Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về chiếm hữu và nêu ý nghĩa của quy định chiếm hữu đối với việc bảo vệ quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.17 KB, 20 trang )

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ Luật Dân sự
PGS.TS: Phó Giáo sư.Tiến sĩ


MỞ ĐẦU
Chiếm hữu là một chế định quan trọng trong Luật Dân sự, được pháp điển
trong nhiều bộ luật dân sự các quốc gia trên thế giới, mà sớm nhất phải kể đến Luật
La Mã. Chế định chiếm hữu trong luật La Mã đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối
với pháp luật Dân sự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trường phái pháp luật Sô viết
nên BLDS Việt Nam 2005 quy định chiếm hữu là một quyền nằm trong nội dung
của quyền sở hữu, bảo vệ chiếm hữu theo cách thức bảo vệ quyền sở hữu. BLDS
2015 đã sửa đổi chế định chiếm hữu theo hướng gần gũi hơn, tách riêng chiếm hữu
trở thành một chế định riêng trong chương XII BLDS 2015. Và để tìm hiểu rõ hơn
về chế định này, em xin lựa chọn đề tài số 7:“ Phân tích quy định của pháp luật
hiện hành vê chiếm hữu và nêu ý nghĩa của quy định chiếm hữu đối với việc
bảo vệ quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự ” để có một cái nhìn tổng
quát, khách quan và hiểu sâu sắc nhất về những quy định của pháp luật hiện hành
Việt Nam về chiếm hữu.


NỘI DUNG
1. Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về chiếm hữu:
Theo quan điểm của các nhà lập pháp La Mã trong hệ thống luật La Mã hoàn
thiện hơn ở giai đoạn sau thì “chiếm hữu” và “quyền sở hữu” là hai phạm trù khác
biệt có thể hịa nhập trong cùng một chủ thể, nhưng cũng có thể thuộc về các chủ
thể khác nhau. Theo V.M.KHVOXTOP (Giáo trình Hệ thống Luật La Mã) thì chiếm
hữu là chế định hoàn toàn khác biệt với sở hữu, chủ sở hữu có thể khơng phải là
người chiếm hữu và người lại ngược lại người khơng phải là chủ sở hữu có thể
chiếm hữu tài sản. Sự chiếm hữu này xuất phát từ quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
tài sản và quyền chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu tài sản. Cần lưu ý


quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu tài sản ở đây phải là quyền
chiếm hữu hợp pháp.
1.1 Khái niệm chiếm hữu:
Điều 179. Khái niệm chiếm hữu
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Theo Điều 179, BLDS 2015, chiếm hữu đã được ghi nhận thành một điều luật độc
lập trong BLDS 2015 là thể hiện cách tiếp cận mới của các nhà làm luật, cũng là
một hướng đi tích cực. Theo đó chế định chiếm hữu được coi là một chế định tồn tại
độc lập so với chế định sở hữu. Chiếm hữu được ghi nhận là một tình trạng, một sự
kiện, khơng phải là một quyền, để từ đó phát sinh những quan hệ pháp lý nhất định.
Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể
có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người


chiếm hữu. Trong đời sống thường ngày xảy ra nhiều trường hợp có những người
khơng phải là chủ sở hữu những vẫn chiếm hữu tài sản đó. Do vậy, vấn đề xem xét
sự chiếm hữu của người đó có hợp pháp hay khơng là một vấn đề rất quan trọng.


Khoản 1 đã đưa ra định nghĩa về chiếm hữu – là hành vi của bất cứ chủ thể nào bởi
bất cứ một chủ thể nào cũng có thể là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản.
Chiếm hữu bao gồm việc nắm giữ, chi phối tìa sản một cách trực tiếp và gián tiếp.
Hành vi chiếm hữu gián tiếp đó là chủ thể xác lập hợp đồng gửi giữ hay ủy quyền
quản lí tài sản đối với người khác. Do đó, chủ thể có thể trực tiếp nắm giữ tài sản
dưới một trạng thái vật chất cụ thể, hoặc chiếm hữu gián tiếp thông qua áp dụng các
biện pháp quản lý về mặt pháp lý đối với tài sản.
Ví dụ: Giao cho người khác chiếm hữu thông qua các quan hệ thuê trông giữ hay ủy
quyền quản lý tài sản.




Ý chí của người chiếm hữu là coi như mình là người có quyền đối với tài sản. Hành
vi chiếm hữu chỉ được pháp luật fhi nhận và bảo vệ khi chủ thể chiếm hữu có những
xử sự giống như họ là chủ sở hữu hay có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản.
Vì vậy, những người có hành vi nắm giữ tài sản một cách lén lút, che đậy, giấu diếm
để tránh sự phát hiện của những người xung quanh của những người đi trộm cắp,
lừa đỏa tài sản thì khơng được pháp luật bảo vệ.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không
phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể
là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230,
231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.



Khoản 2 phân loại chiếm hữu thành chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của
người không phải là chủ sở hữu. Theo quy định của điểm a khoản 1 điều 165 BLDS


2015 thì hành vi chiếm hữu của chủ sở hữu là hành vi chiếm hữu có căn cứ pháp
luật; cịn hành vi chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu thì có thể là chiếm
hữu có căn cứ pháp luật theo điểm b, c, d ,e khoản 1 Điều 165 và chiếm hữu khơng
có căn cứ pháp luật theo điều 228 đến điều 233 và Điều 236 là căn cứ để xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu. Như vậy, các trường hợp chiếm hữu khác của chủ thể
không phải là chủ sở hữu mà không thuộc Điều luật này sẽ không được pháp luât
bảo hộ.
1.2 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật:
Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau
đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tìa sản vơ chủ, tài sản khơng xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác cả pháp luật có liên
quan;


e) Trưởng hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là
chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc kiểm soát tài sản dựa trên các quy định của
pháp luật, gọi là chiếm hữu hợp pháp. Dựa theo Điều 165 BLDS quy định có 6 căn
cứ chiếm hữu


Chủ sở hữu được tồn quyền tự mình nắm giữ, quản lý tài sản theo ý chí của
mình, phù hợp với quy định của pháp luật về từng loại tài sản.



Người không phải là chủ sở hữu chiếm hữu tài sản chỉ được coi là hợp pháp
nếu được chủ sở hữu chuyển quyền chiếm hữu.




Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu
trong phạm vi, cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác đinh.



Người được chuyển giao quyền hiếm hữu thơng qua các giao dịch dân sự phù
hợp với ý chí của chủ sở hữu (ví dụ, theo hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng gửi
giữ tài sản…. Trong trường hợp này, người được giao tài sản phải thực hiện
quyền chiếm hữu tài sản phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.



Người phát hiện và giữ tài sản vơ chủ, tài sản khơng xác định được ai là chủ
sở hữu, tìa sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với
các điều kiện do pháp luật quy định.



Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù
hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.




Các trường hợp khác do pháp luật quy định như chiếm hữu trên cơ sở quyết
định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Việc ciếm hữu tài sản không phù hợp với quy định trên là chiếm hữu khơng có
căn cứ pháp luật.

1.3 Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật:
Điều 180: Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.


Kế thừa nội dung của Điều 189 BLDS 2005, Điều 180 BLDS 2015 quy định
chiếm hữu phải là các trường hợp chiếm hữu có cơ sở để tin rằng mình có
quyền chiếm hữu. Chủ thể chiếm hữu có căn cứ để tin rằng người chuyển
giao tài sản cho mình là chủ sở hữu hoặc có căn cứ tin rằng người chuyển
giao tài sản cho mình có thẩm quyền chuyển giao.

Ví dụ: A mua tài sản bị trộm cắp nhưng người bán là B cam kết đó là tài sản của
mình đem bán. Hoặc A mua tài sản của B có giấy ủy quyền cho C bán, tuy nhiên
giấy ủy quyền do C làm giả.
Điều 181. Chiếm hữu khơng ngay tình
Chiếm hữu khơng ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình khơng có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.


Có hai trường hợp để nhận biết hành vi chiếm hữu khơng ngay tình:


Một là, chủ thể biết việc chiếm hữu của mình là khơng thuộc chiếm hữu ngay
tình.
Ví dụ: Người chiếm hữu hồn tồn biết mình khơng có quyền chiếm hữu tài sản như
chiếm hữu tài sản có được do trộm cắp, cướp,..Hay người chiếm hữu biết người
chuyển giao quyền chiếm hữu như người mượn tài sản và không được phép cho
người thứ ba mượn lại, người thuê tài sản nhưng không được phép cho người thuê
lại,…

Hai là, pháp luật buộc chủ thể chiếm hữu phải biết việc chiếm hữu của mình
có căn cứ pháp luật hay không. Trường hợp này áp dụng đối với tài sản chiếm hữu
là tài sản có đăng ký quyền chủ sở hữu. Khi tài sản buộc phải đăng ký quyền chủ sở
hữu thì người chiếm hữu ngay tình phải được chuyển giao từ chủ sở hữu hoặc người
được chủ sở hữu ủy quyền.
Ví dụ: A cho B mượn xe máy, sau đó B bán xe máy khơng có giấy tờ đăng ký xe.
Như vậy B là chủ thể chiếm hữu khơng ngay tình.

1.5 Các quy định khác về chiếm hữu:
Điều 182: Chiếm hữu liên tục
1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian
mà khơng có tranh chấp về quyền và tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa
được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người
chiếm hữu.




Pháp luật quy định các yếu tố để xác định chiếm hữu liên tục tại khoản 1, chiếm
hữu liên tục phải đáp ứng các điêu kiện về thời gian và khơng có tranh chấp. Thời
gian chiếm hữu là một khoảng thời gian nhất định. Pháp luật không quy định cụ thể
để xác định tính liên tục trong thời gian chiếm hữu, tuy nhiên cần hiểu đó là
khoảng thời gian dài và việc chiếm hữu diễn ra ổn định.



Khơng có tranh chấp về quyền đối với tài sản trong khoảng thời gian chiếm hữu,
gồm hai trường hợp:
Thứ nhất, trong thời gian chiếm hữu hồn tồn khơng có mâu thuẫn, tranh

chấp về việc chiếm hữu tài sản.
Thứ hai, xác định chiếm hữu liên tục có thể bị tranh chấp nhưng chưa được
phán quyết bởi một bản án có hiệu lực pháp luật. Thời gian kể từ thời điểm có đơn
khởi kiện đến thời điểm trước khi có bản án hiệu lực pháp luật về quyền tài sản
được coi là khoảng thời gian khơng có tranh chấp đối với tài sản.



Khi thỏa mãn hai điều kiện trên, việc chiếm hữu của củ thể đối với tài sản được coi
là chiếm hữu liên tục
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đốn về tình
trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.



Xác định chiếm hữu liên tục có ý nghĩa trong việc xác định chiếm hữu không liê
tục. Chiếm hữu không liên tục là chiếm hữu không thỏa mãn các điều kiện của
chiếm hữu liên tục. Hành vi chiếm hữu không liên tục sẽ không được pháp luật bảo
vệ bởi nó khơng được coi là căn cứ để suy đốn về tình trạng của người chiếm hữu
là ngay tình và được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Xác định các tình trạng


chiếm hữu có ý nghĩa trong việc suy đốn tình trạng và quyền của người chiếm hữu
được quy định tại Điều 184 BLDS 2015

Điều 183. Chiếm hữu công khai
1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch,
không giấu diếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, cơng dụng
và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.



Hành vi chiếm hữu cơng khai được giải thích theo hình thức diễn giải từ nghĩa:
cơng khai là minh bạch, không giấu diếm. Tiếp theo, hành vi chiếm hữu cơng khai
được cụ thể dưới 2 góc độ: chiếm hữu kèm sử dụng ( tài sản được người chiếm hữu
sử dụng theo đúng tính năng, cơng dụng ), chiếm hữu kèm theo bảo quản (người
chiếm hữu phải có ý thức bảo quản và áp dụng các biện pháp bảo quản tài sản, giữ
gìn như chính tài sản của mình). Các yếu tố này là sự biểu hiện cho việc chiếm hữu
công khai.
2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đốn vè tình
trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.



Pháp luật quy định, chiếm hữu công khai là cơ sở xác định chiếm hữu khơng cơng
khai. Hành vi chiếm hữu khơng cơng hai thì pháp luật sẽ khơng bảo vệ, bởi nó sẽ
khơng được xem là căn cứ để suy đốn về tình trạng chiếm hữu ngay tình của một
người. Chỉ khi nào người chiếm hữu cơng khai, ngay tình, liên tục trong khoảng
thời gian luật định thì mới được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chiếm hữu.


Điểm mới ở BLDS 2015 là sự xuất hiện của 2 quy định hồn tồn mới, đó là
Điều 184 và Điều 185 nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của người đang chiếm
hữu tài sản. Người nào có tranh chấp với chiếm hữu thì phải chứng minh rằng,
người chiếm hữu khơng có quyền chiếm hữu. Khi BLDS 2005 vẫn cịn hiệu lực,
khơng chỉ trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt bằng hành vi vi phạm pháp luật
hình sự, mà cả khi việc chiếm hữu tài sản bị quấy nhiễu trong cuộc sống dân sự, thì
để có thể có được hưởng sự bảo vệ của luật pháp, người chiếm hữu cũng phải trải
qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan hệ với quyền sở hữu.

Điều 184. Suy đốn về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm
hữu khơng ngay tình thì phải chứng minh.


Ngun tắc suy đốn về tình trạng và quyền chiếm hữu là người đang thực tế chiếm
hữu tài sản ln được coi là chiếm hữu ngay tình. Tình trạng chiếm hữu của chủ thể
đó phù hợp với các yêu cầu pháp luật đặt ra tại Điều 182 BLDS 2015. Người nào
muốn khẳng định việc chiếm hữu của một chủ thể đối với tài sản là không ngay tình
thì phải chứng minh. Ngun tắc này sẽ góp phần bảo đảm sự ổn định cho các chủ
thể đang thực tế chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy
đốn là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng
minh về việc người chiếm hữu khơng có quyền.



Pháp luật quy định ngun tắc suy đốn người có quyền chiếm hữu trong trường
hợp phát sinh tranh chấp về quyền đối với tài sản. Trong q trình tranh chấp,
ngun tắc suy đốn tn thủ theo nguyên tắc được quy định trong khoản 1 Điều


184. Người đang thực tế chiếm hữu tài sản được suy đốn là người có quyền chiếm
hữu tài sản. Chủ thể đang có tranh chấp về quyền đối với người chiếm hữu tài sản
có nghĩa vụ chứng minh.
3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, cơng khai được áp dụng thời hiệu hưởng
quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật
này và luật khác có liên quan.


Pháp luật quy định nguyên tắc hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cho người chiếm

hữu ngay tình, liên tục, cơng khai. Theo đó, một chủ thể thỏa mãn điều kiện quy
định tại Điều 180, Điều 182 và Điều 183 có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức sinh ra từ
tài sản.
Khi BLDS 2005 vẫn cịn hiệu lực, khơng chỉ trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt
bằng hành vi vi phạm pháp luật hình sự, mà cả khi việc chiếm hữu tài sản bị quấy
nhiễu trong cuộc sống dân sự, thì để có thể có được hưởng sự bảo vệ của luật pháp,
người chiếm hữu cũng phải trải qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan
hệ với quyền sở hữu.
Ví dụ: có một người đang khai thác một phần đất một cách bình yên, một người
khác đến cắm dùi bên cạnh rồi bắt đầu tiến hành lấn chiếm; người bị lấn chiếm kiện
yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm. Trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người
khiếu kiện phải chứng minh rằng mình là người thực sự có quyền đối với tài sản, thì
mới được bảo vệ. Cịn sau khi BLDS 2015 đã có hiệu lực, với ngun tắc suy đốn
người chiếm hữu là người có quyền thì trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị
xâm hại, quấy nhiếu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ
theo cách bảo vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu.
Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu


Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền
u cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng
ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng
ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Chiếm hữu là tình trạng thực tế và thể hiện là tài sản đang trong sự kiểm sốt
của một chủ thể này có quyền đối với tài sản đó, vì vậy, khi họ có hành vi xâm
phạm đến tài sản của người chiếm hữu, họ có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm
phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Nội dung điều luật
này có hai vấn đề sau:



Thứ nhất, áp dụng các phương pháp bảo vệ việc chiếm hữu khi quyền chiếm hữu bị
xâm phạm. Hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu bao gồm hành vi cản trở người có
quyền chiếm hữu thực hiện quyền chiếm hữu và hành vi chiếm hữu tài sản khiến
người có quyền chiếm hữu khơng thực hiện được việc chiếm hữu của mình.



Thứ hai, pháp luật quy định các biện pháp người có quyền chiếm hữu tài sản được
áp dụng để bảo vệ quyền chiếm hữu của mình, bao gồm:

-

Tự mình yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi, khơi phục lại tình
trạng ban đầu, trả lại tài sản cho người có quyền chiếm hữu, bồi thường thiệt hại
trong trường hợp tài sản bị thiệt hại về giá trị.

-

Yêu cầu Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
2. Ý nghĩa của quy định chiếm hữu đối với việc bảo vệ quyền của các chủ thể
trong quan hệ dân sự:


Quyền chiếm hữu là cơ sở quan trọng để xác định quyền sở hữu. Xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn địi hỏi phải có các quy định chiếm hữu để bảo vệ quyền của các
chủ thể trong mối quan hệ dân sự, BLDS nước ta lần đầu tiên đã ghi nhận đầy đủ
các quy định này. Đây chính là sự khẳng định tầm quan trọng của các căn cứ xác
lập quyền sở hữu trong lĩnh vực dân sự.

Một khi quan hệ chiếm hữu được xác lập, sự chiếm hữu ấy sẽ phát sinh hiệu lực một
cách độc lập với chế định sở hữu. Các hiệu lực của chiếm hữu được thừa nhận phổ
biến nhất là:
2.1 Hiệu lực suy đốn có lợi cho người chiếm hữu khi có
tranh chấp: Khi mỗi quan hệ chiếm hữu hiện có bị đặt vào sự thử thách của một
cuộc tranh chấp chiếm hữu, pháp luật các quốc gia trao cho người chiếm hữu một số sự
suy đốn có lợi.
Ví dụ: BLDS Pháp suy đốn người đang chiếm hữu là chiếm hữu với
tư cách chủ sở hữu (sự suy đoán này cho phép người chiếm hữu được
hưởng thời hiệu xác lập sở hữu) nếu khơng có phản chứng (Điều
2230); nếu người chiếm hữu chứng minh được rằng trước đây đã
chiếm hữu, thì được suy đốn rằng đã chiếm hữu từ thời điểm đó tới
này, trừ trường hợp có phản chứng (Điều 2234). BLDS Hà Lan suy
đốn là người chiếm hữu là ngay tình, người khác muốn nại rằng
người đó khơng ngay tình thì phải chứng minh (Điều 118).
Như vậy, với những suy đoán trên, khi đối diện với một tranh chấp chiếm hữu,
người chiếm hữu được loại khỏi mọi nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ tình trạng chiếm
hữu của mình. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đi kiện. Việc này đảm bảo cho
người chiếm hữu ở trong một tình trạng ổn định, để anh ta có thể yên tâm khai thác các
giá trị kinh tế của tài sản mà anh ta chiếm hữu.
2.2 Hiệu lực bảo vệ người chiếm hữu khỏi mọi sự quấy nhiễu

đến từ bên ngồi, xâm phạm đến tình trạng chiếm hữu đang tồn tại. Nói chung,


một hành vi gọi là quấy nhiễu sự chiếm hữu một khi nó được thưc hiện một cách cố
ý và tác động trực tiếp đến tình trạng chiếm hữu đang tồn tại Theo đó, nếu người
chiếm hữu cho rằng một người đang xâm phạm đến sự chiếm hữu của anh ta, anh ta có
thể kiện ra tịa để xin tịa buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm của mình
lại và tái lập tình trạng ban đầu.

Ví dụ: Cây từ nhà ông A ngả cành sang nhà ông B, thì ơng B có quyền u cầu
ơng A chặt cành đó đi, hoặc kiện ra tịa để xin bảo vệ chiếm hữu, buộc ông A phải thực
hiện yêu cầu phải chặt nhành cây lấn sang khơng gian nhà mình. Hành vi kiện này gọi
là kiện bảo vệ chiếm hữu.
Thực ra, nếu muốn, người chiếm hữu mà bị quấy nhiễu có thể tiến hành tranh
chấp ln về quyền với người quấy nhiễu sự chiếm hữu của mình, bằng một vụ kiện về
quyền. Luật mở ra cho người chiếm hữu hai khả năng kiện cáo để lựa chọn.
Cũng có thể chính người quấy nhiễu có khả năng, điều kiện và mong muốn
tranh chấp với người chiếm hữu về quyền đối với tài sản. Nhưng một khi, thay vì kiện
trước tịa án, người này lại đi quyấ nhiễu người chiếm hữu và sau này kiện, thì người
quấy nhiễu phải đi theo vụ kiện của người chiếm hữu, chứ khơng được kiện ngược.
Ví dụ: Trong một kịch bản điển hình, một người cho rằng mình có quyền sở hữu
đối với phần đất đang bị người khác chiếm hữu và chủ động xây dựng, trồng cây trên
phần đất đó; người chiếm hữu kiện ra tịa u cầu bảo vệ tình trạng chiếm hữu bằng
một hành động tích cực; thẩm phán yêu cầu người quấy nhiễu ngưng việc xây dựng,
trồng cây và khơi phục tình trạng ban đầu; người quấy nhiễu phải chấp hành bản án,
rồi sau đó, nếu muốn, có thể tiến hành một vụ tranh chấp về quyền với người chiếm
hữu bằng một hành động tạm thời.
2.3 Xác lập sở hữu theo thời hiệu là một hiệu lực của chiếm hữu,
theo đó trong những trường hợp cụ thể, nếu sự chiếm hữu là liên tục, cơng khai và
ngay tình sau một thời hiệu nhất định. Người chiếm hữu trong tư thế của một chủ sở
hữu, dù khơng phải là chủ sở hữu đích thực, thì sau một thời gian có thể trở thành chủ
sở hữu của tài sản đó, được bảo vệ bằng một cách thức mạnh mẽ hơn. (thường là 10


năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản). Giải pháp này được ghi nhận
cả trong trường hợp chiếm hữu khơng ngay tình, nhưng tất nhiên, thời gian thử thách
đối với người này phải dài hơn so với người chiếm hữu ngay tình, có thể là gấp đôi,
gấp ba, tùy theo sự đánh giá của người làm luật về chất lượng đạo đức của sự chiếm
hữu khơng ngay tình.


2.4 Hiệu lực của chiếm hữu đối với chủ thể chiếm hữu:
BLDS 2015 cùng với việc quy định chiếm hữu trong một chương riêng, đã
đưa một giải pháp giúp bảo vệ chiếm hữu theo một phương thức độc lập với chế
định sở hữu. Điều 184 đã trao cho người chiếm hữu 2 suy đốn đó là: người chiếm
hữu được suy đốn là ngay tình, người nào phản đối phải chứng minh và trong
trường hợp có tranh chấp, người chiếm hữu được suy đốn là người có quyền,
người nào phản đối phải chứng minh.
Đối với người chiếm hữu, nhờ suy đốn ngay tình mà người chiếm hữu được
nhận hoa lợi, lợi tức mà không cần chứng minh sự ngay tình của mình; được hưởng
thời hiệu xác lập sở hữu mà không cần chứng minh. Đứng trước một sự xâm phạm
trực tiếp vào tình trạng chiếm hữu (mà tranh chấp về cành cây vươn lấn sang khơng
gian là một ví dụ), người chiếm hữu có thể kiện u càu Tịa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng ban
đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Đứng trước một tranh chấp về chiếm hữu,
người chiếm hữu cũng được bảo vệ mà khơng cần chứng minh mình có quyền.
Tuy nhiên, đối với người đi kiện địi khơi phục chiếm hữu thì BLDS 2015 lại
bày tỏ những bất cập. Như phân tích ở phần trước, người đi kiện địi tài sản có thể
tranh chấp về tình trạng, cũng có thể tranh chấp về quyền với người chiếm hữu. Tuy
nhiên, dường như BLDS 2015 không cho phép người đi kiện được phát một đơn
kiện để địi khơi phục tình trạng chiếm hữu. Khoản 1 điều 166 về quyền đòi lại tài


sản quy định “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền địi lại
tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng
có căn cứ pháp luật”. Như vậy, luật chỉ cho phép người có quyền được địi lại tài
sản của mình.
Ví dụ: B ăn cắp xe máy từ A bán cho C, C ngay tình và lại bị ăn cắp chiếc
xe máy đó bởi D. Như vậy, trong khi luật pháp các nước trên thế giới cho phép C
kiện D để địi khơi phục tình trạng chiếm hữu (khơng quan tâm đến việc C có phải

là chủ sở hữu khơng) thì luật Việt Nam chỉ cho phép người có quyền, tức là A được
phép kiện C thơng qua hình thực kiện bảo vệ quyền sở hữu (vốn có nghĩa vụ chứng
minh rất khó khăn).
Như vậy, chủ sở hữu nếu mất tài sản, khi đi kiện phải chứng minh mình là
chủ sở hữu đích thực. Điều này là hồn tồn khơng khả thi đối với thực tế hiện nay
của Việt Nam, vì 2 lý do như sau:
Thứ nhất, hệ thống đăng ký quyền sở hữu của Việt Nam mới được xây dựng
nên cịn rất thiếu sót. Đơn cử như đối với tài sản là bất động sản, hiện nay có 2 hình
thức đăng ký là đăng ký quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và đăng ký quyền sở hữu nhà và
các tài sản khác trên đất (sổ hồng), do những yêu cầu ngặt nghèo về chứng minh
quyền sở hữu; thủ tục hành chính phức tạp; và lệ phí đăng kí và tiền thuế phải đóng
khi đăng ký là lớn, cho nên phần lớn các chủ sở hữu đất ở Việt Nam vẫn không
đăng ký các vật quyền này. Mặt khác, trong thực tế động sản phải đăng ký nhiêu lúc
được chuyển giao qua rất nhiều mà không có bất kỳ sự đăng ký nào. Vì vậy, các chủ
sở hữu ở Việt Nam muốn chứng minh quyền của mình, khơng thể dễ dàng dẫn
chứng bằng chứng thư đăng ký vật quyền như ở các nước tiên tiến.
Thứ hai, nếu chủ sở hữu chứng minh tư cách sở hữu của mình bằng cách lần
ngược về quá khứ, thì điều này là không khả thi. Điều này lại càng đặc biệt đúng
khi xét đến điều kiện kinh tế (do thương mại khơng có lịch sử lâu đời, cho nên việc
bn bán ở nước ta cũng rất đơn giản, việc buôn bán dựa trên niềm tin là chủ yếu


cho nên không để lại nhiều giấy tờ ghi chép lại các giao dịch dân sự) và điều kiện
lịch sử (do trải qua chiến tranh và chia cắt cho nên các quan hệ tài sản trong xã hội
bị xáo trộn rất nhiều). Cho nên, thật khó mà tin được rằng, chủ sở hữu có thể chứng
minh được tư cách sở hữu của mình bằng cách lần ngược về quá khứ. Như vậy, rõ
ràng rằng BLDS 2015 đã không thể tạo điều kiện cho người đi kiện bảo vệ lợi ích
của mình.
Đứng trước một tranh chấp mà ta thấy rõ ràng rằng có một người bị thiệt hại, thì dù
BLDS thất bại trong việc bảo vệ người bị thiệt hại ấy, thì ta vẫn có thể đặt ra câu hỏi

rằng, thực tế diễn ra như thế nào?
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện cho rằng, nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu
của người đi kiện phần chỉ là thủ tục: nhà chức tranh có thể yêu cầu người đi kiện
chứng minh nguồn gốc của tài sản, nhưng người đó vẫn có thể trả lời vu vơ rằng
mình khơng cịn giấy tờ gì để chứng minh nguồn gốc của tài sản tranh chấp, thì nhà
chức trách vẫn trả lại tài sản cho người đi kiện chứ khơng tịch thu vào cơng quỹ. Có
rất nhiều ví dụ cho thấy rằng trong thực tế, tịa án ln tìm cách giải quyết các vấn
đề mà luật dân sự chưa giải quyết được.
Tóm lại, mặc dù trong thực tế đã có những giải pháp nhất định, nhưng BLDS
2015 đã thất bại trong việc cung cấp cho người chiếm hữu một khả năng khả thi để
bảo vệ tình trạng chiếm hữu của mình.
Đối với người thứ ba ngay tình, BLDS 2015 dành một sự bảo vệ rất yếu cho
người thứ 3 ngay tình. Cũng theo điều 166 về quyền đòi vật, ta thấy rằng dù người
chiếm hữu là ngay tình, chừng nào quyền sở hữu do thời hiệu chưa được xác lập thì
kể cả khi thời gian chiếm hữu đã tương đối dài và tình trạng chiếm hữu của anh ta là
ổn định, anh ta ln có thể bị chủ sở hữu đòi lại tài sản. Về lý thuyết, một người
mua một mảnh đất về xây nhà, kinh doanh bn bán ổn định trong 29 năm, vẫn có
thể bị đòi lại tài sản; một người chiếm hữu một động sản, thì sau 9 năm tình trạng
chiếm hữu của anh ta vẫn bấp bênh. Đáng nói là khi anh ta bị đòi lại tài sản, anh là


có một quyền lợi bị thiệt hại, thì chính anh ta lại phải tự mình tìm để kiện địi bồi
thường người đã chuyển giao tài sản cho mình bằng cách chứng minh thiệt hại và
lỗi của người đó. Điều này thật là bất công đối với người thứ 3 ngay tình. Trong khi
luật pháp các quốc gia khác trên thế giới quy định một thời hạn để kiện đòi tài sản,
thì luật Việt Nam lại bảo vệ quyền sở hữu một cách tuyệt đối như thế. Sự bảo vệ
tuyệt đối này khơng chỉ đem lại bất cơng, mà cịn làm cho chủ sở hữu khơng có ý
thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của mình.
Như vậy, chế định bảo vệ chiếm hữu trong BLDS Việt Nam vừa khó thực thi,
lại vừa bất công. Sự bảo vệ như vậy không thể nào giúp cho các mối quan hệ dân sự

được vận hành một cách ổn định, gây nguy hại đến niềm tin của các chủ thể đối đối
với sự bảo vệ của luật pháp, khiến cho nền kinh tế cứ vướng mắc vào tranh chấp
quyền lợi mà không thể phát triển nhanh.
3. Biện pháp khắc phục những điểm bất hợp lý
Nhìn nhận quan hệ chiếm hữu theo đúng bản chất. Căn nguyên của sự bất
hợp lý nói trên trong cơ chế bảo vệ quyền sở hữu đang vận hành ở Việt Nam, khơng
gì khác, chính là việc thừa nhận chiếm hữu như là một phần nội dung củaquyền sở
hữu. Yêu cầu số một đối với việc hoàn thiện pháp luật sở hữu, bởi vậy, là tách
quyền chiếm hữu ra khỏi quyền sở hữu và trả nó về vị trí thích hợp.
Nói rõ hơn, cần thừa nhận chiếm hữu như là một quan hệ thực tế giữa chủ thể
và tải sản, là sự bộc lộ ra bên ngoài một quyền năng đối với tài sản. Sự bộc lộ ấy có
thể phản ánh trung thực nội dung bên trong của các quyền mà chủ thể có được đối
với tài sản liên quan, nhưng cũng có thể khơng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng
đặt vấn đề liệu chủ thể thực sự có hay khơng có quyền. Nếu việc chiếm hữu đang
diễn ra cơng khai và bình n, thì quan hệ chiếm hữu được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ, như là một phần trật tự của xã hội. Và cũng vì một quan hệ chiếm hữu đang


tồn tại và vận hành cơng khai, bình n là phù hợp với trật tự xã hội, mà người
chiếm hữu cần được ưu tiên bảo vệ cả trong trường hợp có sự tranh chấp về quyền
đối với tài sản: người này phải được suy đốn là có quyền, ai nói ngược lại thì phải
chứng minh.

KẾT LUẬN
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là biết bao nhu cầu chính
đáng được đặt ra. Thiết nghĩ rằng nhà làm luật cần phải dẹp bỏ các định kiến ý thức
viển vơng, lắng nghe chân thành tiếng nói của xã hội, và đầu tư nhiều tâm huyết để
xây dựng một bộ luật dân sự khoa họa và chất lượng. Chiếm hữu và sở hữu là hai
chế định vô cùng quan trọng trong luật tài sản của các quốc gia. Sự vận hành tốt đẹp
của một xã hội phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các chế định ấy. Trong quá trình

tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em
mong nhận được những đóng góp ý kiến của thầy, cơ để em có thể hiểu đúng đắn và
sâu sắc hơn vấn đề, đồng thời có thêm kinh nghiệm cho những bài tập sau. Em xin
chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình Luật dân sự
Bộ luật dân sự
Giáo trình hướng dẫn mơn học luật dân sự
TS. Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ Luật dân sự của nước Cộng

5.

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản Tư pháp.
PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ
Luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà

6.

xuất bản Công an nhân dân
PGS.TS Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ Luật Dân

7.


sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam.
Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề về quyền sở hữu trng bộ luật dân sự Việt

8.

Nam, Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2000.
Đỗ Thành Cơng, Quyền địi lại tài sản khơng có căn cứ pháp luật, tạp chí Tịa

9.

án nhân dân, số 15/2010.
Nguyễn Ngọc Điện, Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu – bài học về tính

hướng luật xa rời thực tiễn, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3/2013.
10. Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa
học phù hợp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14/2010.


11.

Ngô Thùy Dương, Hệ thống vật quyền trong Bộ Luật dân sự năm 2015,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội năm 2016.



×