Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy định của pháp luật hiện hành về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.86 KB, 4 trang )

Lời mở đầu
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là việc sắp xếp, bố trí các bộ phân cấu thành hệ
thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng
như toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước. Ở nước ta việc tổ chức hệ thống ngân sách dựa vào
hệ thống các đơn vị hành chính, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân. Giữa các câp ngân sách có sự phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi một cách cụ
thể đó là sự phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và sự phân chia
giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Trong phạm vi bài tập này em xin làm rõ các quy định
của pháp luật hiện hành về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
Nội dung
1. Quy định của pháp luật hiện hành về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa
phương.
Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, theo quy định
của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. Phân chia nguồn thu ngân sách nhà
nước là việc xác định mỗi cấp ngân sách được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập
trung đến đâu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì ngân sách
địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân. Hiện nay các đơn vi hành chính có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở nước ta
gồm có đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Vì vậy, ngân sách địa phương gồm
ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Như vậy phân chia nguồn thu giữa các cấp
ngân sách địa phương chính là phân chia nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp
huyện và ngân sách cấp xã. Luật ngân sách nhà nước 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã có những quy định về nguyên tắc phân phối nguồn thu cũng như phân định cụ thể nguồn thu
giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
Trước hết về thẩm quyền phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương thuộc
về Hội đồng nhân dân tỉnh “…Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) quyết định viẹc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và
trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn” (điểm c Khoản 2 Điều 4 Luật NSNN). Có thể thấy
rằng việc giao quyền quyết định phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương cho


Hội đồng nhân dân tỉnh là hoàn toàn phù hợp bởi cơ quan chính quyền nhà nước cấp tỉnh hơn ai
hết nắm rõ đặc thù, khả năng và nhu cầu của địa phương mình, nắm bắt nhanh nhạy tình hình và
những biến chuyển có liên quan tới các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn mình quản
lý vì vậy có thể thực hiện việc phân chia nguồn thu phù hợp giữa các cấp.
Tuy nhiên quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh không thể tùy tiện mà phải phù hợp với
các nguyên tắc pháp lý được quy định trong Luật NSNN 2002 và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Theo Điều 34 Luật NSNN 2002 thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ
thể nguồn thu cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương theo nguyên tắc:
- Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực
và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương.
- Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối
thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài;
thuế thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ
phí trước bạ nhà, đất.
- Trong các nguồn thu ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố
thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ
nhà đất
Bên cạnh các nguyên tắc quy định trong Luật NSNN 2002, Điều 6 Nghị định
60/2003/NĐ-CP bổ sung thêm một số nguyên tắc:
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong
phạm vi quản lý.
- Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ
ổn định ngân sách ở địa phương, cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán
bộ quản lý tài chính – ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên
địa bàn được phân cấp.
- Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của
từng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách cấp dưới, quyết định việc điều chỉnh tỉ lệ phần trăm phân chia các

khoản thu giữa ngân sách các cấp.
Dựa vào những nguyên tắc pháp lý trên, căn cứ tỉ lệ phần trăm chia các khoản thu do Thủ
tướng chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương, bảo đảm yêu cầu “Gắn với nhiệm vụ và khả năng quan lý của từng
cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp
tăng cường quản lý, chống thất thu; hạn chế phân chia nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp”
(Khoản 1 Điều 23 Nghị định 60/2003/NĐ-CP).
Có thể thấy rằng mỗi địa phương có một đặc thù riêng dẫn đến nguồn lực, yêu cầu và khả
năng quản lý rất khác nhau từ đó việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương
là không giống nhau. Vì vậy không thể phân giao nguồn thu giống nhau cho các cấp ngân sách
ở địa phương mà tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách do Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định phù hợp với đặc thù của từng cấp ngân sách địa phương.Việc pháp luật quy định các
nguyên tắc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương là hoàn toàn hợp lý, đảm
bảo tính thống nhất trong việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương.
Các quy định của pháp luật về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương
cũng đảm bảo tính tự chủ cho các cấp ngân sách địa phương sao cho địa phương có thể chủ
động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
trong phạm vi quản lý của mình. Bởi ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã đóng vai
trò quan trọng trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được giao phó trên
địa bàn mình quản lý. Vì vậy khi được phân định nguồn thu cụ thể, các cấp chính quyền ở địa
phương mới có thể chủ động lên kế hoạch thu nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa
phương mình. Trong các quy định của pháp luật về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách
ở địa phương có thể thấy rằng ngân sách cấp xã rất được quan tâm. Cấp xã được tăng cường
nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính – ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các
nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp. Để đảm bảo chủ trương tăng cường nguồn lực
cho ngân sách xã, ngoài các nguồn thu theo quy định của Hội đồng nhân dân, ngân sách xã còn
được hưởng tối thiểu 70% một số khoản thu về thuế có liên quan đến đất và một số loại lệ phí
(điểm b khoản 1 Điều 34 Luật NSNN 2002). Sở dĩ phải tăng cường nguồn lực cho ngân sách
cấp xã là do cấp xã là cấp thấp nhất trong tổ chức hệ thống ngân sách ở địa phương, địa bàn

quản lý hẹp và là cấp trực tiếp thu và quản lý nguồn thu trên địa bàn trước khi nộp cho ngân
sách cấp trên. Vì vậy những quy định của Luật NSNN hiện hành đã tạo điều kiện để tăng thêm
nguồn thu cho ngân sách xã, từ đó khuyến khích chính quyền xã chăm lo phát triển kinh tế-xã
hội, bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu trên phạm vi xã mình, thực hiện tiết kiệm chi để tự cân
đối ngân sách và tăng cường đóng góp cho ngân sách cấp trên.
Việc pháp luật quy định về việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa
phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các cấp chính quyền ở địa phương có thể
định lượng được các khoản thu trên địa bàn mình quản lý, từ đó có thể dự toán được khả năng
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn thiếu mà ngân sách cấp trên phải chi
điều tiết bổ sung. Từ đó phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương trong việc huy
động các nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương mình.
2. Lý do pháp luật hiện hành quy định toàn bộ các khoản thu từ đất thuộc về ngân sách
địa phương.
Bên cạnh các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương, có những khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% được quy
định tại khoản 1 Điều 32 Luật NSNN 2002. Trong các khoản thu đó có thể thấy rằng toàn bộ
các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai đều thuộc về ngân sách địa phương. Sở dĩ pháp
luật quy định như vậy là do:
Thứ nhất, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước là
đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên nhà nước không trực tiếp quản lý đất đai mà giao cho các cấp
chính quyền địa phương thực hiện. Điều này được quy định trong khoản 4 Điều 7 Luật Đất đai
2003 “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà
nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật này”. Việc phân cấp quản lý
đất đai dựa vào địa giới hành chính giữa các địa phương và có thể thấy việc phân cấp quản lý
đất đai tương ứng với phân chia các cấp ngân sách ở địa phương. Trên cơ sở thực hiện hoạt
động quản lý đất đai, chính quyền địa phương thực hiện các khoản thu ngân sách từ đất đai là
hoàn toàn phù hợp.
Thứ hai, đất đai là tài nguyên gắn liền với mỗi địa phương và ở mỗi địa phương khác
nhau sẽ có những đặc trưng về đất đai khác nhau. Việc quy định toàn bộ các khoản thu từ đất
thuộc ngân sách địa phương thể hiện tính độc lập tự chủ cho ngân sách địa phương. Nó tạo điều

kiện để chính quyền địa phương có thể tận dụng, phát huy thế mạnh về tài nguyên đất của địa
phương mình để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương từ đó thực hiện nhiệm vụ chi
của địa phương. Đồng thời nó cũng nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong
việc quản lý đất đai và chăm lo phát triển quỹ đất của địa phương mình.
Kêt luận
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể
về việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương và giữa các
cấp ngân sách ở địa phương. Nhưng quy định này là cơ sở để chính quyền địa phương phân chia
nguồn thu cụ thể giữa các cấp ngân sách ở địa phương mình đảm bảo sự độc lập tự chủ cho
ngân sách địa phương và sự đóng góp cho ngân sách nhà nước.

×