúc của Zika rất giống với cấu trúc của các virus flavi khác, bao gồm
sốt xuất huyết, bệnh West Nile, bệnh sốt vàng, viêm não Nhật Bản và viêm não do bọ chét.
Một virut zika có cấu trúc chung gồm:
- Lõi là axit nuclêic( ARN) là hệ gen của virút.
- Vỏ là prôtêin( Capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme. Capsôme sắp xếp theo hình
khối đa diện với 20 mặt tam giác đều

- Virút còn có thêm lớp vỏ ngoài( lipit kép và prôtêin). Trên bề mặt vỏ ngoài có gai glicôprôtêin.
Cấu trúc của hạt virus Zika giống như các virus thuộc họ Flaviviridae khác. Capsid có đối
xứng khối, lõi bên trong là RNA một sợi, bao quanh bởi một màng lipid kép chứa các protein vỏ E
và M. Hạt virus có đường kính khoảng 40 nm.

Hình . Cấu trúc của hạt virus thuộc họ Flaviviridae
Nguồn: Chambers T, Hahn C, Galler R, Rice C. (1990) Flavivirus genome organization,
expression, and replication.Annual Reviews of Microbiology


Lõi RNA của virus Zika dài 10.794bp với hai vùng không mã hóa được gọi là 5 'NCR và 3' NCR
(non-coding regions). Khung đọc mở của virus Zika đọc như sau: 5'-C-prM-E-NS1-NS2A-NS2BNS3-NS4A-NS4B-NS5-3' và mã hóa cho một polyprotein và sau đó nó được cắt thành capsid
(C ), màng tiền thân (prM), vỏ (E), và các protein không cấu trúc (NS). Các protein E tạo nên bề
mặt hạt virus và tham gia vào quá trình sao chép bằng cách gắn lên trên thụ thể của các tế bào cảm
thụ. NS1, NS3, và NS5 là những protein kích thước lớn và có tính bảo tồn cao trong khi protein
NS2A, NS2B, NS4A và NS4B là những protein nhỏ hơn và kỵ nước. Vùng 3 'NCR có 428
nucleotide có thể đóng vai trò dịch mã, đóng gói RNA, tạo vòng, ổn định hệ gen. 3 'NCR tạo
thành một cấu trúc vòng lặp và 5' NCR cho phép dịch mã thông qua một mũ nucleotide methyl
hóa hoặc một protein gắn kết gen.
Tuy nhiên, Zika khác với các flavi virus khác vì nó xâm nhập vào hệ thần kinh hoặc thai nhi đang
phát triển.
2.2. Quá trình nhân lên
Chu kỳ sinh sản của ZIKV cũng giống như những vi rút thuộc họ Flaviviridae. Đầu tiên, hạt vi rút
gắn vào các thụ thể ở màng tế bào cảm thụ thông qua các protein vỏ giúp vi rút xâm nhập vào tế
bào cảm thụ. Tiếp theo, vi rút bơm vật liệu di truyền ssRNA vào tế bào chất của tế bào cảm thụ.
Sau đó nó được dịch mã thành polyprotein tiếp theo nó bị cắt thành các protein cấu trúc và phi cấu
trúc. Sự sao chép sau đó diễn ra ở tế bào chất được xem là nhà máy sản xuất vi rút kết quả tạo ra
sợ ssRNA của ZIKV. Cuối cùng là lắp ráp thành hạt vi rút hoàn chỉnh và các hạt vi rút mới được
vận chuyển đến các bộ máy Golgi và sau đó thải vào khoảng không nội bào nơi các hạt vi rút mới
có thể lây nhiễm sang các tế bào cảm thụ mới

3. Muỗi Aedes vật chủ trung gian truyền bệnh do virút zika
3.1. Vai trò của muỗi Aedes aegypti đối với bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Aedes aegypti (muỗi vằn) là loại côn trùng trung gian chủ yếu làm lây truyền vi rút dengue từ
người bệnh sang người lành. Thực tế muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) nhìn bằng mắt
thường cũng khá giống các loại muỗi khác và chỉ phân biệt dễ dàng nếu nhìn qua kính hiển vi.


Thông thường, nếu chúng ta tìm thấy muỗi trong nhà và đốt vào ban ngày thì rất có thể là muỗi
Aedes aegypti (muỗi vằn).

(Ảnh: Internet)
3.2. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) có những đặc điểm gì?
Muỗi Aedes aegypti còn được gọi là muỗi vằn do chúng có vằn đen trắng quanh các chi. Khác với
một số loài muỗi khác, muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, ví dụ như ở gần tủ quần áo,
chăn màn. Nó thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe,
chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà có nước đọng. Chúng thường đốt người vào sáng sớm
và chiều tối. Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.
3.3. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) như thế nào?
Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, từ trứng muỗi, sẽ phát triển
thành bọ gậy, quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành.
- Muỗi cái sau khi nở từ trứng chỉ từ khoảng 5 – 8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và có
thể hút máu (chích) người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước.
- Sau từ 1 – 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy, và từ bọ gậy để trở thành quăng thì cần khoảng 5 –
8 ngày.
- Khoảng 2 – 3 ngày sau, con quăng sẽ thành muỗi non, và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi
trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi.
3.4. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) thường sống được trong vòng bao nhiêu lâu và chúng có
thể bay xa được bao nhiêu?
Vòng đời của muỗi Aedes aegypti thường kéo dài từ khoảng 2 tuần đến 4 tuần phụ thuộc vào môi
trường và điều kiện tự nhiên. Muỗi Aedes aegypti thường không bay đi quá xa, và thường không

bay quá 200m trong suốt vòng đời của nó.
3.5. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đóng vai trò vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
như thế nào?
Bản thân muỗi Aedes aegypti không mang virus dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm
virus dengue khi chúng đốt người bị bệnh SXH.
Khi đốt người bị bệnh, virus dengue sẽ nhiễm vào tế bào muỗi. Trong thời gian ủ bệnh từ 8-10
ngày, virus dengue nhân lên trong cơ thể muỗi và khi đã đạt được đủ số lượng virus, chúng có khả


năng truyền sang rất nhiều người khác trong cộng đồng thông qua việc đốt (chích) họ. Khi đó,
virus dengue sẽ truyền từ cơ thể muỗi qua tuyến nước bọt của muỗi vào máu của người bị đốt.
3.6. Cách muỗi vằn lây truyền bệnh Zika
Virus Zika lan truyền khi một con muỗi Aedes hút máu người bị nhiễm, sau đó lại đi hút máu
người không bị nhiễm và truyền virus. Người nhiễm bệnh hầu hết đều không có triệu chứng cụ
thể.
4. Dấu hiệu và các biện pháp phòng tránh
Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes truyền. Ngoài ra bệnh
có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Người bệnh có biểu hiện
như:
- Sốt nhẹ 37,8 - 38,5 0C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn
chân.
- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược.
- Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Phân biệt bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết, sốt siêu vi
- Cách thức lây truyền: Virus Zika lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes
mang virus. Đây cũng chính là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi. Tuy
nhiên, sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp, trong khi sốt siêu vi có thể lây qua dịch tiết
nước bọt, dịch nhầy ở mũi… Đặc biệt, virus Zika còn có khả năng lây truyền qua đường tình dục
và đường máu. Tuy nhiên, đây là những phương thức lây truyền không phổ biến.


- Đối tượng dễ mắc bệnh: Trẻ em từ 3 - 10 tuổi là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết và sốt siêu vi
nhất. Đối với virus Zika, bất kì ai sống trong vùng có muỗi Aedes và từng ghi nhận trường hợp
mắc bệnh đều có thể bị lây nhiễm.


- Triệu chứng: Các bệnh nhân mắc bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường có triệu
chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bệnh nhân mắc virus Zika thường có biểu hiện sốt, nổi
mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao hơn cũng như đau nhức
cơ nhiều hơn, đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi).
Trong khi đó, nếu bị sốt siêu vi, bệnh nhân thường sốt rất cao (38-39 0C, thậm chí là 40-41 0C) và
sốt từng cơn, nổi hạch, viêm mắt, đỏ mắt. Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có
thể xác định chính xác đó là bệnh do virus Zika hay sốt xuất huyết.
Cách phòng tránh bệnh do virus Zika
* Khuyến cáo chung cho cộng đồng phòng bệnh Zika
Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện
một số biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):
+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.
+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong
các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.
+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa
nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không
chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người
đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày.
Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư
vấn, điều trị.
- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus Zika cần chủ
động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều
trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít

nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục.
* Khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai:
Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang
thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika
và khám thai định kỳ.
- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.
- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát
ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và
được khám, tư vấn.


- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc
phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét
nghiệm để phát hiện virus Zika.
- Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y
tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.
- Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình
dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.
VI. Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Sinh, Địa lý vào bài thuyết trình rất quan trọng,
giúp cho bài thuyết trình bao quát, đầy đủ ý hơn và có sức thuyết phục hơn. Vận dụng kiến thức
liên môn giải quyết những vấn đề thực tế tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề,
phát huy được tính tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Qua thực tế, em thấy rằng việc vận dụng kiến thức giữa các môn học “tích hợp vào để giải quyết
một vấn đề là điều hết sức cần thiết. Nó không chỉ đòi hỏi người đọc nắm bắt nhuần nhuyễn kiến
thức bộ môn mà còn cần thiết để trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp chúng em
giải quyết các tình huống, các vấn đề một cách nhanh nhất. Đồng thời sẽ giúp chúng em phát huy
sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong sáng tạo và ứng dụng vào thực tiễn.




×