Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHỦ ĐỀ 4:QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.53 KB, 10 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
NHÓM 1
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Trần Thị Việt Hoài .
CHỦ ĐỀ 4 : QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(PHẦN LÝ THUYẾT)
1. Khái niệm, đặc điểm , tính chất của quyết định quản lý Hành chính Nhà
nước:
2. Phân loại quyết định quản lý Hành chính Nhà nước :
3. Tính hợp pháp , hợp lý của quyết định quản lý Hành chính Nhà nước :
1. KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM , TÍNH CHẤT CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC :


Khái niệm :

Quyết định quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật được các
chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước, ban hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dưới
những hình thức nhất định là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước
(đơn phương) nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các mặt
của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công dân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Giải thích :
-Chủ thể có thẩm quyền là các cá nhân , tổ chức được cấp quyền chính thức trên cơ
sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện
pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể.
-Ý chí quyền lực nhà nước ( đơn phương ) : Những quyết định ấy có tính chất đơn
phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở
quyền lực đã được pháp luật quy định. Những quyết định hành chính đơn phương
đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lí. Tính chất bắt buộc thi




hành của các quyết định hành chính được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế
nhà nước.
 Đặc điểm :


















Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới luật nó được ban
hành trên cơ sở luật và để thực hiện luật, các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên. Tính dưới luật thể hiện ở nội dung trình tự xây dựng, ban hành và
hình thức pháp lý của quyết định.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thể hiện hoạt
động chấp hành và điều hành, có nghĩa là phạm vi giới hạn của quyết định
quản lý hành chính nhà nước không thể ban hành trong lĩnh vực xét xử, lập

pháp.
Các quyết định quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào trình tự, thủ
tục, chức năng và thẩm quyền.
Có tính bắt buộc và cưỡng chế nhà nước.
Quy trình, thủ tục ban hành theo luật định.
Nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý hành chính nhà nước
Tính chất :
Quyết định quản lý hành chính nhà nước cũng giống như mọi quyết định
pháp luật khác đều có tính ý chí,tính quyền lực và tính pháp lý.
Tính ý chí của Quyết định quản lý hành chính nhà nước : Quyết định quản lý
hành chính nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí đơn phương của các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước.
Tính xã hội của Quyết định quản lý hành chính nhà nước: phải phù hợp với
những điều kiện cụ thể của xã hội ở những thời điểm tồn tại của nó; phản
ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội.
Tính quyền lực nhà nước của Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể
hiện ở chỗ khi ra quyết định thì cơ quan, người có thẩm quyền nhân danh
Nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước,
cá nhân thuộc đối tượng thi hành đều phải thực hiện quyết định đó, nếu
không tự giác, trong các trường hợp pháp luật quy định sẽ bị cưỡng chế thi
hành.Như vậy, việc ra quyết định QLHC thể hiện ý chí đơn phương.
Tính pháp lý của Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở hệ quả
pháp lý của nó. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành có
thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật (cơ chế quản lý nhà nước) bằng
việc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hay làm đình chỉ


hiệu lực của chúng; đặt ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ hoạt động quản
lý; hoặc làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ quan hệ pháp luật hành chính cụ
thể.

Giair thích : Hệ quả pháp lý là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức
phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật : Cơ chế điều chỉnh của pháp luật là tổ hợp các yếu
tố do pháp luật quy định, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong thực
tiễn nhằm làm phát sinh một kết quả mong muốn theo ý chí của nhà nước. Cơ
chế điều chỉnh của pháp luật là cỗ máy để vận hành làm cho pháp luật được
thực thi.
2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:


a.

Căn cứ vào tính chất pháp lý: có 3 loại.
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ đạo
• Quyết định quy phạm pháp luật hành chính
• Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ đạo:

-Là quyết định chủ yếu được ban hành nhằm mục đích đề ra các chủ trương chính
sách quản lý hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền của các chủ thể ban hành, làm
cơ sở cho việc ra quyết định quy phạm pháp luật hành chính hoặc quyết định áp
dụng quy phạm hành chính.
Ví dụ: Nghị quyết của Chính phủ.
Quyết định quy phạm pháp luật hành chính:

b.

-Là loại quyết định đặt ra các quy tắc xử sự chung, áp dụng nhiều lần.
Ví dụ: Nghị định, quyết định…
Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:


c.

-Là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ
quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt.Đây là
loại quyết định áp dụng pháp luật cho một trường hợp cụ thể của một cá nhân hay
một tổ chức nhất định, được ban hành trên cơ sở quyết định chung, quyết định quy
phạm pháp luật, nhưng cũng có trường hợp được ban hành trên cơ sở văn bản cá
biệt của cấp trên. Mang tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay.




Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền ban hành:

- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
+ Chính phủ: ban hành nghị quyết, nghị định.
+ Thủ tướng Chính phủ: ban hành Quyết định, chỉ thị.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ: ban hành Quyết định, chỉ thị, thông tư.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân: có quyết định, chỉ
thị.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân: có quyết định, chỉ thị.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước liên tịch: có thông tư liên bộ, liên
ngành....


Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:


- Quyết định quản lý hành chính nhà nước có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước có hiệu lực trên phạm vi từng vùng,
từng địa phương.


Căn cứ theo hình thức quyết định quản lý hành chính nhà nước:

- Theo hình thức thể hiện: Quyết định quản lý hành chính nhà nước dưới dạng văn
bản, miệng (nhằm giải quyết những công việc cụ thể gấp rút như: trong chỉ huy
máy bay, tàu biển, phòng chống thiên tại...), ám hiệu, dấu hiệu (đèn hiệu, cờ hiệu,
còi hiệu....).


ví dụ về ám hiệu, dấu hiệu là quyết định quản lý hành chính nhà nước

- Theo hình thức pháp lý: tên các quyết định quản lý hành chính nhà nước đã nêu
theo cơ quan ban hành.
3. TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC:


Tính hợp pháp:


Khái niệm : Hợp pháp tức là đúng với pháp luật ( không trái pháp luật) . Một
vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được coi là có tính hợp pháp khi
và chỉ khi nó được thực hiện theo đúng yêu cầu mà pháp luật đặt ra .
Một quyết định quản lý hành chính nhà nước được coi là hợp lý khi nó đáp
ứng các yêu cầu sau :
- Các quyết định quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với nội dung và mục

đích của luật.
Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của quyết định hành chính, người ta thường
chú trọng tới sự phù hợp, thống nhất về nội dung giữa các văn bản theo nguyên tắc
quyết định hành chính có hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với quyết định hành
chính có hiệu lực pháp lí cao; quyết định của cấp dưới phải phù hợp với quyết định
của cấp trên; nội dung quyết định hành chính phải hài hòa, thống nhất với các
quyết định hành chính có cùng hiệu lực pháp lí; các quy định trong cùng một quyết
định phải thống nhất với nhau. Một điểm quan trọng nữa là để đảm bảo tính hợp
pháp về nội dung cho quyết định hành chính thì phải phù hợp với các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập.
- Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành trong phạm vi thẩm
quyền của chủ thể do pháp luật quy định. Các cơ quan ( người có chức vụ) tuyệt
đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép , vượt
quá phạm vi , quyền hạn đc trao , thậm chí không được lản tránh và lạm quyền .
Việc đảm bảo đúng thẩm quyền là thẩm quyền trên 2 khía cạnh : phạm vi và lĩnh
vực . Cơ quan nào phụ trách quản lý cho khu vực , lĩnh vực gì thì có quyền ban
hành quyết định hành chính cho khu vực , lĩnh vực ấy , không được phép vượt quá
thẩm quyền mình có , thậm chí cấp trên cũng không được can dự vào lĩnh vực của
cấp dưới .
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng hình thức và
thủ tục do pháp luật quy định. Các quyết định hành chính , nhất là các quyết
HCKH chủ đạo yêu cầu rất cao đối với vấn đề trình tự , thủ tục phức tạp . Hội
đồng họp và thảo luận dựa trên dự thảo , thông qua ý kiến đa số , không thể ban
hành 1 cách tùy tiện . Các quyết định quy phạm và quyết định cá biệt tuy không có
trình tự thủ tục phức tạp như quyết định chủ đạo nhưng đều là những văn bản pháp
luật có tính pháp lý nói về hình thức , trình tự thủ tục xây dựng và ban hành phải
tuân theo những gì pháp luật đã quy định .


Tính hợp lý:



Một quyết định quản lý hành chính nhà nước được coi là hợp lý khi nó đáp ứng
các yêu cầu sau :
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước,
tập thể và cá nhân .Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đo hợp lí giữa lợi ích Nhà nước với
xã hội , lợi ích của nhà nước và lợi ích chung cuả công dân là tiêu chí để đánh giá
sự hợp lý của QĐHC .
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải xuất phát từ yêu cầu khách quan
của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, không được xuất phát từ
ý muốn chủ quan .
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải có tính cụ thể và phù hợp với từng
vấn đề, với các đối tượng thực hiện.
- Ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn
gọn, chính xác, không đa nghĩa, nghĩa là phải đảm bảo kỹ thuật lập quy.
- Phải có tính dự báo cho tương lai.
CHỦ ĐỀ 4: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(PHẦN THỰC HÀNH CHO VÍ DỤ)
I.

KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM , TÍNH CHẤT CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC :
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm và tính chất của
quản lí hành chính nhà nước, nhóm mời các bạn cùng nhóm phân tích ví
dụ sau đây:


Ví dụ quyết định quản lí hành chính nhà nước:

Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học Luật thuộc đại học Huế nhiệm kỳ

2015->2020.
Về đặc điểm:
- Quyết này giải quyết nhu cầu cấp thiết của đại học Luật là cần một hiệu trưởng để
quản lí trường đại học.( giải thích cho đặc điểm nhằm giải quyết các vấn đề trong
quản lí hành chính nhà nước)
- Tính cưỡng chế thể hiện ở chỗ, dù có giáo sư hay sinh viên trong trường có
không đồng ý với quyết định trên thì vẫn phải nghe theo, không làm gì được.
-Quyết định này cũng phải tuân theo trình tự là trường ban tổ chức đại học Huế
xem xét trình độ của ông Đoàn Đức Lương, sau đó viết đề nghị lên Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sau khi xem xét thông qua thì mới ban hành
quyết định bổ nhiệm xuống trường.
Về tính chất:
- Quyết định trên thể hiện ý chí cá nhân của các chủ thể quản lí nhà nước: để quyết
định bổ nhiệm ông Đoàn Đức Lương làm hiệu trưởng thì trường ban tổ chức đại
học Huế tự mình xem xét, không cần phải đi hỏi ý kiến của Sv hay Giáo sư trong
trường, quyết định bổ nhiệm của Bộ cũng vậy, Bộ xem xét thấy phù hợp với tiêu
chí của Bộ thì Bộ bổ nhiệm.
-Tính xã hội: giải quyết nhu cầu cấp thiết của trường đó là cần một Hiệu trưởng.
2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:


d.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ đạo:

Ví dụ: Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ : Về việc thí điểm thực hiện thanh
tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn
của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Nghị quyết trên nhằm đảm bảo việc thực hiện

vệ sinh an toàn thực phẩm tại 7 tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương và nếu có bất kì tỉnh,
thành phố nào trong nghị quyết vi phạm thì sẽ
bị phạt hành chính và có thời gian cụ thể, theo
như ví dụ trên là 1 năm.
e.

thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Quyết định quy phạm pháp luật hành
chính:
Ví dụ: Nghị định số 64/2018/NĐ-CP của
Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi,


f.

- Quy định rõ ràng về giống vật nuôi và mức phạt cụ thể đối với các loại vi
phạm, thời hạn lâu dài.
Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

Ví dụ: Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
năm 2016-2020.
Quyết định này đòi hỏi mọi cá nhân phải tuân theo nhằm đối phó với sự việc cụ thể
là nước ta xảy ra quá nhiều thiên tai và bão lũ do biến đổi khí hậu.
3.PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
a. Tính hợp pháp:
Để các bạn hiểu rõ hơn về tính hợp pháp, nhóm sẽ lấy 2 ví dụ về quyết định quản lí
hành chính nhà nước không đảm bảo tính hợp pháp

Ví dụ:
* 02/ Thông tư số 2003/TT-BCA (C11) của Bộ Công An quy định “… Mỗi người
chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy”. Đây là một quyết định hành chính
trái Hiến Pháp và Bộ Luật Dân Sự 2005 bởi nó hạn chế quyền sở hữu của công dân
trong khi Hiến Pháp và Bộ Luật Dân Sự thừa nhận việc công dân có quyền sở hữu
tài sản. Điều 58 của Hiến Pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt …” và Điều 211 Bộ Luật
Dân Sự thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân. (5)
* Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số
22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng
danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là Thông tư 22). Tuy nhiên,
Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm
2003.
b. Tính hợp lí
Để các bạn hiểu rõ hơn về tính hợp pháp, nhóm sẽ lấy 2 ví dụ về quyết định quản lí
hành chính nhà nước không đảm bảo tính hợp lí
ví dụ:
* Theo thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 3/9, các sản phẩm
thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể
từ khi giết mổ. Ngay sau khi ban hành thông tư, dư luận đã đặt nhiều câu hỏi về


tính khả thi. Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã quyết định dừng thực hiện
thông tư này.
"Về mặt khoa học, tiêu chuẩn quốc tế thì quy định này có thể phù hợp, nhưng điều
kiện thực tế ở Việt Nam chưa cho phép; nên cân nhắc để vừa đảm bảo tính thực thi,
vừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp", Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Cao Đức Phát nói.
* Theo Nghị định 71, từ ngày 10/11, cảnh sát giao thông sẽ áp dụng mức phạt 6-10
triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định

này khiến hàng trăm nghìn người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ,
trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ. Nhiều người lo lắng liệu có
phải mang hộ khẩu khi tham gia giao thông để chứng minh xe mượn chứ không
phải "xe không chính chủ".

THE END



×