Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỦ PHÁP TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP CỦA VICTOR HUGO TRONG TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.68 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐHQG TP.HCM

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
MÔN: VĂN HỌC TÂY ÂU II
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu
-----------------------------------------------------------------------ĐỀ TÀI: THỦ PHÁP TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP ĐƯỢC VICTOR HUGO
VẬN DỤNG TRONG TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS”

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................................................................................

DẪN NHẬP:......................................................................................................................................................................................

1.2 Bối cảnh xã hội:.....................................................................................................................................................................

1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris:..........................................................................................................................................

2.3 Tương phản trong nhân vật:................................................................................................................................................

2.3.1 Tương phản ở chính bản thân nhân vật:......................................................................................................................

2.3.2 Tương phản giữa các nhân vật......................................................................................................................................

2.3.3 Nghịch lý trong số phận của nhân vật:.........................................................................................................................

3. Vai trò của thủ pháp tương phản đối với tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà Paris”...........................................................................



III. KẾT LUẬN:..................................................................................................................................................................................

2


DẪN NHẬP:
Thế kỉ XIX là thế kỉ lớn của lịch sử văn học, thể hiện ở chỗ tính đa dạng, phong phú, nhiều
tiếng nói của các trào lưu văn học. Trong đó, trào lưu văn học lãng mạn là một trong hai
dòng chủ lưu lớn của thời kì này. Và người chủ soái đã đưa trào lưu lãng mạn đến chỗ toàn
thắng chủ nghĩa cổ điển và chiếm lĩnh vị trí thống trị trên văn đàn Pháp chính là đại thi hào
Victor Huygo, nhà văn ưu tú đã tuyên bố: “Chủ nghĩa lãng mạn thực chất là một chủ nghĩa
tự do của văn học”. Chính vì thế mà những tác phẩm của ông luôn mang đậm dấu ấn của
sự phản ứng trước cuộc đời và mỹ học cổ điển. “Nhà thờ Đức Bà Paris” là một trong số
tiểu thuyết nổi tiếng nhất mà ở đó nhà văn đã sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để làm
bật lên các giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời là sự phản ứng trước cuộc cách mạng tư sản
Pháp (Công xã Paris) và tư tưởng khai sáng gắn liền với nó.

1


I. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ TÁC PHẨM:
I.1.

Tác giả:

● Cuộc đời:
Victor Hugo sinh ngày 26/2/1802 tại Besancon và mất ngày 22/5/1885 tại Paris. Là
một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp. Ông cũng đồng
thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể
loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thành công vang dội của hai tác phẩm “Nhà thờ đức bà
Paris” và “Những người khốn khổ” đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng.

Ngày 22/5/1885 Victo Hugo – ngôi sao lớn trên văn đàn của thế kỉ XIX đã rơi rụng.
Cả nước Pháp trở nên nghiệm trọng rụng rời, lá cờ tam sắc xanh trắng đỏ buông rủ
nghẹn ngào, Ngày 1/6 tất cả nhân dân Paris tuôn hết ra đường đứng nghẹt từ Khải
Hoàn Môn cho tới tận điện Pathéon đưa linh hồn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Những cống hiến của ông cho nền văn học của nhân loại là vô cùng to lớn. Ông xứng đáng được tôn sùng
về những kiệt tác mà ông đã để lại cho thế giới

● Sự nghiệp:
Ông được xem là một nhà văn, một nhà biên kich lỗi lạc nên sự nghiệp của ông
trong suốt quá trình lao động và sáng tác là vô cùng to lớn . Hugo là thi nhân của dân tộc
Pháp.
Các tập thơ : “Tiếng lòng”, ”Lá mùa thu”, “Đông phương ngâm”,
“ Những bài hát buổi sáng”…
Hugo lại là một tác gia vĩ đại trong văn học sử nước Pháp. Những cuốn tiểu thuyết dài: “Người mặt cười”,
“Người lao công trên biển”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”, “Những người khốn khổ”…
Hugo còn là một nhà viết kịch theo chủ nghĩa lãng mạn. Ông viết những tác phẩm như: “Cromwell”,
“Hernani”, “Marion de Lorme”, “Luerèce Borgia”

1.2 Bối cảnh xã hội:
Ở Pháp thế kỉ XIX có nhiều biến động của những cuộc cách mạng và tư tưởng lớn.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 thành công đã đập tan chế độ phong kiến lạc hậu lâu
đời mở ra thời kỳ phát triển mới cho nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung.
2


Bối cảnh xã hội Pháp được phản ánh rất rõ nét trong văn học, và là tiền đề cho văn

học phát triển. Bên cạnh nền văn học hiện thực thì trào lưu văn học lãng mạn phát
triển rực rỡ và đạt nhiều thành tựu lãng mạn được hiểu theo nghĩa triết tự là sóng
tràn bờ chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Chủ nghĩa lãng
mạn dựa trên các nguyên lý như: Đề cao mộng tưởng, đề cao tình cảm đề cao sự tự
do. Karl Marx đã nói: “ Chủ nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với cách mạng
Pháp và tư tưởng khai sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó”. Và đây là thời đại
Victor Hugo sống và sáng tác nên những đứa con tinh thần của mình.
1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris:

● Hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Paris đã
đến với Victor Hugo ᄃ vào năm 1828, truyện lấy lịch sử làm bối cảnh. Theo như thỏa thuận với nhà phát hành
gốc của ông, Gosselin, quyển sách sẽ được hoàn thành trong năm đó, nhưng Hugo liên tục trì hoãn do sự đòi
hỏi của các dự án khác. Vào mùa hè năm 1830 Gosselin yên cầu Hugo phải hoàn thành tác phẩm vào tháng Hai
năm 1831. Từ đầu tháng Chín năm 1830, Hugo làm việc không ngừng nghỉ cho dự án.Ông đã nhiều lần đến nhà
thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính
chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và
tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định
mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi
quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm gồm 11 quyển.
● Tóm tắt nội dung:

Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris.
Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre
Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề múa
rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức bà. Hành động múa hát này đã bị
gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một
người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, u uất. Và
rồi ông bị sắc đẹp của Esmeralda mê hoặc và yêu cô. Lễ hội tan, màn đêm buông
3



xuống. Người kéo chuông nhà thờ Đức bà Quasimodo, kẻ dị hình, vừa mù, vừa chột,
vừa thọt theo lệnh của phó giám mục Claude Frollo bắt cóc Esméralda. Nhưng đội tuần
tra của đại úy Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire
lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm
chồng theo luật lệ ăn mày nên thoát chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để
cứu mạng Gringoire vì lòng cô đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu
cô.
Vì nhân từ nên Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống
trong lúc hắn bị xử phạt trên đài vì tội bắt cóc. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã
làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu và không cần đền đáp.
Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở
khanh và đã có hôn thê. Esméralda đã nhận lời hẹn hò của hắn tại một căn nhà trọ ở
vùng ngoại ô. Phó giám mục yêu Esméralda nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân và
đã không kìêm chế được nỗi ghen tuông đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết
án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.
Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô
vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức Bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ
Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô nhưng bị
Quasimodo đẩy lùi
Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn
trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda
vẫn sống bình an. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại
báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải
ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô.
Esméralda không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu đã tự chôn mình
trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại
một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà,
Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn

Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau
4


đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda
luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp
của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã
chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết
được đầu đuôi câu chuyện đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau
đó, Quasimodo đã ôm xác Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ

II. Nghệ thuật tương phản đối lập trong tác phẩm:
● Khái niệm:
Phép tương phản (hay đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động những cảnh tượng, những
tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính
của tác phẩm.
Khi nói về thủ pháp tương phản V.Hugo đã từng nói: “Nghệ thuật hiện đại sẽ thấy không chỉ mọi vật trong thế
giới đều là cái đẹp, phù hợp với lòng người mà sẽ cảm thấy cái xấu bên cạnh cái đẹp, cái dị dạng bên cạnh cái
xinh xắn, cái thô tục được che giấu đằng sau cái cao cả, cái ác tồn tại sau cái thiện, đen tối và ánh sáng trộn lẫn
vào nhau”.

2.1 Sự tương phản trong bối cảnh xã hội:

Nội dung của các tác phẩm chủ yếu xoay quanh những mâu thuẫn nảy sinh trong
lòng xã hội. Cụ thể là do tàn dư của chế độ phong kiến và mầm mống của chế độ tư bản
độc quyền đang được hình thành.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của đô thành Paris tráng lệ và rực rỡ, cổ kính và uy nghiêm nhưng lại
đầy bí ẩn và nhuốm một sắc màu tăm tối và vô tình. Chính sự đối lập ấy đã báo hiệu những thảm kịch
sắp diễn ra tại nơi đây.
Nhà thờ Đức Bà, nơi uy nghiêm và sang trọng , đáng lẽ phải là nơi cho những vị giáo hoàng,

những vị tăng lữ làm nhiệm vụ của Chúa. Nhưng thực tế lại là nơi để giáo hội tổ chức những trò vô bổ
như: quảng trường Grevơ tổ chức đốt lửa liên hoan, lễ trồng cây tháng năm ở nhà nguyện Bracơ và
diễn mixterơ ở Tòa pháp đình. Những chi tiết này cho ta thấy rõ tương phản giữa một bên là uy quyền
và sự sa đọa của giáo hội, một bên là cuộc sống nghèo khổ của quần chúng nhân dân.
Các nhân vật đại diện cho những tầng lớp trong xã hội được Victor Hugo khắc họa với những
5


nét đặc trưng. Hồng y giáo chủ, người đáng được kính trọng lại được Victor Hugo miêu tả: “ tóm lại
đây là một người tốt, ngoài cuộc đời giáo chủ đầy hoan lạc, sẵn sàng vui thú với món rượu vang cung
tiến Sayô,…thích bố thí cho gái đẹp hơn là bà già và vì mọi lí do đó rất được bình dân ưa chuộng, ái
mộ, đang trong tình trạng phát triển thần tốc, có thể nói nó đè bẹp luôn mất tăm chút phần tử quyền
lợi tí tẹo mà vừa nãy ta đã nhận thấy trong cấu tạo của thi sỹ”. Tầng lớp bần cùng trong xã hội được
tác giả miêu tả là những những kẻ khốn cùng, là đám ăn mày rách rưới.
Quang cảnh của Paris hiện lên qua ngòi bút của tác giả là nơi kinh khủng vì những cảnh khảo
đả, tra tấn diễn ra hàng ngày, các phiên tòa xử án của giáo hội chỉ là bù nhìn. Và những người thực thi
công lý chỉ biết dùng cách tra tấn để buộc người ta nhận tội, như luật gia Charmolue đã dụng hình ép
cung Emesralda. Tên Chánh án xử cho Quasimodo thì cũng bị điếc như gã nhưng cứ tỏ vẻ oai vệ mà
hỏi Quasimodo tới tấp, những câu hỏi mà chính gã cũng không nghe được. Tất cả điều đó tạo nên vẻ
lố lăng và độc ác của 1 xã hội mà trong đó nhà thờ và tu viện đầy những pháo đài và giá treo cổ. Cả
chính quyền lẫn thần quyền đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế thô sơ mà dã man, ngu dốt.

=> Từ hình tượng Paris hoa lệ cho tới ngôi nhà thờ cổ kính và giáo đường với
những vị giáo chủ, thầy tu biến chất cùng đám dân nghèo khổ hiện lên sinh động
dưới ngòi bút của Victor Hugo, ông đã tái hiện bức tranh hỗn độn và mâu thuẫn
tồn tại trong xã hội Pháp đương thời.
2.2 Tương phản trong tình huống truyện:

Trong “Nhà thờ Đức Bà Paris”, Victor Hugo đã xây dựng một tình huống truyện với
bút pháp tương phản đó là tình huống gặp gỡ giữa cặp nhân vật Gudulier – Esméralda.

Đến phút cuối cuộc đời Gudulier mới nhận ra Esméralda là đứa con gái ruột của mình.
Tấn bi kịch được đưa lên đỉnh điểm: đến lúc chết, họ mới nhận ra nhau cũng chỉ vì
những tàn nhẫn, xấu xa của xã hội đương thời.
Tình huống thật đối nghịch khi Frollo- vị linh mục lạnh lùng, sống trong u uẩn lại bị
chính cô gái Bohemieng sống tự do, hoang dã chinh phục.
Nhân vật của Victor Hugo dường như không tuân theo quy luật của cuộc sống, chính
tình yêu làm cho họ đau khổ. Chính cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp đó cũng đặt trọn tình
yêu mù quáng vào Phoebus. Hay Quasimodo – dù anh ta xấu xí nhưng anh vẫn yêu
Esméralda say đắm. Tình huống truyện còn được đẩy đến kịch tính khi ông để chính
những nhân vật của mình tự tìm ra lối thoát. Quasimodo đẩy Phoebus, vị linh mục mà
6


anh ta hằng tôn thờ xuống tháp chuông.


Giữa cái thiện và cái ác, giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa những cái được

coi là cao cả trở nên thấp hèn và những con người tưởng chừng đáng khinh bỉ lại
trở nên đẹp đẽ. V.Hugo tái hiện sống động khi xây dựng những tình huống truyện
tưởng chừng như hợp lí nhưng thật ra là tương phản với những quan niệm đạo
đức lúc bấy giờ.
2.3 Tương phản trong nhân vật:
2.3.1 Tương phản ở chính bản thân nhân vật:
● Nhân vật phó giám mục Frollo.
Trong toàn bộ tác phẩm ta thấy nổi lên nhân vật- phó giám mục Frollo. Victo Hugo
đã xây dựng rất thành công một tên linh mục, một người cha của nhà thờ nhưng sự ích
kỉ, ham muốn và dục vọng đã biến tâm hồn thành ác quỷ.
Từ nhỏ Claude Phrollo đã được cha mẹ chuẩn bị để bước vào hàng giáo phẩm.
“Thực ra đó là một đứa trẻ u buồn, nghiêm trang đúng đắn , học rất chăm và mau hiểu

biết. Chàng không hò hét lúc ra chơi,ít đua đòi nhậu nhẹt . Chàng học từ môn thần
học, pháp lệnh rồi sau đó lao vào y khoa và văn nghệ. Chàng học ngôn ngữ tiếng
Latinh, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái. Năm mười tám tuổi, chàng hoàn thành bốn khoa
đại học. Chàng trẻ tuổi đó hình như cho cuộc đời chỉ có mục đích duy nhất là: kiến
thức”. Khi ba mẹ chàng mất, chàng tưởng rằng chỉ cần tình yêu cho em trai là đầy đủ
cho cả cuộc đời. Rồi khi nhận nuôi Quasimodo, Frollo thấy nó dị hợm lại càng thêm
yêu thương. Ông còn xa lánh phụ nữ và tạo lập cho mình một đức hạnh tu hành, Frollo
mẫu mực như thế, đáng kính như thế nhưng những thứ ông xây dựng bao nhiêu năm
trời đều bị sụp đổ và Frollo như rơi vào địa ngục khi gặp cô gái Ai Cập có tên
Esmeralda. Ông say mê cô đến mức điên cuồng, thậm chí chấp nhận từ bỏ tất cả nếu
như cô nhận lời yêu ông.
Frollo dựa vào quyền hành của mình, lợi dụng Quasimodo bắt cóc Esmeralda.
Nhưng khi mọi chuyện bị bại lộ, tên gù bị hành hạ đến mức thê thảm và phải đối mặt
với giá treo cổ, Frollo vẵn dửng dưng không hề quan tâm dù cho Quasimodo nhìn ông
7


với một sự khẩn cầu nơi vị cha sứ, người cha nuôi của mình.
Hơn nữa ông ta đã tự thú nhận với Esmeralda: “Ta sống trong sạch tâm hồn tràn
đầy ánh sáng tinh khiết. Không có cái đầu nào ngẩng cao kiêu hãnh và vui sướng hơn
ta. Các linh mục học hỏi tới học hỏi ta về sự thanh khiết, các học giả hỏi ta về học
thuyết. Phải, kiến thức là tất cả đối với ta” Nhưng khi lần đầu tiên gặp cô gái Ai Cập
đang nhảy múa dưới quảng trường vị linh mục “sững sờ, say đắm, mê mẩn, để mặc
mình cứ việc ngắm nàng”. Frollo cố gắng che dấu những dục vọng của mình để cố giữ
cái vỏ bọc tôn kính của một vị linh mục. Chính vì ham muốn đó mà Frollo đã tự đẩy
bản thân mình xuống vực thẳm tội lỗi. Cuộc sống tu hành qua bao năm tháng không
cho ông biết được thế nào là tình yêu và khi đã yêu rồi ông lại không biết cách để yêu,
không biết thế nào là hy sinh cho tình yêu. Trong ông chỉ là một sự ích kỉ, ích kỉ đến
điên rồ, ông làm mọi cách để chiếm đoạt được tình yêu, chiếm được Esméralda cho dù
nàng điên cuồng từ chối và còn căm hận Frollo đến cực độ.

Yêu nhưng vị cha sứ không dám làm gì để bảo vệ người mình yêu, không dám thú tội
mình là kẻ giết người để bảo vệ danh dự của một vị linh mục. Và ông ta cho rằng đó
chính là sự trừng phạt thỏa đáng cho việc Esméralda không yêu ông.
Khi sàm sỡ Emeralda và bị cự tuyệt, ông ta đã dành tặng cho cô gái những cực hình,
nhốt Esmeralda với nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất đời cô, giao cô cho một bà ẩn tu điên
và nghĩ rằng cô sẽ bị hành hạ cho đến chết. Cuối cùng ông ta chỉ đường cho lính đến
bắt cô, bỏ mặt cô với cái giá treo và trơ mắt chứng kiến cô gái đối diện với cái chết.
Bằng bút pháp tương phản, Victo Hugo đã xây dựng thành công tên phó giám mục –
một con người đại diện cho một tầng lớp cao quý trong xã hội nhưng vì những ham
muốn, dục vọng mà biến chất trở thành một con quỷ, đây cũng là điển hình cho một
tàng lớp cao trong xã hội thời bấy giờ.
• Nhân vật đại úy Phoebus.
Đây là nhân vật phản diện trong tác phẩm được hà văn đã tạo nên, hắn là một con
người có sự tương phản nhau về ngoại hình và tính cánh.
Phoebus được miêu tả là đại úy cung thủ ngự lâm quân, là một con người rất điển trai
8


và hào hoa, được nhiều cô gái để ý đến. Phoebus lại xuất thân trong một gia đình quý
tộc được dạy dỗ giáo dục từ nhỏ và được đào tạo để trở thành một sĩ quan quân đội.
Victor Hugo đã xây dựng nên một Phoebus đẹp trai, hào hoa, đa tình và nhất là khi
diện trang phục thì trông đại úy càng thêm lịch lãm và rất oai phong nhưng khi miêu tả
tính cách của Phoebus thì với lớp vỏ bọc hào hoa phong nhã đó tác giả cho thấy thật
chất Phoebus là một gả sở khanh, mê ăn chơi, đàn đùm, thích la cà nơi quán xá. “chỉ
thấy thoái mãi giữa đám ăn tục nói nhảm, chơi bời lính tráng và đàn bà dễ tính, và
thành công dễ dàng”.
Phoebus là một sĩ quan quân đội oai vệ nhưng mở miệng ra là chủi thề “ Đếch ra làm
sao, tao giữ được con đĩ còn hay hơn” hoặc “ thương hại cái đếch gì! Thương hại vớ
vẫn như vậy khác gì cắm cái lông vào trôn lợn”. Phoebus chỉ huy một đội quân đi
tuần, nhưng lại mãi mê bực bội vì không giữ được gái. Chất sở khanh của hắn càng rõ

hơn khi mà hắn đã có đính ước với một tiểu thư quý tộc, nhưng lúc thì thích lúc thì
chán ngán cô ta nhưng vẫn thề thốt với lời : “ Anh yêu em, xưa nay anh chỉ yêu có
mình em thôi”. Gặp ai hắn cũng nói như vậy, tính cách đó đối lập hẳn với vẻ ngoài
phong nhã của đại úy
Phoebus không mang trong mình những đức tính quý báu của người sĩ quan như ý
thức về nghĩa vụ, bổn phận bảo vệ công lý, sống hiên ngang hùng dũng mà là ngược
lại tất cả. Vì thực chất hắn chỉ là một sĩ quan đáng khinh bỉ, háo sắc. Nó đánh dấu sự
xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức của tầng lớp thống trị thời bấy giờ.
Qua Phoebus tác giả đã cho ta thấy một bức chân đung điển hình của tầng lớp quý tộc,
sĩ quan có chức quyền trong xã hội đương thời , tất cả đang biến chất mặc dù được
trang hoàng rất lộng lẫy về hình thức.
• Nhân vật Quasimodo
Quasimodo là một nhân vật đặc biệt và kỳ lạ ngay trong chính vẻ bề ngoài của
hắn. Dưới ngòi bút của Victo Hugo, Quasimodo hiện lên với hình dạng xấu xí đến ghê
tởm: “..Có thể nói toàn bộ con người hắn là một cái nhăn nhó.Cái đầu to tướng lởm
chởm tóc hung, giữa hai vai là một cái bướu lớn dúi hắn về phía trước. Cặp đùi và
cẳng chân lệch vẹo một cách kỳ lạ khiến chúng chỉ có thể chạm vào nhau ở đầu gối .
9


Những bàn chân kềnh càng. Những bàn tay to bè , với tất cả những kỳ hình, dị dạng
ấy …Có thể nói đó là một thằng khổng lồ bị gãy rời ra, rồi được gắn lại bừa bãi”
Hình dáng của hắn làm cho mọi người phải xa lánh, hắt hủi hắn, đối xử với hắn như
một con vật vì ngay từ bé: “đứa trẻ bị bỏ rơi này là một con quỷ ghê tởm” “đó là một
đống ngọ nguậy không ngừng…chỉ thấy một đám tóc hung , một con mắt, một cái
mồm và những cái răng. Mắt ướt nhoèn nước mắt. Mồm kêu gào”. Thêm vào đó hắn
còn bị chột, thọt, gù và điếc, dường như bao cái xấu xí nhất của thế gian đều dồn vào
Quasimodo. Cuộc sống đã cực khổ, hình dáng xấu xí của hắn lại càng làm cho hắn
thêm đau khổ hơn. Hắn bị lôi ra làm trò cười cho thiên hạ, họ mỉa mai và đùa cợt với
hắn.

Cho dù hình dạng xấu xí nhưng trong con người ấy chứa đựng một tâm hồn đẹp
đẽ, cao thượng. Gã luôn ý thức được hình dạng xấu xí của mình: “Nỗi bất hạnh của
tôi là quá giống con người. Tôi chỉ muốn mình hoàn toàn là một con vật”. Để không
làm trò cười cho thiên hạ, hắn luôn giữ im lặng, chọn cho mình một cuộc sống thầm
lặng trong nhà thờ Đức Bà với công việc kéo chuông cho nhà thờ . Nhưng cũng nhờ
vào hình dáng ấy mà lần đầu tiên trong cuộc đời : “hắn được hưởng cảm giác tự
trọng”, lần đầu tiên mọi người đối xử với hắn như một con người. Sâu thẳm tâm hồn
gã vẫn là một con người tràn đầy tình thương yêu. Đó là lòng biết ơn sâu sắc đối với
Frollo, người đã cứu vớt cuộc đời gã, đem gã về nuôi nấng. Tình cảm đặc biệt mà hắn
dành cho Esméralda cũng thật đáng quý. Hắn sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để bảo
vệ, chở che cho cô, chỉ một ngụm nước cô gái đưa cho gã trong lúc gã khát đã hằn sâu
trong tâm trí gã: “Một giọt nước , một chút lòng thương dố là những cái tôi trả bằng
mạng sống của mình. Cô thì quên kẻ khốn nạn đó, còn hắn thì hắn nhớ”. Đối với
Esméralda, trong gã có một thứ tình yêu cao thượng mà không cần cô đáp lại. Hắn
nhường suất ăn, nhường giường ngủ của hắn cho cô, lánh mặt cô để cô khỏi hoảng sợ.
Hắn canh cho cô ngủ. Và cuối cùng chết bên cô đã chứng minh tình yêu to lớn của hắn
Con người hắn có sự đối lập hoàn toàn giữa tâm hồn bên trong và hình dáng bên
ngoài. Đằng sau lốt người như quái vật của hắn là một con người tràn đầy tình yêu
thương. Không bất cứ một thế lực nào có thể khiến hắn bị mất đi tình cảm và hy vọng.
Cho tới cuối cùng hắn vẫn được ở bên người mà hắn thương yêu. Hình dáng xấu xí chỉ
là lớp vỏ bọc cho một con người cao thượng đối với Esméralda, trung thành với cha
10


nuôi. Cứ ngỡ hình dáng của một con quỷ sẽ làm cho hắn trở lên độc ác hơn với thái độ
xa lánh của mọi người nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Mọi người có nhìn hắn
dưới con mắt nào thì trong tâm hồn hắn vẫn cứ tồn tại những phẩm chất ấy.
Quasimodo chính là những gửi gắm của tác giả về lòng tin con người , tin vào những
phẩm chất tốt đẹp trong con người, dù nó có tồn tại trong hình dạng xấu xí những
phẩm chất ấy sẽ luôn tỏa sáng trong tối một xã hội đen tối.

 Victo Hugo đã xây dựng nên những nhân vật một cách sâu sắc và điển hình
nhất trong tác phẩm. Tác giả đã một lần nữa sử dụng thành công thủ pháp
tương phản để tạo nên sự đối lập giữa nhân phẩm và hình thức qua các nhân
vật tiêu biểu Quasimodo, Phoebus và vị linh mục Claude Frollo.
2.3.2 Tương phản giữa các nhân vật
● Quasimodo và Frollo
Hội tụ đầy đủ những nét xấu xí của hình ảnh một con người Quasimodo đại diện cho
một tầng lớp thấp kém bị xa lánh trong xã hội. Tuy nhiên bên trong hình hài xấu xí là
một tâm hồn cao thượng, một tình yêu cao cả và cuối cùng đã được ở bên người mình
yêu lúc chết.
Frollo đối lập hoàn toàn, vị linh mục xuất thân trong một dõng dõi quý tộc. Ông đã
từng học thần học, y học, kiến thức bao la, uyên bác. Vẻ ngoài không như Quasimodo,
ông được sự kính trọng của mọi người. Ông ý thức phải có trách nhiệm với em trai ông
là Jehan, nhận Quasimodo về nuôi nhưng khi bị sự ích kỉ và dục vọng làm mờ mắt,
Frollo biến chất trở thành quỷ dữ.
Mâu thuẫn trước hết của hai nhân vật là ở hai giai cấp khác nhau trong xã hội. Một bên
là Tăng lữ cao quý, một bên là tầng lớp dưới đáy xã hội nhưng trong một xã hội đen tối
thì hình thức không đánh giá được gì vì bản chất tốt đẹp và xấu xa thật mong manh nếu
con người sa ngã. Sự cao quý trong tâm hồn của Quasimodo lúc này lại đối lập hoàn
toàn với sự hèn hạ, ích kỉ của linh mục Frollo.
● Quasimodo và Esmeralda
11


Nét tương phản đầu tiên đó là Đẹp-Xấu, một Esmeralda yêu kiều và một Quasimodo dị
hợm.
Esmeralda ở tuổi tròn trăng đã khiến bao nhiêu người say đắm,tác giả miêu tả nàng với
làng da bánh mật và đôi chân nhỏ nhắn,thân hình mảnh mai và mát to đen huyền.Cô
mang một nét đẹp tuyệt vời rất ngây thơ và trong sáng “Cô là một tạo vật siêu nhiên”.
Trái ngược, nàng xinh đẹp bao nhiêu thì Quasimodo lại đáng ghê sợ bấy nhiêu.

Sự tương phản này phần nào báo trước số phận của họ, đây có lẽ là hai nhân vật đáng
thương nhất trong tác phẩm. Số phận đã đưa họ đến những tấn bi kịch nghiệt ngã trong
đời. Một tình yêu cao thượng nhưng không được đáp trả và một tình yêu nồng cháy
nhưng bị chia rẽ bởi ghen tuông, ích kỉ.
● Quasimodo và Phoebus
Phoebus là người đầy quyền uy được hiện lên trong tác phẩm “là đại úy của quân cung
thuộc đội bảo vệ nhà vua,vũ trang từ đầu đến chân,kiếm lăm lăm trong tay”. Nhân vật
ở một địa vị cao trong xã hội đối lập với nhân vật bị dìm đến đáy xã hội.
Phoebus tuy xuất thân cao quý và có địa vị xã hội nhưng chính điều đó khiến hắn trở
nên ích kỷ và độc đoán. Hắn hèn nhát không dám vạch tội để trả sạch oan ức cho
Esmeralda yêu hắn say đắm.
Quasimodo với tình yêu chân thành không toan tính đối với Esmeralda. Đã sẵn sàng
phá pháp trường bảo vệ, chở che và chăm sóc cho cô bất chấp mọi nguy hiểm.
=> Những sự đối nghịch giữa tính cách và hình thức của các nhân vật trong tiểu
thuyết càng phản ánh đậm nét hiện thực xã hội Pháp lúc bấy giờ và đồng thời là
sự phản ứng của nhà văn trước cuộc đời. Qua đó làm bật lên các giá trị cao quý
của nhân vật.
2.3.3 Nghịch lý trong số phận của nhân vật:
Victor Hugo đã đặt nhân vật vào tình cảnh khá hấp dẫn và không kém phần trớ trêu. Trước hết, ở nghịch lý trong
đời sống, ta thấy hình ảnh Gudulier, người luôn sống trong điên loạn. Bà căm thù những người phụ nữ Ai Cập vì
đã bắt cóc con bà, bà nguyền rủa Esmerakla – cô gái người Bohemieng ấy. Để rồi thật chớ trêu cô ấy lại là đứa con

12


đáng thương của bà, hạnh phúc chưa trọn thì đau khổ kéo đến khi Esmerakla bị kết tội còn bà chết nghẹn bởi sự
uất ức lại một lần nữa để đứa con yêu của mình bị bắt.
Nghịch lý còn thể hiện trong cái cách mà tác giả phát họa hình ảnh nhân vật: trong khi Esmerakla hiện lên như một
nàng tiên thì Quasimodo là kẻ lại dị dạng đến đáng thương để rồi sau khi bị đánh tráo lẫn nhau thì giữa có một sự
liên kết. Họ gặp nhau trong nghịch cảnh vì Quasimodo là kẻ bắt cóc, Esmeralda hiền lành thánh thiện khi cứu hắn

khỏi cơn khát chết người và kết thúc tác phẩm là họ ở bên nhau dù chỉ còn là những bộ hài cốt. Chưa dừng lại, cái
chết của Frollo còn là một nghịch lý khi chết trong tay Quasimodo mà hắn đã nhận làm con nuôi.
Nghịch lý còn được nhà văn thể hiện trong tình yêu với nhiều trớ trêu xảy ra. Frollo đã yêu một người mà hắn
từng xua đuổi, để rồi chính hắn đắm chìm trong những cơn ghen của một tình yêu ích kỷ, Ésmeralda ngây thơ
trong sáng thế mà cũng bị men tình làm mù quáng yêu Phoebus là một kẻ sở khanh, trong khi Quasimodo con
người được nhắc đến với hình hài quái vật thì trái tim hắn cũng bị rung động trước giai điệu tình yêu mà không
cần đáp trả. Vòng lưới tình vây lấy họ và cái chết là sự giải thoát và để chỉ rõ đâu mới là giá trị đích thực của con
người.
 Những nghịch lý được dựng lên là ý đồ nghệ thuật của tác giả để có cái nhìn chân thực và cụ thể nhất về tác
phẩm, đó là những sự tương phản cay nghiệt nhưng cũng thật cao thượng, giữa tình yêu và nhân tính được thử
thách qua từng nhân vật trong tiểu thuyết.

3. Vai trò của thủ pháp tương phản đối với tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà Paris”
● Làm nổi bật tính đa diện của xã hội: Trong xã hội Pháp mà đặc biệt là Paris với những kiến
trúc cổ kính hoa mỹ, những lễ hội huyên náo cũng không thể che giấu được những góc khuất
tối tăm dù đó là một kinh đô ánh sáng. Xã hội ấy có muôn mặt người, và hiển nhiên cũng đầy
rẫy những con người không lộng lẫy như cái áo ngoài của họ.
● Tôn vinh tình yêu chân chính: Tác giả đặt một vị phó giáo chủ đầy quyền uy bên cạnh một
gã đánh chuông xấu xí. Họ không những đối lập nhau về địa vị mà còn ở phương diện tình
cảm. Bên trong con người quyền lực cũng là một thứ tình yêu thiên về chiếm đoạt và thủ
đoạn, nó đối lập hoàn toàn với thứ tình cảm xuất phát từ chính trái tim cũa gã gù quái dị.
● Một ý niệm về cái đẹp: Cái đẹp không hẳn được bao bọc bởi một cái vỏ đẹp, muốn nhìn
thấy cái đẹp phải đào sâu, tìm tòi, phải khám phá. Cái đẹp có thể nằm ở những nơi tối tăm
nhất mà nó buộc người nghệ sĩ phải dấn thân vào, phải cúi mình xuống để nâng nó lên. Cái
đẹp không thể bị hủy diệt, ngay cả khi những người đại diện cho nó đã bị hủy diệt: cái đẹp đôi
khi bị dồn nén ở đáy thẳm tận cùng, để đến một lúc nào đó nó bộc phát một cách rực rỡ và để
lại những dư ba trong lòng độc giả
13



III. KẾT LUẬN:
“Nhà thờ Đức bà Paris “của V.Hugo là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của nền Văn học
hiện đại nói chung và nền văn học Pháp nói riêng. Tác phẩm đã đưa đến người đọc cái nhìn
về lịch sử xã hội và cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đại thi hào Victor Hugo đã sử dụng những
thủ pháp nghệ thuật tương phản để làm nổi bật lên nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và
giọng điệu tác phẩm. Ngoài ra còn lồng ghép những triết lí sâu sắc nhưng không kém phần
lãng mạn vào tiểu thuyết, chính sự tương phản này đã đưa người đọc trở về với một Paris của
quá khứ, một Paris của chính tác giả V.Hugo. Qua đó người đọc đã cảm nhận được một tiếng
lòng đau đớn của văn hào khi ông dựng nên bi kịch muôn thuở của kiếp người, bi kịch định
mệnh. Tiểu thuyết “nhà thờ Đức Bà Paris” sẽ mãi mãi hiện hữu trong lòng độc giả nhiều thế
hệ.
-HẾT-

14



×