Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da cam dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 244 trang )

Header Page 1 of 128.

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-----------------

TRẦN QUỐC THẮNG

CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NẠN NHÂN,
NGƢỜI NHÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN
VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018

Footer Page 1 of 128.


Header Page 2 of 128.

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-----------------

TRẦN QUỐC THẮNG

CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NẠN NHÂN,
NGƢỜI NHÀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN
VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mă số

: 9 72 01 63

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Lê Bách Quang
2. PGS.TS. Dƣơng Thị Hồng

HÀ NỘI - 2018

Footer Page 2 of 128.


Header Page 3 of 128.

iii
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong
đề tài nghiên cứu có tên ―Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở người phơi nhiễm
dioxin và hiệu quả các giải pháp can thiệp‖. Kết quả đề tài này là thành quả
nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được Chủ
nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho
phép sử dụng đề tài này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Trần Quốc Thắng

Footer Page 3 of 128.


Header Page 4 of 128.

iiiv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê
Bách Quang, PGS.TS. Dương Thị Hồng, những người Thầy đã dành tất cả sự
giúp đỡ tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương - Phòng đào
tạo sau đại học, khoa đào tạo quản lý khoa học, các Thầy Cô giáo Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ươngđã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm, các thành viên nhóm nghiên cứu
đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước ―Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở
người phơi nhiễm dioxin và hiệu quả các giải pháp can thiệp‖ Học viện Quân
y, đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
Chân thành cảm ơn Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Biên Hòa,
Văn phòng Cựu Thủ tướng Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản, các cơ quan,
ban, ngành đã hết sức giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập
Xin được bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới các nhà khoa học
trong hội đồng chấm luận án đã dành thời gian, trí tuệ, hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thiện và bảo vệ thành công luận án.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộViện Sức khỏe Cộng đồng Tạp chí Y học Cộng đồng, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi luôn biết ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Footer Page 4 of 128.


Header Page 5 of 128.

v

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i

Mục lục .............................................................................................................. v
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................ viii
Danh mục các bảng .......................................................................................... ix
Danh mục các hình vẽ và đồ thị ....................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Ảnh hưởng và hậu quả của dioxin đến sức khỏe con người ...................... 3
1.1.1. Khả năng gây bệnh của chất độc da cam/dioxin: .................................... 6
1.1.2. Đánh giá tác hại lâu dài của chất độc da cam/dioxin trên sức khoẻ con
người ............................................................................................... 8
1.1.3. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật được xác định có liên quan đến phơi
nhiễm với chất độc da cam/dioxin ................................................ 10
1.2. Tổn thương tâm lý ở nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da
cam/dioxin ............................................................................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 11
1.2.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 12
1.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da
cam/dioxin ............................................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống và phương pháp đánh giá ................. 18
1.3.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc
da cam/dioxin ................................................................................ 20
1.3.3. Gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân
chất độc da cam/dioxin ................................................................. 24

Footer Page 5 of 128.


Header Page 6 of 128.

vi


1.4. Giải pháp phục hồi chức năng tâm thần, nâng cao chất lượng cuộcsống
cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin. .............. 28
1.4.1. Chính sách hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin ........... 28
1.4.2. Biện pháp phục hồi chức năng tâm thần .............................................. 30
1.4.3. Giải pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại cộng đồng.................. 32
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 39
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 39
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40
2.2.1. Nghiên cứu mô tả .................................................................................. 40
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ........................................................... 55
2.3. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ........................................ 70
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 71
2.5. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 71
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 74
3.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da
cam/dioxin ............................................................................................... 74
3.1.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ............... 74
3.1.2. Gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân
chất độc da cam/dioxin ................................................................. 84
3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp ..................................................... 98
3.2.1. Kết quả xây dựng ―Giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân
và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖ .......................... 98
3.2.2. Hiệu quả thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn
nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng
đồng‖ ........................................................................................... 108

Footer Page 6 of 128.



Header Page 7 of 128.

vii

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 116
4.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da
cam/dioxin ............................................................................................. 116
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ................. 116
4.1.2. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ............. 118
4.1.3. Chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân và các yếu tố liên quan
..................................................................................................... 123
4.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp ................................................... 130
4.2.1. Thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và
người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖ ...... 130
4.2.2. Hiệu quả thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn
nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng
đồng‖ ........................................................................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 7 of 128.


Header Page 8 of 128.


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bảo trợ xã hội
Cựu chiến binh
Chất độc hóa học
Chất độc da cam
Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống- sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Cộng tác viên
Dị tật bẩm sinh
Hoạt động kháng chiến
Lao động, Thương binh và Xã hội
Mini mental State Examipation
(Đánh giá trạng thái tâm trí thu gọn)
NAS
Viện khoa học quốc gia Mỹ
NPI
Neuro Psychiatry Inventory
(Đánh giá trạng thái tâm thần kinh)
NN
Nạn nhân
NKC
Người kháng chiến
PHCN
Phục hồi chức năng
PHCNTLXH
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội

PHCNTT
Phục hồi chức năng tâm thần
SF-36
MOS Short Form -36
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
TYT
Trạm y tế
UBND
Ủy ban nhân dân
ZBI
Zarit Burden Interview - thang đánh giá gánh nặng chăm sóc
WHO
Tổ chức y tế thế giới
WHO QOL - BREF
Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống rút gọn
BTXH
CCB
CĐHH
CĐDC
CLCS
CLCS-SK
CSSK
CSSKTT
CTV
DTBS
HĐKC
LĐTBXH
MMSE


Footer Page 8 of 128.


Header Page 9 of 128.

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng đối chiếu mức độ trầm cảm ................................................... 51
Bảng 2.2: Mức độ lo âu đánh giá theo thang điểm Spielberger ...................... 53
Bảng 3.1: Thông tin chung của nạn nhân (N = 750)....................................... 74
Bảng 3.2: Một số đặc điểm của nạn nhân tự đánh giá và nạn nhân không
đánh giá được chất lượng cuộc sống (N = 750) .............................................. 78
Bảng 3.3: Điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin 79
Bảng 3.4: Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo một số đặc điểm ........... 80
Bảng 3.5: Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin
theo các triệu chứng hành vi, tâm thần (NPI) ................................................. 81
Bảng 3.6: Mô hình hồi quy tuyến tính về một số yếu tố liên quan tới
CLCS của nạn nhân theo nạn nhân đánh giá(n=630) ...................83
Bảng 3.7: Mô hình hồi quy tuyến tính về một số yếu tố liên quan tới
CLCS của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá (N=750) .................. 84
Bảng 3.8: Thông tin chung của người nhà nạn nhân (N = 750) ..................... 85
Bảng 3.9: Độ tin cậy của bộ công cụ phỏng vấn gánh nặng chăm
sóc (ZaritCaregiverBurdenInterview/ZBI) ................................... 87
Bảng 3.10: Điểm gánh nặng chăm sóc ZBI của người nhà nạn nhân theo
một số đặc điểm cá nhân (N = 750) ................................................................ 89
Bảng 3.11: Gánh nặng chăm sóc theo mức độ suy giảm nhận thức
(MMSE) của nạn nhân (N = 750) ................................................................... 90
Bảng 3.12: Tương quan giữa gánh nặng chăm sóc (ZBI) của người nhà
nạn nhân với một số triệu chứng hành vi,tâm thần NPI (N=750)................... 91

Bảng 3.13: Hồi quy tuyến tính về các yếu tố liên quan đến gánh nặng
chăm sóc của người nhà nạn nhân (N = 750).................................................. 92

Footer Page 9 of 128.


Header Page 10 of 128.

x

Bảng 3.14: Điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của người nhà
nạn nhân theo một số đặc điểm cá nhân (N = 750) ......................................... 93
Bảng 3.15: Điểm SK thể chất và SK tâm thần của người nhà nạn nhân
theo mức độ suy giảm nhận thức của nạn nhân(N=750) ................................ 95
Bảng 3.16: Tương quan giữa chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe
người nhà nạn nhân và một số triệu chứng hành vi, tâm thần
củanạnnhân (N = 750) ..................................................................................... 96
Bảng 3.17: Hồi quy tuyến tính về một số yếu tố liên quan đến sức khỏe
của người nhà nạn nhân (N = 750).................................................................. 97
Bảng 3.18: Khác biệt về các đặc điểm lâm sàng trước và sau can thiệp
của nhóm can thiệp (n=250).......................................................................... 109
Bảng 3.19: Khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân trước và sau
can thiệp theo mức độ tập (n=250) ............................................................... 110
Bảng 3.20: So sánh kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân
giai đoạn bệnh và mức độ luyện tập (n=250)................................................ 111
Bảng 3.21: Hồi quy tuyến tính đa biến dự báo sự thay đổi điểm CLCS của
nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá sau can thiệp (n=250) ............. 113
Bảng 3.22: Kết quả can thiệp của người nhà nạn nhân nhóm can thiệp(n= 250)
....................................................................................................................... 115


Footer Page 10 of 128.


Header Page 11 of 128.

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu .............................................................. 39
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................. 73
Hình 3.1. Phân nhóm nạn nhân theo mức độ suy giảm nhận thức (N =750).. 75
Hình 3.2. Kết quả các trắc nghiệm tâm lý của nạn nhân chất độc
da cam/dioxin (N=750) ................................................................................... 76
Hình 3.3. Tỷ lệ nạn nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần (N=750) ............ 77
Hình 3.4.Mức độ gánh nặng chăm sóc theo thang điểm ZBI (N=750)……..89
Hình 3.5.Mức độ tham gia luyện tập của nạn nhân nhóm can thiệp (n=250)
....................................................................................................................... 108
Hình 3.6. Mức độ hài lòng của nạn nhân đối với luyện tập (n=250) ............ 112

Footer Page 11 of 128.


Header Page 12 of 128.

Footer Page 12 of 128.


Header Page 13 of 128.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng
nhiều loại chất độc da cam/dioxin một cách rộng răi làm trụi lá cây, diệt cỏ,
huỷ diệt môi trường, sinh thái [4],[56]. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ:
Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam
trên 72 triệu lít chất độc da cam/dioxin, trong đó có 42 triệu lít chất da cam
mang độc tố dioxin [18],[40],[42],[49].Số lượng nạn nhân hiện nay trên cả
nước là rất lớn: 93% xã/phường của 64 tỉnh/thành phố trong cả nước đều có
người bị ảnh hưởngchất độc da cam/dioxin, 1,2% số hộ gia đình trong cả
nước có người bị hậu quả của chất độc da cam/dioxin [1],[2].
Cuộc sống của những gia đình có nạn nhân chất độc da cam/dioxin vô
cùng khó khăncả về vật chất lẫn tinh thần, những đau khổ chồng chất đau
khổ, nhiều gia đình phải hàng giờ, hàng ngày đối mặt với những đứa con dị
dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ, họ không còn hy vọng có người con nối nghiệp
khoẻ mạnh, những ước mơ giản dị, về những đứa con bình thường như bao
đứa trẻ khác cũng khó trở thành hiện thực đối với họ, điều mà lẽ ra họ có như
bao gia đình khác.
Đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị dị tật, mắc các bệnh
hiểm nghèo hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân, họ luôn phải cần
có người chăm sóc, giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày, chăm sóc về mặt
thể lực, tinh thần, thời gian chăm sóc kéo dài. Do vậy, việc chăm sóc nạn
nhân thường làm cho người nhà nạn nhânluôn bị căng thẳng và giảm sút chất
lượng cuộc sống. Người chăm sóc phải đối mặt với rất nhiều trở ngại vì họ
vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa phải cân bằng các nhu cầu sinh hoạt bình
thường và các mối liên quan khác trong cuộc sống, thậm chí không còn chút
thời gian nhỏ nhoi để chăm sóc cho chính bản thân. Họ luôn bị áp lực cao đối
với gánh nặng chăm sóc nạn nhân, tổn thương tâm lý và vấn đề sức khỏe

Footer Page 13 of 128.



Header Page 14 of 128.

2

khác, họ phải hi sinh nhiều các quan hệxã hội và các cơ hội việc làm.
Phát huy truyền thống tương thân tương ái chung tay xoa dịu nỗi đau da
cam, cộng đồng cần có những giải pháp nhằm kết nối để họ cùng nhau chia sẻ
kinh nghiệm, cùng hỗ trợ nhau để chia sẻ gánh nặng chăm sóc và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Các nhà khoa học cần có những nghiên cứu đề xuất các
giải pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà, đơn giản, có hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người thân của họ.
Trong những năm qua các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên
cứu về nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu
các tổn thương thực thể, các biến đổi sinh hóa, biến đổi gen ở nạn nhân chất
độc da cam/dioxin. Chưa có nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của nạn
nhân, đặc biệt là đánh giá gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của
người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Đồng Nai là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc
da cam/dioxin tại Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ (Bộ quốc phòng Mỹ), trong
chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển đến, lưu giữ tại sân bay Biên Hòa hơn
98.000 thùng phuy loại 205 lít chứa chất da cam. Ngoài ra, còn hàng chục
ngàn thùng chứa chất xanh, trắng và chất diệt cỏ các loại. Hiện nay lượng
dioxin còn tồn dư trong môi trường ở đây còn đang được xử lý.Các gia đình
nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Biên Hòa đều có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều gia đình có 3 đến 4 người mang trong mình hậu quả khốc liệt do chiến
tranh. Do vậy, cần có những nghiên cứu tiên phong cho khu vực này.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà

nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại thành phố Biên Hòa (2014-2016).
2. Đánh giá hiệu quả giải phápcan thiệp nâng cao chất lượng cuộc
sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại
cộng đồng.

Footer Page 14 of 128.


Header Page 15 of 128.

3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Ảnh hƣởng và hậu quả của dioxin đến sức khỏe con ngƣời
Chất độc da cam, một loại chất độc được tạp chí Time của Mỹ liệt vào
danh sách ―50 phát minh tồi tệ nhất của loài người‖ [27], Tổ chức Ung thư
Quốc tế - IARC cũng xếp dioxin vào nhóm độc loại 1 tức là nhóm gây ung
thư dẫn đến tử vong đối với người [8]. Nhiều công trình nghiên cứu ghi nhận
dioxin là mối đe dọa cho môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe con người, là
thách thức của ngành Y tế công cộng [19],[23],[52]. Khi con người tiếp xúc
với chất dioxin có hàm lượng cao trong thời gian ngắn có thể dẫn tới các triệu
chứng ngoài da [50], tạo ra những vết sẫm màu hoặc có thể rối loạn các chức
năng gan. Có nhiều con đường dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể người: qua
hít thở không khí, uống nước, ăn các loại thực phẩm động vật khác nhau, da
tiếp xúc với đất... Đặc tính của dioxin là chất rất bền vững, ái mỡ, hầu như
không tan trong nước, áp suất hơi rất thấp... nên con đường chủ yếu để dioxin
xâm nhập vào cơ thể người là thông quathông qua chuỗi thức ăn (tích lũy
trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) [7],[54]. Nếu tiếp xúc lâu dài
có thể tác động tới hệ thống miễn dịch, gây rối loạn sự phát triển hệ thần kinh,

tuyến nội tiết và cả chức năng sinh sản [57]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
chất độc da cam/dioxin gây ra tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, ung thư và
một số bệnh khác [25], [51],[79],[121].
Theo nghiên cứu của Manh HD, Kido T và cộng sự tiến hành cho thấy
hầu hết các hợp chất dioxin có nồng độ cao nhất trong khu vực I nơi căn cứ
không quân Mỹ đóng quân, nồng độ ở khu vực khác gần căn cứ không quân
(khu vực II và III) không cao, điều đó chứng tỏ mức độ phơi nhiễm hiện nay
là nguyên nhân gây ra nồng độ dioxin cao [35], hay nói cách khác sự tồn dư

Footer Page 15 of 128.


Header Page 16 of 128.

4

của dioxin ở các khu vực căn cứ quân sự vẫn đang là nguồn ô nhiễm đối với
người dân.
Theo NAS (2003) và Stell (2003), trong số 20.585 làng được ghi nhận
trên cơ sở dữ liệu, có 3.181 làng bị phun rải trực tiếp, với số dân trong đó bị
phơi nhiễm vào khoảng 2,1 - 4,8 triệu người, 1.430 làng khác cũng bị phun rải
nhưng không đánh giá được số dân cư [13]. Với lượng TCDD rất lớn do chiến
tranh để lại môi trường miền Nam Việt Nam đã và đang gây hậu quả nghiêm
trọng đối với sức khỏe của hàng triệu dân cư. Hàng triệu nạn nhân chất độc da
cam/dioxin với nhiều loại chứng bệnh khác nhau: Ung thư, suy giảm miễn
dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh....[9].
Kết quả khảo sát 28.817 gia đình cựu chiến binh nhiễmchất độc da
cam/dioxin ở nước ta cho thấy số gia đình có con bị dị tật bẩm sinh là 1.604
gia đình chiếm 5,69%, trong khi đó khảo sát 19.076 gia đình không bị nhiễm
chất độc da cam/dioxin thì tỷ lệ gia đình có con bị dị tật bẩm sinh là 356,

chiếm 1,87%. Như vậy, số gia đình bị nhiễm chất độc da cam/dioxin có con bị
dị tật bẩm sinh gấp hơn 3 lần số gia đình không bị phơi nhiễm.
Theo Ngô Thanh Nam và cộng sự (2012) khảo sát nồng độ dioxin trong
nhau thai và sữa mẹ ở một số địa phương từ 2007 - 2010 cho thấy: Nồng
độ2,3,7,8-TCDD và tổng TEQPCDD/PCDF trong các mẫu nhau thai và sữa
mẹ ở các địa phương thuộc vùng bị rải chất độc da cam/dioxin trong chiến
tranh đều cao hơn các mẫu lấy tại vùng không bị rải [36].
Kết quả nghiên cứu của Trương Quang Đạt (2013) cho thấy tỷ lệ người
mẹ sinh con dị tật bẩm sinh (DTBS) là 4,83%; tỷ lệ con bị DTBS là 1,83%
[21]. Tỷ lệ các dạng DTBS theo hệ cơ quan là: Hệ thần kinh 32,89%; hệ cơ xương 17,28%; Mẹ có học vấn bậc tiểu học, sinh ra trước năm 1972 và sống ở
khu vực sân bay Phù Cát là các yếu tố liên quan đến sinh con DTBS. Giả
thuyết là do phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh [20]. Theo

Footer Page 16 of 128.


Header Page 17 of 128.

5

Trần Đức Phấn và cộng sự tiến hành nghiên cứu về tình hình sảy thai, thai
chết lưu và dị tật bẩm ở Bình Định và Biên Hòa đã kết luận có mối liên quan
giữa bất thường thai sản với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxintrong chiến
tranh (OR:1,75 và 3,19) [39].
Nghiên cứu của Vũ Phương Nhung và cộng sự khi tiến hành giải trình
tự gen của các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxinđã phát hiện được
347.356 đa hình/đột biến khác nhau giữa con và bố, trong đó có 2.173 đa
hình/đột biến trên các cùng mang mă. Số điểm đa hình/đột biến giữa con và
mẹ là 558.255, trong đó có 3712 đa hình/đột biến nằm trên vùng mang mă. Đã
xác định được 88 đột biến điểm dòng tế bào mầm và 23 indel ở cá thể con.

Hai đột biến nằm trên gen HTT và TBP có thể có vai trò quan trọng trong quá
trình phát sinh bệnh của cá thể là con của nạn nhân [38].
Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ phát hiện 9 trong số 11 bệnh đã được công
nhận có liên quan chắc chắn hoặc có bằng chứng liên quan với chất độc da
cam/dioxin (trừ bệnh rối loạn chuyển hoá porphyrin và bệnh bệnh gai sống
chẻ đôi) ở cựu chiến binh Việt Nam có tiền sử phơi nhiễm: Bệnh đái tháo
đường chiếm 7,64% (theo kết quả xét nghiệm khi điều tra); Hodgkin
Lymphoma 0,20%, Non-Hodgkin Lymphoma 0,49%, Sarcoma 0,19%, ung
thư phổi 1,30%; ung thư tiền liệt tuyến 0,57% và rối loạn thần kinh ngoại biên
0,09%. Một số bệnh hiếm gặp như bệnh Cloracne cũng có 2 trường hợp, bệnh
Đau tủy xương ác tính 3 trường hợp trong tổng số điều tra (0,01%). Không
phát hiện trường hợp nào có rối loạn chuyển hoá porphyrin và bệnh gai sống
chẻ đôi [43].
Nghiên cứu của Đỗ Quý Toàn trên 158.019 người đã chứng minh mối
liên hệ giữa liều lượng, độ phản ứng trong các xã/phường bị phơi nhiễm với
chất độc da cam/dioxin, ở những xã/phường có mức độ phơi nhiễm cao càng
có tương quan với tỷ lệ ung thư [53].

Footer Page 17 of 128.


Header Page 18 of 128.

6

Kết quả nghiên cứu của J.M. Stellman, S.D. Stellman, R. Christian, T.
Weber (2003) về ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam cho
thấy có khoảng từ 2,1 đến 4,8 triệu người đã bị nhiễm các chất diệt cỏ. Các
nạn nhân phần lớn là dân thường, quân nhân Việt Nam, công dân và lính Mỹ,
Öc, Canada, New Zealand, Hàn Quốc [113].

Chất độc da cam/dioxin không chỉ gây những tác hại trực tiếp, tức thời
mà còn để lại những hậu quả lâu dài cho con người và thiên nhiên. Viện Hàn
lâm Khoa học Mỹ đã công nhận một số bệnh có liên quan với dioxin, trong đó
có 4 bệnh có liên quan chắc chắn với dioxin (ung thư phần mềm (Sarcoma),
Lymphoma non Hodgkin, bệnh trứng ca do clor (cloracne) [13] và 7 bệnh
được coi là có bằng chứng liên quan với dioxin (ung thư đường hô hấp, ung
thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư khí phế quản); ung thư tiền liệt tuyến;
bệnh đa u tủy ác tính (multiple myeloma); bệnh gai sống chẻ đôi (spina
bifida); bệnh Porphyria Cutanea Tarda; rối loạn thần kinh ngoại biên và bệnh
đái đường) [42].
1.1.1. Khả năng gây bệnh của chất độc da cam/dioxin:
Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (Catlin, 2003) đã
có báo cáo tổng hợp về các bệnh có liên quan và không liên quan đến sự phơi
nhiễm dioxin như sau:
Mức 1: Có bằng chứng chính xác về sự liên quan (tổng số có 5 bệnh,
trong đó có 4 bệnh ung thư tổ chức mềm) [42]. Các bằng chứng đủ để kết
luận rằng có sự liên quan rơ ràng giữa dioxin với các hậu quả của nó, trong
đó đã loại trừ đi khả năng về sự may rủi, nhầm lẫn hay thành kiến. Dưới đây
là những bệnh đã có bằng chứng chắc chắn về mối liên quan giữa sự phơi
nhiễm dioxin và những hậu quả về sức khỏe sau đó.
Ung thư bạch cầu tế bào lympho măn tính
Sarcom/ung thư mô mềm

Footer Page 18 of 128.


Header Page 19 of 128.

7


U lympho không Hodgkin
U lympho Hodgkin
Bệnh ban clo
Mức 2: Có bằng chứng mang tính chất gợi ý có liên quan (tổng số có 7
bệnh, trong đó có 3 bệnh ung thư). Các bằng chứng này mang tính chất gợi ý
vì chưa loại trừ một cách hoàn toàn khả năng về sự may rủi, nhầm lẫn hay
thành kiến. Ví dụ, có ít nhất một nghiên cứu có chất lượng cao chỉ ra một liên
quan trực tiếp, còn một số nghiên cứu khác thì chưa chắc chắn. Sau đây là
những bệnh đã có bằng chứng hạn chế hay mang tính gợi ý về sự liên quan
giữa dioxin với hậu quả về sức khỏe [6].
Ung thư hệ hô hấp (phổi, khí quản, phế quản, thanh quản)
Ung thư tiền liệt tuyến
Đa U tủy xương
Bệnh thần kinh ngoại vi cấp tính và bán cấp tính thoáng qua
Rối loạn chuyển hóa porphyrin
Tiểu đường không phụ thuộc insulin(typ 2)
Nứt gai đốt sống ở con cái các cựu chiến binh
Mức 3: Có bằng chứng không đầy đủ để xác định có liên quan hay
không (tổng số có 26 bệnh, trong đó có 11 bệnh ung thư). Sau đây là những
bệnh có bằng chứng nhưng chưa đủ mạnh về chất lượng, độ tin cậy và độ
thỏa măn để kết luận về sự liên quan hay không liên quan [6].
Mức 4: Có bằng chứng hạn chế hay gợi ý là không liên quan (gồm 2
nhóm bệnh ung thư). Các nghiên cứu đầy đủ trên tất cả mức độ phơi nhiễm
mà con người gặp phải đã không chỉ ra một sự ảnh hưởng trực tiếp nào thì
được kết luận là không ảnh hưởng.

Footer Page 19 of 128.


Header Page 20 of 128.


8

Ung thư hệ tiêu hóa (dạ dày, tụy, đại tràng, trực tràng...)
Ung thư năo
1.1.2. Đánh giá tác hại lâu dài của chất độc da cam/dioxin trên sức khoẻ
con người
Nghiên cứu để đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của dioxin đối với
sức khoẻ con người là một vấn đề khó, nó đòi hỏi những thiết kế nghiên cứu
phải rất chuẩn xác,thận trọng khi công bố kết quả.
Trên thế giới hàng năm vẫn có các hội nghị, hội thảo về tác hại của
dioxin tới sức khoẻ con người. Tại Monterey thuộc bang Califocnia (Mỹ) từ
13 - 17 tháng 8 năm 2000 đã diễn ra hội nghị về dioxin. Tại đây một danh
mục về các bệnh và tật có liên quan đến dioxin đã được bổsung. Hội nghị
quốc tế về dioxin tại Hàn Quốc từ ngày 9 - 14 tháng 9 năm 2001 đã có nhiều
tác giả nói đến ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin của Mỹ đã sử dụng ở
Việt Nam: "Về ảnh hưởng của chất diệt cỏ ở Việt Nam 1962 - 1971" của
Alvin L. Young, Cơ quan năng lượng Mỹ; "Môi trường bị rải chất rụng lá
cây ở Việt Nam và khả năng nhiễm độc đối với con người" của Michael
Newton, Đại học Tổng hợp bang Oregon; "Tình trạng sức khoẻ của các cựu
chiến binh thuộc quân đoàn hoá học Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và mối
liên quan nồng độ dioxin trong huyết thanh" của Han K. Kang, CDC
Atlanta... Các nghiên cứu đều khẳng định chất độc da cam/dioxin có ảnh
hưởng đối với sức khoẻ con người.
Tờ The Globe & The Mail (2008) cho biết, theo BộNgoại giao Việt
Nam (2010) có tới 4,2 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất
độc da cam/dioxin, làm chết và tàn tật 400.000 người.Ngoài ra còn khoảng
500.000 trẻ em khác sinh ra bị dị tật. Các ảnh hưởng của chất độc da
cam/dioxin vẫn dai dẳng cho đến ngày nay gây ra nhiều vấn đề cho trẻ em là
thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm (BBC news: Health, 2010).


Footer Page 20 of 128.


Header Page 21 of 128.

9

Như thế, trong khi có khoảng 4,8 triệu người có mặt trong quá trình rải chất
độc, rất nhiều người khác nữa bị phơi nhiễm thông qua môi trường và
chuỗi/lưới thức ăn bị nhiễm độc (Schecter, 2002; Stellman, 2003) [31], [113].
Nghiên cứu của Văn phòng 33/Hatfeld, năm 2007 trên mẫu máu của 55
người sống tại Đà Nẵng, kết quả cho thấy nồng độ dioxin trong máu cao hơn
100 lần so với các mức tiêu chuẩn.Nồng độ TCDD cao nhất trong mỡ là 1.150
ppt (1.220 ppt TEQ; 94% TCDD) [5].
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ
vẫn phủ nhận tác hại của chất độc da cam/dioxin với sức khoẻ con người: Họ
cho rằng các nghiên cứu trên cựu chiến binh Öc, Hàn Quốc đều không có sự
khác biệt giữa 2 nhóm có và không phơi nhiễm (họ đã không nêu rơ ràng thời
gian và phương thức phơi nhiễm của các cựu chiến binh này như thế nào).
Một thực tế khách quan mà mọi người phải thừa nhận là các nghiên cứu
về ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với con người thì không thể có
một nơi nào trên thế giới có đầy đủ nhân chứng, vật chứng có giá trị khoa học
và pháp lý như ở Việt Nam, trên chính con người Việt Nam - những người bị
tiếp xúc lâu dài nhất, có thể có nhiều cá thể trong cùng một phả hệ phơi
nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với chất độc da cam/dioxin.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về tác hại của dioxin với môi
trường sinh thái và với sức khoẻ con người, nghiên cứu cơ bản về cơ chế tác
động, về những giải pháp bảo vệ sự tác động của dioxin đối với môi trường
và con người đã được công bố trong nhiều báo cáo khoa học trên thế giới.

Các nghiên cứu này tập trung vào những hướng chính sau đây:
+ Dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản.
+ Chỉ số thông minh
+ Những biến đổi di truyền và ung thư.

Footer Page 21 of 128.


Header Page 22 of 128.

10

+ Những biến đổi về máu và hệ men chuyển hoá.
+ Những biến đổi về hệ miễn dịch.
1.1.3. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật được xác định có liên quan đến
phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin
Bộ Y tế đã ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan
đến phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin, gồm [10],[11],[12]:
1. Ung thư phần mềm
2. U lympho không Hodgkin
3. U lympho Hodgkin
4. Ung thư phế quản - phổi
5. Ung thư khí quản
6. Ung thư thanh quản
7. Ung thư tiền liệt tuyến
8. Ung thư gan nguyên phát
9. Bệnh đa U tủy xương ác tính
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính
11. Tật gai sống chẻ đôi
12. Bệnh trứng cá do clo

13. Bệnh đái tháo đường type 2
14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda)
15. Các bất thường sinh sản
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất
độc da cam/dioxin)
17. Rối loạn tâm thần

Footer Page 22 of 128.


Header Page 23 of 128.

11

1.2. Tổn thƣơng tâm lý ở nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân chất độc da
cam/dioxin
Các tổn thương tâm lý hay gặp ở nạn nhân chất độc da cam/dioxin
gồm: Hội chứng quên, rối loạn ảo giác, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn khí
sắc (cảm xúc), các rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách [112]. Một số kết quả
nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu
đều có những tổn thương tâm lý ở những mức độ khác nhau. Mức độ tổn
thương tâm lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin không phụ thuộc vào
lứa tuổi.
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của dioxin đến sức khỏe con
người rất nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu riêng về ảnh
hưởng của chất độc da cam/dioxin đến chức năng tâm lý của những người bị
phơi nhiễm.
Nghiên cứu của Peper và cộng sự (1993) về các chức năng tâm sinh lý
sử dụng các test đánh giá khả năng trí nhớ, chú ý, tư duy của 19 người sống

tại một khu vực ở Đức có nồng độ dioxin cao trong đất. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có sự liên quan giữa tăng hàm lượng dioxin trong máu với giảm các
hoạt động nhận thức. Nồng độ các chất CDDs/CDFs trong máu ở nhóm phơi
nhiễm từ 16,1 đến 80,4 ppt (TEQ) với nồng độ trung bình là 31 ppt.
Tại Mỹ, một số tác giả đã nghiên cứu về những ảnh hưởng đến tâm lý ở
những cựu chiến binh Mỹ có phơi nhiễm với dioxin tham gia chiến tranh ở
Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này còn thiếu độ tin cậy do số liệu
nghiên cứu chủ yếu dựa trên các thông tin tự khai của các cựu chiến binh hoặc
các thông tin ghi lại của quân đội về các chiến dịch rải chất độc da cam/dioxin
ở Việt Nam.

Footer Page 23 of 128.


Header Page 24 of 128.

12

Nghiên cứu của Levy (1985), Wolfe và cộng sự (1985) cho thấy tỷ lệ
các cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có các hội chứng trầm cảm,
hoang tưởng bị bệnh, hội chứng hysteria và tâm thần phân liệt cao hơn ở
nhóm phơi nhiễm với dioxin so với nhóm chứng.
Một nghiên cứu của Korgeski G.P. (1983) và cộng sự trên 100 cựu
chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam về ảnh hưởng tâm lý ở những cựu
chiến binh phơi nhiễm với dioxin. Các bằng chứng về sự phơi nhiễm với
dioxin được đánh giá dựa trên các số liệu ghi nhận của quân đội về các vùng
hoạt động của cựu chiến binh tại Việt Nam và các vùng mà quân đội Mỹ đã
rải chất độc da cam/dioxin. So sánh các số liệu thông tin ghi nhận về vùng
hoạt động của cựu chiến binh với vùng bị phun rải, các cựu chiến binh sẽ
được cho điểm gọi là điểm mức độ phơi nhiễm. Căn cứ vào mức điểm độ

phơi nhiễm, các cựu chiến binh sẽ được chia hai nhóm, nhóm có phơi nhiễm
và nhóm không phơi nhiễm với dioxin. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy không có sự khác biệt về điểm đánh giá chức năng tâm lý giữa hai nhóm.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bảng điều tra tự khai để đánh giá sự phơi nhiễm
với dioxin cho thấy có sự khác biệt rơ ràng về chức năng tâm lý giữa nhóm có
phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm.
Nghiên cứucủa Robinowitz R và cộng sự (1989) trên 153 cựu binh
tham gia chiến tranh Việt Nam cũng cho thấy, những cựu binh có tiền sử phơi
nhiễm với chất độc da cam/dioxin thì có nhiều biểu hiện rối loạn tâm lý như
tình trạng lo âu, tự kỷ, trầm cảm…
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20, khi chiến tranh Việt Nam còn
chưa kết thúc, từ thực tiễn chiến trường miền Nam, các nhà y học Việt Nam là

Footer Page 24 of 128.


Header Page 25 of 128.

13

Tôn Thất Tùng và Hoàng Đình Cầu đã quan tâm nghiên cứu tác hại của
dioxin đối với sức khoẻ con người. Tại Hội nghị Orsay, các nhà khoa học Tôn
Thất Tùng, Trịnh Kim Ảnh... đã báo cáo về tình trạng đột biến nhiễm sắc thể
cả về số lượng và cấu trúc ở những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin
của Mỹ. Nhận thức được tác hại của chất độc da cam/dioxin đến sức khoẻ con
người, ngay từ sau giải phóng miền Nam Việt Nam các nhà khoa học đã tiến
hành các nghiên cứu đánh giá tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với sức
khoẻ con người. Năm 1983, tại hội thảo quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam,
Bạch Quốc Tuyên đã trình bày báo cáo về hậu quả di truyền của chất diệt cỏ

làm trụi lá cây đối với con người. Tiếp theo đó, Uỷ ban 10/80 dưới sự chỉ đạo
của GSHoàng Đình Cầu đã tập hợp các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành
y tế, cả quân và dân y giải quyết những vấn đề nghiên cứu cấp bách nhằm đưa
ra những giải pháp hạn chế tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với các nạn
nhân bị phơi nhiễm. Trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam như
Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Hưng Phúc, Lê Cao Đài, Bùi Đại,
Nguyễn Cận, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Vũ Triệu An, Phan Thị Phi Phi, Đào
Ngọc Phong, Nguyễn Văn Nguyên, Lê Bách Quang và nhiều nhà khoa học
khác đã đầu tư nhiều công sức cho các công trình nghiên cứu và công bố
nhiều báo cáo khoa học trong và ngoài nước về tác hại của chất độc da
cam/dioxin với con người và môi trường Việt Nam.
Nghiên cứu của Tai PT, Nishijo M và cộng sự cho thấy, mức TCDD và
TEQ trung bình trong sữa mẹ và mức DDI trung bình của trẻ sơ sinh có mẹ
sống trong khu vực phơi nhiễm dioxin cao gấp 4 lần so với các mức của các
bà mẹ sống trong khu vực không phơi nhiễm, tất cả các hợp chất dioxin đều
có mối quan hệ tiêu cực với các khía cạnh của sự phát triển hệ thần kinh, đặc
biệt là khả năng giao tiếp của trẻ [47].

Footer Page 25 of 128.


×