Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

BÀI GIẢNG NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHỦ ĐỀ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.14 KB, 49 trang )


BÀI GIẢNG

NHẬP MÔN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


CHỦ ĐỀ I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


Nội dung chính
I. Bản chất nhà nước.
II. Quản lý hành chính nhà nước
III. Mối quan hệ giữa hoạt động quản lí hành chính với các cơ
quan quyền lực khác của nhà nước.
IV. Nền hành chính nhà nước


I. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
1.1. Bản chất nhà nước:

• Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên
trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của sự vật đó.
• Bản chất của Nhà nước thể hiện qua:
-> tính giai cấp
-> tính xã hội.



Tính giai cấp
Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức
ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực:
kinh tế, chính trị và tư tưởng.
•Về kinh tế: Giai cấp cầm quyền xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu, đặc
biệt là đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu
thuế.
•Về chính trị: Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và
những công cụ bạo lực vật chất.
•Về tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp
mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra
sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất
tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp
thống trị.


Tính xã hội
• Nhà nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội: kinh tế, văn hóa, xã hội…
• Nhà nước xây dựng và phát triển các công trình công
cộng, cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi.
• Nhà nước duy trì và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giải
quyết các vấn đề xã hội khác.


1.2. Khái niệm Nhà nước
Từ việc xem xét nguồn gốc, bản chất và các đặc
trưng của nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như
sau:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy
trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của
giai cấp thống trị trong xã hội.


II. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Quản lý là gì?
2.1.2. Hành chính là gì?
2.1.3. Hành chính Nhà nước là gì?
2.14. Quản lý hành chính Nhà nước là gì?


Quản lý là gì?
• Quản lý là tiến trình hoạt động hoặc giám sát việc
thực thi nhiệm vụ để đảm bảo cho các hoạt động
trong tổ chức được thực hiện theo hướng mục tiêu
đã đề ra của tổ chức, đặc biệt là nhiệm vụ tạo ra và
duy trì các điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu
thông qua việc kết hợp những nỗ lực của các nhóm
khác nhau trong tổ chức, cũng là một nhóm người
trong tổ chức liên quan đến việc tổ chức đó.
• Quản lý là hướng dẫn, chỉ huy, điều hành hay cai
trị. Quản lý gắn liền với tổ chức, đảm bảo cho các
hoạt động trong tổ chức đạt mục tiêu đã đề ra.



Quản lý là gì?
Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
• Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động
quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ
thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần
thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
• Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự
tác động của chủ thể quản lý.
• Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một
thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là
căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động
quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương
pháp thích hợp.


Hành chính là gì?
• Thuật ngữ “hành chính” có gốc từ tiếng Latinh, ban đầu
hành chính bắt nguồn từ minor (phục vụ), sau này là
ministrate (điều hành)
• Theo gốc từ Hán - Việt, “hành chính” là sự thi hành
những chính sách và pháp luật của Chính phủ, nghĩa là,
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
=> Như vậy, về cơ bản hành chính có những đặc tính sau:
- Hành chính là phục vụ người khác thông qua việc
chấp hành các quyết định do người đó ban hành và
chịu sự kiểm soát của họ.
-Hành chính là điều hành theo quy định nhằm đạt được



• Chấp hành là thực hiện trên thực tế các luật và các
văn bản mang tính chất luật của Nhà nước, các văn
bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nói
chung.
• Điều hành là hoạt động hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc đối với các đối tượng quản lý nhằm
bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật
và các nhiệm vụ quản lý được giao.


Hành chính là gì?
• Tóm lại, Hành chính là hoạt động chấp hành và điều
hành trong quản lý một hệ thống theo những quy định
định trước nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống.


Hành chính Nhà nước là gì?
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành
chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước
nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Hành chính Nhà nước còn gọi là hành chính công.


Quản lý hành chính Nhà nước là gì?
• Là sự tác động có tổ chức của quyền lực nhà nước do
các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa
phương thực hiện, tiến hành thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, duy
trì trật tự, an nình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân, công dân, tổ chức.
• Quản lý hành chính nhà nước cũng được hiểu là hoạt
động hành chính nhà nước.


Đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước:

• Là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan hành
chính nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng cơ
sở vật chất to lớn của Nhà nước.
• Mang tính chủ động, sáng tạo cao.
• Mang tính tổ chức trực tiếp, thường xuyên, chuyên
nghiệp.
• Mang tính chính trị và hướng đến mục tiêu chính
trị, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng.


2.2. Vị trí của hành chính nhà nước trong Bộ máy quản lý
nhà nước
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam:
• Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có
quyền lập hiến, lập pháp.
• Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có quyền tư pháp bảo vệ, giám sát và thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
• Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ - có quyền lực
cao nhất trong trong hệ thống các cơ quan hành chính của
nhà nước, bao gồm: quyền lập quy (ban hành các văn bản
dưới luật) và quyền hành chính (quyền tổ chức bộ máy quản
lý công việc hàng ngày của Nhà nước, quản lý mọi mặt của

đời sống xã hội và công dân).


Sơ đồ mô tả “hành chính nhà nước” trong mối tương quan giữa các
cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam
Quyền lực nhà nước là
thống nhất

Quyền lập pháp

Quyền hành pháp

Quyền lập quy

Quyền tư pháp

Quyền hành chính

Nền hành chính Nhà
nước


III.Mối quan hệ giữa hoạt động quản lí hành chính với các
cơ quan quyền lực khác của nhà nước

• Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, quyền
lực nhà nước là thống nhất tập trung,
không phân chia nhưng có sự phân công,
phối hợp trong việc thực thi các loại quyền
lực nhà nước.

• Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất, Quốc hội sẽ quyết định toàn bộ
các vấn đề liên quan đến bộ máy nhà nước
bao gồm cả hệ thống các cơ quan lập
pháp, tư pháp và hành pháp.


IV. NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nền hành chính nhà nước là tổng thể các tổ chức
và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có
trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà
nước do các cơ quan công quyền tiến hành bằng
những văn bản luật và văn bản dưới luật để giữ gìn
trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu
cầu hàng ngày của công dân.


IV. NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nền hành chính nhà nước bao gồm các yếu tố cấu thành
sau:
• Thể chế của nền hành chính nhà nước.
• Tổ chức bộ máy của nền hành chính nhà nước.
• Nền công vụ và công chức Nhà nước.
• Công sở và công sản.
• Nguồn ngân sách nhà nước phục vụ cho hoạt động
hành chính (tài chính công).
=> Yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao?



Thể chế của nền hành chính nhà nước

• Là bao gồm các văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, cơ quan hành chính.


Tổ chức bộ máy của nền hành chính Nhà nước
• Theo nghĩa rộng chung của các nước đó
là bộ máy thực thi quyền hành pháp.
• Theo nghĩa hẹp, đúng với bộ máy hành
chính nhà nước ở Việt Nam thì Hội đồng
Nhân dân không thuộc phạm trù bộ máy
hành chính nhà nước. Chính vì vậy,
phạm vi hành chính nhà nước chỉ bao
gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
cấp.


TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA
CHXHCN VIỆT NAM

• Hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng chia
thành hai nhóm: Bộ máy hành chính nhà
nước trung ương và Bộ máy hành chính nhà
nước địa phương.
• Cách thức thành lập các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước ở Việt Nam được mô tả
như sau:
- Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp

đóng vai trò quyết định trong việc thành lập
ra các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt
Nam.
- Chính phủ và cơ cấu tổ chức của chính phủ
do Quốc hội quyết định thông qua kỳ họp thứ


×