Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.33 KB, 38 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần nguyên phân, giảm
phân và thụ tinh".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học trường THCS
3. Tác giả:
Họ và tên: Nam (nữ): Nam
Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Đơn vị: Trường THCS
Địa chỉ:
Điện thoại:
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài và chọn những nội dung từ cơ bản
nhất đến các dạng thường gặp và các dạng bài nâng cao dần và đề thi thường gặp phù hợp
với phần tế bào và phù hợp với đối tượng học sinh để tăng hiệu quả
Học sinh cần chuẩn bị bài và có thái độ học tập tích cực.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng
lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử.
Năm học 2013 – 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.


Trong chương trình Sinh học nói chung và phần cơ sở di truyền tế bào nói riêng,
đặc biệt là các kiến thức về bài tập có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngay từ khi còn học ở
lớp 9 các em đã được làm quen với các bài toán phân bào: nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh. Mặc dù phần lí thuyết ở chương trình SGK nói không sâu rộng, nhưng khi học sinh
ôn thi học sinh giỏi các cấp thì lại gặp các dạng bài tập rất nhiều.
Việc giải bài tập phần tế bào đòi hỏi ở học sinh phải có sự linh hoạt sáng tạo trong
việc vận dụng kiến thức về kết hợp giữa các phần vào việc giải các dạng bài tập cụ thể.
Trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi tuyển vào trường chuyên… thì các
bài tập phần tế bào có mặt nhiều ở dạng khác nhau từ dễ đến khó. Song không phải học
sinh nào cũng giải quyết được các bài tập này, nhất là các bài tập khó.
Sở dĩ các em chưa giải được các bài tập này vì: Các em ít được tiếp xúc với các
dạng bài tập đó, mặt khác không nắm được cách giải tổng quát ở một số dạng. Vì vậy tầm
nhìn bị thu hẹp nên thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong việc giải các bài tập phần tế bào.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề: "Phương pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi phần nguyên phân, giảm phân và thụ tinh". Viết chuyên đề này
với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành yêu cầu giảng dạy
bộ môn Sinh học 9, đặc biệt là phần bồi dưỡng học sinh giỏi. Hy vọng giúp các em học
sinh có phương pháp và hướng để giải các dạng toán giải bài tập phần phân tử tế bào. Các
em được hình thành, rèn luyện, củng cố các kĩ năng về giải bài tập. Để các em được mở
mang tầm hiểu biết giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách làm việc của
người lao động mới: có kế hoạch, có định hướng hợp lý trước khi làm bất kỳ công việc
nào đó.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện.
- Là những học sinh khối 9.
- Chuẩn bị một số cuốn sách tham khảo, sách nâng cao, sách phương pháp...
2.2. Thời gian.
- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013 - 2014.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Học sinh khối 9

3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Đưa ra được phương pháp phù hợp với phần tế bào; trong từng dạng đều có phần
lí thuyết rồi đến các công thức cơ bản, sau đó là dạng bài bài cơ bản áp dụng công thức, lí
thuyết; tiếp đó là những dạng bài tập nâng cao mức độ tăng dần; rồi những dạng bài tập
thường gặp trong đề thi và cuối cùng là bài tập tự giải. Từ đó giúp các em nắm chắc được
kiến thức, biết rõ được phương pháp giải bài tập và áp dụng một cách linh hoạt.

2


- Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy
học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. Học sinh không còn e ngại bài tập dạng này nữa...học
sinh đều dễ dàng hoàn thành và vận dụng tốt từ hiểu biết -> thông hiểu -> vận dụng thấp
và vận dụng cao.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến.
- Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công với học sinh khối 9 tại trường
tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho học sinh các trường khác trên địa bàn nói
chung.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
- Học sinh có hứng thú học tập hơn và đạt hiệu quả hơn.
3.4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.
- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến chất lượng làm bài của học sinh rất hạn chế,
qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy chỉ một số ít học sinh làm được. Mà đây lại là
dạng bài tập không thể bỏ qua trong các kì thi học sinh giỏi các cấp.
- Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh tiến bộ rõ rệt trong trả lời và vận dụng vào
giải những bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
3.5. Đề xuất và kiến nghị.
- Nhà trường tiếp tục quan tâm đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tăng
cường mua tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học bộ môn.

- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các chuyên đề về bồi dưỡng nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh
giỏi và các phương pháp giảng dạy hiện đại, trao đổi kinh nghiệm làm mẫu, thí nghiệm
kiểm chứng …
- Tổ chức các buổi thảo luận và giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm có chất
lượng cao, ứng dụng lớn trong thực tiễn.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong chương trình Sinh học nói chung và phần cơ sở di truyền tế bào nói riêng,
đặc biệt là các kiến thức về bài tập có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngay từ khi còn học ở
lớp 9 các em đã được làm quen với các bài toán phân bào: nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh. Mặc dù phần lí thuyết ở chương trình SGK nói không sâu rộng, nhưng khi học sinh
ôn thi học sinh giỏi các cấp thì lại gặp các dạng bài tập rất nhiều.
Việc giải bài tập phần tế bào đòi hỏi ở học sinh phải có sự linh hoạt sáng tạo trong
việc vận dụng kiến thức về kết hợp giữa các phần vào việc giải các dạng bài tập cụ thể.
Phương pháp giải bài tập phần tế bào là một trong những bài tập khó. Làm cho
học sinh có tư duy linh hoạt nhìn nhận một vấn đề một cách tổng quát. Nhiều bài tập nếu
không biết phương pháp và công thức giải thì giải rất khó khăn. Song nếu hiểu rõ các
bước làm và phương pháp hợp lí thì có thể giải một cách đơn giản và dễ dàng hơn.
Là một giáo viên trường THCS tôi thấy các em học sinh đã được trang bị và luyện
tập thành thạo các phần lí thuyết về những hiện tượng gần gũi và thân quen với con
người và những dạng bài tập đơn giản như các dạng bài tập di truyền của MenĐen.
Trong các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi tuyển vào trường chuyên… thì các
bài tập phần tế bào có mặt nhiều ở dạng khác nhau từ dễ đến khó. Song không phải học
sinh nào cũng giải quyết được các bài tập này, nhất là các bài tập khó.
Sở dĩ các em chưa giải được các bài tập này vì: Các em ít được tiếp xúc với các

dạng bài tập đó, mặt khác không nắm được cách giải tổng quát ở một số dạng. Vì vậy tầm
nhìn bị thu hẹp nên thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong việc giải các bài tập phần tế bào.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề: "Phương pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi phần nguyên phân, giảm phân và thụ tinh". Viết chuyên đề này
với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành yêu cầu giảng dạy
bộ môn Sinh học 9, đặc biệt là phần bồi dưỡng học sinh giỏi. Hy vọng giúp các em học
sinh có phương pháp và hướng để giải các dạng toán giải bài tập phần phân tử tế bào. Các
em được hình thành, rèn luyện, củng cố các kĩ năng về giải bài tập. Để các em được mở
mang tầm hiểu biết giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách làm việc của
người lao động mới: có kế hoạch, có định hướng hợp lý trước khi làm bất kỳ công việc
nào đó.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, giáo dục phải luôn đi trước một bước.
Vì thế đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và mỗi thầy cô giáo nói riêng phải gánh vác một
trọng trách hết sức nặng nề. Muốn giáo dục đào tạo tồn tại xứng đáng với vị trí của nó
trong xã hội thì các nhà giáo dục phải đổi mới và đề ra những định hướng kịp thời. Trong
quá trình giáo dục thì việc luôn phấn đấu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao vốn kiến thức của

4


mình là việc cấp thiết. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và gây được niềm tin đối với học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Trong nhiều năm, bằng thực tế đã làm, trong đó có cả những thành công, hạn chế,
tôi đã rút ra được những kinh nghiệm tốt trong việc dạy đội tuyển học sinh giỏi, đặc biệt
là dạy phần tế bào, mặc dù đây là phần mà đa số học sinh rất sợ và ngại vì khó. Qua đây
tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm để các đồng chí, đồng nghiệp cùng
nghiên cứu tham khảo.
3. Thực trạng của vấn đề.
Trong việc giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông, đặc biệt là trong việc bồi

dưỡng đội tuyển học sinh giỏi việc tìm được lời giải của một bài tập là hết sức quan
trọng. Để đạt được kết quả đó đòi hỏi mỗi học sinh phải có một nền kiến thức vững chắc.
Với cách áp dụng linh hoạt những kiến thức đó sẽ giúp người giải bài tập hoàn thành tốt
mục tiêu.
Giải bài tập phần tế bào là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Người ta đã chứng
minh được rằng không thể giải bằng cách suy luận một cách đơn giản. Tuỳ theo dạng
khác nhau của mỗi loại bài tập mà ta có phương pháp giải cho phù hợp.
Trong trường THCS, qua việc giảng dạy trên lớp cũng như việc bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi tôi thấy: Đa số các em rất lúng túng và bế tắc khi giải các bài tập dạng
phân bào nguyên phân, giảm phân và thụ tinh… vì các em ít được tiếp xúc với các loại
bài tập này khi học ở trên lớp. Đặc biệt là khả năng nhận dạng, phán đoán về các dạng
toán đó còn hạn chế, nên kỹ năng giải bài tập phần tế bào chưa đạt được kết quả mong
muốn.
Qua quan sát ý thức học tập cuả HS trong trong buổi học về phần cơ sở di truyền
tế bào hay bồi dưỡng học sinh giỏi, trao đổi với HS sau khi học xong các phần, khi đưa
các phương pháp dạy nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc giải bài tập
phần cơ sở di truyền tế bào
Quan sát tình hình dạy các tiết phần cơ sở di truyền tế bào của GV trong trường
và giáo viên trường bạn, dạy các tiết phần cơ sở di truyền tế bào theo PP truyền thống và
PP nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc giải bài tập phần cơ sở di truyền
tế bào từ đó tập hợp các giải pháp, hình thành kinh nghiệm soạn dạy các phương pháp
giải bài tập theo đề tài.
Học sinh khối lớp 9 học phần cơ sở di truyền tế bào còn sơ sài, chưa mở rộng
nhiều vốn sống thực tế ít, khi học môn Sinh học các em làm bài tập phần tế bào theo
phương pháp truyền thống lượng kiến thức là khá nặng và các em tiếp thu còn khó khăn.
Ví dụ: Sau khi học bài “Nguyên phân”, “Giảm phân” hay bài “Phát sinh giao tử và
thụ tinh” học sinh được khái quát toàn bộ lượng kiến thức đã học ở chương trình cơ sở di
truyền tế bào.
Tôi đã ra bài tập:


5


Bài tập 1: Có 3 tế bào cùng nguyên phân một số lần bằng nhau kết quả tạo ra 24 tế
bào
a, Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào
b,Tính số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân của nhóm tế bào
đó biết bộ NST của loài là 2n=78
Bài tập 2: Có một số noãn bào bậc 1 giảm phân tạo ra 105 thể định hướng. Số trứng
tạo ra từ sự giảm phân trên đã tham gia thụ tinh cùng với 125 tinh trùng. Biết hiệu suất
thụ tinh của trứng là 40%. Xác định:
a/ Số noãn bào bậc 1.
b/ Số hợp tử tạo ra.
c/ Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
Kết quả: - Có 50% học sinh không làm được bài, hoặc làm còn thiếu rất nhiều.
- 5% số học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi làm được, số còn lại chỉ
làm được 1 hay 2 ý trong 1 câu, có em không làm được ý nào. Điều đó chứng tỏ nếu có
phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 9 thì kết quả học tập của học sinh
cao hơn và hứng thú học tập bộ môn nhiều hơn.

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Đối với các bài tập phần phân bào nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, trước tiên
ta cần hướng dẫn học sinh phải nhận dạng được dạng toán và nắm được cách giải bài
toán đó. Sau đó biết huy động kiến thức đã có và các kĩ năng cần thiết để giải dạng toán
đã cho. Tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi dạng bài toán đã cho mà ta có cách suy luận và
lập luận thích hợp. Sau đây là một vài dạng bài tập phần phân bào nguyên phân, giảm
phân và thụ tinh thường gặp.

6



4.1/ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN
4.1.1/ Kiến thức cơ bản
*) Khái niệm: Là hình thức phân chia TB mà trong đó từ 1 TB mẹ chia thành 2 TB
con có bộ NST giống như TB mẹ.
*) Sơ đồ
NST tự nhân đôi
TB mẹ phân chia
1 TB mẹ 2n (đơn)
1 TB 2n (kép)
2 TB con
2n (đơn)
*) Cơ chế: Gòm 5 kì: Kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị), kì đầu, kì giữa, kì sau, kì
cuối.
1/ Kì trung gian.

Các NST ở dạng sợi mảnh (do tháo xoắn tối đa), rất khó quan sát chúng. Mỗi NST
đơn tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm 2 crômatít giống hệt nhau và dính chung qua tâm
động. Trung thể tự nhân đôi.
2/ Kì đầu
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình
thái rõ rệt
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân
bào tâm động.
3/ Kì giữa.
- Các NST kép đóng xoắn cực đại
- Các NST kép xếp thành một hành ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
4/ Kì sau.
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2

NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
5/ Kì cuối.
- Các NST đơn, dãn, xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành NST chất.
4.1.2/ Các công thức cơ bản.
1. Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x. 2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
2. Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k-1

7


- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x. (2k-1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3. Tổng số NST đơn được có trong các tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n.2k
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x.2n.2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
4. Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n.2k
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x.2n.2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
5. Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n(2k-1)
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x.2n. (2k-1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
6. Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- Từ 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần: 2n(2k-1)

- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n. (2k-1)
7. Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- Từ 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần: 2n(2k-2)
- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n. (2k-2)
8. Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: k
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x.k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
9. Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: (2k-1)
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x.(2k-1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
10. Tính thời gian của nguyên phân:
10.1. Thời gian của 1 chu kì nguyên phân:
Là thời gian của 5 giai đọan, có thể được tính từ đầu kì trước đến hết kì trung gian
hoặc từ đầu kì trung gian đến hết kì cuối.
10.2. Thời gian qua các đợt nguyên phân.
Là tổng thời gian của các đợt nguyên phân liên tiếp.
- Tốc độ nguyên phân không thay đổi:
Khi thời gian của đợt nguyên phân sau luôn luôn bằng thời gian của đợt nguyên phân
trước.
∑ TG = thời gian mỗi đợt x số đợt nguyên phân
- Tốc độ nguyên phân thay đổi:
Nhanh dần đều: khi thời gian của đợt phân bào sau ít hơn thời gian của đợt phân bào
trước là 1 hằng số (ngược lại, thời gian của nguyên phân giảm dần đều)

8


Ví dụ:

Thời gian của đợt nguyên phân 1: 30 phút
30 phút
Thời gian của đợt nguyên phân 2: 28 phút
32 phút
Thời gian của đợt nguyên phân 3: 26 phút
34 phút
Nhanh dần đều
Chậm dần đều
Vậy: Thời gian qua các đợt phân bào liên tiếp là tổng của dãy cấp số cộng mà mỗi số
x
x
hạng là thời gian của 1 đợt nguyên phân. ∑ TG = (a1 +ax) = [2a1 + (x – 1).d]
2

2

4.1.3/ Các dạng bài tập.
*) Dạng 1: Tính số tế bào con được tạo ra và số lần nguyên phân.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Xác định bộ NST 2n
+ Bước 2: Xác định số tế bào tham gia nguyên phân.
+ Bước 3: Xác định số lần nguyên phân.
+ Bước 4: Tính số TB con được tạo ra sau các lần nguyên phân.
- Bài tập cơ bản:
Bài 1: Có 10 T.B sinh dưỡng thuộc cùng 1 loài phân bào nguyên nhiễm.
a/ Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân 3 lần liên tiếp thì tổng số tế bào con được tạo
ra từ 10 TB trên là bao nhiêu?
b/ Nếu tổng số TB con được tạo ra từ 10 TB là 1280 TB con và số lần phân bào
của các TB đều bằng nhau thì mỗi TB đã nguyên phân mấy lần?
Giải

a. Tổng số TB con được tạo ra:
- Từ 1 TB sinh dưỡng ban đầu:
2k = 23 = 8 (TB con)
- Từ 10 TB sinh dưỡng ban đầu:
10.2k = 10.23 = 80 (TB con)
b. Số lần phân bào của mỗi TB sinh dưỡng ban đầu:
- Số TB con được tạo ra từ 1 TB sinh dưỡng ban đầu:
1280/10 = 128 (TB con)
- Số lần phân bào của mỗi TB sinh dưỡng ban đầu (k):
2k = 128 = 27 => k = 7.
Bài 2: Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử 1 nguyên phân 1 số lần tạo
ra số TB con bằng 1/4 số TB con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra. Tổng số TB con sinh ra
từ hợp tử 3 có 512 NST đơn. Quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử đã tạo ra số TB con
tổng số NST đơn là: 832.
a/ Tính số TB con do mỗi hợp tử tạo ra?
b/ Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
Giải.

9


a. Số TB con do mỗi hợp tử tạo ra:
Gọi x là số TB con do hợp tử 1 tạo ra.
=> 4x là số TB con do hợp tử 2 tạo ra. Mặt khác số TB con được tạo ra từ:
Hợp tử 3: 512/8 = 64
Ba hợp tử: 832/8 = 104
Ta có phương trình: x + 4x + 64 = 104
5x = 40
=> x = 8
Vậy: Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra là:

Hợp tử 1: x = 8
Hợp tử 2: 4x = 4.8 = 32
Hợp tửu 3: 64
b. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
Hợp tử 1: 2K1 = 8 = 23 => K1=3
Hợp tử 2: 2K2 = 32 = 25 => K2=5
Hợp tử 3: 2K3 = 64 = 26 => K3=6
Bài 3: Một TB sinh dục sơ khai khi phân bào nguyên nhiêm đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp 98 NST đơn mới tương đương. Biết rằng bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 14.
a/ Tính số TB con được tạo ra?
b/ Tính số lần nguyên phân của TB sinh dục sơ khai khai ban đầu?
Giải
a. Số tế bào con được tạo ra:
Gọi k là số đợt nguyên phân của TB sinh dục sơ khai ban đầu. Theo giả thiết tổng
số NST đơn môi trường cung cấp là 98 .
Ta có phương trình:
2n. (2k-1) = 98
=> 2k-1 = 98/2n
=> 2k = 98/2n + 1
=> 2k = 98/14 + 1 = 8
Vậy: Số tế bào con được tạo ra là 8.
b. Số lần nguyên phân của TB sinh dục sơ khai ban đầu:
Ta có: 2k = 8 = 23
 k = 3.
Vậy: Số lần nguyên phân của TB sinh dục sơ khai ban đầu là 3.
*) Dạng 2: Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Xác định bộ NST 2n
+ Bước 2: Xác định số tế bào tham gia nguyên phân.
+ Bước 3: Xác định số lần nguyên phân.

+ Bước 4: Tính số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp.

10


- Bài tập cơ bản:
Bài 1: Ở loài bắp có bộ NST 2n = 20.
a/ Một TB sinh dưỡng của bắp nguyên phân 4 lần liên tiếp. Tính số NST đơn mới
tương đương môi trường cung cấp?
b/ Nếu tất cả các TB con được tạo ra từ quá trình nguyên phân của TB sinh dưỡng
nói trên đều tiếp tục nguyên phân thêm 2 lần nữa thì tổng số NST đơn mới tương đương
môi trường phải cung cấp thêm là bao bao nhiêu?
Giải
a. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp cho tế bào sinh dưỡng ban
đầu:
Ta có: 2n.(2k-1) = 20.(24-1) = 300 NST.
b. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp thêm:
- Tổng số TB con được tạo ra từ một TB sinh dương ban đầu sau 4 lần nguyên
phân:
2k = 24 = 16.
- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp thêm cho các TB
nguyên phân tiếp 2 đợt.:
Ta có: 24.2n.(2k-1) = 16.20.(22-1) = 960.
Bài 2: Ở người bộ NST 2n = 46. Tổng số NST đơn trong các tế bào con được sinh ra từ
quá trình nguyên phân của 1 TB sinh dưỡng là 1472.
a/ Tính số NST đơn mới tương đuơng môi trường nội bào đã cung cấp cho quá
trình nguyên phân của TB sinh dưỡng nói trên.
b/ Ở lần nguyên phân cuối cùng của TB nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp
bao nhiêu NST đơn?
Giải.

a. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của TB sinh dưỡng ban
đầu:
- Số TB con được tạo ra từ 1 TB sinh dưỡng ban đầu:
1472/46 = 32.
- Số lần phân bào của TB sinh dưỡng ban đầu:
2k = 32 = 25
 k = 5.
- Số NST đơn mới tương đươngmôi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân
của TB sinh dưỡng ban đầu:
2n. (2k-1) = 46.(25-1) = 1426.
b. Số NST môi trường cung cấp cho lần nguyên phan cuối cùng:
- Số TB con tham gia vào lần nguyên phân cuối cùng (lần thứ k):
2k-1 = 25-1 = 24 = 16.
- Mỗi TB con khi bước bước vào lần nguyên phân cuối cùng chỉ thực hiện thêm 1
lần phân bào. Do đó số NST đơn môi trường cung cấp cho các TB tham gia vào đợt
nguyên phân cuối cùng là:

11


2n.16 = 46.16 = 736.
Bài 3: Có 20 TB sinh dục sơ khai của bò (2n = 60) tiến hành nguyên phân.
a/ Nếu mỗi TB đều nguyên phân 5 lần thì số NST đơn mới hoàn hoàn toàn môi
trường pahỉ cung cấp cho 20 TB trên là bao nhiêu?
b/ Tính số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân của số TB nói
trên.
Giải
a. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường cung cấp :
Ta có: 20.2n.(2k-2) = 20.60.(25-2) = 36.000
b. Số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình phân bào:

Ta có: 20.(2k-1) = 20.(25-1) = 620.
*) Dạng 3. Tính thời gian nguyên phân qua các kì và mô tả trạng thái ở từng kì.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Tính thời gian trong cả chu kì
+ Bước 2: Xác định và tính thời gian trong từng chu kì.
+ Bước 3: Mô tả trạng thái ở từng chu kì.
- Bài tập
Bài 1. Có một hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần với tốc độ bằng nhau. ở
mỗi lần nguyên phân của hợp tử , nhận thấy giai đoạn chuẩn bị kéo dài 3 phút; Mỗi kỳ
còn lại có thời gian bằng nhau là 1,5 phút.
Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử đó từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần
phân bào đầu tiên.
a/ Tính thời gian của một chu kỳ nguyên phân?
b/ Mô tả trạng thái biến đổi của NST ở phút theo dõi thứ 22, thứ 23, thứ 25 và phút
thứ 27?
Giải
a. Thời gian 1 chu kỳ nguyên phân:
Quá trình nguyên phân gồm 1 giai đoạn chuẩn bị (kỳ trung gian) và 4 kỳ chính
thức là (kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối). Thời gian của 1 chu kỳ nguyên phân là:
3 + (1,5x4) = 9 phút
b. Trạng thái biến đổi của NST:
*) Ở phút thứ 22.
Ta có: 22 = (9x2) + 4
Vậy ở phút thứ 22, hợp tử đã qua 2 lần nguyên phân và đang ở phút thứ 4, tức ở kỳ
trước của lần nguyên phân thứ ba. Lúc này, NST rút ngắn và có hiện tượng nhân đôi. Mỗi
NST tách đôi tạo 2 crômatít giống nhau, dính nhau ở tâm động gọi là NST kép.
*) Ở phút thứ 23.

12



Ta có: 23 = (9x2) + 5
Phút 23, hợp tử đã qua 2 lần nguyên phân và đang ở phút thứ 5, tức ở kỳ giữa của
lần nguyên phân thứ ba. Lúc này, các NST kép rút ngắn tối đa, có dạng đặc trưng và
chuyển về xếp dàn đều trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
*) Ở phút thứ 25.
Ta có: 25 = (9x2) + 7
Phút 25, hợp tử đã qua 2 lần nguyên phân và đang ở phút thứ 7, tức kỳ sau của
nguyên phân thứ ba. Lúc này, tâm động tách ra, mỗi NST kép hình thành 2 NST đơn
phân ly về 2 cực của tế bào.
*) Ở phút thứ 27.
Ta có: 27 = (9x3)
Phút 27, hợp tử kết thúc lần nguyên phân thứ ba. Lúc này tế bào mẹ tách thành 2
tế bào con, NST duỗi ra tạo trở lại sợi nhiễm sắc.
Bài 2. Một hợp tử của loài có 2n = 24, hợp tử đó bước vào nguyên phân. Biết rằng
mỗi chu kì nguyên phân diễn ra trong 12 giờ, trong đó thời gian ở kì trung gian nhiều hơn
các kì còn lại là 10 giờ. Trong nguyên phân thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau,
kì cuối tương ứng với tỷ lệ 3:2,5:2,5:2
a/ Xác định thời gian các kì của nguyên phân.
b/ Xác định số tế bào mới tạo ra và số nhiễm sắc thể cùng với trạng thái của chúng
khi ở các thời điểm 35 giờ; 47 giờ 50 phút.
c/ Tính số tế bào mới được tạo thành qua nguyên phân. Biết rằng môi trường tế
bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với 512 NST đơn.
Giải
a. Thời gian các kì của nguyên phân:
Gọi thời gian của kì trung gian là x. Từ đó thời gian của 4 kì còn lại là x – 10.
Theo bài ta có phương trình:
x + (x – 10) = 12 => x = 11
Vậy kì trung gian diễn ra trong 11 giờ, còn sự phân bào (4 kì còn lại) diễn ra trong
1 giờ.

Thời gian diễn ra ở từng kì trong nguyên phân là:
- Kì đầu = 1.60 phút/10 x 3 = 18 phút
- Kì giữa = kì sau = 1.60 phút/10 x 2,5 = 15 phút
- Kì cuối = 1.60 phút/10 x 2 = 12 phút
b. Số tế bào mới tạo ra và số nhiễm sắc thể cùng với trạng thái của chúng khi ở
các thời điểm 35 giờ; 47 giờ 50 phút.
- Tại thời điểm 35 giờ.
Ta thấy 35 giờ = (12 giờ x 2) + 11 giờ.

13


Vậy hợp tử đã nguyên phân được 2 lần và tạo được 2 2 = 4 tế bào; 4 tế bào này vừa
kết thúc kì trung gian do vậy NST đã được nhân đôi. Do đó số NST kép trong 4 tế bào là:
24 NST kép x 4 = 96 NST kép.
- Tại thời điểm 47 giờ 50 phút.
Ta thấy 47 giờ 50 phút = (12 giờ x 3) + 11 giờ 50 phút
Vậy hợp tử đã nguyên phân được 3 lần và tạo ra được 2 3 = 8 tế bào con. Mỗi tế
bào mới này đã tồn tại được 11 giờ 50 phút, tức là mới chuyển sang kì cuối. Do vậy NST
ở trạng thái đơn và đang ở 2 cực tế bào.
 Số NST đơn trong 8 tế bào con là: 48 NST đơn x 8 = 384 NST.
c. Áp dụng công thức tính số NST đơn môi trường cung cấp = (2k – 1) x 2n
(2k – 1) x 2n = 1512 NST đơn
(2k – 1) x 24 = 1512

2k = 64
Vậy số tế bào con mới tạo ra là 64 tế bào.
4.1.4/ Bài tập nâng cao.
Bài 1: Có 4 TB sinh dưỡng A, B, C, D của 1 loài đều phân bào nguyên nhiễm, tạo ra tổng
cộng 60 TB con. Số đợt phân bào của các tế bào lần lượt hơn nhau 1 đợt.

a/ Tính số lần phân bào cảu mỗi TB sinh dưỡng A, B, C, D.
b/ Tính số TB con được tạo ra từ mỗi TB.
Giải
a. Số lần phân bào của mỗi TB sinh dưỡng A, B, C, D.
- Gọi kA, kB, kC, kD lần lượt là số lần phân bào của các Tb A, B, C, D.
-Ta có: Số TB con được tạo ra từu mỗi TB là:
+ Tế bào A: 2kA
+ Tế bào B: 2kB
+ Tế bào C: 2kC
+ Tế bào D: 2kD
Theo bài ta có: 2kA + 2kB + 2kC + 2kD = 60 (1)
- Mặt khác, theo bài số đợt phân bào của các TB: A, B, C, D lần lượt hơn nhau 1
lượt nên ta có:
KB = kA+1; kC=kA+2; kD=kA+3.
- Thay các giá trị trên vào phương trình (1), ta có:
2kA + 2kA+1 + 2kA+2 + 2kA+3 = 60
15.2kA = 60
2kA = 4 = 22
=> kA = 2.
Vậy: Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D lần lượt là:
+ Tế bào A: kA = 2
+ Tế bào B: kB = 2 + 1 =3
+ Tế bào C: kC = 2 + 2 =4

14


+ Tế bào D: kD = 2 + 3 = 5
b. Số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào.
- Tế bào A: 2kA = 22 = 4

- Tế bào B: 2kB = 23 = 8
- Tế bào A: 2kC = 24 = 16
- Tế bào A: 2D = 25 = 32.
Bài 2: ở đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tính số TB con được tạo ra từ 1 TB và số lần
nguyên phân của TB đó trong các trường hợp sau:
- TH1: Môi trường TB cung cấp 434 NST đơn mới tương đương.
- TH2: Môi trường TB cung cấp 868 NST đơn mới hoàn toàn.
- TH3: Số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân là 255.
Giải
- Số tế bào con được tạo ra và số lần nguyên phân.
*) TH1:
Ta có: 2n(2k-1) = 434
2k-1 = 434/2n
2k = 434/2n + 1 = 434/14 + 1 = 32
Vậy:
+ Số tế bào con được tạo ra: 32
+ Số lần nguyên phân
: 2k = 32 = 25 => k = 5
*) TH2.
Ta có: 2n(2k - 2) = 868
2k – 2 = 868/2n
2k = 868/2n + 2 = 868/14 + 2 = 64
Vậy:
+ Số tế bào con được tạo ra: 64
+ Số lần nguyên phân: 2k = 64 = 26 => k = 6
*) TH3.
Ta có:
(2k – 1) = 255
2k = 255 + 1 = 256
Vậy:

+ Số tế bào con được tạo ra: 256
+ Số lần nguyên phân: 2k = 256 = 28 => k = 8
4.1.5/ Bài tập tự luyện.
Bài 1 : Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân
sáu đợt liên tiếp. Xác định :
1. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi
trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng.
2. Số tế bào con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình
nguyên phân nói trên.
3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt

15


nguyên phân cuối cùng.
Bài 2 ;
Có ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân với số lần không bằng nhau:
- Hợp tử I đã nhận của môi trường 280 crômatit.
- Hợp tử II đã tạo ra các tế bào con chứa 640 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân
đôi.
- Hợp tử III tạo ra các tế bào con chứa 1200 nhiễm sắc thể đon mới hoàn toàn.
Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài;
2. Số tế bào con và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử;
3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử.

16



4.2/ PHÂN BÀO GIẢM PHÂN VÀ SỰ THỤ TINH
4.2.1/ Lí thuyết cơ bản.
*)Khái niệm: Là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành
4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
*) Cơ chế.
Gồm 2 lần phân chi liên tiếp.
- Lần 1: Xẩy ra hiện tượng giảm phân.
+ Sơ đồ:
1 TB mẹ 2n (đơn)
1 tế bào 2n (kép)
2 tế bào con n (kép).
- Lần 2: Xẩy ra hiện tượng nguyên phân.
+ Sơ đồ:
2 tế bào con n (kép)
4 tế bào con n (đơn)
- Cụ thể là:
a. Kỳ trung gian:

- NST ở dạng sợi mảnh

17


- Cuối kỳ NST nhân đôi thành NST kép đính nhau ở tâm động
b. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Các kỳ
1. Kỳ đầu

2. Kỳ giữa


3. Kỳ sau

4. Kỳ cuối

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ
Lần phân bào I
Lần phân bào II
- Các NST xoắn, co ngắn
- NST co lại cho thấy số
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp lượng NST kép trong bộ
hợp và có thể bắt chéo sau đó tách rời nhau. đơn bội.
- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp NST kép thành 1 hàng ở
song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích mặt phẳng xích đạo ở thoi
đạo ở thoi phân bào.
phân bào.
-Các cặp NST tương đồng phân li độc lập - Từng NST kép chẻ dọc ở
với nhau về hai cực của tế bào.
tâm động thành NST đơn
phân li về 2 cực của tế bào
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới - Các NST đơn nằm gọn
được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép) trong nhân mới được tạo
thành với số lượng là đơn
bội.

4.2.2/ Các công thức cơ bản.
4.2.2.1. Tính số giao tử hình thành và số hợp tử tạo ra.
*) Tạo giao tử (Kiểu NST giới tính: đực XY; cái XX)
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh) qua giảm phân cho 4
tinh trùng và gồm 2 loại X và Y có tỉ lệ bằng nhau.
Số tinh trùng hình thành = Số tế bào sinh tinh x 4

Số tinh trùng X hình thành = Số tế bào Y hình thành.
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh trứng) qua giảm phân
chỉ cho 1 tế bào trứng gồm 1 loại X, 3 tế bào kia là thể định hướng (về sau bị tiêu biến).
Số trứng hình thành = Số tế bào trứng x 1
Số thể định hướng = Số tế bào sinh trứng x 3
*) Tạo hợp tử
- Một tinh trùng loại X kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XX, còn tinh trùng
loại Y kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XY
Tinh trùng X x Trứng X à Hợp tử XX (cái)
Tinh trùng Y x Trứng X à Hợp tử XY (đực)
- Mỗi tế bào trứng chỉ kết hợp với một tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
Số hợp tử tạo thành = Số tinh trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh
*) Tỉ lệ thụ tinh (hiệu suất thụ tinh):
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh : Tổng số tinh trùng
hình thành.
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh : Tổng số trứng hình thành

18


4.2.2.2. Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST.
*) Sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân.
a. Ở phân bào I:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 tế bào,
có khả năng tổng hợp tự do với các NST kép của các cặp khác theo nhiều kiểu.
- Nếu có trao đổi đoạn trong cặp NST thì chỉ thay đổi dạng trong số kiểu đó,
chứ không làm tăng số kiểu tổ hợp.
Số kiểu tổ hợp : 2n (n số cặp NST tương đồng)
Các dạng tổ hợp: dùng sơ dồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
b. Ở phân bào II:

- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST đơn trong NST kép phân li về 1 giao tử và có
khả năng tổ hợp tự do với các NST đơn của những cặp khác tạo thành nhiều kiểu tổ hợp,
do đó phát sinh nhiều loại giao tử.
- Nếu có trao đổi đọan xảy ra tại 1 điểm trong cặp NST thì cứ mỗi cặp có trao
đổi đoạn sẽ làm số loại giao tử tăng gấp đôi.
Số kiểu giao tử : 2n + m (m: số cặp NST có trao đổi đoạn)
Dạng tổ hợp : dùng sơ đồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
4.2.3/ Các dạng bài tập.
*) Dạng 1: Xác định kí hiệu của bộ nhiễm sắc thể.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Xác định bộ NST 2n
+ Bước 2: Xác định các thời điểm, các kì của quá trình giảm phân.
+ Bước 3: Xác định kí hiệu của bộ nhiễm sắc thể ở từng kì khác nhau.
- Bài tập cơ bản:
Bài 1: Một TB sinh dục chín của một loài sinh vật giảm phân bình thường. Xét 2 cặp
NST đồng dạng kí hiệu là: AaBb.
Hãy xác định kí hiệu của 2 cặp NST trên tại các thời điểm: kì đầu 1, kì giữa 1, kì
sau 1, kì cuối 1, kì đầu 2, kì giữa 2, kì sau 2, kì cuối 2.
Giải
Kí hiệu của 2 cặp NST đồng dạng AaBb tại từng thời điểm:
- Kì đầu 1: NST đơn tự nhân đôI tạo thành NST kép.
Kí hiệu: AAaaBBbb
- Kì giữa 1: NST vẫn ở trạng thái kép.
Kí hiệu: AAaaBBbb
- Kì sau 1: NST kép phân li độc lập về 2 cực tế bào theo mọi cách có thể có:
Kí hiệu: AA
BB => AABB
bb => AAbb
aa
BB => aaBB

bb => aabb
Vậy: có 2 khả năng xẩy ra:

19


+ AABB và aabb
+ AAbb và aaBB
- Kì cuối 1: Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép.
Kí hiệu: AABB và aabb
Hoặc: AAbb và aaBB
- Kì đầu 2: Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép.
Kí hiệu: AABB và aabb
Hoặc: AAbb và aaBB
- Kì giữa 2: NST vẫn ở trạng thái kép và xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo:
Kí hiệu: AABB và aabb
Hoặc: AAbb và aaBB
- Kì sau 2: Mỗi NST kép tách ra thành 2 NST đơn:
Kí hiệu:
AB
AABB
AB
AB và ab
ab
aabb
ab
Hoặc
Ab
AAbb
Ab

Ab và ab
aB
aaBB
aB
- Kì cuối 2: Các NST đơn tổ hợp lại thành bộ NST n (đơn) trong mỗi tế bào con.
Kí hiệu: AB và ab
Hoặc : Ab và aB
Bài 2: Một TB sinh dục chín của ruồi giấm đực có kí hiệu bộ NST là: AaBaDdX
- Ở kì giữa 1, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép và xếp thành 2 hàng. Kí
hiệu của bộ NST ở ruồi giấm đực là: AAaaBBbbDDddXXYY. Hãy xác định kí hiệu có
thể có của bộ NST tại kì giữa 1 theo các cách sắp xếp khác nhau:
Giải
- Ở kì giữa 1, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép và xếp thành 2 hàng. Kí
hiệu của bộ NST ở ruồi giấm đực là: AAaaBBbbDDddXXYY.
- Số cách sắp xếp có thể có:

20


2n-1 = 24-1 = 23 = 8.
- Kí hiệu theo từng cách:
AABBDDXX
+ Cách 1: aabbddYY
+ Cách 2:

AABBDDYY
aabbddXX

+ Cách 3:


AABBddXX
aabbDDYY
AABBddYY

+ Cách 4: aabbDDXX

AAbbDDXX
aaBBddYY
AAbbDDYY
+ Cách 6:
aaBBddXX
AAbbddXX
+ Cách 7:
aaBBDDYY
AAbbddYY
+ Cách 8:
aaBBDDXX

+ Cách 5:

*) Dạng 2: Tính số lượng giao tử được tạo ra.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Xác định bộ NST 2n
+ Bước 2: Xác định số tế bào tham giảm phân phân và số hợp tửu được hình
thành.
+ Bước 3: Tính số lượng giao tử đực hay giao tủ cái.
- Bài tập cơ bản:
Bài 1: Trong tinh hoàn của thỏ đực xét 100 TB sinh dục đực, trong buồng trứng
của thỏ cái xét 100 tế bào sinh dục cái. Các TB nói trên ở thời kì chín đều phân bào giảm
phân để tạo ra các giao tử đực và các giao tử cái. Hãy xác định:

a. Số tinh trùng được tạo ra?
b. Số TBH trứng được tạo ra?
c. Số thể định hướng được tạo ra?
Giải
a/ Số tinh trùng được tạo ra.
1 TB sinh dục đực chín giảm phân cho 4 tinh trùng.
=> 100 TB sinh dục đực chín giảm phân cho:
4.100 = 400 (tinh trùng)
b/ Số TB trứng được tạo ra:
1 TB sinh dục cái chín giảm phân cho 1 TB trứng.
=> 100 TB sinh dục cái chín giảm phân cho:
1.100 = 100 (TB trứng)
c/ Số thể định hướng được tạo ra.
1 TB sinh dục cái chín giảm phân cho 3 thể định hướng.

21


=> 100 TB sinh dục cái chín giảm phân cho:
3.100 = 300 (thể định hướng)
Bài 2: Một TB sinh dục đực và 1 TB sinh dục cái của 1 loài đều nguyên phân với
số lần bằng nhau. Các TB con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 160
giao tử đực và cái.
a. Xác định số tinh trùng, số trứng và số thể định hướng.
b. Tính số TB sinh tinh và số TB sinh trứng.
Giải
a/ Số tinh trùng, số TB trứng, số thể định hướng.
- Vì số lần nguyên phân của 2 TB sinh dục đực và cái đều bằng nhau nên số TB
con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của mỗi TB phải bằng nhau.
- Mặt khác: 1 TB sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 TB sinh trứng giảm phân

cho 1 TB trứng và 3 thể định hướng nên ta có tỉ lệ giữa số tinh trùng và số TB trứng là:
4:1.
- Vậy:
+ Số lượng tinh trùng là: 4/5.160 = 128
+ Số lượng TB trứng là: 1/5.160 = 32
+ Số lượng thể định hướng là: 32.3 = 96
b/ Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng:
- Số TB sinh tinh: 128/4 = 32
- Số TB sinh trứng: 32.
*) Dạng 3: Tính hiệu suất thụ tinh và số hợp tử được hình thành.
- Phương pháp:
+ Bước 1: Xác định bộ NST 2n
+ Bước 2: Xác định số tinh trùng hay số tế bào trứng tham gia thụ tinh và số hợp
tử được tạo thành.
+ Bước 3: Tính hiệu suất thụ tinh.
- Bài tập cơ bản:
Bài 1: ở 1 loài động vật, xét 1 nhóm TB sinh dực đực và cái giảm phân, tạo được
tổng cộng 320 giao tử đực và cái. Tỉ lệ giữa giao tử đực:giao tử cái = 4:1.
Số lượng NST đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 3648.
Sự thụ tinh giữa các giao tử đực và cái tạo ra số hợp tử có 304 NST đơn.
a. Tính số hợp tử được tạo ra.
b. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái.
Giải
a/ Số hợp tử được tạo ra:
- Số giao tử mỗi loại:
+ Giao tử đực: 4/5.320 = 256
+ Giao tử cái: 1/5.320 = 64
- Giao tử có bộ NST đơn bội n.
Ta có:
256n – 64n = 3648.


22


192 n = 3648
n= 3648/192 = 19
=> Bộ NST 2n = 38.
Hợp tử là TB có bộ NST 2n.
Vậy: Số hợp tử được hình thành là: 304/38 = 8.
b/ Hiệu suất thụ tinh của giao tử.
- Vì số hợp tử là 8 => Số giao tử đực được thụ tinh = số giao tử cái được thụ tinh =
8.
Vậy hiệu suất thụ tinh của mỗi loại giao tử là:
8
.100% = 3,125%
+ Giao tử đực:
256
8
+ Giao tử cái: .100% = 12,5%
64

Bài 2: Vịt nhà có bộ NSt 2n = 80. Tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh là 4000.
Trong đó số tinh được thụ tinh chứa 16.10 3 NST đơn. Số trứng tham gia vào quá trình thụ
tinh chứa 32.103 NST đơn.
a. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
b. Tính số hợp tử được hình thành.
c. Tính hiệu suất thụ tinh của trứng.
Giải.
a/ Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
- Số NST đơn trong 1 tinh trùng hay trong 1 TB trứng là:

n=

80
= 40
2

- Số tinh trùng được thụ tinh:
16.10 3
= 400
40

- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là:
400
.100% = 10%
4000

b/ Số hợp tử được hình thành:
- Số hợp tử được hình thành luôn bằng với số tinh trùng được thụ tinh.
- Vậy số hợp tử là: 400
c/ Hiệu suất thụ tinh của trứng:
- Số trứng tham gia vào quá trình thụ tinh:
32.10 3
= 800
40

- Số trứng được thụ tinh bằng với số tinh trùng được thụ tinh: 400
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là:

400
.100% = 50%

800

23


4.2.4/ Bài tập nâng cao
Bài 1: Trong một lò ấp trứng người ta thu được 4000 con gà con.
a/ Xác định số tế bào sinh tinh và sinh trứng đủ để tạo ra đàn gà con nói trên. Biết
rằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trừng là 100%.
b/ Tính số tế bào trứng mang NST giới tính X và số TB trứng mang số NST giới
tính Y được thụ tinh. Biết trong đàn gà nói trên, gà mái chiếm tỉ lệ 60%.
Giải
a. Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng.
- Số tinh trùng được thụ tinh: 4000
- Số trứng được thụ tinh: 4000
- Số tinh trùng tham gia thụ tinh:
4000.100
= 8000
50

Vậy:
+ Số tế bào sinh tinh là:

8000
= 2000
4

+ Số tế bào sinh trứng là: 4000
b. Số tế bào trứng được thụ tinh loại X và loại Y:
- Gà mái có cặp NST giới tính là XY.

- Số lượng gà mái trong đàn gà con:
60%.4000 = 2400
=> 2400 gà mái XY được hình thành từ 2400 tế bào trứng loại Y.
- Số lượng gà trống trong đàn gà con.
4000 – 2400 = 1600
=> 1600 được hình thành từ 1600 tế bào trứng loại X.
Bài 2: Một gà mái đẻ 1 số trứng, khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở
thành gà con có 936 NST đơn. Số trứng còn lại nếu được thụ tinh nhưng không nở thành
gà con. Số tinh trùng sinh ra phục vụ cho gà giao phối có 624.10 3 NST đơn và số tinh
trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 1/1000 so với tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh.
a/ Xác định số trứng được thụ tinh.
b. Các trứng gà không nở thành àg con co tổng số NST là bao nhiêu?
c/ Tính số lượng NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp cho quá
trình giảm phân tạo đủ số tinh trùng thoả mãn cho quá trình thụ tinh.
Giải
a. Số trứng được thụ tinh.
- Có 12 gà con được tạo ra từ 12 hợp tử (hay còn gọi là trứng được thụ tinh). Mỗi
hợp tử đều có bộ NST 2n.
936
Ta có: 2n = 12 = 78
- Mỗi tinh trùng đều có bộ NST n.

24


Ta có:

n=

78

= 39
2

- Tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh:
- Số tinh trùng được thụ tinh:

624.103
= 16.103
39

1
.16.103 = 16
1000

- Vì mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo ra 1 hợp tử. Do đó số hợp tử hay số
trứng được thụ tinh là 16.
b. Tổng số NST của các loại trứng không nở.
- Số trứng được thụ tinh nhưng không nở thành gà con:
16 – 12 = 4
- Tổng số NST trong các trứng không nở:
4.2n = 4.78 = 312
c. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp.
- Mỗi TB sinh tinh giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
- Số tế bào sinh tinh tham gia giảm phân:

16.103
= 4.103
4

- Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân cần số NST là 2n = 78.

Vậy: Tổng số đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp là:
2n.4.103 = 78.4.103 = 312.103
4.2.5/ Bài tập tự luyện
Bài 1 : Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt: ở đợt nguyên phân cuối cùng, các tế
bào đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 32 NST đơn.
1. Xác định tên của loài trên
2. Tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của loài trên giảm phân bình
thường, không có trao đổi chéo.
Hãy xác định :
a. Số loại giao tử chứa ba NST có nguồn gốc từ "bố". Tỉ lệ của loại giao tử
trên.
b. Số loại hợp tử chứa hai NST có nguồn gốc từ "ông nội". Tỉ lệ của loại giao
tử trên
c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ
của loại hợp tử này.
d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba
nhiễm sác thể có nguồn gốc gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử này.
Bài 2 :
Chuột có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40.
Quan sát hai nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con
chuột đực, người ta nhận thấy:
- Nhóm I có 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của các thoi vô

25


×