Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn tại xã hòa bắc, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.81 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN HOÀNG HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN
TẠI XÃ HÕA BẮC, HUYỆN HÕA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành:

thu t m i trƣờng

Mã số: 85.20.320
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ỹ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Anh Hoàng
Phản biện 1: TS. Đặng Quang Vinh
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thị Kim Thoa

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách
khoa vào ngày 03 tháng 11 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
- Thư viện Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách khoa – Đại
học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã Hòa Bắc là một xã miền núi nằm cách Trung tâm hành
chính huyện Hòa Vang khoảng 24km về phía Tây Bắc và cách trung
tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km với 07 thôn.
Đến nay, còn 05 thôn chưa thực hiện thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt đúng cách. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tình trạng
vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Đa phần các hộ dân đã được sử dụng
nước sạch từ hệ thống cấp nước, ngoài ra một số đơn vị miền núi còn
sử dụng nước suối trực tiếp hoặc nước ngầm tự khai thác.
Tại xã Hòa Bắc chưa có hệ thống thu gom nước thải, nước thải
tại các hộ gia đình vẫn còn thấm đất hoặc cho chảy ra các bãi đất
trống gây ô nhiễm môi trường, không hợp vệ sinh. Thêm vào đó,
việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình cũng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường nước, không khí, đất.
Xuất phát từ nh ng lý do trên, học viên thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông
thôn tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” nhằm
đưa ra các giải pháp quản lý, vệ sinh môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, nâng cao chất lượng môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn tại xã Hòa Bắc, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Hòa Bắc.
- Đề xuất giải pháp cải thiện vệ sinh môi trường xã Hòa Bắc.


2
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu
liên quan
3.2. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường trên địa bàn xã
Hòa Bắc
3.3. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác vệ sinh môi
trường tại xã Hòa Bắc
3.4. Đánh giá tác động đến môi trường của bãi chôn lấp hợp
vệ sinh và lò đốt chất thải rắn sinh hoạt
3.5. Phân tích chi phí - lợi ích của các giải pháp liên quan
đến xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.6. Lựa chọn giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với xã Hòa Bắc
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước sạch, nước thải hộ gia đình, chất thải rắn: sinh hoạt,
nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

* Phạm vi thời gian: tính đến năm 2025.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
6.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng


3
Điều tra, khảo sát các số liệu, thông tin liên quan đến tình hình
vệ sinh môi trường thông qua người dân địa phương. Số lượng mẫu
điều tra đối tượng này được chọn theo công thức công thức Slovin:
n = N/(1+Ne2)
Trong đó: n là số mẫu điều tra; N là tổng số mẫu, e: độ sai số,
được tính bằng phần trăm sai số của số gốc; e biến thiên trong
khoảng 10% - 30%. Độ sai số được chọn là 10%, tổng số mẫu là
1.231 mẫu (tổng số hộ trên địa bàn xã Hòa Bắc), số mẫu điều tra là
92,48 phiếu, làm tròn 93 phiếu.
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra trực tiếp.
+ Điều tra gián tiếp.
6.5. Phương pháp mô hình hóa
6.6. Phương pháp kế thừa
6.7. Phương pháp chuyên gia
6.8. Phương pháp ma trận
6.9. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích
trong phòng thí nghiệm
7. Cấu trúc lu n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình vệ sinh môi trường nông
thôn
Chương 2: Hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Hòa Bắc
Chương 3: Giải pháp cải thiện vệ sinh môi trường tại xã Hòa
Bắc.


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
NÔNG THÔN
1.1. Nƣớc sạch
Toàn quốc có khoảng 86% người dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 45% hộ dân thụ hưởng nước sạch đạt
chuẩn của Bộ Y tế [2].
1.2. Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải
Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại hoặc hố xí
thùng hoặc cho thải thẳng ra môi trường. Nước thải chăn nuôi thì xử
lý bằng hầm biogas hoặc thải thẳng ra môi trường.
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn có tỷ lệ chất h u cơ dễ phân
hủy là 65% -70% [3]. Toàn quốc phát sinh khoảng 31.000 tấn CTR
sinh hoạt/ngày, tỷ lệ phát thải khoảng 0,3 kg/người/ngày [3].
- Việc phân loại rác thải sinh hoạt nông thôn được tiến hành
ngay tại hộ gia đình. Tỷ lệ thu gom vẫn còn thấp. Chất thải h u cơ
được tận dụng cho chăn nuôi, phần còn lại chủ yếu người dân tự xử
lý. Một số địa phương xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt.
1.4. Chất thải rắn n ng nghiệp
Gồm chất h u cơ dễ phân hủy (chiếm hơn 99% [3]) và chất
thải khó phân hủy. Ước tính mỗi năm phát sinh hơn 76 triệu tấn rơm

rạ, khoảng 11.000 tấn/năm bao bì thuốc BVTV và khoảng 240.000
tấn/năm bao bì phân bón.
1.5. Chất thải chăn nu i
Ước tính mỗi năm phát sinh khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn
nuôi [4]. Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng biogas, ủ làm phân
bón, chăn nuôi đệm lót sinh học,...


5
1.6. Tổng quan về các giải pháp xử lý nƣớc cấp, nƣớc thải
hộ gia đình, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn n ng nghiệp và
chất thải chăn nu i
1.6.1. Giải pháp xử lý nước cấp
1.6.1.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học
1.6.1.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
1.6.1.3. Một số sơ đồ xử lý nước đơn giản, phổ biến và đang
áp dụng tại một số vùng nông thôn nước ta
1.6.2. Giải pháp xử lý nước thải
1.6.2.1. Các phương pháp xử lý nước thải
1.6.2.2. Một số công trình xử lý nước thải ở nông thôn trong
nước và trên thế giới
1.6.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.6.3.1. Phương pháp thiêu đốt
1.6.3.2. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
1.6.3.3. Phương pháp ủ sinh học
1.6.3.4. Phương pháp tái chế chất thải rắn
1.6.3.5. Phương pháp nhiệt phân
1.6.3.6. Một số phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong
nước và trên thế giới
1.6.4. Giải pháp xử lý chất thải rắn nông nghiệp

1.6.5. Giải pháp xử lý chất thải rắn chăn nuôi
1.6.5.1. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
1.6.5.2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học
1.6.5.3. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ ép tách
phân


6
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ HÕA BẮC
2.1. Tổng quan về xã Hòa Bắc
2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Vị trí xã Hòa Bắc
2.1.2. Điều kiện địa chất
2.1.2.1. Địa mạo, địa chất
2.1.2.2. Tính chất cơ lý đất
2.1.3. Điều kiện về khí tượng
2.1.3.1. Nhiệt độ
2.1.3.2. Số giờ nắng
2.1.3.3. Độ ẩm không khí
2.1.3.4. Mưa
2.1.3.5. Gió
2.1.3.6. Bão và áp thấp nhiệt đới
2.1.4. Điều kiện về thủy văn
2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.5.1. Lĩnh vực kinh tế, xây dựng nông thôn mới
2.1.5.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội, văn hóa văn minh đô thị



7
2.1.6. Đánh giá chung
Tỷ lệ số thôn tổ chức thuê đơn vị hoặc tự thu gom rác (2/7
thôn, chiếm 28,6%) và tỷ lệ thu gom rác thải tập trung ở xã Hòa Bắc
là 18,9%, thấp nhất trong các xã. Do đó, việc đánh giá hiện trạng rác
thải xã Hòa Bắc và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt môi
trường tại xã là cần thiết.
2.2. Hiện trạng vệ sinh m i trƣờng
2.2.1. Cấp nước
Toàn xã có 1.204 hộ dùng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 97,8%
và 1.096 hộ sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT, đạt 89%.
2.2.1.1. Về mạng lưới cấp nước
Mạng lưới cấp nước chưa hoàn thiện: một số nơi chưa được sử
dụng nước sạch; trên mạng lưới cấp nước thiếu một số trạm bơm
tăng áp; có nh ng đoạn ống đi nổi, nh ng đoạn đặt dưới nền đất
cứng với độ sâu hạn chế nên dễ bị hư hỏng, đặc biệt vào mùa mưa.
2.2.1.2. Về lưu lượng cấp nước
Tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn xã Hòa Bắc theo tính
toán là 595,625 m3/ngày đêm. Tại xã Hòa Bắc có 12 trạm cấp nước
nhưng công suất sử dụng giảm 1,6 lần so với công suất thiết kế. Vào
mùa mưa, lưu lượng nước cấp là đảm bảo, đáp ứng khoảng 98% nhu
cầu sử dụng nước nhưng vào mùa khô, chỉ đáp ứng khoảng 50% và
tình trạng thiếu nước này thường xuyên xảy ra.
2.2.1.3. Về chất lượng nước cấp
Chất lượng nước ngầm tại một số địa điểm ở xã Hòa Bắc đã bị
ô nhiễm. Chất lượng nước cấp tại các hộ gia đình thuộc 07 thôn trên
địa bàn xã Hòa Bắc là đảm bảo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
2.2.1.4. Nhận xét chung
- Vẫn còn khu vực người dân chưa được thụ hưởng nước sạch.



8
- Một số mạng lưới, trạm xử lý nước cấp hư hỏng, xuống cấp,
không sử dụng đủ công suất thiết kế, gây lãng phí.
- Thiếu một số các trạm bơm tăng áp.
- Nguồn nước mặt là nguồn nước từ suối, khe nên khả năng
phát triển công trình cấp nước là có giới hạn.
- Công tác quản lý vận hành lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, không
được duy tu, bảo dưỡng định kỳ.
2.2.2. Thoát nước và xử lý nước thải hộ gia đình
2.2.2.1. Về lưu lượng và mạng lưới thoát nước
Lưu lượng nước thải là 393,8 m3/ngày đêm. Hiện tại, xã Hòa
Bắc chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Theo kết
quả điều tra, số hộ xử lý nước thải bằng bể tự hoại thấm đất chiếm
48,42%, sử dụng hố xí thùng chiếm 28,42% và còn lại là không xử
lý, thải thẳng ra môi trường (23,16%).
2.2.2.2. Về chất lượng nước thải sinh hoạt
Kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại
nhà hộ dân cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt giới hạn cho phép
của QCVN 14:2008/BTNMT. Xã Hòa Bắc có dân số ít, mật độ dân
cư thưa và phân bố xa các nguồn nước mặt khoảng 200 - 300m, độ
sâu nước ngầm khá sâu (>10m) nên khả năng ảnh hưởng của nước
thải sinh hoạt đến môi trường là không lớn.
2.2.2.3. Nhận xét chung
Vấn đề nước thải sinh hoạt tại xã Hòa Bắc hiện nay chưa đến
mức báo động. Tuy nhiên, tại một số khu vực cũng đã ghi nhận tình
trạng nước thải sinh hoạt chảy ra môi trường, lâu ngày làm phát sinh
mùi hôi và côn trùng gây bệnh. Vì vậy, về lâu dài, cần có biện pháp
xử lý phù hợp để cải thiện vệ sinh môi trường xã Hòa Bắc.
2.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt



9
2.2.3.1. Thành phần, khối lượng, tính chất, đặc trưng chất thải
rắn sinh hoạt
a) Khối lượng: khoảng 0,1 kg/người/ngày.
b) Thành phần: Việc phân loại thành phần rác thải được thực
hiện 03 lần và thành phần rác thải sinh hoạt trung bình theo phần
trăm khối lượng được biểu diễn qua biểu đồ hình 2.11 như sau:

Hình 2.11. Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Hòa Bắc
c) Tính chất chất thải rắn sinh hoạt
Kết quả phân tích tại bảng 2.6 dưới đây.
Bảng 2.6. Tính chất CTR sinh hoạt của xã Hòa Bắc
TT

Chỉ tiêu
phân tích

ĐVT

1
2
3
4
5
6
7

Độ ẩm

C
H
O
N
S
Tro

%
%
%
%
%
%
%

ết quả đo đạc,
phân tích
35,5
32,2
1,85
15,2
1,03
0,52
13,7


10
Từ đó, ta tính toán nhiệt trị của rác thải sinh hoạt bằng công
thức Dulong cải tiến khoảng 12 MJ/kg. Với nhiệt trị này thì việc xử
lý rác thải bằng công nghệ đốt là phù hợp (nhiệt trị ≥ 7MJ/kg là có

thể đốt được [26]).
2.2.3.2. Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Thức ăn thừa được người dân sử dụng làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm. Một phần rác thải vô cơ được tái sử dụng hoặc bán phế
liệu. Phần rác thải còn lại được người dân đem bỏ tại điểm tập kết
thùng để Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom và
vận chuyển về bãi rác của thành phố để xử lý. Một số hộ gia đình
khác thì gom rác vào các hố rác trong vườn và xử lý bằng cách đốt
cháy hoặc chôn tiêu hủy hoặc vứt rác ra ngoài môi trường.
- Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý CTR sinh hoạt bằng đổ rác
tại nơi thùng rác là 82,10%, xử lý bằng phương pháp đốt chiếm
15,79% và 2,11% thực hiện chôn lấp tại vườn.
2.2.3.3. Nhận xét chung
- Một số người dân còn thiếu ý thức về bảo vệ môi trường.
- Tình trạng tồn lưu rác cũ với rác mới tại các điểm tập kết.
- Việc bố trí thùng còn thiếu và tỷ lệ thu gom còn thấp.
- Chưa tận dụng chất thải làm nguồn tài nguyên.
- Việc quy hoạch, đầu tư, bố trí các điểm trung chuyển rác
thải chưa được triển khai đồng bộ hiệu quả.
- Chưa có chế tài xử lý các vi phạm;
- Thiếu đầu tư nhân vật lực, thiết bị và xe chuyên dùng cho
công tác thu gom.
2.2.4. Chất thải rắn nông nghiệp
2.2.4.1. Thành phần, khối lượng chất thải rắn nông nghiệp


11
Ước tính khối lượng phụ phẩm nông nghiệp phát sinh hàng
năm khoảng 4.394,68 tấn/năm và khoảng 0,279 - 0,336 tấn bao bì
thuốc BVTV được thải ra môi trường.

2.2.4.2. Thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp
a) Đối với phụ phẩm nông nghiệp
Theo kết quả điều tra, có 18,90% hộ dân sử dụng phụ phẩm
nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, 2,15% hộ dân sử dụng phụ
phẩm dùng để ủ phân bón cho cây trồng, còn lại 78,95% người dân
đốt ngay tại vị trí đất canh tác.
b) Đối với bao bì thuốc BVTV
- Số lượng bể chứa bao bì thuốc BVTV chưa đủ và các bể
chứa này chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường theo quy định.
- Theo kết quả điều tra thì có 93,48% các hộ dân bỏ bao bì
thuốc BVTV sau khi sử dụng xong vào bể chứa theo đúng quy định;
4,35% hộ dân tái sử dụng vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng và
chỉ có 2,17% hộ dân chọn phương pháp đốt.
2.2.4.3. Nhận xét chung
- CTR nông nghiệp chưa được thu gom và xử lý triệt để.
- Số lượng bể chứa bao bì thuốc BVTV hiện có chưa đảm bảo
về mặt số lượng, hình thức, chưa có nắp đậy kín.
- Công tác xử lý bao bì từ thuốc BVTV hầu như chưa được
thực hiện theo đúng các quy trình và quy định của Nhà nước.
- Phụ phẩm nông nghiệp chưa được xử lý đúng cách, chưa tận
dụng triệt để nguồn CTR nông nghiệp cho các quá trình sản xuất.
2.2.5. Chất thải chăn nuôi
2.2.5.1. Thành phần, khối lượng chất thải chăn nuôi
Ước tính khối lượng chất thải chăn nuôi phát sinh khoảng
24,183 tấn/ngày.


12
2.2.5.2. Thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi
Theo kết quả điều tra 100 hộ gia đình thì có 64 hộ gia đình

chăn nuôi, trong đó 100% hộ chưa có biện pháp xử lý CTR chăn nuôi
đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉ có một số hộ tận dụng phân làm
thức ăn cho cá hoặc ủ để làm phân bón (khoảng 10%).
2.2.5.3. Nhận xét chung
- Chất thải chăn nuôi chưa có phương pháp xử lý phù hợp.
- Mùi hôi trong quá trình chăn nuôi ảnh hưởng môi trường.
- Thiếu quy hoạch các cơ sở chăn nuôi tập trung, chủ yếu nằm
rải rác, phân tán trong khu dân cư.
2.2.6. Cần bằng chất thải rắn xã Hòa Bắc
Phương trình cân bằng vật chất CTR được biểu diễn như sau
[26]:

M

cßn l¹i

=Mvµo -Mra -Mph¸t sinh bªn trong

Trong đó:
∑MCòn lại: Tổng lượng khối lượng CTR chưa được thu gom, xử
lý (tấn/năm);
∑Mvào: Tổng lượng CTR phát sinh (tấn/năm);
∑Mra : Tổng lượng CTR đã được thu gom, xử lý (tấn/năm);
∑Mphát

sinh bên trong:

Tổng lượng CTR phát sinh do biến đổi,

lượng CTR này có thể xem bằng 0 (tấn/năm).

Ta tính tổng khối lượng CTR chưa xử lý đúng cách khoảng
11.486,32 tấn/năm, chiếm 86% tổng lượng CTR phát sinh của xã.
2.3. Đánh giá mức độ đạt đƣợc các tiêu chí m i trƣờng
trong Chƣơng trình n ng th n mới
So sánh vấn đề hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Hòa Bắc
với tiêu chí môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của


13
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, ta có:
- Về cấp nước: đánh giá đạt so với mức tiêu chí quy định.
- Về 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,
làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: đánh giá đạt so
với mức tiêu chí quy định.
- Về xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an
toàn: đánh giá là đạt so với mức tiêu chí quy định.
- Về mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: đánh
giá đạt so với mức tiêu chí quy định.
- Về có ≥ 85% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: đánh giá chưa đạt so với mức tiêu chí
quy định.
- Về chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập
trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy
định: đánh giá chưa đạt so với mức tiêu chí quy định.
- Về có ≥ 75% hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo
vệ sinh môi trường: đánh giá chưa đạt so với mức tiêu chí quy định.
2.4. Tổng hợp, đánh giá tác động m i trƣờng của các hoạt
động phát sinh chất thải đến m i trƣờng xã Hòa Bắc

- Các vấn đề môi trường tại xã Hòa Bắc cần đặc biệt quan tâm
là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp (chủ yếu là chất
thải nguy hại như bao bì thuốc bảo vệ thực vật) và chất thải chăn
nuôi. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của công tác xử lý nước thải ở
mức độ trung bình, tuy nhiên, cũng cần phải có giải pháp để xử lý,
đảm bảo môi trường khu vực.
- Vấn đề cấp nước cơ bản đã đảm bảo, chỉ tập trung xử lý các
hộ dân chưa được sử dụng nước sạch.


14
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
TẠI XÃ HÕA BẮC
3.1. Giải pháp cải thiện vấn đề nƣớc cấp
3.1.1. Giải pháp quản lý
- Xây dựng mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch
nông thôn Nhà nước kết hợp với tư nhân.
- Định kỳ kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống mạng lưới và
chất lượng nước thô với tần suất 01 lần/03 tháng.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức.
- Quản lý cơ sở d liệu có liên quan về công trình cấp nước.
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật
3.1.2.1. Các công trình cấp nước tập trung
- Tính toán, bổ sung thêm các trạm bơm tăng áp.
- Sửa ch a các đường ống, các bể lọc, bể chứa hiện tại để
không cho nước rò rĩ ra ngoài, tránh thất thoát gây lãng phí.
- Xây dựng, lắp đặt thêm bể lắng, lọc cặn để xử lý chất bẩn
trong nguồn nước. Mô hình xử lý được biểu thị bởi hình dưới đây.


Hình 3.1. Mô hình xử lý nước cấp


15
3.1.2.2. Công trình cấp nước tại hộ gia đình
Xây dựng bể lọc đối với các hộ dân đang sử dụng nguồn nước
suối trực tiếp chưa qua xử lý hoặc nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn.
Kết cấu bể lọc có thể sử dụng theo hướng dẫn của Trung tâm Quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn [32] như hình dưới
đây. Chi phí đầu tư: 2.500.000 đồng/bể. Chi phí vận hành: 0 đồng.

Hình 3.2. Mô hình xử lý nước cấp hộ gia đình
3.2. Giải pháp cải thiện xử lý nƣớc thải hộ gia đình
3.2.1. Xử lý nước thải từ nhà vệ sinh (nước đen)
3.2.1.1. Bể tự hoại
Với hộ gia đình khoảng 4 - 5 người thì dung tích bể tự hoại: V
= 1,636 m3. Chi phí đầu tư khoảng 5.000.000 đồng.
3.2.1.2. Bể tự hoại cải tiến BASTAF
Với số lượng người trong gia đình 5 người thì thể tích bể tự
hoại tối thiểu là 3,0 m3. Chi phí đầu tư khoảng 10.000.000 đồng.
3.2.2. Xử lý nước thải sinh hoạt (nước xám) đối với các hộ
gia đình bằng công nghệ sinh thái
Đề xuất sử dụng công nghệ xử lý bằng thực vật thủy sinh. Chi
phí đầu tư: 5.559.000 đồng. Chi phí vận hành: 0 đồng.


16

Hình 3.5. Bản vẽ xử lý nước thải bằng thực vật
3.3. Giải pháp cải thiện chất thải rắn

Đề xuất mô hình quản lý CTR như hình dưới đây:

Hình 3.6. Mô hình quản lý CTR tại xã Hòa Bắc


17
3.3.1. Chất thải rắn nông nghiệp
- Phụ phẩm nông nghiệp: làm thức ăn cho gia súc và nguyên
liệu ủ phân compost cùng với chất thải h u cơ sinh hoạt.
- Đối với bao bì, chai lọ thuốc BVTV: người dân bỏ vào bể
chứa rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý theo định kỳ. Kinh
phí thu gom, xử lý khoảng 1.000.000 đồng/tháng.
- Đối với bể chứa hiện tại: sửa ch a các bể hư hỏng, bổ sung
nắp đậy kín, bên ngoài bể ghi dòng ch “Bể chứa bao gói thuốc bảo
vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm.
- Đầu tư bổ sung thêm bể chứa: cần phải bố trí tối thiểu thêm
114 bể với kinh phí khoảng 500.000 đồng/bể.
3.3.2. Chất thải rắn chăn nuôi
3.3.2.1. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
- Theo [34], mật độ nuôi như sau: gà con: từ 50 - 70 con/m2,
gà thịt: từ 15 - 20 con/m2, gà giống: 7 con/m2, lợn lớn là 1,2m2 đệm
lót cho 1 con và lợn nhỏ là 0,8 - 1m2 đệm lót cho 1 con.
- Vật liệu sử dụng làm đệm lót là mùn cưa, vỏ trấu với độ dày
7 - 10 cm kết hợp phun chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học sử
dụng là Balasa N01 với tỷ lệ pha là 1 kg chế phẩm:200 lít nước sạch.
- Chi phí đầu tư: khoảng 40.000 - 55.000 đồng/m2 đệm; chế
phẩm vi sinh khoảng 77.000 đồng/kg.
3.3.2.2. Hầm biogas
- Hộ gia đình nuôi từ 5 - 15 con heo: khoảng 4m3; hộ gia đình
nuôi từ 15 - 30 con heo: khoảng 7m3; hộ gia đình nuôi từ 30 - 60 con

heo: khoảng 9m3. Đối với các loại gia súc, gia cầm khác: 01 con heo
đẻ bằng 1,5 con lợn thịt; 01 con dê, thỏ bằng 01 con lợn thịt; 01 con
trâu, bò bằng 03 con lợn thịt; 05 con gia cầm bằng 01 con lợn thịt
[37] để chọn kích thước hầm biogas phù hợp nhất.


18
- Kinh phí đầu tư hầm biogas composite khoảng 2,5 triệu
đồng/01 m3 thể tích hầm biogas.
3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt
- Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên toàn xã năm
2017 là 433,18 kg/ngày. Ta tính tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh,
thu gom theo từng năm quy hoạch và thể hiện tại hình dưới.

Hình 3.7. Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom, xử lý theo từng năm
Trên cơ sở khối lượng, tính chất, thành phần CTR sinh
hoạt,...đề xuất phương án xử lý CTR cho xã Hòa Bắc như sau:
Phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải, tận dụng rác thải h u cơ
làm phân compost để bón cho cây trồng.
- Rác thải còn lại được thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác
thải của thành phố để xử lý. Hoặc quy hoạch khu xử lý chất thải rắn
tại xã Hòa Bắc với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đốt.
3.3.3.1. Tận dụng rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân tại hộ
gia đình
Đề xuất áp dụng hố rác di động và sử dụng trùn quế để tăng
khả năng phân hủy rác thải. Kinh phí đầu tư, vận hành: 0 đồng. Mô
hình hố rác di động được thể hiện tại hình dưới đây [38].


19


Hình 3.8. Mô hình hố chôn rác di động
3.3.3.2. Phương án 1: thu gom rác thải trên địa bàn xã Hòa
Bắc về khu xử lý rác của thành phố để xử lý
a) Phương án thu gom: thành lập các tổ thu gom tại từng thôn.
b) Vạch tuyến thu gom: Tăng tần suất thu gom 2 lần/tuần.
Tuyến thu gom CTR hiện tại (tuyến màu xanh) và tuyến thu gom đề
xuất bổ sung thêm (tuyến màu đỏ) được thể hiện tại hình 3.9.

Hình 3.9. Sơ đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt
c) Tính toán số lượng thùng chứa, xe nâng thùng thu gom rác
Đầu tư thêm khoảng 46 thùng rác với tổng số tiền là
46.000.000 đồng. Số lượng xe thu gom rác: 01 chiếc xe V = 3 m3; số
công nhân phục vụ: 3 người/xe.
d) Kinh phí đầu tư, vận hành thu gom, xử lý rác


20
Kinh phí đầu tư: 369.750.000 đồng. Chi phí thu gom, xử lý rác
thải: năm 2018 là 422.312 đồng và tăng dần qua các năm.
3.3.3.3. Phương án 2: quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại xã
Hòa Bắc bằng công nghệ đốt
a) Vị trí đặt khu xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp đốt:
Khu đất tại thôn Nam Mỹ.
b) Lựa chọn lò đốt rác thải sinh hoạt: lò đốt rác thải sinh hoạt
công suất 330 kg/giờ không sử dụng nhiên liệu có model CNC330 do
Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam chế tạo, lắp đặt và vận hành.
c) Kinh phí đầu tư, vận hành lò đốt
Kinh phí đầu tư: khoảng 4.531.197.000 đồng. Kinh phí vận
hành: 120.000 đồng đến 180.000 đồng.

d) Đánh giá các tác động môi trường của khí thải lò đốt chất
thải rắn sinh hoạt đến khu vực dân cư
Sử dụng phần mềm Meti-lis. Kết quả như sau:
- Đánh giá tác động của khí thải lò đốt CTR sinh hoạt đến khu
vực dân cư (trong trường hợp hệ thống xử lý khí thải bị sự cố): chỉ có
nồng độ bụi cực đại là cao hơn giới hạn cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT với phạm vi ảnh hưởng khoảng từ 100 - 250m tính
từ ống khói thải dự án. Tuy nhiên, khoảng cách từ nhà máy đến khu
dân cư là 3 km nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của lò đốt.
- Đánh giá tác động của khí thải lò đốt CTR sinh hoạt đến khu
vực dân cư (trong trường hợp hệ thống xử lý khí thải hoạt động bình
thường): nồng độ các chất ô nhiễm, bụi cực đại đều thấp hơn giới
hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
e) Đánh giá các tác động môi trường của nước rỉ rác từ hố
chôn lấp tro, chất trơ và khu tập kết CTR sinh hoạt


21
Lưu lượng ước tính khoảng 0,1 m3/ngày là không lớn nên hợp
đồng với đơn vị có chức năng để xử lý như chất thải nguy hại.
3.3.3.4. Phương án quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại xã
Hòa Bắc bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại xã Hòa Bắc
a) Vị trí quy hoạch: thôn Nam Mỹ.
b) Tính toán kích thước bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Diện tích ô chôn lấp: 935,57 m2, chiều cao chôn lấp: 5m. Chọn
3 ô chôn lấp với diện tích mỗi ô: 311,8 m2. Thời gian vận hành mỗi
ô: 2,67 năm. Chọn công nghệ chôn lấp là nửa chìm nửa nổi.
c) Cấu tạo bãi chôn lấp hợp vệ sinh
d) Các hạng mục, công trình trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh
e) Kinh phí đầu tư, vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ

sinh: chi phí đầu tư khoảng 204.000.000 đồng và chi phí xử lý
khoảng 142.800 đồng/tấn.
f) Đánh giá các tác động môi trường chính của bãi chôn lấp
chất thải rắn
- Khí thải phát sinh từ hoạt động chôn lấp CTR: tổng lượng
khí phát sinh là 1.160.317,07 m3 nên cần có biện pháp xử lý.
- Nước rỉ rác từ bãi rác: lưu lượng khoảng 7m3 nên đề xuất
thuê đơn vị có chức năng xử lý như chất thải nguy hại.
3.3.3.5. Lựa chọn phương án xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với
xã Hòa Bắc
a) Phương pháp lựa chọn: Sử dụng phương pháp đánh giá tính
bền v ng của công nghệ SAT.
b) Ứng dụng cho giải pháp xử lý CTR của xã Hòa Bắc: Sử
dụng biểu đồ sao để phân tích độ nhạy các của khía cạnh.


22

Hình 3.13. Biểu đồ phân tích độ nhạy của công nghệ
Qua biểu đồ trên, ta chọn phương án xử lý CTR sinh hoạt
của xã Hòa Bắc là thu gom về khu xử lý rác thải Khánh Sơn của
thành phố để xử lý.
3.3.3.6. Giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với xã
Hòa Bắc
- Rác thải sẽ được phân loại tại hộ gia đình. Rác thải h u cơ,
người dân có thể giải pháp hố rác di động kết hợp với trùn quế. Một
phần rác thải vô cơ được tái sử dụng hoặc bán cho người thu mua
phế liệu. Các loại rác thải còn lại sẽ được tổ thu gom của từng thôn
thu gom đến điểm tập kết rác của thôn. Từ đó, đơn vị dịch vụ môi
trường sẽ thu gom toàn bộ rác thải trên địa bàn xã về khu xử lý rác

thải của thành phố để xử lý với tần suất 2 lần/tuần.
- Ngoài ra, để thực hiện tốt các phương án thu gom, xử lý
CTR sinh hoạt cũng như CTR nông nghiệp và CTR chăn nuôi và bảo
vệ môi trường tại xã Hòa Bắc thì công tác tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức là vô cùng quan trọng.


23
ẾT LUẬN VÀ

IẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
1. Cấp nước: tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch đạt 89%. Một
số công trình cấp nước xuống cấp, hoạt động chưa hiệu quả nên tỷ lệ
cấp nước chưa cao và có tình trạng ô nhiễm vào mùa mưa.
2. Thoát nước và xử lý nước thải: xã Hòa Bắc chưa có hệ
thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, mức độ tác
động đến môi trường chưa nghiêm trọng.
3. Chất thải rắn:
- CTR chăn nuôi: 24.178 kg/ngày; CTR sinh hoạt: 36,9
kg/ngày (khối lượng CTR phát sinh khoảng 0,1 kg/người/ngày);
CTR từ hoạt động nông nghiệp: 4.394,68 tấn/năm và khối lượng bao
bì thuốc BVTV khoảng 0,279 - 0,336 tấn/năm.
- Hiện tại, rác thải sinh hoạt tại 02 thôn Phò Nam, Nam Yên
được Xí nghiệp môi trường Hòa Vang vận chuyển, xử lý. Các thôn
còn lại chưa được thu gom, chủ yếu tự xử lý hoặc thải ra môi trường.
- Phụ phẩm nông nghiệp được đốt tại vị trí canh tác hoặc dùng
làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ phân bón cho cây trồng. Vẫn còn tình
trạng bao bì thuốc BVTV thải ra ngoài môi trường và các bể chứa

bao bì thuốc BVTV chưa đảm bảo về mặt hình thức và số lượng.
- CTR chăn nuôi: chưa có biện pháp xử lý đảm bảo.
4. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá, đề xuất các giải pháp cải
thiện môi trường nông thôn để khắc phục các vấn đề còn tồn tại của
xã. Các phương án này có tính khả thi, đơn giản, không tốn nhiều chi
phí, bảo vệ môi trường và có khả năng triển khai áp dụng.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn


×