Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

bai giang Quan li hanh chinh nha nuoc p4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.34 KB, 31 trang )

CHƯƠNG III
LUẬT GIÁO DỤC 2005
H C PH N Ọ Ầ
QU N LÝ HCNN vµ qu¶n lý Ả
ngµnh gd®t
GVC. THS. HOÀNG CÔNG TRÀM
PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
2
CHƯƠNG III
Luật giáo dục 2005
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc ban hành
Luật Giáo dục
2. Bố cục của Luật Giáo dục
3. Một số điều cụ thể cần nắm vững
3
I. Sự cần thiết và ý nghĩa ban hành Luật Giáo dục
Luật Giáo dục lần đầu tiên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng
của hệ thống giáo dục quốc dân.
Luật Giáo dục về cơ bản đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992; thể chế hóa
đường lối, quan điểm của Đảng và những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khóa VIII) về giáo dục ­
đào tạo, những chủ trương, chính sách của Nhà nước, những kinh nghiệm tổ
chức và hoạt động giáo dục hơn 50 năm qua.
Luật Giáo dục đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên,
quy định về vị trí, nhiệm vụ của nhà giáo, các chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng, tuyển dụng và sử dụng nhà giáo.
Luật Giáo dục đã thể hiện một cách đầy đủ quan điểm xã hội hoá giáo dục,
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ sở pháp lý để mọi thành
viên trong xã hội được học liên tục, học suốt đời, tạo ra một xã hội học tập.


Luật Giáo dục là cơ sở để khắc phục những yếu kém bất cập trong giáo dục
thì vấn đề quản lý nhà nước về giáo dục phải đước đặt đúng vị trí của nó.
Trong Luật Giáo dục đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng về nguyên tắc, nội
dung, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý giáo dục cũng,
như trong đầu tư cho giáo dục v. v...
4
I. Sự cần thiết và ý nghĩa ban hành Luật Giáo dục
Qua 7 năm thực hiện Luật giáo dục 1998 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục,
hệ thống giáo dục quốc dân được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và
chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của
hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số
bức xúc do thực tiễn đặt ra, cần được quy định cụ thể hơn hoặc sửa đổi một cách cơ
bản, tạo sơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng ngày càng
cao sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việc ban hành Luật giáo
dục 2005 nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:
­ Các quan điểm cơ bản và chủ trương của Đảng trong các văn kiện về phát triển sự
nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới cần thiết phải được thể chế hóa trong Luật giáo dục
sửa đổi.
­ Sửa đổi Luật giáo dục năm 1998 để xác định rõ hơn hành lang pháp lý cho tổ chức
và hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong quản
lý giáo dục, giữa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
­ Việc ban hành Luật giáo dục sửa đổi phải căn cứ vào những đòi hỏi khách quan của
xã hội, tạo cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc, khắc phục những khó
khăn, yếu kém và đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh trong hoạt động giáo dục và
trong công tác quản lý giáo dục.
Với những lý do trên, sau một quá trình soạn thảo khẩn trương, nghiêm túc, ngày 20
tháng 05 năm 2005 tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI, Luật giáo dục sửa đổi (2005) đã
được Quốc hội thông qua có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, thay thế cho
Luật giáo dục 1998.
5

2. Bố cục của Luật Giáo dục
Luật Giáo dục bao gồm 9 chương, 120 điều
Chương I. Những quy định chung gồm 20 điều (từ điều 1 ­
điều 20), quy định về phạm vi điều chỉnh; mục tiêu giáo dục;
tính chất, nguyên lý giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân;
yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục; chương trình
giáo dục; ngôn ngữ dùng trong nhà trường và các cơ sở
giáo dục khác, dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc
thiểu số, dạy ngoại ngữ; văn bằng, chứng chỉ; phát triển
giáo dục; quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; phổ cập
giáo dục; xã hội hóa sự nghiệp giáo dục; đầu tư cho giáo
dục; quản lý nhà nước về giáo dục; vai trò, trách nhiệm của
nhà giáo; vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục;
kiểm định chất lượng giáo dục; nghiên cứu khoa học; không
truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục; cầm
lợi dụng các hoạt động giáo dục.
6
2. Bố cục của Luật Giáo dục
Chương II. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm 27 điều (từ
Điều 21 đến Điều 47), quy định về giáo dục mầm non (mục
tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp, chương trình giáo
dục, cơ sở giáo dục); giáo dục phổ thông (mục tiêu, yêu cầu
về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách
giáo khoa, cơ sở giáo dục, xác nhận hoàn thành chương
trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học); giáo
dục nghề nghiệp (mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương
pháp, chương trình, giáo trình, cơ sở giáo dục, văn bằng,
chứng chỉ); giáo dục đại học và sau đại học (mục tiêu, yêu
cầu về nội dung, phương pháp, chương trình, giáo trình, cơ
sở giáo dục, văn bằng); giáo dục thường xuyên (yêu cầu về

chương trình, nội dung, phương pháp, cơ sở giáo dục, văn
bằng, chứng chỉ).
7
2. Bố cục của Luật Giáo dục
Chương III. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác gồm 22 điều (từ điều
48 ­ điều 69), quy định tổ chức, hoạt động của nhà trường; nhiệm vụ và
quyền hạn của nhà trường; các loại trường chuyên biệt; chính sách đối
với trường dân lập, tư thục; tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo
dục khác.
Chương IV. Nhà giáo gồm 13 điều (từ điều 70 ­ điều 82), quy định nhiệm
vụ và quyền của nhà giáo; đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo; chính sách
đối với nhà giáo.
Chương V. Người học gồm 10 điều (từ điều 83 ­ điều 92), quy định nhiệm
vụ và quyền của người học; chính sách đối với người học.
Chương VI. Nhà trường, gia đình và xã hội gồm 6 điều (từ điều 93 ­ điều
98), quy định trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình,
quyền của cha mẹ hợc người giám hộ của học sinh, ban đại diện cha
mẹ học sinh, trách nhiệm của xã hội, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo
dục.
8
2. Bố cục của Luật Giáo dục
Chương VII. Quản lý nhà nước về giáo dục gồm 15 điều (từ điều 99 ­ điều
113), quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan quản
lý nhà nước về giáo dục, đầu tư cho giáo dục, hợp tác quốc tế về giáo
dục, thanh tra giáo dục.
Chương VIII. Khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 5 điều (từ điều 114 ­ điều
118), quy định phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu
tú; khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo
dục; khen thưởng đối với người học; phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh
dự; xử lý vi phạm.

Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 2 điều (điều 119, điều 120), quy định
về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Theo đó Luật Giáo dục sửa
đổi năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và
thay thế Luật Giáo dục năm 1998.
9
3. Những điểm mới cơ bản của Luật Giáo dục 2005
3.1. Một là, hoàn thiện một bước về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định
vị trí của giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba trình độ
đào tạo, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống.
Luật quy định thống nhất việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học (đã được xác định tại Nghị
quyết số 37 của Quốc hội)(Khoản 1, Điều 31). Luật cũng xác định những trường hợp Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định học sinh có thể học trước tuổi, học vượt lớp,
học lưu ban (Khoản 2, Đ. 26).
Luật quy định cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cả trường phổ thông có nhiều
cấp học (Đ. 30), vấn đề này xuất phát từ thực tế hiện nay ở một số địa phương đặc biệt
là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn trong việc tổ chức các trường phổ
thông cho tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông riêng biệt, do số lớp học và số
học sinh không đủ theo quy định. Vì vậy, trong thực tế đã hình thành những trường phổ
thông có nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc tiểu học,
trung học…).
Về kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, theo kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc
hội tại kỳ họp thứ 7 cho thấy, có 83 % tán thành phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung
học cơ sở. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, có đủ điều kiện theo quy
định thì được trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (K. 2, Đ. 31). Việc bỏ kỳ thi này góp phần giảm
bớt tốn kém cho gia đình, nhà trường và xã hội cũng như tâm lý căng thẳng trong thi cử
của học sinh.
10
3. Những điểm mới cơ bản của Luật Giáo dục 2005
Luật Giáo dục năm 2005 quy định dạy nghề đào tạo 3 trình độ: sơ cấp,

trung cấp và cao đẳng (K.2, Đ.32); học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp và
trình độ cao đẳng được cấp bằng nghề tương ứng với trình độ đào tạo.
Luật quy định giáo dục đại học đào tạo 4 trình độ, trong đó đào tạo trình
độ cao đẳng được quy định cụ thể đối với người có bằng tốt nghiệp THPT,
trung cấp (gồm trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) thì thời gian là từ
hai đến ba năm; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành. Quy định về đào tạo trình độ đại
học cũng được bổ sung cụ thể đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp
cùng chuyên ngành (hai năm rưỡi đến bốn năm học) và sửa đổi thời
gian đào tạo đối với người có bằng nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành
(từ một năm rưỡi đến hai năm học). Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện
từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Để đảm bảo
việc quy định đối với một số bằng chuyên môn đặc biệt (chuyên khoa 1,
chuyên khoa 2 của ngành y…)(Đ. 38). Có thể thấy, các quy định được bổ
sung trên đây nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho người học tiếp tục
nâng cao trình độ nghề nghiệp, đảm bảo phân luồng và liên thông trong hệ
thống giáo dục.
11
3. Những điểm mới cơ bản của Luật Giáo dục 2005
Trong Luật, vị trí của giáo dục thường xuyên đã được khẳng định “hệ
thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”
(Đ.4). Giáo dục thường xuyên một mặt vừa là phương thức học tập, mặt khác
do nhu cầu phát triển đã trở thành một bộ phận quan trọng bên cạnh giáo dục
chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Cơ sở giáo dục thường xuyên trong Luật Giáo dục năm 2005 được bổ
sung thêm trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn
(Đ. 46) nhằm khẳng định về mặt pháp lý đối với hình thức tổ chức này, vốn đã
phát triển rất mạnh mẽ trong mấy năm vừa qua nhằm huy động tiềm năng của
cộng đồng để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân và xây
dựng một xã hội học tập. Luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm của cơ sở

giáo dục đại học khi thực hiện giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao
đẳng, đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường
đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về
cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng,
trình độ đại học (K.4, Đ.46).
12
3. Những điểm mới cơ bản của Luật Giáo dục 2005
3.2. Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, xác định rõ yêu cầu về
chương trình giáo dục, về điều kiện thành lập nhà trường, xác định những tiêu chí
cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ
tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện
chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ, tăng tính
cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục.
Do tầm quan trọng của chương trình giáo dục, các nhà làm luật đã thiết kế một
điều riêng về chương trình giáo dục (Đ. 6) ở phần quy định chung, nêu những nguyên
tắc và yêu cầu cơ bản về việc xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục. ở chương
quy định cụ thể về hệ thống giáo dục quốc dân, Luật cũng đã bổ sung một số điều về
chương trình giáo dục của từng cấp học và trình độ đào tạo (Đ.24, Đ.29, Đ.35, Đ.41)
Các quy định này bảo đảm cơ chế quản lý giáo dục bằng chương trình trong hệ thống
giáo dục quốc dân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Giáo dục năm 2005 có 1 điều quy định về kiểm định chất lượng giáo dục
(Đ.17) (Luật Giáo dục năm 1998 chưa quy định về vấn đề này). Kiểm định chất lượng
giáo dục là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên,
kiểm định chất lượng giáo dục là một vấn đề mới, do nước ta chưa có kinh nghiệm từ
thực tiễn, vì vậy chỉ có thể quy định về nguyên tắc chung, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ
ban hành những quy định cụ thể để chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện và rút kinh
nghiệm từ thực tiễn nhằm hoàn chỉnh các văn bản dưới luật, đảm bảo cho việc thực
hiện chủ trương này có hiệu quả. Như vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây
dựng quy trình, tiêu chuẩn đánh giá và triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng các cơ

sở giáo dục, nhằm đánh giá, phân loại năng lực, chất lượng của các cơ sở này.

×