Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.42 KB, 89 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH VĨNH
PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015,
CÓ XÉT ĐẾN 2020


Nội dung
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015, có
xét đến 2020 được biên chế thành 3 tập:
-

Tập 1:

Thuyết minh chung

-

Tập 2:

Phụ lục

-

Tập 3:

Bản vẽ

Mục lục
Tập 1 : thuyết minh chung


Trang
Mở đầu
Chương I.

6
Phân tích hiện trạng nguồn, lưới điện và tình hình thực hiện

8

quy hoạch giai đoạn trước
Chương II. Đặc điểm chung và phương hướng phát triển kinh tế - xã

28

hội
Chương III. Dự báo nhu cầu điện và phân vùng phụ tải

47

Chương IV. Sơ đồ phát triển điện lực

63

Chương V.

Khối lượng đầu tư xây dựng

90

Chương VI. Phân tích kinh tế - tài chính


93

Chương VII. Kết luận và kiến nghị

99


Tập 2 : phụ lục
Phụ lục 1.

Danh mục phụ tải công nghiệp, TTCN và xây dựng năm 2010-20152020 tỉnh Vĩnh Phúc.

Phụ lục 2.

Danh mục phụ tải nông lâm nghiệp- thuỷ sản năm 2010-2015-2020
tỉnh Vĩnh Phúc.

Phụ lục 3.

Danh mục phụ tải thương mại, khách sạn nhà hàng năm 2010-20152020 tỉnh Vĩnh Phúc.

Phụ lục 4.

Danh mục phụ tải quản lý và tiêu dùng dân cư năm 2010-2015-2020
tỉnh Vĩnh Phúc.

Phụ lục 5.

Danh mục phụ tải các hoạt động khác năm 2010-2015-2020 tỉnh Vĩnh

Phúc.

Phụ lục 6.

Danh mục trạm biến áp phân phối đến 2015 toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Phụ lục 7.

Kết quả tính toán chế độ lưới điện cao thế năm 2015-2020.

Phụ lục 8.

Kết quả tính toán chế độ lưới điện trung thế sau các trạm 110kV đến
2015.

Phụ lục 9.

Khối lượng xây dựng lưới điện cao thế 220, 110kV đến 2015.

Phụ lục 10. Khối lượng xây dựng và cải tạo trạm biến áp phân phối theo các
huyện thị đến 2015.
Phụ lục 11. Khối lượng xây dựng và cải tạo đường dây trung thế theo các huyện
thị đến 2015.
Phụ lục 12. Kết quả dự báo nhu cầu điện tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 bằng
phương pháp gián tiếp.
Phụ lục 13. So sánh các phương án lưới điện cao thế.
Phụ lục 14. Các kết quả tính toán phân tích kinh tế - tài chính.


Tập 3 : Bản vẽ

D424-TT-01: Bản đồ lưới điện 220, 110kV toàn tỉnh Vĩnh Phúc tới năm 2020.
D424-TT-02: Sơ đồ nguyên lý lưới điện 220, 110kV toàn tỉnh Vĩnh Phúc tới năm
2020.
D424-VY-03: Bản đồ lưới điện trung thế thành phố Vĩnh Yên đến 2015.
D424-VY-04: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế Thành phố Vĩnh Yên đến 2015.
D424-PY-05: Bản đồ lưới điện trung thế thị xã Phúc Yên đến 2015.
D424-PY-06: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế thị xã Phúc Yên đến 2015.
D424-BX-07: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Bình Xuyên đến 2015.
D424-BX-08: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Bình Xuyên đến 2015.
D424-SL-09: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Sông Lô đến 2015.
D424-SL-10: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Sông Lô đến 2015.
D424-VT-11: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Vĩnh Tường đến 2015.
D424-VT-12: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Vĩnh Tường đến 2015.
D424-YL-13: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Yên Lạc đến 2015.
D424-YL-14: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Yên Lạc đến 2015.
D424-TD-15: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Tam Dương đến 2015.
D424-TD-16: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Tam Dương đến 2015.
D424-LT-17: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Lập Thạch đến 2015.
D424-LT-18: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Lập Thạch đến 2015.
D424-TĐ-19: Bản đồ lưới điện trung thế huyện Tam Đảo đến 2015.
D424-TĐ-20: Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung thế huyện Tam Đảo đến 2015.


Mở đầu
“Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 có xét
đến 2020” do Viện Năng lượng – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương
tỉnh Vĩnh Phúc lập theo quyết định số 3037/QĐ-CT ngày 09 tháng 09 năm 2009 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chỉ định Viện Năng lượng lập “Quy hoạch phát triển
điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020” và quyết định số
4458/QĐ-CT ngày 17 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê

duyệt Đề cương và dự toán lập quy hoạch nêu trên.
Bám sát theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” do UBND tỉnh lập tháng 9 năm 2009, Quy hoạch
chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Kế
hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2015 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Các quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp, Nông nghiệp,
Xây dựng, giao thông, … Đề án đã căn cứ vào dự thảo Quy hoạch phát triển Điện
lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét triển vọng đến 2030 do Viện Năng lượng
lập.
Nội dung đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trên cơ sở các kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20062010 và các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành
nghiên cứu tính toán nhu cầu điện trên phạm vi toàn tỉnh theo từng giai đoạn quy
hoạch để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc.
- Đánh giá quá trình phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
2006 đến 2010 về nguồn, lưới điện và phụ tải điện, đánh giá các ưu nhược điểm
của lưới điện hiện trạng.
- Tiến hành tính toán, dự báo nhu cầu điện, thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển
lưới điện của tỉnh đến giai đoạn quy hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển ngắn hạn
và dài hạn của nguồn điện, lưới điện tỉnh bao gồm:
+ Các trung tâm cấp nguồn trạm 220, 110kV tại các khu vực trong tỉnh phù
hợp với từng vùng phụ tải.
+ Hệ thống lưới trung thế tại các khu vực bao gồm xây mới và cải tạo để giảm
tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng cung cấp điện.


+ Xác định mục tiêu cung cấp điện cho khu vực thị xã, thị trấn, thị tứ và nông
thôn đến năm 2015.
+ Đưa ra khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện, vốn đầu tư xây dựng
đến năm 2015.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án, đưa ra kiến nghị và các giải

pháp thực hiện.

Chương I

Phân tích Hiện trạng nguồn, lưới đIện và tình hình thực hiện qui hoạch giai
đoạn trước
I.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện
I.1.1. Đánh giá hiện trạng theo số liệu thống kê
I.1.1.1. Các nguồn cung cấp điện năng:
Trạm 220kV Vĩnh Yên công suất 2x125MVA được cung cấp điện từ đường
dây 220kV Việt Trì - Sóc Sơn dây dẫn ACSR-520 dài 66,5km. Hiện tại theo phương
thức vận hành trạm 220kV Vĩnh Yên chủ yếu nhận điện 220kV từ nguồn mua điện
của Trung Quốc.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 5 trạm 110kV là Vĩnh Yên, Phúc Yên,
Lập Thạch, Thiện Kế và Vĩnh Tường. Các thông số kỹ thuật và vận hành các trạm
220, 110kV của tỉnh được thống kê ở bảng sau:
Bảng I-1: Các thông số kỹ thuật trạm 220, 110kV hiện có của
tỉnh Vĩnh Phúc
TT
1

2

Tên trạm, điện áp

Sđm

Pmax/Pmin

Mang tải


(MVA)

(MW)

Máy AT1

125

113/35

95%

Máy AT2

125

113/35

95%

63

54/16

91%

Trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên

Trạm 110/35/22kV Vĩnh Yên

Máy T1


Máy T2

63

59/23

100%

Máy T1

63

49/17

83%

Máy T2

40

37/14

100%

4

Trạm 110/35/10(22) Lập Thạch


25

23/10

100%

5

Trạm 110/22KV Thiện Kế

63

6

Trạm 110/35/22 Vĩnh Tường

40

3

Trạm 110/35/22KV Phúc Yên

Chưa mang tải
29/12

78%

Nguồn: Trạm 220kV Vĩnh Yên, phân xưởng 110kV Vĩnh Phúc.


+ Trạm 110kV Vĩnh Yên đặt tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên giáp ranh
với thành phố Vĩnh Yên. Trạm có qui mô công suất 2x63MVA- 110/35/22kV. Trạm
làm nhiệm vụ cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và các huyện: Yên Lạc, Bình
Xuyên và Tam Đảo. Pmax trạm hiện tại là 113MW.
+ Trạm 110kV Phúc Yên đặt tại phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên, với
công suất (63+40)MVA- 110/35/22kV. Trạm làm nhiệm vụ cấp điện cho thị xã Phúc
Yên, một phần huyện Bình Xuyên và cấp cho huyện Mê Linh của thủ đô Hà Nội,
các khu vực phụ cận và hỗ trợ cho trạm 110kV Vĩnh Yên. Pmax trạm hiện tại là
86MW. Do lịch sử để lại và trạm 110kV Quang Minh của huyện Mê Linh Hà Nội
chưa được xây dựng nên gần như toàn bộ huyện Mê linh hiện vẫn được cấp điện từ
trạm 110kV Phúc Yên. Hiện tại máy T1 -63MVA của trạm 110kV Phúc Yên chủ yếu
dùng để cấp điện cho huyện Mê Linh với công suất Pmax 49MW.
+ Trạm 110kV Lập Thạch đặt tại thị trấn Lập Thạch có công suất 25MVA110/35/10(22)kV cấp điện cho huyện Lập Thạch, Tam Dương và phía Bắc huyện
Tam Đảo. Pmax trạm hiện tại là 23MW.
+ Trạm 110kV Thiện Kế đặt tại xã Thiện Kế huyện Bình Xuyên có công suất
63MVA- 110/22kV được xây dựng để cấp điện cho khu công nghệ cao Bá Thiện.
Khu công nghệ cao Bá Thiện mặc dù đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ năm
2008, diện tích đất đăng ký đã đạt 50%, song do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế
giới Tập đoàn COMPAL dãn tiến độ đầu tư nên hiện tại trạm 110kV Thiện Kế vẫn
chưa vận hành do chưa có phụ tải.
+ Trạm 110kV Vĩnh Tường đặt tại thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường có
công suất 40MVA- 110/35/22kV. Việc đưa vào vận hành trạm 110kV Vĩnh Tường
đã giải tỏa căng thẳng cấp điện cho huyện Vĩnh Tường và lân cận do phụ tải tăng
nhanh mà các đường dây 35kV cấp điện cho khu vực này đã bị quá tải. Đồng thời


còng đã giảm tải phía 35kV của trạm 110kV Vĩnh Yên. Pmax trạm hiện tại là
29MW.
Sau trạm 220kV Vĩnh Yên có 4 lộ xuất tuyến 110kV trong đó có 2 lộ đi trạm
110kV Vĩnh Yên, 1 lộ đi Vĩnh Tường, Việt Trì và 1 lộ đi Thiện Kế, Phúc Yên.

Ngoài ra cấp điện cho tỉnh còn có 2 đường dây 110kV nữa là đường dây Việt TrìLập Thạch và đường dây Đông Anh- Phúc Yên. Các thông số kỹ thuật và vận hành
các đường dây 220, 110kV cấp điện cho tỉnh được thống kê ở bảng sau.

Bảng I-2: Mang tải các đường dây 220, 110kV hiện có của tỉnh
Vĩnh Phúc
TT

Đường dây

Loại dây

Chiều dài

Pmax

(km)

(MW)

Mang tải

I

Đường dây 220kV

1

Việt Trì - Vĩnh Yên

ACSR-520


36,5

280

57%

2

Vĩnh Yên – Sóc Sơn

ACSR-520

30

162

33%

II

Đường dây 110kV

1

Vĩnh Yên – Vĩnh Yên (172)

AC-240

3,4


63

55%

2

Vĩnh Yên – Vĩnh Yên (173)

AC-240

3,4

77

68%

3

Vĩnh Yên –T.Kế - Phúc Yên(171)

AC-240

22,7

85

75%

4


Vĩnh Yên – V.Tường- Việt Trì(174)

AC-240

27

69

60%

5

Việt Trì - Lập Thạch

AC-185

13,5

45

52%

6

Đông Anh - Phúc Yên

AC-240

14,5


52

46%

Nguồn: Trạm 220kV Vĩnh Yên, phân xưởng 110kV Vĩnh Phúc.

I.1.1.2. Lưới điện trung thế:
Lưới điện trung thế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm các cấp điện áp 35, 22,
10 và 6kV. Lưới 6kV tồn tại ở thành phố Vĩnh Yên. Lưới 35, 10kV tồn tại xen kẽ ở
khắp các huyện, thị trong tỉnh. Lưới 22kV hiện chưa có nhiều chủ yếu ở khu công
nghiệp Khai Quang, phía nam huyện Bình Xuyên và khu vực trung tâm thị xã Phúc
Yên.
Chi tiết khối lượng lưới điện trung thế ở các cấp điện áp đến hết tháng
11/2010 cho ở bảng I.3 và I.4.


Bảng I.3: Khối lượng đường dây hiện có
TT

Hạng mục

I

Đường dây trung thế

1

Đường dây 35kV
Trong đó: - Khách hàng quản


- Ngành điện quản


2

Đường dây 10kV
Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản


3

Đường dây 22kV

4

Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản

Đường dây 22 vận hành
6,10kV
Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản


II


Đường dây hạ thế
Trong đó: - Khách hàng
quản lý
- Ngành điện quản


III

Loại dây-Tiết diện

Chiều dài(km)

tỷ lệ

1091

100%

AC120,95,70,50,35

351

32%

AC70,50

78

AC120,95,70,50


273

AC150,120,95,70,50

372

AC95,70,50,35

61

AC150,120,95,70,50

311

AC185,120,95,70,50

170

AC70,50

19

AC185,120,70,50

151

AC95,70,50,35

198


AC70,50,35

28

AC95,70,50,35

170

AC95,70,50,35

2 509

AC70,50,35

2 000

AC95,70,50

509

Công tơ (chiếc)

131 233

Trong đó: - 3 pha

5357

- 1 pha


Bảng I.4: Khối lượng trạm biến áp hiện có

125 876

34%

16%

18%


ST
T

Hạng mục

Số trạm

Số máy

Tổng CS (KVA)

Tỷ lệ

I

Trạm trung gian

7


12

64 500

1

Trạm 35/6kV

1

2

11 200

2

Trạm 35/10kV

6

10

53 300

II

Trạm phân phối

1336


1436

557 611

100%

1

Trạm 35/0,4kV

429

494

280 757

50%

251

309

225 071

178

185

55 686


283

292

63 173

87

92

23 098

196

200

40 075

267

287

127 198

134

154

92 788


133

133

34 410

357

363

86 483

117

119

30 355

240

244

56 128

Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản

2


Trạm 10/0,4kV
Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản


3

Trạm 22/0,4KV

4

Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản

Trạm 22(vận hành
6;10)/0,4kV
Trong đó: - Khách hàng quản

- Ngành điện quản


11%

23%

16%


Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc (đường dây và trạm 22kV vận hành 6,10kV bao gồm cả
khối lượng thuộc các dự án RD, JBIC đang cải tạo sang 22kV)

Tình hình vận hành và mang tải các trạm trung gian hiện tại cho ở bảng I.5
Bảng I.5: Mang tải các trạm trung gian hiện tại
TT

Tên trạm

Điện áp

Công suất

Pmax (MW)

Mang tải

1

trung gian
Vĩnh Yên

(kV)
35/6

đặt (kVA)
2x5600

6,6


65%

2

Phúc Yên

35/10

5600+4000

7,7

89%

3

Xuân Hòa

35/10

2x3150

5,4

95%

4

Ngũ Kiên


35/10

5600

3,8

76%

5

Tam Hồng

35/10

7500+5600

8,8

75%

6

Tam Đảo

35/10

7500

6,4


75%

7

Đạo Tú

35/10

2x5600

5,2

51%


Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc (sau khi các dự án RD, JBIC hoàn thành sẽ dỡ bỏ các
trạm TG Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hòa)

Thống kê tình trạng mang tải của các đường dây trung thế hiện tại cho ở bảng
I.6 và I.7

Bảng I.6: Mang tải một số đường dây trung thế sau các trạm
110kV.
STT

Tên đường dây

Loại dây-tiết diện C.dài
Pmax (MW)
trục (km)


Mang tải

I

Trạm 110kV Vĩnh Yên(E43)

1

Lộ 371: Đi Tam Dương

AC-120-95/24

17,4

96%

2

Lộ 372: Đi Vĩnh Tường

AC-120-95/19

16,9

93%

3

Lộ 373: Đi Yên Lạc


AC-120-95/16

17,7

97%

4

Lộ 374: Đi Phúc Yên

AC-120/12,5

17,9

98%

5

Lộ 375: Đi HONDA

AC-120/13,9

16

88%

6

Lộ 376: Đi Tam Đảo


AC-95 /17,1

14,8

103%

7

Lộ 377: Đi Z192

AC-95 /15,5

3,0

21%

8

Lộ 471: Đi Khai Quang

AC-185-120/4,5

10,6

60%

9

Lộ 472: Đi Khai Quang


AC-185-120/4,5

11,3

64%

10

Lộ 473: Đi Nisin

AC-95/0,7

2,7

35%

11

Lộ 474: Đi Bình Xuyên

AC-95/14

4,9

54%

II

Trạm 110kV Phúc Yên(E25.1)


1

Lộ 371: Đi Phúc Yên

AC-70/2,7

7,4

70%

2

Lộ 372: Đi Phúc Yên

AC-95/2,7

8

56%

3

Lộ 373: Đi Mê Linh HN

AC-70/9,3

13

123%


4

Lộ 374: Đi HONDA

AC-95/2

16

111%

5

Lộ 375: Đi TOYOTA

AC-120/1,2

5

27%

6

Lộ 472: Đi Quang Minh HN

AC-185/9,8

14

80%


7

Lộ 473: Đi Quang Minh HN

AC-185/8,8

15

85%

8

Lộ 477: Đi Phúc Yên

AC-95/4

4,5

50%

III

Trạm 110kV Lập Thạch(E25.3)

1

Lộ 371: Đi Ngọc Mỹ

AC-70/15


3,5

33%

2

Lộ 373: Đi Tam Dương

AC-95/8,7

7,6

53%

3

Lộ 971: Đi Cao Phong

AC-120-95/14

3,8

73%

4

Lộ 973: Đi Hải Lựu

AC-120-95/15


4,3

83%


5
IV

Lộ 975: ĐI TháI hòa

AC-120-95/12

4,5

87%

Trạm 110kV Vĩnh Tường(E25.5)

1

Lộ 471

AC-70,50/7,7

4,8

73%

2


Lộ 473

AC-95,70/10

6,8

76%

3

Lộ 475

AC-70,50/9

4,7

71%

Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc

Bảng I.7: Mang tải một số đường dây trung thế sau các trạm
trung gian.
STT Tên đường dây

Loại dây-tiết diện
C.dài trục (km)

Pmax (MW)


Mang tải

AC-95,70/4,8
AC-95,70/7,6

3,1
3,5

124%
140%

I
1
2
II

TG Vĩnh Yên
Lộ 671
Lộ 672
TG Phúc Yên

1
2
3
III

Lộ 972
Lộ 973
Lộ 974
TG Xuân Hoà


AC-150/1,6
AC95/7,9
AC-150/2,2

0,4
4,3
2,4

6%
105%
37%

1
2
IV
1
2
V
1
2
VI
1
2
VII
1
2

Lộ 971
Lộ 976

TG Ngũ Kiên
Lộ 971
Lộ 972
TG Tam Hồng
Lộ 971
Lộ 974
TG Tam Đảo
Lộ 971
Lộ 972
TG Đạo Tú
Lộ 971
Lộ 973

AC-95,70/3,6
AC-95,70/4,1

2,2
3,1

54%
76%

AC-95,70/5,5
AC-95,70/7,5

1,6
2,8

39%
68%


AC-95,70/9,2
AC-95,70/10,3

3,8
5,2

93%
127%

AC-95,70/7,3
AC-95,70/14

1,9
4,8

46%
117%

AC-95,70/9,5
AC-95,70/11

3,4
2,8

83%
68%

Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc
I.1.1.3. Khả năng liên kết lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc với lưới điện khu vực trong

hệ thống điện quốc gia.
- Lưới cao thế 220, 110kV: Trừ trạm 110kV Lập Thạch còn lại tất cả các
trạm 220, 110kV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đều có mạch vòng cấp nguồn
bằng hai đường dây từ hệ thống điện Quốc gia, nhất là từ khi có trạm 220kV Vĩnh
Yên khả năng liên kết lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc với lưới điện khu vực trong hệ


thống điện Quốc gia đã được cải thiện rõ rệt. Trạm 220kV Vĩnh Yên được cấp điện
từ 2 đường dây Việt Trì- Vĩnh Yên và Sóc Sơn- Vĩnh Yên vừa có thể nhận điện
Trung Quốc vừa có thể nhận Điện Quốc gia tùy theo chế độ vận hành. Lưới điện
110kV còng được liên hệ chặt chẽ với lưới điện tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
- Lưới trung thế 35kV: Phần lớn đã được nối mạch vòng giữa các trạm
110kV trên địa bàn tỉnh ngoài ra còn có liên hệ với các trạm 110kV phụ cận như
Việt Trì, Đông Anh.
I.1.1.4. Tổn thất điện năng giai đoạn 2006-2010.
Tổn thất điện năng của lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 cho ở bảng
I.8
Bảng I.8: Tổn thất điện năng tỉnh Vĩnh Phúcgiai đoạn 20062010
Năm

2006

2007

2008

2009

KH 2010


Tổn thất điện năng (%)

4,58

4,49

4,37

6,29

7,8

Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc

Năm 2008 tổn thất điện năng của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 4,37%. Có được thành
tích trên đây là do Điện lực Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều biện pháp chống tổn thất
như: Tính toán lựa chọn phương thức vận hành hợp lý. Cải tạo, nâng tiết diện đường
dây cũ nát, tiết diện nhỏ, xây dựng mạch vòng để hỗ trợ công suất và giảm bán kính
cấp điện. Khai thác triệt để dung lượng bù công suất phản kháng trên lưới. Tăng
cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng điện của khách hàng, lắp đặt công tơ đầu
nguồn có độ chính xác cao, lắp đặt công tơ điện tử cho các hộ phụ tải công nghiệp
theo kế hoạch của tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao. Tuy nhiên qua bảng trên
thấy rằng tổn thất điện năng của lưới điện Vĩnh Phúc năm 2009, 2010 lại có xu thế
tăng, điều này là do việc nhận bàn giao lưới điện hạ thế nông thôn, chuyển từ bán
tổng điện sinh hoạt nông thôn sang bán lẻ đến tận hộ gia đình nông thôn theo chủ
trương của Chính phủ.
I.1.2 Đánh giá hiện trạng theo kết quả tính toán
Mục đích của việc tính toán lưới điện hiện tại là xác định phân bố công suất và
tổn thất về kỹ thuật trong lưới điện, kiểm tra khả năng mang tải còng như các chỉ



tiêu kỹ thuật khác. Sử dụng chương trình tính toán chế độ trên máy tính, kết quả
tính toán cho trong bảng I.9.

Bảng I.9. Kết quả tính toán tổn thất công suất, điện năng, điện áp
lưới trung thế
STT
I
1

Tên đường dây
Trạm 110kV Vĩnh Yên(E43)
Lộ 371

2
Lộ 372
3
Lộ 373
4
Lộ 374
5
Lộ 376
6
Lộ 377
7
Lộ 471
8
Lộ 472
9
Lộ 474

II Trạm 110kV Phúc Yên(E25.1)
1
Lộ 371
2
Lộ 372
8
Lộ 474
III Trạm 110kV Lập Thạch(E25.3)
1
Lộ 371
2
Lộ 373
3
Lộ 971
4
Lộ 973
5
Lộ 975
IV Trạm 110kv Vĩnh Tường(E25.5)
1
Lộ 471
2
Lộ 473
3
Lộ 475
V TG Vĩnh Yên
1
Lộ 671
2
Lộ 672

VI TG Phúc Yên
1
Lộ 973
VII TG Xuân Hoà
1
Lộ 971
2
Lộ 976

Điện áp
(kV)

P max
(MW)

Tổn thất
CS(%)

Tổn thất
ĐN(%)

Tổn thất
ĐA(%)

35

17,4

7,1


3,74

6,6

35
35
35
35
35
22
22
22

16,9
17,7
17,9
14,8
3,0
10,6
11,3
4,9

6,9
7,43
6,1
6,7
4,7
3,8
3,9
5,6


4,24
3,78
1,81
2,01
3,09
2,64
3,60
2,8

5,6
6,5
3,8
4,6
2,5
3,5
3,9
4,1

35
35
22

7,4
8
4,5

4,23
4,42
3,13


3,0
2,8
2,51

3,1
3,2
1,9

35
35
10
10
10

3,5
7,6
3,8
4,1
4,2

4,1
3,8
9,0
12,2
9,26

3,99
2,68
5,8

5,95
6,27

3,8
3,3
9,73
9,9
8,8

22
22
22

4,8
6,8
4,7

6
6,29

2,86
2,54

3,9
4,54

5,65

4,49


3,5

6
6

3,1
3,5

8,5
10,5

4,44
4,61

8,7
8,9

10

4,3

7,1

3,79

6,1

10
10


2,2
3,1

4,8
4,1

2,81
4,58

3,9
3,6


VIII
1
2
IX
1
2
X
1
2
XI
1
2

TG Ngũ Kiên
Lộ 971
Lộ 972
TG Tam Hồng

Lộ 971
Lộ 974
TG Tam Đảo
Lộ 971
Lộ 972
TG Đạo Tú
Lộ 971
Lộ 973

10
10

1,6
2,8

3,41
6,96

2,44
4,01

2,71
5,18

10
10

3,8
5,2


6,31
6,52

5,8
4,69

5,19
6,56

10
10

1,9
4,8

7,03
7,37

2,41
5,0

5,9
8,93

10
10

3,4
2,8


6,95
8,13

3,76
6,65

6,2
7,6

Từ kết quả tính toán chế độ lưới điện trung thế cho thấy các trị số tổn thất kỹ
thuật là phù hợp với thực tế vận hành lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chung cho toàn
tỉnh Vĩnh Phúc, tổng tổn thất điện năng của lưới trung thế khoảng 4,03%. Đối chiếu
với kết quả thống kê của điện lực Vĩnh Phúc về tổng tổn thất điện năng trong hệ
thống lưới điện toàn tỉnh năm 2008 là 4,37% cho thấy trị số tính toán tổn thất kỹ
thuật là phù hợp vì năm 2008 Điện lực Vĩnh Phúc chủ yếu là bán tổng, (bán lẻ hạ
thế đến hộ mới chủ yếu ở các phường, thị trấn). Năm 2009 theo chủ trương của
Chính phủ đã từng bước tiếp nhận lưới điện hạ thế bán lẻ đến tận hộ sinh hoạt nông
thôn vì vậy tổng tổn thất điện năng của điện lực Vĩnh Phúc đã tăng như bảng I.8.
I.1.3. Đánh giá hiện trạng lưới điện, khả năng mang tải, phân tích tình hình
quản lý vận hành, tổng hợp các ưu khuyết điểm của hệ thống lưới điện phân
phối
+ Đường dây 35kV
Đường dây 35kV hiện có ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, tính đến hết tháng
11/2010 toàn tỉnh có 351km đường dây 35kV chiếm 32% khối lượng đường dây
trung thế. Nhiệm vụ chính của lưới 35kV là cấp điện cho các trạm trung gian trong
tỉnh đồng thời còng là lưới phân phối cấp điện trực tiếp cho các trạm 35/0,4kV.
Đặc điểm của các tuyến 35kV của các trạm 110kV cụ thể như sau:
Trạm 110kV Vĩnh Yên có 7 lộ ra:
Lộ 371: Đi Tam Dương có chiều dài trục chính khoảng 24km, lọai dây AC120 và AC-95. Hiện tại đường dây này chủ yếu cấp điện cho thị xã Vĩnh Yên và
phía nam huyện Tam Dương đặc biệt là các phụ tải công nghiệp lớn dọc theo quốc

lộ 2 và cụm công nghiệp Hợp Thịnh với công suất Pmax 17,4MW.


Lộ 372: Đi Vĩnh Tường có chiều dài trục chính khoảng 19km, lọai dây AC120 và AC-95. Hiện tại đường dây này cấp điện chủ yếu cho thị xã Vĩnh Yên trong
đó có các trạm trung gian Vĩnh Yên và các phụ tải 35/0,4kV dọc theo quốc lộ 2 với
công suất tải Pmax 16,9MW.
Lộ 373: Đi Yên Lạc dài 16km, lọai dây AC-120 và AC-95. Hiện tại đường
dây này cấp điện chủ yếu cho huyện Yên Lạc và phía Nam huyện Vĩnh Tường,
trong đó có trung gian Tam Hồng, trung gian Ngũ Kiên và một số phụ tải 35/0,4kV
với công suất Pmax 17,7MW.
Lộ 374: Đi Phúc Yên dài 12,5km, lọai dây AC-120. Hiện tại đường dây này
chủ yếu cấp điện cho khu công nghiệp Bình Xuyên và là đường dây 35kV liên hệ
giữa 2 trạm 110kV Vĩnh Yên và Phúc Yên Pmax 17,9MW.
Lộ 375: Đi HONDA dài 13,9km, lọai dây AC-120, hiện làm nhiệm vụ dự
phòng cấp điện cho công ty HONDA.
Lộ 376: Đi Tam Đảo dài 17,1km, loại dây AC-95, hiện làm nhiệm vụ chủ yếu
cấp điện cho trung gian Tam Đảo, một số phụ tải 35/0,4kV và có liên hệ với lộ 377
trạm 110 Vĩnh Yên và lộ 372 trạm 110kV Phúc Yên. Công suất tải Pmax 14,8MW.
Lộ 377: Đi Z192 dài 15,5km, lọai dây AC-95, làm nhiệm vụ cấp điện cho
nhà máy Z192 và một số đơn vị của Quốc phòng, có liên hệ với lộ 376 trạm 110kV
Vĩnh Yên. Công suất tải Pmax 3MW.
Phía 35kV của trạm 110kV Phúc Yên có 5 lộ ra:
Lộ 371: Đi Phúc Yên dài 2,7km, loại dây AC-70, làm nhiệm vụ cấp điện cho
maý biến áp T2 của trung gian Phúc Yên liên hệ với lộ 374 trạm 110kV Vĩnh Yên
hỗ trợ cấp điện cho khu công nghiệp Bình Xuyên. Pmax trên đường dây là 7,4MW.
Lộ 372: Đi Phúc Yên dài 2,7km, loại dây AC-120, làm nhiệm vụ cấp điện
cho maý biến áp T1 của trung gian Phúc Yên, trạm trung gian Xuân Hoà và một số
trạm 35/0,4kV, có liên hệ với lộ 376 trạm 110kV Vĩnh Yên. Công suất tải Pmax
8MW.
Lộ 373: Cấp điện cho huyện Mê Linh Hà Nội.

Lộ 374: Cấp điện cho công ty Honda Việt nam dài 2km, dây dẫn AC-95.
Công suất tải Pmax 16MW.


Lộ 375: Cấp điện cho công ty Toyota Việt nam dài 1,2km, dây dẫn AC-120.
Công suất tải Pmax 5MW.
Trạm 110kV Lập Thạch có 2 lộ ra:
Lộ 371: Đi Ngọc Mỹ dài khoảng 15km, loại dây AC-70, cấp điện cho một số
xã phía Bắc của huyện, Pmax 3,5MW.
Lộ 372: Đi Tam Dương dài 8,7km, loại dây AC-95, cấp điện cho trung gian
Tam Dương, Pmax 7,6MW.
Trạm 110kV Vĩnh Tường hiện mới có 2 lộ ra đấu chuyển tiếp trên đường dây
35kV Việt Trì- Vĩnh Yên
+ Đường dây 22kV
Đường dây 22kV hiện có sau trạm 110kV Vĩnh Yên, Phúc Yên và Vĩnh
Tường. Tổng chiều dài đường dây 22kV là 170km chiếm 16% đường dây trung thế:
Từ trạm 110kV Vĩnh Yên cấp điện 22kV cho khu công nghiệp Khai Quang bằng
đường dây mạch kép (lộ 471 và 472) dài 4,5km dây dẫn 2xAC-185 tổng công suất
tải của cả 2 lộ Pmax 21,9MW tổn thất điện áp 3,5%. Lộ 474 cấp cho phía Nam
huyện Bình Xuyên dài 14km dây dẫn AC-95, công suất tải Pmax 4,9MW, tổn thất
điện áp 4,1%. Từ trạm 110kV Phúc Yên có 3 lộ 22kV, tuy nhiên chỉ có lộ 477 cấp
điện cho khu vực trung tâm thị xã Phúc Yên dài 4km dây dẫn AC-95, Pmax
4,5MW, tổn thất điện áp 1,9%. Hai lộ còn lại cấp điện cho khu công nghiệp Quang
Minh của Hà Nội. Trạm 110kV Vĩnh Tường có 3 lộ xuất tuyến 22kV. Ngoài ra khối
lượng đường dây 22kV hiện đang vận hành 6, 10kV còng khá lớn, nếu tính cả khối
lượng các dự án RD và JBIC đang cải tạo sang 22kV thì đường dây 22kV hiện đang
vận hành 6, 10kV có tổng chiều dài 198km chiếm 18% tổng đường dây trung thế.
+ Đường dây 10kV
Đường dây 10kV hiện có chiều dài 372km chiếm 34% tổng khối lượng đường
dây trung thế. Đường dây 10kV có sau trạm 110kV Lập Thạch và các trạm trung

gian 35/10kV như Ngũ Kiên, Tam Hồng, Tam Đảo, Đạo Tú ( lưới 10kV sau các
trạm trung gian Phúc Yên và Xuân Hòa thuộc dự án JBIC cải tạo sang 22kV được
xem như đường dây 22kV vận hành 10kV vì dự án sắp hoàn thành). Một số lộ có
kết cấu hình tia còn lại đa số các lộ 10kV đều có liên hệ giữa các trạm trung gian.
Hiện tại một số lộ 10kV kéo quá dài lại mang tải lớn nên vừa gây ra tổn thất điện


năng lớn vừa ảnh hưởng đến chất lượng điện áp cuối đường dây như lộ 971, 973,
975 trạm 110kV Lập thạch, lộ 972 trung gian Tam Đảo, ...
+ Đường dây 6kV:
Đường dây 6kV chỉ có ở thành phố Vĩnh Yên và phụ cận, đây là lưới điện
trung thế sau trạm trung gian Vĩnh Yên thuộc dự án JBIC đang được cải tạo sang
22kV (được xem như đường dây 22kV vận hành 6kV vì dự án sắp hoàn thành).
Chi tiết các tuyến đường dây xem bảng I.6, I.7 và I.9
+ Trạm biến áp trung gian
Tính đến 30/11/2010, toàn tỉnh có 7 trạm biến áp trung gian với 12 máy, phân
bố ở hầu khắp các huyện, thị trong tỉnh với tổng dung lượng 64.500kVA. Trong đó
chỉ có trung gian Vĩnh Yên có cấp điện áp 35/6kV cấp điện cho thành phố Vĩnh
Yên, còn lại là 35/10kV. Hầu hết các trạm trung gian đang vận hành đều đã vừa
hoặc đầy tải. Sau khi các dự án RD, JBIC hoàn thành sẽ dỡ bỏ các trạm TG Vĩnh
Yên, Phúc Yên và Xuân Hòa (dự kiến vào đầu năm 2011). Khi đó trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc sẽ chỉ còn 4 trạm trung gian 35/10kV với tổng dung lượng 37400kVA.
Chi tiết các trạm trung gian cho ở bảng I.5.
+ Trạm biến áp phân phối
Các trạm biến áp phân phối của tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1336 trạm/1436 máy
với tổng công suất đặt 557 611 KVA. Công suất trung bình 440,8 kVA/trạm. Một số
trạm chuyên dùng của khách hàng, nhất là trong các khu công nghiệp có công suất
lớn nên công suất bình quân trạm của Vĩnh Phúc tương đối cao trong khi một số
trạm ở khu vực nông thôn miền núi Lập Thạch, Tam Đảo mặc dù có công suất nhỏ
nhưng hiện vẫn vận hành non tải.

Trong tổng số 1336 trạm phân phối có 429 trạm 35/0,4kV với tổng công suất
đặt 280757 kVA chiếm 50% tổng dung lượng trạm phân phối. Trạm 10/0,4kV có
283 trạm/63173kVA chiếm 11% tổng dung lượng trạm phân phối. Trạm 22/0,4kV
có 267 trạm/127198kVA chiếm 23% tổng dung lượng trạm phân phối. Trạm
22(6 ;10)/0,4kV (trạm đã có đầu 22kV hiện đang vận hành 6 ;10kV bao gồm cả
khối lượng thuộc các dự án RD, JBIC đang cải tạo sang 22kV) có 357
trạm/86483kVA chiếm 16% tổng dung lượng trạm phân phối. Chi tiết xem bảng I.4.
I.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển Điện lực giai
đoạn trước (giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015)
I.2.1. Đánh giá về nhu cầ u điện.


Diễn biến và cơ cấu tiêu thụ điện của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010
được thể hiện ở bảng I.10 và I.11

Bảng I.10: Diễn biến tiêu thụ điện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2005-2010 (không kể huyện Mê Linh). Đơn vị: triệu kWh
Thành phần

2005

2006

2007

2008

2009

KH 2010


219,15

270,51

325,76

395,33

438,51

504,28

1

Công nghiệp & Xây dựng

2

Nông lâm nghiệp

6,8

6,9

6,95

7,01

7,18


7,83

3

Thương mại & dịch vụ

3,72

4,62

5,34

6,20

7,04

8,03

4

Quản lý và tiêu dùng dân cư

201,2

230,24

261,36

293,38


326,18

378,37

5

Các hoạt động khác

11,96

13,13

14,19

15,86

17,56

20,19

6

Tổng thương phẩm

443,83

525,4

613,6


717,78

796,47

918,7

7

Tổn thất

26,47

25,22

28,9

32,81

53,46

77,7

8

Điện nhận

470,3

550,62


642,5

750,59

849,93

996,4

9

Pmax

102

118

136

157

175

200

Bảng I.11: Cơ cấu tiêu thụ điện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20052010 (không kể huyện Mê Linh)
Thành phần

TT


2005

2009

KH 2010

Tăng trưởng

A(GWH)

%

A(GWH)

%

A(GWH)

%

2006-2010

219,15

49,4

438,51

55,1


504,28

54,9

18,14%

1

Công nghiệp & Xây dựng

2

Nông lâm nghiệp

6,8

1,5

7,18

0,9

7,83

0,9

2,86%

3


Thương mại & dịch vụ

3,72

0,8

7,04

0,9

8,03

0,9

16,64%

4

Quản lý và tiêu dùng dân cư

201,2

45,3

326,18

41,0

378,37


41,2

13,46%

5

Các hoạt động khác

11,96

2,7

17,56

2,2

20,19

2,2

11,04%

6

Tổng thương phẩm

443,83

100


796,47

100

918,7

100

15,66%

7

Tổn thất

26,47

5,62

53,46

6,29

77,7

7,8

8

Điện nhận


470,3

849,93

996,4

9

Pmax

102

175

200

Nguồn: Cty Điện lực Vĩnh Phúc


- Trong giai đoạn 2006-2010 điện năng thương phẩm của tỉnh tăng trưởng
bình quân khoảng 15,66%/năm giảm so với dự kiến trong qui hoạch giai đoạn trước
đề ra: Trong quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 có
xét đến 2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn
2006-2010 của tỉnh Vĩnh Phúc là 19,7%/năm (theo quyết định phê duyệt bao gồm
cả huyện Mê linh. Nếu không kể huyện Mê Linh thì tăng trưởng tương ứng chỉ
18,5%). Thực tế qua 2 năm đầu thực hiện thì tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh
đều vượt so với dự báo: Năm 2006 tăng 20,3%, năm 2007 tăng 24,5%. Trong khi đó
vào thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 hàng loạt nhà đầu tư lớn ở trong và
ngoài nước tìm đến Vĩnh Phúc đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như:
Tập đoàn Compal, Hồng Hải, Kỳ Mỹ, Inventech, PIAGIO, CPK Vĩnh Phúc,… với

diện tích đất công nghiệp đăng ký lên tới hàng chục ngàn ha. Trong bối cảnh đó
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đề nghị Viện năng lượng điều chỉnh quy hoạch phát triển
Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc cho giai đoạn 2008-2010 có xét đến 2015. Trong quy
hoạch điều chỉnh đó dự kiến tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai
đoạn 2008-2010 của tỉnh là 30,4%/năm. Tuy nhiên sau khi điều chỉnh quy hoạch
được phê duyệt còng là lúc suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt
Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Các nhà đầu tư lớn đồng loạt dừng hoặc
giãn tiến độ đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng điện thương
phẩm từ 24,5% năm 2007 (chưa tách huyện Mê Linh) giảm xuống còn 11% năm
2009 (sau khi đã tách huyện Mê Linh ra) làm cho tăng trưởng điện thương phẩm
bình quân giai đoạn 2006-2010 của tỉnh giảm mạnh so với dự kiến trong quy hoạch.
Ngoài ra việc huyện Mê Linh tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc để nhập về Hà Nội còng
là một nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh do Mê
Linh là huyện phát triển nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, có tốc độ tăng trưởng điện thương
phẩm hàng năm vào loại cao nhất nhì tỉnh, khu công nghiệp Quang Minh đã được
lấp đầy và đi vào sản xuất ổn định nên ảnh hưởng của suy thoái kinh tế còng ít hơn.
Biểu đồ phụ tải ngày của tỉnh Vĩnh Phúc như sau:


Biểu đồ phụ tải ngày của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy phụ tải cực đại từ 18h đến
20 giờ, ứng với cao điểm tối, thời điểm sử dụng ánh sáng sinh hoạt trong các gia
đình dân cư. Chênh lệch giữa cao/ thấp điểm (Pmax/Pmin) trung bình toàn tỉnh
trong ngày xấp xỉ 1,7 lần. Công suất cực đại toàn tỉnh năm 2009 đạt 175 MW.
I.2.2. Quá trình phát triển lưới điện
Bảng sau đây thể hiện khối lượng xây dựng lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm vừa qua (đã tách huyện Mê Linh ra).
Bảng I.12. Khối lượng xây dựng thực hiện trong giai đoạn
2006-2010
TT


I

Hạng mục

Đơn vị

2005

Khối lượng có tới
2010

Khối lượng
Tăng thêm

Trạm biến áp

1

Trạm 220kV

Tr/MVA

0

1/250

1/250

2


Trạm 110kV

Tr/MVA

2/183

5/357

3/174

3

Trạm TG

Tr/kVA

10/79200

4/37400

Dỡ bỏ 6 trạm

4

Trạm phân phối

Tr/kVA

803/291675


1336/557611

533/265936

35/0,4kV

Tr/kVA

217/109355

429/280757

212/171402

6;10;22/0,4kV

Tr/kVA

586/182320

907/276854

321/94534

CảI tạo 6;10->22/0,4kV

Tr/kVA

315/83473


315/83473

II

Đường dây

1

Đường dây 110kV

km

56

82

26

2

Đường dây trung thế

km

849

1091

242


Đường dây 35kV

km

261

351

90

Đ. dây 6;10;22kV

km

588

740

152


CảI tạo 6;10->22

km

259

259

Bảng I.13. Đánh giá thực hiện quy hoạch giai đoạn 20062010

TT

Hạng mục

I

Đơn vị

Khối lượng
Quy hoạch

Khối lượng
thực hiện

Tỷ lệ
Thực hiện (%)

Trạm biến áp

1

Trạm 220kV

Tr/MVA

1/375

1/250

100/67


2

Trạm 110kV

Tr/MVA

5/243

3/174

60/72

3

Trạm trung gian

Tr/kVA

Dỡ bỏ 10 trạm

Dỡ bỏ 6 trạm

60

4

Trạm phân phối

Tr/kVA


374/90820

533/265936

142/293

5

Cải tạo 6;10->22/0,4kV

Tr/kVA

483/142360

315/83473

65/59

II

Đường dây

1

Đường dây 110kV

km

60


26

43

2

Đường dây trung thế

km

236

242

103

3

CảI tạo 6;10->22kV

km

535

259

48

Năm 2010


KH 2010

III Điện thương phẩm *

GWh

1039

918,7

88

1

Công nghiệp & Xây dựng

GWh

696

504,28

72

2

Nông lâm nghiệp

GWh


8

7,83

98

3

Thương mại & dịch vụ

GWh

7

8,03

115

4

Quản lý và tiêu dùng DC

GWh

308

378,37

123


5

Các hoạt động khác

GWh

20

20,19

101

MW

225

200

89

IV

Pmax

(*) Số liệu không kể huyện Mê Linh.
Bảng I.14. Các trạm nguồn 220-110kV dự kiến trong quy
hoạch đến 2010.
TT


Tên trạm

Đơn vị

Dự kiến
Quy hoạch

Tình hình
thực hiện

Ghi chú

I

Quy hoạch 2006-2010

1

Trạm 220kV Vĩnh Yên

MVA

125+250

2x125

Móng máy 2 đã xây cho máy 250MVA

2


Trạm 110kV Thiện Kế

MVA

1x63

1x63

Đã xây dựng

3

Trạm 110kV Vĩnh Tường

MVA

2x25

1x40

Mới thay máy

4

Trạm 110kV Yên lạc

MVA

1x40


5

Trạm 110kV Lập Thạch

MVA

16+25

6

Trạm 110kV Tam Dương

MVA

1x40

II

Bổ sung QH 2008-2010

1

Trạm 220kV Bá Thiện

MVA

1x250

2


Trạm 110kV Compal 1

MVA

1x63

Khu CN cao giãn tiến độ

3

Trạm 110kV Compal 2

MVA

1x40

Khu CN cao giãn tiến độ

4

Trạm 110kV Bá Thiện

MVA

1x63

KCN giãn tiến độ

Chưa triển khai do chưa có vốn
2x25


Đang lắp máy 2
Chưa triển khai do KCN chưa vào

1x250

Đang lập dự án đầu tư


5

Trạm 110kV Hội Hợp

MVA

1x63

1x63

Đang thiết kế kỹ thuật

Nhận xét:
- Về lưới 220-110kV: Do đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch 2008-2010 được phê
duyệt xong còng là lúc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt
Nam nên hầu hết các công trình dự kiến trong đề án đều chưa hoặc chậm triển khai
do các khu công nghiệp còng như các nhà đầu tư đồng loạt dừng hoặc giãn tiến độ.
Vì vậy đề án chủ yếu đánh giá việc thực hiện theo đề án quy hoạch 2006-2010, đối
với đề án điều chỉnh bổ sung 2008-2010 đề án chỉ xem xét các trạm nguồn dự kiến
trong quy hoạch như trong bảng I.14.
- Về lưới trung thế: Sau khi các dự án RD và JBIC hoàn thành (dự kiến vào đầu

năm 2011) thì 100% lưới 6kV và khoảng 40% lưới 10kV trên toàn tỉnh được cải tạo
sang 22kV. Như vậy mặc dù triển khai chậm nhưng việc cải tạo lưới điện trung thế
còng đạt khoảng 60% so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch giai đoạn trước và dỡ
bỏ được 6/10 trạm trung gian trên toàn tỉnh.
I.3. Một số nhận xét đánh giá
I.3.1. Các nhận xét về hiện trạng lưới điện địa phương
Lưới 220, 110kV
Hiện tại theo phương thức vận hành trạm 220kV Vĩnh Yên chủ yếu nhận điện
220kV từ nguồn mua điện của Trung Quốc, do ở cuối nguồn của đường dây 220kV
kéo quá dài nên tổn thất điện áp lớn, mặc dù đã lắp 2 giàn tụ bù phía 110kV với
công suất 2x25,2MVAR nhưng điện áp vẫn không ổn định, biên độ dao động lớn
ảnh hưởng đến chất lượng điện năng. Các trạm 220, 110kV trên địa bàn hiện đều đã
đầy tải. Tuy nhiên móng máy 2 của trạm 220kV Vĩnh Yên đã được thiết kế cho máy
250MVA, trong thời gian tới khi phụ tải tăng lên có thể nâng công suất máy 2 lên
250MVA theo đúng quy hoạch được duyệt. Việc đưa vào vận hành trạm 110kV
Vĩnh Tường- 40MVA đã giảm tải đáng kể cho các trạm 110kV hiện có.
Lưới trung thế:


Việc đóng điện phía 35kV trạm 110kV Vĩnh Tường đã cơ bản giải quyết được
tình trạng quá tải của lưới điện 35kV. Một số đường dây 10kV hiện nay đã bị quá tải
vì vậy cần sớm cải tạo sang 22kV.
Về tình hình sự cố: Hầu hết các vụ sự cố đều do vỡ sứ, đứt dây do giông, sét.
Thống kê sự cố năm 2009 được thể hiện ở bảng I.13.
Bảng I.15: Thống kê sự cố lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc năm
2009.
TT

Điện áp


Sự cố

Suất sự cố

Thoáng qua

Vĩnh cửu

(Lần/100km.năm)

6

1

9

1

Lưới 110kV

2

Lưới 35-22kV

161

78

15


3

Lưới 6-10kV

105

54

10

I.3.2. Phân loại phụ tải theo các thành phần kinh tế, cơ cấu tiêu thụ điện năng
theo từng ngành.
Trong cơ cấu tiêu thụ điện năm 2009 của tỉnh Vĩnh Phúc thành phần điện cho
công nghiệp -xây dựng chiếm 55,1%, thành phần điện cho quản lý tiêu dùng dân cư
chiếm 41%, thành phần điện năng cho thương mại, dịch vụ chiếm 0,9%, thành phần
điện cho nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 0,9%, các hoạt động khác chiếm 2,2%. Cơ
cấu tiêu thụ điện hiện nay cho thấy thành phần điện năng cấp cho công nghiệp - xây
dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu kinh tế của
tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại. Tiếp đến là thành phần quản lý và tiêu dùng dân cư. Các
thành phần còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong cơ cấu tiêu thụ điện của tỉnh. Chi tiết
xem trong bảng I.11.
I.3.3. Đánh giá hiện trạng và cơ chế quản lý lưới hạ thế, tổn thất và giá bán
điện tại các vùng khác nhau của địa phương
Hiện nay 100% số hộ dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã được sử dụng điện lưới.
Đường dây 0,4kV của Vĩnh Phúc có tổng chiều dài khoảng 2509km, phát triển
ở khắp các xã trên địa bàn tỉnh. Trong đó Điện lực Vĩnh Phúc quản lý 509km đường
dây hạ thế và 131233 công tơ ( có 5357 công tơ 3 pha). Một số nơi đường dây hạ
thế kéo quá dài, chất lượng thì cũ nát dẫn đến tổn thất điện năng lớn. Theo chủ



trương của Chính phủ và Bộ Công Thương hiện nay Điện lực Vĩnh Phúc đang thực
hiện việc tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn để bán lẻ trực tiếp đến tận hộ gia đình
theo giá quy định của chính phủ. Tuy nhiên do chủ trương chưa đề cập đến các xã
dự án REII nên số lượng các xã đã bàn giao còn hạn chế do tỉnh Vĩnh Phúc có tới
81 xã REII và 25 xã REII mở rộng. (Các xã không có REII hiện đã bàn giao xong).
Vì vậy đến hết tháng 11 năm 2010 điện lực Vĩnh Phúc mới tiếp nhận lưới điện hạ
thế nông thôn được 35 xã/113 xã.
I.3.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện qui hoạch giai đoạn trước
Các công trình lưới điện 220,110kV được xây dựng trên địa bàn tỉnh trong
những năm qua đều nằm trong danh mục các dự án phát triển Điện lực đã được đề
ra trong quy hoạch giai đoạn trước. Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế thế giới, các
nhà đâu tư lớn dừng hoặc giãn tiến độ nên tiêu thụ điện không đạt như dự báo trong
quy hoạch đã đề ra dẫn đến tình trạng trạm 110kV đã xây dựng xong mà không có
phụ tải gây lãng phí.
Trên cơ sở định hướng trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang triển khai
cải tạo dần lưới 6, 10kV sang 22kV. Đặc biệt là 2 dự án RD và JBIC, sau khi các dự
này hoàn thành (dự kiến vào đầu năm 2011) thì 100% lưới 6kV và khoảng 40% lưới
10kV trên toàn tỉnh được cải tạo sang 22kV. Như vậy mặc dù triển khai chậm nhưng
việc cải tạo lưới điện trung thế còng đạt khoảng 60% so với mục tiêu đề ra trong
quy hoạch giai đoạn trước và dỡ bỏ được 6/10 trạm trung gian trên toàn tỉnh.
Điện thương phẩm bình quân/người (kWh/năm) và điện ánh sáng sinh hoạt
bình quân hộ (kWh/hộ/năm) trong giai đoạn 2006-2010 cho ở bảng sau.
Bảng III.16: Một số chỉ tiêu điện năng giai đoạn 2006-2010
TT

Chỉ tiêu

2005

2006


2007

2008

2009

2010

1

Điện TP (kWh/người/năm)

470

538

631

727

795

907

2

Điện SH (KWh/hộ/năm)

201


223

253

282

309

357

Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo từng cấp điện áp trong giai đoạn 20062010 cho ở bảng sau
Bảng I.17. Tình hình thực hiện vốn đầu tư giai đoạn 20062010
TT

Cấp điện áp

Đơn vị

Vốn (*)

Vốn

Tỷ lệ


×