Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

DỰ ÁN THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.76 KB, 34 trang )

DỰ ÁN THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI TỈNH TRÀ VINH

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP VÀ ĐÁNH GIÁ,
NGHIỆM THU, CÔNG NHẬN KẾT QUẢ, TỔ CHỨC
VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tháng 01 năm 2016

1


Mục lục
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG...........................................................................................5
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh................................................................................5
2. Giải thích từ ngữ.........................................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
3.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
3.2. Nghiên cứu hành động có sự tham gia là gì?...........................................................5
3.3. Nguyên tắc chính của PAR.....................................................................................6
PHẦN II. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................8
1. Xác định các chủ đề ưu tiên cho việc nghiên cứu.......................................................8
2. Các ưu tiên nghiên cứu...............................................................................................9
3. Lựa chọn các đề xuất ưu tiên nghiên cứu..................................................................11
3.1. Yêu cầu lựa chọn các đề xuất................................................................................11
3.2. Phê duyệt khung nghiên cứu và thứ tự các ưu tiên...............................................11
3.3. Tiêu chí lựa chọn....................................................................................................12
3.4. Thông báo mời tổ chức và cá nhân gửi đề xuất.....................................................13
PHẦN III. TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN


CỨU
14
I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC
HIỆN NGHIÊN CỨU......................................................................................................................14
1. Đối tượng và điều kiện tham gia nghiên cứu............................................................14
1.1. Đối với tổ chức.......................................................................................................14
1.2. Đối với cá nhân làm chủ đề tài...............................................................................14
2. Hồ sơ đăng ký tham gia đề xuất................................................................................15
3. Nộp hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu...................................................................16
4. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia.........................................17
II. THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN ĐỀ (TAG) VÀ TỔ THẨM ĐỊNH KINH
PHÍ
17
1. Tổ TAG.....................................................................................................................17
1.1. Chức năng nhiệm vụ Tổ TAG................................................................................17
1.2. Cơ cấu thành phần Tổ TAG...................................................................................18
2.Tổ thẩm định kinh phí................................................................................................18
3. Trình tự và nguyên tắc làm việc................................................................................18
3.1 Chuẩn bị cho các phiên họp của Tổ TAG và Tổ thẩm định kinh phí......................18
3.2. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Tổ TAG.................................................19
3.3. Trình tự, nội dung làm việc của Tổ TAG...............................................................20
4. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Tổ thẩm định kinh phí..............................21
4.1. Trình tự, nội dung làm việc của Tổ thẩm định kinh phí.........................................22
4.2. Phê duyệt kết quả...................................................................................................22
III. CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP..........................................................................23

2


1. Đối với đánh giá và lựa chọn các đề xuất, TAG có thể mời thêm các chuyên gia bên

ngoài cho công việc này............................................................................................................23
2. Trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập..............................................................24
IV. GIẢI NGÂN VỐN VIỆN TRỢ....................................................................................24
1. Quản lý hợp đồng và giải ngân.................................................................................24
2. Quy định về tài chính................................................................................................24
3. Quản lý tài sản của đề tài nghiên cứu.......................................................................25
V. CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ.....................25
1. Công bố kết quả nghiên cứu.....................................................................................25
2. Báo cáo giám sát, đánh giá........................................................................................25
PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ.....................26
I. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CÔNG NHẬN KẾT QUẢ...................26
1. Tự đánh giá kết quả thực hiện...................................................................................26
2. Nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu của Dự án AMD Trà
Vinh...........................................................................................................................................26
3. Cuộc họp của Tổ TAG đánh giá, nghiệm thu............................................................27
4. Yêu cầu đánh giá của Tổ TAG..................................................................................28
5. Nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm của đề tài nghiệm thu...................28
5.1. Nội dung đánh giá..................................................................................................28
5.2. Yêu cầu cần đạt đối với báo cáo tổng hợp.............................................................28
5.3. Yêu cầu đối với sản phẩm đề tài nghiệm thu.........................................................29
5.4. Phương pháp đánh giá và xếp loại đối với đề tài...................................................29
5.5. Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài.............................................................30
5.6. Nhân rộng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu.....................................................30
II. ĐĂNG KÝ, LƯU TRỮ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍCH
ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................................................................................30
1. Đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu..........................................30
2. Công nhận kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu........................................................31
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN.......................................31
1. Trách nhiệm của Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh............................................31
2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.......................................31

3. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu.....................................31
4. Trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài nghiên cứu..........................................................32
5. Trách nhiệm của tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập............................................32
6. Trách nhiệm của thành viên Tổ TAG........................................................................32
7. Trách nhiệm của chuyên gia ( nếu có)......................................................................33
PHẦN V. CÁC PHỤ LỤC..................................................................................................34

3


LỜI NÓI ĐẦU
Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại
Trà Vinh do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế tài trợ và khoản viện trợ không
hoàn lại từ Chương trình nông nghiệp thích ứng quy mô nhỏ, gọi tắt là ASAP1.
Mục tiêu chủ yếu của AMD là xây dựng năng lực thích ứng cho cộng đồng
và các tổ chức của nhà nước trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng tốt
hơn với hiểm họa của BĐKH. Cách tiếp cận của AMD là xây dựng cơ sở bằng
chứng và tri thức để cải thiện việc lập kế hoạch có sự tham gia, hoạch định chính
sách và hỗ trợ những thay đổi mang tính thích ứng thông qua các dịch vụ tài chính
nông thôn và quỹ đồng tài trợ cho các mô hình thích ứng BĐKH cấp hộ gia đình và
cấp cộng đồng. Thông qua các hoạt động hỗ trợ cho các cộng đồng ven biển và
nhân rộng cho các vùng nội đồng, AMD sẽ thực hiện việc nghiên cứu kiểm nghiệm
và triển khai các mô hình sinh kế nông thôn đa dạng trong điều kiện thay đổi về độ
mặn, nhiệt độ và mực nước.
Để xây dựng cơ sở bằng chứng cho sự thích ứng, Dự án AMD Trà Vinh có
phân bổ nguồn vốn từ nguồn tài trợ của ASAP để triển khai một chương trình
nghiên cứu ứng dụng theo các chủ đề chính được xác định thông qua nghiên cứu
hành động có sự tham gia (PAR).
Sổ tay này được xây dựng dựa trên cơ sở tài liệu “Nghiên cứu hành động có
sự tham gia – Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Đề cương, các ưu tiên và phương pháp nghiên cứu” do IFAD hỗ trợ cho AMD thực
hiện hoạt động này; Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014
của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ
chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng
ngân sách nhà nước; Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014
của Bộ Khoa học và Công nghệ, V/v Quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà
nước và được cụ thể hóa các vấn đề liên đến quy trình đề xuất xét duyệt, cấp vốn,
trách nhiệm của các bên liên quan và các mẫu biểu cần thiết. Sổ tay được trình
IFAD “Không phản đối” và UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Đây
được xem như là một tài liệu “sống” sẽ được cập nhật trong quá trình nghiên cứu
và khi có những vấn đề mới phát sinh./.
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1

ASAP là một nguồn viện trợ không hoàn lại của IFAD nhằm nhân rộng và lồng ghép các yếu tố BĐKH
trong các hoạt động đầu tư của IFAD.

4


1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Sổ tay hướng dẫn này quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá
nhân thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu tại điểm a) Xây dựng cơ sở bằng chứng
cho sự thích ứng, thuộc tiểu hợp phần 1.1. Nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu,
sử dụng ngân sách của Dự án AMD Trà Vinh (sau đây gọi là Đề tài nghiên cứu
của Dự án AMD Trà Vinh).
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng cấp tỉnh.
2. Giải thích từ ngữ

Trong hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt
nhất để thực hiện đề tài nghiên cứu của Dự án AMD Trà Vinh thông qua việc xem
xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu, tiêu chí
quy định.
- Giao trực tiếp là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và
chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia (gọi tắt là PAR),
nghiên cứu theo định hướng đến người nông dân vì họ là những người cần phải
thay đổi hệ thống canh tác. Theo PAR, người dân phải được tham gia vào quy trình
xây dựng các giải pháp thông qua việc giám sát các tác động của BĐKH và góp ý
các giải pháp tiềm ẩn có thể ứng phó với các tác động đó.
3.2. Nghiên cứu hành động có sự tham gia là gì?
- Có nhiều khái niệm khác nhau về nghiên cứu hành động có sự tham gia
(PAR). Liên quan đến mục tiêu của AMD khái niệm PAR được hiểu như sau:
“Nghiên cứu có sự tham gia là nghiên cứu có sự hiện diện của người dân
đóng vai trò như một nghiên cứu viên nhằm tìm ra câu trả lời cho những vấn đề
khó khăn gặp phải hàng ngày” (Theo Tandon 1988:7) và “nghiên cứu có sự tham
gia là nhằm phá vỡ sự phân biệt giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, chủ
đề và đối tượng của nghiên cứu với sự tham gia của chính người dân vào quá trình
tìm hiểu và tạo ra tri thức. Trong quy trình này, nghiên cứu không chỉ đơn thuần là
quá trình tạo ra kiến thức mà đồng thời nó còn mang tính giáo dục, nâng cao nhận
thức và huy động sự tham gia” (Theo Gaventa 1988: 19).
- Vì vậy, những người dân chịu ảnh hưởng của BĐKH cần phải được các nhà
nghiên cứu, các cơ quan ban ngành về nông nghiệp và môi trường huy động tham
gia vào một quy trình có hệ thống để đánh giá tác động của BĐKH nhằm tìm ra
5



giải pháp phù hợp hỗ trợ quá trình ra quyết định, ví dụ như canh tác loại cây gì, khi
nào xuống vụ, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, ứng phó với sự thay đổi của thị
trường,...
3.3. Nguyên tắc chính của PAR
- Xem cộng đồng như là một đơn vị tham gia. Với phương pháp PAR, nhà
nghiên cứu sẽ làm việc trực tiếp với cộng đồng ở từng khu vực địa lý khác nhau
hoặc khác nhau về địa lý nhưng có cùng đặc điểm nào đó.
- Dựa trên năng lực và nguồn lực trong cộng đồng. Với quy trình PAR nhà
nghiên cứu cần phải xác định, hỗ trợ và củng cố cấu trúc xã hội, quy trình và tri
thức vốn đã tồn tại trong cộng đồng giúp họ trao đổi với nhau nhằm cải thiện cuộc
sống.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ở các giai đoạn nghiên cứu. Với phương pháp
PAR, các nhà nghiên cứu phải huy động người dân trong từng giai đoạn mà họ
muốn tham gia bao gồm: xác định vấn đề nan giải, thu thập số liệu, thuyết minh kết
quả và ứng dụng các kết quả để giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quan tâm.
Ngoài ra, còn phải ứng dụng các kỹ năng bên ngoài cộng đồng, nhưng phải tập
trung vào các vấn đề mà cộng đồng đưa ra và tạo ra tình huống mà trong đó tất cả
các bên có liên quan có thể thật sự tác động đến toàn bộ quá trình nghiên cứu.
- Lồng ghép tri thức và hành động để các bên đều có lợi. Nghiên cứu, bản
chất của nó là không bao gồm hợp phần hành động trực tiếp (mặc dù kết quả mong
đợi là cần thiết phải có), trong khi đó tất cả các bên liên quan phải cam kết ứng
dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm tạo ra thay đổi có lợi cho các bên
tham gia.
- Thúc đẩy quá trình học hỏi và tạo công bằng xã hội. Phương pháp PAR cần
xác định sự mất cân bằng vốn có giữa các cộng đồng trong xã hội và nhà nghiên
cứu; đồng thời giải quyết vấn đề này bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của
kiến thức cộng đồng, chia sẻ thông tin, nguồn lực và năng lực ra quyết định. Các
nhà nghiên cứu sẽ học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ chính người dân địa phương
và ngược lại người dân sẽ có thể tiếp thu được các kỹ năng làm nghiên cứu từ các

nhà nghiên cứu.
- Là một quy trình có chu kỳ lặp đi lặp lại. Phương pháp PAR cần phải được
đi từ việc xây dựng lòng tin, xây dựng mối quan hệ và duy trì trong tất cả các giai
đoạn của nghiên cứu. Các chuyên gia nghiên cứu cần phải thực hiện việc bảo mật
thông tin, không được tiết lộ bất kỳ vấn đề gì nếu như không có sự đồng ý của các
bên tham gia.

6


- Thông tin các kết quả nghiên cứu và quảng bá tri thức đến các bên liên quan.
Với phương pháp này, kết quả nghiên cứu sẽ được thông tin đến các bên tham gia
và chủ sở hữu của công trình nghiên cứu.

7


Phần II
XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Xác định các chủ đề ưu tiên cho việc nghiên cứu
- Là một kênh thông tin thấu hiểu những khó khăn, thử thách mà người dân
đang đối mặt và những giải pháp họ đang áp dụng để ứng phó với những khó khăn
đó, Dự án AMD lựa chọn phương pháp SenseMaker do Cognitive Edge xây dựng.
Đây là phương pháp thu thập ý kiến, thái độ, nhận thức và động lực của từng cá
nhân thông qua các câu chuyện kể của họ (có sử dụng một số câu hỏi gợi ý).
- Mục tiêu chính của việc thực hiện thí điểm phương pháp Sensemaker là: (1)
tìm hiểu những thách thức mà nông dân và những hộ nuôi trồng thủy sản đang gặp
phải do tình trạng BĐKH gây ra và những biện pháp ứng phó mà họ tự thực hiện;
(2) xác định những kiến thức cần phải được bổ sung và những vấn đề cần cải thiện
nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH và (3) tìm hiểu xem người dân có

sẵn sàng tham gia vào thực hiện các giải pháp sáng kiến thích ứng BĐKH.
- Tháng 11 năm 2014, Cognitive Edge đã tổ chức một hội thảo để giới thiệu
phương pháp nghiên cứu SenseMaker đến các đối tượng là sinh viên, giảng viên
của trường Đại học Trà Vinh (TVU), Khoa Nông nghiệp & Thủy sản và các cán bộ
của 2 PCU. Sau khi được tập huấn, sinh viên TVU đã thực hiện thu thập 500 câu
chuyện bằng lời từ các đối tượng được chọn, trong đó nam giới chiếm 61% và 39%
là nữ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2015 tại 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
Kết quả phân tích số liệu sơ bộ của Cognitive Edge đã tìm ra các xu hướng và các
kết quả nổi bật từ các dữ liệu thu thập được. Kết quả này đã được chia sẻ tại hội
thảo lần thứ hai từ ngày 21-22/4/2015. Buổi tập huấn đồng bộ cũng đã được tổ
chức tại hội thảo này để trang bị cho các đối tượng thực hiện nghiên cứu những kỹ
năng cần thiết để sử dụng phần mềm phân tích số liệu SenseMaker phân tích các
câu chuyện thu thập được.
- Tiếp theo Cognitive Edge đã cùng với TVU chọn ra 100 nông dân từ 500 đối
tượng ban đầu để tiếp tục phỏng vấn sâu hơn. Nhóm sinh viên TVU đã thu thập
được các câu chuyện cụ thể hơn từ 100 hộ dân này trong khoảng thời gian từ tháng
7-8/2015. Hội thảo cuối cùng về phân tích số liệu được tổ chức từ ngày 1415/9/2015, tại hội thảo lần này các đại biểu đại diện cho Nhóm TAG, các nghiên
cứu viên, cán bộ đầu ngành và PCU đã tập trung thảo luận các vấn đề về các xu
hướng chủ yếu, các giải pháp ứng phó nội sinh và các khu vực cần ưu tiên nghiên
cứu.

8


2. Các ưu tiên nghiên cứu
- Bảng 1 thể hiện thứ tự các ưu tiên nghiên cứu từ việc phân tích các câu
chuyện bằng lời của người dân. Vấn đề ưu tiên thứ 6 đã được các nhà nghiên cứu
bổ sung trong hội thảo. Các chủ đề và phạm vi nghiên cứu này chỉ là danh sách ưu
tiên bước đầu trong thực hiện nghiên cứu. Quá trình thực hiện theo từng thời điểm
sẽ được cập nhật bổ sung. Tại thời điểm đánh giá giữa kỳ của Dự án AMD Trà

Vinh, những ưu tiên nghiên cứu sẽ được đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp điều
kiện thực tế.
- “Phạm vi nghiên cứu” và “các chủ đề xuyên suốt” là nền tảng định hướng
cho các nghiên cứu viên xây dựng các ý tưởng sáng tạo (xem mục các tiêu chí lựa
chọn bên dưới). Nghiên cứu các vấn đề giữa các hợp phần nên có mối quan hệ chặt
chẽ để tránh mất thời gian với các chủ đề tương tự nhau. Nghiên cứu viên cũng cần
cố gắng trải đều các ưu tiên nghiên cứu khác nhau.
Bảng 1: Danh sách các ưu tiên thực hiện nghiên cứu
Ưu
tiên

Chủ đề

Phạm vi nghiên cứu

1

Sâu hại và
dịch bệnh
(côn trùng,
sâu hại, ký
sinh trùng,
dịch bệnh và
nấm)

 Xác định các loài gây hại mới và các dịch bệnh mới
tấn công rau màu, cây trồng cạn, cây công nghiệp, vật nuôi
và tôm, theo dõi chu kỳ sinh trưởng của chúng để có biện
pháp quản lý tốt hơn
 Xây dựng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp, các

biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn sự lây lan của dịch
bệnh
 Đa dạng hóa cây trồng và luân canh mùa vụ
 Lai tạo giống vật nuôi mới để phù hợp hơn với bối
cảnh của đồng bằng sông Cửu Long
 Sản xuất giống thủy sản khỏe mạnh có kiểm dịch (có
tiềm năng thông qua việc phát triển các trại sản xuất giống
thủy sản)

2

Nhiệt độ
tăng

 Xác định / phát triển giống cây chịu nhiệt (kể cả các
giống truyền thống)
 Áp dụng / phát triển các phương pháp tiết kiệm nước
và xây dựng hướng dẫn về bơm và sử dụng nước ngầm
 Trồng xen canh với các cây cho bóng mát để tạo ra
vi khí hậu thuận lợi (một vùng khí hậu khác so với khu vực
xung quanh)

9


 Hiểu biết về tác động của nhiệt độ ngày càng tăng
đến nuôi thủy sản và cách giảm nhẹ
3

 Xác định / phát triển các giống cây trồng chịu mặn

Độ mặn tăng
(đất và nước) và giống cây thức ăn chăn nuôi, bao gồm giới thiệu các cây
có giá trị kinh tế mới
 Thay đổi chu kỳ trồng và thực hiện trồng, bao gồm
thay đổi cách tiếp cận của nông dân (đã được chứng minh)
như hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
 Kiểm tra các mô hình canh tác sinh thái nông nghiệp
(canh tác vỉnh cửu theo các hàm lượng độ mặn – lồng ghép
rau màu, cây trồng cạn, cây công nghiệp, vật nuôi và nuôi
trồng thủy sản
 Tích hợp quản lý đất cho lúa và cây trồng khác
(trong mùa khô không thể đưa sulphates ra khỏi đất do độ
mặn trong nước cao)
 Xác định ngưỡng mặn cho tôm, dừa và cây ăn trái và
thử nghiệm các giải pháp để giải quyết những thách thức về
độ mặn
 Cải thiện nguồn nước uống cho cả con người và vật
nuôi
 Phát triển các mô hình sản xuất trong ao nước ngọt
với chi phí thấp

4

Giảm độ phì
nhiêu của đất

5

Mực nước
tăng


6

 Nghiên cứu khoa học đối với các mô hình thời tiết
Thời tiết thất
thường
thay đổi
 Chương trình học dành cho người lớn về các nguyên
nhân và tác động của biến đổi khí hậu
 Lập kế hoạch kịch bản khí hậu trung hạn cho qui
trình SEDP

 Tích hợp quản lý độ phì của đất
 Phát triển các loại phân bón hữu cơ chất lượng cao
(phân trùn quế, nước thải từ hố bioga, bùn ao nuôi cá, …)
 Kiểm soát chất lượng phân bón hóa học và hướng
dẫn ứng dụng đã được cải tiến
 Phương pháp quản lý cửa cống được cải thiện

Các chủ đề xuyên suốt
10


 Các phương pháp tiếp cận hệ thống canh tác lồng ghép rau màu, cây trồng
cạn, cây công nghiệp, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản và đa dạng hóa sinh kế
 Đào tạo các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ và các mô hình canh tác
mới
 Thiết lập mạng lưới nông dân để chia sẻ thông tin tốt hơn
 Phát triển các giống cây trồng chịu stress mới (dịch hại, nhiệt, hạn hán và
mặn) và giới thiệu các giống cây trồng mới

 Liên kết tốt hơn với khu vực tư nhân và doanh nghiệp.
3. Lựa chọn các đề xuất ưu tiên nghiên cứu
3.1. Yêu cầu lựa chọn các đề xuất
- Trên cơ sở 6 vấn đề ưu tiên nghiên cứu được nêu ở Bảng 1, Tổ TAG tổ chức
cuộc họp để chọn ra ba (3) vấn đề ưu tiên đề xuất nghiên cứu trong hai năm đầu
(2016-2017) và sau đó tiếp tục kêu gọi thêm các đề xuất nghiên cứu dựa trên khả
năng tài chính.
- Nguyên tắc làm việc, trách nhiệm của thành viên và trình tự cuộc họp TAG,
được nêu tại điểm 3 mục II phần II hướng dẫn này.
- Về nội dung, thành viên TAG nghiên cứu tài liệu do thư ký nhóm cung cấp
cho điểm theo Mẫu 7 – ĐGĐT của phụ lục I và bỏ phiếu kín tại cuộc họp.
- Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả xếp hạng ưu tiên của thành viên Tổ TAG
theo Mẫu 13 - KPĐG của phụ lục I và công bố công khai kết quả kiểm phiếu tại
cuộc họp của Tổ TAG. Tổ TAG biểu quyết ba (03) vấn đề ưu tiên theo thứ tự từ
cao đến thấp.
- Thư ký Tổ TAG lập biên bản làm việc của theo Mẫu 10 – BB - TAG của
phụ lục I
3.2. Phê duyệt khung nghiên cứu và thứ tự các ưu tiên
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi có kết quả làm việc của Tổ TAG, Tổ
trưởng TAG phê duyệt khung nghiên cứu và thứ tự các ưu tiên; công bố công khai
các ưu tiên nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để tuyển
chọn hoặc giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực triển khai thực hiện.
3.3. Tiêu chí lựa chọn
Sau đây là các tiêu chí để lựa chọn các đề xuất nghiên cứu:
a) Mức độ phù hợp (20%): Đề xuất phải thể hiện được việc giải quyết một
ưu tiên cấp bách đã được xác định trong bảng 1. Phải có mối liên hệ rõ ràng với
biến đổi khí hậu, vì người nghèo và được phân theo giới, định hướng thị trường và
11



có khả năng mở rộng đến các khu vực có điều kiện và thách thức sinh thái nông
nghiệp tương tự.
b) Tính bổ sung (20%): Đề xuất phải mô tả trạng thái hiện tại của kiến thức
về các chủ đề nghiên cứu đề xuất có tham khảo một tài liệu đánh giá toàn diện và
giải thích cách nghiên cứu đề xuất dự kiến để tạo ra kiến thức mới về chủ đề đó.
Đề xuất phải mô tả các kết quả cụ thể (mô hình, sản phẩm, kỹ thuật mới)
được tìm ra từ nghiên cứu.
c) Phương pháp nghiên cứu (15%): Đề xuất phải mô tả cách thức dự kiến
thực hiện nghiên cứu theo hướng có sự tham gia và định hướng hành động. Phải
giải thích cách người nông dân được hỏi ý kiến trong việc phát triển các giả thuyết
nghiên cứu. Nghiên cứu nên áp dụng một phương pháp tiếp cận hệ thống canh tác
kết hợp (toàn diện) nếu có liên quan. Kết quả mong đợi là TAG sẽ xác định các đề
xuất tương tự hoặc bổ sung để có thể thực hiện hợp tác nghiên cứu nhằm đạt được
tính toàn diện.
d) Thời gian và chi phí (20%): Đề xuất nên mô tả thời gian nghiên cứu, có
thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và phân chia chi phí chi tiết cho việc tiến
hành nghiên cứu. Sau đây là những khoảng thời gian và mức trần cấp vốn tương
ứng: ngắn hạn lên đến 6 tháng tối đa là 15.000 USD; trung hạn từ 6 đến 18 tháng
tối đa là 30.000 USD và dài hạn trên 18 tháng nhưng không quá 48 tháng (4 năm)
tối đa là 200.000 USD.
e) Giảm thiểu rủi ro (5%): Đề xuất phải nêu bật những rủi ro tiềm ẩn có thể
gây trở ngại cho việc đạt được các kết quả và các biện pháp giảm thiểu để khắc
phục những rủi ro đó.
f) Theo dõi, đánh giá và quản lý tri thức (10%): Đề xuất phải mô tả cách
thu thập dữ liệu, đo lường kết quả, hệ thống kiến thức và chia sẻ bài học kinh
nghiệm.
g) Chính sách (10%): bài học kinh nghiệm, tài liệu, đo lường kết quả, hệ
thống kiến thức được các kết quả và các biện pháp giảm thiểu để khắc phục những
rủi ro lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Nên chỉ ra các chính sách hiện tại đang được
hướng đến cho việc tăng cường.

3.4. Thông báo mời tổ chức và cá nhân gửi đề xuất
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất Tổ TAG sẽ thông báo các vấn đề ưu tiên đề
xuất nghiên cứu được xác định tại điểm 3.2 ,mục I, phần II để các cơ quan, đơn vị
và các tổ chức, cá nhân gửi đề xuất nghiên cứu.

12


13


Phần III
TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC
HIỆN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và điều kiện tham gia nghiên cứu
1.1. Đối với tổ chức

Tất cả các viện, trường , các trung tâm nghiên cứu, các sở ngành, các tổ chức
khác… trong và ngoài tỉnh Trà Vinh có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực
chuyên môn thuộc lĩnh vực cần nghiên cứu (ưu tiên liên quan đến biến đổi khí hậu)
và có khả năng tiến hành nghiên cứu tại Trà Vinh, có quyền nộp hồ sơ đề xuất thực
hiện việc nghiên cứu. Trừ một trong các trường hợp sau:
(i) Đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp
đồng thực hiện các dự án của tỉnh trước đây.
(ii) Nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
tỉnh khác, chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà
không có ý kiến chấp thuận của Sở KH & CN sẽ không được tham gia trong thời
hạn một (01) năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng.
(iii) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ

thực hiện nhiệm vụ hoặc sau khi kết thúc mà không triển khai ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống theo hợp đồng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và yêu cầu của bên đặt hàng, không
được đăng ký tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian ba (03)
năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
(iv) Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưu giữ các kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; không báo cáo ứng
dụng kết quả của nhiệm vụ theo quy định sẽ không được đăng ký tuyển chọn, giao
trực tiếp trong thời gian hai (02) năm.
1.2. Đối với cá nhân làm chủ đề tài

- Cá nhân đăng ký đề xuất chủ nhiệm đề tài nghiên cứu phải đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau:
a) Có trình độ đại học trở lên.
b) Có chuyên môn công tác phù hợp tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ
nghiên cứu.
14


d) Có đủ khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để
chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu theo nhiệm vụ nghiên cứu.
- Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện tham
gia đăng ký đề xuất nghiên cứu:
a) Không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên.
b) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cấp tỉnh (bao gồm đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh; đề án khoa
học cấp tỉnh; dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh; dự án do Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ cấp tỉnh tài trợ).
c) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đánh giá

nghiệm thu cấp tỉnh chậm theo quy định hiện hành từ 30 ngày mà không có ý kiến
chấp thuận của Sở KH & CN sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao
trực tiếp trong thời gian hai (02) năm.
d) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá
nghiệm thu ở mức “không đạt” mà không được Sở KH & CN gia hạn thời gian
thực hiện để hoàn chỉnh kết quả hoặc được gia hạn nhưng hết thời hạn cho phép
vẫn chưa hoàn thành kết quả sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao
trực tiếp trong thời hạn ba (03) năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh
giá nghiệm thu cấp tỉnh.
đ) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp không ứng
dụng kết quả nghiên cứu hoặc có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện và truy
cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực
tiếp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia đề xuất

- Tổ chức và cá nhân chuẩn bị hồ sơ tham gia đề xuất nghiên cứu cụ thể dưới
đây:
(i) Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì
thực hiện đề tài nghiên cứu;
(ii) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu (MẪU 1-ĐON);
(iii) Thuyết minh đề tài (MẪU 2-TMĐTNC);
(iv) Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì
thực hiện đề tài nghiên cứu (MẪU3-LLTC) và gửi kèm theo kết quả đánh giá hoạt
động hàng năm của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có);

15


(v) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký

thực hiện chính đề tài nghiên cứu có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự
(MẪU4-LLCN);
(vi) Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực
hiện đề tài nghiên cứu (MẪU5-PHNC) (nếu có);
(vii) Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia nước ngoài kèm theo giấy xác
nhận về mức lương chuyên gia (trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài);
(viii) Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực khoa học và công nghệ, trang
thiết bị của đơn vị phối hợp và khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện
(trường hợp có đơn vị phối hợp, huy động vốn từ nguồn khác);
(ix) Đối với dự án có vốn đối ứng: bổ sung văn bản pháp lý cam kết và giải
trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (báo cáo tài
chính của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài nghiên cứu trong 02 năm gần nhất tính từ
thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ;văn bản cam kết huy động
vốn) của tổ chức chủ trì và các tổ chức tham gia dự án;
(x) Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm để thực hiện đề tài
nghiên cứu (nếu có).
3. Nộp hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu

- Hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu gồm: một (01) bộ hồ sơ gốc (có dấu và
chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt
của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14
và một (01) bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật
khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ và bên ngoài ghi rõ:
a) Tên đề tài nghiên cứu;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì;
c) Họ tên của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài nghiên cứu;
d) Giấy xác nhận tổ chức/cá nhân phối hợp triển khai, thực hiện;
đ) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
- Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ đề xuất nghiên cứu: nộp trực tiếp hoặc gửi qua
bưu điện đến địa chỉ Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh, số 7 Lê Thánh Tôn,

phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
- Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của bưu điện (trường hợp
gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của nơi nhận (trường hợp nộp trực tiếp).
- Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia có
quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp. Việc
16


thay hồ sơ mới và bổ sung hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy
định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
4. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia

- Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổ
TAG tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ.
- Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo
đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định nêu tại điểm 3, mục I
,của phần III theo hướng dẫn này.
- Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu (MẪU 6-BBHS) ban
hành kèm theo hướng dẫn này.
II. THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN ĐỀ (TAG) VÀ TỔ THẨM
ĐỊNH KINH PHÍ
1. TỔ TAG
- Tổ TAG là một bộ máy chuyên gia được thành lập để giám sát việc xác định,
lựa chọn ưu tiên triển khai thực hiện và đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên
cứu.Tổ TAG có Tổ trưởng, Phó tổ trưởng và các thành viên là các chuyên gia khoa
học có chuyên môn sâu, am hiểu về lĩnh vực tư vấn, có uy tín trong công tác hoặc
cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan.
- Hoạt động của Tổ TAG đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong giám
sát nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu liên quan đến tỉnh Trà Vinh.
1.1. Chức năng nhiệm vụ Tổ TAG

- Phê duyệt khung nghiên cứu và thứ tự các ưu tiên, thực hiện điều chỉnh thứ
tự ưu tiên khi có phát sinh ưu tiên mới.
- Phối hợp kêu gọi các đề xuất nghiên cứu; đánh giá và lựa chọn các đề xuất
tốt nhất; đề xuất đối tác nghiên cứu đối với các đề xuất có nội dung tương tự nhau
hoặc các đề xuất mang tính bổ sung; theo dõi quá trình thực hiện; đánh giá các kết
quả trung gian và cung cấp hướng dẫn khi cần thiết; đối chiếu kết quả nghiên cứu
với thực tiễn tốt nhất. Đối với đánh giá và lựa chọn các đề xuất, TAG có thể mời
thêm các chuyên gia bên ngoài cho công việc này.
- Thiết lập quan hệ đối tác với các bên đề xuất nghiên cứu, tổng hợp các kết
quả nghiên cứu và lồng ghép vào các hướng dẫn chính sách góp phần vào quá trình
xây dựng chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổ TAG và Tổ thẩm định kinh phí do UBND tỉnh thành lập. Ngoài các thành
viên chính thức của Tổ TAG, Tổ trưởng TAG được phép mời thêm các nhà khoa
học, cán bộ quản lý tham gia làm thành viên và khách mời của Tổ TAG để thực

17


hiện việc lựa chọn các đề xuất nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên
cứu.
1.2. Cơ cấu thành phần Tổ TAG
Nhóm TAG có từ 7-9 thành viên gồm: Tổ trưởng , Tổ phó, thư ký khoa học và
các thành viên là các chuyên gia khoa học có chuyên môn sâu, am hiểu về lĩnh vực
tư vấn, có uy tín trong công tác và cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn thuộc
các ngành, lỉnh vực liên quan đến BĐKH, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, quản lý tài nguyên (đất, nước), khoa học công nghệ,… đến từ các sở ngành
liên quan.
2.Tổ Thẩm định kinh phí
- Tổ trưởng Tổ thẩm định là lãnh đạo Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh;
Tổ phó là Kế toán trưởng Dự án AMD Trà Vinh; các thành viên: 01 là Chuyên gia

phản biện Tổ TAG; 01 cán bộ thuộc Sở Tài chính tỉnh; 01 cán bộ Kho bạc Nhà
nước tỉnh, 01 kế toán Dự án AMD Trà Vinh.
- Đại diện đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu không phải là thành viên Tổ thẩm
định nhưng được mời tham dự “theo yêu cầu” cuộc họp của Tổ thẩm định.
- Ngoài ra, theo yêu cầu thực tiễn, tổ trưởng Tổ thẩm định có thể mời thêm
đại diện các tổ chức, đơn vị và cá nhân khác có liên quan tham gia tại cuộc họp của
Tổ thẩm định.
3. Trình tự và nguyên tắc làm việc
- Tổ TAG và Tổ thẩm định kinh phí làm việc theo nguyên tắc, trình tự dưới
đây:
3.1 Chuẩn bị cho các phiên họp của Tổ TAG và Tổ Thẩm định kinh phí
- Thư ký TAG có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới tất cả thành viên Tổ
TAG và thành viên Tổ thẩm định hoặc chuyên gia (nếu có) tối thiểu là (03) ngày
trước cuộc họp đánh giá hồ sơ đăng ký và ba (03) ngày trước cuộc họp thẩm định
kinh phí.
- Hồ sơ phục vụ của phiên họp đánh giá hồ sơ đăng ký đề xuất nghiên cứu
gồm:
a) Quyết định thành lập Tổ TAG;
b) Danh sách các đề xuất ưu tiên nghiên cứu được Tổ TAG phê duyệt;
c) Bản sao hồ sơ gốc hoặc bản điện tử của hồ sơ đăng ký tham gia nghiên
cứu;
d) Phiếu đánh giá chấm điểm nhiệm vụ nghiên cứu theo tiêu chí nêu tại điểm
3.3, mục I, phần II (Mẫu 10-BB- NTAG);
18


đ) Tài liệu liên quan khác.
- Hồ sơ phục vụ phiên họp thẩm định kinh phí nhiệm vụ nghiên cứu:
a) Bản thuyết minh và dự toán chi tiết của chủ nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu
đã chỉnh sửa sau cuộc cuộc họp Tổ TAG;

b) Biên bản kết luận của Tổ TAG;
c) Phiếu thẩm định nhiệm vụ nghiên cứu theo các mẫu biểu của Phụ lục I
ban hành kèm theo Hướng dẫn (MẪU 8-TĐĐT);
d) Các hồ sơ khác có liên quan.
3.2. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Tổ TAG
- Nguyên tắc làm việc của Tổ TAG
a) Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Tổ TAG, trong đó có Tổ trưởng
hoặc Tổ phó, hai (02) uỷ viên phản biện và Thành viên thư ký hội đồng;
b) Tổ trưởng TAG chủ trì các phiên họp nhóm. Trong trường hợp Tổ trưởng
vắng mặt, Tổ phó được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp (Giấy ủy quyền
của Tổ truởng TAG theo mẫu 12-GUQ).
c) Thư ký khoa học TAG ghi chép ý kiến của các thành viên và kết luận của
Tổ trưởng trong biên bản làm việc và các văn bản liên quan của Tổ TAG.
- Trách nhiệm của các thành viên Tổ TAG
a) Gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với từng hồ sơ đăng ký tham gia
nghiên cứu tới Thư ký Tổ TAG tối thiểu trước một (01) ngày phiên họp đánh giá
của nhóm (đối với trường hợp thành viên Tổ TAG vắng mặt không thể tham dự
phiên họp).
b) Đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng; chịu trách
nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận
chung của Tổ TAG. Các thành viên Tổ TAG, chuyên gia (nếu có) có trách nhiệm
giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất nghiên
cứu.
c) Nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong hồ sơ;
nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng hồ sơ theo các yêu
cầu đã quy định; viết nhận xét - đánh giá và luận giải cho việc đánh giá; cho điểm
theo các tiêu chí tại biểu mẫu quy định.
d) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy
định. Trước khi chấm điểm, Tổ TAG thảo luận chung để thống nhất quan điểm,
phương thức cho điểm đối với từng tiêu chí.


19


đ) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi
từng phần đối với nhiệm vụ nghiên cứu được đề xuất.
3.3. Trình tự, nội dung làm việc của Tổ TAG
- Thư ký đọc quyết định thành lập Tổ TAG, giới thiệu thành phần tổ và các
đại biểu tham dự.
- Tổ trưởng TAG nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu của cuộc họp; đồng
thời trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc của nhóm.
- Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đề xuất nghiên cứu trình bày tóm tắt đề
cương nghiên cứu, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc
khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của thành viên nhóm (nếu có) sau đó
không tiếp tục tham dự phiên họp.
- Tổ TAG tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia đề xuất nghiên cứu.
a) Các thành viên phản biện, thành viên Tổ TAG trình bày nhận xét đánh giá
từng hồ sơ và so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng một (01) đề tài nghiên cứu theo
các tiêu chí quy định.
b) Thư ký Tổ TAG thông qua ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên
vắng mặt (nếu có) để nhóm xem xét, tham khảo.
c) Tổ TAG thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy
định. Trong quá trình thảo luận nhóm có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên nhóm
về ý kiến nhận xét.
d) Tổ TAG cho điểm độc lập từng hồ sơ theo các tiêu chí, thang điểm quy
định (MẪU 7-ĐGĐT) kèm theo và bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ
theo phương thức bỏ phiếu kín.
đ) Tổ TAG bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của nhóm,
trong đó có Trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên.
- Thư ký Tổ giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các

thành viên (Mẫu 13-KPĐG ) và xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm
trung bình từ cao xuống thấp theo mẫu (Mẫu14-THKP).
- Tổ TAG công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên
bản làm việc của tổ, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực
tiếp chủ trì đề tài nghiên cứu.
a) Tổ chức, cá nhân được Tổ TAG đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có
hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải
đạt từ 70/100 điểm trở lên.

20


b) Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn
của trưởng Tổ TAG (hoặc điểm cao hơn của phó Tổ TAG được ủy quyền trong
trường hợp tổ trưởng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng.
- Tổ TAG sẽ thảo luận để thống nhất kiến nghị các vấn đề dưới đây:
a) Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh đề tài nghiên cứu, các
sản phẩm chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt.
b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện.
c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng
phần.
d) Lưu ý những điểm cần chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá
nhân được Tổ TAG đề nghị trúng tuyển hoặc giao trực tiếp.
- Thư ký Tổ TAG hoàn thiện biên bản làm việc theo mẫu (Mẫu 10-BB
NTAG)
4. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Tổ thẩm định kinh phí
- Nguyên tắc làm việc của Tổ thẩm định
a) Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Tổ thẩm định, trong đó phải có
tổ trưởng Tổ thẩm định.
b) Tổ trưởng Tổ thẩm định chủ trì phiên họp.

- Trách nhiệm của Tổ thẩm định
a) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm
tập thể về kết luận chung của Tổ thẩm định. Các thành viên Tổ thẩm định, chuyên
gia (nếu có) và thư ký Tổ TAG có trách nhiệm giử bí mật về các thông tin liên
quan đến quá trình thẩm định kinh phí.
b) Thẩm định sự phù hợp của các nội dung nghiên cứu với kết luận của Tổ
TAG, dự toán kinh phí của đề tài nghiên cứu với chế độ quy định, định mức kinh tế
- kỹ thuật, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước do các cơ quan có thẩm
quyền ban hành để xác định chi phí và thời gian cần thiết để thực hiện cho từng nội
dung nghiên cứu.
c) Tổ thẩm định thảo luận chung để kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện
đề tài nghiên cứu (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn
khác), thời gian thực hiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc
khoán chi từng phần. Tổ chức kiểm tra, xác minh phần kinh phí đối ứng (ngoài
ngân sách nhà nước) của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp.
d) Giám đốc Dự án AMD Trà Vinh xem xét quyết định các trường hợp sau:

21


 Thuyết minh đề tài nghiên cứu đã được chỉnh sửa sau khi họp Tổ TAG
tuyển chọn, có sự thay đổi về mục tiêu, nội dung so với quyết định danh
mục nghiên cứu đã được phê duyệt hoặc kết luận của Tổ TAG tuyển
chọn, giao trực tiếp.
 Không thống nhất ý kiến giữa Tổ thẩm định và chủ nhiệm đề tài
nghiên cứu về kinh phí thực hiện.
 Thành viên Tổ thẩm định còn có ý kiến khác nhau và đề nghị bảo lưu
ý kiến.
4.1. Trình tự, nội dung làm việc của Tổ thẩm định kinh phí
- Thư ký Tổ TAG đọc quyết định thành lập Tổ thẩm định, giới thiệu thành

phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của Tổ TAG
tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ.
- Tổ trưởng Tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc
thẩm định kinh phí đối với đề tài nghiên cứu được Tổ TAG tuyển chọn, giao trực
tiếp.
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trình bày những nội dung đã tiếp thu, chỉnh sửa
theo ý kiến góp ý của Tổ TAG tại phiên đánh giá hồ sơ, trả lời các câu hỏi của
thành viên Tổ thẩm định, đề xuất chấp nhận phương thức khoán chi đến sản phẩm
cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, sau đó không tiếp tục tham dự phiên họp của
Tổ thẩm định.
- Thành viên Tổ thẩm định cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung
nghiên cứu của đề tài nghiên cứu so với kết luận của Tổ TAG.
- Các thành viên Tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định theo hướng dẫn tại điểm
b và c Trách nhiệm Tổ thẩm định.
- Sau khi Tổ thẩm định có ý kiến kết luận, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu được
mời dự lại cuộc họp của Tổ thẩm định để nghe thông báo kết luận của Tổ thẩm
định. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu có quyền nêu ý kiến nếu không đồng ý với kết
luận của Tổ thẩm định và Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo để Giám đốc Dự án
AMD Trà Vinh quyết định.
- Thư ký Tổ TAG ghi biên bản thẩm định theo mẫu (MẪU 11-BBTĐKP).
4.2. Phê duyệt kết quả
- Trong vòng 7 ngày làm việc tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoàn chỉnh
hồ sơ theo kết luận của Tổ TAG.
- Trước khi trình Giám đốc Dự án AMD phê duyệt, ký kết hợp đồng, Tổ TAG
xem xét, rà soát các hồ sơ, kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và

22


năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân được kiến nghị chủ trì thực hiện đề tài

nghiên cứu.
- Trên cơ sở kết luận của Tổ TAG, của Tổ Thẩm định kinh phí và kết quả rà
soát, đề nghị của các đơn vị chức năng trong thời hạn 10 ngày làm việc, Thư ký tổ
tổng hợp hồ sơ và kết quả làm các thủ tục, cá nhân chủ nhiệm, đề cương chi tiết,
thời gian và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu gửi Giám đốc Dự án
quyết định cuối cùng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Tổ TAG,
Giám đốc Dự án tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị/ cá nhân chủ nhiệm đề tài
nghiên cứu.
III. CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP
1. Đối với đánh giá và lựa chọn các đề xuất, TAG có thể mời thêm các chuyên
gia bên ngoài cho công việc này

- Chuyên gia tư vấn độc lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chuyên môn cao trong lỉnh vực được mời tư vấn.
b) Có thâm niên công tác trong cùng lĩnh vực được mời tư vấn từ mười (10)
năm trở lên.
c) Có tư cách đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự.
- Giám đốc Dự án AMD Trà Vinh quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn
độc lập là người trong và ngoài tỉnh hoặc chuyên gia không thuộc quy định nêu
trên.
- Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập:
Dự án AMD Trà Vinh tổ chức lấy ý kiến của ít nhất hai (02) chuyên gia độc
lập trong những trường hợp sau đây:
a) Tổ TAG không thống nhất về kết quả tuyển chọn, xét giao trực tiếp;
b) Tổ TAG vi phạm các quy định về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp;
c) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Tổ TAG.
- Dự án AMD có trách nhiệm chuẩn bị và gửi các tài liệu sau đây tới chuyên
gia tư vấn độc lập:
a) Văn bản mời chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển

chọn, giao trực tiếp;
b) Các tài liệu theo quy định tại điểm 3.2, mục I, phần III hướng dẫn này.

23


2. Trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập

- Phân tích, đánh giá và đưa ra các ý kiến phản biện đối với các hồ sơ đăng ký
tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp về nội dung, mục tiêu nghiên cứu và kết quả
cần phải đạt được của đề tài nghiên cứu và đánh giá năng lực của tổ chức/cá nhân
chủ trì thực hiện đề tài.
- Hoàn thành báo cáo tư vấn, giử bí mật các thông tin đánh giá và gửi trực tiếp
tới Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh đúng thời hạn quy định.
- Trong thời hạn được mời tư vấn độc lập không được tiếp xúc hoặc trao đổi
thông tin với tổ chức chủ trì hoặc các cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp
đề tài nghiên cứu. Nếu vi phạm sẽ bị hủy bỏ kết quả tư vấn và xử lý theo quy định
của pháp luật.
IV. GIẢI NGÂN VỐN VIỆN TRỢ
1. Quản lý hợp đồng và giải ngân

- Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh sẽ trực tiếp ký hợp đồng và giải ngân
nguồn vốn cho các thành phần nghiên cứu. Nội dung hợp đồng sẽ quy định cụ thể
các điều khoản, điều kiện, ngân sách và việc chuyển giao.
- Điều chỉnh hợp đồng thực hiện: Trong quá trình thực hiện tổ chức/ cá nhân
chủ trì thực hiện đề tài được chủ động đề xuất điều chỉnh dự toán kinh phí trong
tổng kinh phí được giao khoán theo quy định hiện hành.
- Giám đốc Dự án AMD Trà Vinh xem xét, quyết định điều chỉnh về tổ chức
chủ trì, chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện, chuyển đổi khoản mục chi nhưng
tổng kinh phí hỗ trợ từ Dự án không vượt so với phê duyệt ban đầu. Việc điều

chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ chỉ được thực hiện 01 lần không quá 12 tháng
đối với các nhiệm vụ có thời gian thực hiện từ 24 tháng trở lên và không quá 06
tháng đối với nhiệm vụ có thời gian thực hiện dưới 24 tháng. Trường hợp đặc biệt
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Quy định về tài chính

Dựa trên hợp đồng được ký kết, PCU giải ngân cho người đề xuất nghiên cứu
dựa trên một lịch trình thanh toán đã được thống nhất trong hợp đồng. Người nhận
vốn phải cung cấp báo cáo chi tiêu tài chính và báo cáo tiến độ thực hiện khi đề
nghị thanh toán lần tiếp theo.
- Nội dung và định mức chi áp dụng theo Quyết định số 1759/QĐ-UBND
ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh V/v Ban hành quy định về định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có
sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Sổ tay quản lý tài chính
của Dự án AMD Trà Vinh. Riêng chi phí thuê chuyên gia, trong các trường hợp cụ

24


thể, Giám đốc Dự án sẽ xem xét áp dụng định mức chi theo Hướng dẫn của LHQEU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam.
- Hồ sơ thủ tục tạm ứng, thanh toán ( Xem chi tiết Phụ lục II đính kèm)
3. Quản lý tài sản của đề tài nghiên cứu

- Tài sản được mua sắm trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng
ngân sách của Dự án AMD Trà Vinh được quản lý, xử lý theo quy định hiện hành.
V. CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
1. Công bố kết quả nghiên cứu

Tổ chức/ cá nhân thực hiện nghiên cứu phải công bố kết quả nghiên cứu của
mình trên các tạp chí đạt chỉ số ISSN (tại Trà Vinh có tạp chí của Trường Đại học

Trà Vinh và Sở KHCN) để góp phần nâng cao kiến thức cơ bản về thích ứng với
biến đổi khí hậu. Nội dung “Công bố kết quả nghiên cứu” được thể hiện ngay
trong hợp đồng giữ PCU và đối tác. Kết quả nghiên cứu vượt trội/độc đáo sẽ được
hỗ trợ để trình bày tại diễn đàn quốc tế.
2. Báo cáo giám sát, đánh giá

- Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu của Dự án AMD có
trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổ
TAG trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu.
• Trước khi triển khai phải báo cáo đầy đủ về nội dung thực hiện, kinh phí và
các thông tin liên quan cho Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh .
• Tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu theo nội dung thuyết minh đã được
phê duyệt, đảm bảo mục tiêu, tiến độ đã đề ra. Trong trường hợp có thay đổi, phát
sinh trong quá trình triển khai thực hiện (về nội dung, quy mô, địa điểm, tiến độ,
kinh phí và nhân sự của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện…), tổ chức, cá nhân chủ
trì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi về Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh
xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
• Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Dự án AMD Trà
Vinh, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài xây dựng báo cáo tiến độ hoặc báo
cáo theo nội dung yêu cầu để nghiệm thu khối lượng công việc. Trường hợp tổ
chức, cá nhân chủ trì không thực hiện việc báo cáo tiến độ đúng quy định từ 02 lần
trở lên thì sẽ bị dừng cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ và xử lý theo quy định.
Ban Điều phối Dự án AMD chủ trì phối hợp Tổ TAG tổ chức kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất về tiến độ thực hiện, nội dung và tình hình sử dụng kinh phí của tổ
chức/ cá nhân theo hợp đồng đã ký.

25



×