Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 90 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Vƣơng Thái Hƣng




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Hà Nội - 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Vƣơng Thái Hƣng


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Loan





Hà Nội - 2012

3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Khái niệm về chất thải y tế 9
1.2. Phân loại chất thải y tế 9
1.3. Tác động của chất thải y tế đến môi trƣờng và cộng đồng 11
1.3.1. Đối với môi trƣờng 11
1.3.2. Tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ con ngƣời 14
1.4. Công tác quản lý chất thải y tế 25
1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới 25
1.4.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam 26
1.5. Các giải pháp công nghệ xử lý chất thải y tế 28
1.5.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 28
1.5.2. Công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện 32
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
2.3. Chỉ số nghiên cứu 38
2.3.1. Các chỉ số về thực trạng quản lý chất thải y tế 38
2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Hiện trạng chất thải y tế tại thành phố Thái Nguyên 39
3.1.1. Thông tin về chất thải của các cơ sở y tế tại thành phố Thái Nguyên 40
3.1.2.Lƣợng chất thải rắn y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh ở thành phố Thái
Nguyên 42
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất y tế tại thành phố Thái Nguyên 44
3.2.1. Hiện trạng và hệ thống quản lý CTYT tại các cơ sở khám chữa bệnh 46
3.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ngoài bệnh viện 50


4
3.2.3. Vị trí và quy mô của Khu xử lý chất thải chung của thành phố 52
3.3. Những vấn đề khó khăn bất cập chung trong công tác quản lý chất thải rắn y
tế tại thành phố hiện nay 57
3.4. Đề xuất biện pháp quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
58
3.4.1. Mục đích của các giải pháp 58
3.4.2. Các giải pháp cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn y tế hiện nay 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

5
DANH MỤC BẢNG

STT
Kí hiệu
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh thƣờng
gặp
10
2
Bảng 1.2
Các loại vi sinh vật và phƣơng tiện lây truyề
11
3

Bảng 1.3
Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm
bẩn xuyên qua da
14
4
Bảng 1.4
Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho
mắt da
17
5
Bảng 3.1
Thông tin về chất thải của các cơ sở y tế tại
thành phố Thái Nguyên
34
6
Bảng 3.2
Thành phần chất thải bệnh viện
36
7
Bảng 3.3
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa Hồi sức
cấp cứu
36
8
Bảng 3.4
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa điều trị hệ
nội
37
9
Bảng 3.5

Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa nhi
37
10
Bảng 3.6
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa điều trị
Ngoại
37
11
Bảng 3.7
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa phụ sản
37
12
Bảng 3.8
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa Mắt – Tai
mũi họng – Răng hàm mặt
38
13
Bảng 3.9
Lƣợng chất thải phát sinh tại Khoa Cận lâm
sàng
38
14
Bảng 3.10
Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý CTYT
43
15
Bảng 3.11
Đặc tính kỹ thuật
47




6
DANH MỤC HÌNH
STT
Kí hiệu
Tên bảng
Trang
1
Hình 1.1
Nguyên tắc xử lý nƣớc thải bệnh viện
28
2
Hình 2.1
Bản đồ phân bố các cơ sở y tế trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
34
3
Hình 3.1
Thực trạng quản lý và xử lý chất thải bệnh
viện hiện nay
40
4
Hình 3.2
Một vài hình ảnh phân loại chất thải rắn y tế
tại nguồn
41
5
Hình 3.3
Quá trình thu gom CTR y tế tại các bệnh viện

46
6
Hình 3.4
Toàn cảnh khu xử lý chất thải y tế
47
7
Hình 3.5
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý chất thải y tế
49
8
Hình 3.6
Sơ đồ quản lý CTYT có hiệu quả
53
9
Hình 3.7
Sơ đồ tổ chức mạng lƣới quản lý bảo vệ môi
trƣờng ngành y tế
54
10
Hình 3.8
Các vùng thu gom rác
65



7
MỞ ĐẦU
Nhờ những thay đổi có tính chiến lƣợc trong đƣờng lối xây dựng kinh tế - xã
hội của Đảng và Chính phủ ta, Thành phố Thái Nguyên đang bƣớc vào một thời kỳ
đổi mới toàn diện. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình cải tạo, nâng

cấp đô thị hiện có, mở rộng các khu đô thị mới, quy hoạch và xây dựng các khu
công nghiệp tập trung. Hiện nay thành phố Thái Nguyên hiện đã đƣợc công nhận là
thành phố loại I của cả nƣớc.
Cũng nhƣ các thành phố khác trong cả nƣớc, quy mô đô thị của thành phố
Thái Nguyên đang đƣợc mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị ngày càng gia tăng.
Thành phố Thái Nguyên đã và đang không ngừng phát triển kinh tế - xã hội mà còn
ở các lĩnh vực dịch vụ. Thái Nguyên là một thành phố trung tâm hành chính kinh tế
của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tƣ. Chính những điểm mạnh trên cũng đã kéo theo ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, mà đặc biệt là chất thải y tế không đƣợc quản lý
chặt chẽ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nghiêm trọng.
Hiện nay ngành y tế ở các bệnh viện với các quy mô khác nhau tập trung chủ
yếu ở các khu đô thị với quy mô giƣờng bệnh khá lớn. Khối y tế tƣ nhân từ phòng
khám đến bệnh viện tƣ nhân đang hoạt động, ngoài ra nhiều công ty, xí nghiệp dƣợc
trong quá trình sản xuất cũng thải ra rất nhiều chất độc hại. Lƣợng chất thải y tế
ngày càng tăng dần do sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lý chất thải tại hầu hết các bệnh viện
chƣa thực hiện triệt để từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý. Sự phân
công trách nhiệm chƣa đƣợc cụ thể, thiếu nhân viên đƣợc đào tạo về quản lý chất
thải y tế, thiếu phƣơng tiện vận chuyển, thu gom, sử dụng phƣơng pháp xử lý đơn
giản… Vì thế các chất thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động bệnh viện đã và
đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe
của cộng đồng xã hội.
Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về nguy cơ
tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn kém, chính vì vậy dòng chất thải y tế đã và
đang hoà lẫn vào dòng chất thải khác, đặc biệt là dòng chất thải sinh hoạt. Đây là

8
điều hết sức nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý chất thải bệnh viện
tại thành phố Thái Nguyên cũng nằm trong bối cảnh chung, do đó việc cải thiện
điều kiện quản lý chất thải y tế tại thành phố Thái Nguyên nhằm chủ động phòng

bệnh và bảo vệ môi trƣờng là vấn đề hết sức cấp bách.
Trƣớc những hiện trạng thực tế trên, hiện trạng quản lý chất thải y tế trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên đang là một vấn đề nan giải, gây khó khăn cho công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý. Ngoài ra còn làm tốn kém kinh phí và gây ô nhiễm
môi trƣờng. Chính những lý do trên, nhằm góp phần làm cho công tác quản lý, thu
gom cũng nhƣ vận chuyển, xử lý chất thải y tế đạt đƣợc hiệu quả. Chính vì vậy mà
đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động quản lý chất
thải y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” đƣợc thực hiện với mục tiêu đánh giá
công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) để từ đó đƣa ra những giải pháp tối ƣu nhằm
giải quyết những vấn đề về quản lý chất thải y tế hiện nay của thành phố Thái
Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này đƣợc đặt ra với mục tiêu chính là:
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý quản lý CTYT ở thành
phố Thái Nguyên dựa trên các số liệu và các thông tin điều tra khảo sát có đƣợc;
- Đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình quản lý chất thải y tế cho hiện
tại và tƣơng lai của thành phố.


9
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về chất thải y tế
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải
y tế có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nƣớc thải) và dạng khí
(khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế).
Chất thải y tế đƣợc xác định là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục A các
chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1. Khoảng 75% - 90% chất thải y tế đƣợc
phát sinh từ các cơ sở y tế là không nguy hại còn gọi là chất thải y tế "chung" nhƣ
chất thải sinh hoạt, 10 - 25% là chất thải y tế nguy hại.

Về mặt lý thuyết chất thải sinh hoạt của bệnh viện thuộc nhóm chất thải
không độc hại, nhƣng thực tế chất thải sinh hoạt của bệnh viện có thể có các chất
bài tiết nhƣ phân, chất nôn của bệnh nhân chứa các tác nhân gây bệnh. Vì vậy có thể
xếp vào nhóm chất thải nguy hại và cần đƣợc xử lý triệt để.
Khoa học kỹ thuật phát triển, các dịch vụ y tế chuyên sâu, công nghệ cao
ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi. Hơn nữa, với sự tăng dân số, sự nâng cao chất
lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc ngƣời bệnh đã dẫn đến chất thải y tế tăng nhanh
cả về số lƣợng và thành phần và đặc biệt là chất thải y tế nguy hại.
1.2. Phân loại chất thải y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế đƣợc phân thành 5 nhóm sau [9]:
* Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lƣỡi dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

10
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
ngƣời: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hóa học nguy hại:
- Dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân

bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình
ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
* Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO
2
, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường:
Chất thải thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách
ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xƣơng kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.

11
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.3. Tác động của chất thải y tế đến môi trƣờng và cộng đồng
1.3.1. Đối với môi trường
a. Tác động đến môi trường nước
- Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
Hệ thống cung cấp nƣớc trong bệnh viện không chỉ tác động tới một quần thể
ngƣời lành mà còn tác động trực tiếp tới một quần thể bệnh nhân rất đa dạng.

Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tới nhóm ngƣời bệnh có nguy cơ cao nhất là
những ngƣời phải làm thủ thuật thăm dò và điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào
cơ thể và gây nguy hại cho ngƣời bệnh, tất cả đều có liên quan tới nƣớc.
Hệ thống phân phối nƣớc bệnh viện có thể bị ô nhiễm từ nguồn cấp nƣớc
hoặc trong quá trình bảo quản, sử dụng và tuỳ theo nguồn nƣớc mức độ ô nhiễm
khác nhau. Nguồn nƣớc giếng đào bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân nhƣ cấu tạo địa
chất, chiều sâu của giếng, điều kiện vệ sinh xung quanh giếng, gần công trình vệ
sinh, ý thức vệ sinh, hoặc do nƣớc ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất thải. Nguồn
nƣớc giếng khoan lấy mạch nƣớc ngầm sâu hơn nên thƣờng sạch hơn nƣớc giếng
đào nhƣng có thể bị ô nhiễm bởi cấu tạo địa chất hoặc do việc khai thác sử dụng
chƣa đảm bảo. Đối với nguồn nƣớc máy ít bị ô nhiễm, tuy nhiên do các bể chứa
không sạch, ý thức vệ sinh chƣa tốt làm vi sinh vật xâm nhập, sinh sản và gây ô
nhiễm một phần hoặc toàn bộ màng lƣới phân phối nƣớc. Nhƣ vậy các loại chất thải
phát sinh trong sinh hoạt, trong đó có nguồn chất thải từ bệnh viện không đƣợc
quản lý, xử lý tốt; ý thức vệ sinh chƣa tốt sẽ là những nguyên nhân gây ô nhiễm
nƣớc sinh hoạt.
Nước thải bệnh viện
Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm, nếu không đƣợc xử lý tốt
sẽ là nguyên nhân gây mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nƣớc thải ngấm vào các
mạch nƣớc ngầm.
Nƣớc thải bệnh viện luôn có những nguy cơ tiềm tàng:

12
- Nguy cơ nhiễm khuẩn
+ Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salmonella, Shigella, dạng Coli, phẩy khuẩn, liên
cầu, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu, phế cầu, các chủng này ở
bệnh viện thƣờng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
+ Nguy cơ nhiễm virus: Chủ yếu các virus đƣờng tiêu hoá (bại liệt, ECHO,
Coxsackie ), virus viêm gan A, virus gây ỉa lỏng ở trẻ em Rotavirus
+ Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nhƣ amip, Lamblia, trứng giun, sán

- Nguy cơ nhiễm chất độc hại: thƣờng gặp trong việc rửa, tráng phim hay
thuỷ ngân của các nhiệt kế, huyết áp bị vỡ, các độc dƣợc bị đổ đi rơi vào các nguồn
nƣớc thải, tuy vậy nguy cơ này thƣờng thấp hơn nƣớc thải công nghiệp.
- Nguy cơ nhiễm chất phóng xạ: do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều trị và
nghiên cứu không đƣợc bảo quản đúng mức sẽ gây phát xạ nguy hiểm.
Nƣớc thải bệnh viện chứa lƣợng lớn vi khuẩn: trung bình trong một lít nƣớc
thải bệnh viện có từ 5x10
3
- 10x10
3
virus gây bệnh, 10 - 15 trứng giun đũa, đặc biệt
nguy hiểm là nƣớc thải từ khoa truyền nhiễm. Nƣớc thải bệnh viện gây ô nhiễm các
nguồn nƣớc bề mặt; ô nhiễm đất; thu hút côn trùng có hại (ruồi, nhặng, muỗi và các
sinh vật khác); tác động xấu đến mỹ quan ngoại cảnh, gieo rắc mầm bệnh đặc biệt là
bệnh đƣờng tiêu hoá và có thể gây nguy hiểm cho môi trƣờng vì làm ô nhiễm nƣớc
ngầm bởi các vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chất thải hoá học đƣợc thải bỏ trực
tiếp vào hệ thống cống rãnh có thể gây nên những ảnh hƣởng bất lợi tới hoạt động
của hệ thống xử lý nƣớc thải sinh học hoặc ảnh hƣởng độc hại tới hệ sinh thái tự
nhiên nhận sự tƣới tiêu bằng nguồn nƣớc này.
Nƣớc thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ
ngƣời bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị, phần lớn
bệnh viện đều nằm trong các đô thị hoặc khu dân cƣ đông đúc, nên nƣớc thải bệnh
viện không đƣợc xử lý tốt mà vẫn thải ra môi trƣờng xung quanh sẽ gây nhiễm bẩn
và làm lan truyền dịch bệnh. Ở nƣớc ta hiện nay, nhiều bệnh viện không có trạm xử
lý nƣớc thải nên vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải cần đƣợc quan tâm và có
biện pháp xử lý.

13
b. Tác động đến môi trường đất
Chất thải rắn y tế sau khi đƣợc phân loại, thu gom, tập trung tại nơi lƣu giữ

chất thải không đảm bảo vệ sinh: có nhiều côn trùng, loài gặm nhấm (nhƣ chuột,
ruồi, gián) xâm nhập, sinh sống đã mang vi khuẩn gây bệnh và gây ảnh hƣởng đến
môi trƣờng trong và ngoài bệnh viện. Các chất thải y tế độc hại nhƣ gạc, bông, băng
nhiễm khuẩn, hoá chất chƣa đƣợc xử lý đƣợc thu gom và đổ chung với rác sinh hoạt
vào bãi chôn lấp, thƣờng không đƣợc đào sâu, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh sẽ
gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc ngầm. Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa
tỉnh về các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong đất cho thấy: tại các bệnh viện có đƣờng
cống thải kín giá trị trung bình Coliform và Fecal coliform/1gam đất thấp hơn các
bệnh viện có đƣờng cống thải không kín hoàn toà. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi
trƣờng đất không chỉ do chất thải rắn mà còn do cả chất thải lỏng bệnh viện nếu
không đƣợc quản lý, xử lý đúng quy định.
c. Tác động đến môi trường không khí
Ở bệnh viện, đặc biệt khoa truyền nhiễm là nơi có chứa rất nhiều mầm bệnh
nhƣ: Streptococcus, Corynebacterium diphteriae, Mycobacterium tuberculosis,
Staphylococcus và không khí là môi trƣờng truyền mầm bệnh vi khuẩn, ngoài ra
còn là yếu tố truyền mầm bệnh virus nhƣ virus cúm, virus sởi, quai bị, có thể gây
nên các vụ dịch lớn trong cộng đồng.
Môi trƣờng không khí bệnh viện còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý
chất thải y tế:
- Rác bệnh viện vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện,
khu vực dân cƣ xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loại dịch bệnh.
- Nƣớc thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán các chất
độc hại bay vào không khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nƣớc thải, đƣờng ống dẫn
nƣớc thải từ các nơi phát sinh đến nơi tập trung.
- Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa/ phòng trong bệnh viện nhƣ khoa
chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm không đƣợc xử lý đúng cũng là một trong

14
những nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí bệnh viện, ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khoẻ của cán bộ, nhân viên y tế và ngƣời bệnh.

- Các chất thải từ lò đốt bao gồm những chất ô nhiễm thông thƣờng nhƣ các
hạt bụi, các khí NO
2
, SO
2
, các hợp chất hữu cơ bay hơi cũng nhƣ dioxin, furan, chì,
crôm, thuỷ ngân. Các lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam hầu hết không có bộ phận
kiểm soát ô nhiễm không khí, thêm vào đó do thiết kế, khả năng vận hành, bảo
dƣỡng kém; các lò đốt quy mô nhỏ, quản lý kém nên đã phát sinh các khí độc trong
ống khói với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các chất
dioxin và furan. Khí thải từ khâu đốt rác còn gây mùi khó chịu cho ngƣời dân sống
gần khu vực đốt rác bệnh viện. Vì vậy, nếu các lò đốt rác không đƣợc quản lý tốt thì
"lợi bất cập hại" và lại trở thành mối đe doạ cho môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.
1.3.2. Tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ con người
1.3.2. 1. Những nguy cơ của chất thải y tế
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thƣơng.
Bản chất mối nguy cơ của chất thải y tế có thể đƣợc tạo ra do một hoặc nhiều đặc
trƣng cơ bản sau:
- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm;
- Là chất độc hại có trong rác thải y tế;
- Các loại hoá chất và dƣợc phẩm nguy hiểm;
- Các chất thải phóng xạ;
- Các vật sắc nhọn.
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những ngƣời có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ sở y tế, những
ngƣời ở ngoài cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những
ngƣời trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai xót trong
khâu quản lý. Dƣới đây là những nhóm chính có nguy cơ cao:
- Bác sỹ, y tá, hộ lý, và các nhân viên hành chính của bệnh viện;
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc nội trú;

- Khách tới thăm hoặc ngƣời nhà nuôi bệnh nhân;

15
- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở
khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn nhƣ giặt là, lao công, vận chuyển bệnh
nhân…
- Những ngƣời làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác
thải, các lò đốt rác) và những ngƣời bới rác.
Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy
mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh ra từ
những tủ thuốc gia đình hoặc do những kẻ tiêm chích ma tuý vứt ra.
a. Nguy cơ các vi khuẩn gây bệnh
Với hầu hết mọi ngƣời trong chúng ta, thì các vi khuẩn gây bệnh là mối đe
dọa lớn nhất từ môi trƣờng đối với sức khỏe. Chúng ta cần nhận biết và luôn cảnh
giác với các nguy cơ sinh học do mối đe dọa của chúng ta đối với đa số dân số trên
hành tinh. Hiện nay có nhiều dịch bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng (bảng 1.1) gây
tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Bảng 1.1. Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh thường gặp
Bệnh
Số ca mới mỗi
năm
Số tử vong hàng năm
Hô hấp (bao gồm viêm phổi, lao,
cúm và ho)
1 tỷ
5 – 7 triệu
Tiêu chảy
1 tỷ
5 triệu
Sốt rét

500 triệu
2 triệu
Sởi
200 triệu
2 triệu
AIDS
2 triệu
1 triệu
Uốn ván
1 triệu
600.000
Bại liệt
2 triệu
200.000
Giun sán
1 tỷ
200.000
(Nguồn: WHO, 1997)
Trên thế giới, các bệnh hô hấp (viêm phổi, lao, cúm và ho) là nhóm có thể
gây tử vong cao hơn các nhóm bệnh khác. Các bệnh truyền nhiễm liên quan với hệ

16
tiêu hóa (nhƣ tiêu chảy, lỵ và tả) gây bởi các vi khuẩn hoặc vi sinh vật đơn bào
đứng thứ 2 về số ca mỗi năm và số tử vong. Các loại vi sinh vật gây bệnh đƣợc trình
bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các loại vi sinh vật và phương tiện lây truyền
Loại nhiễm khuẩn
Vi sinh vật gây bệnh
Phƣơng tiện lây truyền
Nhiễm khuẩn tiêu hoá

Nhóm Enterbacteria:
Salmonella; Shigella spp;
Vibrio cholerae; các loại giun
sán
Phân và chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp
VK lao, vius sở,
Streptococcus pneumoniae
Các loại dịch tiết, đờm
Nhiểm khuẩn mắt
Vius herpes
Dịch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn sinh dục
Neisseria gonorrhoeae, vius
herpes
Dịch tiết sinh dục
Nhiễm khuẩn da
Streptococcu spp
Mủ
Bệnh than
Bacillus anthracis
Chất tiết của da ( mồ hôi,
chất nhờn…)
Viêm màng não
Não mô cầu (Neisseria
meningitidis)
Dịch não tủy
AIDS
HIV
Máu, chất tiết sinh dục

Sốt xuất huyết
Các virus: Junin, Lassa,
Ebola, Marburg
Tất cả các sản phẩm máu
và dịch tiết
Nhiễm khuẩn huyết do
tụ cầu
Staphylococcus spp
Máu
Nhiễm khuẩn huyết
( do các loại vi khuẩn
khác nhau )
Nhóm tụ cầu khuẩn
(Staphylococcus spp. chống
đông; Staphylococcus arueus);
Enterobacter; Enterococcus;
Klebssiflla; Streptococcus spp.
Máu
Nấm Candida
Candida albican
Máu
Viêm gan A
Virus viêm gan A
Phân
Viêm gan B,C
Virus viêm gan B, C
Máu, dịch thể

17
Các bệnh truyền nhiễm và thiếu dinh dƣỡng có tác động lẫn nhau. Những

ngƣời thiếu dinh dƣỡng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật cao. Các bệnh lây nhiễm
thƣờng gây tiêu chảy và nôn, nhƣ vậy làm cho ngƣời đó khó khăn hơn trong việc
thu nhận, hấp thụ và lƣu giữ thức ăn. Cải thiện điều kiện vệ sinh và chất lƣợng thực
phẩm có thể ngăn ngừa hầu hết các bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa.
Bệnh lao và các bệnh đƣờng hô hấp khác là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở các nƣớc cận nhiệt đới. Căn bệnh khủng khiếp này đã bị đẩy lùi nhờ việc cải
thiện điều kiện vệ sinh và tiêm chủng. Tuy vậy, ngày nay các vi khuẩn lao đã trở
nên kháng thuốc và đang xuất hiện trở lại tại rất nhiều quốc gia.
Ở bệnh sốt rét, các tế bào hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng dạng đơn bào.
Đây có thể là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nƣớc nhiệt đới có độ ẩm
cao, nơi muỗi Anpheles – trung gian gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Việc phun thuốc
diệt muỗi đã làm giảm đáng kể số ca sốt rét. Tuy nhiên, từ đó các loài muỗi cũng
bắt đầu trở nên kháng với các hoá chất và bệnh sốt rét đã xuất hiện trở lại, trong một
số trƣờng hợp với mức độ cao hơn.
b. Nguy cơ nghề nghiệp đối với các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và bệnh viêm gam siêu vi B
đáng đƣợc sự quan tâm nghiêm túc của những ngƣời trong nghề nghiệp phải tiếp
xúc với máu, các vật phẩm và chất liệu có nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng khác, cũng
nhƣ một số chất lỏng từ cơ thể ngƣời có chứa các chất gây bệnh có nguy cơ nguồn
gốc từ máu nhƣ virus suy giảm miễn giảm ở ngƣời (HIV) và virus viêm gan B
(HBV). Theo ƣớc tính của tổ chức quản lí sức khoẻ và an toàn lao động (OSHA), có
tới trên 5,6 triệu ngƣời làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và an toàn xã hội
có nguy cơ tiềm tàng đối với các virus này.
Theo thống kê thì những ngƣời này bao gồm (tuy nhiên không chỉ giới hạn ở
các đối tƣợng nào) bác sỹ Y khoa, nha sĩ, những ngƣời làm công tác chăm sóc răng
miệng, y tá chuyên tiêm truyền tĩnh mạch, điều dƣỡng viên, nhân viên lễ tang, trợ
giúp y tế, bác sĩ thăm khám, nhân viên kỹ thuật và công nghệ tại các ngân hàng

18
máu, nhân viên quản gia, công nhân giặt là, nhân viên trong các dịch vụ chăm sóc

sức khoẻ dài hạn cũng nhƣ chăm sóc sức khoẻ tại gia.
Các đối tƣợng khác, tuỳ theo dạng thức và hợp đồng làm việc, cũng chịu
những nguy cơ tiềm tàng đối với các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu và lây
nhiễm khác chẳng hạn nhƣ cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm và những ngƣời làm
việc trong lĩnh vực an toàn xã hội (nhân viên cứu hoả, cảnh sát …).
Nguy cơ nghề nghiệp qua sự tiếp xúc với chất gây bệnh từ máu có thể xảy
qua rất nhiều cách. Mặc dù các vết thƣơng do bị bơm kim tiêm chích thƣờng xảy ra
nhiều nhất đối với các nhân viên chăm sóc sức khoẻ, thì các chất gây bệnh có nguồn
gốc từ máu cung có thể đƣợc lan truyền qua sự tiếp xúc của màng nhầy hoặc phần
da không nguyên vẹn của các nhân viên đó.
Tổ chức quản lý sức khoẻ và an toàn lao động (OSHA) nhận thấy sự cần
thiết của một quy phạm bảo vệ các nhân viên thuộc diện nói trên trƣớc các nguy cơ
về sức khoẻ liên quan với các chất gây bệnh có nguồn gốc từ máu. Bởi vậy, qua
việc ban hành sâu rộng các tiêu chuẩn của mình, tổ chức này nhằm giảm bớt các rủi
ro nghề nghiệp đối với các bệnh có nguồn gốc từ máu.
c. Những nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một
lƣợng rất lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây
bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể ngƣời thông qua các cách thức sau:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xƣớc hoặc vết cắt trên da).
- Qua các niêm mạc (màng nhầy).
- Qua đƣờng hô hấp (do xông, hít phải).
- Qua đƣờng tiêu hoá.
Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế đƣợc liệt kê
trong bảng dƣới đây qua đƣờng truyền là các dịch thể nhƣ: máu, dịch não tuỷ, chất
nôn, nƣớc mắt, tuyến nhờn,…

19
Có một mối liên quan đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do virus gây suy giảm
miễn dịch ngƣời (HIV) và virus viêm gan B, C đó là những bằng chứng của việc lan

truyền các bệnh truyền nhiễm qua đƣờng rác thải y tế. Những virus này thƣờng lan
truyên qua vết tiêm hoặc các tổn thƣơng do kim tiêm có nhiễm máu ngƣời bệnh.
Trong các cơ sở y tế, tính đề kháng của khuẩn đối với các loại thuốc kháng
sinh và các hoá chất sát khuẩn cũng có thể góp phần tạo ra những mối nguy cơ do
sự quản lý yếu kém các chất thải y tế. Điều này đã đƣợc chứng minh, chẳng hạn từ
các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế đã đƣợc truyền cho vi
khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi khuẩn E.Coli kháng thuốc đã
cho thấy nó vẫn sống trong môi trƣờng bùn hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ nhƣ không
phải là môi trƣờng thuận lợi cho sinh vật này trong điều kiện thông thƣờng của hệ
thống thải bỏ và xử lý rác, nƣớc.
Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu nhƣ là những mối
nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khoẻ trong các loại chất thải bệnh viện. Các vật
sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết, vết đâm thủng mà
còn gây nhiễm trùng các vết thƣơng nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Tóm lại, những vật sắc nhọn đƣợc coi là một rác thải rất nguy hiểm bởi nó
gây những tổn thƣơng kép: vừa gây tổn thƣơng lại vừa lây truyền các bệnh truyền
nhiễm. Những vấn đề đáng lƣu tâm là sự nhiễm trùng có thể đƣợc lây truyền bởi sự
xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, ví dụ nhƣ nhiễm khuẩn huyết do virus. Các
loại kim tiêm đã tiêm qua da là một phần quan trọng của loại hình chất thải sắc
nhọn và là mối nguy hiểm đặc biệt bởi chúng thƣờng bị dính máu bệnh nhân (Bảng
1.3).
Bảng 1.3. Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da
Nhiễm khuẩn
Nguy cơ
HIV
0,3%
Viêm gan B
3%
Viêm gan C

3 – 5%

20
d. Những mối nguy cơ từ loại chất thải hóa chất và dƣợc phẩm
Nhiều loại hóa chất và dƣợc phẩm đƣợc sử dụng trong các cơ sở y tế là
những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con ngƣời (các độc dƣợc, các chất gây độc gen,
chất ăn mòn, chất đễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ ). Các
loại chất này thƣờng chiếm số lƣợng nhỏ trong chất thải y tế, với số lƣợng lớn hơn
có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dƣ thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Chúng có
thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thƣơng nhƣ
bỏng. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dƣợc
phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đƣờng hô hấp hoặc đƣờng tiêu hoá. Việc tiếp xúc
với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formandehyd và các
chất đễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thƣơng tới da, mắt hoặc niêm mạc
đƣờng hô hấp. Các tổn thƣơng phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này,
chúng thƣờng đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn và thƣờng là những chất ăn mòn.
Cũng cần phải lƣu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên
các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao.
Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lƣu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc
túi rách thủng có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai
tới gần và tiếp xúc với chúng. Trong những trận mƣa lớn, các hoá chất diệt côn
trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Sự nhiễm độc có
thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải
nƣớc hoặc ăn phải thức ăn đã bị nhiễm độc. Các mối nguy cơ khác có thể là khả
năng dẫn đến các vụ hoả hoạn hoặc gây ô nhiễm do việc xử lý chất thải không đúng
cách chẳng hạn nhƣ thiêu huỷ hoặc chôn lấp.
Các sản phẩm hoá chất đƣợc thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây
nên các ảnh hƣởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải sinh học hoặc
gây ảnh hƣởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận đƣợc sự tƣới tiêu bằng nguồn

nƣớc này. Những vấn đề tƣơng tự nhƣ vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm
của quá trình bào chế dƣợc phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác,

21
do các kim loại nặng nhƣ thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và
tẩy uế.
e. Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen (genotoxic)
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý và loại chất
thải gây độc gen, mức độ ảnh hƣởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết
hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc
đó. Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc
chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hoá trị liệu.
Những phƣơng thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sƣơng qua
đƣờng hô hấp ; hấp thụ qua da; qua đƣờng tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm
thuốc, hoá chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đƣờng tiêu hoá là kết
quả của những thói quen xấu chẳng hạn nhƣ dùng miệng để hút ống pipet trong khi
định lƣợng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại
dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang đƣợc điều trị bằng hoá trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thƣ là tác động đến
các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào nhƣ
quá trình tổng hợp ADN hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thƣ
khác, chẳng hạn nhƣ nhóm ankyl hoá, không phải là pha đặc biệt, chỉ biểu hiện độc
tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
nhiều loại thuốc chống ung thƣ lại gây nên ung thƣ và gây đột biến. Khối u thứ
phát, xảy ra sau khi ung thƣ nguyên phát đã bị tiêu diệt, đƣợc biết hình thành do sự
kết hợp của các công thức hoá trị liệu.
Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả
huỷ hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt. Chúng cũng có thể gây
chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da (Bảng 1.4).


22
Bảng 1.4. Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt da
Tên nhóm
Loại thuốc sử dụng
Nhóm Ankyl hoá
Các thuốc gây rộp da (gây nên mụn nƣớc):
Aclarubicin, chlormethine, cisplatin, mitomycin
Các thuốc gây kích ứng da: Carmustine,
cyclophosphamide, dacarbazine, ifosphamide,
melphalan, streptozocin, thiotepa
Nhóm thuốc xen kẽ
Các thuốc gây rộp da: Asacrine, dactinomycin,
daumorybicin, doxorubicin, epirubicin, pirarubicin,
zorubicin
Các thuốc gây kích ứng da: Mitoxantrone
Các alkaloid thuộc nhóm
Vinca và các dẫn xuất
Các thuốc gây rộp da: Vinblastine, vin cristine,
vindesine, vinorelbine

Epipodophyllotoxins
Các thuốc gây kích ứng da: Teniposide
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải
genotoxic, việc đào thải những chất thải nhƣ vậy vào môi trƣờng có thể gây nên
những hậu quả sinh thái thảm khốc.
f. Những nguy cơ từ các chất thải phóng xạ
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ đƣợc xác định bởi loại chất thải và
phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt và nôn nhiều bất
thƣờng. Bởi chất thải phóng xạ, cũng nhƣ loại chất thải dƣợc phẩm, là một loại độc
hại gen, nó cũng có thể ảnh hƣởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn

phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ nhƣ các nguồn phóng xạ của các phƣơng tiện
chuẩn đoán (máy X quang, máy chụp cắt lớp ), có thể gây ra một loạt các tổn
thƣơng (chẳng hạn nhƣ phá huỷ các mô, từ đó đòi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại
bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể).
Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc
nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phƣơng thức hoặc khoảng thời
gian lƣu giữ loại chất chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những ngƣời làm

23
nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác thải thải phải tiếp xúc với loại chất thải phóng
xạ này là những ngƣời thuộc nhóm nguy cơ cao.
1.3.2.2. Ảnh hưởng của các loại chất thải y tế
a. Ảnh hƣởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Đối với những bệnh do virút gây ra nhƣ HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C,
những nhân viên y tế, đặc biệt là các y tế là những ngƣời có nguy cơ nhiễm cao nhất
qua những vết thƣơng do các vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây nên. Các
nhân viên bệnh viện khác và những ngƣời vận hành quản lý chất thải xung quanh
bệnh viện cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn nhƣ những nhân viên quét dọn,
những ngƣời bới rác tại bãi đổ rác. Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong
số các bệnh nhân và cộng đồng thấp hơn nhiều. Đôi khi một số bệnh truyền nhiễm
lại lây truyền qua các phƣơng tiện khác hoặc gây ra do các tác nhân cơ tính bền
vững hơn, đã tạo ra một nguy cơ đáng kể cho cộng đồng và cho các bệnh nhân trong
bệnh viện.
Các trƣờng hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế
gây ra đều đƣợc chứng minh bởi những tài liệu đáng tin cậy. Tuy vậy, nhìn chung
vẫn khó đánh giá trực tiếp ảnh hƣởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nƣớc
đang phát triển vẫn còn nghi ngờ đối với trƣờng hợp nhiễm khuẩn với số lƣợng lớn
mà tác nhân gây bệnh do tiếp xúc với chất thải y tế.
Tỷ lệ các tổn thƣơng hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và
dịch vụ vệ sinh môi trƣờng cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã đƣợc cơ quan

Đăng ký các độc chất và bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDN). Nhiều tổn thƣơng gây ra do
kim tiêm trƣớc khi vứt bỏ vào thùng chứa, do những thùng chứa đó không kín hoặc
làm bằng những vật liệu dễ bị rách, thủng.
Một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (EPA) tại hội nghị chất thải y
tế đã đánh giá số trƣờng hợp nhiễm virus viêm gan B và C hàng năm do tổn thƣơng
gây ra bởi các vật sắc nhọn trong số các nhân viên y tế và các nhân viên quản lý
chất thải.

24
Ở các nƣớc đang phát triển, việc tƣ vấn và huấn luyện cho những nhân viên
đã tiếp xúc với chất thải có thể không chặt chẽ lắm do vậy ngày càng có nhiều
ngƣời tiếp xúc với các loại chất thải bệnh viện cả bên trong lẫn bên ngoài cơ sở y tế.
Trong bất kỳ một cơ sở y tế nào, y tá và những nhân viên quản lý bệnh viện
là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thƣơng, tỷ lệ tổn thƣơng hàng năm của những
đối tƣợng này vào khoảng 10-20 phần nghìn. Mặc dù các tổn thƣơng có liên quan
đến công việc trong số các nhân viên y tế và những ngƣời thu gom rác hầu hết là
các tổn thƣơng bong gân và căng thẳng do làm việc quá sức, vẫn có một tỷ lệ đáng
kể các tổn thƣơng là các vết cắt, thủng do các vật sắc nhọn bị loại bỏ gây ra.
b. Ảnh hƣởng của chất thải hoá chất và dƣợc phẩm
Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh
tật gây ra do chất thải hoá chất hoặc dƣợc phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng,
thì nhiều trƣờng hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã
xảy ra. Ngoài ra đã có nhiều vụ tổn thƣơng hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hoá
chất và dƣợc phẩm trong bệnh viên không bảo đảm. Các dƣợc sĩ, bác sĩ gây mê, y
tá, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnh đƣờng hô hấp,
bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại chất dạng lỏng, bay hơi, dạng phun sƣơng và
các dung dịch khác.
Để hạn chế đến mức thấp nhất loại nguy cơ nghề nghiệp này nên thay thế
hoặc giảm lƣợng hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và cung cấp các
phƣơng tiện bảo hộ cho tất cả những ngƣời tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Những

nơi sử dụng và bảo quản loại hoá chất nguy hiểm cung nên đƣợc thiết kế hệ thống
thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ và các trƣờng hợp cấp cứu
cho những ngƣời có liên quan.
c. Những ảnh hƣởng của chất thải gây độc gen trong y tế
Cần phải có thời gian để thu thập những dữ liệu về ảnh hƣởng lâu dài đối với
sức khoẻ con ngƣời của các chất thải gây độc gen trong y tế, bởi vì rất khó đánh giá
ảnh hƣởng của loại độc chất phức tạp này lên mối nguy cơ đối với con ngƣời.

25
Có rất nhiều nghiên cứu đã điều tra khả năng kết hợp giữa nguy cơ đối với
sức khoẻ và việc tiếp xúc với thuốc chống ung thƣ, biểu hiện bằng sự tăng đột biến
các thành phần trong nƣớc tiểu ở những ngƣời đã tiếp xúc và tăng nguy cơ xảy thai.
Mức độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bên trong bệnh viện
cũng đã đƣợc xem xét và đánh giá các ảnh hƣởng về sức khoẻ liên quan tới việc tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ.
d. Những ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ [14]
Nhiều tai nạn đã đƣợc ghi nhận và thanh toán xử lý các nguyên liệu trong trị
liệu hạt nhân cùng với số lƣợng lớn những ngƣời bị tổn thƣơng do tiếp xúc với mối
nguy cơ. Ở Brazil, đã phân tích và có đầy đủ tài liệu chứng minh một trƣờng hợp
ảnh hƣởng của ung thƣ lên cộng đồng có liên quan tới việc rò rỉ chất thải phóng xạ
trong bệnh viện.
Một bệnh viện thiên về trị liệu bằng phóng xạ trong khi chuyển địa điểm đã
làm thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã đƣợc niêm phong, một ngƣời dân
chuyển đến địa điểm này đã nhặt đƣợc nó và mang về nhà. Hậu quả đã có 249
ngƣời tiếp xúc với nguồn phóng xạ này, nhiều ngƣời trong số đó đã chết hoặc gặp
hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ. Các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với
các chất phóng xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị do hậu quả từ các thiết bị X-
quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở vận chuyển các dung dịch xạ
trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
1.4. Công tác quản lý chất thải y tế

1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2002), có 18 - 64% cơ sở y tế chƣa có biện pháp
xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị
tổn thƣơng do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thƣơng này cũng là
nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo
lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện
điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng
có nắp đậy.

×