Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng cơ chế quản lý không gian hình thể đô thị tam kỳ trên cơ sở luật smart code

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 26 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

HUỲNH KIM TÙNG

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN HÌNH THỂ ĐÔ THỊ TAM KỲ
TRÊN CƠ SỞ LUẬT SMART CODE

Chuyên ngành : Kiến trúc
Mã số: 8580101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng – Năm 2018


2

Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. KTS. NGUYỄN HỒNG NGỌC

Phản biện 1: TS.KTS. NGUYỄN ANH TUẤN
Phản biện 2: TS.KTS. PHÙNG PHÚ PHONG
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
kiến trúc họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 16 tháng 12 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
− Thư viện Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, đóng
vai trò đầu tàu phát triển của tỉnh Quảng Nam. Trải qua hơn 35 năm hình
thành và phát triển đô thị Tam Kỳ dần trở nên hiện đại và khang trang hơn.
Tuy nhiên trong quá trình quy hoạch và quản lý không gian hình thể đô thị
đã xảy ra nhiều bất cấp, cụ thể:
- Mật độ dân số khu vực trung tâm đô thị tăng nhanh, hình thành
những khu dân cư tự phát, làm bộ mặt một số khu, tuyến phố chính trở nên
hỗn độn, mất trật tự.
- Hình thái đô thị không được định đoán trước do những quy chế,
điều lệ quản lý quy hoạch kiến trúc chỉ được thể hiện bằng câu chữ và các
con số và chỉ quy định cho các khu vực đô thị hiện hữu mà không nhắc đến
những khu vực dự kiến phát triển theo QHC.
- Các điều khoản quy định giữa QHC, QHPK và Quy chế quản lý
QHKT của thành phố có sự mâu thuẫn, nhập nhằn dẫn đến việc khó khăn
trong công tác quản lý
- QHC thành phố Tam Kỳ theo cách thức phân khu chức năng
(zoning) cho thấy sự phát triển quỹ đất dàn trải, phân chia rạch ròi về chức
năng sử dụng đất tạo nên những không gian đô thị buồn tẻ, thiếu sức sống,
thu hẹp và gò bó các hoạt động của dân cư đô thị.
- Cơ cấu sử dụng đất thường xuyên bị thay đổi do sức ép từ các nhà
đầu tư theo chiều hướng tiêu cực cho đô thị.

- Quá trình phát triển đô thị tràn lan cũng tác động tiêu cực đến các
hệ sinh thái ao hồ, sông suối.
Đây là những vấn đề mà không chỉ riêng đô thị Tam Kỳ đang phải
đối mặt, mà phần lớn các đô thị tại Việt Nam và thế giới đã và đang gặp
phải. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là việc áp dụng cứng
nhắc luật quy hoạch phân khu chức năng (Zoning) được áp dụng từ đầu
của thế kỷ XX. Nhưng hoàn cảnh xã hội mà Zoning được viết ra đã khác
xa hiện tại. Zoning đã đi quá xa khỏi giới hạn về chức năng và nhiệm vụ
của nó để tạo nên những hậu quả xấu cho đô thị.
Nhận thức được vấn đề trên, Luật quy hoạch dựa theo hình thức
(Form-based code - FBC) ra đời. FBC là một loại luật đô thị theo hình
thức, khắc phục những khuyết điểm mà Zoning để lại, nó đưa ra các
phương pháp để tạo ra một không gian đô thị xác định, tạo ra hình thể đô
thị có thể dự đoán được,


2

Nổi bật nhất trong số các FBCs là Luật Quy hoạch thông minh –
SmartCode. Nội dung cơ bản của SmartCode chính là khái niệm
“Transect” - mặt cắt địa lý. Ý tưởng chính của Transect là xác định các
thành phần đô thị phù hợp với điều kiện và tính chất hoạt động của chúng.
Các thành phần có cường độ hoạt động cao thì được bố trí tại các vùng
càng gần trung tâm, trong khi đó các thành phần thuộc nông thôn hoặc
vùng phụ cận phải nằm ở đất nông nghiệp. Transect (T) chia đô thị thành
06 vùng sinh thái cơ bản: T1.Vùng tự nhiên; T2.Vùng nông thôn; T3.Vùng
ngoại ô; T4.Vùng đô thị chung; T5.Trung tâm đô thị; T6.Lõi đô thị. Từ đó
đưa ra những quy định chung và quy định cụ thể cho từng vùng địa lý với
những thông số cụ thể, hình ảnh minh họa rõ ràng. Vậy với SmartCode,
người ta có thể hình dung tường tận không gian đô thị tương lai như thế

nào, trải dài từ vùng lõi đô thị ra đến khu vực ngoại ô.
Với những ưu điểm trên, hiện nay các đô thị tại Mỹ và một số quốc
gia khác đang áp dụng luật SmartCode trong việc định hướng hình thể cho
đô thị. Đô thị Tam Kỳ và các đô thị khác ở Việt Nam là những đô thị hình
thành muộn hơn, với lợi thế của người đi sau, chúng ta luôn mong muốn
hạn chế những sai lầm và tiếp thu những hướng đi đúng đắn của những
người đi trước. Vì thế việc xây dựng quy chế quản lý không gian hình thể
đô thị Tam Kỳ trên cơ sở luật SmartCode là hướng đi khả thi tại thời điểm
hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở luật SmartCode, xây dựng quy
chế quản lý không gian hình thể chung cho đô thị Tam Kỳ bằng cách thiết
lập các vùng T và mặt cắt địa lý, xây dựng quy chế quản lý không gian
hình thể cụ thể cho các vùng T6 (lõi đô thị) và SD (special district).
3. Ðối tuợng và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy chế quản lý không
gian hình thể cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trên cơ sở luật
SmarCode.
b) Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa giới hành chính
của thành phố Tam Kỳ.
Về thời gian: Quá trình phát triển từ khi thành lập năm 1983 đế nay
và định hướng phát triển đến năm 2050.


3

4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
a) Cách tiếp cận.

Đề tài nghiên cứu sử dụng cách 2 tiếp cận:
- Tổng hợp và đưa ra giải pháp nhằm chỉ ra được những khuyết điểm
trong quy hoạch và quản lý không gian hình thể đô thị Tam Kỳ thông qua
những hiểu biết, quan sát thực tế và tài liệu thu thập được.
- Tiếp cận từ lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn: Học hỏi những kinh
nghiệm từ các luật SmartCode được xây dựng cho các đô thị tại Mỹ và các
nước phát triển để chắt lọc thành những nguyên tắc để xây dựng quy chế
quản lý hình thể đô thị ứng dụng riêng cho đô thị Tam Kỳ.
b) Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính: Phân tích các đồ án quy hoạch đã được phê
duyệt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, Quy chế quản lý QHKT Tam Kỳ,
kết hợp cùng quan sát thực tiễn để chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong
quá trình quy hoạch và quản lý không gian hình thể mà đô thị Tam Kỳ
đang gặp phải.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp Space Syntax để xác
định vai trò của các tuyến đường để đưa ra những quy định phù hợp.
Căn cứ vào các kinh nghiệm xây dựng luật SmartCode của các đô thị
đi trước và kết hợp những phân tích kể trên để xây dựng quy chế quản lý
không gian hình thể đô thị Tam Kỳ.
5. Cấu trúc của luận văn.
Cấu trúc luận văn gồm có 03 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận – kiến nghị. Phần nội dung gồm 03 chương:
Chương 1. Tổng quan về ứng dụng luật SmartCode trong quy hoạch
và quản lý không gian hình thể đô thị.
Chương 2. Các cơ sở khoa học hình thànhluật SmartCode cho thành
phố Tam Kỳ.
Chương 3. Thiết lập luật SmartCode cho thành phố Tam Kỳ tỉnh
Quảng Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo gồm 17 mục.



4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG LUẬT SMARTCODE
TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN HÌNH THỂ
ĐÔ THỊ.
1.1. Tổng quan về luật quy hoạch theo hình thức (PBCs) và luật quy
hoạch thông minh (SmartCode).
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của luật FBCs và SmartCode.
Luận văn đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các
hình thức quy hoạch từ khi xuất hiện các đô thị thời kỳ cổ đại đến khi ra
đời luật quy hoạch phân vùng chức năng và cuối cùng là sự xuất hiện của
luật quy hoạch theo hình thức (FBCs) và Luật quy hoạch thông minh
(SmartCode) như sau:
Năm 1870, khái niệm luật phân vùng được Reihard Baumeister - một
kỹ sư người Đức đề cập. Ông đã phân định rõ ràng đất đô thị thành các
vùng riêng biệt và có cường độ sử dụng khác nhau.
Tại Mỹ, vào năm 1916, Luật quy hoạch phân vùng zoning hoàn
chỉnh lần đầu tiên ra đời ở New York. Tại thời điểm đó, Zoning đã góp
phần lập lại trật tự và định hướng sự phát triển của đô thị một cách cụ thể.
Nhưng đến nay, Zoning cho thấy nhiều khiếm khuyết cố hữu như: tạo ra
không gian đô thị theo tỷ lệ phi nhân văn, tạo ra môi trường đô thị buồn tẻ
và không hấp dẫn về xã hội; phát triển quỹ đất tràn lan; khả năng dự đoán
trước về hình thái đô thị không có.
Trải qua quá trình nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà quy hoạch,
đến năm 1980, bộ luật quy hoạch dựa trên hình thức (FBCs) đầu tiên được
hoàn thành bởi kiến trúc sư Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk khi
hai ông bà được giao nhiệm vụ tạo ra một quy tắc phát triển cho thị trấn
nghỉ dưỡng ven biển Fort Walton Beach, bang Florida. Nhận thấy việc

thiết kế cho cả thị trấn không mang lại hiệu quả, nhóm thiết kế đã tạo ra
một bộ quy tắc chung, thiết lập những tiêu chuẩn cơ bản được thể hiện
ngay trên bản đồ và từng khu đất. Sau đó, những kiến trúc sư sẽ đưa ra
những thiết kế riêng, nhưng vẫn trong khuôn khổ những quy tắc đó. Bộ
quy tắc mang tên Seaside đã được thực hiện thành công và được giới
chuyên môn công nhận. Sau thành công của luật Seaside, Form-based code
được phát triển mạnh mẽ trên mọi quy mô đô thị, từ áp dụng cho một tuyến
phố nhỏ đến ranh giới một quận.
Tiếp nối sự nghiên cứu về FBC, Andres Duany và Elizabeth PlaterZyberk đã soạn thảo một mô hình FBC dựa trên mặt cắt địa lý (transect) để
tạo nên một bộ quy chuẩn chung, tuy nhiên có thể hiệu chỉnh tùy theo yêu
cầu của từng đô thị cụ thể mang tên luật quy hoạch thông minh


5

(SmartCode). Đặc điểm nổi bậc của luật SmartCode là mặt cắt địa lý
(transect). Mặt cắt này được sử dụng để xác định một tập hợp các hình thức
định cư thay đổi theo mức độ và mật độ của đô thị, biến đổi dần dần từ
vùng nông thôn tới trung tâm thành phố. Đây là cơ sở để tổ chức các thành
phần của đô thị, tạo thành môi trường tổng hòa.
Thành phố đầu tiên áp dụng Luật quy hoạch thông minh là thành phố
Petaluma, California, Mỹ vào năm 2003. Tiếp đến là các thành phố ở châu
Mỹ như thành phố Taos, Miami, Quận Lee, Post Falls, Idaho; v.v… và các
thành phố khác như Dammam (Saudi Arabia); Jindee, Perth (Tây Úc).
Từ Bộ tiêu chuẩn cơ sở từ năm 1990, đến nay Andrés Duany đã cải
tiến SmartCode lên phiên bản 10 với những điểm mới, phù hợp hơn với
tình hình phát triển của các đô thị hiện tại.
1.1.2. Nội dung, thành phần của luật SmartCode.
a) Nội dung của SmartCode.
Nội dung cơ bản của SmartCode chính là khái niệm “transect” - mặt

cắt địa lý.

Hình 1.13. Mặt cắt địa lý điển hình

Các thành phần có cường độ hoạt động cao thì được bố trí tại các
vùng càng gần trung tâm, trong khi đó các thành phần thuộc nông thôn
hoặc vùng phụ cận phải nằm ở đất nông nghiệp. Transect (T) chia đất đô
thị thành 6 vùng sinh thái:
- Vùng T1: Vùng tự nhiên (Natural zone): là những vùng đất hoang
dã, cần bảo tồn hoặc không thể định cư hoặc do địa hình, thủy văn và hệ
động thực vật.
- Vùng T2: Vùng nông thôn (Rural zone): là những vùng đất có mật
độ dân cư rất thưa thớt, bao gồm đất nông nghiệp, đất trồng rừng sản xuất,
đất sa mạc. Đặc trưng bởi các trang trại, nhà ở nông thôn và biệt thự vườn.


6

- Vùng T3: Vùng ngoại ô (Sub-urban zone): là những vùng đất có
mật độ dân cư thấp, nhà ở chủ yếu là nhà vườn với khoảng sân rộng,
khoảng lùi nhà lớn. Đường xá không có vỉa hè và phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên.
- Vùng T4: Vùng đô thị chung (General zone): là khu vực chung gần
trung tâm đô thị, gồm phần lớn khu đất có chức năng hỗn hợp nhưng chủ
yếu vẫn là đất ở. Đặc trưng bởi những ngôi nhà đơn lập, nhà có sân trước
hoặc dãy nhà phân lô. Đường phố có vỉa hè với kích thước trung bình.
- Vùng T5: Trung tâm đô thị (Center zone): Là khu vực bao gồm
những công trình với mật độ cao, có chức năng sử dụng hỗn hợp như buôn
bán, văn phòng, nhà hàng và căn hộ. Mạng lưới đường phố tương đối chặt
chẽ, có cây trồng, các công trình đứng gần vỉa hè.

- Vùng T6: Lõi đô thị (Core zone): Là khu vực có mật độ và chiều
cao công trình cao nhất, các công trình trong vùng lõi có vai trò quan trọng
trong đô thị. Mạng lưới đường phố chặt chẽ, vỉa hè rộng, có cây trồng, các
công trình đứng sát vỉa hè.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, còn có các vùng:
- Vùng dân sự (Civic zone): Là khu vực bao gồm các công trình
mang tính chất văn hóa, tôn giáo, có vai trò quan trọng trong cuộc sống đô
thị như: nhà thờ, tòa thị chính, nhà văn hóa, ….
- Vùng đặc biệt (Special districts): Là khu vực gồm những tòa nhà
mà vị trí, chức năng, hình dạng của nó không thể xếp vào 06 vùng sinh thái
trên.
b) Thành phần của SmartCode.
Luật SmartCode tiêu chuẩn cho đô thị gồm có 02 thành phần chính:
- Bản đồ điều lệ: Bản đồ hoặc sơ đồ phân chia các vùng địa lý nhằm
chỉ rõ các vùng, khu vực áp dụng những tiêu chuẩn, quy tắc khác nhau.
- Bộ tiêu chuẩn kèm theo, gồm 7 phần:
+ Phần 1 – Hướng dẫn chung;
+ Phần 2 – Quy định các khu vực phát triển:
+ Phần 3 – Quy định chung cho những khu vực phát triển mới;
+ Phần 4 – Quy định chung cho những khu vực hiện hữu;
+ Phần 5 – Mô tả và quy định về vùng địa lý và các Quy định về
thông số lô đất và công trình;
+ Phần 6 – Bảng tổng hợp thông số các tiêu chuẩn;
+ Phần 7 – Định nghĩa các thuật ngữ.
1.1.3. Tình hình ứng dụng luật SmartCode của các đô thị trên thế giới.


7

Đến nay, trên thế giới đã có 654 đô thị hoặc vùng quy hoạch áp dụng

luật quy hoạch theo hình thức (FBCs), trong đó có 54/654 là luật Smart
Code. Hiện tại, có 56 đô thị đang tiến hành thiết lập Luật SmartCode để
quản lý không gian hình thể. Các đô thị này phần lớn là các thành phố của
nước Mỹ, một số ít thuộc Châu Âu và Australia.
a) Luật SmartCode tại Miami, Hoa Kỳ.
Luật Miami 21 Code có nội dung tương đồng với SmartCode V9.2
nhưng việc phân vùng địa lý chi tiết hơn khi bản đồ phân chia thành phố
thành 12 vùng lớn và 86 vùng nhỏ (T1 đến T80, D1, D2, D3, CS, CI, CIHD).
b) Luật SmartCode tại Fort Myers, Quận Lee, Hoa Kỳ.
Lee County Development Code tuy dựa trên cơ sở mặt cắt địa lý của
SmartCode nhưng chia đô thị thành 05 vùng để phù hợp với đặc điểm riêng
của quận lỵ Fort Myers.
c) Luật SmartCode tại Jefferson, Hoa Kỳ.
Nội dung của Luật Jefferson County SmartCode bám rất sát với
khung nội dung của SmartCode V9.2 từ việc phân vùng đô thị từ T1 (tự
nhiên) đến T6 (lõi đô thị) và vùng SD (đặc biệt).
d) Luật SmartCode tại San Antonio, Hoa Kỳ.
Các vùng T1, T3, T4, T5, T6 và SD có đặc điểm, tính chất giống với
các vùng tương ứng trong luật SmartCode V9.2. Điểm đặc biệt của luật
Verano-Texas A&M San Antonio SmartCode là việc bổ sung thêm khuôn
viên trường Đại học Texas A&M vào bản đồ và xem như đây là một vùng
địa lý mới.
1.2. Vai trò của Luật SmartCode trong quy hoạch và quản lý không
gian hình thể đô thị.
Việc SmartCode được ứng dụng rộng rãi trên hơn 110 đô thị trên thế
giới đã chứng tỏ vai trò của nó trong thực tiễn quy hoạch và quản lý không
gian hình thể của một đô thị, cụ thể:
- Phân chia đô thị một từ nơi hoang dã đến phần cốt lõi đô thị một
cách hệ thống, tạo nên hình thức của đô thị có thể định đoán từ trước.
- Kết hợp các loại quy hoạch có liên quan, từ quy hoạch chung nhất

đến quy hoạch chi tiết nhất.
- Đặt các thể loại công trình, đường xá, hạng mục phụ trợ phù hợp
nhất với cường độ, tính chất hoạt động của từng vùng địa lý.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển mô hình cộng đồng thông minh,
bao gồm. Kết hợp các loại quy hoạch có liên quan, các phương pháp bảo


8

vệ môi trường, bảo tồn không gian mở và kiểm soát chất lượng tài nguyên
thiên nhiên.
- Tạo sự công bằng giữa các khu đô thị hiện hữu và hình thành mới.
Tạo sự tương thích với các yếu tố kiến trúc, môi trường, biển báo, đèn.
- Linh hoạt, đa dạng trong việc lựa chọn chức năng sử dụng đất hơn
so với quy hoạch phân khu chức năng truyền thống.
Tóm lại, SmartCode giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư và cư dân đô
thị có cái nhìn tường tận, cụ thể về không gian đô thị trong tương lai, thiết
lập vị trí đúng đắn với từng hoạt động trong đô thị, đảm bảo tính nối kết,
hỗ trợ giao thông công cộng và đi bộ, khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp
nhờ thế nâng cao tính đa dạng, tạo thêm sức sống và sinh khí cho đô thị.
1.3. Khả năng ứng dụng luật SmartCode cho các đô thị tại Việt Nam.
Hiện tại, việc ứng dụng FBCs nói chung và SmartCode nói riêng
trong công tác quy hoạch và quản lý không gian hình thể cho các đô thị
Việt Nam chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một cách bài bản. Nhưng đã có
những bài báo khoa học chỉ ra được những nhược điểm của Quy hoạch
phân khu chức năng (Zoning) so với những ưu điểm, lợi ích của Luật quy
hoạch thông minh (SmartCode).
Tiêu biểu trong số đó là các bài báo “Luật Đô thị Mỹ: hiện tại và cải
cách”; “Cần phải có một luật Đô thị Thông mình cho thành phố Đà Nẵng”
của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc.

Bên cạnh đó, còn có những bài báo chỉ trích sự thiếu linh hoạt phân
khu kiểu hình học (Euclidien zoning) và đưa ra những nguyên tắc để phát
triển đô thị như bài báo “Quy hoạch phân khu cần linh hoạt, hợp lý và đa
dạng” của tác giả Nguyễn Đăng Sơn và bài báo “Các nguyên tắc phát triển
quy hoạch phát triển đô thị thông minh” của tác giả Phạm Thị Huệ Linh
Cuối năm 2010, cuộc thi ý tưởng thiết kế quy hoạch chung tỷ lệ
1/5.000 Khu đô thị Phước Giang, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai được
phát động. Nhóm tác giả đến từ Công ty Tư vấn Thanh Bình đề xuất một
chương trình quy hoạch 2 lớp (layer):
- Lớp quy hoạch phân khu chức năng cấp vùng (function-based
planning) gần gũi với phương pháp quy hoạch truyền thống tại Việt Nam.
- Lớp quy hoạch theo hình thức (form-based planning) theo phương
pháp transect planning (trong luật SmartCode) nhằm tạo ra tạo ra những
môi trường tổng hòa theo từng đặc điểm khu vực sinh sống (nông thôn,
ngoại ô hoặc trung tâm đô thị).


9

Nhờ việc nhấn mạnh tới thiết kế đô thị thân thiện với con người,
khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp và tạo được một hình ảnh đô thị có thể
dự đoán trước, bài dự thi của Công ty tư vấn Thanh Bình đã đạt giải nhất.
Điều này cho thấy, giới học thuật tại Việt Nam gồm các kiến trúc sư,
các nhà quy hoạch đã dần thay đổi tư duy, tiếp cận với xu thế mới, hợp thời
trên thế giới. Đây sẽ là động lực mạnh để thúc đẩy việc áp dụng luật quy
hoạch thông minh SmartCode tại Việt Nam.
Kết luận chương I
Luật Quy hoạch thông minh SmartCode từ khi hình thành và được áp
dụng cho các thành phố tại Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới đã chứng
tỏ được những ưu điểm nổi trội trong thời kỳ phát triển đô thị hiện đại như

linh hoạt trong sử dụng đất, hỗ trợ giao thông công cộng, tích hợp các quy
định, định hướng phát triển đô thị trong một loại quy hoạch, đưa ra những
thông số, hình ảnh cụ thể để tạo ra không gian hình thái đô thị có thể định
đoán trước.
Những ưu điểm trên đã giúp SmartCode quản lý không gian hình thể,
tạo nên những không gian đô thị sống động cho các thành phố áp dụng nó.
Tại Việt Nam, tuy chưa có đô thị nào áp dụng SmartCode vào việc quy
hoạch và quản lý kiến trúc, nhưng những nhà quy hoạch, kiến trúc sư và
nhà quản lý đã dần nhận thấy sự cần thiết của một loại quy chế mới có thể
áp dụng song song với phương thức quy hoạch, quản lý cũ.
CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH LUẬT
SMARTCODE CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển không gian đô thị Tam Kỳ.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển
không gian đô thị Tam Kỳ từ khi thành lập năm 1983 đến nay.

Hình 2.1. Ảnh chụp đô thị Tam Kỳ
năm 1984

Hình 2.10. Ảnh chụp đô thị Tam Kỳ
năm 2016


10

Hiện tại, khu vực trung tâm đô thị Tam Kỳ được xác định bởi các
tuyến đường chính như Phan Bội Châu – Phan Châu Trinh , Hùng Vương,
Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, Trần Cao Vân, v.v…
2.2. Các đồ án quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn TP Tam Kỳ.
2.2.1. Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến

2050.
2.2.2. Các đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (Phân khu 1 đến Phân
khu 12).
Luận văn đã phân tích QHC TP Tam Kỳ và các quy hoạch khác được
phê duyệt. Từ đó nhận thấy những điểm khác biệt, mâu thuẫn giữa các nội
dung các đồ án nhất là sự thay đổi chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu sử
dụng đất theo chiều hướng tăng diện tích đất xây dựng đô thị và giảm diện
tích đất tự nhiên.
2.3. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc thành phố Tam Kỳ.
2.3.1. Thông tin chung.
2.3.2. Nội dung cơ bản.
Quy chế bao gồm 03 phần:
a) Quản lý quy hoạch và không gian đô thị
b) Quản lý công trình kiến trúc
c) Quản lý hạ tầng kỹ thuật.
Quy chế quản lý QHKT TP Tam Kỳ đã lập ra những quy định cốt lõi
về khoảng lùi, chiều cao, mật độ xây dựng, v.v… Nhưng quy chế này chỉ
đề cập đến khu vực đô thị hiện hữu mà không xét đến sự phát triển của đô
thị.
Những điều quy định trong quy chế tuy có nhiều điểm chung với
quản lý hình thức đô thị bằng luật SmartCode. Tuy nhiên, quản lý hình
thức đô thị bằng SmartCode còn quan tâm đến hình thức kiến trúc công
trình, mối quan hệ của công năng, hình thức kiến trúc với môi trường đô
thị, quản lý đường chân trời, v.v… Hơn nữa, quản lý hình thức đô thị bằng
SmartCode còn kết hợp với quy hoạch sử dụng đất, tạo nền bức tranh tổng
thể trong tương lai mà đô thị cần hướng đến.
2.4. Tình hình thực tiễn quản lý quy hoạch kiến trúc, không gian hình
thể đô thị Tam Kỳ.
2.4.1. Quản lý quy hoạch đô thị.
Từ khi đồ án Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ được phê duyệt,

tất cả các đồ án quy hoạch trong ranh giới quy hoạch chung phải tuân thủ


11

các quy định kèm theo của đồ án này. Nhưng trên thực tế trong 02 đồ án
QHPK 2 và QHPK 3 đã duyệt đã có thay đổi một vài chỉ tiêu sử dụng đất.
2.4.2. Quản lý kiến trúc công trình.
Hiện các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc công trình trong các khu
vực đô thị hiện hữu được quy định trong Quy chế quản lý quy hoạch kiến
trúc thành phố Tam Kỳ. Tuy nhiên, quy chế này chỉ quy định đối với các
khu vực đô thị hiện hữu mà không xét đến các khu vực mở rộng hoặc
chỉnh trang trong tương lai.
Như vậy, trên thực tế, công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, không
gian hình thể đô thị Tam Kỳ được thực hiện dựa trên 03 cơ sở pháp lý:
QHC thành phố, các đồ án QHPK và QHCT trên địa bàn và Quy chế quản
lý QHKY. Hiện 03 cơ sở pháp lý này có sự chồng chéo, mâu thuẫn và
nhiều điểm không hợp lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển không gian
đô thị.
2.5. Phân tích giao thông đô thị Tam Kỳ bằng phương pháp Space
Syntax.
2.5.1. Mục đích: Nhằm mục đích xem xét mức độ tích hợp (intergration),
khả năng lựa chọn (choice) của các tuyến đường để đề xuất phương án cải
thiện sự liên kết của các tuyến giao thông chính và làm cơ sở để xác định
vai trò của tuyến đường trong tổng thể giao thông đô thị.
2.5.2. Phương pháp phân tích. Tiến hành phân tích đoạn sơ đồ giao thông
định hướng đến năm 2030 của thành phố Tam Kỳ bằng phần mềm
DepthmapX 5.0 để tính toán 03 chỉ số: mức độ tích hợp (intergration), khả
năng lựa chọn (choice) và phối hợp phép đo mức độ tích hợp và khả năng
lựa chọn (T1024 Choice x intergration).

2.5.3. Kết quả phân tích theo sơ đồ giao thông đô thị Tam Kỳ đến năm
2030.
Sau khi tiến hành phân tích, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14. Kết quả phối hợp phép đo tích hợp và lựa chọn trên quy mô toàn đô thị
(T1024 Choice x integration)

Chỉ số T1024
Choice x
integration

Giá trị
Màu
(/1.000.000.000) sắc

Cao nhất

168.139,00

Trung bình

11.288,30

Thấp nhất

0,00

Đoạn đường
Điện Biên Phủ,
Phan Châu Trinh-Phan Bội Châu
Thanh Hóa, Lê Thánh Tông, Lý

Thường Kiệt, Nguyễn Chí Thanh
Các tuyến ngoại thị


12

* Đề xuất: Nối dài tuyến đường Lê Thánh Tông về phía Tây, qua
sông Bàn Thạch, nối với tuyến đường quy hoạch sẵn có vuông góc với
QL1A. Tiến hành kiểm tra lại hiệu quả của đề xuất. Kết quả thu được như
sau.
Chỉ số T1024
Giá trị
Màu
Choice x
Đoạn đường
(/1.000.000.000) sắc
integration
Điện Biên Phủ,
Cao nhất
168.245,20
Phan Châu Trinh-Phan Bội Châu,
Lê Thánh Tông nối dài
Thanh Hóa, Lý Thường Kiệt,
Trung bình
11.288,30
Nguyễn Chí Thanh
Thấp nhất
0,00
Các tuyến ngoại thị
Kết luận chương II.

Qua những phân tích khoa học trên, có thể thấy hiện trạng quản lý
không gian hình thể đô thị Tam Kỳ đang dựa trên 02 loại cơ sở pháp lý:
- Các đồ án Quy hoạch đã được duyệt và đang triển khai
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Tam Kỳ.
Trong đó, đồ án Quy hoạch chung Tam Kỳ giai đoạn 2030 và 2050
sẽ là cơ sở để tiến hành thiết lập các thành phần chính của Luật SmartCode
như bản đồ, vùng và mặt cắt địa lý. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
sẽ là tham số đối chiếu để đưa ra những điều khoản quy định cụ thể. Việc
phân tích và làm rõ lịch sử hình thành và phát triển không gian đô thị Tam
Kỳ mang lại cái nhìn khái quát từ khi hình thành đô thị theo kiểu tự giác
đến khi phát triển đô thị có định hướng. Đây là cơ sở thực tiễn vững chắc
để việc định hướng phát triển đô thị một cách đúng đắn nhất.
Trong nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp Space Syntax để
phân tích giao thông đô thị Tam Kỳ, giúp xác định vai trò của các tuyến
đường, tìm ra được những tuyến đường quan trọng để xác định các vùng
trung tâm và vùng lõi đô thị. Từ đó đưa ra mặt cắt giao thông, quy định
quản lý các tuyến một cách khoa học và phù hợp nhất.
CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP LUẬT SMARTCODE CHO THÀNH PHỐ
TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Nguyên tắc, cơ sở Luật SmartCode cho thành phố Tam Kỳ.
3.1.1. Nguyên tắc thiết lập.
- Tôn trọng các đồ án Quy hoạch đã được duyệt, nhất là đồ án Quy
hoạch chung thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


13

- Thành phần, nội dung của Luật SmartCode Tam Kỳ dựa trên cơ sở
Luật SmartCode version 9.2.
- Tham chiếu các quy định trong các đồ án Quy hoạch được duyệt và

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố.
3.1.2. Bản đồ nền. Lấy theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất trong đồ án
QHC thành phố Tam Kỳ
3.1.3. Cơ sở phân vùng.
Dựa trên Luật SmartCode, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Quy hoạch
sử dụng đất thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2030 và 2050 (QHC), Quy chế
quản lý quy hoạch kiến trúc thành phố (QC QHKT), chỉ số T1024 Choice
x integration của các tuyến đường xác định bằng phương pháp Space
Syntax, dự kiến chia đô thị Tam Kỳ thành 10 vùng địa lý như sau:
- T1. Vùng tự nhiên (Natural zone): Vùng đất hoang dã hoặc những
vùng đất không thể định cư do địa hình, thủy văn và hệ động thực vật.
- T2.Vùng nông thôn (Rural zone): Vùng có mật độ dân cư rất thưa
thớt, bao gồm: đất nông nghiệp, đất trồng rừng sản xuất.
- T3. Vùng ngoại ô (Sub-urban zone): Vùng có mật độ dân cư thấp,
đường xá không có vỉa hè, phụ thuộc nhiều vào địa hình.
- T4. Vùng chung đô thị (General zone): Khu vực chung gần trung
tâm đô thị, gồm phần lớn khu đất có chức năng hỗ hợp nhưng chủ yếu vẫn
là đất ở.
- T5. Trung tâm đô thị (Center zone): Khu vực có nhà mật độ cao,
chức năng sử dụng hỗn hợp.
- T6. Lõi đô thị (Core zone): Khu vực có mật độ và chiều cao công
trình cao nhất. Các công trình có vai trò quan trọng trong khu vực và đô
thị.
- SD. Vùng đặc biệt (Special districts) Khu vực gồm những tòa nhà
mà vị trí, chức năng, hình dạng của nó không phù hợp với các vùng sinh
thái trên.
- CZ. Vùng bảo tồn(Conservation zone) Khu vực có giá trị cảnh
quan, văn hóa, lịch sử, địa chất, v.v… có giá trị cao. Những vùng nếu bị
thay đổi dẫn đến những tác hại xấu cho đô thị.
- IZ. Vùng công nghiệp (Industrial zone): Khu vực được xác định

chức năng sản xuất công nghiệp.
- TZ. Vùng du lịch (Tourist zone): Khu vực được xác định chức năng
du lịch.


14

Sau khi xác định được các cơ sở để phân vùng địa lý cho thành phố
Tam Kỳ, nghiên cứu tiến hành phân chia các vùng địa lý trên nền bản đồ
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 theo QHC thành phố đã được phê
duyệt.Sau đó thiết lập 03 mặt cắt theo hướng Tây – Đông; Tây Bắc – Đông
Nam và Tây Nam – Đông Bắc.

Hình 3.3. Mặt cắt 01 - Mặt cắt địa lý hướng Tây sang Đông

Hình 3.4. Mặt cắt 02 - Mặt cắt địa lý hướng Tây Bắc - Đông Nam

Hình 3.5. Mặt cắt 03 - Mặt cắt địa lý hướng Tây Nam – Đông Bắc


15

Hình 3.1.. Sơ đồ phân vùng địa lý đô thị Tam Kỳ

3.3. Thiết lập các quy địch chung (General Provisions)
3.3.1. Hệ thống giao thông.
a) Cơ sở phân loại hệ thống giao thông.
- Phân loại đường theo quy hoạch chung;
- Vùng địa lý đi qua;
- Kết quả phân tích Space Syntax.

b) Sơ đồ hệ thống giao thông.


16

Hình 3.6. Sơ đồ phân loại hệ thống giao thông đô thị Tam Kỳ

c) Quy định về hệ thống giao thông trong các vùng địa lý.


17

Quốc lộ
Đường cao tốc
Đại lộ
NT - Đường
chính
NT - Đường
phụ
Đường ngoại
thị
GT nông thôn



o

o
o
o




o



o



T6

SD

CZ

IZ


o










o

o







o





o



o



o



TZ


Du lịch

T5

Đặc
biệt
Bảo
tồn
Công
nghiệp

T4

Lõi

T3

Chung

T2

Tự
nhiên
Nông
thôn
Ngoại
ô

T1


Trung
tâm

Bảng 3.3. Quy định về vị trí của đường giao thông trong các vùng địa lý



o
o










Chức năng định cư
Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở đại gia
đình
Nhà ở cộng đồng
Cư trú - làm việc
Làm việc - cư trú
Chức năng lưu trú
Nhà trọ
Khách sạn/Nhà
nghỉ

Khu nghỉ dưỡng

T5

T6

IZ

CZ

TZ

Trung
tâm

Lõi

Công
nghiệp

Bảo tồn

Du lịch

T4

Chung

T3


Ngoại ô

2

T2

Nông
thôn

1

T1

Tự
nhiên



o
o
o
o
Kèm theo bảng quy định vị trí các đường giao thông này là hình ảnh
mặt cắt minh họa của từng tuyến đường trong các vùng T.
3.3.2. Chức năng sử dụng công trình trong các vùng địa lý.
a) Cơ sở thiết lập. Theo QHC TP Tam Kỳ, Quy chế quản lý QHKT và
SmartCode V9.2.
b) Chức năng sử dụng công trình theo vùng địa lý.
Bảng 3.11. Quy định chức năng công trình trong các vùng địa lý










o











o
o

o

o











o


o





o

o

o









o










18

3
4

5

6

Văn phòng,
công sở
Thương mại
Cửa hàng thương
mại
Vui chơi giải trí
Dịch vụ ăn uống
Công trình công cộng
KG sinh hoạt
cộng đồng
Tôn giáo, tín
ngưỡng

Trường mẫu
giáo, tiểu học,
trung học
Trường đại học,
cao đẳng
Trung tâm
nghiên cứu khoa
o
học
Công trình y tế
Công trình phụ trợ
Bãi đỗ xe
Đầu mối giao
thông
Nhà vệ sinh công
cộng
Trạm nghỉ chân

o

o







o


o









o
o

































o

o









o

o












o

o

o











o

o


o





o

o







o

o









o


o

o







o



o
o


o





o



o


3.3.3. Thông số lô đất trong các vùng địa lý.
IZ

CZ

TZ

45250

45250

-

-

---

8x15

5x9

5x9

-

-

---

Trung

tâm

120500

Chung

Du lịch

T6

Bảo
tồn

T5

Công
nghiệp

T4

Lõi

1

T3

Ngoại
ô

T2


Tự
nhiên
Nông
thôn

T1

Đất nhà ở
riêng lẻ
Diện tích (m2)

-

Chiều rộng x
chiều sâu min
(m)

-

≥200 ≥150
-

10x15


19

Mật độ (%)


2

Khoảng lùi
chính (m)
Khoảng lùi
biên (m)
Khoảng lùi
sau (m)
Đất CTCC
Diện tích (m2)
Chiều rộng x
chiều sâu (m)
Mật độ tối đa
(%)
Khoảng lùi
chính (m)
Khoảng lùi
biên (m)
Khoảng lùi
sau (m)

-

3060

-

≥5

≥5


-

-

-

-

-

30-80 50-80

100

100

-

-

---

≥2

0

0

-


-

---

≥1

-

-

-

-

-

---

≥1

-

-

-

-

-


---

140- 1403500 2500

---

≤300

---

15x20 10x20 7x20 7x20

---

---

---

≥300 ≥300

-

3050

-

≥10

7


-

-

-

-

2005000

6090

6090

60

30

25

≥5

5

5

10

---


---

≥2

≥1,5

≥1

≥1

10

---

---

≥2

≥1,5

≥1

≥1

10

---

---


30-50 40-60

3.3.5. Hình minh họa thông số lô đất và thông số công trình.
Kèm theo các bảng thông số trên là hình ảnh minh họa, thể hiện các
thông số quy định một cách trực quan.
3.4. Thiết lập quy chế quản lý chi tiết cho các vùng T6.
Tại mục này, sẽ nêu ra những quy định chi tiết cho vùng lõi đô thị T6, vùng thể hiện bộ mặt đô thị nhưng đang gặp nhiều bất cập trong quản
lý không gian hình thể.
3.4.1. Các quy định đã thiết lập trong quy định chung.
3.4.2. Các quy định cụ thể cho vùng T6 – Lõi đô thị.
a) Quy định về hình thức công trình.
Quy định các hình thức cho 02 loại công trình với hình ảnh minh họa
và diễn giải:
- Công trình nhà ở: kiểu thông thường, mặt tiền kinh doanh, hành lang cột.
- Công trình công cộng: nhà công cộng thấp tầng, nhà công cộng dạng hộp,
nhà đế thấp, nhà hình tháp.
b) Quy định về không gian công cộng.


20

Quy định các hình thức, kích thước và vị trí của các thể loại không
gian công cộng như quảng trường, công viên nhỏ, sân chơi. Kèm theo ảnh
minh họa và diễn giải.
c) Các quy định đặc biệt.
* Vùng lõi đô thị khi nằm trên các tuyến đường Phan Bội Châu – Phan
Châu Trinh.

Bảng 3.17. Quy định đối với công trình trên đường Phan Bội Châu – Phan

Châu Trinh

* Vùng lõi đô thị nằm trên Đại lộ Điện Biên Phủ.

Hình 3.10. Mặt cắt đường Điện Biên Phủ qua vùng T6 (lõi đô thị)

3.5. Các quy định cụ thể cho vùng SD – Vùng đặc biệt.
Cánh đồng nhong và làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh là 02 vùng
được xác định là vùng đặc biệt vì vị trí, vai trò và tính chất của chúng.
3.5.1. Quy định vùng SD1 – Cánh đồng nhong.


21

Hình 3.13. Bản đồ phân chia khu vực phát triển vùng SD1 – Cánh đồng nhong

- Khu N1 – Khu du lịch sinh thái (70,4ha): Định hướng phát triển
dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; xây dựng khu ở mật độ thấp gắn liền
với bảo cảnh quan ven sông.
- Khu N2 – Làng quê kết hợp du lịch (81,2ha): Định hướng giữ gìn
không gian làng xóm hiện có, kết hợp với khu N1 tạo thành quẩn thể du
lịch trải nghiệm làng quê.
Các thông số quy định như về khoảng lùi so với mép sông, mật độ
xây dựng, diện tích, v.v… được quy định cụ thể trong bảng 3.18 và 3.19.
3.5.2. Quy định vùng SD2 – Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh.

Hình 3.16. Sơ đồ phân khu vùng SD2 – Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh


22


- Khu L1: Làng bích họa: hạn chế việc đập phá, sơn lại những bức
tranh bích họa, hạn chế xây dựng nhà cao tầng chắn tầm nhìn đến các bức
tranh và tầm nhìn ra biển.
- Khu L2: Bãi biển: Nghiêm cấm việc xây dựng công trình kiên cố
trên bãi biển. Chỉ được phép xây dựng các công trình phục vụ du lịch, phục
vụ cộng đồng như dịch vụ bãi tắm, bãi đỗ xe, điểm bán hàng lẻ, v.v.. với
chiều cao tối đa là 1 tầng và mật độ tối đa 5%.
- Khu L3: Không gian trưng bày văn hóa làng chài: Nghiêm cấm
việc xây dựng công trình trong bán kính 20m, hạn chế xây dựng nhà cao
tầng trong bán kính 50m.
- Khu L4: Làng xóm dân cư hiện hữu: Hạn chế xây dựng công trình
cao tầng, tối đa 3 tầng.
Các thông số quy định như về khoảng lùi so với mép sông, mật độ
xây dựng, diện tích, v.v… được quy định cụ thể trong bảng 3.20.
3.6. Các quy định cụ thể cho vùng IZ – Công nghiệp.
Theo QHC Tam Kỳ, có 03 vùng được xác định là vùng phát triển công
nghiệp như sau:

HIỆU
IZ1
IZ2
IZ3

TÊN VÙNG
Khu công nghiệp Trường
Xuân
Khu công nghiệp Thuận Yên
Khu công nghiệp Tam Thăng


CẤP
ĐỘC
HẠI
IV, V
III, IV, V
V

LOẠI HÌNH ƯU
TIÊN
Công nghiệp xây
dựng, cơ khí, chế tạo,
chế biến gỗ
Công nghiệp CNC

Các quy định được thiết lập bao gồm:
3.6.1. Phân cấp độc hại và loại hình ưu tiên.
3.6.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước công trình.
3.6.3. Quy định về khoảng cây xanh cách ly.
(Có hình minh họa và diễn giải kèm theo)
3.7. Quy định cho vùng TZ - Du lịch.
Theo QHC Tam Kỳ, có 07 vùng được xác định là vùng phát triển du lịch
như sau:
KH
TZ1
TZ2
TZ3
TZ4
TZ5

TÊN VÙNG

Đất du lịch SD6
Đất du lịch SD7
Đất du lịch SD8
Đất du lịch SD9
Đất du lịch SD10

LOẠI HÌNH
Khu du lịch ven sông
Khu du lịch ven biển
Khu du lịch ven sông
Khu du lịch ven biển
Khu du lịch ven sông


23

TZ6
TZ7

Đất du lịch SD11
Đất du lịch SD12

Khu du lịch ven biển
Khu du lịch ven sông

Các quy định được thiết lập bao gồm:
3.7.1. Phân loại các loại hình khu du lịch.
3.7.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước công trình.
(Có hình minh họa và diễn giải kèm theo)
Kết luận chương 3.

Bằng những cơ sở khoa học từ chương II, các thành phần cơ bản của
Quy chế quản lý hình thể đô thị Tam Kỳ được hình thành trên cơ sở luật
SmartCode, cụ thể:
- Bản đồ phân vùng
- 05 mặt cắt địa lý
- Hệ thống giao thông được phân cấp thành 07 loại đường:
- Các quy định chung cho các vùng địa lý được thiết lập. Quy định
những điều cơ bản
- Những vùng quan trọng, đóng vai trò bộ mặt của đô thị như T6 (lõi
đô thị) và SD (vùng đặc biệt) được thiết lập những quy định cụ thể.
Qua những quy định trên, Quy chế quản lý không gian hình thể đô
thị Tam Kỳ dựa trên Luật Quy hoạch thông minh SmartCode đã đưa ra
những sơ đồ, thông số, hình ảnh một cách cụ thể và khoa học để tạo ra hình
thức đô thị có thể định đoán trước, giúp các nhà quy hoạch, quản lý và cư
dân đô thị hình dung rõ ràng về tương lai đô thị mà mình đang hướng đến.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Đề tài đã phân tích, vận dụng các cơ sở khoa học như:
- Luật SmartCode V9.2;
- Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Tam Kỳ;
- Các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn Tam Kỳ;
- Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc Tam Kỳ;
- Phương pháp Space Syntax;
- Thực trạng quản lý không gian hình thể đô thị Tam Kỳ.
Từ đó, đề tài đã thiết lập được những nội dung cơ bản để hình thành
nên một quy chế quản lý không gian hình thể đô thị Tam Kỳ trên cơ sở
Luật SmartCode, bao gồm:
- Bản đồ phân vùng và mặt cắt địa lý từ T1, T2, … T6, SD, CZ.



×