Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRONG NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 30 trang )

BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
VÀ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRONG NUÔI
Từ Thanh Dung, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ


MỤC LỤC

Mục lục ............................................................................................................................i
Danh sách bảng ............................................................................................................. ii
Danh sách hình ............................................................................................................ iii
1. Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................1
2. Các bệnh thường gặp và phương pháp quản lý, chẩn đoán .........................................2
2.1. Bệnh do vi khuẩn .................................................................................................3
2.1.1 Bệnh xuất huyết trên cá .................................................................................3
2.1.2 Bệnh gan thâ ̣n mủ trên cá tra .........................................................................6
2.1.3 Bệnh trắng đuôi trên cá tra .............................................................................9
2.2. Bệnh trương bụng do vi nấm..............................................................................13
2.3. Bệnh do ký sinh trùng ........................................................................................16
2.3.1 Bệnh do ngoại ký sinh trùng ........................................................................16
2.3.2 Bệnh do nội ký sinh trùng ............................................................................18
2.4. Bệnh chưa rõ nguyên nhân .....................................................................................20
2.4.1. Hội chứng đỏ cơ..........................................................................................20
2.4.2. Hội chứng vàng da ......................................................................................20
2.4.3. Bệnh trắng gan trắng mang .........................................................................21
3. Phương pháp phòng bệnh tổng hợp ...........................................................................21
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................22

i


DANH SÁCH BẢNG


Bảng 2.1. Đă ̣c điể m sinh hoá A. hydrophila, A. caviae và A. Sobria ..............................5
Bảng 2.2. Đặc điểm sinh hoá sinh lý vi khuẩn E. ictaluri ...............................................8
Bảng 2.3. Đặc điểm của vi khuẩn F. columnare phân lập được trên cá tra .................11

ii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1. A: Hiện trạng ao nuôi cá tra thâm canh; B: Hình dạng cá tra .........................1
Hình 1.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của ĐBSCL ...................................2
Hình 2.1: Cá tra bị xuất huyết Hình 2: Cá tra bị xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas
hydrophila và A. Sobria (Nguồn: Dung et al., 2008a) ....................................................4
Hình 2.2: Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn A. hydrophila (Phạm Thanh Hương, 2010;
Aberoum and Jooyandeh, 2010). .....................................................................................4
Hình 2.3. Kết quả định danh vi khuẩn A. hydrophila bằng bộ kít API 20E. ...................5
Hình 2.4. Dấu hiệu bệnh lý cá tra bị mủ gan ...................................................................7
Hình 2.5: Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn E. ictaluri ...................................................7
Hình 2.6: Kết quả định danh vi khuẩn E. ictaluri bằng bộ kít API 20E. ........................9
Hình 2.7. Bệnh trắng đuôi do F. columnare trên cá tra .................................................10
Hình 2.8. Hình dạng vi khuẩn F. columnare .................................................................13
Hình 2.9: Bệnh lý cá trương bóng hơi ...........................................................................15
Hình 2.10. Đặc điểm hình thái Fusarium sp. ................................................................ 16
Hình 2.11. Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá; Sán lá đơn chủ Monogenea .............17
Hình 2.12. A. Trùng mặt trời Trichodina spp. ngoa ̣i ký sinh trên cá tra (10X); B. Trùng
mặt trời (40X) ................................................................................................................17
Hình 2.13. Cá tra bị đốm trắng do trùng quả dưa (1), quan sát trùng quả dưa dưới kính
hiển vi quang học(10X) (Nguồn: Dung et al., 2008a) ...................................................18
Hình 2.14. A Cá bị bệnh gạo; B Vi bào tử trùng; C Bào tử trùng Myxobolus spp. ......19
Hình 2.15. Ký sinh trùng Ichthyonyctus spp ký sinh trong ruột cá tra .........................19

Hình 2.16. A. Giun tròn trong nội tạng cá tra; B. Giun đầu gai ....................................20
Hình 2.17. Cá tra biể u hiê ̣n hội chứng vàng da .............................................................21
Hình 2.18: A. Cá tra có dấ u hiê ̣u trắng gan trắng mang ................................................21

iii


BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ QUẢN LÝ
DỊCH BỆNH TRONG NUÔI
Từ Thanh Dung, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

1. Tình hình nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nghề nuôi cá tra thương phẩm ở ĐBSCL bắt đầu xuất hiện từ những năm của thập
niên 1950 với quy mô nhỏ và cá nuôi chủ yếu là dựa vào nguồn cá giống sẵn có trong
tự nhiên. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1990 nghề nuôi cá tra đã phát triển vượt bậc do
sự thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo loài cá này cùng với các hệ thống và
phương pháp nuôi đa dạng như từ nuôi đăng quầng, nuôi bè cho đến nuôi trong ao đất.
Theo báo cáo của Phan et al. (2009) thì cá tra đạt sản lượng kỷ lục 683 nghìn tấn với giá
trị xuất khẩu hơn 645 triệu đô la vào năm 2007, đến năm 2010 thì sản lượng cá tra là
1.141.000 tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,4 tỷ đô la (De Silva and Phuong,
2011). Trong 10 năm, từ năm 1997 đến 2007 được xem là giai đoạn hoàng kim của nghề
nuôi cá tra với diện tích nuôi tăng 8 lần (từ 1.250 ha lên hơn 9.000 ha), sản lượng cá tra
thương phẩm tăng 45 lần (từ 22.500 tấn lên hơn 1.200.000 tấn) và giá trị xuất khẩu tăng
50 lần (từ 19,7 triệu đô la lên đến 979.036 triệu đô la) (Hình 1.2). Tuy nhiên, sự phát
triển của hệ thống nuôi bè và nuôi đăng quầng đã giảm dần theo thời gian do sự kém
hiệu quả kinh tế của mô hình này như cá nuôi chậm lớn, tỉ lệ sống thấp, dễ bùng phát
dịch bệnh và sự ô nhiễm nguồn nước.

A


B

Hình 1.1. A: Hiện trạng ao nuôi cá tra thâm canh; B: Hình dạng cá tra
Một trong những nguyên nhân làm cho diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL
cao là do chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, khí hậu khắc nghiệt
và đặc biệt chúng là loài cá rất thích hợp sinh trưởng của vùng này. Hiện nay, nghề nuôi
cá tra ở các tỉnh ĐBSCL chủ yếu được nuôi thâm canh trong ao đất. Ngoài ra, cá tra có
thịt ngon và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới. Hiện tại,
cá tra đã được nuôi thâm canh ở hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, trong đó An Giang, Đồng
Tháp và Cần Thơ là các tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra lớn nhất của vùng . Theo
báo cáo thì phần lớn (trên 90%) sản lượng cá tra nuôi ở nước ta được chế biến và xuất
khẩu. Hiện tại, cá tra nước ta đã được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2015). Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu
1


giảm nhưng diện tích và sản lượng cá tra vẫn duy trì ở mức cao, theo đó diện tích nuôi
hiện nay khoảng 5.100 ha, sản lượng nuôi dao động từ 1,1-1,2 triệu tấn/năm và kim
ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,8 tỉ đô la/năm .

Hình 1.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của ĐBSCL giai đoạn
1997-2014 (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2015).
2. Các bệnh thường gặp và phương pháp quản lý, chẩn đoán
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là 1 trong những loài cá da trơn nước ngọt
có giá trị kinh tế cao được nuôi phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
cung cấp thực phẩm trong nước và là mặt hàng xuất khẩu thủy sản quan trọng (Hình
1.1). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn và thách thức do giá cả bấp bênh, thị trường xuất khẩu không
ổn định và việc thâm canh hóa với mật số nuôi cao đã làm cho bệnh trên cá xảy ra thường

xuyên hơn (Dung et al., 2008; Le and Cheong, 2010). Hiện tại, các nhà khoa học đã xác
định vi khuẩn, KST và vi nấm là 3 tác nhân gây bệnh gây bệnh truyền nhiễm thường
hay xuất hiện trên cá tra nuôi ở ĐBSCL. (Crumlish et al., 2002; Dung et al., 2008;
Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., 2008; Từ Thanh Dung và ctv., 2012). bao gồm các bệnh
do vi khuẩn (Edwardsiellla ictaluri, Aeromonas hydrophila, Flavobacterium
columnare), nấm Fusarium sp, ký sinh trùng ngoại ký sinh (Trichodina spp.,
Ichthyophthirius multifiliis, Apinosoma spp., Epistylis sp. và Thaparocleidus spp.), nội
ký sinh (Microsporidian, Myxobolus spp., Henneguya spp.,…và các hội chứng vàng da,
bệnh trắng gan trắng mang... Đặc biệt trong các bệnh này, thì bệnh gan thận mủ do vi
khuẩn Edwardsiellla ictaluri và bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila
2


trên cá tra là các bệnh có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi cá tra thâm
canh; bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng nuôi và có chiều hướng gia tăng trong những
năm gần đây. Chính vì thế, để kiểm soát tốt dịch bệnh thì người nuôi cần phải sớm nhận
biết được các dạng bệnh khác nhau, hiểu được nguyên nhân và điề u kiê ̣n xuất hiện bệnh,
nắm được phương pháp phòng bệnh thì mới có thể ngăn chặn được bệnh xảy ra, giảm
thiệt hại.
Hiện tại, các nhà khoa học đã xác định vi khuẩn, KST và vi nấm là 3 tác nhân gây
bệnh thường hay xuất hiện trên cá tra nuôi ở ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến nay trên thế
giới chưa có báo cáo chính thức nào công bố cho thấy sự xuất hiện của virut gây bệnh
trên cá tra Việt Nam mặc dù trên các loài cá da trơn khác như cá nheo xanh (Ictalurus
furcatus), cá nheo (I. punctatus) và cá lai giữa cá nheo xanh và cá nheo đã báo cáo là có
sự xuất hiện của virut CCV (channel catfish virus) (Hanson et al., 2004; Silverstein et
al., 2008).
2.1. Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng, là trở ngại chủ yếu
kìm hãm sự phát triển và mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi
khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển,

ao, hồ, sông rạch,...). Trong môi trường nuôi thuỷ sản, đa số vi khuẩn được xem là tác
nhân cơ hội. Tuy nhiên, cũng có một số ít loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát (tác nhân
chin
́ h).
Cho đến nay, 3 loài vi khuẩn gây bệnh trên cá tra nuôi thâm canh ở các tỉnh ĐBSCL
đã được xác định, đó là vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ, vi khuẩn A.
hydrophila gây bệnh xuất huyết và vi khuẩn Flavobacterium columnare gây bệnh trắng
đuôi (Dung et al., 2008; Từ Thanh Dung và ctv., 2012). Đây là những bệnh thường hay
xuất hiện và gây nhiều thiệt hại trong quá trình nuôi cá tra.
2.1.1 Bệnh xuất huyết trên cá
Mùa vụ xuất hiện
Bệnh xuất huyết là một trong những bệnh có tần số xuất hiện cao nhất trên cá tra
nuôi. Ở ĐBSCL, bệnh xuất hiện hầu như quanh năm, phổ biến nhất là mùa khô, lúc bị
sốc do vận chuyển, ao nuôi có hàm lượng nitrite và ammonia cao, oxy hoà tan thấp.
Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả giai đoạn phát triển của cá tra nuôi.
b) Dấu hiệu bệnh lý
Trên cá tra, vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết còn được gọi là bệnh đốm
đỏ, bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ hoặc bệnh nhiễn trùng máu (Từ Thanh Dung và ctv., 2015). Đây
là 1 trong những bệnh xuất hiện tần số cao nhất trên cá tra ở ĐBSCL (Hình 2.3). Bệnh
thường xuất hiện hầu như quanh năm, đặc biệt là khi cá bị sốc, môi trường ao nuôi không
đảm bảo (Từ Thanh Dung và ctv., 2015). Bệnh xuất huyết trên cá tra thường có các biểu
3


hiện đặc trưng như xuất hiện các đốm xuất huyết (petechial haemorrhage) ở da, tập trung
nhiều ở gốc vây, xung quanh miệng, hầu, hậu môn (Hình 2.10). Bên cạnh đó, bụng cá
phình to, bên trong chứa dịch màu vàng hoặc màu hồng. Các nội tạng như bóng hơi,
ruột, tuyến sinh dục cũng xuất huyết. Ngoài ra, gan tái nhạt, thận và tỳ tạng xưng to,
mềm nhũn, màu đỏ sậm (Ly et al., 2009; Crumlish et al., 2010; Từ Thanh Dung và ctv.,
2015).

Vi khuẩn Aeromonas spp. di động có khả năng gây bệnh trên hầu hết các loài đô ̣ng
vâ ̣t thủy sản nước ngọt. Ở cá tra, bệnh gây xuất huyết ở da, nhiều ở gốc vây, xung quanh
miệng, hầu; hậu môn viêm, xuất huyết; bụng trương to có chứa dịch màu vàng hoặc
hồng, các nội tạng như ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục cũng xuất huyết (Hin
̀ h 2.1); gan
tái nhạt, thận, tỳ tạng xưng to, mềm nhũn, màu đỏ sậm. Trường hợp cá bị bệnh nặng, cá
nhiễm ngoại ký sinh trùng hoặc nhiễm bệnh do vi khuẩn khác như Edwardsiella ictaluri
tỉ lệ hao hụt có thể rất cao >50%.
A

B

TTDung

TTDung

Hình 2.1: Cá tra bị xuất huyết. A: Dấu hiệu bên ngoài cá tra bệnh xuất
huyết. B: Dấu hiệu bên trong cá tra bị xuất huyết.
c) Tác nhân gây bệnh
Bệnh xuất huyết còn gọi là bệnh đốm đỏ hay bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ. Tác nhân gây bê ̣nh
là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila loài vi khuẩn đặc thù vùng nước ngọt. Ngoài ra,
một số trường hợp còn phân lập được vi khuẩn A. Sobria trên cá bị bệnh.
A

B

C

TTDung


TTDung

Hình 2.2: A, B: Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn A. hydrophila; C: vi
khuẩn A. hydrophila dưới kính hiển vi điện tử. (Nguồn: Aberoum and
Jooyandeh, 2010).
Các loài vi khuẩ n di đô ̣ng thuộc giống Aeromonad gây bệnh xuất huyết trên cá tra
là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn kích thước 0,5x1,0-1,5 m, hai đầu hơi tròn, đầu
4


có 1 tiêm mao, di động, không có nha bào, kháng với thuốc thử Vibriostat O/129. Phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 28-30ºC trong môi trường nuôi cấy. Sinh trưởng trong môi
trường có độ pH 7,1-7,2. Trong môi trường dinh dưỡng thì sau 24 giờ phát triển làm đục
môi trường, trên mặt có một lớp váng mỏng, nhớt, vài ngày sau màng này chìm xuống.
Trên môi trường thạch, khuẩn lạc tròn, rìa đều hơi lồi, ướt, nhẵn bóng, màu kem. Đặc
điểm sinh hóa của loài vi khuẩn Aeromonas được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đă ̣c điể m sinh hoá A. hydrophila, A. caviae và A. Sobria (Buller, 2014).
Đă ̣c điể m

A. hydrophila

A. caviae

A. Sobria

Di đô ̣ng
Thuỷ phân asculin
Phát triể n trong KCN
Sử du ̣ng L-histidine
L-arginine

L-Arabinose
Voges Proskauer (VP)
Sinh khí H2S từ glucose
Sinh khí H2S từ cysteine

+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
-

+
+
+
+

Vi khuẩn gây bệnh xuất huyết được định danh bằng bộ kít API 20E (Hình 2.3) trình
bày tóm tắt kết quả định danh vi khuẩn A. hydrophila dựa vào các đặc điểm về hình thái,

sinh hóa và bằng bộ kít API 20E. Vi khuẩn A. hydrophila cho phản ứng âm tính với các
chỉ tiêu như ornithine, citrate, H2S, urease, tryptophane deaminase, indole, inositol,
sorbitol, rhamnose, melibiose và arabinose. Trong khi đó, vi khuẩn cho các phản ứng
dương tính gồm: orthonitrophenyl galactosidase, arginine, lysine, Voges-Proskauer,
gelatin, glucose, mannitol, sucrose và amygdalin.

ONPG

ADH

LDC

ODC

CIT

H2S

URE

TDA

IND

VP

+
GEL
+


+
GLU
+

+
MAN
+

INO
-

SOR
-

RHA
-

SAC
+

MEL
-

AMY
+

+
ARA
-


Hình 2.3. Kết quả định danh vi khuẩn A. hydrophila bằng bộ kít API 20E.

d) Chẩn đoán bệnh
Trên thực tế , hiê ̣n tượng xuấ t huyế t hoă ̣c đố m đỏ có thể là dấ u hiê ̣u lâm sàng phổ
biế n của các tác nhân gây bê ̣nh khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào dấu hiệu bệnh lý chin
́ h
như đã mô tả có thể chẩ n đoán sơ bô ̣ nhưng cần áp du ̣ng phương pháp phân lâ ̣p và đinh
̣
5


danh vi khuẩ n bằ ng phương pháp truyề n thố ng sử dụng bô ̣ kít API 20E để xác định đúng
tác nhân gây bệnh. Hiện nay, tại một số phòng thí nghiệm đã áp dụng phương pháp PCR
để phát hiê ̣n bê ̣nh gan thận mủ và xuất huyết.
e) Phương pháp phòng
Có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho các bệnh truyền nhiễm.
f) Phương pháp trị
Trường hợp ao cá tra bị nhiễm bệnh này, cần phải sử dụng hóa dược để diệt vi
khuẩn trong môi trường nuôi như BKC (Benzalkoium Chloride) hoặc iodine. Ngoài ra
trong trường hợp cá còn khả năng bắt mồi, nên dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn
và cho cá ăn liên tục ít nhất là 5-7 ngày. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy vi
khuẩn gây bệnh này đã có hiện tượng kháng thuốc, vì thế khi cá bệnh ngoài việc chẩn
đoán cẩn thận, chính xác thì cần phải làm kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh nhạy, trị
đúng liều, đúng thời gian để việc điều trị có hiệu quả hơn.
Trường hợp cá ương cá giống bị bệnh xuất huyết, trị bằng thuốc kháng sinh và đưa
thuốc vào cơ thể cá bằng đường miệng (trô ̣n thuố c vào thức ăn) chỉ có kết quả khi cá
mới chớm bệnh. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng trong điều trị; khi cá
bệnh nặng, cá sẽ ăn ít hoă ̣c bỏ ăn nên việc điều trị thường sẽ không mang lại kết quả.
2.1.2 Bệnh gan thâ ̣n mủ trên cá tra
a) Mùa vụ xuất hiện

Bệnh gan thâ ̣n mủ xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 tại các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp và Cần Thơ ở cá nuôi thâm canh; bệnh lan dần đến các vùng có nuôi cá lân
cận. Bệnh gan thâ ̣n mủ thường xuất hiện vào mùa lũ, cao điểm vào tháng 7, 8 và 9.
Trong một chu kỳ nuôi, bệnh mủ gan có thể xuất hiện trên 3-5 lần; đặc biệt những năm
gần đây bệnh xuấ t hiê ̣n hầ u như quanh năm và lây lan khắ p các tỉnh có nuôi cá tra ở Viê ̣t
Nam. Bê ̣nh xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra, tỉ lệ hao hụt lớn nhất
ở giai đoạn giống, có thể gây chết đến 10-50%, tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và quản
lý. Bệnh gan thâ ̣n mủ đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra, làm tăng tỉ lệ hao hụt
và chi phí do điều trị (Ferguson et al., 2001; Dung et al., 2004).
b) Dấu hiệu bệnh lý
Khi cá mới nhiễm bệnh thì dấu hiệu bệnh bên ngoài không rõ ràng (Hình 3); cá
bệnh tách đàn bơi lờ đờ, đôi lúc cá giảm ăn; cá bệnh nặng bỏ ăn và tỉ lệ chết cao (Dung
et al., 2008a). Cá bị bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cở 1-3 mm trên gan, thận
và tỳ tạng (Hình 2.4). Quan sát mô bệnh học nhuộm H&E (Haematoxylin & Eosin) dưới
kính hiển vi ở gan, thận và tỳ tạng cho thấy các vết tổn thương đặc trưng bởi sự hoại tử
nội tạng gan thận tì tạng, nhiều vùng bị xung huyết ở động mạch và tĩnh mạch gan.
Nhiều cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở các cơ quan nội tạng này. Tuy

6


nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh thì những đốm trắng nhỏ li ti chỉ xuất hiện trên thận
hoặc tỳ tạng của cá
A

B

TTDung

TTDung


Hình 2.4. A: Giai đoa ̣n đầ u cá tra bệnh gan thận mủ biểu hiện bên ngoài
không rõ ràng; B: Cá tra bệnh gan thận mủ nội tạng biểu hiện nhiều đốm trắng
c) Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là tác nhân chính gây ra bê ̣nh gan thận mủ
(Ferguson et al., 2001; Crumlish et al., 2002). Vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh chủ yếu ở
cá da trơn nuôi thâm canh. Vi khuẩn E. ictaluri phân lâ ̣p đươ ̣c đầu tiên ở cá nheo Mỹ
(Ictalurus furcatus) gây bê ̣nh nhiễm trùng máu (Hawke, 1979), cá trê trắng (Clarias
batrachus) ở Thái lan (Kasornchandra et al., 1987), cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) ở Việt Nam và Indonesia (Dung và ctv., 2004, Yuasa et al., 2003) và
trên một số loài cá da trơn khác.
Vi khuẩn E. ictalluri là vi khuẩn Gram âm, có dạng que, mảnh và có kích thước
biến đổi (0,75x1,5-2,5µm), phát triển tốt ở 26-28oC, di động yếu hoă ̣c không di động
khi nhiệt độ >30oC
A

B

C

TTDung

TTDung

Hình 2.5: Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn E. ictaluri, A. Sự phát triển của vi
khuẩn E. ictaluri trên môi trường TSA sau 48 giờ ủ ở 28oC. B. Vi khuẩn E. ictaluri
nhuộm Gram (100X). C. Vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử (Nguồn:
).

Vi khuẩn E. ictalluri lên men trong môi trường O/F glucose, phản ứng catalase

dương tính, phản ứng cytochrome oxidase âm tính. Nhìn chung, các đặc điểm sinh hoá

7


của vi khuẩn E. ictaluri cho hầu hết các phản ứng âm tính, chỉ có 2 phản ứng dương tính
là Lysine và Glusose (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Đặc điểm sinh hoá sinh lý vi khuẩn E. ictaluri (Buller, 2014)
Đă ̣c điể m
Di đô ̣ng:

25°C
35°C

Phát triể n ở 40°C
Phát triể n ở (NaCl):

1.5%
4.0%

Phản ứng cytochrome oxidase
Indole
Methyl red
Phản ứng Citrate (Christensen's)
Sinh H2S:
Tryple sugar iron
Peptone iron sugar
Lysine decarboxylase
Ornithine decarboxylase
Malonate utilization

Gas from glucose
Axit hoá từ:
D-mannose, maltose
D-mannitol, sucrose
Trehalose
L-Arabinose
Jordan's tartrate
Khử nitrate thành nitrite
Tetrathionate reductase

E. ictaluri
+
+
-

E. tarda
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+

+

+
+
+
+

+
+
?
Môi trường tha ̣ch Edwardsiella ictaluri Xanh đu ̣c
(EIA)
(Green translucent)

+
±
+
+
Nhân đen
(black centres)

Vi khuẩn E. ictaluri bằng bộ kít API 20E (Hình 2.6) trình bày kết quả định danh vi
khuẩn E. ictaluri dựa vào các đặc điểm về hình thái, sinh hóa và bằng bộ kít API 20E.
Vi khuẩn này đều cho phản ứng âm tính với các chỉ tiêu được kiểm tra như
orthonitrophenyl galactosidase, arginine, ornithine, citrate, H2S, urease, tryptophane
deaminase, indole, gelatin, mannitol, inositol, sorbitol, rhamnose, sucrose, melibiose,
amygdalin và arabinose. Trong khi đó, các chủng vi khuẩn chỉ cho phản ứng dương tính
với lysine, Voges-Proskauer và glucose.

8



ONPG

ADH

LDC

ODC

CIT

H2S

URE

TDA

IND

VP

GEL
-

GLU
+

+
MAN
-


INO
-

SOR
-

RHA
-

SAC
-

MEL
-

AMY
-

+
ARA
-

Hình 2.6: Kết quả định danh vi khuẩn E. ictaluri bằng bộ kít API 20E.
d) Chẩn đoán bệnh
Trong quá trình nuôi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe cá. Thu ngẫu nhiên 6-10 con
cá (cá khỏe, cá lờ đờ) trong ao nuôi, tiến hành mổ và quan sát các đốm trắng ở gan, thận,
tỳ tạng. Bên cạnh, lấy mẫu bệnh phẩm của các cơ quan cấy trên đĩa môi trường BHIA
(Brain Heart Infusion Agar), môi trường máu hoặc môi trường tổng quát TSA (Tryptic
Soy Agar) trong điều kiện tiệt trùng. Ngoài ra, có thể sử du ̣ng môi trường đă ̣c thù EIA
(Edwardsiella ictaluri agar) để tránh trường hơ ̣p ta ̣p nhiễm. Những khuẩn lạc màu trắng

li ti đường kính 2 mm của vi khuẩn E. ictaluri sẽ phát triển trên bề mặt thạch sau khi ủ
trong tủ ấm ở nhiệt độ 28oC trong 48 giờ. Chẩn đoán bệnh có thể dựa vào dấu hiệu bệnh
lý, kết quả phân lập và xác định đặc điểm sinh lý sinh hóa bằng bộ kít API 20E. Ngoài
ra, dựa trên phương pháp PCR có thể phát hiện bệnh nhanh và ở giai đoạn sớm.
e) Phương pháp phòng
Có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho các bệnh truyền nhiễm
(xem mục 3).
f) Phương pháp trị
Điều trị bệnh sẽ có hiê ̣u quả hơn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm của bệnh. Trong
quá trình nuôi cần thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường của cá để phát
hiện và điều trị kịp thời. Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh này nhưng gần đây vi
khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ đã kháng với nhiều loại kháng sinh sử dụng
trong thủy sản cho nên việc lập kháng sinh đồ trước khi cho ̣n thuố c tri ̣ bê ̣nh là rất cần
thiết. Không sử dụng thuốc kháng sinh mà vi khuẩn này đã kháng ví dụ như Colistin,
Oxytetracyclin, Oxolinic acid và Sulphonamides …để trị bệnh gan thâ ̣n mủ (Dung et
al., 2008b) và không tùy tiện kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc (không điều
trị bao vây, tùy tiện).
Hiện nay, vaccine đầu tiên phòng bệnh gan thận mủ trên cá (chống vi khuần
E.ictaluri) được cấp giấy phép thông hành:“ALPHA JECT® Panga 1” (licenses 4/2013)
2.1.3 Bệnh trắng đuôi trên cá tra
a) Mùa vụ và điều kiện xuất hiện
9


Bệnh trắng đuôi xuất hiện gây hao hụt rất cao ở giai đoạn ương. (cá nhỏ) nhất là
cá Cá giống cá bị sốc do vận chuyển hay nhiệt độ môi trường tăng cao bị bệnh này nhiều
(Bader, 2006; Kunttu et al., 2009). Các yếu tố môi trường thuận lợi nhưng cá bị sốc hoặc
bị xây xát, tổn thương,… là nguyên nhân làm giảm khả năng đề kháng của cá đối với
mầm bệnh đồng thời mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, tăng mật số gây bệnh.
Tùy vào mùa mà mức độ thiệt hạikhác nhau; nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng bệnh

xảy ra suốt các mùa trong năm; nhiều nghiên cứu đã ghi nhận thời điểm mùa hè, khi
nhiệt độ nước tăng và mật độ cá cao trong ao ương được xem là lúc gây hại và lây lan
cao nhất.
b) Dấu hiệu bệnh lý
Cá bị bệnh trắng đuôi thường bơi lội lờ đờ gần mặt nước và có thể nhìn thấy vệt
trắng ở đuôi. Cá bị bệnh có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn. Cá bệnh trắng đuôi do vi khuẩn F.
columnare có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng gồm 2 dạng (i) cá bệnh nhẹ thì da có có vệt
trắng ở thân và cuốn đuôi, trên vây nhiều nhớt và cụm màu vàng do vi khuẩn bám lên,
ở mang có màu đỏ xẩm hoặc hồng nhạt, đối với mang từ màu đỏ đậm đến hồng nhạt;
(ii) cá bệnh nặng có dấu hiệu bệnh lý trầm trọng hơn như có nhiều vệt trắng ở thân và
lưng đồng thời mất nhớt, vây tưa rách, đuôi mòn cụt và mang có màu xám trắng và hoại
tử, đôi khi vết loét hình thành ăn sâu vào bên trong cơ cá (Hình 2.7).

Hình 2.7. Bệnh trắng đuôi do F. columnare trên cá tra (Từ Thanh Dung và ctv., 2012).
c) Tác nhân gây bệnh
Theo Dung và ctv. (2012) thì bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Flavobacterium
columnare (trước đây vi khuẩn này có tên là Flexibacter columnaris) gây ra. Vi khuẩn
này dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây tổn thương chủ yếu trên da và mang cá
tra. Theo USDA (2003) và Holt et al. (1975) thì ở Mỹ vi khuẩn F. columnare gây thiệt
hại hơn 70% trại ương nuôi cá nheo; khả năng gây hao hụt cá có thể lên đến 100%. Cá
tra bị bệnh này thường hao hụt rất lớn ở giai đoạn nhỏ (<100g); đặc biệt sau khi vận
chuyển cá hương, cá giống, cá bị xây xát do vận chuyển hay stress do thay đổi điều kiện
môi trường. Cá bị nhiễm bệnh chết nhanh trong thời gian từ 2-4 ngày sau khi biểu hiện
bệnh lý; tỉ lệ cá chết qua ghi nhận là ở bể khoảng 80-100% và ở ao là 35-60% (Dung và
ctv., 2012).
Vi khuẩn F. columnare không phát triển trên môi trường chung TSA và Nutrient
agar mà chỉ phát triển trên môi trường chọn lọc đặc trưng như môi trường Cytophaga
10



agar, Hsu-Shotts agar và Shieh agar, các môi trường này có điểm chung là nghèo dinh
dưỡng. Sau thời gian ủ 24-48 giờ và nhiệt độ là 25-28oC thì khuẩn lạc phát triển có sắc
tố vàng, rìa dạng rễ, bám chặt và sâu vào nền môi trường thạch. Vi khuẩn F. columnare
thuộc vi khuẩn Gram âm, hình que, dài và mảnh, kích thước vi khuẩn (0,5-1,0x4-10
µm). So với nhiều loài vi khuẩn khác thì F. columnare tương đối dài hơn nhưng mảnh
hơn như E. ictaluri (0,75x1,5-2,5 µm). Vi khuẩn F. columnare hoạt động rất mạnh, di
động trượt, có khả năng hấp thu Congo red, phản ứng flexirubin, thủy phân gelatin,
không tạo acid từ các loại đường (Inglis et al., 1993; Dung và ctv., 2012)
Bảng 2.3. Đặc điểm của vi khuẩn F. columnare phân lập được trên cá tra
Chỉ tiêu hình F. columnare
thái, sinh lý
NCIMB-2248

F.
columnare
phân lập

Gram
Hình dạng
Di động trượt
Oxidase
Catalase
O/F
TSA
Nhiệt độ 13ºC
15ºC
36ºC
NaCl 0%
0,5%
1%


Dài mảnh
+
+
+
+
+
+
+
+
-

Dài, mảnh
+
+
+
+
+
+
+
+
-

Chỉ tiêu
sinh hóa

F. columnare
NCIMB-2248

F.

columnare
Phân lập

Congo red
Flexirubin
Citrate
Indole
Gelatin
Starch
Glucose
Glycerol
Mannitol
H2S
Urea

+
+
+
-

+
+
+
-

d) Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán nhanh bệnh này bằng cách dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và quan sát
mẫu tươi chỉ mất vài phút. Khác với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác, cá có dấu hiệu
nhiễm F. columnare có thể kiểm tra mẫu tươi trên da và mang cá bệnh (tốt nhất là vị trí
vết thương), quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi (100X) sẽ thấy sự hiện diện lượng lớn

vi khuẩn hình que dài mảnh kích thước (0,5-1,0x4-10 µm) gom dính lại thành từng cụm
ở da và mang dạng sợi mảnh giống như đám cỏ (vì thế bệnh này còn được gọi là
“Columnaris disease”).
Phân lập vi khuẩn bằng cách thu những mẫu cá bệnh và lấy mẫu vi sinh cấy trên
môi trường Cytophaga agar (CA) và môi trường Tryptone-yeast extract-gelatin medium
(TYG). ở 28oC trong 36-48 giờ. Định danh vi khuẩn dựa vào những đặc điểm như (i) sự
bám chặt trên môi trường nuôi cấy; (ii) khuẩn lạc từ màu vàng chuyển sang màu hồng
trong môi trường nuôi cấy với sự có mặt của 3% NaOH; và (iii) sản xuất ra enzyme
chondroitinase.
11


Kỹ thuật chẩn đoán PCR được sử dụng để phát hiện vi khuẩn F. columnare.
Phương pháp này cho phép đưa ra kết quả trong vòng 1 ngày. Các nghiên cứu khác sử
dụng phương pháp PCR để khuếch đại DNA của F. columnare rất hữu ích trong các ứng
dụng chẩn đoán. Ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh F. columnare là việc
hết sức cần thiết đòi hỏi cần áp dụng các phương pháp như PCR.
e) Phương pháp phòng
Quản lý tốt môi trường nuôi nhằm hạn chế cá bị «sốc» là biện pháp phòng bệnh
cần được thực hiện đúng mức; và giải pháp trị bệnh được xem là biện pháp cuối cùng.
Áp dụng các phương pháp phòng bệnh tổng hợp rất quan trọng để hạn chế bệnh, đặc
biệt là cải thiện chất lượng môi trường nước.
Hiện nay, việc điều chế vaccine cho F. columnare vẫn còn nghiên cứu, chưa ứng
dụng thực tế. Chưa có vaccine cho phòng bệnh, nên xu hướng tăng kích thích miễn dịch
cho cá được áp dụng. Các chất kích thích miễn dịch như yeast - glucan và - hydroxy-methylbutyrate (HMB) đã được sử dụng để ngăn chặn loài vi khuẩn này.
f) Phương pháp trị
Trị bệnh chỉ có hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm và phải kết hợp với xử lý môi
trường nuôi. Bệnh do F. columnare biểu hiện bên ngoài cơ thể nên sử dụng hóa chất để
phòng trị bệnh cho cá. Các hóa chất có thể dùng để phòng trị bệnh trắng đuôi như thuốc
tím (KMnO4), muối và formol. Một số nghiên cứu cho rằng KMnO4 thuận lợi cho việc

giảm F. columnare trong nước và đồng thời điều trị bệnh này có hiệu quả cao nhưng
hóa chất này không có hiệu quả khi cá nhiễm bệnh bệnh này dạng cấp tính. Vi khuẩn F.
columnare gây bệnh trắng đuôi trên cá tra nhạy với thuốc kháng sinh rifampin và trên
85% chủng vi khuẩn còn nhạy với ampicillin và tetracyclin. Một số nghiên cứu cho rằng
các trường hợp bệnh nặng có vết thương hoặc hoại tử trên thân cá thì dùng
Oxytetracyclin (20 mg/L) tắm để diệt vi khuẩn tạp nhiễm (Anonymous, 1986; Hawke
& Thune, 1992 và Decostere, 1999). Tuy nhiên, một nghiên cứu cho rằng khi sử dụng
nhóm Tetracyclines để điều trị thì không nên kết hợp với ampicillin, erythromycin,
colistin, vì sẽ gây ra tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng của nhóm kháng sinh này.

A

B

TTDung

12


Hình 2.8. A. Khuẩn lạc dạng rễ trên môi trường Cytophaga agar; B. Vi
khuẩn F. columnare Gram âm, hình que, dài và mảnh
g) Phương pháp phòng bệnh vi khuẩn
Phòng bê ̣nh do vi khuẩn tố t nhấ t là quản lý tốt các yếu tố môi trường (hạn chế sự
thay đổ i nhiê ̣t đô ̣, pH,…) tránh làm cá bị xây xát cá, nuôi với mật độ quá dầy,… để giảm
các nguy cơ gây số c cho cá. Xử lý định kỳ các chấ t hữu cơ lơ lửng trong ao bằ ng cách
bón vôi ở đáy ao khi cải tạo và bón Zeolite trong quá trình nuôi. Cá giống thả nuôi cần
kiểm tra kỹ để loại bỏ những cá đã nhiễm bệnh hoặc bị xây xát nhiều; kết hợp tắm nước
muối 0,5% trong 5-10 phút trước khi thả nuôi. Đặc biệt với bệnh gan thận mủ thì không
chọn cá giống đã nhiễm bệnh; cần kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm để điều trị
hiệu quả hơn, giảm bớt thiệt hại. Khi bệnh xảy ra thì phải hạn chế lây lan thông qua tiệt

trùng các dụng cụ như lưới, vợt, sọt, ống dây,…bằng Chlorine 10-15 g/m3 trong 30 phút,
rửa lại bằng nước sạch và phơi khô. Cá chết phải vớt ra khỏi ao càng sớm càng tốt, và
chôn vào hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để tiệt trùng; không vứt cá chết bừa bãi ra
sông, rạch, trên mặt đất. Nước thải từ ao cá bệnh cần đươ ̣c xử lý diê ̣t khuẩ n trước khi xả
ra ngoài.
2.2. Bệnh trương bụng do vi nấm
Vi nấm là những vi sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng, không có diệp lục tố, hấp
thụ thức ăn qua vách tế bào bằng cách tiết các men (enzyme) vào vật chủ và hấp thụ chất
dinh dưỡng cần thiết; thường sống hoại sinh trên các vật chất hữu cơ có sẵn trong môi
trường nước hay sống cộng sinh hoặc ký sinh trên động vật thủy sản và thực vật (de
Hoog et al., 2000). Sợi nấm có dạng hình ống phân nhánh bên trong chứa chất nguyên
sinh có thể lưu động. Phần lớn sợi nấm có dạng trong suốt, nhưng ở một số loài thì sợi
nấm mang sắc tố nên sợi nấm có màu tối. Sợi nấm sinh trưởng vô hạn về chiều dài nhưng
lại hữu hạn về đường kính, thường dao động từ 1-30 µm.
Vi nấm bậc thấp có cấu tạo sợi đa bào, nhưng giữa các tế bào không có vách ngăn,
toàn bộ sợi nấm như một tế bào khổng lồ, đa hạch; các giống nấm đại diện là
Lagenidium, Saprolegnia hay Achlya. Vi nấm bậc cao có cấu tạo sợi đa bào, giữa các tế
bào có vách ngăn hay sợi nấm có vách ngăn (Hình 2.9); các giống nấm đại diện là
Fusarium, Acremonium, Exophiala và Phialemonium.
Vi nấm là một trong những tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản ở nước ngọt và
nước lợ mặn. Vi nấm gây bệnh rất đa dạng về thành phần giống loài, mức độ nhiễm và
khả năng gây thiệt hại khác nhau. Vi nấm bậc thấp có 3 giống Saprolegnia, Achlya và
Aphanomyces thường gây bệnh trong thủy sản (Hatai and Hoshiiai, 1994; Bly et al.,
1992). Ngoài ra, Aphanomyces invadans là tác nhân gây bệnh EUS đã được tổ chức OIE
đưa vào danh sách các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến hơn 90 loài cá ở các nước trên
thế giới (OIE, 2013). Vi nấm bậc cao cũng là một trong những tác nhân gây bệnh trên
các đối tượng nuôi thủy sản. Giống Fusarium được phát hiện nhiễm ở nhiều loài tôm và
13



cá. Ngoài ra, Ochroconis và Exophiala cũng tìm thấy gây bệnh ở các loài cá nước mặn
và ngọt (Hatai et al., 1978; Rhoobunjongde et al., 1991; Yanong, 2003 và Khoa and
Hatai, 2005).
a) Mùa vụ và điều kiện xuất hiện
Bệnh trương bóng hơi trên cá tra thường xuất hiện ở giai đoạn 2-5 tháng nuôi và
kéo dài nhiều tháng. Cá trương bóng hơi thường tập trung gần bờ ao, nơi dòng nước
chảy và nổi trên tầng mặt rất lâu. Cá bệnh không chết nhanh mà bỏ ăn kéo dài vài tháng
rồi chết. Giai đoạn nhiễm nặng, cá bệnh bị lở loét khắp thân. Mặc dù tỉ lệ chết không
cao (<5%) nhưng khi bệnh nặng tỉ lệ nhiễm được cho biết là đến 40%. Và đặc điểm lớn
của bệnh này là cá bệnh ăn giảm đến bỏ ăn, hiện chưa có thuốc đặc trị và không thể trị
khỏi mà thường kéo dài đến cuối vụ nuôi. Đồng thời tình trạng sức khỏe kém là cơ hội
cho nhiều bệnh khác xâm nhập. Vì thế cá trở nên gầy yếu, FCR cao, chất lượng thịt
giảm, màu thịt cơ xấu, tỷ lệ thu hồi fillet giảm, giá thành thấp, năng xuất thấp là một tổn
thất lớn dễ thấy của người nuôi.
b) Dấu hiệu bệnh lý
Phần lớn cá trương bóng hơi giảm tăng trọng, cơ thể ốm yếu do bỏ ăn thời gian
dài. Khi bệnh bộc phát ngoài tự nhiên thì biểu hiện bệnh lý theo từng cấp độ nặng nhẹ
khác nhau. Cá bệnh nhẹ màu sắc cơ thể nhợt nhạt, bóng hơi trương cứng một phần hay
cả khoang bóng, bên trong bóng hơi có dịch. Giai đoạn nhiễm nặng thì dấu hiệu trầm
trọng hơn, trên thân có nhiều mảng trắng, cá nổi trên tầng mặt rất lâu ngoài ra kèm theo
bội nhiễm gây lở loét khắp thân. Đồng thời cơ thể cá gầy yếu trọng lượng rất thấp, 180200g sau hơn 4 tháng nuôi. Khi giải phẫu bóng hơi thấy cả khoang bóng trương to, bên
trong bóng hơi hoại tử, mềm nhũn, xuất hiện nhiều bọt khí và chất dịch màu trắng.

14


A

B


TTDung

TTDung

C

D

TTDung

TTDung

Hình 2.9: Bệnh lý cá trương bóng hơi; (A) Cá khỏe; (B) Cá trương bóng hơi
bên trong chứa dịch và bọt khí; (C) & (D) Bào tử nấm có vách ngăn bên
trong bóng hơi (100X)
c) Tác nhân gây bệnh
Để quan sát đặc điểm hình thái và đo kích thước, nghiên cứu tiến hành nuôi nấm
trên lame kính. Sau 7 ngày, kiểm tra thấy được tất cả các chủng nấm đều có đại bào tử
hình thuyền, cong ở 2 đầu, có từ 1-5 vách ngăn (Hình 2.10.C) với đường kính 1,5-3,5µm.
Ngoài đại bào tử còn xuất hiện tiểu bào tử và đôi khi có bào tử vách dầy. Khi kiểm tra
hình dạng sợi nấm cho thấy các sợi nấm đều phân nhánh, có nhiều vách ngăn, cuốn bào
tử chồi phát triển nhiều (Hình 2.10. D) và đường kính đạt từ 2-4,5µm.

15


A

C


TTDung

TTDung

B

TTDung

D

TTDung

Hình 2.10. Đặc điểm hình thái Fusarium sp.: (A) Khuẩn lạc trên môi trường
GYA ở 28ºC sau 7 ngày nuôi cấy, (B) Khuẩn lạc mặt dưới, (C) Sợi nấm
phân nhánh có vách ngăn (100x), (D) Cuống bào tử.
2.3. Bệnh do ký sinh trùng
2.3.1 Bệnh do ngoại ký sinh trùng
a) Bệnh do lớp sán lá đơn chủ Monogenea
Nhóm sán lá đơn chủ Monogenea gồm 1 số giố ng loài kí sinh trên da và mang cá
tra thuộc giố ng Thaparocleidus. Cá nhiễm sán lá đơn chủ thường bơi lội chậm chạp ở
tầng mặt (Dung et al., 2008). Ở những vùng bị ký sinh trên cơ thể cá tiết ra nhiều dịch
nhờn ảnh hưởng đến hô hấp và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật khác
xâm nhập gây bệnh. Cá bị bệnh nếu không xử lý kịp thời sẽ yếu dần và có thể chết. Bệnh
thường xảy ra vào mùa mưa và những tháng nhiệt độ nước thấp (tháng 11 và 12 al).
Bệnh cũng xuất hiện nhiều và gây thiệt hại ở những ao nuôi có mật độ cao, môi trường
ô nhiễm.
Phương pháp trị: cá nhiễm bệnh có thể tắm bằng muối ăn (1-2%) trong 10-15 phút
hoặc có thể dùng formol (20-30 ppm) phun xuống ao.

16



A

B

TTDung

Hình 2.11. Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá; Sán lá đơn chủ Monogenea
(Nguồn: A: Viện nghiên cứu sức khoẻ động vật thủy sản (AAHRI), Thái
Lan)
b) Bệnh do trùng bánh xe Trichodina spp., trùng loa kèn Apinosoma spp. và tà quản
trùng Chilodonella spp.
Những loài kí sinh trùng Trichodina spp. (Hình 2.12), Apinosoma spp. và
Chilodonella spp. gây bệnh phổ biến trên cá tra. Các ký sinh trùng ký sinh trên các cơ
quan bên ngoài như mang, da, vây làm các vùng kí sinh bị kích thích tiết ra nhiều chất
nhờn, các tơ mang bị phá hủy ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của cá và tạo điều kiện
cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Bệnh gây thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương
và cá giống. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa. Khi mắc bệnh, cá
cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn trên mặt nước. Một số con tách đàn, bơi quanh
ao. Mang cá bị bệnh nhợt nhạt, nhiều nhớt, vây bị rách. Khi bị nhiễm với cường độ cao
có thể làm cá chết hàng loạt.
Phương pháp trị: Sử dụng formol với nồng độ 30 mL/m3 phun khắp ao hay dùng
muối ăn (2-4‰) để ngâm cá trong thời gian dài.
A

B

TTDung


Hình 2.12. A. Trùng mặt trời Trichodina spp. ngoa ̣i ký sinh trên cá tra
(10X); B. Trùng mặt trời (100X)
c) Bệnh đốm trắng
17


Bệnh đốm trắng do trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis kí sinh. Trùng quả
dưa ở giai đoa ̣n ấ u trùng và trưởng thành sẽ ký sinh trên da, vây và mang cá thành những
hạt tròn lấm tấm màu trắng đục (<1 mm). Cá nhiễm bệnh đốm trắng màu sắc da thay
đổi, màu sắc mang không đều, nhiều chỗ nhợt nhạt do thối loét, một số tia mang rời ra,
chức năng hô hấp bị phá hủy. Cá bị bệnh nổi đầu thành từng đàn trên mặt nước, bơi lội
chậm chạp và tỉ lệ chết cao (có thể chế t 90-100%). Trường hợp cá con (cá hương, cá
giống) trong ao ương có thể chết toàn bộ trong 2-3 ngày nếu không xử lý kịp thời.
Phương pháp trị: Sử dụng formol với nồng độ 30 mL/m3 nước ao; trị khoảng 3
lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Lịch điều trị theo thứ tự (i) ngày thứ 1 tắm formol cho cá
lần 1; (ii) ngày thứ 3 thay khoảng 75% nước ao và tắm formol lần 2; (iii) ngày thứ 6
thay 20-25% lượng nước và tắm formol lần 3 và giữ nguyên nước trong 2 ngày; và (iv)
ngày 8 cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa. Tuy nhiên, phải chú ý là
formol không có khả năng diệt được trùng quả dưa đang sống dưới lớp biểu bì da, mang
cá cũng như các bào nang (trứng) trong môi trường nuôi.
A

B

TTDung

TTDung

Hình 2.13. Cá tra bị đốm trắng do trùng quả dưa (1), quan sát trùng quả dưa
dưới kính hiển vi quang học (10X)

2.3.2 Bệnh do nội ký sinh trùng
a) Bệnh do vi bào tử và bào tử trùng (bệnh gạo trên cá)
Nhóm vi bào tử trùng (Microsporidians) và bào tử sợi gồm Myxobolus spp.,
Henneguya spp. ký sinh ở mang, nội tạng và cơ cá tạo thành những túi trắng ảnh hưởng
đến giá trị thương phẩm (Dung et al., 2008a). Các bào nang màu trắng đục bằng hạt tấm
có thể nhìn thấy được trên da, mang, vây của cá hoặc ở thành ruột, gan và cơ. Bào nang
chứa nước đục sệt như mủ, đem soi kính hiển vi sẽ thấy những túi bào tử này, mỗi túi
bào tử chứa hàng vạn bào tử trùng. Cá bị bệnh nặng ít ăn, hoạt động yếu. Bệnh xuất hiện
hầu như quanh năm nhưng cao điểm vào các tháng có (tháng 4 đến 8).

18


A

B

C

TTDung

TTDung

TTDung

Hình 2.14. A: Cơ cá bị bệnh gạo; B: Vi bào tử trùng Microsporidians
(100X); C: Bào tử trùng Myxobolus spp. (100X)
b) Bệnh do trùng lông Balantidium spp. và Ichthyonyctus spp.
Trùng lông ký sinh chủ yếu trong ruột cá; cá càng lớn có tỷ lệ cảm nhiễm và cường
độ cảm nhiễm càng cao. Tuy nhiên, cảm nhiễm với cường độ cao nhưng vẫn không gây

ảnh hưởng nhiều đến cá, nhưng cá bị viêm ruột hay nhiễm khuẩn thì bệnh sẽ bị nặng
hơn.

Hình 2.15. Ký sinh trùng Ichthyonyctus spp ký sinh trong ruột cá tra
c) Bệnh do giun sán kí sinh
Các giống giun tròn như Spectatus spp. và Spinitectus spp. và giống giun đầu gai
như Pallisentis spp. thường ký sinh trong ruột và dạ dày gây tổn thương thành dạ dày
và ruột, lấy dinh dưỡng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cá và mở đường cho vi sinh vật xâm nhập gây bệnh cho cá (Hà Ký và Bùi Quang Tề ,
2007; Dung et al., 2008a).

19


A

B

TTDung

TTDung

Hình 2.16. A: Giun tròn trong nội tạng cá tra; B: Giun đầu gai (Pallisentis)
kí sinh trong ruột cá tra (4X)
2.4. Bệnh chưa rõ nguyên nhân
2.4.1. Hội chứng đỏ cơ
Hội chứng đỏ cơ xảy ra trên cá thương phẩm. Cơ của cá bệnh xuất hiện nhiều đốm
xuất huyết. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Hiện nay, vẫn chưa xác định được tác
nhân chính gây bệnh này. Tuy nhiên, những đốm xuất huyết sẽ giảm khi ngừng cho cá
ăn hoặc cải thiện môi trường nước tốt hơn. Bệnh dự đoán có thể do ảnh hưởng của chất

lượng thức ăn và điều kiện môi trường (Dung et al., 2008a).
2.4.2. Hội chứng vàng da
Hội chứng vàng da ở cá tra xuất hiện nhiều vào đầu mùa lũ. Tác nhân gây bệnh
chưa xác định được. Bệnh kéo dài cá dễ nhiễm nội kí sinh và một số bệnh do vi khuẩn.
Dấu hiệu bệnh lý là các mô mỡ và cơ cá có màu vàng nhạt đến vàng sậm, xoang chứa
dịch vàng, túi mật sưng to, sậm màu. Đa số tế bào hồng cầu ở cá bệnh vàng da bị thoái
hóa. Trường hợp bệnh nặng thì số lượng tế bào hồng cầu giảm chỉ còn 10-20% so với
cá khỏe. Bệnh có thể hạn chế bằng cách tăng cường sục khí cho ao nuôi và định kỳ vệ
sinh đáy ao (Dung et al., 2008a).
A

B

C

TTDung

TTDung

20

TTDung


Hình 2.17. Cá tra biể u hiê ̣n hội chứng vàng da: Nội quan chứa dịch, gan và
mô mỡ vàng nhạt (B) và vàng đậm (C)
2.4.3. Bệnh trắng gan trắng mang
Bệnh trắng gan trắng mang xuất hiện vào lúc giao mùa và mùa lũ, chủ yếu ở giai
đoạn cá giống và cá nuôi trên 20 ngày tuổi. Bệnh thường xảy ra sau khi cá bệnh gan thận
mủ và bệnh xuất huyết. Cá bị bệnh trắng gan trắng mang bơi lội yếu, da và mang tái

nhợt, gan và thận trắng nhạt. Tế bào hồng cầu và bạch cầu ở cá bệnh trắng gan trắng
mang bị thoái hóa với số lượng giảm chỉ còn dưới 10% so với cá khỏe. Hạn chế bệnh
nếu cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn thì cần điều trị dứt. Cá bị bệnh cần phải giảm cho ăn.
A

B

TTDung

TTDung

Hình 2.18: A. Cá tra có dấ u hiê ̣u trắng gan trắng mang so với cá khỏe.
Mang; B. gan nhợt nhạt (mũi tên)
3. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP
a) Ao ương, nuôi cá tra cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước trong giới hạn
thích hợp, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan.
b) Ao nuôi phải gần nguồn nước có chất lượng tốt để có thể thay nước khi cần.
c) Ao nuôi phải được cải tạo đúng theo qui trình.
d) Chọn cá giống khỏe và mua cá giống ở những trại ương đáng tin cậy và có kiể m
dich.
̣
e) Định kỳ kiểm tra sức khỏe cá và thuần hóa nhiệt độ khi thả cá vào ao nuôi.
f) Phải diệt ký sinh trùng có thể bám theo cá giống vào ao nuôi bằng cách xử lý ao
nuôi bằng formol với nồng độ 25-30 mL/m3 một ngày sau khi thả cá giống.
g) Mật độ nuôi không quá cao.
h) Kiểm soát việc cho cá ăn, thức ăn phải có chất lượng cao; cho ăn đúng theo tỷ
lệ thích hợp với kích cở và số lượng cá trong ao nuôi.
i) Cá nuôi cần được quan sát cẩn thận, mỗi biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng
bệnh ở cá phải được xử lý kịp thời.
21



×