Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.4 KB, 50 trang )

ĐẶC ĐIỂM CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP MAY
ĐIỆN BÀN:
Xí nghiệp May Điện Bàn là trụ sở đóng tại xã Điện Thắng - Huyện
Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam. Xí nghiệp May Điện Bàn là đơn vị sản xuất
công nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) nay là
tỉnh QuảngNam.
Qua ký kiến của tỉnh Quảng Nam và Bộ Công nghiệp nhẹ, Xí nghiệp
May Điện Bàn được thành lập số 2696/QĐUB ngày 15/10/1987 của UBND
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) . Ban đầu chỉ có Ban Giám đốc, xí nghiệp đã
tiến hành đầu tư và xây dựng cơ sở: nhà xưởng, mua sắm thiết bị, đồng thời
nghiên cứu thị trường công nghiệp, cho đến 1989 xí nghiệp bắt đầu đi vào
hoạt động sản xuất.
Đến năm 1992 thực hiện Nghị quyết 388/CP của Chính phủ Xí nghiệp
được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 3499/QĐUB
ngày 25/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với ngành kinh
tế chính là hàng may mặc.
Xí nghiệp May được đầu tư xây dựng cơ bản từ tháng 11/1987 nhập thiết bị
với 4 dây chuyền công nghệ may. Xí nghiệp được xây dựng trên khu đất rộng
12.000m
2
tại thôn Viêm Tây - xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng
Nam. Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A. Từ năm 1987 - 1989 Xí nghiệp May Điện
Bàn đi vào sản xuất kinh doanh.
Tháng 4/1988 xí nghiệp sản xuất các sản phẩm như hàng nội địa, đến
tháng 01/1989 xí nghiệp mới bắt đầu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như áo
y tế, áo sơ mi... cho Liên Xô, CHDC Đức theo chương trình nghị định thứ
19/5 giữa Nhà nước Việt Nam với Xô Viết.
Bước sang năm 1990 xí nghiệp may vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh,
sản xuất các sản phẩm cho các nước khu vực I mà trực tiếp là thực hiện hợp


đồng với Liên Hiệp sản xuất nhập khẩu hàng dệt (Textime) hàng may
(Confextimex) và Nhà máy Dệt Nam Định, sản lượng đạt từ 300.000 sản
phẩm đến 350.000 sản phẩm.
Cuối tháng 10/1990 chương trình thực hiện theo Nghị định 19/5 kết
thúc các Xí nghiệp may trong nước nói chung và Xí nghiệp May Điện Bàn
nói riêng đã gặp nhiều khó khăn, không có thị trường tiêu thụ, khách hàng
chưa có nên xí nghiệp đã hoạt động 1 cách khó khăn trong năm th áng đầu
tiên của năm 1991.
trang1
Trước những biến động về tình hình thế giới, thực tế khó khăn trong
nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc. Xí nghiệp May Điện Bàn
đã tìm ra biện pháp mới là thay đổi mẫu mã hàng phù hợp với thị trường trong
và ngoài nước. Trong những năm qua xí nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh
doanh giải quyết việc làm cho 250 lao động, đảm bảo cuộc sống góp phần
đóng góp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước và tích luỹ xí nghiệp. Đến tháng 10
năm 1999 xí nghiệp được sáp nhập vào Tổng Công ty Dệt may Quảng Nam
theo quyết định số 54/1999/QĐ-BCN ngày 20/8/1999 của Bộ Công nghiệp
thuộc chi nhánh Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng.
Đến tháng 8/2001 xí nghiệp được bàn giao về Công ty Dệt May Hoà
Thọ thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam mọi phương thức hoạt động kinh
doanh độc lập và có con dấu riêng tại quyết định số 554/QĐ-TCHC ngày
24/8/2001 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường xí nghiệp
đã gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, song do sự tác động
mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Vì sự cố gắng nổ lực của cán bộ công nhân
viên xí nghiệp may đã tự cứu được mình và từng bước sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Sản phẩm hàng may mặc của Xí nghiệp May Điện Bàn đã có uy tín
trên thị trường thế giới, với đà phát triển này xí nghiệp đã khẳng định mình
trong cơ chế mới. Hiện nay, đồng thời xí nghiệp không ngừng bố trí, sắp xếp
đội ngũ lao động trong từng khâu cho công nhân đi vào đào tạo nâng cao tay

nghề và trình độ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Xí nghiệp được đầu tư xây dựng từ tháng 11/1989 với tổng số vốn ban
đầu do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:
Vốn cố định : 397.962.837 đồng.
Vốn lưu động : 8.205.306 đồng.
Năng lực sản xuất : gồm 4 dây chuyền sản xuất.
Nhà xưởng:
- Phân xưởng chiếm : 1.584m
2
.
- Văn phòng làm việc : 417m
2
.
Lao động: 400 người.
- Lao động trực tiếp : 365 người.
- Lao động gián tiếp : 35 người.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA XÍ NGHIỆP:
1. Chức năng của Xí nghiệp May Điện Bàn:
trang2
Xí nghiệp May Xuất khẩu Điện Bàn là doanh nghiệp Nhà nước của
UBND Tỉnh Quảng Nam. Đóng trên địa bàn huyện Điện Bàn, đặc dưới sự
quản lý của Sở Công nghiệp Quảng Nam. Xí nghiệp hoạt động theo chế độ
hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở
tài khoản tại Ngân hàng Điện Bàn với chức năng chính.
Tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa.
Tổ chức liên doanh liên tiếp gia công các hàng may mặc (theo hợp
đồng) các mặt hàng như: quần Jean, áo sơ mi, áo Jacket, áo quần lính...
2. Nhiệm cụ của Xí nghiệp May Điện Bàn:

Xí nghiệp May Điện Bàn luôn có nhiệm vụ và định hướng cho việc
phát triển lâu dài một cách vững chắc, đáp ứng ngày càng cao về hàng xuất
khẩu, đồng thời qua đó thực hiện các phương án tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hợp ,lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ tiên tiến.
+ Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng
cường công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường trong và
ngoài nước, tìm kiếm khách hàng phát triển dịch vụ gia công xuất khẩu.
+ Kiểm tra quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực trong xí nghiệp, vật tư tài
sản, nguồn vốn, giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, bảo tồn và
phát triển nguồn vốn kinh doanh.
+ Thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ
cán bộ công nhân viên, cải thiện đời sống vật chất cho người lao động.
+ Tuyệt đối tuân theo các chính sách pháp luật của nhà nước.
3. Quyền hạn của xí nghiệp:
Được quyền giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, ngoại
thương, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp
tác, đầu tư thuộc quyền hạn kinh doanh, đã được quy định đối với các tổ chức,
cá nhân, theo chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của xí nghiệp.
Được quyền sử dụng các nguồn lao động, vật tư tài sản tiền vốn theo
chế độ hiện hành và phân cấp của công ty được vay vốn kể cả ngoại tệ. Được
mua ngoại tệ tại ngân hàng.
Được tham gia các hội chợ hay triển lãm, tham gia hội nghị quản lý,
quảngcáo hàng hóa, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy xí nghiệp mới có thể tiến ra xa hơn trong
tương lai.
III. TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN
1. Công đoạn sản xuất:
trang3
Theo quy cách mẫu mã phòng kế hoạch đến phòng kỹ thuật căn cứ vào
đó mà tiến hành chỉ đạo cho công nhân may và hoàn thành sản phẩm đúng

thời hạn.
2. Quy trình sản xuất:
Do quy trình sản xuất đặc điểm của ngành may mặc là loại hình sản
xuất hàng loạt theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu đầu đưa vào cho
đến giai đoạn cuối đóng gói nhập kho thành phẩm.
Tổ chức sản xuất xí nghiệp may gồm các bộ phận:
Hai phân xưởng:
+ Phân xưởng cắt:
- Bộ phận trải vải
- Bộ phận cắt phá, cắt vòng.
+ Phân xưởng may:
- Bộ phận bẻ lộn, gọt bán thành phẩm, làm dấu.
- Bộ phận nhặt chỉ.
- Bộ phận thu hoá.
- Bộ phận KCS theo chuyển kiểm tra chất lượng sản phẩm chung.
- Bộ phận kỹ thuật theo chuyên môn hướng dẫn nhân công và đúng
kỹ thuật.
- Phòng kỹ thuật: ra mẫu, giác mẫu, thiết kế chuyển định mức vật
liệu, thiết kế mẫu mới.
- Tổ điện: kiểm tra điện, sửa chữa máy móc bảo quản máy.
- Tổ là, đóng gói: có nhiệm vụ là xếp hàng theo đúng mẫu quy
định, đóng bao bì, đây là khâu đóng gói.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG CẮT MAY
trang4
Nhận
vải
Trải
vải
Cắt KCS May KCS
Đ ng ó

g i ó
Hoàn
thành
Kho thành
phẩm
Đ ng ó
g i ó

KCS
Thu ho á

May
Trải vải
Cắt phá
Cắt
v ng ò
KCS
Đ ng ó
g ió
Kho b n á
thành
phẩm
Phân xưởng may
Phân xưởng cắt
IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ
HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:
1. Đặc điểm và tình hình:
Xí nghiệp May Điện Bàn không ngừng sản xuất ra các mặt hàng tiêu
thụ trong nước mà còn thực hiện các hợp đồng kinh tế là may gia công cho
nước ngoài. Bằng các nguyên liệu và nguồn lao động đã may ra các loại hàng

xuất khẩu mà chủ yếu là áo sơ mi, quần thể thao, áo lính, quần lính hay áo
Jacket cao cấp. Các mặt hàng này xuất hiện trên thị trường Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Canađa, với các nước Cộng hoà Châu Âu. Với cá tính đặc
thù của sản phẩm may mặc nên xí nghiệp sản xuất theo dây chuyền khép kín
tương đối hoàn hảo từ khâu đầu đến khâu cuối.
2. Bộ máy quản lý:
Xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tập trung và cũng là
một đơn vị hạch toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ Sở Công
nghiệp Quảng Nam.
Bộ máy quản lý của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN
trang5
Gi m á đốc
Ph ng ò
tổ chức
Ph ng ò
kế hoạch
Ph ng ò
kỹ thuật
Ph ng ò
tài vụ
Điện cơ
Phân
xưởng cắt
Phân
xưởng
may
KCS
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Giám đốc: Là người đứng đầu xí nghiệp được UBND tỉnh Quảng

Nam ra quyết định bổ nhiệm và giao quyền để quản lý thực hiện phương án
kinh tế xã hội của xí nghiệp, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của
người lao động theo các điều lệ của xí nghiệp. Giám đốc chịu trách nhiệm
quản lý về mọi mặt cũng như trước pháp luật, cơ quan cấp trên tập thể cán bộ
công nhân viên trong toàn xí nghiệp và điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp.
* Phòng tổ chức: Thực hiện việc xây dựng mô hình tổ chức, phân bổ
công việc phù hợp với trình độ và năng lực của từng người, giải thích cán bộ
lao động áp dụng một cách hợp lý về mặt hành chính của xí nghiệp. Tổ chức
lưu trữ các công văn, văn bản chính sách về chế độ của người lao động. Hồ sơ
cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.
* Phòng kế toán: Tổ chức việc hạch toán sự vận động tài sản đảm bảo
cho quá trình kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành một cách bình thường,
kiểm tra giám sát chặt chẽ các mặt thu chi tài chính, đảm bảo việc ghi chép,
giám sát bằng công cụ kế toán tài sản, tiền vốn của xí nghiệp. Kiểm tra chặt
chẽ từng hoạt động của các bộ phận. Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính theo
định kỳ và dài hạn, chuẩn bị vốn đầy đủ, kịp thời cho sản phẩm.
* Phòng kỹ thuật: Tiến hành nghiên cứu các số đồ mẫu mã định mức,
kỹ thuật các mã hàng nhập từ khách hàng theo các hợp đồng đã ký kết ra mẫu,
lập sơ đồ cho phân xưởng cắt tiến hành cắt bán thành phẩm các bộ hàng và
hướng dẫn kỹ thuật với khách hàng khi cần thiết. Định mức lao động cho từng
tiểu tác của sản phẩm, dự kiến ra năng suất lao động cho từng công đoạn.
* Phòng KCS: Là những người chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về
việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập bán thành phẩm và các loại sản
phẩm do xí nghiệp sản xuất. Ngoài ra còn tham mưu cho phòng kỹ thuật thiết
kế mẫu mã.
* Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nguồn điện thường
xuyên trong toàn xí nghiệp và các kỹ thuật như máy móc, trang thiết bị, chịu
trách nhiệm bố trí máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất và sửa chữa
điều chỉnh kịp thời và khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.

Nói tóm lại, tuy mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt trong cơ cấu tổ
chức nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Giám đốc điều hành chung dưới
sự giúp đỡ của các phòng ban. Các phòng ban hoạt động độc lập nhưng lại
gắn bó khá chặt chẽ. Nhìn chung ta thấy bộ máy xí nghiệp khá đơn giản,
nhưng lại chặt chẽ và linh hoạt thống nhất mối liên hệ chỉ huy trực tiếp nên
mọi hoạt động của xí nghiệp hoạt động trôi chảy, đạt kết quả cao.
3. Bộ máy kế toán:
trang6
Để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xủa xí nghiệp giao phó là phản ánh,
ghi chép số liệu về việc sử dụng tài sản của đơn vị cũng như theo dõi báo cáo
kịp thời tình hình tài chính của xí nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và quản lý của xí nghiệp, địa bàn kinh
doanh dịch vụ tập trung tại một điểm các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày
vơ2í quy mô sản xuất nhỏ nên bộ máy kế toán của xí nghiệp rất gọn nhẹ và
đơn giản, 1 nhân viên kế toán kiêm nhiều phần hành công việc của tất cả các
khâu kế toán khác.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến: là bộ máy kế toán của xí nghiệp được sự điều
hành của kế toán trưởng các kế toán viên trong phòng chịu sự quản lý trực tiếp
của kế toán trưởng.
Quan hệ tác nghiệp: là các kế toán viên có mối quan hệ công tác
lưu chuyển chứng từ và công tác kiểm tra của kế toán. Đảm bảo tính chính
xác cuối kỳ hạch toán chi phí của kế toán các kế toán viên phải đối chiếu số
liệu với nhau.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Kế toán trưởng: đảm nhận chức năng một trưởng phòng tài vụ của
một xí nghiệp, giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán
kế toán.
Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế trong xí nghiệp nhằm

đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp, thu
nhập lượng thông tin và phân tích thông tin có liên quan đến tài chính kế toán,
phát hiện những lãng phí và thiệt hại xảy ra, đảm bảo kết quả hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng cao.
Tổ chức kiểm tra, ghi chép, tính toán các khối kinh doanh giám sát các
hoạt động của các dịch vụ trong xí nghiệp, chịu trách nhiệm về vốn của xí
nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và giám đốc.
trang7
Kế to n trá ưởng
Kế to n tá ổng
hợp kiêm kế
to n tiá ền mặt,
kế to n công á
nợ
Kế to n vá ật
liệu kiêm
kế to n á
tiền lương
Kế to n tiêu á
thụ kiêm kế
to n phân á
xưởng cắt
Thủ
quỹ
* Kế toán tổng hợp: điều hành hoạt động của phòng kế toán khi kế toán
trưởng giao phó. lập báo cáo quyết toán cuối mỗi quý, năm theo chế độ của Nhà
nước, lập bảng cân đối kế toán tổng hợp chi phí để xác định kết quả sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp.
* Kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán TSCĐ: có trách nhiệm theo dõi

nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ lao động, TSCĐ... phát sinh hằng ngày
trong xí nghiệp, đồng thời thu nhập phân loại chứng từ phát sinh về vật liệu,
công cụ, TSCĐ để làm căn cứ tổng hợp chi tiết. Thanh tra kiểm kê định kỳ
đúng chế độ quy định của Nhà nước thống kê sản phẩm của phân xưởng may
để báo cáo tiến độ hằng ngày cho giám đốc, phản ánh tình hình tăng giảm của
vật liệu, công cụ, tài sản và các mặt hàng nhận hợp đồng gia công trong kỳ có
đúng tiến độ hay không để báo cáo kịp thời cho giám đốc có kế hoạch đôn
đốc sản xuất.
* Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán phân xưởng cắt: Phân loại chứng từ,
hạch toán chi tiết và tổng hợp các nhiệm vụ bán hàng, lập tờ khai tính thuế,
lập báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra còn theo dõi thống kê phân xưởng cắt nhằm bắm
bắt được số liệu xuất ra theo đúng quy định và định mức tổng số với quy định,
tiến hành theo quyết toán với mọi phân xưởng cắt và khách hàng. Có nhiệm vụ
tìm kiếm thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm.
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt phát sinh hằng ngày
khi có phiếu thu, phiếu chi của kế toán hợp lệ và đầy đủ các chữ ký của lãnh
đạo những người liên quan, khi rút tiền mặt ở ngân hàng và nhập quỹ phải lên
báo cáo quỹ phát sinh hằng ngày, định kỳ đối chiếu với kế toán tiền mặt xuất
nhập.
Ngoài thủ quỹ còn có thủ kho: hàng hóa, nguyên liệu phát sinh hằng
ngày, thủ kho có nhiệm vụ phát hioện về chất lượng và mẫu mã của hàng hóa
mối khi xuất nhập. Báo cáo xử lý hàng hư hỏng, cuối tháng kiểm kê báo cáo
theo định kỳ.
V. HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:
1. Hình thức tổ chức: Để phù hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản
lý của xí nghiệp được tốt hơn cho nên xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán
“Chứng từ ghi sổ”.
2. Sơ đồ kế toán “Chứng từ ghi sổ”:
trang8
Chứng từ gốc

Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chứng từ
gốc (Bảng kê)
Sổ ĐK CT
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ kế to n á
chi tiết hoặc
tờ kê chi tiết
Sổ c iá
B o c o ká á ế to ná
Bảng cân đối
kế to n á
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Chú thích : Ghi hàng ngày
Ghi hằng tháng
Quan hệ đối chiếu
3. Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ cấp từng phần hành căn cứ vào
chứng từ gốc để kiểm tra để lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ
phát sinh nhiều và thường xuyên. Chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra được ghi
vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng (hoặc cuối kỳ) căn cứ vào bảng
chứng từ gốc để lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong
chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển đến kế toán tổng hợp (có
kèm theo chứng từ gốc) để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lên sổ cái.
Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có

của từng tài khoản trên sổ cái làm căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản. Sau
khi kế toán đối chiếu bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết làm
căn cứ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
BẢNG KÊ GHI NỢ TK
Chứng từ
Số Ngày
Diễn giải Số tiền
Ghi nợ TK... Ghi Có các TK
Tổng cộng
CHỨNG TỪ GHI SỔ
trang9
Diễn giải Số tiền
Số hiệu TK
Nợ Có
Ghi chú
Tổng cộng
Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ dùng tập hợp số hiệu chứng từ gốc
theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung và sổ cho từng sự việc ấy (ghi nợp
TK nào, đối ứng vào bên có của tài khoản ấy) chứng từ ghi sổ có thể lập cho
từng chứng từ gốc hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế
giống nhau và phát sinh thường cuyên trong tháng. Trong trường hợp có
nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên
kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc (Bảng kê).
Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để lên
chứng từ ghi sổ.
VI. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:
Biểu 1: Hoạt động kinh doanh qua các năm tại XN May Điện Bàn.
TT Chỉ tiêu 2002 2003
Tăng giảm

Mức (số tiền) %
1 Doanh thu thuần 6.140.730.843 7.003.277.417 862.546.574 14
2 Giá vốn hàng bán 5.002.710.516 5.357.413.148 354.702.632 7
3 Chi phí bán hàng 45.349.300 75.288.640 29.739.340 6,53
4 Chi phí QLDN 1.008.563.610 1.344.038.039 335.474.429 33,3
5 Lợi nhuận KD 83.907.417 133.204.257 49.296.840 58,8
Nhận xét và đánh giá: nhìn chung doanh thu của xí nghiệp May Điện
Bàn năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 49.296.840 tương ứng với 58,8%
có được kết quả như vật là do Xí nghiệp mở rộng mạng lưới Marketing tìm
kiếm thị trường khách hàng nângcao chất lượng sản phẩm đầu tư vào công tác
quản lý và đặc biệt xí nghiệp nhằm 2 mục tiêu quan trọng.
- Khách hàng (thị trường tiêu thụ)
- Giảm chi phí và hạ giá thành.
+ Giá vốn hàng bán tăng 7% tương ứng với số tiền: 354.702.632 đồng.
trang10
+ Chi phí bán hàng tăng 6,53% tương ứng với số tiền: 29.739.340
đồng.
+ Chi phí QLDN tăng 33,3% tương ứng với số tiền: 335.474.429 đồng.
+ Doanh thu thuần tăng 14% tương ứng với số tiền là: 862.546.574
đồng.
Điều này chứng tỏ 2 năm qua xí nghiệp đã tăng, sản lượng sản phẩm
hoàn thành của năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 với một đội ngũ cán bộ
công nhân viên đông đủ đã dẫn tới chi phí tăng, song lợi nhuận cũng tăng bù
đắp vào khoản chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
trang11
Phần II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN
I. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM:
1. Một số khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
* Khái niệm về chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Sau quá trình sản xuất sản xuất bỏ ra chi phí, kết quả sản xuất thu được
sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ của xã
hội gọi là thành phẩm cần phải tính giá thành tức là chi phí bỏ ra sản xuất
chúng.
* Khái niệm về giá thành sản phẩm: Là những biểu hiện bằng tiền về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến
một khối lượng sản phẩm công việc.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất các loại sản phẩm vật tư, lao động tiền
vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm
sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm vào
giá thành sản phẩm.
2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Về bản chất: chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều biểu hiện
bằng tiền của những hao phí mf xí nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất chi
phí sản xuất có trước và giá thành sản phẩm có sau.
Về giá trị: chi phí sản xuất có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá
thành sản phẩm:
+ Nếu chi phí sản xuất = giá thành sản phẩm khi không có sản phẩm dở
dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ, nghĩa là 100% sản phẩm hoàn thành.
+ Nếu chi phí sản xuất lớn hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở
dang đầu kỳ nhỏ hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Nếu chi phí sản xuất nhỏ hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở
dang đầu kỳ lớn hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Để minh hoạ thêm bảng chất về giá trị về mối quan hệ giữa chi phí sản
xuất giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
trang12
Qua đó ta thấy được một sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm phụ thuộc vào sản phẩm dở dang mà sản phẩm dở dang phụ
thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Trong công tác quản lý xí nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Việc hạ giá thành
sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tích luỹ, tăng thu nhập cho
CNV tạo nguồn tích luỹ cho Nhà nước.
Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải tăng
cường tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
đáp ứng đầy đủ trung thực kịp thời yêu cầu cho công tác quản lý, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tính chất quy trình công nghệ đặc điểm tổ chức
sản xuất, đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp để xác định đúng đắn đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm có cơ sở đó tổ
chức việc ghi chép ban đầu và nắm vững các phương pháp tính giá thành.
- Tính toán ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ các chi phí sản xuất thực
tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời kiểm tra tính thực
hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và
quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sự kiện, tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý. Vạch ra mức độ
và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở những khâu sản xuất.
- Tổ chức kiểm kê xác định sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và
kịp thời về giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ và dịch
vụ do xí nghiệp sản xuất ra. Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các

phân xưởng bộ phận sản xuất trong xí nghiệp.
- Lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
đúng chế độ quy định.
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TẠI XÍ
NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN:
trang13
NVL, CCDC
TSCĐ, LĐ
SXKD
Tiền
Thành phẩm sản
phẩm dở dang
Hàng
Một kỳ kinh doanh nhất
định
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp là toàn bộ chi phí
nguyên liệu, vật liệu dùng để sản xuất áo sơ mi như: vải, nút, chỉ, kôn và được
theo dõi chung cho đối tượng hạch toán chi phí.
Để tiện việc theo dõi chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ
đó là “Phiếu xuất kho”.
Công cụ: phiếu xuất kho áp dụng trong trường hợp xuất NVL để phục
vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài
khoản:
TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
TK 152 - C: nguyên vật liệu chính.
TK 152 - P: nguyên vật liệu phụ.
Trong tháng, xí nghiệp tiến hành xuất kho nguyên vật liệu dùng trực
tiếp sản xuất sản phẩm theo đơn giá bình quân.

trang14
Hạch toán nghiệp vụ cụ thể:
a. Ngày 02/3/2004 xuất NVL chính 4.000m vải. Đơn giá 17.500đ/m
dùng trực tiếp sản xuất mặt hàng áo sơ mi, phiếu xuất kho số 07
b. Ngày 08/3/2004 xuất vật liệu phụ dùng để sản xuất áo sơ mi gồm:
nút 200 lố, đơn giá 3.500đồng/lố; Kôn: 150m, đơn giá 3.600đ/m; Chỉ 100 cuộn,
đơn giá 6.000đ/cuộn.
Căn cứ vào các nội dung nghiệp vụ phát sinh trên kế toán tiến hành lập
“Phiếu xuất kho” số 07 và số 08 (kèm phụ lục)
Đồng thời hạch toán như sau:
a. Trị giá NVL chính: 4.000m x 17.500đ/m = 70.000.000 đồng.
Nợ TK 621 70.000.000
Có TK 152 (C) 70.000.000
b. Trị giá NVL phụ để sản xuất áo sơ mi
Nút: 200 lố x 3.500đ/lố = 700.000 đồng.
Kôn: 150m x 3.600đ/m = 540.000 đồng .
Chỉ: 100 cuộn x 6.000đ/cuộn = 600.000 đồng.
Tổng : 1.840.000 đồng
Nợ TK 621 1.840.000
Có TK 152 (P) 1.840.000
Trong 6 tháng phát sinh các khoản NVL, kế toán cũng hạch toán tương
tự như trên.
Cuối tháng kế toán vật liệu tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên
vật liệu (C-P) dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm với tổng số tiền là
125.690.000 đồng. Kế toán tiến hành lập “Bảng kê chứng từ ghi có TK 152”
(Kèm theo phụ lục).
Căn cứ vào “Bảng kê chứng từ ghi có TK 152” kế toán hạch toán như
su:
Nợ TK 621 125690.000
Có TK 152 125.690.000

TK 152(C) 122.010.000
TK 152(P) 3.680.000
Trên cơ sở bảng kê ghi có TK 152 kế toán lên chứng từ ghi sổ số 01
(kèm phụ lục)
trang15
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí NVL trực tiếp vào TK 154
để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 125.690.000
Có TK 621 125.690.000
Sơ đồ hạch toán
Đến đây kế toán vật liệu đã hoàn thành toàn bộ việc hạch toán của mình
về chi phí NVL trực tiếp. Kế toán vật liệu chuyển toàn bộ bảng kê và các
chứng từ ghi sổ sang sổ kế toán tính giá thành vào sổ kế toán liên quan và làm
cơ sở tính giá thành.
Nhận xét: với cách ths chi phí NVL trực tiếp hiện nay ở xí nghiệp May
Xuất khẩu Điện Bàn là rõ ràng, phù hợp, chính xác với đặc điểm tổ chức sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp so với lý thuyết đã học và thực tế em thấy cũng
tương tự nhau, không có gì khác hơn (về phương pháp hạch toán, tài khoản sử
dụng và chứng từ sử dụng).
2. Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp May Điện Bàn gồm tiền
lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
Để tiện theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán đã sử dụng chứng
từ đó là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành”.
a. Công dụng: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành để theo dõi số
lượng sản phẩm hoàn thành ở từng bộ phận làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền
lương.
b. Nội dung: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành áp dụng trong
trường hợp khi các tổ ở các phân xưởng may hoàn thành xong số lượng sản
phẩm được giao đã qua sự kiểm tra chất lượng của tổ KCS.

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản:
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 334: Phải trả công nhânviên
TK 338: Phải trả , phải nộp khác
Trong đó: TK 3382: KPCĐ
TK 3383: BHXH
trang16
TK 152 TK 621 TK 154
125.690.000 125.690.000
TK 3384: BHYT
Cuối tháng 3 kế toán ở các phân xưởng giao bảng thống kê số lượng
sản phẩm hoàn thành lên phòng kế toán tiền lương làm căn cứ lập bảng phân
bổ tiền lương. Các khoản trích theo lương như (BHXH, BHYT, KPCĐ).
Trong tháng 3/2004 xí nghiệp tính lương và các khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất như:
- Kế toán căn cứ vào các nội dung sau để tính lương và hạch toán.
+ Căn cứ vào phiếu xác nhận thành phẩm.
+ Căn cứ vào tỷ trọng tiền lương của từng bộ phận trong tổng tiền
lương để phân bổ cho từng bộ phận.
Trong bảng tính đơn giá tiền lương của xí nghiệp thì trong đó:
* Công nhân trực tiếp sản xuất (622) 78%
- Công nhân may : 74%
- Công nhân cắt : 4%
* Công nhân QLPX (627) 12%
- Kỹ thuật : 3%
- KCS : 5%
- Điện cơ : 3%
- VSCN : 1%
* Công nhân QLXN (642)10%
- Hành chính : 8%

- Bảo vệ : 2%
Trích bảo hiểm: Kế toán căn cứ vào chế độ quy định về việc trích
BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trên tiền lương cơ bản và lương phải trả theo
quy định của Nhà nước trong đó:
19%: tính vào chi phí sản xuất.
6% tínhvào lương công nhân thực hiện.
- Hằng tháng xí nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20%
trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV trong tháng, trong đó 5%trừ
vào lương CN thực hiện; 15% tính vào chi phí sản xuất.
- BHYT được tính theo tỷ lệ 3% tổng số tiền lương phải trả công nhân
trong tháng.
2%: tính vào chi phí sản xuất.
1% trừ vào lương.
trang17
- KPCĐ được tính 2% trên tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng
và được tính hếtvào chi phí sản xuất kinh doanh riêng:
+ BHXH, BHYT được tuính theo lương cơ bản.
+ KPCĐ: được tính theo tổng quỹ lương.
Kế toán căn cứ vào tổng quỹ lương cơ bản của Nhà nước quy định và
hệ số lương của từng người để xác định lương cơ bản cho cán bộ công nhân
viên trong tháng 3/2004 như sau:
Dựa vào bảng đăng ký mua BHCH, BHYT của cán bộ công nhân viên
trong xí nghiệp. Ta biết được hệ số lương của bộ phận xí nghiệp, trong đó:
- Bộ phận sản xuất : 189,81.
- Bộ phận quản lý phân xưởng : 51,91.
- Bộ phận quản lý xí nghiệp : 52,21.
* Hạch toán nghiệp vụ cụ thể:
Trong tháng 3/2007 xí nghiệp có phiếu báo sản phẩm hoàn thành như
sau:
“ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành” (Kèm phụ lục)

Với tổng số lượng hoàn thành : 9.623 sản phẩm.
Đơn giá lương (=50% giá gia công) : 12.500đ/sản phẩm.
Tổng số tiền : 120.287.500 đồng.
Trong tháng xí nghiệp có tổng số tiền lương được tính là 120.287.500
đồng được phân bổ như sau:
+ Tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất (622):
120.287.500 x 78% = 93.824.250 đồng
+ Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 627:
120.287.500 x 12% = 14.434.500 đồng
+ Tiền lương nhân viên quản lý xí nghiệp 642:
120.287.500 x 10% = 12.028.750 đồng
Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên là:
93.824.250 + 14.434.500 + 12.028.750 = 120.287.500 đồng.
* Dựa vào hệ số tính lương cơ bản như sau:
+ Bộ phận trực tiếp sản xuất: 189,81 x 290.000 = 55.044.900 đồng.
+ Bộ phận quản lý phân xưởng: 51,91 x 290.000 = 15.053.900 đồng.
+ Bộ phận quản lý xí nghiệp: 52,21 x 290.000 = 15.140.900 đồng.
trang18
Tổng tiền lương chi cho các bộ phận:
55.044.900 + 15.053.900 + 15.140.900 = 85.239.700 đồng
Sau khi tính toán xong kế toán tiến hành lập “Bảng kê chứng từ ghi có
TK 334”.
Lương phải trả và “Bảng kê chứng từ ghi có TK 334”.
Lương cơ bản (kèm phụ lục)
Từ bảng kê lương phải trả và lương cơ bản kế toán tiến hành lập bảng
trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (kèm phụ lục)
trang19
* Bộ phận trực tiếp sản xuất:
BHXH: 55.044.900 x 15% = 8.256.735đ.

BHYT: 55.044.900 x 2% = 1.100.898đ.
KPCĐ: 93.824.250 x 2% = 1.576.485đ.
Tổng số tiền phải trích:
8.256.735 + 1.100.898 + 1.876.485 = 11.234.118 đ. (1)
* Bộ phận quản lý phân xưởng :
BHXH: 15.053.900 x 15% = 2.258.085đ.
BHYT: 15.053.900 x 2% = 301.078đ.
KPCĐ: 14.434.500 x 2% = 288.690đ.
Tổng số tiền phải trích:
2.258.085 + 301.078 + 288.690 = 2.847.853đ. (2)
* Bộ phận quản lý xí nghiệp :
BHXH: 15.140.900 x 15% = 2.271.135đ.
BHYT: 15.140.900 x 2% = 302.818đ.
KPCĐ: 12.028.750 x 2% = 204.575đ.
Tổng số tiền phải trích:
2.271.135 + 302.818 + 240.575 = 2.814.528 đ. (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có tổng số tiền phải trích ở các bộ phận:
11.234.118 + 2.847.853 + 2.814.528 = 16.896.499đ.
Căn cứ vào bảng kê ghi có TK 334 lương phải trả và phải trích BHXH,
BHYT, KPCĐ tacó:
+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622 93.824.250
Có TK 334 93.824.250
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% tínhvào chi phí
sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622 11.234.118
Có TK 338 11.234.118
TK 3382 1.876.485
TK 3383 8.256.735
trang20

×