Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tài liệu Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.5 KB, 20 trang )

Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Khái niệm.

Quyết định quản lý Nhà nước là những
hành vi của Nhà nước nhằm định ra mục tiêu,
tính chất và chương trình hoạt động của con
người, tập thể hoặc tổ chức phải thực hiện để
giải quyết một vấn đề nhất định.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Các quyết định quản lý Nhà nước cần phải
trả lời những câu hỏi sau:

+ QĐ đó nhằm giải quyết vấn đề gì?

+ Mục tiêu là gì?

+ Làm gì để thực hiện mục tiêu đó?

+ Thời gian thực hiện là bao lâu?

+ Ai làm và ai chịu trách nhiệm trước
Nhà nước về hậu quả của QĐ?
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Đặc điểm:

- Quyết định quản lý Nhà nước là sản phẩm hoạt
động của Nhà nước, đó là quá trình tự đề ra và tự


tổ chức thực hiện các quyết định của Nhà nước.
- Quyết định quản lý Nhà nước là hành vi thể hiện
ý trí quyền lực đơn phương của Nhà nước. Tức là
chỉ có các cơ quan Nhà nước mới có quyền ra
quyết đinh quản lý Nhà nước.

Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Đặc điểm:

- Mục đích của các quyết định Nhà nước là đề
ra và giải quyết một vấn đề nhất định đặt ra trước
các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý.

- Quyết định quản lý Nhà nước đưa ra những
qui định chung mang tính pháp lý cho các đối
tượng thi hành dựa trên cơ sở pháp luật.

- Phạm vi tác động của các quyết định quản lý
Nhà nước mang tính vĩ mô, nó có ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống kinh tế-xã hội.
Loại hình quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Loại hình quyết định:

Căn cứ vào tính chất của vấn đề cần giải
quyết.

+ Quyết định chuẩn tắc: là những quyết

định xuất hiện nhiều lần và mang tính thông lệ
nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.

+ Quyết định không chuẩn tắc: là những
quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp,
xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Loại hình quyết định:

Căn cứ vào số lượng mục tiêu.

+ Quyết định đơn mục tiêu: là những quyết
định chỉ giải quyết một vấn đề hay một mục tiêu
cụ thể như: QĐ xây dựng các khu công nghiệp,
các khu đô thị

+ Quyết định đa mục tiêu: là những quyết
định nhằm giải quyết nhiều vấn đề như: chiến
lược phát triển của các ngành trong một thời kỳ
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Loại hình quyết định:

Căn cứ vào mức độ tổng quát (hay chi tiết).

+ Quyết định chiến lược: là những quyết định nhằm
xác định mục tiêu tổng quát và các phương thức cơ bản
nhằm thực hiện mục tiêu cho các đối tượng đối tượng quyết
định như: các nghị quyết TW đảng


+ Quyết định chiến thuật: là những quyết định nhằm
xác định những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu
chiến lược của những lĩnh vực cụ thể trong thời gian

+ Quyết định tác nghiệp: là những quyết định nhằm xử
lý những tình huống cụ thể trong công việc hàng ngày của
Nhà nước như
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Loại hình quyết định:

Theo phạm vi điểu chỉnh.

+ Quyết định tổng thể: là những QĐ tác
động lên toàn bộ nền kinh tế-xã hội.

+ Quyết định bộ phận: là những QĐ tác
động lên một số chủ thể kinh tế-xã hội nhất
định.


Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Loại hình quyết định:

Theo tính chất của quyết định.

+ Quyết định chuẩn mực: là những quyết
định đưa ra những căn cứ có tính nguyên tắc

cho việc xử lý những tình huống cụ thể hàng
ngày.

+ Quyết định riêng biệt: là những quyết
định chỉ xử lý một tình huống cụ thể với đối
tượng cụ thể.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:

Tính khoa học.

Tức là các QĐ phải được xây dựng trên cơ sở
những luận cứ khoa học và thực tiễn, cụ thể là qua các
đặc điểm sau đây:

+ Phù hợp với sự vận động của các qui luật
khách quan.

+ Ra quyết định dựa trên các luận cứ khoa học.

+ Ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh thực tế.


Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:

Tính tối ưu.


Tức là các quyết định phải đưa ra được các
giải pháp làm tăng tối đa hoá lợi ích có thể với chi
phí thấp nhất.

Tính khả thi.

Các quyết định Nhà nước phải đảm bảo tính
có thể áp dụng được của quyết định đó. Tức là các
quyết định đó phải phản ánh được toàn bộ bối
cảnh và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến đối
tượng quản lý.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:

. Tính hệ thống.

+ Các quyết định phải đảm bảo sự phát triển đồng thời
giữa 3 yếu tố: môi trường bên ngoài, điều kiện bên trong và
mục tiêu của đối tượng quản lý.

+ Các quyết định phải tuân thủ theo những trình tự và
phương pháp nhất định, tránh tình trạng các quyết định mâu
thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình áp dụng.

+ Các quyết định phải được xây dựng và thực hiện đồng
bộ trong một chỉnh thể hệ thống quyết định.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:


Tính hợp pháp.

+ Phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước.

+ Các quyết định ban hành phải phù hợp với thẩm
quyền của các chủ thể quản lý.

+ Các quyết định ban hành phải đúng với hình
thức và thủ tục qui định.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:

Tính cô đọng dễ hiểu.

Dù được thể hiện dưới hình thức nào thì các quyết
định đều phải đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, đơn
nghĩa tránh tình trạng hiểu sai về nội dung cũng như
nhiệm vụ của đối tượng quản lý.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Yêu cầu đối với quyết định Nhà nước:

Tính chính xác về thời gian, đối tượng thực hiện và chủ thể
chịu trách nhiệm tổ chức thực thi.

+ Thể hiện rõ ràng về thời gian ra quyết định, thời gian có
hiệu lực và thời gian hết hiệu lực của quyết định.


+ Chỉ rõ đối tượng phải thực hiện và chủ thể nào phải có
trách nhiệm đôn đốc hay tổ chức thực hiện quyết định đó.
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

Căn cứ ra quyết định Nhà nước:

Việc ra quyết định phải xuất phát từ những căn cứ sau:

- Yêu cầu của các qui luật khách quan.

- Mục tiêu phát triển của đất nước.

- Thực trạng và xu thế biến động của đối tượng quản lý.

- Thực trạng và xu thế biến động của môi trường.

- Bối cảnh ra quyết định: có những thuận lợi, khó khăn


- Thời gian cho phép để tiến hành.

- Quy phạm ra quyết định của Nhà nước.
Yêu cầu của quyết định quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 4. Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế

×