Tải bản đầy đủ (.pdf) (882 trang)

LUẬT TỨ PHẦN TỲ KHEO NI GIỚI BỔN LƯỢC KÝ (TỲ KHEO NI THỂ THANH dịch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 882 trang )

VÔ TÁ C GIỚI BIỂU

LUẬT TỨ PHẦN
TỲ KHEO NI GIỚI BỔN LƢỢC KÝ
TỲ KHEO NI THỂ THANH dịch

NHÀ XUẤT BẢN THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1998
1


Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
thực hiện

2

1999


CHỨNG MINH

Hòa thƣợng THÍCH ĐÔN HẬU
Hòa thƣợng THÍCH MẬT HIỂN
Hòa thƣợng THÍCH THIỆN SIÊ U
Hòa thƣợng THÍCH MINH CHÂ U
Hòa thƣợng THÍCH ĐỔNG MINH

3



4


LỜI GIỚI THIỆU
Luật văn trong Hán tạng gồm có 5 bộ Luật và 5 bộ Luận.
Năm bộ Luật là: Luật Thập Tụng 61 cuốn, Tứ Phần
60 cuốn, Ma-ha Tăng Kỳ 40 cuốn, Ngũ Phần 30 cuốn và
Căn Bản Thuyết Nhất Thế Hữu Bộ Tỳ-nại-da 50 cuốn.
Năm bộ Luận là: Luận Tỳ-ni mẫu 8 cuốn, Ma-đắclặc-già 10 cuốn, Thiện Kiến 18 cuốn, Tát-bà-da 9 cuốn và
Minh Liễu 1 cuốn. Nếu kể thêm phần chú giải của các nhà
Luật học xưa nay thì số lượng không phải ít.
Tại Việt Nam theo chỗ tôi biết, từ trước đến nay đã
có các bộ Luật sau đây được dịch ra tiếng Việt: Tứ Phần
Như Thích của Hòa Thượng Hành Trụ, Tứ Phần Tỳ-kheoni sao của Hòa Thượng Đôn Hậu, Yết-ma Chỉ Nam của
Thượng tọa Bình Minh...Tứ Phần Hiệp Chú, Yết-ma Yếu
Chỉ của Hòa Thượng Trí Thủ soạn thuật, Giới đàn tăng
của Hòa Thượng Thiện Hòa soạn thuật...và đây là bộ Tứ
Phần Tỳ-Kheo-Ni Lược ký của Ni Sư Thể Thanh dịch từ
bản chữ Hán.
Ni sư Thể Thanh vốn con nhà vọng tộc, từ nhỏ xuất
gia với Ni Trưởng Diệu Hương tại chùa Diệu Đức (Huế).
Ni sư vốn có trí thông minh lại có tâm cầu giải thoát vững
chắc. Trên đường tiến tu, Ni sư thường chuyên về Luật,
học và hành trì luật rất chuyên cần, song không câu nệ từ
5


chương. Ni sư thường đem chỗ sở học của mình dạy lại
cho chúng Tỳ-kheo-ni mới thọ giới. Khi dạy ở Ni viện Diệu
Quang - Nha Trang, khi dạy ở Cam Ranh, khi dạy tại Diệu

Đức. Ni sư dạy ở đâu cũng được sự đón nhận chăm chỉ.
Rút kinh nghiệm từ đó, Ni sư đã dịch thành bộ Luật ký này.
Bộ Tứ Phần Tỳ-Kheo-ni lược ký này khá đầy đủ và
rõ ràng, được đa số Ni chúng ưa thích. Song có một điều
mà tác giả Lược ký nêu lên. Đó là vấn đề cầu giáo thọ
trong các ngày Bố -tát và Tự tứ, tác giả dùng câu "Vô khả
vô bất khả". Theo tôi câu này cần làm rõ.
Vô khả là khi Tỳ-kheo Tăng không thanh tịnh hòa
hiệp thuyết giải, thì Ni tăng không đến cầu giáo thọ, có thể
được.
Vô bất khả là khi Tỳ-kheo Tăng thanh tịnh hòa hiệp
thuyết giới mà Ni tăng không đến cầu giáo thọ, là không
được. Việc Ni cầu giáo thọ là cầu với Đại tăng thanh tịnh
hòa hợp thuyết giới trong ngày Bồ-tát, Tự-tứ, chứ không
phải cầu với cá nhân. Như vậy việc Ni cầu giáo thọ không
thể xem là việc dễ dãi tùy tiện thay đổi được.
Ni sư Thể Thanh đã tịch năm 1988, lúc 66 tuổi, để lại
bản dịch này. Nay môn đệ của Ni sư đem ra ấn hành với
tâm nguyện báo đáp trong muôn một công ơn thầy mình,
đến nhờ tôi hiệu đính và viết lời giới thiệu.
Vậy tôi xin có mấy lời này giới thiệu đến quý vị có
tâm nguyện trì Luật.
Từ Đàm, ngày 06/04/1990
Hòa Thƣợng THÍCH THIỆN SIÊ U
6


DUYÊ N KHỞI
LUẬT TỨ PHẦN TỲ-KHEO-NI GIỚI BỔN LƢỢC KÝ


1. Lý do độ hàng nữ nhơn xuất gia, thọ giới.
2. Lý do kết giới, thuyết giới.
LƢỢC GIẢI:
Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn ở tại thành Thích-sísấu, trong vƣờn Ni-câu-luật. Khi ấy có bà Ma-ha Baxà-ba-đề, cùng với 500 ngƣời nữ dòng họ Xá-di nhóm
họp, đến chỗ đức Thế-Tôn cúi đầu lạy sát chân Phật
rồi lui đứng một bên, bạch Phật rằng: Lành thay đức
Thế-Tôn, xin Ngài cho phép hàng nữ nhơn ở trong
Phật pháp đƣợc xuất gia tu đạo.
Đức Phật dạy: Thôi đi! Này bà Cù-đàm-di, chớ
nói lời ấy. Ta chƣa muốn cho hàng nữ nhơn xuất gia
tu đạo, vì sao thế? Này Cù-đàm-di, nếu nhƣ hàng nữ
nhơn ở trong Phật pháp xuất gia tu đạo, sẽ khiến cho
Phật pháp không đƣợc tồn tại lâu dài.
Lúc ấy, bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề nghe đức Thế-Tôn
7


dạy rồi, liền đến trƣớc Phật lạy sát chân Ngài, đi nhiễu
Phật rồi lui về.
Khi đó đức Thế tôn từ nơi thành Thích-si-sấu
cùng với 1250 vị đệ tử, du hoá trong nhân gian, đến
nƣớc Câu-tát-la. Từ nƣớc Câu-tát-la trở về tinh xá Kỳhoàn, thuộc nƣớc Xá- vệ. Khi nghe đức Phật ở trong
tinh xá Kỳ-hoàn, bà Ma-ha Ba-xà Ba-đề liền cùng với
500 ngƣời nữ dòng họ Xá-di cạo đầu mặc áo Ca-sa,
đến nƣớc Xá-vệ, đứng ngoài cửa tinh xá Kỳ hoàn, các
bà đi bộ nứt nẻ cả chân, bụi đất lấm mình, khóc lóc
thảm thiết. Khi ấy Ngài A-nan thấy liền đến hỏi rằng:
Kính thƣa lệnh bà Cù-đàm-di, vì sao lệnh bà lại cùng
với 500 ngƣời nữ dòng Xá-di cạo đầu, mặc áo Ca-sa,
đi bộ đến nứt nẻ cả chân, bụi đất lấm đầy mình, đứng

ở đây mà khóc lóc nhƣ vậy?
Bà liền thƣa: Chúng tôi hàng nữ nhơn không
đƣợc ở trong Phật pháp xuất gia thọ Đại giới!
Ngài A-nan liền bảo: Hãy khoan đã, tôi sẽ vì
hang nữ nhơn đến Phật để cầu thỉnh.
Ngay khi ấy ngài A-nan liền đến chỗ đức Thế tôn,
cúi đầu lạy sát chân Phật, rồi lui đứng một bên và bạch
Phật rằng: Lành thay! Đức Thế tôn. Con xin Ngài cho
phép hàng nữ nhơn đƣợc ở trong Phật pháp xuất gia
thọ Đại giới.
8


Đức Phật bảo Ngài A-nan: Thôi đi! Ô ng chớ nên
muốn cho hàng nữ nhơn đƣợc ở trong Phật pháp xuất
gia thọ Đại giới. Vì sao thế? Nếu hàng nữ nhơn ở
trong Phật pháp xuất gia thọ Đại giới sẽ khiến cho
Phật pháp không đƣợc tồn tại lâu dài. Này A-nan,
cũng ví nhƣ có gia đình một ngƣời Trƣờng giả kia con
trai thì ít con gái lại nhiều, Ta liền biết gia đình ấy sẽ
suy vi. Cũng nhƣ vậy đó A-nan, nếu hàng nữ nhơn ở
trong Phật pháp xuất gia thọ Đại giới sẽ khiến cho
Phật pháp không đƣợc tồn tại lâu dài, lại cũng nhƣ
ruộng lúa tốt mà bị sƣơng muối và mƣa đá tức thời
liền bị phá hoại hết. Nhƣ vậy đó A-nan, nếu hàng nữ
nhơn ở trong Phật pháp xuất gia thọ Đại giới sẽ khiến
cho Phật pháp không tồn tại đƣợc lâu dài!
Ngài A-nan bạch Phật rằng: Bà Ma-ha Ba-xà-bađề đối với Phật có ơn rất lớn, Phật mẫu qua đời, bà đã
bú mớm nuôi dƣỡng Thế tôn cho đến khi trƣởng thành.
Đức Phật liền bảo Ngài A-nan: Thật đúng nhƣ

vậy, đối với Ta bà đã có công ơn rất lớn, mẹ Ta qua
đời, bà đã bú mớm nuôi dƣỡng Ta cho đến lúc trƣởng
thành. Nhƣng đối với bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề Ta cũng
có công ơn rất lớn. Nếu ai nƣơng nhờ một ngƣời nào
mà biết đƣợc Phật Pháp Tăng, ơn này rất khó báo đền,
không thể đem áo, cơm, giƣờng nằm, nệm ngồi, thuốc
9


men mà báo đáp ơn kia đƣợc. Ta xuất hiện ra đời
khiến cho Bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề đƣợc biết Phật Pháp
Tăng cũng lại nhƣ vậy.
Đức Phật lại bảo Ngài A-nan: Nếu ai nhờ nơi một
ngƣời khác mà tin Phật Pháp Tăng ơn này rất khó đền
đáp, không thể đem áo cơm, giƣờng nằm, nệm ngồi,
thuốc men mà đền trả ơn kia đƣợc. Ta xuất hiện ra
giữa đời khiến cho Bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề tin mến
Phật Pháp Tăng cũng lại nhƣ vậy.
Đức Phật bảo Ngài A-nan: Nếu có ngƣời nào nhờ
nơi một ngƣời khác mà đƣợc quy y Phật Pháp Tăng,
thọ trì 5 giới cấm, biết đời là khổ (khổ), biết đƣợc
nguyên nhân của sự đau khổ ấy (tập), biết Niết-bàn là
an tịnh (diệt), và biết con đƣờng tu hành đi đến Niếtbàn ấy (đạo). Đối với bốn chân lý khổ, tập, diệt, đạo
không còn có sự nghi ngờ. Nếu chứng đƣợc quả Tuđà-hoàn, đoạn trừ hết các đƣờng ác, quyết định đƣợc
nhập vào chánh đạo, còn 7 phen sanh tử nữa, liền dứt
hết sự khổ. Này A-nan! Â n lớn nầy thật khó đền trả,
không thể đem áo, cơm, giƣờng nằm, nệm ngồi, thuốc
men mà đáp đền ơn kia đƣợc. Ta xuất hiện ở đời,
khiến cho Bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ pháp Tam tự quy,
cho đến quyết định đƣợc nhập vào chánh đạo cũng lại

nhƣ vậy.
10


Ngài A-nan bạch Phật: Hàng nữ nhơn ở trong
Phật pháp xuất gia thọ giới có thể chứng đƣợc quả Tuđà-hoàn, cho đến quả A-la-hán không?
Đức Phật trả lời với Ngài A-nan rằng: Có thể
đƣợc.
Ngài A-nan lại bạch Phật rằng: Nếu hàng nữ
nhơn ở trong Phật pháp xuất gia thọ đại giới mà chứng
đƣợc đạo quả Tu-đà-hoàn cho đến quả vị A-la-hán,
vậy thì nguyện xin ơn Phật cho phép họ đƣợc xuất gia
thọ Đại giới.
Đức Phật bảo Ngài A-nan: Nay Ta vì hàng nữ
nhơn chế ra 8 pháp phải trọn đời thọ trì không đƣợc
trái phạm. Nếu ngƣời nào có năng lực hay thực hành
đƣợc, tức là đƣợc thọ giới. Tám pháp ấy là gì?
1. Này A-nan, Tỳ-kheo-ni dù 100 tuổi hạ, khi thấy
Tỳ- kheo dù mới thọ giới, phải đứng dậy, chào đón,
hỏi han, lễ bái, trải toà sạch thỉnh ngồi. Pháp này
phải nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi, suốt đời thọ
trì không được trái phạm.
2. Này A-nan, Tỳ-kheo-ni không được mắng
nhiếc quở trách Tỳ-kheo, không được chê bai nói rằng:
Thầy phá giới. phá kiến, phá oai nghi. Pháp này phải
nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi, suốt đời thọ trì
không được trái phạm.
11



3. Tỳ-kheo-ni không được nêu tội Tỳ-kheo, không
được tác phạm ức niệm, tự ngôn trị đối với Tỳ-kheo,
không được ngăn Tỳ-kheo xét tội, ngăn thuyết giới,
ngăn Tự tứ. Tỳ-kheo-ni không được trách mắng Tỳkheo, nhưng Tỳ-kheo được trách mắng Tỳ-kheo-ni.
Pháp này phải nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi,
suốt đời thọ trì không được trái phạm.
4. Thức-xoa-ma-na học giới xong rồi phải thỉnh
Tỳ-kheo-tăng mà cầu xin thọ Cụ túc giới. Pháp này
phải nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi, suốt đời thọ
trì không được trái phạm.
5. Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-tàn, phải ở giữa hai
bộ Tăng, nữa tháng hành pháp Ý-hỷ. Pháp này phải
nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi, suốt đời thọ trì
không được trái phạm.
6. Tỳ-kheo-ni nữa tháng phải đến Tỳ-kheo-tăng
thỉnh giáo thọ. Pháp này phải nên tôn trọng, cung
kỉnh, khen ngợi, suốt đời thọ trì không được trái phạm.
7. Tỳ-kheo-ni không được kết hạ An cư ở chỗ không
có Tỳ-kheo-tăng. Pháp này phải nên tôn trọng, cung kỉnh,
khen ngợi, suốt đời thọ trì không được trái phạm.
8. Chúng Tỳ-kheo-ni An cư xong phải đến giữa
chúng Tỳ-kheo cầu ba sự Tự tứ là: Thấy, nghe và nghi.
Pháp này phải nên tôn trọng, cung kỉnh, khen ngợi,
12


suốt đời thọ trì không được trái phạm.
Nhƣ vậy đó A-nan! Ta nay đã nói 8 kỉnh pháp
suốt đời tôn trọng không đƣợc trái phạm này, nếu kẻ nữ
nào thực hành đƣợc, tức đƣợc thọ giới, cũng ví nhƣ có

ngƣời muốn qua dòng nƣớc lớn, phải bắt rƣờng cầu mà
đi qua. Nhƣ vậy đó A- nan, Ta nay đã vì hàng nữ nhơn
nói ra 8 kỉnh pháp suốt đời tôn trọng không đƣợc trái
phạm này, nếu ai hay thực hành đƣợc, tức là thọ giới.
Lúc bấy giờ Ngài A-nan nghe đức Thế-tôn dạy
rồi liền đến chỗ Bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề mà thƣa rằng:
Thƣa Di-mẫu, hàng nữ nhơn đã đƣợc ở trong Phật
pháp xuất gia thọ Đại giới rồi đó! đức Thế-tôn đã vì
hàng nữ nhơn chế ra 8 kỉnh pháp suốt đời tôn trọng
không đƣợc trái phạm, nếu ai hay thực hành đƣợc, tức
là đã thọ giới.
Ngài liền vì họ mà nói 8 pháp nhƣ trên, Bà Maha Ba- xà-ba-đề thƣa rằng: Nếu đức Thế-tôn đã vì
hàng nữ nhơn mà nói ra 8 kỉnh pháp suốt đời phải tôn
trọng không đƣợc trái phạm này, thì tôi và 500 ngƣời
nữ dòng Xá-di xin cùng nhau cúi đầu lãnh thọ. Thƣa
Ngài A-nan, cũng ví nhƣ kẻ nam tử ngƣời nữ nhơn
còn nhỏ tuổi tinh sạch trang nghiêm, nếu có ngƣời
đem tắm rửa, gội đầu sạch sẽ rồi để trên nhà cao dùng
các tràng hoa nhƣ Ƣu-bát-la, A-hi-vật-đa, Chiêm-bà,
13


Tô- mạn-na, Bà-sƣ, trao cho ngƣời ấy, ngƣời kia liền
đón nhận và buộc trên đầu. Cũng nhƣ vậy thƣa Ngài
A-nan, đức Thế-tôn đã vì hàng nữ nhơn chúng tôi mà
dạy ra 8 pháp suốt đời thọ trì không đƣợc trái phạm,
tôi cùng 500 ngƣời nữ dòng Xá-di xin cúi đầu lãnh thọ.
Ngài A-nan liền trở về chỗ đức Thế-tôn cúi đầu
lạy sát chân Phật, lui đứng một bên và bạch Phật rằng:
Kính bạch Thế-tôn, Ngài đã vì hàng nữ nhơn nói ra 8

pháp suốt đời thọ trì không đƣợc trái phạm. Bà Ma-ha
Ba-xà-ba-đề và tất cả nghe rồi đều cúi đầu lãnh thọ và
thƣa rằng: Cũng ví nhƣ kẻ nam tử ngƣời nữ nhơn còn
nhỏ tuổi tinh sạch trang nghiêm, nếu có ngƣời đem
tắm rửa gội đầu sạch sẽ rồi để trên nhà cao, dùng các
tràng hoa mà trao cho ngƣời ấy ngƣời kia liền đƣa hai
tay đón nhận mà buộc trên đầu.
Nhƣ vậy A-nan, bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề và 500 nữ
nhơn đã đƣợc xuất gia thọ giới.
Đức Phật lại bảo: Này A-nan, nếu hàng nữ nhơn
không xuất gia ở trong Phật pháp thì Phật pháp sẽ
đƣợc tồn tại thêm 500 năm nữa.
Ngài A-nan nghe rồi không vui, ôm lòng hối hận,
buồn phiền khóc lóc thảm thiết, đến trƣớc Phật lễ sát
chân Ngài, nhiễu Phật rồi lui ra.
Từ đây về sau hàng nữ nhơn đƣợc xuất gia thọ giới.
14


LƢỢC GIẢI:
Lúc bấy giờ đức Thế-tôn cùng với chúng đại Tỳkheo 500 vị, nhận lời mời của ngƣời đàn-việt đến kết
hạ An cƣ trong 3 tháng ở chốn Tỳ-lan-nhã. Khi ấy tôn
giả Xá-lợi-phất từ chỗ vắng lặng suy nghĩ rằng:
"Những bậc Đẳng chánh giác nào tu phạm hạnh, Phật
pháp đƣợc tồn tại lâu dài. Những bậc Đẳng chánh giác
nào tu phạm hạnh Phật pháp mau tiêu diệt?"
Ngài Xá-lợi-phất liền từ nơi chỗ vắng lặng đứng
dậy, chỉnh đốn y phục, đến chỗ Thế-tôn cúi đầu lễ sát
chân Phật, lui ngồi một bên, trong khoảnh khắc Ngài
đứng dậy bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế-tôn, khi

nãy con có sự suy nghĩ nhƣ vậy: Những bậc Đẳng chánh
giác nào tu phạm hạnh Phật pháp đƣợc tồn tại lâu ở đời,
những bậc Đẳng chánh giác nào tu phạm hạnh Phật
pháp mau tiêu diệt, xin Ngài khai thị cho con...
Phật bảo: Này Xá-lợi-phất, đức Phật Tỳ-bà-thi,
đức Phật Thức-khí, đức Phật Câu-lƣu-tôn, đức Phật
Ca-diếp. Các đức Phật này tu phạm hạnh Phật pháp
đƣợc tồn tại ở lâu đời. Còn đức Phật Tuỳ-diếp, đức
Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tu phạm hạnh Phật pháp
không đƣợc tồn tại lâu ở đời.
Ngài Xá-lợi-phất liền bạch Phật: Bạch đức Thế15


tôn, vì lý do gì mà đức Phật Tỳ-bà-thi, đức Phật Thứckhí, đức Phật Câu-lƣu-tôn, đức Phật Ca-diếp tu phạm
hạnh Phật pháp đƣợc tồn tại lâu dài? Vì lý do gì mà
đức Phật Tuỳ-diếp, đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tu
phạm hạnh Phật pháp không tồn tại lâu dài?
Phật dạy: Này Xá-lợi-phất, đức Phật Câu-na-hàm
Mâu-ni, đức Phật Tuỳ-diếp đã không vì các hàng đệ tử
mà thuyết pháp rộng rãi nhƣ là Khế kinh, kinh Kỳ-dạ,
kinh Thọ- ký, kinh Kệ, kinh Cú, kinh Nhân Duyên,
kinh Bổn Sanh, kinh Thiện Đạo, kinh Phƣơng Đẳng,
kinh Vị Tằng Hữu, kinh Thí Dụ, kinh Ƣu-ba-đề-xá, đã
không vì ngƣời mà rộng nói các Khế kinh cho đến
kinh Ƣu-bà-đề-xá, không kết giới, cũng không thuyết
giới, cho nên các hàng đệ tử sanh tâm nhàm chán mệt
mỏi, vì thế mà Phật pháp mau tiêu diệt. Khi ấy các
đức Thế-tôn kia biết đƣợc tâm nhàm chán mỏi mệt của
các hàng đệ tử rồi mà chỉ dạy nhƣ thế này: Việc này
nên nhớ nghĩ, việc này không nên nhớ nghĩ; việc này

nên tƣ duy, việc này không nên tƣ duy; việc này nên
dứt bỏ, việc này phải nên giữ gìn đầy đủ.
Này Xá-lợi-phất, về đời xa xƣa có đức Phật Tuỳdiếp cùng sống với 1.000 đệ tử ở trong rừng Khủng Ú y.
Xá-lợi-phất, rừng kia đƣợc gọi là Khủng Ú y, bởi vì nếu
có ai chƣa ly dục mà bƣớc vào trong rừng thìtất cả chân
16


lông trong thân mình đều dựng ngƣợc hết lên.
Lại nữa này Xá-lợi-phất, đức Phật Câu-na-hàm
Mâu-ni, đức Phật Tuỳ-diếp, các đức Phật Nhƣ Lai chí
chơn Đẳng chánh giác này, quán sát tâm nhàm chán,
mệt mỏi của 1.000 vị Tỳ-kheo, liền vì họ mà thuyết
pháp: Việc này nên nhớ nghĩ, việc này không nên nhớ
nghĩ; việc này nên tƣ duy, việc này không nên tƣ duy;
việc này nên dứt bỏ, việc này phải nên giữ gìn đầy đủ.
Xá-lợi-phất, ông phải nên biết, khi ấy các đức
Phật kia và các vị Thanh văn còn ở đời thì Phật pháp
đƣợc rộng rãi lƣu bố, nhƣng sau khi các Ngài diệt độ
thì những ngƣời ở trong thế gian nhiều tên tuổi, nhiều
dòng họ, nhiều gia đình đi xuất gia, vìthế mà mau tiêu
diệt, Phật pháp không tồn tại đƣợc lâu ở đời, vìsao thế?
Chính là vì các Ngài đã không dùng Kinh pháp mà
nhiếp phục họ vậy.
Này Xá-lợi-phất, cũng ví nhƣ có bao nhiêu bông
hoa đem để rãi rác ở trên bàn, gặp luồng gió thổi là
bay tan rã hết, vì sao thế? Chính là vì đã không có sợi
chỉ để xâu suốt hết lại vậy.
Nhƣ vậy đó, Xá-lợi-phất! Các đức Phật kia và
chúng Thanh văn khi còn ở đời thì Phật pháp đƣợc

rộng rãi lƣu bố. Nhƣng nếu các Ngài và chúng Thanh
văn sau khi diệt độ, những ngƣời ở trong thế gian
17


nhiều tên tuổi, nhiều dòng họ, nhiều gia đình đi xuất
gia khiến cho Chánh pháp mau tiêu diệt, không tồn tại
đƣợc lâu dài, vì sao thế? Là vì đã không dùng kinh
pháp mà nhiếp phục họ vậy.
Lúc bấy giờ đức Thế-tôn lại bảo Ngài Xá-lợiphất: đức Phật Tỳ-bà-thi, đức Phật Thức-khí, đức Phật
Câu-lƣu-tôn, đức Phật Ca-diếp đã vì các hàng đệ tử
mà rộng nói kinh pháp từ Khế kinh... cho đến kinh
Ƣu-bà-đề-xá, cũng kết giới, cũng thuyết giới. Khi tâm
của các hàng đệ tử nhàm chán mỏi mệt, Phật biết tâm
kia đã nhàm chán mỏi mệt, liền dạy rằng: Việc này
nên nhớ nghĩ, việc này không nên nhớ nghĩ; việc này
nên tƣ duy, việc này không nên tƣ duy; việc này nên
dứt bỏ, việc này phải nên giữ gìn đầy đủ. Nhƣ vậy đó
Xá-lợi-phất, các đức Phật kia và chúng Thanh văn khi
còn ở đời Phật pháp đƣợc lƣu bố, nếu đức Phật kia và
chúng Thanh văn sau khi diệt độ, mọi ngƣời ở trong
thế gian nhiều tên tuổi, nhiều dòng họ, nhiều gia đình
đi xuất gia không khiến cho Phật pháp mau tiêu diệt,
vì sao thế? Vì các Ngài đã khéo dùng Kinh pháp mà
nhiếp phục họ vậy. Xá-lợi-phất, ví nhƣ bao nhiêu thứ
hoa đem để trên bàn cao, dùng sợi chỉ mà xâu suốt lại,
tuy có gió thổi mà không đến nỗi bị phân tán, vì sao?
Vì nhờ sợi chỉ đã khéo xâu nhiếp lại vậy. Nhƣ vậy đó
18



Xá-lợi-phất, các đức Phật kia và chúng Thanh văn khi
còn ở đời, Phật pháp đƣợc truyền bá rộng rãi nhƣ Ta
đã nói trên. Này Xá-lợi-phất, vì lý do này đức Phật
Tỳ-bà-thi cho đến đức Phật Ca-diếp, Phật pháp đƣợc
tồn tại lâu dài và vì lý do này đức Phật Câu-na-hàm
Mâu-ni, đức Phật Tùy-diếp Phật pháp không đƣợc tồn
tại lâu dài.
Ngài Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch
vai áo bên hữu, chân bên hữu quỳ sát đất, chấp tay
bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế-tôn, nay đúng là
lúc, xin nguyện Đại Thánh vì các hàng Tỳ-kheo kết
giới, thuyết giới khiến họ tu phạm hạnh để cho Phật
pháp được tồn tại lâu dài.
Phật bảo Ngài Xá-lợi-phất: Khoan đã, Phật tự
biết thời. Này Xá-lợi-phất, đức Nhƣ Lai chƣa vì hàng
Tỳ-kheo kết giới là vì sao thế? Vì trong hàng Tỳ-kheo
chƣa có ngƣời phạm pháp hữu lậu. Nếu khi nào họ
phạm pháp hữu lậu thì Thế-tôn mới vì hàng Tỳ-kheo
mà kết giới, để dứt đoạn các pháp hữu lậu kia đi.
Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo cho đến khi nào vì
chƣa đƣợc lợi dƣỡng thì chƣa phát sanh pháp hữu lậu,
nếu một khi đã đƣợc lợi dƣỡng rồi liền sanh các pháp
hữu lậu. Có pháp hữu lậu sanh ra, Thế-tôn sẽ vì các
hàng Tỳ-kheo kết giới, vì muốn khiến cho họ đoạn trừ
19


các pháp hữu lậu ấy. Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo chƣa sanh
pháp hữu lậu là vì chƣa có danh tiếng, chƣa đƣợc

nhiều ngƣời nghe và biết đến, chƣa có nhiều tài sản.
Nếu Tỳ-kheo khi đã có danh tiếng, đƣợc nhiều ngƣời
nghe và biết đến, có nhiều tài sản bèn sanh các pháp
hữu lậu. Nếu có các pháp hữu lậu phát sanh ra thì Thếtôn mới vì họ mà kết giới, vì muốn đoạn trừ các pháp
hữu lậu vậy. Xá-lợi-phất, ngƣơi hãy khoan đã, Nhƣ
Lai tự biết thời.
Từ đây về sau, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni lần lần có
pháp hữu lậu sanh ra, thì ngay lúc đó đức Thế-tôn mới
kết giới nhƣ vậy. Khi kết giới Ngài căn cứ vào 10 cú
nghĩa:
1. Nhiếp thủ đối với Chúng tăng.
2. Khiến Tăng hoan-hỷ.
3. Khiến Tăng an lạc.
4. Khiến ngƣời chƣa tin sẽ tin.
5. Khiến ngƣời đã tin lòng tin tăng trƣởng.
6. Ngƣời khó điều thuận, làm cho điều thuận.
7. Ngƣời tàm quý đƣợc an vui.
8. Đoạn các pháp hữu lậu trong đời hiện tại.
9. Đoạn các pháp hữu lậu trong đời vị lai.
10.Làm cho chánh pháp đƣợc tồn tại lâu dài.
20


PHÀ M LỆ

Gồm có 13 tiết:
1. Giới bổn này theo trong Đại tạng có 5 bổn:
- Bổn thứ nhứt: Đời nhà Đƣờng, ngài Luật sƣ
Hoài Tố y nơi Tứ Phần luật tạng chép ra. Nguyên Tứ
Phần luật tạng 1 bộ gồm có 60 quyển. Lúc bấy giờ

ngài Phật-đà-da-xá và ngài Trúc Phật-niệm đồng dịch.
- Bổn thứ hai: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển
cùng ngài Giác Hiền đồng dịch.
-Bổn thứ ba: Đời nhà Lƣơng, Sa-môn Minh Huy
biên chép.
- Bổn thứ tư: Đời nhà Tống, Sa-môn Pháp Dĩnh
biên chép.
- Bổn thứ năm: Đời nhà Đƣờng, Tam Tạng pháp
sƣ Nghĩa Tịnh dịch.
Từ đó về sau tất cả Ni chúng đều cùng nhau tuân
hành, mà giới bổn này là ở trong bộ Tỳ-ni Sự Nghĩa
Tập Yếu của Trí Húc tổ sƣ biên chép, gồm 3 quyển
21


giới của Tỳ-kheo-ni chỉ chép những giới bất cọng mà
thôi, tuỳ theo văn biên chép, ý muốn tóm tắt những
điều cốt yếu nên không chia khoa để giải thích. Do thế
Ni chúng luật học thƣờng cho sự tƣớng là khó khăn
nên môn học Luật lần lần bỏ đi, các pháp trì phạm
không ai là không mờ mịt. Pháp cốt yếu của ngƣời
Thích tử đã trở thành sách cũ! Nhơn đây chúng tôi
đồng lòng với nhau vì pháp lƣu tâm, thầm nguyện chƣ
Phật gia hộ, kính cẩn rút ra Giới bổn trong Tứ Phần
luật tạng. Về chánh văn và duyên khởi của (Tứ Phần
Giới bổn) Nhƣ Thích thì lƣợc mà ghi lại là "Tứ Phần
Luật Tỳ-kheo-ni Giới Bổn Lƣợc Ký". Văn trong Luật
quá rộng rãi phức tạp, không thể mỗi câu mỗi chữ đều
giữ nguyên nhƣ trong tạng bổn đƣợc nên tuỳ theo căn
cơ mà thêm bớt, nhƣng nghĩa thật hoàn toàn, cho đến

các pháp khai, già, trì phạm, chúng tôi không dám
thêm bớt. Đức Nhƣ Lai là vị pháp vƣơng biết đƣợc
nghiệp tánh của tất cả chúng sanh, ngài kết giới đúng
lúc, dầu cho các bậc Bồ-tát La-hán cũng không dám
làm, huống gì là kẻ phàm ngu mà dám thêm bớt.
Chánh văn giới bổn, lý đƣơng nhiên nhƣ vậy. Còn
phần duyên khởi giải thích về sau thì tùy theo căn cơ
mà thêm bớt, cho nên gọi là lƣợc ký. Mà Bổn ký này
vẫn y nơi Luật tạng và bộ giới bổn Nhƣ Thích của Samôn Hoằng Tán Tại Tham, ngƣời ở đất Quảng Châu,
22


đời nhà Minh dịch, lấy đây làm gốc, hoàn toàn không
dám đem pháp Khinh mà thế pháp Trọng, đem pháp
Khai mà đổi pháp Già. Luật vốn có ý chỉ, không thể
nghĩ nghì đƣợc. Nếu ai tâm ngờ vực chƣa dứt, làm sao
gọi là ngƣời tín giới, hành giả chỉ nƣơng nơi bộ mình
đã theo mà hành trì, không nên tự mình sanh ra những
sự xuyên tạc làm gì cho nhọc trí. Ở trong đây sự lý
thông suốt, văn nghĩa rõ ràng, dùng cũng không có lỗi
gì. Nếu muốn biết rộng thì hãy nên xem toàn bộ Luật
tạng. Còn nếu ai muốn làm thầy thì quyết phải học
rộng, nghiên cứu kỹ, còn ngƣời mà chỉ ƣa sự tóm tắt
chán sự phiền toái thì Luật giáo rất quở trách, vì sao
nhƣ vậy? Vì điều lệ này là những cấm chế vậy. Đức
Phật trƣớc hết Ngài phải chế ra giới Luật để dạy bảo
cho ngƣời mới phát tâm, họ phải y giáo phụng hành,
nếu không nhƣ vậy thì đều bị quở trách, về sau đều
nƣơng đây làm chuẩn đích.
Tiết ấy là các điều khoản vậy, nghĩa là tiết mục,

điều khoản, chƣơng cú, thứ lớp để giúp bỏ hết các lỗi
lầm. Vì độ cho ngƣời nữ xuất gia thọ Cụ túc giới, cho
nên đức Phật dạy ra 5 thiên, 7 tụ, tánh giới, già giới,
chỉ, trì, tác, phạm, để thúc liểm sơ tâm, hầu phép tắc
oai nghi đƣợc sạch nhƣ băng tuyết.
Nhƣng chúng ta nên biết, Tỳ-ni pháp luật này nếu
23


không học, không hành trì thì liễu nghĩa thƣợng thừa
làm sao có thể nhận chân đƣợc? Cho nên nói 13 tiết
phàm lệ.
2. Đức Phật dạy Tỳ-kheo-ni phải đủ 12 hạ, học
thông 3 Tạng kinh điển, hạnh giải tƣơng ứng mới cho
làm Thầy trao Đại giới cho ngƣời và nuôi Sa-di-ni.
Nếu nhƣ không thông đƣợc 3 Tạng kinh điển, thì ít ra
Luật tạng phải thông hiểu một cách rõ ràng. Nếu nhƣ
các pháp trì phạm đều không biết, có khác gì con dê
trắng, muốn làm thầy thì đem gì mà nhiếp thọ họ! Đã
tự mình trái với lời minh chế của Phật, lại muốn khiến
ngƣời phải tuân theo mình, nhƣ vậy đâu có thể đƣợc!
Hại mình hại ngƣời thì đâu thành tƣ cách làm thầy!
3. Tỳ-kheo-ni trái phạm 7 tụ trong Luật, trừ
thiên thứ nhất, phạm thiên này thì mắc tội không thể
sám hối và trị phạt đƣợc, còn phạm các thiên khác
liền phải đối trƣớc ngƣời phát lộ sám hối để trừ diệt,
hoặc sám hối giữa chúng hoặc đối với một ngƣời mà
sám hối để cho giới thể đƣợc trở lại hoàn toàn thanh
tịnh. Đời này không phân biệt đen trắng, phạm tội
nặng nhẹ đều mù mờ, khi phạm tội nặng khiến trì bao

nhiêu biến thần chú, còn phạm tội nhẹ thì phần nhiều
bỏ qua. Nhƣ thế rất trái với lời Phật dạy và hoàn toàn
trái với ý chỉ của Luật.
24


4. Đức Phật chế quá giờ ngọ không ăn, rất ích lợi
cho thân tâm, mình và ngƣời đều đƣợc lợi ích cho nên
Tôn giả Ca-diếp là bậc thủ truyền tâm ấn mà Ngài còn
vâng giữ hạnh đầu đà cho đến trọn đời - một ngày chỉ
ăn một bữa, ngoài ra không dùng một thứ gì khác nữa.
Tỳ-kheo-ni trƣớc giờ ngọ đƣợc ăn, sau giờ ngọ đức
Phật khai cho đƣợc uống nƣớc trái cây, nhƣ vậy cũng
đủ lắm rồi. Chúng ta là ngƣời chánh tín bỏ nhà đi xuất
gia, tài sản thân tâm đều bỏ hết, bỏ nhƣ bỏ đồ dơ bẩn,
thì sao chỉ vì một chút ăn uống mà trái với bổn tính
của mình, phá huỷ lời minh chế của đức Phật. Nếu nói
rằng: Tôi không chấp trƣớc. Than ôi! Đã trái lời Phật
dạy thì đâu không phải là một điều chấp lớn ƣ! Thứcxoa-ma-na giữ 6 pháp mà còn hoàn toàn ngăn cấm,
huống gì là thọ Cụ túc giới ƣ.
5. Luật, lấy giải thoát làm tôn chỉ, không tham
đắm mùi vị ở đời, dạy con ngƣời phải xả bỏ 5 món
dục lạc nhƣ vất bỏ đồ khạc nhổ. Đời này kẻ tu hành để
tiền của đầy rƣơng đảy, lƣu luyến nó còn hơn con trâu
mến thƣơng cái đuôi của nó. Nhƣ vậy thìkhông những
trái với ý chỉ của Luật, thật ra chính mình đã tự kết
chặt thêm ƣơng lụy trên đƣờng sanh tử, đắm sâu vào
sông ái, chìm ngập vào bến si, thật là khó cứu! Nếu
nói rằng vì ngƣời mà cất để, còn tự mình không tham
đắm, đã vậy thì vì sao ngay bây giờ không đem cúng

25


×