Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................5
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................9
6. Giả thuyết khoa học...........................................................................................9
7. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................9
8. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG....11
BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4...................11
1.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí lớp
4...........................................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm “Bản đồ tư duy”.......................................................................11
1.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học.....................................................12
1.1.2.1. Nhu cầu, hứng thú, động cơ họctập.......................................................12
1.1.2.2. Đặc điểm của quá trình nhậnthức...........................................................13
1.1.3. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh Tiểu học......15
1.1.4. Đặc điểm cấu trúc của bản đồ tư duy........................................................19
1.1.5. Tiến trình xây dựng bản đồ tư duy............................................................20
1.1.6. Một số lưu ý khi vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 4.............22
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí
lớp 4.....................................................................................................................24
1.2.1. Nội dung chương trình địa lý lớp 4...........................................................24
1.2.2. Thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở Tiểu học........25



CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ
.............................................................................................................................30
CHO HỌC SINH LỚP 4.....................................................................................30
2.1. Quy trình vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý lớp 4
.............................................................................................................................30
2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình...........................................................30
2.1.2. Các nguyên tắc sử dụng.............................................................................30
2.1.3. Quy trình sử dụng......................................................................................31
2.2. Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong phân môn Địa lí lớp 4.............32
2.2.1. Vận dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ..........................................32
2.2.2. Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy bài mới...............................................33
2.2.3. Vận dụng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức.....................................35
2.3. Giới thiệu một số bài vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong chương
trình địa lí lớp 4...................................................................................................36
2.4. Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học địa lý lớp 42.4.1. Đọc hiểu
Bản đồ..................................................................................................................53
2.5. Các hình thức thiết kế Bản đồ tư duy...........................................................56
2.5.1. Thiết kế bản đồ tư duy bằng tay................................................................56
2.5.2. Ứng dụng phần mềm iMind Map trong thiết kế Bản đồ tư duy...............57
2.5.2.1. Khởi động phần mềm.............................................................................57
2.5.2.2. Tạo 1 bản đồ mới....................................................................................57
2.5.2.3. Xuất ra bản đồ dạng hình ảnh.................................................................58
2.5.4. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng phần mềm iMind Map khi tạo bản đồ tư
duy.......................................................................................................................59
CHƯƠNG 3.........................................................................................................61
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................................61
3.1. Mục đích thựcnghiệm..................................................................................61
3.2. Nguyên tắc tiến hành thựcnghiệm...............................................................61
3.3. Đối tượng thựcnghiệm..................................................................................61
3.4. Tổ chức thực nghiệm....................................................................................61



3.5. Nội dung thựcnghiệm...................................................................................62
3.6. Kết quả thựcnghiệm.....................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71
PHỤ LỤC............................................................................................................72


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lí
cho học sinh lớp 4” đề cập đến một số vấn đề về sử dụng “Bản đồ tư duy” trong
quá trình dạy học Địa lí ở các trường tiểu học mà đa số giáo viên còn gặp nhiều
khó khăn trong khi thực hiện. Với mong muốn tháo gỡ một phần nào khó khăn
trên, đem lại hứng thú cho các em học sinh và nâng cao chất lượng dạy học môn
Địa lí ở tiểu học trong thời gian tới, tôi đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu phân
tích thực trạng vận dụng “Bản đồ tư duy” ở một số trường tiểu học với tinh thần
tích cực tiếp thu, tham khảo trao đổi ý kiến với các thầy, cô giáo có kinh nghiệm
trong nghề, thu thập xử lí các tài liệu, các nguồn thông tin liên quan từ đó xây
dựng và thử nghiệm hệ thống nguyên tắc, quytrình sử dụng “Bản đồ tư duy”
trong dạyhọc địa lí ở tiểu học để đưa ra đề tàinày.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo và có hiệu quả của các thầy, cô giáo
trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Quảng Bình. Với tấm
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S
Vương Kim Thành người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, cùng thầy, cô giáo trong
khoa; cám ơn giáo viên và các em học sinh trường Tiểu học Đồng Mỹđã hỗ trợ
nhiệt tình trong quá trình thực nghiệm.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bám
sát thực tiễn để đề tài có tính khả thi cao nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn,

kinh nghiệm chưa nhiềunên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiệnhơn.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
GD

Nghĩa
: Giáo dục

2

GV

: Giáo viên

3

HS

: Học sinh

4


GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

5

NXB

: Nhà xuất bản

6

ThS

: Thạc sỹ

7

TS

: Tiến sĩ

8

TW

: Trung ương

9


TP

: Thành phố

10
11
12

ĐB
BĐTD
SCL

: Đồng bằng
: Bản đồ tư duy
: Sông Cửu Long


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước chúng ta đang trong quá trình đổi mới kinh tế xã hội,
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đặc biệt
là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Hòa chung trong không khí đổi mới đó,
ngành giáo dục cũng đã và đang có sự đổi mới đáng kể, đại hội Đảng lần thứ XII
đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn
đấu trong những năm tới tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu

quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực.
Địa lí là khoa học chú trọng đến nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ
giữa các thành phần, các hiện tượng cũng như các mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên. Trong trường Tiểu học, Địa lí là phân môn của môn Lịch sử và Địa
lí, có mục tiêu cung cấp cho học sinh các biểu tượng địa lí, bước đầu hình thành
một số khái niệm, xây dựng một số quan hệ địa lí đơn giản và rèn luyện các kỹ
năng địa lí như: kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, so sánh, phân tích
các mối quan hệ địa lí đơn giản. Do đặc điểm kiến thức của từng bài, từng
chương có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, nên việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp
các em nắm tri thức một cách hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy
mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt
các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ
thực tế
cuộc sống.
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy giáo viên đã nhận thức được sự
cần thiết phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức cải tiến phương
pháp dạy học. Tuy nhiên việc dạy và học các môn học nói chung và Địa lí nói
riêng vẫn chưa vượt qua quỹ đạo cũ. Đó là phương pháp dạy học theo kiểu
truyền thống, học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động mà kiến thức trong
chương trình Địa lí 4 đã được đưa vào dạy học với nhiều phương pháp khác như
phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời… Trong khi đó phương pháp
“bản đồ tư duy” là một công cụ có ưu thế để “mô hình hóa” các mối quan hệ,
6


hệ thống các đối tượng Địa lí lại hầu như không được sử dụng. Một số giáo viên
khi sử dụng cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thiết kế và hướng dẫn học
sinh khai thác tri thức.Vì vậy nếu giáo viên giúp các em biết sử dụng bản đồ tư
duy cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao

hiệu quả học tập.
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng bản đồ
tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bản đồ tư duy được mệnh danh là “Công cụ vạn năng cho bộ não” là
phương pháp ghi chú để sáng tạo. Phương pháp này được phát triển vào cuối
thập niên 60 của thế kỉ XX, bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1942 tại Luân Đôn).
Bản đồ tư duy được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân
năm 1947 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên “Sử dụng trí tuệ của bạn”
(Use Your Head). Trong các cuốn sách này Tony Buzan còn chỉ ra bí quyết học
giỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung. Bản
đồ tư duy là một công cụ tư duy nền tảng, nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết
hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc
hoạt
động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của
bộ não. Theo Tony Buzan thì “ Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ”.
Adam Khoo là một triệu phú giàu nhất Singapore, từ một học sinh cá biệt,
có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện và
thành công vang dội khắp châu Á nhờ sử dụng thành công Bản đồ tư duy. Trong
cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” Adam Khoo đã dạy cách sử dụng bản đồ
tư duy trong học tập để đạt hiệu quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ của
học sinh.Jean-Luc Deleadriere với cuốn “Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy” đã
hướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong công việc, quản lí công việc
hàng ngày, ghi chú hiệu quả, lập sơ đồ tư duy bằng máy tính.Như vậy, ta thấy
được hiệu quả của Bản đồ tư duy trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc
biệt là trong giáo dục bản đồ tư duy đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và cả thầy cô giáo.
Ở Việt Nam, bản đồ tư duy chỉ mới được biết đến trong những năm
gần đây.Việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập và cuộc sống ở Việt Nam còn
rất hạn chế, chưa được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt việc vận dụng bản đồ tư duy

vào trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng còn quá ít.
7


Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “đọc – chép”, thói quen “ học vẹt”
của học sinh thì việc sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp
dạy học tích cực đã đem lại nhiều hiêu quả và lợi ích thiết thực.
TS. Trần Đình Châu cùng với TS.Đặng Thị Thu Thủy là hai tác giả đầu
tiên phổ biến “Bản đồ tư duy” tới hệ thống các trường phổ thông ở Việt
Nam.Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa chuyên đề phương
pháp
dạy học bằng bản đồ tư duy thành một trong năm chuyên đề tập huấn
cho
giáo viên.Tuy nhiên việc đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng “Bản đồ tư
duy” vào dạy học phân môn Địa lí ở Tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúng
mức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Địa lí 4 là phân môn trong môn học Lịch sử và Địa lí 4 nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về vị trí địa lí và hoạt động
sản xuất của các vùng miền ở Việt Nam, trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên trên
thực tế nhiều phụ huynh học sinh thậm chí là giáo viên vẫn cho rằng môn học
này là phụ không nên chuyên tâm để ý đến, môn Lịch sử và Địa lí nói chung
cũng như phân môn Địa lí nói riêng nên thường bị cắt giảm thời lượng để giành
cho các môn học chính như Toán, Tiếng Việt. Chính vì vậy khi dạy học GV
thường không sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, chưa gây hứng thú
học tập cho các em.
Vì vậy thực hiện khóa luận này tôi đề xuất một số phương pháp thiết kế
bản đồ tư duy và vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học một số bài trong

phân môn địa lí cho học sinh lớp 4 nhằm kích thích khả năng tư duy, sáng tạo,
gây hứng thú học tập, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
 Tìm hiểu về vấn đề thiết kế và vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học
phần Địa lí cho học sinh lớp 4
Đề xuất một số bài có sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí 4
hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8




4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung Địa lí 4 đề cập đến 3 vấn đề chính: Thiên nhiên và hoạt động
sản xuất của con người ở miền núi và trung du; Thiên nhiên và hoạt động sản
xuất của con người ở miền đồng bằng; Vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên trong thời gian hạn hẹp cũng như để nghiên cứu nội dung được
cụ thể hơn nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về phần “Thiên nhiên và hoạt
động sản xuất của con người ở miền đồng bằng”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, kế thừa và phát huy lí luận đề
tài đi trước. Việc nghiên cứu cơ sở lí luận giúp tôi có căn cứ để thiết kế và vận
dụng bản đồ tư duy phù hợp với từng bài học trong chương trình địa lí 4

 Phương pháp điều tra, khảo sát
Về các trường tiểu học điều tra, khảo sát thực tế việc sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học địa lí. Thu thập các thông tin, các số liệu thống kê và các
vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.Tham khảo ý kiến giáo viên và
các chuyên viên tiểu học về hướng nghiên cứu của đề tài. Tiến hành thực
nghiệm để xem xét hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng bản đồ tư duy địa lí
ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực.
 Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn của
mục đích đã đề ra, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng bản đồ
tư duy vào dạy học trong chương trình Địa lí lớp 4.
 Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lí các kết quả thu được
qua điều tra và thực nghiệm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học phân môn Địa lí 4 sẽ phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất
lượng dạy học.
7. Đóng góp mới của đề tài
9


Góp phần cụ thể hóa hệ thống cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ
tư duy vào dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4 ở tiểu học theo hướng dạy học tích
cực, góp phần đánh giá thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học đia lí ở
tiểu học.
Giới thiệu phần mềm thiết kế bản đồ tư duy iMind Map, đưa ra cách thức
và quy trình sử dụng bản đồ tư duy dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học
tích cực. Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên sư phạm để vận dụng
vào dạy học Địa lí hiệu quả.

8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo. Đề tài
bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vào
dạy học phân môn Địa lí lớp 4
Chương 2: Vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4
1.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí
lớp 4
1.1.1. Khái niệm “Bản đồ tư duy”
“Bản đồ tư duy” (BĐTD) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và
hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.Ở giữa BĐTD là một ý tưởng hay
hình ảnh trung tâm,ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng
các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm.
Trong cuốn “Sử dụng trí tuệ của bạn” do Lê Huy Lâm dịch đã định nghĩa:
“Bản đồ tư duy (mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng
ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay
phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh”.Khác với máy
tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn có khả năng tạo sự
liên kết giữa các dữ liệu với nhau.Phương pháp này khai thác cả hai khả năng
này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép bằng cách dùng “Bản đồ tư

duy” tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối
tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ
liệu được ghi nhớ, hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, “Bản đồ tư duy” biểu thị toàn
bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều.Nó chỉ ra dạng
thức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm có liên quan và
cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bản đồ tư duy hay còn gọi
là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích
cực nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng. Đặc biệt BĐTD là một sơ đồ
rất mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm
hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh,
các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể

11


hiện” nó theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng
lực sáng tạo của mỗi người.
1.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
1.1.2.1. Nhu cầu, hứng thú, động cơ họctập
Về hứng thú học tập của học sinh tiểu học, các nhà tâm lí học cho rằng: "Ở
tiểu học phần lớn học sinh chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học. Việc
các em tiểu học thích môn nào, bài nào là phụ thuộc vào khả năng sư phạm của
giáo viên". Các nhà nghiên cứu còn cho thấy: "Động cơ học tập không sẵn có,
cũng không thể áp đặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần trong quá trình học
sinh ngày càng đi sâu vào chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn của
giáo viên".
Như vậy, muốn công tác giáo dục đạt kết quả thì việc gây hứng thú, tạo

động cơ cho các em trong từng tiết học, môn học là hết sức cần thiết không thể
thiếu được. K.Đ.U.Sinki đã nói: "Một sự học mà chẳng có hứng thú gì cả chỉ
biết hoạt động bằng sức mạnh cưỡng bức thì giết chết mất lòng ham muốn học
tập của cá nhân". Học sinh tiểu học hứng thú, động cơ liên quan chặt chẽ với
thành tích học tập.Thành tích mang lại niềm vui, sự thỏa mãn.Điều đó, sẽ thúc
đẩy hoạt động học tập của các em đạt hiệu quả caohơn.
Lớp 4 là thời gian mở đầu cho giai đoạn học tập thứ hai. Trên cơ sở “nhịp cầu”
nối giai đoạn 1 với giai đoạn 2 ở lớp 3 thì đầu lớp 4 là một bước tiến phát triển
nhảy vọt trong hoạt động học tập sâu của học sinh. Đồng thời tạo tiền đề cho
học sinh hoàn thành hoạt động học tập cuối chương trình tiểu học ở lớp 5. Hoạt
động học tập ở lớp 4 diễn ra theo sự phát triển tâm lí của các em, phụ thuộc vào
sự giảng dạy của giáo viên đứng lớp nói riêng và sự tác động của giáo dục từ
nhà trường, gia đình và xã hội nói chung. Sự tác động từ giáo dục của nhà
trường, gia đình và xã hội là sự tác động của nội dung, phương pháp và tổ chức
hoạt động giáo dục.Va trong sự tác động đó thì tác động giáo dục từ phía nhà
trường giữ vai trò chủ đạo.
Từ trên, cho thấy trong dạy học địa lí việc tổ chức vận dụng "Bản đồ tư
duy" cho học sinh một cách phù hợp sẽ góp phần kích thích nhu cầu, hình thành
động cơ đúng đắn, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, để làm được điều
đó trước hết cần phải dựa vào đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh.Có dựa
trên cơ sở đó thì mới biết được khả năng nhận thức, mức độ hình thành kĩ năng
tương ứng của các em để giáo viên hướng dẫn, điều khiển các em hình thành kĩ
12


năng tương ứng với năng lực củamình.
1.1.2.2. Đặc điểm của quá trình nhậnthức
Để tổ chức dạy học địa lí có hiệu quả theo đúng tinh thần dạy học tích cực
cần phải xem xét đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh. Trên cơ sở
đó, biết được khả năng nhận thức, mức độ tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

Khi bắt đầu đến trường Tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác
của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết. Nếu
như điểm đặc trưng về tâm lí của học sinh lớp 1, 2 là những bước chuyển từ hoạt
động vui chơi của lứa tuổi mầm non sang hoạt động học tập của học sinh, thì ở
học sinh lớp 4, 5 có những đặc điểm tâm lí mới được hình thành và phát triển
phù hợp với hoạt động học tập ở cuối bậc tiểu học. Hoạt động học tập rất quan
trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em.Hoạt động học tập là hoạt động hoàn
toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực, nhờ đó mà phát triển
tâm lý nhân cách. Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khác
như vui chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển tâm lý của học sinh Tiểu học
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học
phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra
khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan.Tri giác giúp cho trẻ định
hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới.Tri giác còn giúp cho trẻ
điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý.Trong sự phát triển tri giác của học
sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình
thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng
nghe.
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu
học còn còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Sự tập trung
chú ý của trẻ còn thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân
tán trong quá trình học tập. Vào cuối tuổi học sinh tiểu học, các em đã nắm
được kỹ thuật tri giác, phân biệt được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của
sự vật.Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình.Trong sự
chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định
lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn
thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Biết được điều này các nhà
giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ
13



và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu
hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng
dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu
hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên
cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học được chia làm hai giai đoạn:
giai đoạn lớp 1,2, tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Ở giai đoạn lớp 3,
4, 5 phát triển tư duy trực quan hình tượng, học sinh năm được các mối quan hệ
của khái niệm và tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành. Tuy nhiên năng lực tư duy
của trẻ còn bị hạn chế bởi sự ràng buộc với những vật chất cụ thể, thọc sinh gặp
khó khăn trong tư duy trừu tượng.
Tưởngtượng
củahọcsinhtiểu
họcđãpháttriểnphongphúhơnsovớitrẻ
mầmnonnhờcóbộnãopháttriểnvà
vốnkinhnghiệmngàycàngdầydặn.Tuynhiênởlớp2hìnhảnhtưởngtượngcòn
đơngiản,chưabềnvữngvàdễthayđổi.Ởcuốituổi
tiểuhọc,tưởngtượngsángtạo
đãbắtđầuhoànthiện,từnhữnghìnhảnhcũtrẻ
đãtáitạo
ranhữnghìnhảnhmới.
Tưởngtượngsángtạotươngđốipháttriểnởgiaiđoạncuốituổitiểuhọc,trẻ
bắt
đầupháttriểnkhảnănglàmthơ,làmvăn,vẽtranh,....Đặcbiệt,tưởngtượngcủa
cácem
tronggiai đoạnnàybị chi phối mạnhmẽbởi cácxúccảm,tìnhcảm,những
hìnhảnh,sựviệc, hiện tượngđềugắnliềnvớicácrungđộngtìnhcảmcủa cácem. Sự

phát triển của tưởng tượng chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể.
Tưởng tượng của trẻ ở giai đoạn này phát triển theo xu hướng rút gọn và khái
quát hơn. Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa.
Về ghi nhớ: ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Đầu độ
tuổi các em thiên vè ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh ghi nhớ máy móc, học
thuộc lòng các tri thức có trong sách vở.Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ
ngữ và ghi nhớ về hình tượng càng phát triển.Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ
nhiều. Tuy nhiên có những em không nhớ được tài liệu do không hiểu kién thức
hoặc không chú ý học tập. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan –
hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Nắm được điều
này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi
vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ
dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ
14


thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi
nhớ kiến thức.
Từ những đặc điểm trên ta thấy quá trình dạy học phân môn Địa lí có thể
khơi dậy ở trẻ cảm xúc, hứng thú học tập với phương pháp vận dụng bản đồ tư
duy để đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.1.3. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh Tiểu học
1.1.3.1. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học ở Tiểu học
“Bản đồ tư duy” chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng (các nhánh), có thể vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học kiếnthức mới,
củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thứcsaumỗi
chương, mỗi học kì, tóm lược một cuốn sách, …cũng như lập kế hoạch công tác.
“Bản đồ tư duy” là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nólà một
kĩ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù
hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác

tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc
hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc.Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực
nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan thì “một hình ảnh có
giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình
ảnh. Màu sắc mang đến cho “Bản đồ tư duy” những rung động công hưởng,
mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sángtạo”.
Ở vị trí trung tâm, “Bản đồ tư duy” là một hình ảnh hay một từ khoá thể
hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm
toả ra các nhánh chính, ta gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân
nhánh đến các nhánh phụ, gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự
phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với
nhau. Chính sự liên kết này, sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung
tâm một cách đầy đủ và rõràng.
Theo một số kết quả nghiên cứu, “Bản đồ tư duy” giúp thể hiện ra bên
ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động: Khi có một thông tin mới được
đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng ta cần kết nối với các thông tin cũ đã
tồn tại trướcđó.
Việc sử dụng các từ khoá, chữ số, màu sắc và hình ảnh sẽ đem lại một công
cụ lớn vì huy động được cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp
này, sẽ tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não và kết quả là tăng cường trí
15


tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. “Bản đồ tư duy” là một công cụ hữu
ích trong học tập và giảng dạy ở trường phổ thông đặc biệt là học sinh Tiểu học
vì chúng giúp học sinh và giáo viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ
ràng, suy nghĩ, sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của bài học
hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,
đưa ra ý tưởng mới. Do sự kết hớp giữa đường nét, màu sắc, chữ viết và hình
ảnh liên tưởng nên “Bản đồ tư duy” như một “bức tranh hội hoạ - kiến thức”.

Lứatuổihọcsinhtiểuhọclàlứatuổihọcmàchơi,chơimàhọc,tòmò,hiếu động.Sự
hứng thú, khả năng tập trung chú ý của học sinh thường được kích thích bởi
những hình ảnh đẹp mắt - “Bản đồ tư duy” phát huy được thế mạnh đó. Kiểu ghi
chép của “Bản đồ tư duy” thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được tuân
theo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ý
tưởng và không bỏ sót ý tưởng. Việc xây dựng được một hình ảnh thể hiện mối
liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt:
Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…
“Bản đồ tư duy” vừa giúp nhìn được khái quát toàn bộ vấn đề, vừa giúp nhìn
được cái cụ thể trong cái tổng thể đó.
Có thể khái quát lại vai trò của “Bản đồ tư duy” với ba ý chính sau:
a. “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học được phương pháphọc.
Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy
một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường học
bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các
kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó và những
phần sau này. Phần lớn học số sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp
không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ
của mình. Sử dụng thành thạo “Bản đồ tư duy” trong dạy học, học sinh sẽ học
được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư
duy.
b. “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học tập một cách tíchcực
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của
mình. Vì vậy, việc sử dung “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học tập một cách tích
cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
16



Việc học sinh tự vẽ “Bản đồ tư duy” có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng
tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội hoạ, sở thích của học sinh, các em tự
do chọn màu sắc, đường nét, các em tự “sáng tác” nên trên mỗi “Bản đồ tư duy”
thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và “Bản đồ tư
duy” do các em tự thiết kế nên các em yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình.
“Bản đồ tư duy” giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của “Bản đồ
tư duy” nên người thiết kế “Bản đồ tư duy” phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp
xếp bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic. Vì vậy, sử dụng “Bản đồ tư
duy” sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệuquả.
c. “Bản đồ tư duy” giúp giáo viên quản lí hiệu quả
Sử dụng “Bản đồ tư duy” giúp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà
trường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ
tiêu, phương pháp, biện pháp và dễ theo dõi quá trình thực hiện, đồng thời có thể
bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp một cách rất dễ dàng so với việc viết kế
hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ. “Bản đồ tư duy” có thể vận
dụng được bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.Có
thể thiết kế “Bản đồ tư duy” trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kế
trên phần mềm “Bản đồ tưduy”.
Việc sử dụng “Bản đồ tư duy” giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát
toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh tích
cực học tập. Đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội
dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ
Giáo dục và Đào tạo phátđộng.
1.1.3.2. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4
Quán triệt những đổi mới về mục tiêu, chương trình Địa lí lớp 4 được thiết
kế thành hai mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các bộ phận cơ bản này
của chương trình có mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bảnvề:
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du,
gồm: Vị trí, đặc điểm địa hình, khí hậu cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuất

của con người ở dãy Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng, bao
gồm: Tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằn Nam Bộ (vị trí địa lí và giới hạn,
đặc điểm tự nhiên, dân cư, hoạt động kinhtế, các thành phố lớn).
17


- Vùng biển Việt Nam, bao gồm: Biển, đảo và quần đảo cũng như các tài
nuyên khoáng sản ở Việt Nam
Tất cả những kiến thức này đều có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau,
đòi hỏi ở người học không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biết
cách phân tích, so sánh, liên kết các vấn đề để tìm ra kiến thức phù hợp với
chương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để
giáoviên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác và tích cực. Nếu như sách
giáo khoa cũ được trình bày theolối thông báo - giải thích - minh hoạ thì cách
trình bày sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhận
thứcchohọcsinh,phảikhaitháckênhhình,kênhchữđểcóthêmkiếnthức mới.
Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy
học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo
định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong
cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Theo đó, giáo viên
cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ nội
dung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức và
phương pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh cách tự khai thác và lĩnh hội kiến
thức. Bên cạnh việc chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn ( kĩ năng
làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí…), việc rèn luyện kĩ
năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề…
cũng hết sức quan trọng và đặc biệt là kĩ năng phát triển tưduy.
Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng
đầu của mục tiêu giáo dục.Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và

tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn
phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một
“hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích
đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng
và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các
“hình ảnh liên kết” là “Bản đồ tưduy”. Vì thế, “Bản đồ tư duy” có tác dụng rất
lớn trong dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4. Qua quá trình nghiên cứu, thử
nghiệm tôi thấy rằng việc vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học Địa lí lớp 4 là
rất cần thiết và có hiệu quả tốt. Bên cạnh giúp học sinh hiểu và ghi nhớ đặc điểm
các vùng miền tốt hơn tốt hơn thì việc vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học
Địa lí lớp 4 còn rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc cũng như sắp xếp cuộc
18


sống một cách khoa học hơn, tập luyện sự kiên trì và phát triển trí tưởng tượng,
sáng tạo hiệu quả, khai thác tối đa ý đồ của sách giáo khoa, đồng thời giảm sự
nhàm chán trong cáchhọc.
Với phương pháp bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽ
giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Tùy theo
từng bài học mà bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài
học - trung tâm bản đồ như các chủ đề về miền núi và trung du, miền đồng bằng,
đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ,… Giáo viên giúp học sinh tái hiện
những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học như: vị trí, giao thông, hoạt
động sản xuất… những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết
thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng
tạo, sinh động trên bản đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng
thể, bản đồ tư duy còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn
đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các
ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh
nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến

thức bài học.Đồng thời, học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung
lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập
hiệuquả.
Chúng ta có thể khái quát tác dụng của “Bản đồ tư duy” trong dạy học Địa
lí 4 qua các ý sau:
- Tiết kiệm thời gian, côngsức.
- Cung cấp bức tranh tổng thể về đặc điểm của các vùng miền qua từng
bài học.
- Tổ chức và phân loại các loại hình sản xuất.
- Kích thích tiềm năng sáng tạo của họcsinh.
- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễdàng.
- Tạo hứng thú trong giờhọc.
1.1.4. Đặc điểm cấu trúc của bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu:
Thứ nhất: Đối tượng được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh
thành một hình ảnh trung tâm.

19


Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa
rộng thành các nhánh. Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý
càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
Thứ ba: Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa
trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn
kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
Thứ tư: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau
Ngoài ra màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số có thể được sử dụng để
làm nổi bật và phong phú bản đồ tư duy, khiến nó có thêm sức thu hút, hấp dẫn,
cá tính. Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệ là sức gợi

nhớ thông tin.
1.1.5. Tiến trình xây dựng bản đồ tư duy
"Bản đồ tư duy" sẽ giúp chúng ta trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ lại
kiến thức.Từ đó, sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lạimột
bài học, một chủ đề nào đó theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên, chỉ khi nào các em
họcsinhtựmìnhthiếtlậpbảnđồtưduyvàsửdụngnótronghọctậpthìmớithấyrõ được hiệu
quả khó có thể diễn tả được bằng lời của "Bản đồ tư duy", qua đó các em
sẽthíchhọchơnvàđặcbiệtlàcảmnhậnđượcniềmvuicủaviệchọc.
Trước tiên, chúng ta cho học sinh làm quen với "Bản đồ tư duy". Giáo
viên có thể cho học sinh làm quen, đọc hiểu "Bản đồ tư duy" bằng cách giới
thiệu cho học sinh một số "Bản dồ tư duy" cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để
các em nhận biết. Cho học sinh nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài bản đồ tư
duy và tập cho học sinh thuyết trình, diễn giải mạch nội dung kiến thức hàm
chứa trong bản đồ tư duy đó.Khi các em đã thành thạo thì chỉ cần nhìn vào bản
đồ tư duy, bất kì một học sinh nào cũng thuyết minh được một cách trôi chảy,
mạch lạc.
Sau khi học sinh đã làm quen với bản đồ tư duy thì chúng ta tiến hành cho
các em tập vẽ "Bản đồ tư duy". Để dạy học sinh vẽ "Bản đồ tư duy", giáo viên
có thể tiến hành theo những cách sau:
-Hoàn thiện các "Bản đồ tư duy" do giáo viên đã vẽsẵn.
- Sử dụng các "Bản đồ tư duy" thiếu nhánh, thiếu nội dung học sinh dùng
bút chì, bút màu vẽ thêm nhánh, điền thêm kiến thức, vẽ thêm hình ảnh liên
tưởng... Cần để học sinh vẽ thật thoải mái, sau đó gắn lại "tác phẩm" của mình
và hoàn thiện lại sao cho bố cục vừa gọn vừa đẹpmắt.
20


- Và cuối cùng là thực hành vẽ "Bản đồ tư duy" trên giấy, vở, bìa, bảng
phụ. Để hoàn thành một "Bản đồ tư duy" thì chúng ta cần tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khóa, keyword)

Là tên của một bài hay một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai
thác hoặc là một hình ảnh, hình vẽ mà chúng ta cần pháttriển.
Quy tắc vẽ chọn từ trung tâm:
- Cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ýkhác.
- Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc ưathích.
- Không nên đóng khung hoặc che mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được
làm nổi bật, dễnhớ.
- Có thể bổ sung hình vẽ vào chủ đề nếu chủ đề không rõràng.
-Chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu "500đồng".
Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1(tiêu đề phụ)
Các nhánh cấp 1 thể hiện nội dung chính của chủ đề đó. Quy tắc vẽ tiêu
đề phụ:
Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trungtâm.
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác
có thể được vẽ tỏa ra một cách dễdàng.
Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3...
Bước 3 là quá trình lặp lại bước 2, các cụm từ ghi trên nhánh cấp 1 bao giờ
cũng đóng vai trò từ khóa của nhánh đó. Các nhánh con cấp 2, 3... của mỗi
nhánh cấp 1 chính là các nhánh con của nhánh con trước nó hay nói rõ hơn, là
các ý của nội dung của các nhánh con trướcđó.
Quy tắc vẽ nhánh cấp 2, 3...
Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hìnhảnh.
 Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết
kiệm không gian vẽ và thờigian.
 Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc nên Bất chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này, giúp cho nhiều từ khóa
mới vànhữngýkhácđượcnốithêmvàocáctừkhóasẵncómộtcáchdễdàng.
Bước 4: Hoàn thiện "Bản đồ tư duy"
"Bản đồ tư duy" là một sơ đồ mở, mỗi người có thể vẽ theo mỗi cách khác
nhau, màu sắc khác nhau sao cho vừa truyền tải được nội dung kiến thức, vừa

phù hợp với năng khiếu thẩm mĩ riêng. Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung, thêm
21


bớt nhánh, tô màu nếu cầnthiết.
"Bản đồ tư duy" chú trọng tới kênh hình, màu sắc và các ví dụ, không đưa
ra các phát biểu bằng lời về các tính chất, quy tắc nên khi thiết kế một "Bản đồ
tư duy" cần lưuý:
 Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh chủ đề. Vì một hình ảnh ở trung tâm sẽ
giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấnhơn.
 Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hìnhảnh.
 Nối các nhánh cấp 1 đến với hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến
các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2... bằng các đường kẻ.
Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
Khi chúng ta nối các đường với nhau sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do
bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liêntưởng.
Mỗi từ/ hình ảnh/ ý nên đứng độc lập và được nằm trên một dòngkẻ.
Nên tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màusắc...).
Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì các đường
cong được tổ chức rõ ràng thu hút được sự chú ý của mắt hơn rấtnhiều.
Bố trí các thông tin đều quanh các hình ảnh trungtâm.
Tóm lại, cách lập một bản đồ tư duy được thể hiện qua hình dưới dây:

1.1.6. Một số lưu ý khi vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 4
Vận dụng BĐTD trong dạy địa lí lớp 4 là một trong những kĩ thuật dạy
học tích cực đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy. BĐTD giúp HS có thể tự tìm
kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan, từ đó
HS thực sự là chủ thể hoạt động tích cực trong quá trình học tập. Tuy nhiên, để
đảm bảo BĐTD phát huy tối đa tác dụng của nó, GV cần lưu ý:

 Nghiên cứu kĩ hệ thống các nội dung bài học ở SGK, hiểu thấu đáo
trọng tâm của bài dạy, lựa chọn câu hỏi và lập BĐTD tổng thể cho toàn bài hoặc
BĐTD bộ phận cho một hay một số nội dung thích hợp.
 GV cần dự kiến trước cách trình bày BĐTD trên bảng lớp cho khoa
22


học, đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh để lúng túng, thiếu hụt các nhánh hay chồng
chéo các nhánh làm mất tính tầng bậc lôgíc củaBĐTD.
 Chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi như dựa vào lược
đồ xác định vị trí địa lí,… để HS động não phát triển, bổ sung ý kiến. Trong quá
trình lập BĐTD, các ý kiến của HS phải được tôn trọng và ghi nhận, sau đó, GV
gợi ý để sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện bản đồ. Như vậy, GV đóng vai trò là
người hướng dẫn, HS là chủ thể của hoạt động, tìm kiếm và phát hiện kiến thức
mới trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có của mỗi HS. GV không nên xây
dựng bản đồ rồi giảng giải để HS công nhận, điều này mang tính hình thức, áp
đặt không hiệuquả.
 Tùy vào trình độ, năng lực, kĩ năng lập BĐTD của từng HS hoặc tùy
vào mức độ khó dễ của từng bài tập, GV có thể vẽ trước BĐTD cầm tay kết hợp
từ từ theo tiến trình bài giảng hoặc yêu cầu HS tự vẽ BĐTD theo cách hiểu riêng
của mình. Các bước tiến hành lập BĐTD nội dung các bài tập như trên chỉ thực
hiện trong giai đoạn đầu, khi HS chưa thành thạo với việc lập BĐTD. Còn khi
HS đã có kĩ năng tự lập BĐTD một cách thuần thục, GV không nhất thiết phải
thực hiện đầy đủ các bước mà tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ta có thể lược bớt
một số bước. Để giúp HS có kĩ năng lập BĐTD một cách thành thạo, GVcần:
+ Giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng BĐTD: Bản đồ thứ
bậc, bản đồ mạng, bản đồ chuỗi, bản đồ quan hệ toàn bộ, một phần…
+ Đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS lập bản đồ (thấy được quan hệ giữa từ
khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với chủ đềnhỏ).
+ Khuyến khích HS phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành bảnđồ.

- Vẽ BĐTD tổng thể cho toàn bộ bài chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian
nên GV có thể sử dụng giấy A4, phiếu học tập, bảng nhóm,… cho HS giải bài
tập vào đó rồi gắn lên bảng thay cho vẽ các nhánh tương ứng của BĐTD trên
bảng lớp. GV cũng có thể kết hợp với hình thức tổ chức dạy học theonhóm, nhất
là đối với những BĐTD khá phức tạp, hơi khó để HS cùng hỗ trợ, hợp tác cùng
nhau hoàn thành BĐTD. Thông qua đó, các em có thêm điều kiện rèn kĩ năng
giao tiếp, trình bày, chia sẻ, hợp tác và mở rộng kiến thức về địa lí các vùng
miền cũng như một số nét đẹp văn hóa của nước ta.
- Để HS có thói quen và kĩ năng tự lập BĐTD trong việc trình bày bài
giải các nội dung bài tập nói riêng và vận dụng trong phân môn địa lí nói chung,
GV nên hướng dẫn HS ngay từ những tiết học đầu tiên cách lập BĐTD (nếu có
23


thể). GV cũng nên khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh hoặc hình tự vẽ phù hợp
để thể hiện từ khóa hoặc sử dụng các màu sắc khác nhau để trình bày nội
dung trong cùng một cấp vì tính hấp dẫn của các hình ảnh, màu sắc… sẽ gây ra
những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho
việc ghi nhớ được bền lâu và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân
tích, xử lí, rút ra kết luận và giúp cho việc mở rộng vốn tri thức địa lí một cách
dễ dàng, có hệ thốnghơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa
lí lớp 4
1.2.1. Nội dung chương trình địa lý lớp 4
1.2.1.1. Mục tiêu dạy học địa lí lớp 4
 Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa
lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng đại lí cụ thể của đất nước ở miền
núi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải.
 Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí
như: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng

nhận xét, so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn
giản.
 Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham
hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ
môi trường.
1.2.1.2. Nội dung chương trình Đia lí lớp 4
* Phần Địa lí lớp 4 gồm những nội dung chính như sau:
1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du
Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Bài 4: Trung du Bắc Bộ
Bài 5 :Tây Nguyên
Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Bài 7-8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Bài 9: Thành phố Đà Lạt
Bài 10: Ôn tập
2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng
24


Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Bài 13-14: Hoạt động sản xuát của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
Bài 16: Thành phố Hải Phòng
Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ
Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Bài 19-20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 22: Thành phố Cần Thơ
Bài 23: Ôn tập
Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
Bài 25-26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải
miền Trung
Bài 27: Thành phố Huế
Bài 28: Thành phố Đà Nẵng
3. Vùng biển Việt Nam
Bài 29: Biển, đảo và quần đảo
Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
Bài 31-32: Ôn tập
1.2.2. Thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở Tiểu học
1.2.2.1. Tình hình dạy học phân môn Địa lí ở trường tiểu học
Qua dự giờ và quan sát việc dạy, học ở trường tiểu học cho thấy: Mặc dù
đội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng cải tiến phương pháp dạy học, song nhìn
chung, phần lớn giáo viên vẫn dạy Địa lí bằng hệ thống phương pháp cũ, chủ
yếu giảng giải và hỏi đáp (chiếm tỉ lệ 90%). Thực chất của phương pháp này là:
giáo viên giảng giải - học sinh nghe, giáo viên ghi bảng - học sinh chép vào vở,
giáo viên chỉ bản đồ - học sinh theo dõi, giáo viên hỏi - một vài học sinh trả lời.
Giáo viên cố gắng chủ động truyền thụ tri thức một cách rõ ràng, mạch lạc nội
dung bài học Địa lí đã soạn sẵn, còn trò chủ động tiếp thu và ghi nhớ nội dung
mà giáo viên truyền đạt, đồng thời kết hợp trả lời câu hỏi mà giáo viên nêu ra.
Về nhà trò học thuộc lòng những ý chính tóm tắt giáo viên ghi trên bảng.Quá
trình dạy và học cứ thế bình lặng diễn ra mà không tạo được không khí học tập
sôi nổi, kích thích hứng thú cũng như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
25


×